Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

bài tập môn dụng cụ cắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.94 KB, 29 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu “Bài tập và Nhiệm vụ về nhà” cùng với Bài giảng “Dụng cụ cắt 1” (04
tín chỉ) được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên. Quan trọng
hơn, tài liệu này sẽ trợ giúp và thúc đẩy sinh viên chuyên ngành Chế tạo máy có thể
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, giúp sinh viên nắm bắt kiến thức cốt
lõi của Học phần, tạo sự chủ động và rèn luyện kĩ năng thực tế và sáng tạo thông qua
quá trình tự học cho sinh viên.
Tài liệu gồm các bài tập và nhiệm vụ về nhà (BT - NV) mà sinh viên đăng kí
học phần “Dụng cụ cắt 1” phải hoàn thành theo từng tín chỉ và trước khi thi kết thúc
học phần. Sau khi hoàn thành ít nhất 60 BT – NV/ tín chỉ, sinh viên sẽ được đánh giá
và được nhận 01 điểm thành phần. Bên cạnh đó, để có kết quả cao khi thi kết thúc và
điểm tổng kết Học phần cao, sinh viên cần phải hoàn thành toàn bộ các BT-NV được
giao.
Các dạng BT – NV trong tài liệu này gồm một số dạng thức sau:
1) Vẽ và định nghĩa thông số hình học của dụng cụ cắt và quá trình gia công
bằng cắt;
2) Chứng minh một số công thức đã trình bày trong bài giảng Dụng cụ cắt 1;
3) Đọc lý thuyết và khảo sát các hiện tượng thực tế của quá trình cắt gọt;
4) Nêu nhận xét, đề xuất bước đầu có tính sáng tạo và khác với cách trình bày
trong bài giảng Dụng cụ cắt 1.
5) Tìm, phát hiện ra mối liên kết giữa các thông số dụng cụ cắt, thông số quá
trình cắt và kết quả cuối cùng của quá trình cắt thông qua việc đọc, hiểu kĩ
sự liên kết giữa các mục, chương trong bài giảng với nhau và hiểu mối liên
kết chặt chẽ giữa nội dung trình bày trong bài giảng với các sách khoa học -
công nghệ, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo khác.
Mặc dù soạn giả đã có nhiều cố gắng nhưng do tài liệu được biên soạn lần đầu,
với trình độ chuyên môn và thời gian hạn chế, nên tài liệu này khó tránh khỏi thiếu sót.
Mọi ý kiến phê bình, phản biện tài liệu này xin gửi đến soạn giả theo địa chỉ:
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2014


Người biên soạn
GVC. Cao Thanh Long
1
CAS. (AIT, Thái Lan - 2005), Thạc sĩ Kỹ thuật (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội –
1997), Kỹ sư Cơ khí Chế tạo máy (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học
Thái Nguyên - 1985).
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THÔNG SỐ HÌNH HỌC DỤNG CỤ CẮT VÀ LỚP CẮT
MỤC TIÊU
Quá trình hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ Chương1 sẽ giúp sinh viên:
1 - Đọc - hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề lý thuyết cơ bản về các khái niệm, định
nghĩa của quá trình cắt, thông số hình học dụng cụ cắt xét trong trạng thái tĩnh và trong
quá trình cắt cũng như thông số hình học lớp cắt đã được trình bày trong Chương 1 –
Bài giảng Dụng cụ cắt 1 (Sau đây viết tắt là Bài giảng);
2
2 – Tiếp cận với cách tự học chủ động và sáng tạo thông qua các bài tập có yêu cầu
trình bày theo cách tiếp cận khác với nội dung Bài giảng;
3 – Tập giải quyết các nhiệm vụ ứng dụng ngay vào thực tiễn gia công kim loại và hợp
kim bằng cắt.
1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
1) Vẽ hình minh họa và định nghĩa chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao
đối với trường hợp tiện ngoài chạy dao dọc và chạy dao ngang? Anh/chị hãy cho biết
quĩ đạo chuyển động cắt tương đối tương ứng từng trường hợp trên là đường gì?
2) Vẽ hình minh họa và định nghĩa chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao
đối với trường hợp phay mặt phẳng bằng dao phay mặt đầu? Anh/chị hãy cho biết quĩ
đạo chuyển động cắt tương đối khi này là đường gì?
3) Vẽ hình minh họa và định nghĩa chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao
đối với trường hợp phay mặt phẳng bằng dao phay trụ? Anh/chị hãy cho biết quĩ đạo
chuyển động cắt tương đối khi này là đường gì?
4) Vẽ hình minh họa và định nghĩa chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao

đối với trường hợp bào mặt phẳng trên máy bào ngang? Anh/chị hãy cho biết quĩ đạo
chuyển động cắt tương đối khi này là đường gì?
5) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về quá trình cắt (Quá trình gia công có
phoi)? Phân biệt khái niệm phôi và phoi trong gia công bằng dụng cụ cắt?
6) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp phay mặt phẳng bằng dao phay mặt đầu?
7) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp phay mặt phẳng bằng dao phay trụ?
8) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp bào mặt phẳng bằng dao bào đầu thẳng trên
máy bào ngang?
9) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp tiện mặt trụ ngoài bằng dao tiện chạy dao
dọc?
10) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp tiện mặt trụ ngoài bằng dao tiện chạy dao
ngang?
3
11) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp khoan phôi tấm cán nóng bằng mũi khoan
xoắn vít?
12) Vẽ hình minh họa và trình bày khái niệm các bề mặt hình thành trên phôi khi quá
trình cắt đang thực hiện đối với trường hợp khoan mở rộng lỗ trên phôi tấm cán nóng
bằng mũi khoan xoắn vít?
13) Trình bày khái niệm về các loại bề mặt hình thành trên phôi khi quá trình cắt đang
thực hiện và vẽ ví dụ minh họa? (Gợi ý: Chú ý các trường hợp có hai, ba, hoặc 4 loại
bề mặt hình thành trên phôi?)
14) Tại sao dao tiện ngoài được lấy làm cơ sở để nghiên cứu thông số hình học phần
cắt của dụng cụ cắt (Sau đây gọi tắt là dao)?
15) Vẽ và định nghĩa các bề mặt hình thành trên phần cắt của dao tiện? Khi cắt vai trò

của chúng có thay đổi không? Tại sao?
16) Vẽ và định nghĩa lưỡi cắt chính, lưỡi cắt phụ và mũi dao tiện? Vai trò của chúng có
thay đổi khi cắt không? Tại sao?
17) Vẽ và trình bày các yếu tố của chế độ cắt?
18) Tại sao lượng chạy dao được chia thành: Lượng chạy dao răng, lượng chạy dao
vòng và lượng chạy dao phút?
19) Phân biệt khái niệm:
- Chuyển động tương đối và chuyển động tuyệt đối?
- Vận tốc cắt và vận tốc cắt chính?
- Vận tốc chạy dao và lượng chạy dao?
20) Vẽ và trình bày công thức tính chiều sâu cắt khi tiện chạy dọc bề mặt ngoài và bề
mặt lỗ?
21) Vẽ và trình bày khái niệm mặt cắt, mặt đáy trong trường hợp tiện chạy dao dọc?
22) Vẽ và trình bày khái niệm các mặt phẳng tọa độ dùng để định nghĩa thông số hình
học của dao?
23) Tên gọi khác của mặt cắt, mặt đáy tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dao tiện là
gì?
24) Tên gọi chung của các tiết diện chính, phụ, dọc và ngang của dao tiện là gì?
4
25) Vẽ và trình bày khái niệm mặt cắt, mặt đáy trong trường hợp tiện chạy dao ngang
(Tiện cắt đứt có φ= 75
0
và lượng chạy dao Sn) xét trong tiết diện N – N và tiết diện Y-
Y?
1.2. THÔNG SỐ HÌNH HỌC PHẦN CẮT
XÉT TRONG TRẠNG THÁI TĨNH
26) Anh/chị hãy trình bày khái niệm “Trạng thái tĩnh” của dao?
27) Anh/chị hãy vẽ hình biểu diễn thông số hình học của dao xét trong trạng thái tĩnh
tại tiết diện chính và phụ?
28) Anh/chị hãy vẽ hình biểu diễn thông số hình học của dao xét trong trạng thái tĩnh

tại tiết diện dọc và ngang?
29) Anh/chị hãy định nghĩa và vẽ hình biểu diễn góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ,
góc mũi dao của dao tiện xét trong trạng thái tĩnh?
30) Anh/chị hãy định nghĩa và vẽ hình biểu diễn góc nâng của lưỡi cắt chính và góc
nâng của lưỡi cắt phụ của dao xét trong trạng thái tĩnh?
31) Vẽ và trình bày qui ước về dấu của góc trước xét trong tiết diện chính và góc nâng
của lưỡi cắt chính? Nhận xét ý nghĩa qui ước về dấu và đề xuất phương án thay đổi qui
ước về dấu của hai góc này (Khác với qui ước đã được trình bày trong Bài giảng Dụng
cụ cắt 1 – 2012)?
1.3. THÔNG SỐ HÌNH HỌC PHẦN CẮT
KHI DỤNG CỤ CẮT LÀM VIỆC
32) Tại sao thông số hình học phần cắt của dao thay đổi khi cắt?
33) Trình bày sự thay đổi góc trước, góc cắt, góc sắc và góc sau khi dao tiện gá không
ngang tâm, xét trong tiết diện dọc, tiết diện ngang và tiết diện chính?
34) Khi mũi dao tiện gá không ngang tâm, các góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ và
góc mũi dao có thay đổi không? Hãy chứng minh bằng toán học nhận xét của anh/chị?
35) Tính góc mũi dao trên mặt trước của dao bào khi bào một rãnh có tiết diện hình
thang cân có: Bề rộng cạnh lớn B, bề rộng cạnh nhỏ b, chiều cao rãnh h.
Thông số đã biết gồm:
- Máy bào ngang;
- Góc trước của dao xét trong tiết diện chính γ;
- Góc nâng của lưỡi cắt chính λ.
5
36) Vẽ và trình bày công thức xác định sự thay đổi góc nghiêng chính, góc nghiêng
phụ và góc mũi dao trong trường hợp trục dao tiện gá vuông góc và không vuông góc
với đường tâm phôi?
37) Vẽ và trình bày cách xây dựng công thức xác định sự thay đổi góc trước, góc sắc,
góc cắt và góc sau tại tiết diện dọc khi dao có chuyển động chạy dao ngang?
38) Tại sao khi mài lưỡi cắt chính theo góc φ < 90
0

, dao có thể cắt không để lại lõi trên
phôi hoặc trên chi tiết đã tiện? Anh/chị hãy cho biết khi nào cần không để lại lõi trên
chi tiết tiện hoặc trên phôi?
39) Anh chị hãy trình bày hình vẽ và mô tả cấu tạo, nguyên lý làm việc của mâm cặp
ba chấu tự định tâm?
40) Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa hệ số đặc tính a trong phương trình của đường xoắn
Archimedes (Tạm phiên âm tiếng Việt là Ác-si-mét) trong tọa độ cực:
ρ = a*θ khi tính toán thiết kế chấu cặp của mâm cặp ba chấu tự định tâm?
41) Vẽ và trình bày các công thức xác định sự thay đổi góc trước, góc sắc, góc cắt và
góc sau tại tiết diện ngang và tiết diện chính khi dao có chuyển động chạy dao dọc?
42) Chứng minh công thức: tgµ = tgµ
x
.sinϕ khi dao tiện ngoài có lượng chạy dao dọc
là Sd tại điểm x trên lưỡi cắt chính của dao ứng với phôi có đường kính Dx với:
- φ: Góc nghiêng chính;
- µ, µx: Góc nghiêng của đường xoắn vít xét trong tiết diện chính và tiết diện ngang.
43) Xét quá trình cắt đứt một phôi thép có đường kính ngoài D bằng dao tiện cắt đứt có
bề rộng lưỡi cắt chính b; dao tiện này có góc trước chính γ; góc sau chính α; góc
nghiêng chính φ = 90
0
; góc nghiêng phụ φ
1;
lượng chạy dao Sn. Hãy:
1. Vẽ hình biểu diễn các thông số đã cho của dao và phôi?
2. Biểu diễn vị trí mặt hình thành trên phôi khi quá trình cắt đang thực hiện?
3. Xác định giá trị và vẽ cách xác định chiều sâu cắt t trong trường hợp này?
4. Xác định trị số đường kính mặt đang gia công mà tại đó α
cy
= 0
0

?
5. Xác định vị trí lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ của dao tiện cắt đứt này?
1.4. THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA LỚP CẮT
44) Trình bày khái niệm về lớp cắt? Vẽ và trình bày thông số hình học của lớp cắt? Tại
sao thông số hình học của lớp cắt được qui ước đo trên mặt trước của dao? Đại lượng S
trong công thức tính diện tích lớp cắt sử dụng đơn vị đo chiều dài nào?
6
45) Vẽ, trình bày cách xác định diện tích cắt danh nghĩa và diện tích cắt thực của lớp
cắt? Tại sao hai diện tích này khác nhau?
46) Vẽ và trình bày cách tính chiều cao nhấp nhô h trên mặt đã gia công cho trường
hợp dao tiện ngoài chạy dao dọc có lưỡi cắt chính và phụ thẳng và cho trường hợp lưỡi
cắt chính và phụ là đường tròn? Nêu nhận xét (Nếu có).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHƯƠNG I
1) Bài giảng Vẽ Kỹ thuật
2) Bài giảng Cơ học lý thuyết
3) Bài giảng Dụng cụ cắt 1
4) Bài giảng Hình học – Họa hình
5) Bài giảng Kỹ thuật đại cương
6) Bài giảng Toán cao cấp 1.
7) Website: />8) Website: />7
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT
MỤC TIÊU
Quá trình hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ Chương 2 sẽ giúp sinh viên:
1 - Đọc - hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò mang tính quyết định của vật liệu dụng cụ
cắt đến quá trình gia công bằng cắt;
2- Tìm hiểu tính chất cơ lý và phạm vị sử dụng các loại vật liệu dụng cắt phổ biến hiện
nay;
2 – Tập giải quyết các nhiệm vụ tra cứu và tổng hợp tài liệu kỹ thuật liên quan đến nội
dung Chương 2; tập cách nêu nhận xét sau khi có kết quả phân tích.

2.1 YÊU CẦU CHUNG CỦA VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT
1) Vẽ lại biểu đồ như hình vẽ dưới đây:
2) Phân tích biểu đồ và đưa ra các nhận xét (Nếu có).
8
3) Trình bày yêu cầu chung của vật liệu dụng cụ cắt theo quan điểm thứ nhất (Tính
năng cắt, tính công nghệ và tính kinh tế) và quan điểm thứ hai (Như trình bày trong Bài
giảng Dụng cụ cắt 1 – 2013)?
4) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về tính công nghệ trong ngành chế tạo
máy?
5) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về tính kinh tế trong ngành chế tạo máy?
6) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về độ cứng của vật liệu dùng trong chế tạo
máy?
7) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về độ bền nhiệt (Tính cứng nóng) của vật
liệu dụng cụ cắt?
8) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về độ bền cơ học của vật liệu dụng cụ cắt?
9) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về độ bền mòn của vật liệu dụng cụ cắt?
10) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về độ dẫn nhiệt của vật liệu dụng cụ cắt?
11) Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của mình về cách đo (Xác định) độ dẫn nhiệt của
vật liệu dụng cụ cắt?
12) Phân biệt khái niệm độ cứng của vật liệu dụng cụ cắt và độ cứng (Độ rắn) chi tiết
máy?
13) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thang độ độ cứng sau đây: HRA, HRB,
HRC, HV và HB?
2.2 CÁC LOẠI VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT PHỔ BIẾN
14) Tại sao khi tôi, thép dụng cụ lại có độ cứng cao?
15) Độ cứng thứ 2 của thép dụng cụ là gì?
16) Tại sao hàm lượng Cacbon trong thép các bon dụng cụ nằm trong khoảng 0,6% -
1,3%?
17) Lập bảng so sánh ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của các nhóm thép dụng cụ
phổ biến?

18) Tại sao khối lượng riêng của thép gió lại cao hơn thép hợp kim và thép các bon
dụng cụ?
9
19) Làm thế nào để phân biệt ba mẫu thép sau đây: T1 (Tiêu chuẩn AISI – USA); 90
CrSi (TCVN) và CD70A (TCVN) bằng các thiết bị hiện có tại Trung tâm thực nghiệm
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, ĐHTN?
20) Trình bày hiểu biết của anh/chị về thép các bon dụng cụ?
21) Trình bày hiểu biết của anh/chị về thép hợp kim dụng cụ?
22) Trình bày hiểu biết của anh/chị về thép gió sử dụng làm vật liệu dụng cụ cắt?
23) Trình bày hiểu biết của anh/chị về hợp kim cứng được sử dụng làm vật liệu dụng
cụ cắt?
24) Trình bày hiểu biết của anh/chị về Ceramics được sử dụng làm vật liệu dụng cụ
cắt?
25) Trình bày hiểu biết của anh/chị về CBN được sử dụng làm vật liệu dụng cụ cắt?
26) Trình bày hiểu biết của anh/chị về kim cương được sử dụng làm vật liệu dụng cụ
cắt?
27) Trình bày hiểu biết của anh/chị về ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của vật liệu
phun phủ được sử dụng chế tạo dụng cụ cắt?
28) Tại sao kim cương là loại vật liệu có độ cứng rất cao so với các loại vật liệu khác?
29) Sưu tầm và lập bảng trình bày thành phần hóa học, thông số đặc trưng cơ học của
các mác vật liệu dụng cụ cắt sau đây: CD80A, 90CrSi, S18-0-2, P20, PCBN
(PolyCrystalline Cubic Boron Nitride) và PCD (Polycrystalline Diamond). Phân tích
kết quả thu được và nêu nhận xét (nếu có).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHƯƠNG II
1) Bài giảng Dụng cụ cắt 1
2) Vật liệu học
3) Kim loại học và Nhiệt luyện
4) Bài giảng Công nghệ vật liệu
5) Website: />6) Website: />10

CHƯƠNG III: CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA QUÁ TRÌNH CẮT
MỤC TIÊU
Quá trình hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ Chương3 sẽ giúp sinh viên:
1 - Đọc - hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề lý thuyết cơ bản về các hiện tượng vật
lý xảy ra trong quá trình cắt;
2 - Hiểu rõ mối quan hệ giữa thông số hình học dụng cụ cắt, chế độ cắt và các thông số
khác đến các hiện tượng vật lý này nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng có hại cho quá trình cắt.
3 – Tiếp cận với cách tự học chủ động và sáng tạo thông qua các bài tập có yêu cầu
trình bày theo cách tiếp cận khác với nội dung Bài giảng;
4 – Tập giải quyết các nhiệm vụ ứng dụng ngay vào thực tiễn gia công kim loại và hợp
kim bằng cắt.
11
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ BIẾN DẠNG PHOI
1) Vẽ và phân tích biểu đồ kéo kim loại?
2) Trong giai đoạn biến dạng dẻo, kim loại có biến dạng đàn hồi không? Hãy sử dụng
biểu đồ kéo kim loại để chứng minh cho nhận định của anh/chị?
3) Trình bày biến dạng dẻo vật liệu đơn tinh thể theo cơ chế trượt và song tinh?
4) Trình bày khái niệm về mặt trượt và phương trượt trong vật liệu đơn tinh thể?
5) Vẽ sơ đồ và mô tả quá trình hình thành phoi khi cắt kim loại và hợp kim?
6) Vẽ sơ đồ và giải thích ảnh hưởng của vật tốc cắt đến độ lớn diện tích miền tạo phoi?
7) Vẽ và giải thích cơ chế phá hủy dẻo và phá hủy dòn của kim loại?
8) Sưu tầm hình ảnh và trình bày các dạng phoi khi cắt kim loại và hợp kim?
10) Trình bày hiện tượng và đặc điểm lẹo dao? Vẽ hình minh họa?
11) Trình bày nguyên nhân và điều kiện sinh ra lẹo dao?
12) Có bao nhiêu thành phần lực tác động lên khối lẹo dao? Đó là các thành phần nào?
13) Trình bày ảnh hưởng của tốc độ cắt tới lẹo dao?
14) Phân loại lẹo dao. Trình bày ưu nhược điểm của lẹo dao và các biện pháp khắc
phục lẹo dao?
15) Khi sử dụng vật liệu phần cắt là thép gió phủ TiN để tiện thô thép S45C thì có xảy

ra lẹo dao hay không? Tại sao?
16) Trình bày hiện tượng biến dạng phoi khi cắt?
17) Khi cắt thường nhận được phoi có: l
f
< l ; a
f
> a ; b
f
≈ b. Hãy giải thích lý do và vẽ
hình minh họa?
18) Trình bày các phương pháp xác định hệ số biến dạng phoi?
19) Trình bày phương pháp tiện dùng để xác định hệ số biến dạng phoi tại Trung tâm
Thực nghiệm của Nhà trường.
20) Trình bày ảnh hưởng các yếu tố của chế độ cắt đến hệ số biến dạng phoi, vẽ hình
minh họa?
12
21) Trình bày ảnh hưởng thông số hình học phần cắt của dao đến hệ số biến dạng phoi,
vẽ hình minh họa?
22) Trình bày vật liệu gia công, vật liệu làm dao và dung dich trơn nguội ảnh hưởng
đến hệ số biến dạng phoi?
23) Vẽ họa đồ vận tốc trên lưỡi cắt chính dao tiện ngoài chạy dao dọc với dao có góc
nâng của lưỡi cắt chính λ. Nêu nhận xét (Nếu có).
24) Sử dụng kết quả câu 23 để qui ước dấu của góc λ.
3.2.ĐỘNG LỰC HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CẮT
25) Trình bày nguồn gốc của lực cắt?
26) Vẽ và trình bày các thành phần của lực cắt khi tiện?
27) Trình bày ảnh hưởng chế độ cắt đến lực cắt khi tiện? Vẽ hình minh họa.
28) Trình bày ảnh hưởng thông số hình học phần cắt của dao đến lực cắt khi tiện? Vẽ
hình minh họa.
29) Trình bày ảnh hưởng của vật liệu gia công, vật liệu làm dao, mòn dao, dung dịch

trơn nguội đến lực cắt khi tiện?
30) Viết và giải thích công thức tổng quát để tính lực cắt?
31) Trình bày cách thức xác định các chỉ số mũ và hệ số trong công thức tổng quát để
tính lực cắt?
32) Trình bày các phương pháp xác định lực cắt?
33) Viết công thức tổng quát tính lực cắt gọn nhất có thể và và giải thích các tham số
kèm theo?
34) Trình bày khái niệm về rung động khi cắt? Nêu ưu và nhược điểm của rung động
đối với quá trình cắt gọt?
35) Trình bày các loại rung động xảy ra khi cắt?
36) Trình bày ảnh hưởng của chế độ cắt tới rung động khi cắt, vẽ hình minh họa?
37) Trình bày ảnh hưởng của thông số hình học phần cắt tới rung động khi cắt, vẽ hình
minh họa?
38) Trình bày các biện pháp giảm rung động khi cắt? Hãy giải thích lý do áp dụng các
biện pháp này?
13
3.3.HIỆN TƯỢNG NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH CẮT
39) Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng.
40) Trình bày nguồn gốc phát sinh nhiệt khi cắt?
41) Vẽ biểu đồ phân bố lượng nhiệt (Tính theo %) trên phoi, phôi, dao và môi trường
xung quanh khu vực cắt? Nêu nhận xét (Nếu có)?
42) Vẽ biểu đồ trường phân bố nhiệt trên phoi? Nêu nhận xét (Nếu có)?
43) Vẽ biểu đồ trường phân bố nhiệt trên phôi? Nêu nhận xét (Nếu có)?
44) Vẽ biểu đồ trường phân bố nhiệt trên dao? Nêu nhận xét (Nếu có)?
45) Trình bày ảnh hưởng của chế độ cắt tới nhiệt cắt? Vẽ hình minh họa?
46) Trình bày ảnh hưởng của thông số hình học phần cắt của dao tới nhiệt cắt? Vẽ hình
minh họa?
47) Trình bày ảnh hưởng của vật liệu gia công, vật liệu làm dao, dung dịch trơn nguội
và mòn dao tới nhiệt cắt?
48) Trình bày các phương pháp xác định nhiệt cắt?

3.4. DUNG DỊCH TRƠN NGUỘI
49) Trình bày tác dụng và yêu cầu của dung dịch trơn nguội khi cắt?
50) Trình bày các loại dung dịch trơn nguội thường sử dụng khi cắt?
51) Trình bày cách sử dụng dung dịch trơn nguội khi cắt? Vẽ hình minh họa?
52) Vẽ hình mô tả rãnh dẫn dung dịch trơn nguội của mũi khoan xoắn (Hình 3.41, a).
Nhận xét về cách thức chế tạo và tác dụng của dung dich trơn nguội trong trường hợp
này (Nếu có)?
53) Vẽ hình 3.42 mô tả quan hệ giữa vận tốc cắt và nhiệt độ lớn nhất trên dao khi tiện
khi cắt khô và dùng dung dịch trơn nguội tưới tràn. Nêu nhận xét?
54) Trình bày hiểu biết của anh chị về quá trình cắt khô? So sánh ưu – nhược điểm của
quá trình này với quá trình cắt có sử dụng dung dịch trơn nguội? Nêu nhận xét (Nếu
có).
3.5. QUÁ TRÌNH MÒN VÀ TUỔI BỀN DỤNG CỤ CẮT
55) Trình bày khái niệm về mòn dao (Tool wear)? Vẽ biểu đồ mô tả quan hệ giữa
lượng mòn theo mặt sau của dao và thời gian cắt thực?
14
56) Trình bày phân loại các dạng mòn dao theo cơ chế mòn?
57) Trình bày phân loại các dạng mòn dao theo vị trí hình học?Vẽ hình minh họa?
58) Vẽ hình, trình bày vị trí các tiêu chuẩn đánh giá quá trình mòn dao trên đường cong
mòn và giải thích lý do anh/chị đã sắp xếp như vậy?
59) Trình bày khái niệm về tuổi thọ Ls (Lifespan of the tool) và tuổi bền dao T
L
(Tool
life)? Viết và giải thích công thức mô tả mối quan hệ giữa Ls và T
L
?
60) Tại sao người ta thường sử dụng lượng mòn cho phép theo mặt sau của dao (h
s
)
làm tiêu chuẩn mòn cho phép?

61) Vẽ đồ thị và giải thích quan hệ giữa vận tốc và tuổi bền dao chế tạo từ thép hợp
kim dụng cụ, thép gió và hợp kim cứng; giải thích lý do tồn tại vùng vận tốc hợp lý để
sử dụng hợp kim cứng khi cắt?
62) Trình bày cách thức xác định các chỉ số m, x và y trong công thức:
VT
L

m
t
x
s
y
= C
Trong đó: V- Vận tốc cắt (m/ph); T
L
- Tuổi bền (ph); t – Chiều sâu cắt (mm); S – Lượng
chạy dao (mm/vòng); C – Hằng số, phụ thuộc vào vật liệu làm dao, vật liệu gia công và
điều kiện gia công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHƯƠNG III
1) Bài giảng Dụng cụ cắt 1
2) Vật liệu học
3) Website: />4) Website: />5) Nguyên lý gia công vật liệu.
15
Chương IV: CÁC LOẠI DỤNG CỤ CẮT CƠ BẢN
MỤC TIÊU
Quá trình hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ Chương4 sẽ giúp sinh viên:
1 - Đọc - hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề kết cấu cơ bản của dụng cụ cắt có lưỡi;
2 - Hiểu rõ mối quan hệ giữa thông số hình học dụng cụ cắt, chế độ cắt và các thông số
khác đến các loại dụng cụ cắt để sử dụng chúng có hiệu quả khi cắt.

3 – Tiếp cận với cách tự học chủ động và sáng tạo thông qua các bài tập có yêu cầu
trình bày theo cách tiếp cận sâu và tỉ mỉ hơn nội dung Bài giảng;
4 – Tập giải quyết các nhiệm vụ ứng dụng ngay vào thực tiễn gia công kim loại và hợp
kim bằng cắt.
4.1. DỤNG CỤ CẮT ĐƠN
1) Vẽ hình và giải thích mối quan hệ giữa các kích thước kết cấu của dao tiện hàn
mảnh dao?
2) Vẽ hình và giải thích tại sao góc đặt mảnh dao η được chọn như sau:
- Với dao tiện kết cấu hàn mảnh hợp kim cứng, thường lấy η = 12
o
÷18
o
?
- Với dao tiện hàn mảnh thép gió, chọn η = γ + 5
o
. Trong đó, γ là góc trước ?
3) Sau mỗi lần mài sắc lại, mũi dao dịch chuyển theo một đường thẳng làm với mặt đáy
một góc θ. Đường dịch chuyển mũi dao gọi là phương mài mòn và mài sắc lại mảnh
dao. Hãy chứng minh công thức:
αγ
αγ
θ
sincos
cossin
ch
ch
tg
∆+∆
∆+∆
=

4) Trình bày các dạng phoi khi cắt kim loại và hợp kim? Tại sao phải bẻ phoi? Khi nào
không cần bẻ phoi?
5) Trình bày nguyên tắc chung của các phương pháp bẻ phoi. Vẽ hình minh họa?
16
6) Lập bảng so sánh ưu – nhược điểm của phương pháp bẻ phoi bằng thông số hình
học phần cắt và các phương pháp khác mà anh/chị biết.
7) Phân loại dao tiện định hình, vẽ hình minh họa và nêu phạm vi sử dụng của mỗi
loại?
8) Vẽ và trình bày thông số hình học (γ, α, δ và β) tại một điểm trên lưỡi cắt chính của
dao tiện định hình hướng kính tròn và lăng trụ xét trong tiết diện Y-Y.
9) Điểm cơ sở ngang tâm của dao tiện định hình là gì? Biện luận điểm cơ sở ngang
tâm?
10) Đoạn cơ sở ngang tâm của dao tiện định hình là gì? Biện luận đoạn cơ sở ngang
tâm?
11) Trình bày cách thức xác định góc trước tại điểm cơ sở dao tiện định hình khi gia
công thép S45C?
12) Trình bày cách thức xác định góc trước tại điểm cơ sở dao tiện định hình khi gia
công thép 90CrSi?
13) Trình bày cách thức xác định góc trước tại điểm cơ sở dao tiện định hình khi gia
công thép 20CrMnTi?
14) Trình bày phương pháp chọn góc sau tại điểm cơ sở ngang tâm dao tiện định hình?
15) Vẽ và trình bày sai số gá đặt của một dao tiện định hình tròn khi gia công bề mặt
côn có chiều dài l, đường kính côn lớn D và đường kính côn nhỏ d?
16) Vẽ và trình bày sai số kết cấu của một dao tiện định hình khi gia công bề mặt côn
có chiều dài l, đường kính côn lớn D và đường kính côn nhỏ d?
17) Chiều cao hình dao là gì? Tại sao phải tính toán chiều cao hình dáng dao? Hãy vẽ
hình minh họa cho dao tiện định hình lăng trụ và dao tiện định hình tròn.
17
4.2. DỤNG CỤ GIA CÔNG LỖ
18) Vẽ hình mô tả chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao khi khoan lỗ bằng

mũi khoan xoắn vít có đường kính d? Cho biết quĩ đạo chuyển động cắt tương đối của
một điểm trên lưỡi cắt chính của mũi khoan trong trường hợp này là đường gì?
19) Vẽ hình và mô tả kết cấu mũi khoan xoắn vít?
20) Vẽ hình mô tả góc trước mũi khoan xoắn vít tại điểm A trên lưỡi cắt chính xét
trong tiết diện N-N. Từ đó, hãy chứng minh công thức:
ϕ
ω
γ
sin.
.
D
tgD
tg
A
AN
=
Trong đó: D
A
- đường kính của mũi khoan xét tại điểm A, mm.
D - đường kính ngoài của mũi khoan, mm.
ω - góc xoắn của rãnh phoi, độ.
φ - góc nghiêng chính, độ.
21) Hãy chứng minh nhận định sau: Góc trước ở lưỡi cắt chính mũi khoan xoắn thay
đổi theo qui luật giảm dần từ đường kính ngoài về bằng 0 và có giá trị âm trên lưỡi cắt
ngang. Tìm điểm trên lưỡi cắt chính mà ở đó góc trước có giá trị 0?
22) Vẽ và định nghĩa góc sau chính α
N
tại một điểm trên lưỡi cắt chính mũi khoan
xoắn?
23) Dựa vào định nghĩa trên, hãy trình bày cách đo trị số góc sau α

N
tại một điểm trên
lưỡi cắt chính mũi khoan xoắn?
24) Cho mũi khoan xoắn có chiều dài phần làm việc Lc = 115 mm, đường kính ngoài
D = 20 mm, góc sau phụ φ
1
= 3’. Hãy tính đường kính của mũi khoan cách đỉnh mũi
khoan 95 mm?
18
25) Vẽ hình biểu diễn góc nghiêng chính và góc xoắn rãnh chứa phoi mũi khoan xoắn
vít. Cho biết qui luật thay đổi và giá trị nhỏ nhất của chúng khi đường kính ngoài và
bước xoắn mũi khoan đã cho trước?
26) Vẽ hình biểu diễn góc nâng λ tại điểm A trên lưỡi cắt chính của mũi khoan xoắn.
Từ hình vẽ, hãy chứng minh công thức:
A
o
A
D
d
ϕ
λ
sin.
sin =
Trong đó: d
o
- đường kính của lõi mũi khoan, mm.
D
A
- đường kính tại điểm A của mũi khoan, mm.
φ - góc nghiêng chính, độ.

27) Vẽ và giải thích các thành phần lực cắt khi khoan? Tại sao các thành phần lực P
x
tác dụng lên lưỡi cắt ngang chiếm khoảng 57% lực P
x
tổng?
28) Khi nào ta nên chọn mũi khoan có rãnh phoi theo hướng xoắn phải và khi nào chọn
theo hướng xoắn trái? Vẽ hình minh họa?
29) Vẽ hình biểu diễn góc trước ứng với các trường hợp: γ = 0
0
; γ>0 và γ <0 trên mặt
cắt vuông góc với đường trục của dao doa trụ răng thẳng có đường kính D và số răng
Z. Nhận xét về Z và mối quan hệ giữa D và Z?
30) Vẽ hình biểu diễn góc sau trên phần sửa đúng trên mặt cắt vuông góc với đường
trục của dao doa trụ răng thẳng có đường kính D và số răng Z. Nhận xét về trị số góc
sau răng sửa đúng và góc sau trên cạnh viền của dao doa trong trường hợp này?
31) Tại sao bước vòng của dao doa được phân bố không đều trên phạm vi nửa vòng
tròn, vẽ hình minh họa? Chiều sâu rãnh phoi của dao doa có bằng nhau không? Tại
sao?
32) Vẽ và giải thích sơ đồ biểu diễn trường phân bố dung sai đường kính dao doa trên
phần sửa đúng. Hãy cho biết:
+ Đường kính lớn nhất và bé nhất của dao doa sau khi chế tạo?
19
+ Đường kính bé nhất của dao doa trước khi dừng sử dụng?
33) Sơ đồ chuốt là gì? Có mấy loại và phạm vi ứng dụng của từng sơ đồ chuốt?
34) Vẽ các sơ đồ chuốt lỗ tiết dạng ngang có hình vuông cạnh a, lỗ khoan ban đầu có
đường kính d (d<a). Biện luận chọn sơ đồ chuốt tối ưu trong trường hợp này. Tính
Amax?
35) Vẽ các sơ đồ chuốt lỗ rãnh then trên lỗ đã được gia công tinh có đường kính d, bề
rộng rãnh then b, chiều sâu rãnh then trên bạc t
1

(d,b và t
1
được tra theo tiêu chuẩn).
Biện luận chọn sơ đồ chuốt tối ưu trong trường hợp này. Tính Amax?
36) Vẽ các sơ đồ chuốt lỗ rãnh then trên lỗ then hoa chữ nhật định tâm theo D. Bề mặt
lỗ đã được gia công tinh có đường kính d, bề rộng rãnh then b, số rãnh then hoa z

(D,d
và z

được tra theo tiêu chuẩn). Biện luận chọn sơ đồ chuốt tối ưu trong trường hợp này.
Tính Amax?
37) Khi chuốt bằng dao chuốt kéo có chuyển động chạy dao không? Giải thích cách
chọn trị số lượng nâng răng cắt thô, răng cắt tinh và răng sửa đúng?
38) Thực hiện chuốt lỗ trụ đạt đường kính D bằng dao chuốt có bước răng phần cắt là t.
Tính số răng đồng thời tham gia cắt nếu:
+ L – chiều dài chi tiết cần chuốt bằng N = 4 lần bước rằng t?
+ L = l
1
+ l
2
+ l
3
, trong đó: l
1
= l
3
có đường kính D và l
2
là chiều dài phần có đường kính

D
1
= D + 4 mm?
39) Trình bày cách vẽ bằng tay hoặc bằng AutoCad rãnh dạng lưng cong và rãnh dạng
lưng thẳng?
40) Người ta kiểm tra điều kiện bền của dao chuốt kéo tại vị trí nào trên dao chế tạo
nguyên khối và trên dao hàn đầu dao? Nếu không thỏa mãn điều kiện bền kéo, người
thiết kế sẽ phải làm gì?
4.3. DAO PHAY
20
41) Vẽ hình mô tả mối quan hệ giữa bước vòng, bước chiều trục và bước pháp tuyến
trên dao phay răng xoắn có góc xoắn ω, đường kính ngoài và số răng của dao lần lượt
là D và Z?
42) Vẽ hình và mô tả sự giống và khác nhau giữa dao phay răng nhọn và dao phay hớt
lưng?
43) Chứng minh nhận định sau: Khi tăng đường kính ngoài của dao phay, cho phép
tăng đường kính lỗ gá, trong quá trình làm việc dao sẽ cứng vững hơn. Mặt khác có thể
tăng được số răng hoặc chọn được hình dạng răng và rãnh phoi hợp lý, sự dẫn nhiệt tốt
hơn và cho phép tăng lượng chạy dao phút.Tuy nhiên, khi D lớn quá sẽ tốn vật liệu làm
dao và tăng công suất cắt.
44) Tính số răng đồng thời tham gia cắt lớn nhất và nhỏ nhất khi dao phay trụ có
đường kính D, số răng z đang thực hiện quá trình phay có góc tiếp xúc ψ?
45) Chứng minh nhận định sau: Chọn số răng Z có liên quan đến điều kiện làm việc
của dao phay. Với dao phay răng nhọn, số răng càng lớn, năng suất càng cao, độ nhẵn
bề mặt gia công càng cao. Vì vậy với dao phay răng nhọn, khi đường kính ngoài D
càng tăng, số răng Z được chọn càng tăng. Với dao phay hớt lưng, để bảo đảm bền cho
răng và đủ không gian hớt lưng cần chọn số răng Z giảm khi đường kính ngoài D tăng.
46) Vẽ hình và trình bày khái niệm chiều sâu cắt và chiều sâu phay? Chiều rộng phay
và chiều rộng lớp cắt khi phay?
47) Vẽ hình mô tả sự thay đổi chiều rộng lớp cắt khi phay bằng dao phay trụ răng

nghiêng?
48) Vẽ hình mô tả cách tính diện tích lớp cắt khi phay bằng dao phay trụ răng nghiêng?
4.4. DỤNG CỤ GIA CÔNG REN
49) Bài giảng Dụng cụ cắt 1 đã giới thiệu cho anh/chị mấy nhóm phương pháp gia
công ren cơ bản, đó là những nhóm nào?
50) Vẽ sơ đồ và trình bày cách xác định chiều dày lớp cắt của tarô? Trong trường này,
ta rô được thiết kế theo sơ cắt nào và tại sao?
21
51) Vẽ và trình bày cách xác định góc trước và góc sau của bàn ren có mặt trước là mặt
trụ?
52) Giải thích nội dung sau: Khi chế tạo con lăn ren, sai lệch của D
tb
và D có thể chọn
theo IT 9, nhưng đối với các con lăn trong một bộ sai lệch này không quá 0,05mm.
Thường lấy từ 0,03 ÷ 0,05mm. D
tb
và D – Đường trung bình và đường kính ngoài của
con lăn ren?
4.5.GIA CÔNG RĂNG
53) Trình bày phương pháp gia công răng theo phương pháp chép hình và chứng minh
nhận định sau: Độ chính xác gia công, nhìn chung, không cao do độ chính xác biên
dạng răng dao thấp?
54) Vẽ sơ đồ và trình bày cách tính biên dạng lưỡi cắt dao phay đĩa môđuyn?
55) Tại sao dao phay đĩa môđuyn được chế tạo thành bộ theo trị số mô đun của bánh
răng cần cắt?
56) Nêu cách chọn số hiệu dao phay đĩa mô đun để gia công bánh răng thẳng có mô
đun m, số răng z?
57) Nêu cách chọn số hiệu dao phay đĩa mô đun để gia công bánh răng nghiêng có mô
đun m
n

= 3, số răng z = 20 và góc nghiêng ω= 15
0
?
58) Vẽ sơ đồ mô tả quá trình cắt răng bằng Dao phay lăn răng để gia công bánh răng
trụ ăn khớp ngoài răng thẳng, răng xoắn; gia công bánh răng chữ V, bánh vít và đôi khi
còn được dùng để gia công bánh răng ăn khớp trong.
59) Vẽ hình và trình bày cách xác định đường kính trung bình tính toán khi thiết kế dao
phay lăn răng?
60) Vẽ hình và trình bày cách xác định chiều dài dao phay lăn răng?
61) Trình bày các dạng bề mặt xoắn vít và cho biết dao phay lăn răng thường sử dụng
loại bề mặt xoắn vít nào? Tại sao?
62) Nêu cách chọn/thiết kế các thông số sau: H – Chiều cao toàn răng dao; h – Chiều
cao profine răng dao; K và K
1
– trị số hớt lưng và r – bán kính góc chân răng dao.
63) Chứng minh công thức:

Trong đó: H – Chiều cao toàn răng dao; h – Chiều cao profine răng dao; K và K
1
– trị
số hớt lưng và r – bán kính góc chân răng dao.
64) Nêu ý nghĩa của K và K
1
– trị số hớt lưng và r – bán kính góc chân răng dao?
22
65) Tìm đọc và trình bày vắn tắt nội dung bài báo “MỘT CÁCH XÁC ĐỊNH GÓC GÁ
TỐI ƯU CHO DAO PHAY LĂN RĂNG KHI GIA CÔNG BÁNH RĂNG TRỤ” –
Tạp chí Cơ khí Việt Nam số 10, tháng 10/2010.
66) Vẽ và trình bày nguyên lý gia công răng bằng dao xọc răng theo phương pháp bao
hình?

67) Lập bảng so sánh ưu – nhược điểm và phạm vi sử dụng của các dụng cụ gia công
răng: Dao phay đĩa mô đun, dao phay vấu mô đun, dao phay lăn răng và dao xọc răng?
68) Vẽ góc trước, góc sau tại 1 điểm trên dao xọc răng xét trong tiết diện hướng kính,
tiết diện trên mặt trụ chia và tiết diện vuông góc với biên dạng răng dao xọc răng?
69) Chứng minh công thức:
Trong đó:
γ - Góc trước ở đỉnh,
α - Góc sau ở đỉnh;
α
0
- Góc ăn khớp;
α
u -
Góc prôfin răng dao.
Nêu nhận xét.
70) Tính chiều cao toàn phần của răng dao phay lăn răng khi biết chiều cao profin răng
dao là h = 15 mm; lượng hớt lưng K = 2 mm; bán kính góc lượn chân răng dao r = 2
mm? Cho biết cấp chính xác của dao trong trường hợp này?
71) Tính giá trị chiều rộng lớp cắt lớn nhất khi phay bằng dao phay trụ răng nghiêng
với góc tiếp xúc Ψ = 60
0
; góc nghiêng của răng dao ω = 30
0
; đường kính ngoài của dao
D = 100 mm?
72) Vẽ và trình bày các thành phần lực cắt xuất hiện khi phay bằng 1 dao phay trụ
răng nghiêng; thành phần nào có thể triệt tiêu?
23
73) Tính chiều cao toàn phần của răng dao phay lăn răng khi biết chiều cao profin răng
dao là h = 15 mm; lượng hớt lưng K = 2 mm; bán kính góc lượn chân răng dao r = 2

mm? Cho biết cấp chính xác của dao trong trường hợp này?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHƯƠNG IV
1) Bài giảng Dụng cụ cắt 1
2) Bài giảng Nguyên lý máy
3) Nguyên lý máy
4) Website: />5) Website: />6) Nguyên lý gia công vật liệu
7) Thiết kế dụng cụ cắt tập 1 và 2
8) Thiết kế dụng cụ gia công răng
CHƯƠNG V: MÀI
MỤC TIÊU
Quá trình hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ Chương V sẽ giúp sinh viên:
1 - Đọc - hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề cơ bản quá trình cắt bằng đá mài;
2 - Hiểu rõ mối quan hệ giữa thông số kết cầu dụng cụ mài, chế độ cắt và các thông số
khác để sử dụng chúng có hiệu quả khi cắt.
3 – Tập giải quyết các nhiệm vụ ứng dụng ngay vào thực tiễn gia công kim loại và hợp
kim bằng cắt.
5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH MÀI
1) Tại sao nói: Gia công bằng mài là quá trình bóc tách vật liệu nhờ những hạt mài tác
động vào bề mặt của phôi ở tốc độ cao và chiều sâu cắt nhỏ?
2) Tại sao phương pháp mài thường được sử dụng cho những mục đích sau:
- Gia công những vật liệu có độ cứng cao mà các phương pháp gia công khác khó
hoặc không thực hiện được như: Gia công thép đã tôi, gia công hợp kim cứng…
24
- Chi tiết gia công cần độ kích thước 0,3 đến 0,5µm.
- Bằng phương pháp mài thông thường độ nhẵn bề mặt có thể đạt Ra = 0,15 đến
1,25µm.
3) Vẽ và trình bày các góc độ sau đây của một hạt mài: góc trước, góc sau, góc sắc và
góc cắt.
4) Giải thích lý do góc trước hạt mài luôn luôn âm khi cắt?

5.2.ĐÁ MÀI
5) Đá mài là gì?
6) Phân biệt đá mài, dụng cụ mài và hạt mài?
7) Giải thích các hiện tượng sau đây khi đá mài đang làm việc: Tốc độ cắt khi mài rất
lớn (thông thường khoảng 20÷40m/s, đặc biệt có thể lên đến 120m/s hoặc hơn nữa),
góc cắt lớn nên nhiệt độ cắt khi mài rất cao, có thể đạt tới 1000
0
÷ 1500
0
C. Phoi tạo ra
khi mài rất nhỏ và gần giống như phoi vụn.
8) Phân biệt quá trình mài sắc và tự mài sắc của đá mài?
9) Phân biệt khái niệm độ cứng chi tiết máy, độ cứng vật liệu dụng cụ cắt và độ cứng
đá mài?
10) Trình bày cách chọn độ cứng của đá mài?
11) Làm thế nào người ta có thể biết vật liệu hạt mài A có tính cắt tốt hơn hạt mài B?
12) Độ hạt của vật liệu hạt mài là gì và được chia thành nhóm theo tiêu chí nào?
13) Giải thích sự khác biệt về kích thước hình học giữa - Bột mài, có cỡ hạt: 5, 4 và bột
mài mịn, có cỡ hạt: M50, M40.
14) Giải thích thông số đá mài có ký hiệu sau CnTB1G; 400x40x203 - 30m/s?
15) Trình bày khái niệm độ hạt và cách chọn độ hạt của đá mài? Lấy ví dụ minh họa.
16) Tại sao mài lại có thể gia công chi tiết đạt độ chính xác và năng xuất cao?
17) Tại sao đá mài có vật liệu hạt mài bằng kim cương lại cho khả năng đạt độ chính
xác & độ nhẵn bề mặt cao hơn các loại vật liệu hạt mài khác?
5.3. CÁC DẠNG MÀI THƯỜNG GẶP
18) Vẽ hình mô tả quá trình mài tròn ngoài có tâm, chạy dao dọc và giải thích tại sao:
K
V).
100
1

40
1
(V
÷=
Trong đó: V – Vận tốc dài của chi tiết cần mài (m/ph) và V
K
– Vận tốc dài của đá mài
(m/s)
19) Vẽ hình mô tả quá trình mài tròn ngoài vô tâm, chạy dao dọc và giải thích cách
chọn giá trị góc nghiêng α giữa trục đá dẫn so với trục chi tiết?
25

×