Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 82 trang )



1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


VŨ ĐĂNG CANG


NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI MỚI CHỌN TẠO VÀ NHẬP
NỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG


Chuyên ngành : Khoa học trồng trọt
Mã số : 60.62.01.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai của thế giới,
nhưng lại là lương thực chủ yếu của các nước châu Á. Hiện nay trên thế giới
có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục, trong đó các nước châu Á
chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng (FAOSTAT, 2006) [20].
Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lượng lúa sẽ tăng chậm và có
xu hướng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị
hóa gia tăng (Beachel, HM 1972) [18]. Để tăng sản lượng trong điều kiện
diện tích sản xuất lúa không tăng, cần phải tập trung thâm canh trên cơ sở ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng giống có tiềm năng cho năng
suất cao đặc biệt là các giống lúa lai.
Trong những năm trước đổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Từ khi đổi mới đến nay, nông nghiệp nước ta đã khởi sắc nhờ có
đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1989, chúng ta đã giải
quyết được vấn đề lương thực, thỏa mãn nhu cầu trong nước và tham gia vào
thị trường xuất khẩu gạo thế giới (FAO, 2004; Bộ NN & PTNT, 1998) [3],
[15]. Đến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới
(trên 6 triệu tấn/năm). Đạt được những thành tựu trên là kết quả tổng hợp của
nhiều yếu tố, bao gồm đổi mới cơ chế chính sách cùng các giải pháp quan
trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
(giao thông, thủy lợi, điện, phân bón …), áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và đặc biệt là sử dụng các giống mới có năng
suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành tựu
chung trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta thời gian qua.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, giống là

một tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố nền tảng quyết định làm tăng năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
cây trồng. Cùng với các biện pháp thâm canh hợp lý, giống tốt sẽ góp phần
làm tăng năng suất, tăng sản lượng và tăng hiệu quả cho người sản xuất.
Những giống lúa truyền thống từ lâu đời dần trở lên thoái hóa về năng suất
cần được thay thế bằng những giống lúa lai mới ưu việt về năng suất, chất
lượng cao, chống chịu tốt và thích hợp với nhiều loại vùng sinh thái …
Trên thế giới, từ những năm thuộc thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX, các
nhà khoa học, đặc biệt là Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu khai thác ưu thế
lai ở cây lúa và đã thành công rực rỡ. Các giống lúa lai tạo ra có ưu thế vượt
trội về khả năng sinh trưởng và đặc biệt cho năng suất cao hơn lúa thuần từ
15-20% (Hoàng Tuyết Minh, 2002) [11].
Tại Việt Nam, từ đầu những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã bắt đầu
sản xuất lúa lai. Nhờ ưu thế vượt trội về khả năng sinh trưởng và cho năng
suất cao mà diện tích lúa lai ngày càng được mở rộng. Những năm đầu diện
tích còn khiêm tốn chỉ từ vài trăm đến vài ngàn ha nay diện tích đã tăng và ổn
định với số lượng lớn khoảng trên 600.000 ha (Bộ NN & PTNT, 2011) [4],
góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh lương thực trong nước và để
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới với lượng xuất từ
6-7 triệu tấn gạo/năm.
Về bộ giống lúa lai (Trương Đích, 2005) [12] ban đầu còn hạn chế chủ
yếu là các giống lúa lai 3 dòng của Trung Quốc như Shan ưu 63, Shan ưu quế
99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Bắc ưu 64, Bắc ưu 903 … tuy có khả năng sinh
trưởng tốt và cho năng suất cao nhưng có hạn chế về chất lượng gạo và khả
năng chống chịu sâu bệnh đặc biệt là bệnh bạc lá. Theo thời gian cùng với sự
phát triển chung của khoa học kỹ thuật, hàng loạt giống lúa lai mới ra đời vừa
có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn đồng

thời chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh ngày càng được nâng lên,
có nhiều giống cho việc lựa chọn cho nhiều vùng sinh thái khác nhau như: lúa
lai 3 dòng Đại Dương 1, Thục Hưng 6, Dưu 527, Phú ưu 1, Phú ưu 4, Qưu 1,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Hoa ưu số 2, LS 1, …. (của Trung Quốc), Bio 404, Bte1 (của Ấn Độ), HYT
100, HYT 103 …(của Việt Nam); các giống lúa lai 2 dòng như Bồi tạp Sơn
Thanh, Bồi tạp 49 (của Trung Quốc), Việt Lai 20, Việt Lai 24, Việt Lai 50,
TH3-3, TH3-4, LC212, LC25 … (của Việt Nam).
Hiện nay công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa lai vẫn đang tiếp tục phát
triển. Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho ra đời thế hệ siêu lúa lai với
năng suất từ 20-30 tấn/ha/vụ, các giống lúa lai có chất lượng tốt. Các trường
Đại học, các Viện nghiên cứu trong nước, Công ty Cổ phần giống cây trồng
miền Nam, một số địa phương cũng đang tích cực lai tạo chuẩn bị cho ra đời
nhiều giống lúa lai tốt nhằm đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của sản xuất.
Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương tiếp tục
phát triển mở rộng diện tích lúa lai đồng thời nghiên cứu chọn tạo các tổ hợp lúa
lai mới có khả năng cạnh tranh với các tổ hợp lúa lai có nguồn gốc Trung Quốc.
Mỗi giống lúa đều có đặc điểm sinh trưởng phát triển, khả năng cho
năng suất, chất lượng … và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái nhất định.
Do đó để xác định được một giống tốt cho vùng sinh thái phù hợp là việc làm
hết sức cần thiết và đòi hỏi phải có thời gian.
Tuyên Quang là một tỉnh miền Núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam
có nền kinh tế vẫn dựa vào sự phát triển nông lâm nghiệp là chính. Tổng diện
tích đất tự nhiên của tỉnh là 5.860 km
2
, trong đó diện tích lúa hàng năm
khoảng 45.000 ha. Dân số năm 2008, theo số liệu thống kê của tỉnh là

744.952 người, gồm 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong khoảng chục
năm trở lại đến nay, năng suất sản lượng lương thực của tỉnh liên tục tăng
trưởng ổn định (năm 2010 đạt 32,54 vạn tấn, năm 2011 đạt 32,69 vạn tấn) góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế chung của tỉnh. Đạt được kết quả
trên có phần đóng góp quan trọng của việc đưa nhiều giống lúa lai có năng
suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Tuy nhiên trước sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ,
nhiều giống lúa lai mới có năng suất chất lượng cao hơn liên tục ra đời đòi hỏi
cơ cấu giống lúa cũng phải thường xuyên thay đổi theo. Từ thực tế nêu trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và
năng suất của một số giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá và lựa chọn ra được giống lúa lai có khả năng thích ứng, cho
năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt để giới thiệu vào cơ cấu
giống lúa tại tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
tham gia thí nghiệm trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 tại Tuyên Quang.
- Đánh giá được khả năng chống chịu sâu, bệnh, khả năng chống đổ, độ
thuần đồng ruộng, chất lượng cơm của các giống tham gia thí nghiệm.
- Xác định mối quan hệ tương quan giữa một số đặc tính nông học với
năng suất.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đề tài thực hiện sẽ góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu, đánh
giá giống mới cho chương trình phát triển giống lúa của Tuyên Quang.
- Các phát hiện của đề tài sẽ là những cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
về đánh giá, so sánh và trình diễn giống lúa tiếp theo ở tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần bổ sung thêm các giống lúa lai mới vào tập đoàn giống lúa lai
có năng suất, chất lượng cao, khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
môi trường, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, thời vụ và cây trồng tại Tỉnh
Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
“Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa” đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc rút
để khẳng định vai trò quan trọng của giống cây trồng. Trong ngành trồng trọt
thì giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng và là nền tảng trong việc làm
tăng năng suất, tăng sản lượng và tăng hiệu quả sản xuất (Vũ Đình Hòa, 2005;
Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) [9], [10].
Đặc tính của giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định
đến năng suất, chất lượng cây trồng. Kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong
một phạm vi nhất định của môi trường. Những giống được so sánh qua một
loạt môi trường khác nhau thì biểu hiện cho năng suất thường khác nhau. Vì
vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi trường thường được sử
dụng để đánh giá giống.
Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng trong sản xuất chưa bao
giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, hầu hết các nước trên thế giới đều nghiên

cứu giống. Viện nghiên cứu lúa quốc tế International Rice Research Institute
(IRRI) đã có chương trình nghiên cứu lâu dài về lúa, các vấn đề về chọn tạo
giống nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như thời gian sinh trưởng,
năng suất, tính chống chịu sâu, bệnh hại, chất lượng gạo, tính mẫn cảm với
quang chu kỳ, thích hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau …
Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ
yếu tố di truyền của giống đó, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của
từng vùng khí hậu đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh hại tốt, cho năng
suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Muốn phát huy hết tiềm
năng của một giống tốt phải sử dụng chúng một cách hợp lý, phù hợp với đất
đai, điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội vùng đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái mỗi
vùng khác nhau. Do đó việc xác định được một giống tốt cho một vùng sản
xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi phải có thời gian. Bởi vậy
việc xác định tính thích nghi của một giống mới trước khi đưa ra sản xuất trên
diện rộng thì giống đó phải được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau.
Mục đích là để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, khả năng
thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng thích ứng với các điều
kiện bất thuận, khả năng cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của
giống đó.
Giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất. Một giống lúa tốt cần thỏa
mãn một số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện
canh tác của địa phương.
- Cho năng suất cao và ổn định qua các năm khác nhau trong biến động
của thời tiết,

- Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
Tất cả các giống lúa (trong đó có lúa lai) trước khi đưa ra khuyến cáo sản
xuất đại trà cần phải qua khảo nghiệm khu vực hóa.
1.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai
1.2.1. Trên thế giới
Hiện tượng ưu thế lai được các nhà khoa học phát hiện khá sớm trên các
giống cây trồng và vật nuôi (Beall,1878; Shull, 1904). Người ta đã khai thác
hiệu ứng ưu thế lai, tạo ra các giống cây trồng cao sản như ngô lai, bắp cải,
hành tây, cà chua …, các giống vật nuôi lớn nhanh như lợn lai kinh tế, vịt lai,
gà công nghiệp … sử dụng ưu thế lai thương phẩm đã đem lại lợi ích kinh tế
vô cùng to lớn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Ở cây lúa, lần đầu tiên (J.W. Joses, 1926) bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai
của lúa khi khảo sát lúa ở Đài Loan . Sau đó có nhiều công trình nghiên cứu
khác xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai về năng suất, các yếu tố cấu thành năng
suất (Anonymous 1977; Li 1977; Lin và Yuan 1980 …), về sự tích lũy chất
khô (Rao 965; Jenning 1967; Kim 1985 …), về sự phát triển của bộ rễ
(Anonymous 1974; Tian và cộng sự 1980 …), về một số đặc tính sinh lý như
cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, diện tích lá … (Lin và Yuan 1980;
Deng 1980, MC Donal và cộng sự 1971; Wu và cộng sự 1980 …) [16]v.v …
Virmani và cộng sự (1981) tổng kết nhiều công trình nghiên cứu chứng
minh rằng ưu thế lai ở lúa có những biểu hiện đa dạng. Ưu thế lai thực diễn
biến từ 55 đến 70% giá trị số hạt/bông, 14 đến 31% giá trị khối lượng hạt …
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đều gặp trở ngại và khó khăn trong
việc tìm ra phương pháp sản xuất hạt lai thích hợp do lúa là cây tự thụ phấn
điển hình, khả năng nhận phấn ngoài rất thấp. Đề xuất đầu tiên về vấn đề mở

rộng sản xuất lúa lai thương phẩm là nhóm các nhà khoa học Ấn Độ (Kađam
1937; Amand và Murty BR 1968; Richharia 1962; Swaminathan và cộng sự
1972), các nhà khoa học Mỹ (Stansel và Craigmiles 1966; Craigmiles và cộng
sự 1968; Carnahan và cộng sự 1972), các nhà khoa học Nhật Bản Shinjyo và
Omura 1966, Viện lúa quốc tế (Athwal và Virmani 1972) song đều chưa tìm
ra phương pháp sản xuất hạt lai thuận lợi nên họ đã không thành công.
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu lúa lai muộn hơn. Yuan LP [16] cùng
nhóm nghiên cứu của ông bắt đầu nghiên cứu lúa lai ở đảo Hải Nam (18
o

Bắc). Họ tìm ra dạng lúa dại bất dục đực di truyền tế bào chất và cho rằng đây
là công cụ di truyền quan trọng để nghiên cứu phát triển lúa lai. Sau 9 năm họ
đã thành công trong việc chuyển gen bất dục đực dạng dại vào lúa trồng bằng
phương pháp lai lại (Back-cross) tạo ra các dòng bất dục đực di truyền tế bào
chất tương đối ổn định. Năm 1973 đã sản xuất được hạt lúa lai F1 của 3 dòng
bố mẹ là: Dòng bất dục đực di truyền tế bào chất (Cytoplasmic Male Sterile:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
CMS), dòng duy trì bất dục (Maintainer) và dòng phục hồi hữu dục
(Restorer). Năm 1974 đã giới thiệu tổ hợp lai cho ưu thế lai cao, đồng thời
quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai “ba dòng” được giới thiệu ra sản xuất năm
1975 (Trần Ngọc Trang, 2003) [16].
Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất được hạt lai F1 để gieo cấy 140.000
ha. Từ đó diện tích trồng lúa lai tăng lên liên tục kéo theo năng suất lúa bình
quân của cả nước tăng với tốc độ cao.
Tiến độ nghiên cứu lúa lai trong những năm gần đây đang phát triển với
tốc độ cao và đa dạng, năm 1990 bằng con đường gây đột biến nhân tạo Nhật
Bản đã tạo ra được dòng bất dục mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS). Khái niệm

và con đường lúa lai 2 dòng ra đời. Các giống lúa lai 2 dòng với tiềm năng
năng suất cao là nhờ sự phát triển và sử dụng gen tương hợp rộng trong
chương trình phát triển lúa lai giữa các loài phụ (Indica/Japonica).
Trình tự phát triển lúa lai ở Trung Quốc đã được xác định theo con
đường: 3-2-1 (ba dòng- hai dòng- một dòng), (Lin, SC 2001) [22]. Diện tích
lúa lai 2 dòng của Trung Quốc năm 1999 ước tính khoảng 150.000-160.000
ha, chiếm khoảng trên 1% diện tích lúa lai . Đã có những tổ hợp lúa lai cho
năng suất đạt tới trên 17 tấn/ha/vụ.
Ấn Độ là nước tiếp theo tiến hành nghiên cứu và thương mại hóa các
giống lúa lai với năng suất cao hơn các giống lúa thuần truyền thống. Ngoài
ra, Philippines, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Ecuador, Guineas và Mỹ
cũng là những nước đạt được thành công trong sản xuất lúa lai và đang đưa
vào sản xuất nhiều giống lúa lai ở cả hai mức độ khảo nghiệm và sản xuất đại
trà. Tại Philippines, với sự hỗ trợ của FAO, viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI
và Trung Quốc, lúa lai cũng được thương mại hóa. Đặc biệt, giống lúa siêu
SL-8 cũng đã được lai tạo tại nước này và được đưa ra trồng trên diện rộng
(3000 ha) vào năm 2003 với năng suất bình quân 8,5 tấn/ha (cao gấp hơn hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
lần năng suất lúa bình quân của nước này). Chính phủ Philippines có nhiều
chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát tiển lúa lai từ năm 2003 đến 2007.
Hiện nay Viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống
lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/vụ đồng thời tập trung
vào nghiên cứu chọn tạo các giống có chất lượng cao để vừa giúp các nước
giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng (Cada, E.C, 1997) [19].
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam tuy là nước đã giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực và

hiện là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên so sánh với
các nước sản xuất tiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
thì năng suất lúa của chúng ta vẫn còn kém xa (Itoh và cộng sự, 2000) [21].
Việt Nam là nước nghiên cứu và sản xuất lúa lai muộn, vào giữa những năm
1980 chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu lúa lai trong điều kiện nghèo nàn về cơ
sở vật chất và nguồn cán bộ.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Viện Di truyền nông nghiệp,
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành chương trình này với sự phối
hợp của IRRI. Nguồn vật liệu dùng cho nghiên cứu được nhập chủ yếu từ
Viện lúa quốc tế. Năm 1989, lúa lai F1 được nhập qua biên giới Việt – Trung
gieo trồng ở một số xã miền Núi đã cho năng suất cao đáng ngạc nhiên.
Năm 1990, Bộ Nông nghiệp đã nhập một số tổ hợp lúa lai gieo
trồng thử ở đồng bằng Bắc bộ, đa số các tổ hợp này cho năng suất cao hơn
lúa thường đáng tin cậy, hơn CR203 từ 700-1500kg/ha/vụ (Nguyễn Công
Tạn, 2002; Quách Ngọc Ân 1999) [1], [14]. Vì thế diện tích gieo cấy lúa
lai Trung Quốc ở các tỉnh miền Núi, trung du và đồng bằng Bắc bộ tăng
lên nhanh chóng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Biểu 1.1: Thống kê diện tích sản xuất lúa lai từ 1998- 2010

Năm
Cả năm
Vụ Xuân
Vụ Mùa
Diện tích

(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
1998
200.000
6,54
120.000
6,70
80.000
6,30
1999
233.000
6,47
127.000
6,50
106.000
6,43
2000
435.508
6,44
227.615
6,50

207.893
6,37
2001
480.000
6,48
300.000
6,60
180.000
6,30
2002
500.000
6,36
300.000
6,50
200.000
6,0
2003
600.000
6,26
350.000
6,45
250.000
6,0
2004
577.000
6,35
350.000
6,45
227.000
6,20

2005
553.000
6,50
353.000
6,50
200.000
-
2006
572.700
-
342.700
-
230.000
-
2007
620.000
6,50
390.000
-
230.000
-
2008
560.000
6,80
305.000
-
255.000
-
2009
709.816

6,50
404.160
6,73
305.655
5,7
2010
605.642
6,85
374.342
6,85
231.200
6,0
2011


395.190
7,0


Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011) [4].
Lúa lai từ khi du nhập vào Việt Nam đã phát triển vượt bậc thúc đẩy nhu
cầu sản xuất giống. Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 tăng từ 123 ha năm
1994 lên 1.430 ha năm 2007. Năng suất hạt giống lúa lai F1 ở Việt Nam đạt
khoảng 2,0 tấn/ha/vụ, kỷ lục đạt 3,5 – 4,0 tấn/ha tại Nam Định trên tổng số
1500 – 2000 ha/ năm.
Hiện tại Việt Nam sản xuất ra 3.500 – 4.000 tấn hạt lai F1/năm, cung cấp
20 – 25 % tổng nhu cầu hạt giống (Bộ NN % PTNT, 2011) [4]. Lúa lai
thương phẩm được phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung
và Tây Nguyên. Năng suất bình quân đạt 6,0 – 6,5 tấn/ha, cao hơn lúa thuần
từ 15 – 20 %. Các tổ hợp đang được sử dụng gồm Bác ưu 903, Bác ưu 64,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Shan ưu quế 99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, TH3-3, VL20, HYT 83, LC 25
Tổng kinh phí khuyến nông dành cho lúa lai là 15 tỷ đồng từ năm 1991 đến
năm 2006, kinh phí khuyến nông hỗ trợ sản xuất hạt giống khoảng 52 tỷ đồng
từ năm 1994 – 2007. Các vùng chuyên sản xuất hạt giống được hình thành
như Nam Định, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Nam, Đắc Lắc (Bộ NN & PTNT,
2005) [7].
Qua 20 năm (1991 – 2011) đưa vào Việt Nam, lúa lai đã có chỗ đứng
khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đưa công nghệ trồng lúa của
Việt Nam vươn tới trình độ cao của khu vực. Lúa lai không chỉ phát triển ở
các tỉnh phía Bắc, mà hiện tại đã phát triển mạnh ở các khu vực khác mà
trước đây chúng ta cho rằng không thể phát triển như Đồng bằng sông Cửu
Long. Một số giống lúa lai nhiệt đới của một số công ty Bayer, Giống cây
trồng Miền Nam, Bioseed,…đã đưa ra thị trường và được ưa chuộng trong vài
năm gần đây.
Tuy nhiên, báo cáo sơ kết tình hình sản xuất giống lúa lai vụ đông xuân 2010-
2011 và kế hoạch sản xuất giống vụ mùa 2011 tại các tỉnh phía Bắc do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì [4] cũng chỉ ra nhiều hạn chế về nghiên cứu,
sản xuất lúa lai tại Việt Nam cần phải phấn đấu trong thời gian tới như:
- Chưa có nhiều dòng bố, mẹ có đặc tính nông học tốt, có khả năng kết
hợp và cho ưu thế lai cao, dòng mẹ có khả năng nhận phấn tốt, đặc tính bất
dục ổn định.
- Một số tổ hợp lúa lai 2 dòng trong nước năng suất chưa vượt trội, nên
hạn chế ở khả năng mở rộng diện tích.
- Các tổ hợp lúa lai chưa thực sự phong phú, đặc biệt còn thiếu các tổ
hợp lai chống chịu tốt với sâu bệnh (đặc biệt rầy nâu, bệnh bạc lá) và điều
kiện ngoại cảnh bất thuận (mặn, hạn, úng, rét); bộ giống lúa lai cho vụ mùa

còn nghèo nàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
- Còn ít giống lúa lai có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất
khẩu, bộ giống lúa lai cho các tỉnh Nam bộ còn ít.
- Thiếu những nghiên cứu có hệ thống về vùng duy trì nhân dòng bố, mẹ
và sản xuất hạt lai F1 và các giải pháp kỹ thuật chưa hoàn chỉnh đặc biệt trong
điều kiện thời tiết có nhiều biến động.
- Tỷ lệ tự sản xuất bố mẹ còn thấp.
- Công nghệ duy trì và nhân dòng bố mẹ chưa tốt nên độ thuần chưa cao,
chất lượng hạt F1 không ổn định giữa các vụ, các năm, thực sự chưa bằng các
giống lai nhập nội nên sức cạnh tranh kém.
- Năng suất hạt lai F1 của một số tổ hợp chọn tạo trong nước còn thấp
nên sản xuất kém hiệu quả, khó vận động nông dân tham gia sản xuất hạt lai
F1. Ví dụ như các tổ hợp: HYT83, HYT100, HYT92, Nam Ưu 1, TH5-1
- Lượng hạt giống F1 sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được từ 20-
25% nhu cầu giống lúa lai sản xuất đại trà vì số lượng tổ hợp lai chọn tạo tại
Việt Nam tham gia vào cơ cấu giống còn ít và các hạn chế khác nêu ở trên.
- Hệ thống sản xuất giống chưa được tổ chức chặt chẽ, các công ty nước
ngoài và nhiều công ty sản xuất trong nước không ưu tiên sản xuất hạt giống
tại Việt Nam do tính rủi ro cao và sợ mất bản quyển.
- Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển giống lúa lai còn quá thiếu,
nhất là cán bộ đầu đàn về chọn tạo giống, duy trì và nhân dòng bố mẹ. Mặt
khác lực lượng trên phối hợp với nhau thiếu chặt chẽ nên khó có thể đảm bảo
được công việc mà sản xuất yêu cầu.
- Vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lúa lai dàn trải; thanh quyết
toán kinh phí còn phức tạp; nhiều tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ thích đáng,
chính sách hỗ trợ có nhiều điểm chưa hợp lý, khi cần bổ sung sửa đổi hết sức

khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Những khó khăn hạn chế nêu trên đã lý giải tại sao thị trường giống lúa
lai của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào Trung
Quốc và diện tích sản xuất lúa lai sau những năm đầu tăng tốc thì từ những
năm 2003 – 2004 trở lại đến nay tăng không đáng kể và chưa thực sự ổn định.
Về công tác khảo nghiệm giống:
Hiện nay, mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia được tập
trung bởi đầu mối là Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
và phân bón quốc gia. Trung tâm có 5 trạm khảo nghiệm giống với diện tích
gần 30 ha và cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh chuyên phục vụ công tác khảo
nghiệm DUS (tức đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của
giống cây trồng mới) một số giống cây trồng chính như lúa, ngô, đậu tương,
lạc ; song song đó là mạng lưới khảo nghiệm VCU (tức đánh giá giá trị canh
tác và giá trị sử dụng giống mới như năng suất chất lượng, khả năng chống
chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận và khả năng sản xuất hạt giống theo quy
phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng) với 35 điểm đại diện
cho 7 vùng sinh thái của cả nước.
Ngoài ra các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các tỉnh (hệ thống
khuyến nông và các trung tâm giống cây trồng) và các công ty giống lớn đều
tham gia công tác khảo nghiệm giống cây trồng, trong đó tập trung chủ yếu
vào việc khảo nghiệm VCU và đưa nhanh giống mới vào sản xuất.
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước khẳng
định giống cây trồng là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả
của sản xuất nông nghiệp.
Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú, đa dạng chúng ta đã và đang thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm

năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của nước ta,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
làm đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các
giống cây trồng tốt, mới liên tục ra đời để phục vụ cho sản xuất phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, với sự trợ giúp và hợp tác quốc tế
thì người sản xuất trong nước có rất nhiều cơ hội để được tiếp cận và thụ
hưởng các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là trong lĩnh vực giống cây trồng.
Ở trong nước, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các Viện nghiên
cứu, các trường Đại học đã, đang và sẽ nghiên cứu lai tạo ra nhiều giống lúa
lai mới. Đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, các
công ty giống trong và ngoài nước cũng đóng góp vai trò ngày càng quan
trọng trong việc đưa ra sản xuất các giống cây trồng mới mà phần lớn các
giống cây trồng này đáp ứng được mục tiêu của công tác chọn tạo giống trong
thời gian qua là: “Chọn, tạo giống cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông
nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng di truyền, khai thác
lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, né tránh điều kiện bất lợi của tự nhiên,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”.
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa lai tại tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền Núi có nền kinh tế vẫn dựa vào sản xuất
nông lâm nghiệp là chính. Trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa có vai trò vị
trí đặc biệt quan trọng.
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc
của các cơ quan chuyên môn cùng sự nỗ lực của bà con nông dân mà năng
suất, sản lượng lúa liên tục tăng lên. Có được kết quả đó là do bà con đã biết
áp dụng tốt các biện pháp thâm canh lúa mà đặc biệt là việc đưa lúa lai vào

sản xuất đại trà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Biểu 1.2: Tổng hợp kết quả diện tích, năng suất lúa Tuyên Quang
giai đ oạn 2005- 2011
T
T
Chỉ
tiêu

Năm
Tổng
diện
tích lúa
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
D.tích lúa lai
Năng suất lúa lai
ha
So với
tổng
DT(%)
tạ/ha
So với
bìnhquân

NS (%)
1
2005
45.540
54,7
24.921
54,7
59,2
108,2
2
2006
45.870
54,8
22.457
49
59,1
107,8
3
2007
45.474
55,5
23.108
50,8
60
108,1
4
2008
45.214
56,8
22.942

50,7
61,7
108,6
5
2009
45.614
57,3
26.383
57,8
61,6
107,5
6
2010
45.412
57,7
26.012
57,3
61,1
105,9
7
2011
45.516
58,4
26.711
58,7
62
106,2
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2011 [8]
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ diện tích lúa lai so với tổng diện tích lúa của
Tuyên Quang là khá cao. Tuy nhiên bộ giống lúa lai đang sử dụng theo đánh

giá chung còn nghèo nàn (khoảng gần 80% diện tích lúa lai bà con vẫn sử
dụng giống Shan ưu 63, còn lại là một số giống như Nhị Ưu 63, LS1, Việt Lai
20, TH3- 3, LC 212, BTe1 … nhưng với diện tích ít và thiếu sự ổn định).
Việc đưa các giống lúa lai mới vào sản xuất chủ yếu do các Công ty cung ứng
tiến hành theo hình thức trình diễn giống đã được công nhận do vậy bà con
chưa được tiếp nhận nhiều giống mới tiến bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc tính sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số
giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội tại Tuyên Quang trong vụ mùa năm
2011 và vụ xuân năm 2012.
+ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số đặc điểm về
hình thái của các giống.
+ Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
tham gia thí nghiệm.
+ Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của các giống.
+ Đánh giá chất lượng cơm của các giống tham gia thí nghiệm.
- Xây dựng mô hình trình diễn các giống có triển vọng.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là 9 giống lúa lai mới được chọn tạo và nhập nội đã
qua bước khảo nghiệm cơ bản. Giống đối chứng là lúa lai Shan Ưu 63 (Tạp
giao 1) hiện đang được gieo trồng phổ biến ở Tuyên Quang. Các thí nghiệm
được triển khai trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang.

STT
Tên giống
Nguồn gốc
1
Thịnh Dụ 11
Trung Quốc
2
Du Ưu 600
Trung Quốc
3
Thái Xuyên 111
Trung Quốc
4
XL 94017
Trung Quốc
5
Nam Ưu 842
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
6
Nam Ưu 208
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
7
Nam Ưu 205
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
8
Nam Ưu 901
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
9
Nam Ưu 821
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam

10
Shan Ưu 63 (đối chứng)
Trung Quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
2.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại.








- Tổng diện tích ô thí nghiệm: 480 m
2
(một vụ).
- Số ô thí nghiệm: 30 ô.
- Diện tích 1 ô thí nghiệm: 10 m
2
(5m x 2m).
- Diện tích thí nghiệm: 300 m
2
.
- Diện tích đường công tác và bảo vệ: 180 m
2

.
2.3.2. Định điểm theo dõi và thời gian theo dõi:
- Xác định điểm theo dõi: Định điểm theo dõi ở 3 lần nhắc lại, mỗi ô một
điểm, mỗi điểm 5 khóm liên tục ở giữa ô, tổng số khóm theo dõi của 1 giống
là 15 khóm.
- Xác định thời gian theo dõi: Theo giai đoạn của cây và theo tiêu chuẩn
ngành 10 TCN 558- 2002 theo Quyết định số 143/2002/BNN – KHCN ngày
06/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.4. Điều kiện thí nghiệm
2.4.1 Đất thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên nền đất thịt nhẹ, chân vàn, chủ động tưới
tiêu, cấy 2 vụ lúa trong năm, hàm lượng dinh dưỡng trung bình khá, pH: 5.0.
Dải bảo vệ

NL1
1
4
3
2
9
6
10
8
5
7
NL2
8
3
5
1

4
8
7
9
10
2
NL3
10
2
6
5
8
9
4
1
7
3

Dải bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
2.4.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu:
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Giống cây trồng,
vật nuôi Tuyên Quang, tổ 10- phường Ỷ La- thành phố Tuyên Quang- tỉnh
Tuyên Quang.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 6/2011 đến hết tháng 6/2012
(vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012).
2.5. Kỹ thuật trồng trọt

2.5.1. Thời vụ
- Vụ mùa năm 2011: gieo mạ ngày 28/6/2011, cấy ngày 11/7/2011 (tuổi
mạ 13 ngày).
- Vụ xuân năm 2012: gieo mạ ngày 17/01/2012, cấy ngày 05/02/2012.
Áp dụng biện pháp che nilon cho mạ.
2.5.2. Mật độ cấy
45 khóm /m
2
, mỗi khóm cấy 1 dảnh.
2.5.3. Phân bón
- Lượng bón/ha: Phân chuồng: 10 tấn; 130 N, 80 P
2
O
5
, 110 K
2
O.
Riêng vụ xuân 2012 bón bổ sung 500 kg vôi bột/ha.
- Cách bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, vôi và 20% lượng đạm trước khi
bừa cấy.
+ Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh, bón 40% lượng đạm và 50%
lượng kaly.
+ Bón thúc lần 2: Khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, bón nốt 40% lượng
đạm và 50% lượng ka ky còn lại.
* Cả 2 vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 đều áp dụng biện pháp phun thuốc
trừ cỏ sau khi cấy lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



20
2.5.4. Các biện pháp kỹ thuật khác:
Như chăm sóc, điều tiết nước, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang.
2.6. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
(Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh
tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558- 2002 theo Quyết định số
143/2002/BNN – KHCN ngày 06/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
2.6.1. Khả năng sinh trưởng của các giống
- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể ô mạ trước khi nhổ cấy:
+ Điểm 1 : mạnh
+ Điểm 5 : trung bình
+ Điểm 9 : yếu
- Số lá mạ khi cấy : lá/cây
- Tốc độ ra lá : ngày/lá
- Chiều cao cây mạ : cm
- Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi 50 % số cây xuất hiện nhánh đầu tiên
- Thời gian kết thúc đẻ nhánh: Khi lúa đạt số dảnh tối đa.
- Thời gian đẻ nhánh: (ngày)
- Tổng số dảnh/khóm: (dảnh)
- Tỷ lệ thành bông: (%)
- Ngày bắt đầu trỗ: 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm
- Ngày kết thúc trỗ: 80% số cây trỗ
- Thời gian trỗ: (ngày)- số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát
khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ).
+ Trỗ tập trung: thời gian không quá 3 ngày.
+ Thời gian trỗ trung bình: 4-7 ngày.
+ Thời gian trỗ dài: trên 7 ngày.
- Độ cứng cây: (điểm) – quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



21
+ Điểm 1: cứng cây không bị đổ
+ Điểm 3: cứng vừa- hầu hết cây nghiêng nhẹ.
+ Điểm 5: trung bình – hầu hết cây bị nghiêng.
+ Điểm 7: yếu – hầu hết cây bị đổ rạp.
+ Điểm 9: rất yếu – tất cả các cây bị đổ rạp.
- Chiều cao cây khi thu hoạch: đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất
(không kể râu hạt): cm
- Tổng thời gian sinh trưởng: tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt
trên bông chín: ngày.
2.6.2. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa
- Độ thuần đồng ruộng: (điểm)- tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô:
+ Điểm 1: cao- cây khác dạng < 0,2%.
+ Điểm 5: trung bình- cây khác dạng 2-4%.
+ Điểm 9: thấp- cây khác dạng > 4%.
- Độ thoát cổ bông: (điểm)- quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể:
+ Điểm 1: thoát tốt
+ Điểm 3: thoát trung bình
+ Điểm 5: vừa đúng cổ bông
+ Điểm 7: thoát 1 phần
+ Điểm 9: không thoát được.
- Độ tàn lá: (điểm)- quan sát sự chuyển mầu của lá:
+ Điểm 1: muộn và chậm- lá giữ màu xanh tự nhiên.
+ Điểm 5: trung bình- các lá trên biến vàng.
+ Điểm 9: sớm và nhanh- tất cả lá biến vàng hoặc chết.
- Bông: chiều dài trục chính
+ Rất ngắn: < 20cm
+ Ngắn: 20- 25 cm

+ Trung bình: 26- 30 cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


22
+ Dài: 31- 35 cm
+ Rất dài: > 35 cm.
- Khóm: góc thân (thế cây):
+ Đứng: < 30 độ
+ Nửa đứng: 45 độ
+ Mở: 60 độ
+ Xòe: > 60 độ.
- Lá đòng: trạng thái phiến lá (quan sát muộn)
+ Thẳng
+ Nửa thẳng
+ Ngang
+ Gục xuống
- Vỏ trấu: màu sắc (trừ mỏ hạt)
+ Vàng
+ Vàng cam
+ Vàng đốm
+ Nâu đỏ
+ Nâu
+ Tím đậm.
2.6.3. Tính chống chịu
- Tính chịu lạnh ở giai đoạn mạ: đánh giá sau khi mỗi đợt lạnh kết thúc
03 ngày- quan sát sự thay đổi mầu sắc lá và sự sinh trưởng khi nhiệt độ
xuống dưới 10
0
C.

+ Điểm 1: mạ màu xanh đậm, cây sinh trưởng bình thường có thể vẫn
đẻ nhánh.
+ Điểm 3: mạ màu xanh nhạt, đầu lá hơi bị táp.
+ Điểm 5: mạ màu vàng, đầu lá táp vàng hoặc héo xanh.
+ Điểm 7: mạ màu vàng nâu, có số cây chết dưới 10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


23
+ Điểm 9: mạ chết từ 10 – 50%.
- Tính chống đổ:
Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín theo thang điểm;
+ Điểm 1: chống đổ tốt, không đổ.
+ Điểm 3: chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ.
+ Điểm 5: chống đổ trung bình, hầu hết các cây bị nghiêng 30 độ (góc
tạo bởi thân cây và mặt ruộng).
+ Điểm 7: chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 45 độ.
+ Điểm 9: chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp xuống mặt đất.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
- Rầy nâu (Ninaparvata lugens)- theo dõi cây chuyển vàng từng bộ phận
hay toàn bộ cây đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không bị hại
+ Điểm 1: hơi biến vàng trên một số cây
+ Điểm 3: lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”
+ Điểm 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy
rầy, cây còn lại lùn nặng.
+ Điểm 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.
+ Điểm 9: tất cả các cây đều chết.
- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis Guenee)- tính tỷ lệ cây bị sâu
ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh

dưỡng theo thang điểm dưới đây:
+ Điểm 0 : không có cây bị hại.
+ Điểm 1 : 1- 10% cây bị hại.
+ Điểm 3 : 11- 20% cây bị hại.
+ Điểm 5 : 21- 35 % cây bị hại.
+ Điểm 7 : 36- 51 % cây bị hại.
+ Điểm 9 : >51% cây bị hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


24
- Sâu đục thân 2 chấm (Schoennobius incertellus (Walker))- theo dõi
tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng và bông bạc ở giai đoạn
vào chắc đến chín ở 10 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo
thang điểm:
+ Điểm 0: không bị hại.
+ Điểm 1: 1- 10% dảnh hoặc bông bị hại.
+ Điểm 3: 11- 20% dảnh hoặc bông bị hại.
+ Điểm 5: 21- 30% dảnh hoặc bông bị hại.
+ Điểm 7: 31- 50% dảnh hoặc bông bị hại.
+ Điểm 9: >51% dảnh hoặc bông bị hại.
- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae)- đánh giá diện tích vết bệnh trên lá,
tính theo thang điểm:
+ Điểm 1: 1-5% diện tích vết bệnh trên lá.
+ Điểm 3: 6- 12% diện tích vết bệnh trên lá.
+ Điểm 5: 13- 25% diện tích vết bệnh trên lá.
+ Điểm 7: 26- 50% diện tích vết bệnh trên lá.
+ Điểm 9: 51- 100% diện tích vết bệnh trên lá.
- Bệnh khô vằn ((Rhizoctonia solani Kuhn)- quan sát độ cao tương đối
của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây), đánh

giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không có triệu chứng.
+ Điểm 1: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây.
+ Điểm 3: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20- 30 % chiều cao cây.
+ Điểm 5: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 31- 45 % chiều cao cây.
+ Điểm 7: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 46- 65 % chiều cao cây.
+ Điểm 9: vết bệnh ở vị trí > 65 % chiều cao cây.
- Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae Carava):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


25
* Đối với bệnh đạo ôn lá tiến hành đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không thấy có vết bệnh.
+ Điểm 1: các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chưa xuất hiện
vùng sinh sản bào tử.
+ Điểm 2: vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1- 2 mm có viền
nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
+ Điểm 3: dạng hình vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện
đáng kể ở các lá trên.
+ Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơn.
+ Điểm 5: vết bệnh điển hình chiếm 4- 10% diện tích lá.
+ Điểm 6: vết bệnh điển hình chiếm 11- 25% diện tích lá.
+ Điểm 7: vết bệnh điển hình chiếm 26- 50% diện tích lá.
+ Điểm 8: vết bệnh điển hình chiếm 51- 75% diện tích lá.
+ Điểm 9: > 75% diện tích lá bị bệnh.
* Đối với bệnh đạo ôn hại bông- quan sát vết bệnh gây hại xung quanh
cổ bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông.
+ Điểm 1: vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2.

+ Điểm 3: vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
+ Điểm 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ
phía dưới trục bông.
+ Điểm 7: vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông,
có hơn 30% hạt chắc.
+ Điểm 9: vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao
nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc < 30 %.
2.6.4. Các chỉ tiêu năng suất
- Số bông/m
2
: (bông)
- Tổng số hạt/bông: (hạt)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×