Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá sinh trưởng của giống bạch đàn Cự Vỹ (E. urophylla x E. grandis) tại một số điều kiện lập địa làm cơ sở cho việc chọn lập trồng rừng thâm canh tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 106 trang )


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






LÊ ĐĂNG LUẬN




ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG BẠCH ĐÀN CỰ VỸ
(E. urophylla x E. grandis) TẠI MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA LÀM
CƠ SỞ CHO VIỆC CHỌN LẬP TRỒNG RỪNG THÂM CANH
TẠI HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Thái Nguyên, 2012



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii


LÊ ĐĂNG LUẬN



ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG BẠCH ĐÀN CỰ VỸ
(E. urophylla x E. grandis) TẠI MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA LÀM
CƠ SỞ CHO VIỆC CHỌN LẬP TRỒNG RỪNG THÂM CANH
TẠI HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ANH TUÂN



Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sỹ “ Đánh giá sinh trƣởng của
giống Bạch đàn Cự vỹ (E. urophylla x E. grandis) tại một số điều kiện lập
địa làm cơ sở cho việc chọn lập trồng rừng thâm canh tại huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, đƣợc
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu phân tích số liệu thực
tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đỗ Anh Tuân. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn đều là trung thực.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn


LÊ ĐĂNG LUẬN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn nà y đƣợ c hoà n thà nh tạ i trƣờ ng Đạ i họ c Nông Lâm Thái
Nguyên theo chƣơng trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khóa 18, tƣ̀ năm
2010 - 2012.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc
sự quan tâm , giúp đỡ của Ban giám hiệu , Phòng quản lý đào tạo sau đại
học, các thầy giáo , cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp - trƣờng Đại học Nông

lâm Thái Nguyên . Nhân dịp này , tác giả xin chân thành cảm ơn về sƣ̣ giú p
đỡ quý bá u đó .
Trƣớ c hế t, tác giả xin dành tình cảm chân thành của mình tới thầy giáo ,
TS. Đỗ Anh Tuân - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn và
truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, nhân viên Tập Đoàn InnovGreen, công
ty InnovGreen Lạng Sơn - nơi tác giả đã công tác và làm việc, Văn Phòng
Khu phát triển Lộc Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và triển khai điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài
luận văn.
Cuố i cù ng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp
đỡ của ngƣời thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 2012
Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn iv
Mục lục v
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Những thành tựu của công tác cải thiện giống cây rừng 4
1.2. Những nghiên cứu về cây Bạch đàn 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Ở Việt Nam 10
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 13
2.1.1. Mục tiêu chung 13
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 13
2.2. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu 13
2.3. Nội dung nghiên cứu 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
2.4.1. Sơ đồ nghiên cứu 14
2.4.2 Quan điểm và phƣơng pháp luận 15
2.4.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu 16
3.1. Điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế 21
3.2 Lịch sử rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ ở khu vực nghiên cứu 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Một số đặc điểm lập địa khu vực nghiên cứu 33
4.2. Tỷ lệ sống của rừng trồng Bạch đàn Cự Vĩ 27 tháng tuổi 35
4.3. Sinh trƣởng và tăng trƣởng của Bạch đàn Cự Vĩ 27 tháng tuổi ở các
vùng sinh thái khác nhau thuộc huyện Lộc Bình 36
4.3.1. Sinh trƣởng và tăng trƣởng dƣờng kính ngang ngực (D
1.3
) 37
4.3.2. Sinh trƣởng và tăng trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn) 41
Kết quả tính toán về chỉ tiêu sinh trƣởng Hvn đƣợc tổng hợp ở bảng 4.7

sau. 41
4.3.3. Trữ lƣợng và tăng trƣởng trữ lƣợng 43
4.4. Đánh giá chất lƣợng rừng trồng Bạch đàn Cự vĩ 27 tháng tuổi tại
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 45
4.5. So sánh sinh trƣởng và tăng trƣởng của Bạch đàn với một số giống
Bạch đàn cao sản của Việt Nam khảo nghiệm tại tỉnh Lạng Sơn và
vùng lân cận 47
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Ý nghĩa
x

Trị số trung bình cộng
H
Chiều cao
D
Đƣờng kính
M
Trữ Lƣợng (Khối lƣợng thể tích)
N
Mật độ
S
k

Độ lệch phân bố
T

Tốt
TB
Trung Bình
X
Xấu
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
V%
Hệ số biến động
OTC
Ô tiêu chuẩn




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Tên bảng
Trang
3.1
Địa hình địa điểm nghiên cứu
33
3.2

Bảng yếu tố khí hậu,lƣợng mƣa
33
4.1
Tỷ lệ của rừng Bạch đàn Cự Vĩ 27 tháng tuổi ở khu vực
nghiên cứu
35
4.2
Đƣờng kính thân cây trung bình của rừng Bạch đàn Cự
vỹ 27 tháng tuổi ở Hữu Lân và Nam Quan, Lộc Bình,
Lạng Sơn
38
4.3
Tăng trƣởng đƣờng kính thân bình quân của rừng Bạch
đàn Cự vỹ 27 tháng tuổi
40
4.4
Chiều cao vút ngọn trung bình của rừng Bạch đàn Cự vỹ
27 tháng tuổi ở Hữu Lân và Nam Quan, Lộc Bình, Lạng
Sơn
41
4.5
Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn bình quân của rừng Bạch
đàn Cự vỹ 27 tháng tuổi
42
4.6
Trữ lƣợng và tăng trƣởng trữ lƣợng của rừng Bạch đàn
Cự vỹ 27 tháng tuổi

4.7
Bảng 4.7: Chất lƣợng rừng trồng Bạch đàn Cự Vĩ 27

tháng tuổi trồng ở Lộc Bình, Lạng Sơn
45
4.8
Bảng 4.8: So sánh một số chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng
trƣởng của Bạch đàn Cự Vĩ với một số dòng Bạch đàn cao
sản khảo nghiệm ở tỉnh Lạng Sơn và Vĩnh Phúc
48
4.9
Bảng 4.9: So sánh một số chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng
trƣởng của Bạch đàn Cự Vĩ với dòng Bạch đàn cao sản
PN14 (ở các cấp tuổi) khảo nghiệm ở tỉnh Lạng Sơn
50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
Tên bảng
Trang
3.1
Cây con vƣờm ƣơm 2
29
3.2
Công đoạn Đào Hố
30
3.3
Công đoạn Bón Lót
31

3.4
Cây con 1 tháng tuổi và 27 tháng tuổi
37
4.1
Biểu đồ sinh trƣởng đƣờng kính bình quân
38
4.2
Biểu đồ sinh trƣởng Chiều cao bình quân
41
4.3
Biểu đồ trữ lƣợng và tăng trƣởng trữ lƣợng của rừng Bạch
đàn Cự vỹ 27 tháng tuổi
44
4.4
Biểu đồ Chất lƣợng rừng trồng Bạch đàn Cự Vĩ 27 tháng
tuổi Nam Quan Lộc Bình, Lạng Sơn
46
4.5

Biểu đồ Chất lƣợng rừng trồng Bạch đàn ự Vĩ 27 tháng
tuổi Hữu Lân Lộc Bình, Lạng Sơn
46


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng không chỉ cung cấp lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn
giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng; rừng tham gia vào quá trình điều

hoà khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển hóa ôxy và các nguyên tố cơ bản khác
trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn
hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên
tai, bảo tồn nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không
khí và nƣớc.
Đất nƣớc Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình
rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm
phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ
sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó
bao gồm nhiều loại rừng nhƣ rừng cây lá rộng thƣờng xanh, rừng nửa rụng lá,
rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá
kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nƣớc ngọt, Nhƣng
do quản lý chƣa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến
mức báo động. Chất lƣợng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức.
Thời gian qua nhờ chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp, phủ xanh
đất chống đồi núi trọc của Đảng và nhà nƣớc mà diện tích rừng của nƣớc ta đã
đƣợc cải thiện. Đến năm 2004, diện tích rừng ở nƣớc ta là 12,3 triệu ha, với
độ che phủ là 36,7%. Đặc biệt là diện tích rừng trồng đã tăng nhanh trong 10
năm trở lại đây. Tuy diện tích trồng rừng tăng nhƣng chất lƣợng rừng không
tốt. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về gỗ nguyên liệu ngày càng tăng,
trong khi đó rừng sản xuất chất lƣợng không cao, không đáp ứng đủ nhu cầu
gỗ cho phát triển. Vì vậy, công tác chọn lọc giống cây lâm nghiệp cho năng
xuất cao phục vụ trồng rừng sản xuất đƣợc đặt ra cấp bách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Bạch đàn đƣợc du nhập vào Việt Nam từ những năm 1930 và đến nay
đã trở thành nhóm cây trồng chủ lực trong các chƣơng trình trồng rừng tập
trung và trồng rừng phân tán của nƣớc ta. Tổng diện tích rừng trồng Bạch đàn
ở Việt Nam đến năm 2001 là 348.000 ha, chiếm 30% diện tích rừng trồng cả

nƣớc. Rừng trồng Bạch đàn đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên
liệu cho công nghiệp giấy, ván giăm, gỗ trụ mỏ, gỗ củi….
Trong hội thảo quốc gia về loài cây ƣu tiên cho trồng rừng ở Việt Nam
năm 2001, Bạch đàn là đối tƣợng ƣu tiên số 1 trong "Danh mục các loài cây
ƣu tiên cho trồng rừng trong toàn quốc" . Do đó, việc nghiên cứu lại tạo, chọn
lọc, nhập nội giống Bạch đàn mới với chất lƣợng di truyền đƣợc cải thiện,
phù hợp với mục tiêu kinh tế và điều kiện sinh thái và của từng vùng để
không ngừng nâng cao năng suất và chất lƣợng của rừng đang là vấn đề đƣợc
các nhà sản xuất và các nhà khoa học hết sức quan tâm.
Hiện nay nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy,ván giăm của
toàn xã hội ngày càng lớn,trong khi năng lực sản xuất trong nƣớc chƣa thể đáp
ứng đƣợc. Bên cạnh đó, công tác phát triển rừng nguyên liệu đang gặp khó
khăn, hiện tƣợng chặt phá rừng có những diễn biến phức tạp, chất lƣợng thiết
kế và tiến độ hoàn thành sơ đồ thiết kế trồng rừng,chăm sóc, khai thác nguyên
liệu giấy chƣa đạt yêu câu.vì vậy, xây dựng vùng nguyên liệu giấy tập trung
nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất là rất cao.
Đứng trƣớc nhu cầu đó, công ty InnovGreen đang triển khai dự án
trồng rừng nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm tại các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Quảng Nam, Nghệ An, Kom Tum…từ năm 2009 ở một số dạng lập địa, đƣợc
nhập nội bằng giống Bạch đàn Cự vỹ 3229 (là giống đƣợc lai tạo giữa Bạch
đàn Eucalyptus urophylla với Bạch đàn Eucalyptus grandis).Tuy nhiên chƣa
có đánh giá nào về sinh trƣởng và khẳ năng thích nghi. Do vậy cần có đánh
giá để trả lời hai câu hỏi quan trọng sau phục vụ cho công tác trồng rừng thâm
canh tại địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
+ Sinh trƣởng của giống Bạch đàn Cự vỹ mà công ty Innovgreen đƣa
vào trồng sau 27 tháng tuổi ra sao? Nó có tốt hơn so với một số giống Bạch
đàn lai hiện nay đang trồng ở Việt Nam


hay không?
+ Trong các dạng lập địa trồng Bạch đàn Cự vỹ thì dòng Bạch đàn này
thích hợp với dạng lập địa nào?
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên, tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá
sinh trƣởng của giống Bạch đàn Cự vỹ (E. urophylla x E. grandis) tại một
số điều kiện lập địa làm cơ sở cho việc chọn lập trồng rừng thâm canh tại
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những thành tựu của công tác cải thiện giống cây rừng
Giống là một trong những khâu có tầm quan trọng hàng đầu trong trồng
rừng công nghiệp. Có giống tốt kết hợp với những biện pháp kỹ thuật trồng
rừng thâm canh phù hợp sẽ đƣa năng suất rừng trồng tăng lên mức đáng kể.
Theo tính toán của các nhà chọn giống thì hiệu quả di truyền của chọn giống
có thể đạt 40-46% tăng thu do sử dụng hạt từ thế hệ 1 và 10-15% từ lai giống
có định hƣớng và có thể đạt tới 45-50% . Trên thế giới, nhờ chọn giống kết
hợp với trồng rừng thâm canh, ngƣời ta đã tạo đƣợc rừng Dƣơng có năng suất
400m
3
/ha/năm và Bạch đàn hơn 100m
3
/ha/năm.
Công tác giống cây rừng ở nƣớc ta đƣợc bắt đầu từ năm 1930 khi các
nhà lâm nghiệp ngƣời Pháp xây dựng một số điểm khảo nghiệm cho một số
loài cây trồng rừng ở nƣớc ta. Sau đó, trong những năm 1950 - 1960 các khảo

nghiệm cho bộ giống 18 loài Bạch đàn, 15 loài Thông và một số loài Keo đã
đƣợc tiến hành tại vùng núi Đà Lạt mà đến nay đã thành một số loài có giá trị
nhƣ Eucalyptus microcorys và E. grandis cao đến 60 m với đƣờng kính 55 -
60 cm. Tuy vậy, do điều kiện chiến tranh nên trong một thời gian dài công tác
giống chỉ dừng lại ở bảo quản hạt giống và xây dựng rừng giống là chính.
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980, hoạt động cải thiện giống cây
rừng mới đƣợc đẩy mạnh trong cả nƣớc. Các hoạt động trong thời gian đầu
chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ. Sau đó là các hoạt động về chọn lọc
cây trội, xây dựng rừng giống và vƣờn giống. Những hoạt động nổi bật gần
đây là phát hiện và nghiên cứu các giống lai tự nhiên, tạo giống lai nhân tạo,
nhân giống hom và nuôi cây mô, cũng nhƣ ứng dụng chỉ thị phân tử vào cải
thiện giống cây rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Từ những năm 1975 chúng ta đã xác định đƣợc một số xuất xứ có triển
vọng của một số loài cây chủ yếu, nhƣ Keo tai tƣợng, Keo lá tràm, Keo lá
liềm, Keo quả khía (A. Aulacocarpa) cho vùng thấp; các loài Keo chịu hạn
nhƣ: A. Difficilis, A.torulosa, A.tumida cho vùng khô hạn; Keo đen (A.
Mearnsii) cho vùng cao; Một số xuất xứ của Bạch đàn camal, Bạch đàn uro,
Bạch đàn têrê cho nhiều vùng trong cả nƣớc. Một số xuất xứ Thông Caribaea
cho nhiều vùng; Thông nhựa và Thông ba lá cho Đà Lạt và miền Bắc. Chúng
ta đã chọn cây trội và và xây dựng một số vƣờn giống cho Thông nhựa,
Thông ba lá, Thông đuôi ngựa Ngoài ra gần đây chúng ta đã chọn đƣợc một
xuất xứ Tràm gỗ (Melaleuca leucadendra) có triển vọng cho vùng phèn ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Đáng chú ý đã có một số giống mới đƣợc chọn tạo, nhƣ dòng lai tự
nhiên BV5, BV10, BV16, BV32 và BV33 giữa loài Keo tai tƣợng và Keo lá
tràm (Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng); Dòng Bạch đàn U6 nhập từ
Trung Quốc; Các dòng Bach đàn uro PN2, PN14 (Viện nghiên cứu cây

nguyên liệu giấy - Tổng công ty giấy Việt Nam); Các dòng Phi Lao nhập từ
Trung Quốc, nhƣ: 601 và 701 (Trung tâm bảo vệ rừng số 2 - Thanh Hóa). Đây
là những giống ƣu việt, có năng suất cao gấp 2-3 lần so với các giống sản xuất
đại trà hiện có.
Công tác giống của nƣớc ta tuy chƣa phải là dài, lại hoạt động trong
thời kỳ đất nƣớc có chiến tranh cũng nhƣ nền kinh tế gắp nhiều khó khăn
song cũng đạt đƣợc một số thành tựu đáng ghi nhận đặc biệt trong những năm
gần đây. Một mạng lƣới các trạm trại cung cấp giống cho các vùng lâm
nghiệp trọng điểm trong cả nƣớc đã đƣợc xây dựng, các trung tâm sản xuất
nghiên cứu giống đã cung cấp giống với nhiều cây quan trọng nhƣ Keo,
Thông, Bạch đàn, Bồ đề, Tếch, Mỡ và một số loài cây bản địa khác. Chúng
ta đã chuyển hóa đƣợc một số rừng Kinh tế thành rừng giống cho các loài Keo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
ở Quảng Bình, Đồng Nai, Thông nhựa, Thông ba lá ở Lâm Đồng, Quảng
Ninh Nghệ An ; Cây Mỡ ở xí nghiệp giống 97 và trung tâm lâm sinh Cầu
Hai. Và gần đây là Thông đuôi ngựa ở xí nghiệp cổ phần giống Đông Bắc.
Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng (Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam) đã tạo ra một số tổ hợp lai khác loài giữa Bạch đàn (Eucalyptus), Keo
(Acacia) có năng suất cao hơn các loài bố mẹ 3-4 lần.
Ở một số cơ sở, nhƣ: Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy,
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm Nông nghiệp
Quảng Ninh, xí nghiệp giống thành phố HCM đã sử dụng thành công công
nghệ nuôi cấy mô phân sinh và giâm hom trong việc nhân giống một số loài
cây trồng rừng quan trọng.
Mặc dầu công tác giống vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu to lớn của sản xuất,
song biết sử dụng giống mới và kỹ thuật nhân giống tiên tiến phối hợp với các
biện pháp thâm canh thích hợp chắc chắn chúng ta sẽ đẩy mạnh công tác cải

thiện giống cây rừng, góp phần tích cực vào việc tăng năng suất rừng trồng
trong thời gian tới. Những hoạt động này vừa thể hiện sự nỗ lực của những
ngƣời làm công tác giống ở nƣớc ta vừa là kết quả của sự hợp tác quốc tế. Nó
là điểm tựa vững chắc giúp cho công tác giống cây rừng nƣớc ta có cơ sở phát
triển ngày càng mạnh hơn
1.2. Những nghiên cứu về cây Bạch đàn
1.2.1. Trên thế giới
Bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) có nguồn gốc từ Indonesia, phân
bố chủ yếu ở vùng 7
o
30 - 10
o
vĩ độ Nam và 122 - 127
o
kinh Đông trên các dốc
núi và trong các thung lũng trên các loại đất bazan, diệp thạch và phiến thạch,
đôi khi mọc ở núi đá vôi. Bạch đàn urô phân bố ở độ cao 300 - 2960 m trên
mặt biển (chủ yếu ở độ cao 1000 - 2000 m), lƣợng mƣa trung bình hàng năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
600 - 2200mm/năm với 2 - 8 tháng khô (Gunn and McDoald, 1991; Eldridge
al, 1994). Các đảo chính có Bạch đàn urô phân bố tự nhiên là Flores (Egon và
Lewotobi), Adona, Pantar, Alor, Wetar và Timor (Gunn and McDoald, 1991;
Eldridge al, 1994). [38]
Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) thuộc họ Sim (Myrtaceae) gồm 664
loài, Bạch đàn urô thuộc chi phụ Symphyomyrtus (Willcox, 1997.Pryor 
Johnson, 1971).
Bạch đàn urô là cây gỗ lớn, nơi nguyên sản Bạch đàn urô có thể cao 25
- 45m, đôi khi có thể đạt trên 55m, đƣờng kính có thể đạt 1 - 2 m (Turnbull &

Brooker, 1978; Jacobs 1981).
Trong hàng trăm loài Bạch đàn đã đƣợc khảo nghiệm ở nhiều nƣớc,
song chỉ có ít loài và xuất xứ đƣợc chọn để trồng rừng trên diện tích rộng
(Davdson, 1998). Bạch đàn urô có khả năng thích nghi với các lập địa khác
nhau và đang đƣợc sử dụng để gây trồng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Ở Brazil số liệu nghiên cứu cho thấy trong một số lô thí nghiệm 6 - 8
tuổi, rừng trồng Bạch đàn đã cho tăng trƣởng 70 - 90 m
3
/ha/năm (Eldridge,
1993). Công ty Aracruz, một trong số nhiều công ty nổi tiếng ở Brazil đã sử
dụng cây lai E. urophylla x E. grandis và nhân giống bằng hom, trong rừng
trồng thực nghiệm 5,5 tuổi đạt bình quân 70 m
3
/ha/năm (Zobel et al., 1983).
Bên cạnh thể tích thân cây, các tính trạng khác cũng cho tăng thu đáng kể nhƣ
khối lƣợng thể tích (tỷ trọng gỗ) tăng từ 480 lên 490 kg/m
3
, năng suất bột giấy
từ 47% tăng lên 49%, hàm lƣợng vỏ giảm từ 18% xuống còn 12%.
Ở Cônggô trên cơ sở các nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Lâm
nghiệp Nhiệt đới (CTFT), tăng trƣởng bình quân năm ở tuổi 6 của các lô hạt
chƣa đƣợc tuyển chọn là 12 m
3
/ha/năm so với 25 m
3
/ha/năm của các xuất xứ
đã đƣợc chọn lọc và 35 m
3
/ha/năm các dòng vô tính đƣợc chọn lọc
(Delwaulle, 1989; Vigneron, 1989). Từ năm 1997, các cây lai nhân tạo thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
qua thụ phấn khống chế đã đƣợc tạo ra và cho tới nay, hàng trăm dòng vô tính
bắt nguồn từ các cây lai nhân tạo đã đƣợc đƣa vào hàng chục khảo nghiệm
dòng vô tính để tuyển chọn dòng vô tính tốt nhất phục vụ cho trồng rừng. Từ
cuối những năm 80, ngƣời ta đã có 174 kiểu gen ƣu việt của tổ hợp lai E.alba
x E. urophylla (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Ở Côlombia rừng trồng Bạch đàn bắt nguồn từ kết quả khảo nghiệm
xuất xứ, sau đó lấy hạt của xuất xứ tốt đem trồng rừng nên có biến động lớn
về kích thƣớc và chất lƣợng cây. Tiềm năng để cải thiện năng suất và chất
lƣợng thông qua chọn giống là rất lớn và có thể thực hiện đƣợc. Một chƣơng
trình cải thiện giống dài hạn và ngắn hạn đã đƣợc đề xuất và triển khai thực
hiện cho một số loài Bạch đàn nhƣ E. urophylla và E. grandis (Lambeth et al.,
1989). Ngƣời ta đã thu đƣợc 65 dòng vô tính trong đó có 15 dòng tốt nhất đã
đƣợc dùng để sản xuất hom cho giai đoạn trƣớc mắt. Do cƣờng độ chọn lọc
thấp nên năng suất rừng trồng dự kiến chỉ tăng khoảng 15%. Chƣơng trình
ngắn hạn bao gồm chọn cây trội có cƣờng độ cao (khoảng 1900 cây chọn 1
cây), khảo nghiệm dòng vô tính và từ khoảng 460 dòng thử nghiệm chỉ sử
dụng 30 dòng tốt nhất vào giâm hom hàng loạt, hy vọng tăng năng suất lên
thêm 60%, tức là từ 25 m
3
/ha/năm lên 40 m
3
/ha/năm trong một thế hệ.
Ở Nam Phi từ năm 1983, một đơn vị trồng rừng của Công ty Mondi đã
triển khai một chƣơng trình ứng dụng nhân giống hom Bạch đàn vào trồng
rừng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về bột giấy. Các kết quả
nghiên cứu đã đƣợc sử dụng để tuyển chọn các dòng vô tính năng suất cao để
nhân giống hàng loạt. Chƣơng trình đã đƣợc bắt đầu bằng việc chọn và nhân

hom các cây trội đƣợc tuyển chọn tại chỗ và từ các khảo nghiệm hậu thế,
khảo nghiệm cây Bạch đàn lai của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi, sau đó
xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính nhằm chọn đƣợc các dòng vô tính có
triển vọng nhất. Kết quả đã đƣợc Quaile (1989) thông báo trên cơ sở so sánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
các rừng trồng 30 tháng tuổi. Trong khảo nghiệm thực hiện với 30 dòng vô
tính tuyển chọn tại chỗ, tăng trƣởng bình quân về thể tích cây con từ hạt (cây
đối chứng) là 19,4 m
3
/ha/năm, trong khi đó có 14 dòng vô tính vƣợt trội đối
chứng và tăng trƣởng bình quân năm của dòng tốt nhất đạt khoảng 24,4
m
3
/ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Trong một khảo nghiệm khác gồm 78 dòng vô tính đƣợc chọn lọc từ
các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi và các
dòng vô tính thế hệ 1 của vùng Mondi, cây con từ hạt (đối chứng) đạt tăng
trƣởng bình quân năm là 21,9 m
3
/ha/năm trong khi đó có 50 dòng trong số 78
dòng vô tính của viện vƣợt đối chứng, 9 dòng vô tính đạt trên 30 m
3
/ha/năm
và 3 dòng vô tính tốt nhất đạt tăng trƣởng bình quân năm là 40 m
3
/ha/năm
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Ở Trung Quốc vào thập niên những năm 1980 bắt đầu khảo nghiệm

loài và xuất Bạch đàn urô (E. urophylla). Dự án hợp tác nghiên cứu giữa
trung tâm nghiên cứu giống Bạch đàn (CERC) của Trung Quốc với
Australian, trong 8 năm dự án đã trồng đƣợc 1400 ha rừng trồng nghiên cứu
Bạch đàn với 100 loài và trên 200 xuất xứ trong đó có 10 ha vƣờn giống Bạch
đàn urô (E. urophylla) (Qi Shuxiong, 2002). Đồng thời trên 20 loài Bạch đàn
đƣợc trồng nhiều nhất ở Trung Quốc trong đó Bạch đàn urô và Bạch đàn lai
giữa E. urophylla x E. grandis là thành công nhất ở Trung Quốc (Zhang
Ronggui, 2002).
Vào những năm 1990, Trung tâm nghiên cứu giống Bạch đàn của
Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu chọn giống Bạch đàn urô với 97 xuất xứ
từ khảo nghiệm xuất xứ đã chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế đồng
thời tiến hành lai giống khống chế giữa các loài Bạch đàn, E. urophylla x E.
grandis, E. grandis x E. urophylla, E. urophylla x E. tereticornis và E.
saligna x E. exserta từ đó chọn lọc đƣợc các cá thể và đã khảo nghiệm và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
một số dòng năng xuất bình quân năm 40 - 50 m
3
/ha/năm (Qi Shuxiong,
2002). Đến năm 2002 Trung Quốc đã trồng đƣợc 1,54 triệu ha rừng trồng
Bạch đàn, sinh trƣởng rất nhanh ở các tỉnh phía Nam đem lại hiệu quả kinh tế
do đó đƣợc chính phủ và ngƣời dân địa phƣơng hƣởng ứng hoan nghênh (Qi
Shuxiong, 2002).
1.2.2. Ở Việt Nam
Bạch đàn đƣợc dẫn giống vào nƣớc ta trƣớc năm 1945, nhƣng chủ
yếu là trồng thử nghiệm và làm cảnh, chƣa trồng thành rừng kinh tế tập
trung. Việc phát triển trồng Bạch đàn trên quy mô lớn mới đƣợc bắt đầu từ
năm 1960.
Riêng ở miền Bắc, ngay từ năm 1960 đến năm 1971 lực lƣợng quốc

doanh đã trồng đƣợc 40.000 ha rừng Bạch đàn (Hoàng Xuân Tý, 1984,
Nguyễn Hồng Quân, 1991), trong đó phần lớn là Bạch đàn liễu (E. exserta).
Từ năm 1972- năm 1977 diện tích trồng rừng Bạch đàn hàng năm khoảng
10.000 - 15.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích rừng trồng (Nguyễn Hồng
Quân 1991).
- Từ 1960 Bạch đàn trở thành một trong những loại cây trồng chủ yếu
của nghàng Lâm Nghiệp, đƣợc tuy nhiên cho đến nay Bạch đàn đã phải trải
qua những thăng trầm, có thể chia ra 3 giai đoạn: Từ 1977 - 1983 là thời kỳ
bài trừ Bạch đàn mạnh nhất, do có quan niệm Bạch đàn trồng làm xấu đất,
làm cạn kiệt nguồn nƣớc, do đó diện tích trồng chỉ còn 2.000 - 3.000 ha/năm,
mặt khác rừng Bạch đàn còn bị tàn phá hoặc không đƣợc chăm sóc, nhiều cây
non ở vƣờn ƣơm đủ tiêu chuẩn nhƣng bị vất bỏ.
- Giai đoạn 1984 - 1986 là giai đoạn phục hồi, diện tích trồng Bạch đàn
hàng năm không ngừng tăng lên và từ năm 1987 trỏ lại đây là giai đoạn phát
triển, diện tích trồng rừng Bạch đàn luôn đứng đầu trong các loại cây của Lâm
Nghiệp, các loại Bạch đàn đƣợc trồng nhiều nhƣ: E. exserta, E.
camaldulensis, E. citriodora, E.robusta, E.urophylla…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Trong điều kiện hiện nay đất trồng rừng Bạch đàn thƣờng thuộc loại
nghèo kiệt, để kinh doanh rừng theo hƣớng phát triền bền vững và thâm canh,
chúng ta đã tập trung nghiên cứu tổng hợp nhiều biện pháp nhƣ nâng cao chất
lƣợng cây non đƣợc nuôi dƣỡng ở vƣờn ƣơm, biện pháp làm đất trồng và bón
phân cho rừng trồng, giảm mật độ trồng từ 2500 - 3300 cây/ha xuống còn
1100 - 2000 cây/ha… Một trong những biện pháp kĩ thuật đặc biệt quan tâm
là chọn giống và cải thiện giống.
- Tóm lại, Bạch đàn là những loài cây quan trọng, có nhiều dòng lai
khác nhau,cho năng suất cao, đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nhập nội để trồng
rừng kinh tế. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về Bạch đàn từ khâu

chọn loài, chọn xuất xứ, nhân giống, nghiên cứu những biện pháp kĩ thuật lâm
sinh nhằm nâng cao năng xuất rừng trồng, nghiên cứu mối liên quan giữa
rừng trồng Bạch đàn với môi trƣờng đất, nƣớc. Nhƣng đối với lĩnh vực lai
giống cho các loài Bạch đàn thì mới đƣợc quan tâm trong những năm gần
đây, điển hình là công trình nghiên cứu lai giống cho một số loại Bạch đàn
của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng do GS. Lê Đình Khả và TS.
Nguyễn Việt Cƣờng thực hiện và đã tạo đƣợc một số tổ hợp lai. Những giống
lai này đƣợc trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái trên cả nƣớc. Do đó,
để có thể khẳng định và phát triển các giống Bạch đàn lai này vào sản xuất
cần phải tiến hành đánh giá các giống lai vì theo Davidson, yếu tố giống chỉ
đóng góp 10 - 15% năng xuất trong 1 - 2 năm đầu, nhƣng giai đoạn 5 - 6 tuổi,
yếu tố giống đóng góp đến 50 - 60% năng xuất rừng trồng (dẫn từ Lê Đình
Khả, Dƣơng Mộng Hùng, 1998). Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu
đánh giá về mối tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều cao của một số loại
Bạch đàn trồng phổ biến ở Việt Nam hầu nhƣ ít đƣợc đề cập tới, đặc biệt là
đối với giống Bạch đàn lai. Vì vậy, việc đánh giá sinh trƣởng của một số
giống Bạch đàn lai là cần thiết, nhằm chọn đƣợc một số giống lai có năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
xuất cao và tìm hiểu mức độ tƣơng quan giữa đƣờng kính, chiều cao của các
giống bach đàn lai trên vùng khảo nghiệm.
Bạch đàn urô (E. urophylla) là loài cây nguyên sản từ Indonesia. Đây là
loài có tính thích ứng cao, sinh trƣởng nhanh và hiện đang là loài cây trồng
chủ lực trên các lập địa đất đồi trọc, nghèo dinh dƣỡng ở vùng Trung tâm
miền Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Các xuất xứ triển vọng của
Bạch đàn urô là Lewotobi Flores, Egon Flores cho vùng Trung tâm, xuất xứ
Lembata Flores cho vùng Bắc Trung bộ (Nguyễn Dƣơng Tài, 1994; Lê Đình
Khả và cộng sự, 1996; Lê Đình Khả, 2003). Ngoài ra, Bạch đàn urô còn có
khả năng lai giống với các loài Bạch đàn khác nhƣ Bạch đàn caman, Bạch đàn

têrê, Bạch đàn pellita và Bạch đàn grandis tạo ra những giống lai có ƣu thế lai
vƣợt trội.
Bạch đàn Eucalyptus urophylla U6 có xuất xứ tự nhiên ở Ấn Độ và Tây
Á. Bạch đàn dòng U6 đƣợc ƣa chuộng bởi tính vƣợt trội của nó, nhƣ sinh
trƣởng nhanh, dáng thon, tỉa cành tự nhiên tốt, độ che phủ của tán lá cao và
chất lƣợng sợi gỗ đạt hiệu quả cao cho sản xuất giấy. Độ tăng chiều cao có thể
đạt tới 3,9m - 4,1m/năm. Theo dự kiến dòng Bạch đàn U6, sau 7- 8 năm sản
lƣợng cây đứng có thể đạt từ 120-150m
3
/ha, nếu đƣợc trồng ở tầng đất sâu,
ẩm, đƣợc chăm sóc tốt có thể rút ngắn chu kỳ, nó lại phù hợp với nhiều lập
địa khác nhau. Ngoài ra, trồng Bạch đàn dòng U6 còn có tác dụng cải tạo môi
trƣờng đất, nƣớc và không khí. Nhiệt độ mặt đất dƣới tán rừng U6 thấp hơn
nơi đất trống 10
0
C, thấp hơn 6
0
C so với những tán rừng các cây khác. Bạch
đàn dòng U6 có tính vƣợt trội nhƣ vậy, nhƣng khi nhân giống muốn giữ
nguyên đƣợc tính chất của nó thì phải bằng con đƣờng vô tính, tức là bằng
công nghệ mô-hom.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá ban đầu về sinh trƣởng của giống Bạch đàn lai Cự vỹ ở một
số điều kiện lập địa tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn làm cơ sở cho việc

chọn loài cây trồng trồng rừng thâm canh.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá đƣợc một số đặc điểm đất đai ở một số điều kiện lập địa
trồng rừng Bạch đàn Cự vỹ thâm canh tại huyện Lộc Bình tỉnh Lạng sơn.
 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Bạch đàn Cự vỹ tại một số
lập địa thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
 So sánh một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Bạch đàn lai Cự vĩ với một
số loài và giống Bạch đàn ƣu việt đƣợc trồng ở Lạng Sơn và vùng lân cận làm
cơ sở cho việc lựa chọn loài Bạch đàn để trồng rừng sản xuất ở huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
- Đối tƣợng:
Dòng Bạch đàn lai Cự vỹ 3229, trồng 27 tháng tuổi tại 2 lập địa (vùng
cao- xã Hữu Lân ) và vùng thấp -xã Nam Quan ) thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh.
- Giới hạn nghiên cứu:
- Đề tài chỉ điều tra một số chỉ tiêu về lập địa ở 2 lập địa (vùng cao và
vùng thấp) ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn).
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng (D
1.3
,

H
vn
, V),chất lƣợng rừng
trồng (tỷ lệ sống chết, cây tốt,xấu, trung bình) của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ
27 tháng tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
- So sánh một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Bạch đàn Cự vỹ với một số

loài và giống Bạch khác của Việt Nam đã trồng khảo nghiệm ở Lạng Sơn và
vùng lân cận
2.3. Nội dung nghiên cứu
 Điều tra một số đặc điểm và một số tính chất vật lý của 2 lập địa
(vùng cao thuộc xã Hữu Lân và vùng thấp thuộc xã Nam Quan), thuộc huyện
Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn).
 Điều tra đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Bạch đàn Cự vỹ 27
tháng tuổi:
- Tỷ lệ sống
- Sinh trƣởng: D
1.3
, H
vn,
V
- Chất lƣợng rừng trồng
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Sơ đồ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu


Điều tra lập địa
(vùng cao và vùng thấp)
Sinh trƣởng và chất lƣợng
Rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ
27 tháng tuổi ở hai lập địa
So sánh một số chỉ tiêu sinh
trƣởng của Bạch đàn Cự vỹ

với Bạch đàn U6, PN14, Uro
hạt, hom



Phân tích, đánh giá và đề xuất việc chọn loài và lập địa phù hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
2.4.2 Quan điểm và phương pháp luận
- Sinh trƣởng của cây rừng là sự tăng kích thƣớc về đƣờng kính ngang
ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây…. Sinh trƣởng của cây rừng chịu
sự tác động của các nhân tố môi trƣờng và các nhân tố nội tại trong bản thân
mỗi một cá thể và quần thể. Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trƣởng không thể
tách rời ảnh hƣởng tổng hợp của các nhân tố đó.
- Sinh trƣởng của cá thể và quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác
nhau nhƣng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trƣởng của lâm phần gồm
toàn bộ sự tăng khối lƣợng vật chất đƣợc tích lũy bởi từng cá thể và vật chất
bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải (chết hoặc bị tỉa thƣa).
Những đại lƣợng sinh trƣởng bình quân nhƣ đƣờng kính ngang ngực,
chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây… luôn phụ thuộc vào tuổi lâm phần và
tuân theo những quy luật nhất định
- Nghiên cứu sinh trƣởng là định lƣợng tác động của đặc tính nội tại
và yếu tố môi trƣờng tự nhiên, của các biện pháp kỹ thuật tác động tới năng
suất sản phẩm.
- Đất là thành phần của yếu tố tự nhiên,là thành phần quan trọng của
hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu tố hình thành quần thể rừng. Đất có
quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khí
hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con ngƣời. Đất và quần
thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình thành rừng,

có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng của rừng, đồng thời chịu ảnh
hƣởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng. Sự phát triển
của rừng trồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đất đai ngoài yếu tố khí hậu và
giống.Việc lựa chọn cây trồng rừng phù hợp ngoài yếu tố kinh tế còn cần phải
dựa trên nền tảng của yếu tố khí hậu và đất đai. Đất rừng vùng nhiệt đới nhƣ ở
nƣớc ta có đặc điểm quan trọng là độ phì đất không cao nhƣng sinh trƣởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
của rừng lại rất lớn nhờ vào yếu tố khí hậu và vòng tuần hoàn dinh dƣỡng
giữa rừng và đất. Địa hình ở nƣớc ta lại chủ yếu là vùng đồi núi, lƣợng mƣa
lớn, tập trung, sự phân hoá giữa hai mùa khô và mƣa rõ rệt nên đất dễ bị xói
mòn, rửa trôi và bị thoái hoá, tạo nên tầng kết cứng két von và đá ong làm
giảm tiềm năng sàn xuất của đất. Do vậy, điều kiện lập địa, môi trƣờng trồng
rừng có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng gỗ.
2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp
- Điệu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Huyện Lộc Bình Tỉnh Lạng Sơn
- Hồ sơ thiết kế rừng trồng thâm canh Bạch đàn Cự vỹ tại công ty
Innovgreen Lạng Sơn.
- Các báo cáo giám sát thi công trồng rừng Bạch đàn Cự vỹ tại các lô
rừng trồng công ty Innovgreen Lạng Sơn.
- Các kết quả nghiên cứu sinh trƣởng của các giống Bạch đàn U6,
PN14, Uro Hạt trồng thâm canh thuần loài tại tỉnh Lạng Sơn và vùng lân cận
(để so sánh tƣơng đối với sinh trƣởng của Bạch đàn Cự vỹ).
2.4.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp
- Đơn vị điều tra nghiên cứu là các OTC đƣợc xác lập để đánh giá tình
hình sinh trƣởng của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ thuần loài 27 tháng tuổi.
Bạch đàn Cự vỹ đƣợc trồng bằng cây mô 3-4 tháng tuổi. Tổng số OTC đƣợc
nghiên cứu là 6 (gồm 03 OTC ở vùng cao thuộc xã Hữu Lân và 03 OTC ở

vùng thấp ở xã Nam Quan).
- Lập các OTC: Rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ ở mỗi lập địa, lập 3 OTC,
hình chữ nhật, diện tích 1 OTC là 384m
2
(24 m x 16m). Dung lƣợng mẫu
quan sát trong mỗi OTC là 48 cây.
- Điều tra trong OTC:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×