Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát một số mẫu giống cói và nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cói nguyên liệu trong vụ mùa tại kim sơn, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 104 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





TRẦN HOÀNG DƯƠNG


KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÓI NGUYÊN LIỆU
TRONG VỤ MÙA TẠI KIM SƠN – NINH BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị, một
công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñều ñã ñược cảm ơn. Trong luận văn tôi sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, các thông tin trích dẫn ñược sử dụng ñều ñược ghi rõ các nguồn
gốc, xuất xứ.
Tác giả luận văn


Trần Hoàng Dương


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn ñấu của bản
thân, tôi còn nhận rất nhiều sự giúp ñỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp ñã tận tình
hướng dẫn, giúp ñỡ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện sau ñại học, Khoa
Nông học, Bộ môn Cây Công nghiệp - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội
ñã quan tâm và tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và
người thân ñã ñộng viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và

thực hiện ñề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn





Trần Hoàng Dương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

1. MỞ ðẦU 1


1. ðặt vấn ñề 1

2. Mục ñích và yêu cầu 3

2.1. Mục ñích 3

2.2. Yêu cầu 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

3.1. Ý nghĩa khoa học 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4

3.3. Phạm vi nghiên cứu 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới và Việt Nam 5

2.1.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới 5

2.2.2. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam 5

2.2. Giới thiệu chung về cây cói 8

2.2.1. Nguồn gốc và phân loại 8

2.2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây cói 9


2.2.3. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển của cây cói 11

2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cói 16

2.3. Những kết quả nghiên cứu cói ở Việt Nam 18

PHẦN 3. ðỊA ðIỂM – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1. Vật liệu nghiên cứu 25

3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 25

3.3. Nội dung nghiên cứu 25


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

3.4. Phương pháp nghiên cứu 25

3.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 29

3.6. Các chỉ tiêu theo dõi 30

3.7. Các chỉ tiêu về mức ñộ sâu bệnh và khả năng chống ñổ 32

3.8. Phương pháp lấy mẫu và xử lý số liệu 33

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34


4.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống cói ñịa phương 34

4.1.2. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống cói 40

4.1.3. Khả năng hình thành tiêm hữu hiệu của các mẫu giống cói 45

4.1.4. Khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh của các mẫu
giống cói 47

4.1.5. Năng suất và chất lượng của các mẫu giống cói 51

4.2. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh trưởng, phát triển của cói
nguyên liệu tại huyện kim sơn 55

4.2.1. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tốc ñộ tăng trưởng chiều
cao và ñường kính thân khí sinh của hai mẫu cói 55

4.2.2. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến khả năng ra mầm và hình
thành tiêm hữu hiệu 58

4.2.3. Khả năng chống chịu với ñiệu kiện ngoại cảnh của hai
mẫu giống cói 61

4.2.4. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất và tỷ lệ cói dài 63

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67

5.1. Kết luận 67


5.2. ðề nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 72



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cói của Việt Nam từ năm
2006 - 2009 6

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số tỉnh trồng cói
chính ở Việt Nam ( 2006 -2009) 7

Bảng 3.1. Nguồn gốc các mẫu giống cói trong thí nghiệm 26

Bảng 4.1. ðặc ñiểm thực vật của các mẫu giống cói 34

Bảng 4.2. ðặc ñiểm ra hoa, làm quả của các mẫu giống cói 37

Bảng 4.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao (cm) của các mẫu giống cói 41

Bảng 4.4. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống cói 42


Bảng 4.5. ðộng thái ñâm tiêm (tiêm/m
2
) của các mẫu giống cói 44

Bảng 4.6. Số tiêm hữu hiệu và vô hiệu của các mẫu giống cói 46

Bảng 4.7. Mức ñộ nhiễm sâu ñục thân và bệnh héo vàng của các mẫu
giống cói tại thời ñiểm thu hoạch 48

Bảng 4.8. Khả năng chống ñổ và màu sắc sợi của các mẫu giống cói 50

Bảng 4.9. Năng suất thực thu và tỷ lệ tươi/khô của các mẫu giống cói 51

Bảng 4.10. Tỷ lệ các loại cói trong các mẫu cói 53

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tốc ñộ tăng trưởng 56

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến ñộng thái tăng trưởng
ñường kính thân khí sinh 58

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến khả năng ra mầm của cói 59

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến số tiêm tại thời ñiểm thu
hoạch của hai mẫu giống cói 60

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến mức ñộ nhiễm sâu ñục
thân và bệnh héo vàng 62

Bảng 4.16. Màu sắc và khả năng chống ñổ của một số mẫu giống cói 63


Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất và tỷ lệ khô
tươi của hai giống cói 64

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng phẩm cấp cói của 2 giống cói 65


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tốc ñộ tăng trưởng chiều
cao thân khí sinh của cói 57

Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến khả năng ra mầm của cói 59

Hình 4.3. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến số tiêm tại thời ñiểm
thu hoạch 61



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT Chữ viết tắt Từ viết tắt
1 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 Mð Mật ñộ
3 CBN Cói bông nâu
4 CBTDð Cổ khoang bông trắng dạng ñứng
5 STT Số thứ tự



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề

Cây cói (Cyperus malaccensis L,) là cây công nghiệp ñặc sản của
vùng ven biển nhiệt ñới, dùng ñể dệt chiếu và sản xuất các mặt hàng tiểu thủ
công mỹ nghệ ñặc sắc như thảm, túi… Từ rất xa xưa nhân dân ta ñã biết tận
dụng cây cói ñể chế biến các sản phẩm phục vụ ñời sống con người. Ngày
nay các sản phẩm cói rất ña dạng và ñã trở nên rất quen thuộc với mọi tầng
lớp nhân dân, mọi ñịa phương, ngày càng có giá trị cao hơn khi xu hướng ưu
tiên sử dụng các sản phẩm tự nhiên thay thế cho các sản phẩm tổng hợp
nhân tạo, chính vì vậy nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cói ngày càng lớn.
Trong những năm gần ñây do nhu cầu các sản phẩm từ cói và doanh
thu mang lại cho người trồng cói liên tục tăng, cùng với việc ñầu tư, áp dụng
các tiến bộ khoa học (giống, các biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật…) nên
diện tích, sản lượng cói liên tục tăng. Nhưng biến ñộng diện tích và sản
lượng cói không ñều theo các ñịa phương, chủ yếu là do sự biến ñộng về thị
trường, trước hết là thị trường cói nguyên liệu.

Ninh Bình là vùng cói lớn ở miền Bắc Việt Nam, trong những năm
gần ñây ñã có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cói, tuy nhiên
cho ñến nay diện tích trồng cói mới chỉ ñạt một phần nhỏ so với kế hoạch
ñặt ra là do cây lúa vẫn còn ñóng vai trò quan trọng ñối với thu nhập của
nông dân. Mặc dù cây cói ñang ñược coi là cây hàng hoá chiến lược nhiều
tiềm năng của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân vẫn chưa mặn mà với việc
chuyển ñổi từ lúa sang cói vì nghề trồng cói rất vất vả, áp lực về lao ñộng
khi thu hoạch, giá cả rất bấp bênh…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Kim Sơn là một huyện ñồng bằng ven biển của tỉnh Ninh Bình, có ñịa
hình tương ñối bằng phẳng chia làm hai vùng rõ rệt là vùng ñồng bằng và
vùng ven biển. Vùng ven biểu chịu ảnh hưởng của chế ñộ nhật chiều không
ñều, biên ñộ trung bình 1,4m, lớn 2- 2,5m. Hệ thống sông ngòi dày ñặc,
trong ñó có 2 con sông lớn là sông ðáy ở phía ñông và sông Càn ở phía nam
của huyện, Hệ thống sông ngòi dọc ngang thuận lợi cho công tác thủy lợi,
thau chua rưa mặn, sản xuất, giao thông và ñời sống của nhân dân. ðiều
kiện tự nhiên ở ñây cùng phù hợp cho sự phát triển của cây cói. Cây cói ñã
trở thành cây công nghiệp tiên phong, có giá trị kinh tế cao trên vùng ñất
mặn mới khai hoang ven biển, cửa sông, chất lượng cói ở Kim Sơn ñược
ñánh giá rất cao với ñộ bền, dẻo, óng ñẹp tự nhiên phù hợp với việc chế tác
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ñã ñược người tiêu dùng trong nước và
ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, một vài năm gần ñây, thị trường trong
nước và thế giới ñã có nhiều thay ñổi, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng
ñòi hỏi những sản phẩm cói có tính ñộc ñáo hơn, tinh tế hơn về chất lượng.
ðồng thời giá cả cạnh tranh là một vấn ñề sống còn của các doanh nghiệp.
Trong khi ñó, ñầu tư ñể phát triển ngành cói chưa ñược chú trọng, nên khoa

học công nghệ còn chưa tiếp cận ñược sản xuất, do ñó thị trường cói Việt
Nam mấy năm gần ñây hết sức khó khăn. Một trong những khó khăn cần
giải quyết hiện nay là phải nghiên cứu ñể tìm ra ñược các biện pháp kỹ thuật
phù hợp nhằm thúc ñẩy sản xuất cói phát triển. Trong ñó, vấn ñề về công tác
phát triển giống cói, chọn tạo ra bộ giống cói phù hợp là hết sức cần thiết là
tiền ñề ñể thúc ñẩy ngành cói phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, kế thừa những kết quả
nghiên cứu từ ñề tài ñộc lập cấp nhà nước về “ứng dụng các giải pháp sinh
học trong tuyển chọn, phục tránh giống cói và xây dựng quy trình thâm canh
tổng hợp nhằm phát triển cói bền vững hiệu quả cao tại các vùng trồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

cói”do PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh làm chủ nhiệm, dưới sự hướng dẫn của
TS. Ninh Thị Phíp – Bộ môn cây Công Nghiệp – Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu ñề tài “Khảo sát một
số mẫu giống cói và nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cói nguyên liệu trong vụ mùa tại Kim Sơn
– Ninh Bình”.
2. Mục ñích và yêu cầu
2.1. Mục ñích
- Xác ñịnh ñược một số mẫu giống cói triểm vọng có năng suất, phẩm
cấp cao phù hợp và xác ñịnh ñược mật ñộ trồng giống cói bông trắng dạng
ñứng và giống cói bông nâu thích hợp cho vùng sản xuất cói Kim Sơn -
Ninh Bình.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phân cấp
của một số mẫu giống cói thu thập ñược.

- ðánh giá ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến khả năng sinh trưởng phát
triển, năng suất và phẩm cấp của giống cói bông trắng dạng ñứng và giống
cói bông nâu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh có cơ sở khoa học ñặc ñiểm thực vật, hình thái và sinh
trưởng, phát triển của các mẫu giống cói làm cơ sở dữ liệu trong công tác
chọn tạo giống cói phù hợp với các vùng sinh thái.
- Xác ñịnh mật ñộ trồng cói thích hợp góp phần hoàn thiện quy trình
thâm canh cói tăng năng suất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

- Kết quả của ñề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học và giảng dạy ñối với cây cói tại các Trường và Viện nghiên cứu về
Nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác ñịnh ñược mật ñộ trồng cói thích hợp và xác ñịnh ñược các mẫu
giống cói có năng suất cao, chất lượng tốt từ các mẫu giống cói ñang ñược
trồng ở ñịa phương. Góp phần tăng năng suất, mở rộng diện tích trồng cói
tại ñịa phương, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài thực hiện ñánh giá khả năng sinh trưởng của các mẫu giống cói
trong vụ mùa năm 2011 tại Kim Sơn -Ninh Bình.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới
Cây cói có nguồn gốc từ vùng ðông Nam Á, nhưng hiện nay vùng
phân bố mở rộng tới phía Tây là Irăc, Ấn ðộ; phía Bắc tới Nam Trung
Quốc; phía Nam tới châu Úc. Cói cũng ñược du nhập vào Braxin ñể làm
nguyên liệu ñan lát, Thị trường tiêu thụ các hàng thủ công mỹ nghệ từ cói và
các nguyên liệu tự nhiên trên thế giới ngày càng ổn ñịnh và mở rộng, lớn nhất
là thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cói thị
trường EU tăng 14%, Mỹ tăng 8% và trên toàn thế giới tăng khoảng 4%.
Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản hầu hết không sản xuất cói chẻ,
các nước này chủ yếu trồng cói không chẻ thuộc họ bấc (Juncaceacea), kĩ
thuật sản xuất cũng có nhiều ñiểm khác biệt như: cói thu hoạch hàng năm,
không lưu gốc, không mất thời gian, nhân công cho công ñoạn chẻ cói và
cói thân tròn có khả năng bảo quản ñược lâu hơn.
2.2.2. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam
Theo báo cáo tổng quan về ngành Cói Việt Nam của Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, cả nước có 26 tỉnh, thành sản xuất cói, tập trung ở ba
vùng lớn là vùng ñồng bằng ven biển Bắc bộ (Thái Bình, Hải Phòng, Ninh
Bình, Nam ðịnh), vùng ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh…) và vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An, ðồng
Tháp).[ 2]
Tổng diện tích khoảng 13,800 ha, sản lượng mỗi năm ñạt 100,000 tấn,
Ở miền bắc, nơi ñược coi là cói có chất lượng tốt nhất và có diện tích cói lớn
nhất là huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, với khoảng 23,000 tấn/năm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cói của Việt Nam
từ năm 2006 - 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2006 12,3 73,2 90,0
2007 13,8 71,6 98,8
2008 11,7 72,4 84,8
2009 10,3 73,5 75,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2011)
Qua bảng 2.1. cho thấy từ năm 2006 ñến năm 2009 diện tích, sản
lượng, năng suất của cói nước ta luôn có sự biến ñộng.
Về diện tích: Năm 2007 diện tích trồng cói nước ta là 13,8 nghìn ha,
tăng so với năm 2006 là 1,5 nghìn ha, nhưng ñến năm 2009 diện tích trồng
cói lại giảm ñi so với năm 2008 là 1,4 nghìn ha.
Về năng suất và sản lượng: Từ năm 2006 – 2009 năng suất cói của
nước ta luôn có sự biến ñổi, năm 2009 năng suất cói là 73,5 tạ/ha là năm có
năng xuất cao nhất từ trước tới nay, tăng so với năm 2008 là 1,1tạ/ha, so với
năm 2007 giảm 1,9 tạ/ha, ñiều này ñược giải thích vì trong những năm gần
ñây nhu cầu thị trường tăng ñối với các mặt hàng có nguồn gốc tự nhiên, giá
cói nguyên liệu tăng nên người ta ñã chú trọng ñến thâm canh, áp dụng các
tiến bộ khoa học làm cho năng suất cói ñang có xu hướng tăng lên, năm
2009 sản lượng cói ñạt thấp nhất là 75,7 nghìn tấn, giảm so với năm 2006 là

14,30 nghìn tấn. Sở dĩ, có sự thay ñổi này là do năm 2009 diện tích giảm
dẫn ñến sản lượng cói giảm, năm 2007 sản lượng cói cao nhất ñạt 98,80
nghìn tấn/ha do có diện tích trồng và năng suất cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số tỉnh trồng cói
chính ở Việt Nam ( 2006 -2009)
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn) Tỉnh
2007

2008

2009

2007

2008

2009

2007


2008

2009

Thái Bình 0,3 0,2 0,1 120 115 100 3,6 2,3 1,0
Ninh Bình 1,0 0,6 0,4 66 61,7 80 6,6 3,7 3,2
Thanh Hóa 5,5 5,1 4,4 72,7 68,6 68,9 40,0 35,0 30,3
Quảng Nam 0,3 0,2 0,2 56,7 75 70 1,7 1,5 1,4
Bình ðịnh 0,4 0,3 0,3 55 70 70 2,2 2,1 2,1
Long An 0,5 0,4 0,4 68 87,5 67,5 3,4 3,5 2,7
Vĩnh Long 1,4 1,2 1,10

85 95,8 100 11,9 11,5 11
Bến TRe 0,60 0,50

0,40

70 72 82,5 4,2 3,6 3,3
Trà Vinh 1,9 1,4 1,4 71,6 73,6 73,6 13,6 10,3 10,3
( Nguồn: Bộ NN & PTNT năm 2011)
Qua bảng 2.2. cho thấy, tỉnh trồng cói nhiều nhất là Thanh Hóa với
diện tích năm 2009 là 4,4 nghìn ha và ñây cũng là tỉnh có sản lượng cói cao
nhất, tiếp ñến là Trà Vinh và Vĩnh Long với diện tích lần lượt là 1,1và 1,4
nghìn ha, Tỉnh có năng suất cói cao nhất là Thái Bình với 100 tạ/ha nhưng
sản lượng không nhiều do diện tích trồng không lớn.
Tuy nhiên, hiện nay sản xuất cói gặp không ít khó khăn ảnh hưởng
không nhỏ ñến ngành sản xuất cói như nhiệt ñộ quá cao, mưa nhiều, năm
2010 do nắng hạn kéo dài trong nhiều tháng, kết hợp với sâu bệnh phá hoại,
nên năng suất cói của gần 3500 ha nguyên liệu huyện Nga Sơn - Thanh Hóa
giảm ñáng kể dẫn ñến các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng cói luôn ở

tình trạng thiếu nguyên liệu, giá cói nguyên liệu tăng cao (15000 ñ/kg).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Thêm vào ñó, những khó khăn về thị trường năm 2007, 2008 là
những khó khăn ñối với ngành cói, giá bán nguyên liệu hiện nay không ổn
ñịnh và thấp, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chất lượng cói không
cao, các cơ sở thủ công thay thế cói bằng nguyên liệu lục bình (bèo tây), thị
trường tiêu thụ không ổn ñịnh, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ yếu
của cây cói thì lại không ký hợp ñồng thu mua dài hạn.
Giá phân bón và nhân công lao ñộng chế biến cói tăng cao trong khi
giá cói không tăng mà có xu hướng giảm mạnh là khó khăn rất lớn ñối với
người trồng cói.
Cói bị nhiều loại sâu bệnh phá hại, làm năng suất cũng như chất
lượng cói bị giảm.
Hiện nay, trong kỹ thuật canh tác vẫn duy trì các giống cũ, canh tác
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, làm cỏ, bón phân sau mỗi ñợt thu hoạch ñể
cho cói tự mọc cho ñến khi cói thu hoạch trong vòng nhiều năm, Sự du nhập
các giống cói mới có chất lượng cao về ñịa phương làm các giống cói bị
thoái hóa, thân cói ngắn, mềm nhỏ, các giống cói hiện nay ñược gieo trồng
là giống cói bông trắng và bông nâu (Hội thảo ngành cói Việt Nam - hợp tác
ñể tăng trưởng năm 2008).
2.2. Giới thiệu chung về cây cói
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
*/Nguồn gốc
Cây cói thuộc họ cói Cyperaceae là cây công nghiệp hàng năm dùng
ñể dệt chiếu và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc văn
hóa vùng ven biển nhiệt ñới, theo sách Vân ðài loại ngữ của Lê Quý ðôn

cách ñây khoảng năm thế kỷ nhân dân ta ñã biết trồng cói và dệt chiếu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Nghề dệt chiếu ñã có từ thời Lê Thánh Tông (1460-1479) do Phạm ðôn Lễ
ñưa từ Quảng Tây (Trung Quốc) (ðoàn Thị Thanh Nhàn & cs, 1996).
Cây cói có nguồn ngốc từ ñông Nam Á nhưng hiện nay phân bố ñã
ñược mở rộng: Phía Tây tới I Rắc, Ấn ðộ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc,
phía Nam ñến Inñônêxia, Châu Úc, cói còn ñược nhập vào Braxin ñể làm
nguyên liệu giấy và ñan lát (Hoàng Văn Hộ, 2003).
*/Phân loại cây cói
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây cói ñược phân loại như sau:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Liliopsida
Bộ (ordo): Cyperales
Họ (familia): Cyperaceae
Phân họ (subfamilia): Cyperoideae
Chi (genus): Cyperus
Tên khoa học: Cyperus malaccensis Lam
Bộ cói có khoảng 70-95 chi với 3800-4000 loài, phân bố rộng rãi
khắp nơi, ñặc biệt là ở vùng ôn ñới và hàn ñới.
Tại Việt Nam, hiện biết 28 chi và trên 300 loài, trong họ cói
(Cyperaceae) phổ biến nhất là loài Cyperus malaccensis Lam với 2 giống:
Giống cói bông trắng dạng ñứng và giống cói bông trắng dạng xiên.
2.2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây cói
Cây cói chia làm 2 bộ phận rõ rệt: Bộ phận dưới mặt ñất (thân ngầm)
và bộ phận trên không (thân khí sinh).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

2.2.2.1 Rễ cây
Rễ cói có 3 loại: Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ
ăn ngang hút chất mầu ở mặt ñất và rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hòa tan
trong nước.
Rễ mọc ra từng ñợt xung quanh thân ngầm, theo sự phát triển thân ngầm
mọc dài trước, rễ mọc dài sau, ñộng thái vươn dài của rễ lúc ñầu nhanh về sau
chậm dần, rễ lúc non mầu trắng, già chuyển sang mầu nâu hồng, khi chết mầu
ñen, rễ sống ñược 3 tháng, rễ con và rễ nhánh thường chết trước rễ cái.
Cói trồng trong ñất ngập nước sâu lâu ngày, nơi có nồng ñộ muối cao
hoặc ñất chua thì bộ rế phát triển kém.
2.2.2.2 Nhánh hút và thân ngầm
Những mầm ăn dưới mặt ñất gọi là nhánh hút, nhánh hút già ñi thành
thân ngầm, nhánh hút và thân ngầm ñều có ñốt, mỗi ñốt có vẩy (vẩy là hình
thức thoái hóa của lá).
Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khă năng nẩy mầm,
vừa giữ chức năng tích lũy và dự trữ, nhánh hút và thân ngầm dùng ñể nhân
giống vô tính.
Thân ngầm mầu trắng hồng (cói non), mầu trắng vàng (cói già), thân
ngầm tồn tại qua nhiều lứa cói thì mầu thân càng sẫm mầu ñi.
2.2.2.3 Thân khí sinh
Nằm sát mặt ñất, chỉ có ñốt trên cùng vươn dài lên tận cùng có mang
lá (lá mác), hoa nở giữa lá mác.
ðoạn cuối thân khí sinh dưới lá mác có một ngấn trắng gọi là khoang cổ
(chỉ có cói bông trắng và bông nâu mới có, cói ba cạnh không có ngấn trắng),
thân khí sinh cao hay thấp là do nước và phân quyết ñịnh: Bị hạn, bị mặn nhiều


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

và thiếu màu thì thân khí sinh thấp, ñủ nước ñủ phân thì thân khí sinh cao.
Nồng ñộ muối thích hợp ñể thân khí sinh phát triển là 0,09 – 0,2,
nồng ñộ càng tăng số thân khí sinh giảm dần, nồng ñộ 1% cây vẫn sống
nhưng chiều cao thấp, ñường kính nhỏ và thời gian sinh trưởng chậm (cói
bãi 1 năm 1 vụ, cói ñồng 1 năm có thể 3 vụ, bình thường là 2 vụ).
Về mật ñộ: Mật ñộ càng dày thì chiều cao càng lớn, ñường kính thân
và ñộ chênh lệch gốc ngọn càng bé, số tiêm trên ñơn vị diện tích tăng, số
ngày sinh trưởng dài, ñộng thái sinh trưởng nhanh, cói lâu xuống bộ; mật ñộ
dày ánh sáng thiếu, gốc kéo dài, cây cói vươn cao, những tiêm về sau vươn
dài hơn tiêm mọc trước. Mật ñộ dày quá, phân bón không thích hợp cói sẽ
yếu và ngả cây cho phẩm chất kém.
2.2.2.4 Lá
Lá hình thành cùng với sự hình thành của lóng. Lá cói phát triển từ
dưới lên: Lá vẩy hình thành sớm rồi ñến lá bẹ cuối cùng là lá mác.
Lá vẩy bảo vệ thân ngầm, lá bẹ bảo vệ thân ngầm và miền sinh trưởng
của thân khí sinh ñồng thời làm nhiệm vụ quang hợp, là mác có nhiệm vụ
quang hợp và bảo vệ hoa.
Lá vẩy và lá bẹ ở dưới nhỏ, những lá ở trên to, lá mác thì trái lại, về
tuổi thọ của lá, lá vẩy sống ngắn nhất rồi ñến lá mác, sống lâu nhất là lá bẹ,
khi lá mác chết thì cói xuống bộ, lụi và chết.
2.2.3. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển của cây cói
Vòng ñời cây cói ngắn (3 – 4 tháng ) mà tuổi thọ của ñám cói rất lâu,
có ñám cói tồn tại 60 – 70 năm.
Tùy theo ñiều kiện canh tác, tính chất ñất ñai, ñộ phì, lượng mưa, khí
hậu và chế ñộ chăm sóc mà cây cói có sự diễn biến khác nhau.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Trồng thưa ñất ñai mầu mỡ thân ngầm to, vươn dài và cho thân khí sinh
to, thấp, ñất ñai mầu mỡ, trồng dày thì thân ngầm to, ñốt ngắn, kết quả cho thân
khí sinh nhỏ và cao, kỹ thuật canh tác tốt, cho thân khí sinh ñanh và tròn.
Trồng cói nơi nước ngọt cọng to và dài, trồng nơi nước lợ cọng dài và
ñanh, nơi nước mặn cọng cói vừa ñanh vừa ngắn.
Cắt cói vụ xuân tỉ lệ tươi/ khô cao, cắt cói ở vụ mùa tỉ lệ tươi/ khô
thấp, cói cắt sớm tỉ lệ tươi/ khô cao, cắt muộn (cói ñã xuống bộ) tỉ lệ tươi/
khô thấp, bãi trồng cói mà thiếu nước cói khó ñâm tiêm, nhưng nước cao cói
ñâm tiêm lại kém, nhiệt ñộ cao cói mau xuống bộ, nhiệt ñộ thấp cói chậm
phát triển, gió nhẹ, mưa giông nhiều cói phát triển tốt, gió ñông bắc (gió heo
may) cói chóng tàn.
2.2.3.1 Thời kỳ vươn dài của thân ngầm
Mỗi thân ngầm có 4 mầm: Mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái hoạt
ñộng mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ ñược lá vẩy và lá bẹ bảo vệ, trong ñiều
kiện ngoại cảnh bất lợi (ngập nước, nồng ñộ muối cao ,,, ) thì mầm 1 và 2 bị
hại, mầm 3 và 4 ñược bảo toàn, khi có ñiều kiện thuận lợi lại phát triển tốt.
Sự vươn dài hay ngắn của thân ngầm là do miền sinh trưởng nằm ở
phía dưới mỗi lóng, nó ñược bảo vệ bởi lá vẩy hay lá bẹ, lóng vươn càng dài
thân ngầm càng dài. Ngoài ra nó còn thụ thuộc vào mật ñộ, ñất ñai, mực
nước, mầm 1 và 2 của thân ngầm vươn dài hơn mầm 3 và 4 trong ñiều kiện
năm ñầu mới trồng.
Ở ñộ sâu 15cm, thân ngầm sinh trưởng chậm và yếu, gầy và có xu hướng
vươn dài lên mặt ñất, thân ngầm sinh trưởng thích hợp ở ñộ sâu 3 ñến 5cm.
Cói trồng ở ñất khô, thân ngầm sinh trưởng ñược ở ñộ sâu 4 ñến 5cm, trong
khi ñó trồng ở ruộng có nước thân ngầm ñã sinh trưởng ở ñộ sâu 2 ñến 3cm,

Ruộng cói có mực nước sâu, sau khi cắt bị ngập nước lâu ngày, mầm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

1 và 2 bị thối; rút nước cạn cói mọc lên toàn cọng bé, ñó chính là mầm 3 – 4
phát triển thành.
Cói trồng ở ruộng sâu thì sự phát triển phụ thuộc vào ñoạn hở trên
mặt nước của thân khí sinh nhiều hay ít, ở chân nước sâu nếu cấy mống dài
(ñoạn hở của thân khí sinh dài) thì cói ñâm tiêm mạnh.
Trong sản xuất, yêu cầu thân ngầm to ñể tích lũy chất dự trữ ñược
nhiều, sau này cho cây cói dài và dẻo, Còn ñộ vươn dài của lóng cần ngắn,
càng ngắn sẽ cho nhiều tiêm mọc lên, thân khí sinh sẽ bé và dài – ñó là yêu
cầu của thị trường. Muốn thế, khi cấy cần ñảm bảo ñộ sâu 3 ñến 5cm, mực
nước 2 ñến 3 cm, với ñiều kiện ñất ñai mầu mỡ và khi nhổ mống, cần bảo vệ
mầm 1 và 2 (tránh nhổ ñứt thân ngầm).
2.2.3.2. Thời kỳ ñâm tiêm và quy luật ñẻ nhánh
Thời kỳ ñâm tiêm và quy luật ñể nhánh chiếm một thời gian dài trong
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cói, nó quyết ñịnh ñến năng suất
thu hoạch. Vì vậy, trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất, Sự họat
ñộng chủ quan của con người là rất quan trọng.
a. Sự ñâm tiêm:
Cói mầm 1 ở thân ngầm mọc ra 2 thân ngầm, từ 2 thành 4, từ 4 thành
8 và cứ thế gấp ñôi mãi… Hai nhánh mọc ra từ một thân ngầm tạo thành 2
ngọn (nhân dân thường gọi là nhánh chẻ ñôi), từ các nhánh ấy nhô ra khỏi
mặt ñất lá mác chưa mở gọi là sự ñâm tiêm.
Tiêm của mầm một bao giờ cũng dài hơn, sinh trưởng mạnh hơn mầm
2, mầm 3 có khă năng sinh trưởng mạnh hơn mầm 4, cắt mầm 1 và 2 thì
mầm 3 và 4 ñâm tiêm nhanh hơn.

- Thời tiết: Nhiệt ñộ thấp quá dưới 12
0
C tiêm hầu như không phát

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

triển, Những ñợt ra tiêm tháng giêng, tháng 2 cao lắm cũng chỉ 60 ñến 75
cm thì lụi thành bổi và thường bị bệnh nấm vàng, lứa tiêm hữu hiệu tập
trung vào các ñợt cuối tháng 3 ñầu tháng 4 (vụ xuân) và tháng 7 ñến tháng 8
(vụ mùa), lứa tiêm tháng 11, 12 nếu ở ñất ñai mầu mỡ, chăm bón tốt sang
tháng 2 có thể thu hoạch ñược (vụ 3), nhiệt ñộ thích hợp ñể tiêm phát triển
tốt là 22 ñến 28
0
C,
- Mực nước: Mực nước càng sâu thì sự ñâm tiêm càng bị hạn chế, nếu
ñể mặt ñất luôn luôn ẩm thì tỉ lệ ñâm tiêm cao.
- ðất ñai: ðộ pH ñể cói ñâm tiêm khỏe là 6 – 7, còn ñộ mặn thích hợp
là 0,15% Cl

.

- Phân bón: Bón kết hợp giữa ñạm, lân và kali với tỉ lệ thích hợp thì
tiêm ñâm nhanh và khỏe, bón phân chuồng kết hợp với lượng phân vô cơ
theo tỉ lệ N:P thích hợp cũng cho kết quả về sự ñâm tiêm tốt hơn.
b, Quy luật ñẻ nhánh:
Sau khi tiêm mọc 5 ñến 7 ngày thì lá mác bắt ñầu xòe (vụ xuân 5 ñến
7 ngày, vụ mùa 3 ñến 5 ngày), ở nhiệt ñộ 25 ñến 27
o

C thì cói bắt ñầu ñẻ
nhánh, mỗi lần ñẻ 2 nhánh (từ mầm ngủ 1 và 2): Nhánh thứ nhất ra trước
nhánh thứ hai 14 ñến 16 ngày (vụ xuân) và 10 ñến 12 ngày (vụ mùa), nếu
gặp nhiệt ñộ thấp 10 ñến 12
0
C thì sự ñẻ nhánh bị ngừng trệ.
Khi lá mác ñã xòe, thì sự ñẻ nhánh phát triển nhanh, ñến ngày thứ 30
lại bắt ñầu ñợt tiêm khác nhô lên, ñồng thời thân khí sinh phát triển ñầy ñủ
lá bẹ, lá bao, lá mác.
2.2.3.3 Thời kỳ vươn cao
Thời kỳ vươn cao (lá mác vượt quá 10 cm khỏi lá bẹ), là thời kỳ tổng
hợp tác dụng của phân bón, ẩm ñộ và nước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

Muốn tăng năng suất cói cần nắm vững thời kỳ này của từng nơi, từng
lúc mà ấn ñịnh thời gian chăm sóc, bón phân hợp lý.
Ánh sáng và nước: Vào khoảng 22 ñến 27
0
C trung tuần tháng 4 và 28
ñến 29
o
C hạ tuần tháng 8 có mưa là 2 thời kỳ vươn cao mạnh nhất.
Nếu nhiệt ñộ tăng dần mà kèm theo có mưa giông ñộng thái vươn cao
của cói rất nhanh: Bình quân mỗi ngày tăng 3,31 cm, có ngày lên tới 6 cm.
Nước mưa không những cung cấp ñầy ñủ nước trong ñất ñồng thời
còn làm tăng ñộ ẩm không khí có lợi cho sự sinh trưởng của cói, mưa nhỏ và
sương nhiều cũng có tác dụng xúc tiến cói lên cao. Như vậy, rõ ràng là cói

có khả năng hút nước bằng thân, trong sản xuất, cói trống trong rợp cây rất
dài, lướt, dễ bị ñổ ảnh hưởng xấu ñến phẩm chất, cói trồng dày, ánh sáng
thiếu, cây cói rất bé và dài lên cũng dễ bị ñổ, trong kỹ thuật tăng năng suất
cói ñể ñảm bảo phẩm chất cần chú ý số tiêm/m
2
và chống lốp ñổ.
2.2.3.4 Thời kỳ ra hoa và chín
Sau khi lá mác hình thành ñầy ñủ thì mầm hoa cũng ñược hình thành
nằm ở kẽ lá.
Từ tháng giêng ñến tháng 12 lúc nào cũng có hoa nếu không thấy ở
nơi này thì thấy ở nơi khác, cói ra hoa rộ từ tháng 5 ñến trung tuần tháng 6
thì lụi dần (vụ xuân), vụ mùa ñầu tháng 8 ra hoa rộ ñến trung tuần tháng 9
thì bắt ñầu lụi, do lệ thuộc vào ñiều kiện thời tiết cói mùa xuống nhanh hơn
cói xuân, gió mùa ñông bắc về sớm cói xuân xuống sớm, gió ñông bắc về
muộn cói xuân xuống muộn.
Khi cói ñã xuống ngày cao nhất cũng ñến 1,5 ñến 2cm cói khô ngọn
rụi xuống.
Khi cói chín tức là hoàn thành một chu kì sinh trưởng, phát triển này

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

cũng tiếp tục một chu kì mới, ñợt hoa chín chuyển mầu thì ñợt tiêm mang lá
lại tiếp tục mọc lên, cho nên nếu cắt sớm quá cói sẽ bị yếu khó chẻ, mà tỉ lệ
tươi/ khô cao, ngược lại, cắt muộn quá thì cắt phải lứa tiêm mùa ảnh hưởng
lớn ñến sự chăm sóc cho vụ sau.
Xác ñịnh thời kì chín tức là xác ñịnh tỉ lệ tươi/ khô, tỉ lệ tươi/khô cao
năng suất cói thấp. Nếu ñịnh thời kì chín muộn cói sẽ xuống bộ nhiều hơn
tốn nhiều công trong khâu thu hoạch.

Cói lúc chín trình tự phơi mầu như sau:
- Phơi mầu từ dưới lên trên
- Khi chín cũng chín từ dưới lên trên
- Hoa ñầu và cuối của một bông thì phơi mầu và chín cách nhau 9
ñến 10 ngày.
Về mầu sắc cói chín có mầu xanh óng ánh, những sợi cói va vào nhau
phát ra tiếng kêu khẽ, Hoa từ mầu trắng chuyển sang mầu ngà là cói bắt ñầu
chín, Cói chín hẳn hoa có mầu nâu.
2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cói
2.2.4.1 Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ thích hợp cho cói sinh trưởng là 22 - 28
0
C, ở nhiệt ñộ thấp
cói chậm phát triển, khi nhiệt ñộ thấp hơn 12
0
C cói ngừng sinh trưởng, nếu
cao hơn 35
0
C ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của cói ñặc biệt là vào giai
ñoạn cuối, ở mức nhiệt ñộ cao, cói nhanh xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống
dưới), ñộ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng trên dưới 85%.
2.2.4.2 Ánh sáng
Cói là cây không phản ứng chặt với quang chu kỳ, sự ra hoa không phụ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17

thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày, cói là cây ưa sáng, cói cần nhiều
ánh sáng ở thời kỳ ñẻ nhánh, sau khi ñâm tiêm và lá mác ñã xoè, ánh sáng

ảnh hưởng ñến quang hợp của cây, ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp ñến khả
năng vươn cao của cói, trong ñiều kiện sản xuất cói trồng dầy và trồng ở nơi
có bóng rợp làm cho cây vươn dài, yếu cây, dễ ñổ, phẩm chất sợi cói kém.
2.2.4.3 Nước
Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh
trưởng và phát triển của cây cói. Trong cây cói nước chiếm từ 80-88%, do
vậy nước là nhu cầu quan trọng ñể cói sinh trưởng, phát triển, nếu ở thời kỳ
ñẻ nhánh cói bị hạn hay úng sẽ ñẻ nhánh kém, ruộng cói bị thưa cây làm năng
suất giảm. Ở thời kỳ cói vươn cao cói cần nhiều nước, ñặc biệt là sau khi mưa
dông cói vươn lên mạnh, vào mùa hanh khô (tháng 1, 2, 3), ñồng cói thường
khô thiếu nước, nếu không ñáp ứng ñủ nhu cầu nước trong thời kỳ này cói
xấu hẳn và hầu như ngừng sinh trưởng. Nếu gặp ngập úng, nước tù hãm lâu
làm cho cói ñen gốc, phẩm chất kém, ñể cói sinh trưởng và phát triển tốt thì
biện pháp tưới tràn, tháo kiệt ñược coi là biện pháp có hiệu quả nhất.
2.2.4.4 ðộ mặn
Nước mặn hay ngọt ñều ảnh hưởng nhất ñịnh ñến chất lượng của cói,
Nước có ñộ mặn vừa phải cói mới ñanh cây, nhưng mặn quá cói cũng không
phát triển ñược, cói chỉ phát triển tốt ở ñộ mặn từ 0,2% trở xuống, ở ñộ mặn
0,4% các quá trình sinh trưởng phát triển bắt ñầu giảm, từ nồng ñộ 0,8 -
1,0% cói phát triển rất yếu và khi ñộ mặn >1,0% cây cói bắt ñầu chết, nhưng
thân ngầm có sức chịu mặn cao nên vẫn tồn tại. Do vậy, cói bãi nước mặn
thường chỉ thu hoạch ñược một vụ vào mùa nước ngọt.
Nước ngọt giúp cây cói mọc nhanh, bốc mạnh, nhưng nước ngọt làm
cho cói to cây, xốp ruột, cói ñồng thường to hơn cói bãi một phần do ñiều

×