Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá khả năng nảy mầm và sinh trưởng cây con trong dung dịch KClO3 của một số giống cao lương ngọt và nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây cao lương tại quế võ bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***









ª
NGUYỄN Ý LAN






ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ SINH TRƯỞNG CÂY
CON TRONG DUNG DỊCH KClO
3
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO
LƯƠNG NGỌT VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT
LIỆU CHE PHỦ ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT CÂY CAO LƯƠNG TẠI QUẾ VÕ - BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH








HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2012


Tác giả





Nguyễn Ý Lan








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kim Thanh ñã
tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh ñạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình làm ñề tài
Tôi xin cảm ơn gia ñình và bạn bè ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.



Hà Nội, ngày… tháng… năm 2012

Tác giả





Nguyễn Ý Lan



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giới thiệu chung về cây cao lương 4
2.2 Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam 14
2.3 Giá trị kinh tế của cao lương 20
2.4 Các kết quả về sử dụng vật liệu che phủ trong nông nghiệp ở Việt
Nam 22
2.5 Bản chất của những thực vật thích nghi và chống chịu khô hạn 24
2.6 Những nghiên cứu về tính chống chịu hạn của cây cao lương 26
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 ðối tượng nghiên cứu 28
3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 28
3.3 Thời gian nghiên cứu 28
3.4 Vật liệu nghiên cứu 28
3.5 Nội dung nghiên cứu 28
3.6 Phương pháp nghiên cứu 29
3.7 Phương pháp phân tích số liệu 34
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 ðánh giá khả năng nảy mầm và sinh trưởng cây con trong dung
dịch KCLO
3
của các giống cao lương ngọt nghiên cứu 35
4.1.1 Khả năng nảy mầm trong dung dịch KCLO
3
của các giống cao
lương ngọt nghiên cứu 35
4.1.2 Khả năng sinh trưởng của cây con trong dung dịch KCLO
3

của các
giống cao lương nghiên cứu 37
4.2 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến sinh trưởng phát triển,
năng suất cây cao lương trồng tại Quế Võ - Bắc Ninh. 39
4.2.1 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ khác nhau tới ñộ ẩm ñất 39
4.2.2 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ khác nhau tới thời gian sinh
trưởng phát triển của cao lương. 40
4.2.3 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây 43
4.2.4 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến ñộng thái ra lá và số lá cuối
cùng 46
4.2.5 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến ñường kính thân cao lương 49
4.2.6 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến sự tích luỹ chất khô 51
4.3 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến các chỉ tiêu sinh lý của
cao lương 55
4.3.1 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến chỉ số SPAD của cao lương 55
4.3.2 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá (LAI m
2
lá/ m
2
ñất) 57
4.3.3 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến ñộ Brix của cao lương 59
4.4 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ tới các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cao lương. 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.5 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến tình hình sâu bệnh hại

cao lương 65
4.6 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ ñến tình hình cỏ dại. 67
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thức
ð/c : ðối chứng
FAO : Tổ chức lương thực thế giới
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
NXB : Nhà xuất bản
P1000 : Trọng lượng 1000 hạt
TB : Trung bình
TGST : Thời gian sinh trưởng
NDT : Nhân dân tệ
S : Giống




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương và ngô làm thức ăn
chăn nuôi. 8

2.2 Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới 15

2.3 Các quốc gia ñứng ñầu thế giới về sản xuất cao lương năm 2010 16

4.1 Khả năng nảy mầm của hạt trong dung dịch KCLO
3
của các
giống cao lương nghiên cứu 36

4.2 Khả năng sinh trưởng của cây con trong dung dịch KCLO
3
38

4.3 ðộ ẩm ñất vụ Xuân - Hè 2012 ở các công thức che phủ. 39

4.4 Ảnh hưởng của các công thức che phủ khác nhau tới thời gian
sinh trưởng của cao lương. 41

4.5 ðộng thái tăng trưởng chiều cao của cao lương ở các công thức
che phủ khác nhau. 45


4.6 ðộng thái ra lá của cao lương ở các công thức che phủ khác
nhau 48

4.7 ðường kính thân của cao lương ở các công thức che phủ khác nhau 50

4.8 Khối lượng chất khô của cao lương ở các công thức che phủ
khác nhau 52

4.9 Chỉ số SPAD của cao lương ở các công thức che phủ khác nhau 55

4.10 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của cao lương ở các công thức
che phủ khác nhau 58

4.11 ðộ Brix của cao lương ở các công thức che phủ khác nhau 60

4.12 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cao lương ở các
công thức che phủ khác nhau. 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

4.13 Tình hình sâu bệnh của cao lương ở các công thức che phủ
khác nhau 65

4.14 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến tình hình cỏ dại của các
giống cao lương ngọt 67



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện nay, việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ ñang là vấn
ñề nóng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhằm ñáp ứng nhu cầu
quan trọng về năng lượng của ñất nước, ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính
phủ ñã ký quyết ñịnh số 177/2007/Qð-TTg về việc phê duyệt “ðề án phát
triển nhiên liệu sinh học ñến năm 2015, tầm nhìn ñến năm 2025”. Quyết ñịnh
này ñã tạo hành lang pháp lý, chính sách và các kế hoạch ñầu tư phát triển
nhiên liệu sinh học
Chính phủ Việt Nam ñã khuyến khích những nghiên cứu về phát triển
nhiên liệu sinh học mới trong ñó ñặc biệt chú ý ñến những nghiên cứu về các
giống cây mới và hoàn thiện quy trình canh tác ñể sản xuất nguyên liệu có
chất lượng tốt, ñáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp sản
xuất nhiên liệu sinh học của nước ta.
Nhiều nhà khoa học ñã khẳng ñịnh rất khó thực hiện qui ñịnh chung về
bảo ñảm an ninh lương thực nếu không có nguyên liệu thay thế thích hợp cho
những cây nguyên liệu ñang ñược sử dụng phổ biến như cây ngô, cây sắn…
và cây trồng lý tưởng nhất chính là cao lương ngọt. Tuy nhiên, sau gần 2 năm
thực hiện ñề án vấn ñề nhiên liệu sinh học vẫn gặp không ít khó khăn.
Về tình trạng ô nhiễm môi trường luôn ở mức báo ñộng, chất thải
công nghiệp gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của trái ñất là mối lo của
toàn nhân loại, yêu cầu phải tìm ra nguồn nhiên liệu sạch, an toàn thay thế cho
nhiên liệu hóa thạch trở nên cấp thiết, ñặc biệt là nguồn nhiên liệu lấy từ nông
nghiệp - một hướng ñi triển vọng nhất.
Cao lương ngọt (Sorghum bicolor L. Moench), là cây thuộc nhóm cây

C4, có khả năng cho năng suất sinh vật học cao và khả năng chịu hạn tốt. Tuy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

nhiên, theo ñịnh hướng phát triển thì cây cao lương ngọt sẽ tập trung phát
triển ở vùng miền núi, ñất xấu và khô hạn. Phát triển và chế biến cao lương
ngọt làm nguyên liệu chế biến ethanol sinh học là một hướng mới hiện nay tại
Việt Nam.
ðể có thể phát triển ñược những giống cao lương ngọt chất lượng tốt
thích hợp với ñiều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam trong ñó có
vùng ñất ñồi núi chưa sử dụng như tại Quế Võ - Bắc Ninh là ñiều cần ñược
quan tâm nghiên cứu, ñể có thể ñưa cây cao lương về trồng tại nơi này cần
nghiên cứu, lựa chọn ñể có bộ giống cao lương thích hợp cho năng suất cao
và chất lượng tốt ñể làm nguyên liệu chế biến ethanol sinh học
Vì vậy, ñể có cơ sở việc ñề xuất các giống cao lương có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt và chịu ñược ñiều kiện hạn là vấn ñề cần ñặt ra nghiên
cứu. Xuất phát từ tình hình trên, với khuôn khổ của ñề tài, chúng tôi nghiên
cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng cây con trong dung dịch KCLO
3
ñây là
một trong những cơ sở bước ñầu ñể ñánh giá khả năng chịu hạn của cây trồng
và nghiên cứu một số vật liệu che phủ nhằm làm tăng khả năng chịu hạn của
cây cao lương. Với tên ñề tài:
“ ðánh giá khả năng nảy mầm và sinh trưởng cây con trong dung
dịch KCLO
3
của một số giống cao lương ngọt và nghiên cứu ảnh hưởng
của vật liệu che phủ ñến sinh trưởng phát triển, năng suất cây cao lương
tại Quế Võ - Bắc Ninh”.

1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- ðánh giá khả năng nảy mầm và sinh trưởng cây con của một số giống
cao lương ngọt trong dung dịch KCLO
3
, liên quan ñến tính chống chịu hạn.
Từ ñó, xác ñịnh các giống có khả năng nảy mầm và sinh trưởng phát triển cây
con tốt trong KCLO
3,
ñây là cơ sở ban ñầu ñể xác ñịnh khả năng chịu hạn của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

cao lương, ñể có thể trồng tại các vùng thường xuyên bị hạn.
- ðề xuất loại vật liệu che phủ tốt cho cây cao lương ngọt trong ñiều
kiện vụ Xuân – Hè tại Quế Võ - Bắc Ninh .
1.2.2.Yêu cầu
- ðánh giá tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng phát triển của cây con trong ñiều
kiện hạn nhân tạo.
- ðánh giá ảnh hưởng của các vật liệu che phủ tới ñộ ẩm của ñất trồng,
ñến các chỉ tiêu nông sinh học, chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất của
hai giống cao lương ngọt S41 và S37
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
ðề tài ñã cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng nảy mầm và
sinh trưởng của cao lương ngọt giai ñoạn cây con trong ñiều kiện hạn nhân
tạo bằng KCLO
3
và những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng vật liệu che phủ

ñến sinh trưởng phát triển, năng suất cây cao lương tại Quế Võ - Bắc Ninh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- ðề tài xác ñịnh ñược một số giống cao lương có khả năng nảy mầm và
sinh trưởng của cao lương ngọt giai ñoạn cây con trong ñiều kiện hạn nhân
tạo bằng KCLO
3

- ðề xuất vật liệu che phủ thích hợp ñể bước ñầu xây dựng quy trình kỹ
thuật trồng cây cao lương ngọt tại vùng Quế Võ - Bắc Ninh.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây cao lương
2.1.1. Nguồn gốc
Các loài trong chi này ñược gieo trồng trong các khu vực có khí hậu ấm
áp khắp thế giới.Chúng có nguồn gốc từ khu vực nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
trên mọi châu lục cũng như ở châu ðại Dương và khu vực Australasia.
Theo Murdock (1959) thì người Mande ở thượng nguồn sông Niger (Tây
Phi) ñã thuần hóa cây cao lương ñầu tiên. Dogget (1965) cho rằng cây cao
lương ñược thuần hóa ở Ethiopia và giới thiệu vào Ai Cập khoảng 3000 năm
trước công nguyên.
Snowden (1936) ñã ñưa ra giả thuyết về sự lan truyền của cây cao lương
trên phạm vi toàn thế giới. Khởi ñầu nòi Durra ñược lan truyền từ Ethiopia
dọc theo sông Nile ñến cận ñông, qua Ấn ðộ và Ả Rập khoảng thời kỳ ñầu

của ñế chế Sabian (1000 ñến 800 năm trước công nguyên). Từ ñây cây cao
lương ñược giới thiệu ñến Italia (khoảng 60 ñến 70 năm trước công nguyên),
ñến Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 3 công nguyên.
Theo Dogget (1965) cây cao lương ñược ñưa vào Mỹ năm 1857, vào ñầu
thế kỷ 20 ñược sử dụng rộng rãi ñể chế một loại xirô. Hiện nay, nó ñã trở
thành một cây ăn hạt quan trọng ở một vài bang miền Tây. Ở Trung và Nam
Mỹ, cây cao lương ñược ñón nhận muộn hơn, mãi ñến năm 1950 nó mới trở
thành một cây trồng có ý nghĩa ở khu vực này. Hiện tại cao lương là cây
lương thực chủ yếu của vùng bán khô hạn (SAT) của thế giới [8].
Thế kỷ 16, nhiều tác giả ñã có các ghi chép và mô tả về cây cao lương
với nhiều tên gọi khác nhau.Ruel (1537) ñã ghi chép về cây cao lương với tên
gọi Milium saracenaceum Porta (1592) goi là Milium indicum Matthioli
(1598) gọi là Milium indicum Pliny. ðáng chú ý Micheli lần ñầu tiên ñã dùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

tên chi Sorghum cho cây cao lương.
Hiện nay, các khái niệm về chi , loài của Sorghum là thống nhất với cách
sắp xếp của Moech và cây cao lương chính thức có tên khoa học là Sorghum
bicolor (L) Moench.
2.1.2. Phân loại
Tên khoa học: Sorghum Bicolor (L) Moench
Ngành thực vật học (Plantal)
Lớp: Liliopsida
Bộ: Poales
Họ: Họ lúa (Poaceae)
Chi: Cao lương (Sorghum)
Loài: Cao lương bicolor (S. Bicolor)
Tên theo phân loại thực vật (Biomial name): Sorghum bicolor.L.Moech

Cao lương trồng phân ra làm 5 nòi chủ yếu:
- Race (nòi) Bicolor (B)
- Race (nòi) Guinea (G)
- Race (nòi) Cendatum (C)
- Race (nòi) Kaifir (K)
- Race (nòi) Durra (D)
(Võ Văn Quang, 2010) [10].
2.1.3. Giá trị sử dụng của cây cao lương
Theo hướng sử dụng, cao lương ñược chia thành 4 nhóm: Cao lương hạt,
cao lương ngọt, cao lương chổi và cao lương cỏ.
Cao lương là cây lương thực
ñ
ứng thứ 5 thế giới sau lúa, ngô, lúa mì, lúa
mạch. Cao lương hạt và cao lương ngọt chủ yếu cho lương thực, thực phẩm
và ethanol sinh học, ngoài ra còn cho thức ăn gia súc, gia cầm (người ta gọi
cao lương là cây trồng thần diệu, một loại cây trồng ña mục tiêu) [34].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Cao lương chổi chủ yếu cho thức ăn gia súc, ngoài ra còn dùng làm vật liệu
xây dựng. Cao lương chổi chủ yếu cho vật liệu làm chổi và cùng với thân lá của
các cao lương khác ñược tái chế làm vật liệu xây dựng như ván dăm, ván gỗ sinh
thái có giá trị thương mại cao (ván Kirei, ñang ñược bán tại Mỹ với giá 75
USD/m
2
). ðặc ñiểm chung quan trọng của các loài cao lương là cây trồng có
mùa vụ ngắn ngày, ñòi hỏi ít nước và có thể phát triển ở các vùng ñất nhiệt ñới
bán khô cằn, nơi thường có nhiều người nghèo sinh sống [28].
Trên thế giới cao lương ñược sử dụng ña dạng mục ñích từ ñể nguyên

liệu và nấu như gạo hoặc xay hạt thành dạng bột ñể làm các loại bánh, cũng
có thể lên men trước khi ăn ñến dùng ñể nấu rượu (Nigieria), bia kiffir (Watt
and Breyer- Brandwijk, 1962). ðôi khi có thể dùng thân nấu lên ăn vì trong
ñó có chứa tới 10% là ñường sacaroza, cũng có thể sử dụng hạt rang cháy ñể
thay thế hoặc pha trộn thêm với cà phê (Morton, 1981).
Hiện nay có hàng triệu người Ấn ðộ, Châu Phi, Châu Mỹ La
Tinh dùng hạt cao lương như một loại luơng thực ăn chính trong bữa ăn
hàng ngày. Hạt cao lương ñược nghiền thành bột rồi từ ñó chế biến thành các
món bánh hoặc cháo rất ñặc trưng (Chapati hoặc Roti ở Ấn ðộ, châu Phi và
châu Mỹ, hạt cao lương chiết tách lấy tinh dầu dùng làm nguyện liệu sản xuất
bia, cồn, nước giải khát, công nghiệp hoá học Hạt cao lương sử dụng máy
chà một lần ñược tỷ lệ gạo ñạt 90 – 92%, chà 2 lần tỷ lệ ñạt 85 – 87%. Hạt
cao lương không qua chà sát bà con nông dân thường dùng ñể chăn nuôi gà,
vịt, nấu cháo cho lợn, gà, nuôi tôm rất tốt [24].
Ngoài ra, cao lương còn ñược trồng với mục ñích lấy thân làm thức ăn
gia súc. Cao lương thường trồng thành thảm cỏ ñể thu cắt cho gia súc ăn tươi
hoặc chế biến dự trữ trong mùa khô hoặc làm ñồng cỏ chăn thả. ðây là một
loại cây gia súc rất thích ăn. Năng suất thân của một số giống làm thức ăn gia
súc có thể ñạt tới 54,3 tấn/ha (Start), 48 tấn/ha (Honey), 42 tấn/ha (Atlas),
43,4 – 71,4 tấn/ha ñối với cao lương lai (Reed, 1976). Năng suất chất khô tại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Brazil là 13 – 15 tấn/ha, trong khi tại Mỹ là 14 – 17 tấn/ha, tại Irac là 24 – 28
tấn/ha (Gill et al, 1977), 2,5 – 25 tấn ở Oklahoma (Denman, 1975), 12 tấn/ha
ở CuBa (Menendez and Martinez, 1980), 6 – 8 tấn ở Ấn ðộ (Itnal et al, 1980),
14 – 33 tấn/ha ở Louisiana (Ricaud et al, 1981). Trong khi ñó năng suất chất
khô của cây cao lương có thể ñạt 20 tấn/ha (cây lâu năm) hoặc 30 tấn/ha (cây
hàng năm). Như vậy, năng suất chất khô của cây cao lương thay ñổi rất lớn

tùy thuộc vào ñiều kiện ñất ñai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, thu hái và giống.
ðiều này ñã ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng thức ăn khi sử dụng cho
mục ñích làm thức ăn gia súc.
Theo Boardman (1980), cao lương sử dụng làm thức ăn gia súc ở 120 ngày
sau trồng tại California có tốc ñộ sinh trưởng trung bình ñạt 23g/m
3
/ngày sẽ cho
năng suất ñạt 27,6 tấn/ha, tại Australia cao lương 83 ngày sau trồng có tốc ñộ
sinh trưởng trung bình ñạt 17g/m
3
/ngày sẽ cho năng suất 14,1 tấn/ha.
Ngoài mục ñích sử dụng làm thức ăn gia súc, thân cao lương còn ñược
sử dụng ñể sản xuất mật cao lương, ñường, ñồ uống chứa cồn (Dan và
Woody, 2001).
Các bộ phận của cây là nguồn nguyên liệu cho nấu nướng. Chất nhuộm
màu ñược chiết ở cao lương hạt ñược sử dụng ở phía ñông châu Phi. Ở Mỹ, tinh
bột của cao lương ñược chế biến bằng qui trình nghiền ướt làm thành ñường
dextro, các giống cao lương hạt sáp sử dụng làm keo dán giấy và vải. Ở Trung
Quốc người ta ñã ước tính giá thành sản xuất cồn từ cây cao lương chỉ có
3.500NDT/tấn. Cứ 16 tấn cây cao lương có thể sản xuất ñược 1 tấn cồn, phần bã
còn lại có thể chiết xuất ñược 500kg dầu diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến
nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương vẫn ñể dùng làm thực phẩm [35].
Ở Việt Nam, cao lương cũng ñược dùng làm lương thực, nấu cháo. Hạt
cao lương dùng ñể làm rượu cao lương của người Dao ở xứ Bát Xát (Lào
Cai). Tại Hoà Bình thân cao lương còn ñược cộng ñồng các dân tộc ở ñây sử
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

dụng như ñối với cây mía. Thân cây ñược trồng giải khát với ñồng bào dân tộc

miền núi khi ñi làm nương xa, hoặc làm thức ăn gia súc. Hạt cao lương ñể
nhuộm vải, ñể chữa bệnh như bệnh thận, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm sốt hoặc
ñược rang lên ñãi khách, nấu như gạo hoặc lên men làm cơm rượu. Cao lương là
loại cây có vị ngọt ấm, có tác dụng rất tốt trong ñiều trị các bệnh về dạ dày [6].
Tuy nhiên ở Việt Nam, cao lương chưa nhận ñược nhiều sự quan tâm
hay nghiên cứu về lĩnh vực này.
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng của cây cao lương
Hạt cao lương là hạt quan trọng thứ 6 trong việc cung cấp calo/khẩu
phần ăn trên thế giới sau gạo, lúa mì, ñường (mía, củ cải ñường), ngô, khoai
tây. Hạt ngũ cốc xếp thứ 5 trên thế giới cung cấp thức ăn chính cho những
người sống ở vùng ñất cằn cỗi như châu Á, châu Phi và ñược sử dụng rộng rãi
trên khắp thế giới như là thức ăn cho gia súc và hiện nay ñang ñược phát triển
theo hướng tạo nguyên liệu sinh học [32].
Qua các phân tích hóa học cho thấy hạt cao lương có hàm lượng tanin và
HCN ít hơn so với thân lá; chúng có protein thô 11 – 12%, dầu 3 – 3,1%, xơ
3,1 – 3,2%, dẫn xuất không ñạm 70 – 80%, năng lượng trao ñổi 3000 Kcal/kg
chất thô. Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương so với ngô như trong
bảng 2.1 (NRI, 1988).
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương và ngô làm thức ăn
chăn nuôi.
Loại cây ME cho gia súc
nhai lại (MJ/kg)

ME cho
gia cầm
(MJ/kg)
Protein
thô
(%)
Lysin

(%)
Lysin
dễ tiêu
(%)
Cao lương

12,4 13,7 11,0 0,27 0,19
Ngô
12,1 14,2 9,0 0,27 0,22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Có một phân tích chuyên sâu về thành phần dinh dưỡng trong hạt cao
lương cho thấy: cám của hạt cao lương rất ít protein và khoáng nhưng giàu
chất xơ. Phôi cao lương giàu khoáng, protein, vitamin B – Complex và dầu
nhưng ít tinh bột, trên 68% chất khoáng và 75% chất dầu của hạt nằm trong
phôi. Nội nhũ là phần lớn nhất của hạt, nó nghèo dầu và khoáng nhưng lại có
nhiều protein (80%), tinh bột (94%), vitamin B - Complex (50 – 75%)
(Hubbard và CS, 1950).
Với thành phần dinh dưỡng như trên, ñể tăng tính ngon miệng cho gia
súc và tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn, NRI (1988) ñã khuyến cáo tỉ lệ sử
dụng hạt cao lương và ngô.
2.1.5. Các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của cây cao lương
Cao lương là cây lương thực dễ trồng, không kén ñất. Song, muốn ñạt
năng suất cao cần nắm vững các giai ñoạn sinh trưởng phát triển ñể tác ñộng
một cách hợp lý nhất vào các biện pháp kỹ thuật [4].
Thời gian hoàn thành mỗi giai ñoạn phụ thuộc vào giống và môi trường.
Cùng một giống nhưng thời vụ trồng khác nhau thì thời gian qua mỗi giai

ñoạn cũng thay ñổi.
- Giai ñoạn 0
Nảy mầm ( từ 3 – 10 ngày sau khi gieo).Thân mầm tăng trưởng nhô lên
khỏi mặt ñất nhờ chất dinh dưỡng trong phôi nhũ. Thời kỳ này phụ thuộc rõ
vào phẩm chất hạt giống, nhiệt ñộ, ñộ ẩm ñất và chiều sâu khi lấp hạt [15].
Trồng ñúng thời vụ ñể hạt nảy mầm tốt, cây con mọc khỏe, vụ xuân
trồng sớm quá nhiệt ñộ thấp hạt náy mầm chậm, kéo dài thời gian sinh trưởng
giống trước khi gieo phải phơi lại nắng nhẹ, xử lý bằng thuốc falizan, ruộng
gieo hạt phải làm ñất kỹ trừ hết cỏ dại [15].
- Giai ñoạn 1
Cây có 3 lá lúc này cây nhỏ, tăng trưởng chậm, nếu ñể cỏ dại hoặc bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

úng cây dễ chết hoặc ảnh hưởng lớn ñến năng suất. Thời kỳ này gặp mưa gió
lớn cây dễ bị yếu ớt, sinh trưởng kém vì ñiểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt
ñất [15].
- Giai ñoạn 2
Cây có 5 lá, cao 45-50cm. Giai ñoạn này bộ rễ phát triển nhanh, cây sinh
trưởng tốt nhất, lượng chất khô ñược tích lũy ñều, ổn ñịnh cho ñến lúc trổ
bông, kết hạt nếu các ñiều kiện ngoại cảnh thích hợp. Ở giai ñoạn 1 và 2, sự
sinh trưởng của cây có tác ñộng quyết ñịnh ñến năng suất, do ñó các biện
pháp kỹ thuật phải ñược tiến hành ñúng lúc, ñầy ñủ [15].
- Giai ñoạn 3:
Khoảng 30 ngày sau khi hạt nảy mầm, ñiểm sinh trưởng phát triển cây
chuyển từ giai ñoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, số lá
ñạt 2/3 tổng số. Thân tăng trưởng nhanh cả chiều cao và chiều ngang, sự hấp
thu chất mạnh nhất, khả năng chống cỏ dại tăng [15].
- Giai ñoạn 4:

Cây có bông, thân tăng nhanh về chiều cao, số lá ñạt 80% tổng số, tốc ñộ
hút dinh dưỡng trong ñất nhanh [15].
- Giai ñoạn 5:
Bông mọc dài bên trong bẹ lá cờ và hình thành ñầy ñủ, số lá ñạt tối ña,
thân hoàn chỉnh về chiều cao, kích thước của bông ñược quyết ñịnh, thời kì
này thiếu nước nghiêm trọng có ảnh hưởng ñến khả năng trỗ và sự thụ tinh
của hoa [15].
- Giai ñoạn 6:
Bông trỗ ñược 1/2, cuống bông dài ra ñể ñưa bông thoát khỏi bẹ lá, 1/2
lượng chất khô ñã ñược tích lũy [15].
- Giai ñoạn 7:
Ngậm sữa, hạt phát triển nhanh, trọng lượng thân lá giảm dần, các lá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

phía dưới bắt ñầu chết, cây còn từ 8 - 12 lá (giống ngắn ngày) [15].
- Giai ñoạn 8:
Cứng hạt, lúc này 3/4 trọng lượng chất khô ñã ñược tích lũy vào hạt.
Trọng lượng thân lá giảm ñến mức tối ña [15].
- Giai ñoạn 9:
Hạt chín, lượng chất khô ñược tích lũy tối ña trong hạt. Thời kỳ trỗ bông
ñến chín thường chiếm 1/3 tổng thời gian sinh trưởng của cây. Thời gian này
một số lá còn xanh, nếu ñiều kiện nhiệt ñộ, ẩm ñộ thích hợp, cây có thể ñâm
nhánh ở các mắt bên trên gốc [15]
2.1.6. Yêu cầu về ñiều kiện sinh thái của cây cao lương
Ánh sáng: Là cây ưa sáng, trong suốt chu kỳ sinh trưởng cần có ñủ ánh
sáng, thời kỳ phát dục ñầu có ñủ ánh sáng sẽ giúp cây con phát triển
khỏe.Thời kỳ cuối cần có ñủ ánh sáng ñể cây quang hợp và tích luỹ chất khô
thuận lợi, quá trình thụ tinh dễ dàng, giảm tỷ lệ lép, phẩm chất tăng [15]

Nước: Bộ rễ cao lương rất phát triển, phân bố rộng và sâu, có sức hút
rất mạnh. Cao lương có khả năng chịu hạn cao, nhưng trong các thời kỳ sinh
trưởng cũng yêu cầu cung cấp một lượng nước nhất ñịnh cần tối thiểu là 300
lít nước/cây và tối hảo là 1000 lít nước/cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng.
Thời kỳ cây con bị úng cao lương phát triển chậm, cây có hiện tượng chân chì
như ngô [15]
Nhiệt ñộ: Cao lương có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới, có yêu cầu về
nhiệt ñộ gần giống như ngô: hạt cao lương không mọc ở 0
o
c, mọc rất chậm ở
10
o
c. Nhiệt ñộ thích hợp lúc nảy mầm là 20 – 30
o
c, từ giai ñoạn nảy mầm ñến
giai ñoạn làm ñốt là 20 – 30
o
c, từ giai ñoạn làm ñốt ñến giai ñoạn trổ bông là
25 – 30
o
c, khi ra hoa yêu cầu nhiệt ñộ thấp hơn , ñiều này rất thuận lợi cho
quá trình tích trữ ñường trong thân và dinh dưỡng trong hạt. Hiện nay người
ta ñã chọn lọc ñược những giống cao lương trồng ở vùng rất lạnh, yêu cầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

nhiệt ñộ thấp hơn [15]
- ðất ñai: Cao lương không kén ñất. Trên các loại ñất pha cát, ñất ñồi
dốc, ñất phù sa, ñất hơi mặn và hơi kiềm, ñất cát ven biển ñều có thể trồng

ñược cao lương (Nguyễn Văn Trung, 2009).Tuy nhiên, giống như hầu hết các
loại cây trồng, nó sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên ñất màu mỡ với phạm
vi pH từ 5,0 – 8,5 [15].
2.1.7. ðặc ñiểm thực vật học
Rễ: Cao lương có bộ rễ phát triển rộng, số lượng rễ con gấp 2 lần so với
ngô. Mầm rễ sơ cấp xuất hiện ngay sau khi hạt nảy mầm, có một số rễ sơ cấp
phát triển và thường không phân nhánh. Rễ thứ cấp phát triển từ mắt thân ñầu
tiên. Chính những rễ này phát triển thành bộ rễ của cây sau này. Rễ sơ cấp sau
ñó chết ñi sễ có nhiều rễ con xuất hiện ở các ñốt thân dưới thấp khi cây không
thích nghi với môi trường, những rễ này không có tác dụng hút nước và dinh
dưỡng [5].
Thân: Cây cao lương có thân mảnh mai, ñường kính thân ở phần gốc
thay ñổi từ 0,5 ñến 5cm và thu nhỏ ở phần ngọn, chiều dài thân từ 0,5 ñến 4m.
Thân cây ñặc với một lớp vỏ cứng hoặc một lớp vỏ với phần ruột mềm. Bó
mạch phân tán khắp tiết diện thân nhưng tập trung nhiều nhất ở vòng ngoài,
tạo nên một lớp vỏ cứng giúp cây ñứng thẳng vững chãi. Các bó mạch ở phần
lõi thân thường to hơn so với các bó bên ngoài [5].
Phần ruột thân có thể có vị ngọt hoặc không, ẩm hoặc khô. Ở các thân
cây già phần ruột thường rạn vỡ, ñặc biệt là thân cây khô.
Tại mỗi mắt thân xuất hiện một lá và một chồi (trừ lá ñòng là không có
kèm chồi), trên thân có thể phát triển một vài chồi nách.
Lá: Sự phân bố của lá trên thân rất ña dạng, lá có dáng thẳng ñứng hoặc
gần như nằm ngang, phiến lá thẳng hoặc lòng mo. Các lá có chiều dài khác
nhau, thường ngắn và nhỏ hơn ở phần ngọn. Thông thường lá có chiều dài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

khoảng 1m và bề rộng 10 ñến 15cm. Số lá trên thân có thể thay ñổi từ 15 ñến
30 lá tùy theo loài và ñiều kiện môi trường. tại phần gốc lá nối với bẹ, có một

thìa lìa dạng màng nho nhỏ [5].
Hoa: Hoa cao lương kết lại thành bông dài từ 4 ñến 25cm và rộng 2 ñến
20cm. Trục chính của bông có thể hoàn toàn bị che khuất bởi các nhánh. Hình
dạng và kích thước của bông rất khác nhau, bông mọc thẳng ñứng so với thân
hoặc hơi cong. Từ trục chính của bông phân ra các nhánh cấp 2 và cấp 3, trên
ñó ñính các chét hoa. Tại thời ñiểm ra hoa có màu xanh, khi chín chuyển màu
kem, vàng, ñỏ, tím…[5]
Hạt: Hạt cao lương cũng có nhiều màu sắc khác nhau, chúng có thể có
màu ñỏ, nâu vàng, trắng hoặc kem. Vỏ hạt thường có màu sẫm hoặc nâu ñậm.
Nội nhũ có màu trắng hoặc vàng, màu vàng của nội nhũ là màu của sắc tố
caroten, có liên quan ñến hàm lượng vitamin A trong hạt. Trọng lượng 1000 hạt
có phạm vi phân bố rộng trong các giá trị 3 – 80 g, nhưng ña số là 25 – 30 g [5].
Quá trình chín của hạt có thể chia ra 3 giai ñoạn: chín sữa, chín sáp và
chín hoàn toàn.
+ Giai ñoạn chín sữa: Sau khi hoàn tất thụ phấn, một phần các chất
dinh dưỡng ñược lưu trữ trong thân của cây cao lương ngọt, phần còn lại ñược
chuyển lên nuôi hạt. Vì vậy khối lượng chất khô ñược liên tục tích lũy trong
hạt giống, trọng lượng nghìn hạt ngày càng tăng lên. Tại giai ñoạn chín sữa
thì phôi trong hạt là toàn bộ nội nhũ. Lúc này khi ấn móng tay vào hạt giống
sẽ thấy có chất lỏng màu trắng sữa nổi lên [37].
+ Giai ñoạn chín sáp: Giai ñoạn này ñộ ẩm của hạt giảm ñi nhanh
chóng và hạt bắt ñầu cứng lại, lúc này khi ấn tay vào hạt thì không thấy chất
lỏng chảy ra nữa [37]
+ Giai ñoạn chín hoàn toàn: Lúc này hạt giống trở nên khô cứng, sự
tích lũy chất khô ñạt tối ña. Hạt có màu sắc và chất lượng của từng giống.
Thời gian từ nở ñến chín khoảng 30 ngày và thay ñổi tùy theo giống [37].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


2.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới
Từ ñầu những năm 90, Trung Quốc ñã bắt ñầu nghiên cứu phát triển
nguồn nhiên liệu và công nghệ chuyển ñổi nhiên liệu sinh học, dùng kỹ thuật
truyền thống ñể sản xuất các sản phẩm dạng dầu và cồn từ cây cao lương
ngọt, nhưng các sản phẩm này lúc ñó chỉ phục vụ trong ngành thực phẩm và
công nghiệp nhẹ. Năm 2001, Trung Quốc thực hiện quyết ñịnh pha thêm cồn
(Ethyl ancohol) vào trong xăng và ñầu tư hơn 5 tỷ Nhân dân tệ ñể xây dựng 4
doanh nghiệp chuyên sử dụng nhiên liệu cồn trên toàn quốc, tổng năng suất
trên 1 triệu tấn. Từ tháng 10/2004, các tỉnh thành Hắc Long Giang, Hà Nam,
An Huy, Cát Lâm, Liêu Ninh và một số khu vực thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Sơn
ðông, Hà Bắc và Giang Tô ñã bắt buộc sử dụng xăng cồn; ðến năm 2005, ở
những nơi trên ngoài quân ñội và dự trữ quốc gia, các loại xe ñều phải dùng
nhiên liệu này thay thế các loại xăng dầu khác [35].
ðể tiếp tục phát triển cao lương ngọt ở Trung Quốc, Tổ chức Nông
Lương của Liên Hiệp Quốc ñã cung cấp vốn cho các dự án phát triển của cây
cao lương cho hạt và cho ñường, cung cấp nguyên liệu sợi và gia tăng giá trị
sản phẩm trong khu vực ñất khô hạn, muối kiềm. Dự án này ñược thiết kế ñể
cung cấp cây chịu hạn thay thế cho những cây trồng truyền thống mùa hè như
ngô, bông… ở vùng ðông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc – Nơi mà khô cằn, ñộ
mặn cao và ñộ kiềm lớn [35].
Theo FAO (2010) cao lương trên thế giới ñược thống kê từ năm 2000
ñến năm 2010 thì diện tích trồng cây cao lương thay ñổi không ñáng kể, tuy
nhiên diện tích ñạt cao nhất vào năm 2007 - 2008( 44374 - 45019). Do ñó sản
lượng hạt của cao lương cũng ñạt cao nhất vào những năm 2007 - 2008.
Nhưng năng suất hạt lại tăng và ñạt cao nhất ở năm 2004 – 2005 (1,53 – 1,49
tấn/ha), có lẽ vào những năm 2004 - 2005 thời tiết ñã rất thuận lợi nên cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


lương cũng ñược mùa [34].
Tình hình chung về diện tích, năng suất, sản lượng cao lương thể hiện
qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới
Năm
Diện tích
(1000ha)
NS hạt
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2000 39085 1,38 53774
2004 37715 1,53 57763
2005 39648 1,49 59164
2006 39764 1,43 56813
2007 44374 1,40 62344
2008 45019 1,47 66132
2009 40302 1,39 56210
2010 40509 1,37 55654
Nguồn: FAOSTAT\

FAO Statistics Division 2010\ 12 July 2010
Hiện nay cao lương ngọt ñã ñược trồng với diện tích trên 40 triệu ha tại
hơn 100 nước, nhiều nhất ở Ấn ðộ 7.67 triệu ha, Sudan 5.61 triệu ha, Nigeria
4.73 triệu ha, 3 nước trên diện tích trồng cao lương có xu hướng giảm ñi tuy
nhiên không nhiều lắm. ðứng thứ 4 là Burkina Faso 1.98 triệu ha, sau ñến Mỹ
1.94 triệu ha, Mexico 1.76 triệu ha, Ethiopia 1.61…các nước này diện tích
trồng cao lương tăng lên những năm gần ñây [34]
Ngoài mục ñích lấy hạt, việc trồng cao lương lấy thân lá làm thức ăn cho

gia súc cũng rất quan trọng. Phần lớn các giống cao lương có khả năng chịu
khô hạn và chịu nóng cao nên chúng ñóng vai trò quan trọng trong ngành
chăn nuôi ở các khu vực có khí hậu khô cằn. Chúng tạo thành một phần quan
trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt ñới. Thông thường,
cây cao lương ñược sử dụng làm thức ăn gia súc vì loại cây này có ưu ñiểm là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

có thể chịu ñựng ñược ñiều kiện khô hạn tự nhiên [1]
Nhìn chung, sản lượng cao lương của các nước trên thế giới luôn giữ ổn
ñịnh. Có một số năm sản lượng giảm bởi diện tích trồng cao lương bị thu hẹp
tuy là không ñáng kể, nguyên nhân chính của sự giảm sản lượng có thể do
mất mùa, thiên tai…Từ ñó có thể thấy tầm quan trọng của cây cao lương
trong sản xuất nông nghiệp của các nước trên thế giới [37].
Bảng 2.3. Các quốc gia ñứng ñầu thế giới về sản xuất cao lương năm 2010
Diện tích Sản lượng
Quốc gia
(1000ha)

(% tổng)
Quốc gia
(1000 tấn)

(% tổng)
India 7670 18,9 America 11998 18,3
Nigeria 4737 11,7 Nigeria 9318 14,2
Sudan 5613 13,9 India 7925 12,1
Niger 3322 8,2 Mexico 6610 9,3
America 1946 4,8 Sudan 3869 5,9

Burkina Faso 1983 4,9 Australia 3072 4,7
Mexico 1768 4,4 Argentina 2937 4,5
Ethiopia 1618 4,0 China 2503 3,8
Mali 1226 3,0 Ethiopia 2361 3,5
Australia 516 1,3 Brazil 1966 3,0
Tổng 30399 75,1 Tổng 52016 79.3
Thế giới 40509 100 Thế giới 65534 100
Nguồn FAO, 2010.
Cao lương ngọt ñã ñược sử dụng tại Ấn ðộ, Nam Mỹ và Philippin ñể
sản xuất ethanol. Dưới hệ thống này, cao lương ñược thu hoạch sau ñó thân
ñược ép lấy nước bằng trục xay giống như ñối với việc ép mía lấy ñường. Có
thể ép lấy nước tại cánh ñồng và phần còn lại cộng với lá ñược dùng làm thức
ăn gia súc và sẽ ñược thu lại sau ñó. Sau khi nước ñược ép, nó ñược lên men

×