Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chứng xeton huyết trên đàn bò sữa cao sản nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
…0O0…



TRẦN VĂN KHOA



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CHỨNG XÊ TÔN
HUYẾT TRÊN ðÀN BÒ SỮA CAO SẢN NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ðỒNG CỎ BA VÌ



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50





Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Chu ðức Thắng




Hà Nội - 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
…0O0…




TRẦN VĂN KHOA



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CHỨNG XÊ TÔN
HUYẾT TRÊN ðÀN BÒ SỮA CAO SẢN NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ðỒNG CỎ BA VÌ





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP









HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoàn rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn.
Tác giả luận văn


Trần Văn Khoa
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong khoa Thú y và Viện ñào tạo sau ñại học – Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại khoa, tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Chu ðức Thắng ñã trực tiếp hướng
dẫn tận tình và giúp tôi trong suốt thời gian thực tập ñể tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Trung tâm
nghiên cứu bò và ñồng cỏ Ba Vì ñã giúp ñỡ tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện tốt ñề tài
này.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia ñình và bạn bè cùng toàn thể
cán bộ, công nhân viên của Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc,
Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc nơi tôi công tác ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện ñề tài tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn



Trần Văn Khoa






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii



MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
ix
1. MỞ ðẦU
1
1.1 ðẶT VẤN ðỀ
………………………… …………….……………………….1
1.2 MỤC TIÊU

… ……………………………………………………………….2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ BÒ SỮA VIỆT NAM
3
2.1.1 Giống bò sữa HF (Holstein Frireian – HF) 3
2.1.2 Giống bò Jersey 3
2.2 ðẶC ðIỂM TIÊU HÓA VÀ CẤU TẠO DẠ DÀY LOÀI NHAI LẠI
4
2.2.1 Cấu tạo dạ dày bò sữa 4
2.2.2 Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bò sữa 5
2.2.3 Quá trình chuyển hóa gluxit, lipit và protein ở bò sữa 13
2.2.3.1 Quá trình chuyển hóa gluxit 13
2.2.3.2 Quá trình chuyển hóa Lipit 16
2.2.3.3 Quá trình chuyển hóa Protit 20
2.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BÒ SỮA
21
2.4 CHỨNG XETON HUYẾT Ở BÒ SỮA
24
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv
3.1 ðối tượng nghiên cứu…………………………………… ………………33
3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu……………………………………………………….33

3.3 Nội dung nghiên cứu………………………………………………………33
3.3.1 ðiều tra khảo sát thực trạng, phương thức, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

ñàn bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu bò và ñồng cỏ Ba Vì……………… 33
3.3.2. ðiều tra tỷ lệ thức ăn tinh, thô xanh trong khẩu phần ăn của bò mắc
chứng xê tôn huyết………………………………………………… …………33
3.3.3. Tỷ lệ mắc chứng xê tôn huyết trên ñàn bò nuôi tại Trung tâm nghiên cứu
bò và ñồng cỏ Ba Vì………………………………………………………… 33
3.3.4. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bò mắc chứng xêton huyết… 33
3.3.5. Hàm lượng xê tôn trong máu, nước tiểu và sữa……………… ……… 33
3.3.6. Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở bò sữa mắc chứng xe tôn huyết … 33
3.3.7. ðánh giá sản lượng sữa của bò mắc chứng xêtôn huyết…………….… 33
3.3.8. ðiều trị thử nghiệm chứng xeton huyết ở bò sữa…………………….….33
3.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 33
3.4.1 Phương pháp ñiều tra khảo sát…………….………………………….… 33
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu phân tích…………………………………………34
3.4.3 Phương pháp phân tích mẫu…………………………………………… 34
3.4.4. Xây dựng phác ñồ ñiều trị thử nghiệm…… ……………………………34
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………36
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
37

4.1. THỰC TRANG CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
BÒ VÀ ðỒNG CỎ BA
37
4.1.1. Cơ cấu ñàn bò sữa 37
4.1.2. Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại TT nghiên cứu bò và ñồng cỏ Ba Vì 38
4.2. TỶ LỆ MẮC CHỨNG XETON HUYẾT TRÊN ðÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI CÁC TRẠI CỦA
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ðỒNG CỎ BA VÌ
43
4.3 ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CHỨNG XETON HUYẾT TRÊN ðÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI CÁC
TRẠI CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ðỒNG CỎ BA VÌ
44
4.3.1 Biểu hiện lâm sàng ở bò sữa mắc chứng xeton huyết 44
4.3.2. Hàm lượng các thể xeton trong máu, sữa và nước tiểu trên ñàn bò sữa mắc
chứng xeton huyết nuôi tại Trung tâm nghiên cứu bò và ñồng cỏ Ba Vì 46
4.3.3. Một số chỉ tiêu huyết học……………………………………………… 47
4.3.3.1 Các chỉ tiêu của hệ hồng cầu…………………… …………………… 48
4.3.3.2. các chỉ tiêu về bạch cầu……………………………… ……………….49
4.3.3.3. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu………………………………………… 50
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG XETON HUYẾT TỚI SẢN LƯỢNG SỮA CỦA BÒ
…55
4.5. ðIỀU TRỊ THỬ NGHIỆM
……………………………………………… …….59
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
……………………………………………………….71
5.1. KẾT LUẬN
………………………………………… ……………………….71
5.2. ðỀ NGHỊ.
……………………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
74
A.Tài liệu tiếng Việt 74
B. Tài liệu tiếng Anh 76


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HF Holstein Frireian
VSV vi sinh vật
AXBBH Axít béo bay hơi
ATP Adenosine triphosphate
N Nitơ
NPP Nitơ phi protein
UFL Unité Fourragère du Lait
NE Net Energy
PDI Protéines Digestibles dans l’Intestine
Pð Phác ñồ
TN Thí Nghiệm
ðC ðối chứng
VCK Vật chất khô
Cs Cộng sự
ðVTĂ ðơn vị thức ăn
TTNC Trung tâm nghiên cứu







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Cơ cầu ñàn bò sữa tại huyện Ba Vì ñến tháng 8 năm 2012………….37
Bảng 4.2 Kết quả ñiều tra hiện trạng chăn nuôi bò sữa tại TT nghiên cứu bò và
ñồng cỏ Ba Vì………………………………………………………………….39
Bảng 4.3 Khẩu phần ăn của bò sữa theo dõi tại trung tâm nghiên cứu bò và ñồng
cỏ Ba Vì (nhóm bò nặng từ 350 - 400 kg, sản lượng sữa 10kg/ngày)…………42
Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc chứng xeton huyết trên ñàn bò sữa tại một số trại của Trung
tâm nghiên cứu bò và ñồng cỏ Ba Vì ……………………………………….…44
Bảng 4.5 Biểu hiện lâm sàng ở bò sữa mắc chứng xeton huyết…………….….45
Bảng 4.6 Hàm lượng các thể xeton trong máu, sữa và nước tiểu ở bò sữa mắc
chứng xeton huyết 46
Bảng 4.7 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối hồng cầu ở bò
mắc chứng xeton huyết…………………………………………………………48
Bảng 4.8. Số lượng và công thức bạch cầu ở bò mắc chứng xeton huyết…… 50
Bảng 4.9 ðộ dự trữ kiềm, hàm lượng ñường huyết và pH máu ở bò mắc chứng
xeton huyết………………………………………………………………….… 52
Bảng 4.10: Kết quả theo dõi diễn biến sản lượng sữa của ñàn bò mắc chứng
xeton huyết (từ ngày 10/2/2012 ñến 25/5/2012) 56
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hàm lượng ñường huyết và lipid trong máu của
bò sữa mắc chứng xeton huyết ñược ñiều trị theo 2 phác ñồ 62
Bảng 4. 12 Kết quả xác ñịnh mức dương tính ceton trong sữa và nước tiểu của
bò sữa mắc chứng xeton huyết 66
Bảng 4.13 Kết quả theo dõi diễn biến sản lượng sữa (kg/ngày) của bò mắc
chứng xeton huyết ñược ñiều trị theo 2 phác ñồ khác nhau 69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



viii


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ

Hình 1. Quá trình tạo ra thể xeton ở tế bào gan………………………………… 17
Hình 2. Sự hình thành và vận chuyển các thể xê tôn…………….………….19
Hình 3. Mối quan hệ chuyển hóa Lipits và gluxit……………………….… 20
Hình 4. quá trình hình thành các thể xê tôn trong cơ thể……………… ….28

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 1: Biểu ñồ so sánh sản lượng sữa của bò
mắc chứng xeton huyết và bò khỏe…………………………………….….58
Biểu ñồ 2. Hàm lượng ñường huyết trong máu của bò
sữa mắc chứng xeton huyết ñược ñiều trị theo 2 phác ñồ……………….…63
Biểu ñồ 3. Hàm lượng triglycerid trong máu của bò
sữa mắc chứng xeton huyết ñược ñiều trị theo 2 phác ñồ 63
Biểu ñồ 4. Hàm lượng ceton trong sữa của bò sữa mắc
chứng xeton huyết ñược ñiều trị theo 2 phác ñồ 67
Biểu ñồ 5. ðường biểu diễn hàm lượng ceton trong nước tiểu
của bò sữa mắc chứng xeton huyết ñược ñiều trị theo 2 phác ñồ 67










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1


1. MỞ ðẦU

1.1 ðẶT VẤN ðỀ
Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm ñầu của thế kỷ
XX. Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa mới thực sự trở thành ngành sản xuất
hàng hóa từ những năm 1990 trở lại ñây. Sữa là loại thực phẩm giàu giá trị
dinh dưỡng rất cần thiết cho con người và ñược coi là loại thực phẩm gần
như hoàn hảo. Nhu cầu về sữa của người dân ngày một tăng cùng với sự phát
triển của nền kinh tế ñất nước. Trong giai ñoạn 2001 -2010, chăn nuôi bò sữa
Việt Nam ñã có những bước tiến mạnh mẽ với sự phát triển cả về số lượng lẫn
chất lượng, hiện ñã có nhiều tỉnh, thành trong cả nước phát triển chăn nuôi bò sữa,
nhiều giống bò sữa có năng suất chất lượng cao ñã ñược nhập và nuôi tại các vùng
sinh thái khác nhau, ñưa số lượng bò sữa tăng lên từ năm 2000 là 35.000 con, năm
2006 là 113.000 con, tăng lên 142.700 con vào năm 2011, tăng bình quân cả giai
ñoạn (2001-2011) là 14,57%. Tổng sản lượng sữa tươi trong cả nước cũng tăng
lên, giai ñoạn (2001-2011) sản xuất ñược 2.259.749 tấn, năm 2011 ñạt 343.500
tấn, tăng gấp 5,31 lần so với năm 2001. Sữa tươi bình quân ñầu người ñạt 3,5 kg
sữa tươi/người/năm.
Năng suất sản lượng sữa của ñàn bò lai HF tăng từ 3,97 tấn/chu kỳ năm
2006 lên 4,4 tấn/chu kỳ năm 2010 và bò HF ñã tăng tăng từ 5,2 tấn/chu kỳ năm
2006 lên 6,27 tấn/chu kỳ 305 ngày năm 2010. Năng suất sữa trung bình cả nước
là 4,05 tấn/chu kì. ðối với một số bò sữa chuyên dụng như ñàn nhân giống, ñàn
hạt nhân có khẳ năng cho sữa từ 5900- 7800 kg sữa/chu kỳ (Viện Chăn nuôi).
Mặc dù chăn nuôi bò sữa những năm qua ñã có bước phát triển và ñem lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, nhưng cũng không ít cơ sở chăn nuôi bò
sữa không mang lại hiệu quả và ñã bị phá sản, theo Nguyễn Xuân Trạch (2003),
chăn nuôi bò sữa không phải là nghề truyền thống nên kinh nghiệm và kỹ thuật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



2

chăn nuôi bò sữa của nông dân còn hạn chế, thiếu giống bò sữa tốt, giá bò sữa
biến ñộng bất thường. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phương thức chăn nuôi tận dụng, hiệu
quả chăn nuôi thấp, chưa chủ ñộng về số lượng và chất lượng thức ăn cho bò
sữa. Người chăn nuôi thiếu kinh nghiệm, chưa ñược ñào tạo bài bản về kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi thú y. Trên thực tế do số lượng bò sữa tăng quá
nhanh, người chăn nuôi chưa tính toán và xây dựng kế hoạch cụ thể về nguồn
cung cấp và dự trữ thức ăn cho bò sữa từ ñó phải thay thế rất tùy tiện, thiếu khoa
học bằng nhiều nguồn thức ăn khác làm cho khẩu phần ăn bị ñảo lộn, mất cân
ñối, dẫn ñến các bệnh rối loạn trao ñổi chất rất nghiêm trọng như bệnh toan
huyết, kiềm huyết, ñặc biệt là chứng xeton huyết ñã gây ảnh hưởng rất lớn ñến
hiệu quả của ngành chăn nuôi bò sữa.
Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, chứng xeton huyết ñã gây thiệt
hại rất lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh ñã xuất
hiện hàng chục năm qua, nhưng hiện nay ở trong nước có rất ít các công trình
nghiên cứu về bệnh này, ñặc biệt là nghiên cứu về ñặc ñiểm bệnh lý của bệnh.
ðể tìm hiểu ñánh giá thực chất vấn ñề trên, làm cơ sở xây dựng phác ñồ ñiều trị và
xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên
cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý chứng Xeton huyết trên ñàn bò sữa cao sản nuôi tại
Trung tâm nghiên cứu bò và ñồng cỏ Ba Vì”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác ñịnh khẩu phần ăn của bò sữa gây ra chứng xeton huyết.
2. Xác ñịnh biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở
bò mắc chứng xeton huyết.
3. Xác ñịnh hàm lượng xeton huyết trong máu, trong sữa, trong nước tiểu,
và sản lượng sữa của bò mắc chứng xeton huyết.
4. Xây dựng phác ñồ ñiều trị thử nghiệm.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ BÒ SỮA VIỆT NAM
2.1.1 Giống bò sữa HF (Holstein Frireian – HF)
ðây là một giống bò sữa nổi tiếng nhất Hà Lan, ñược nuôi phổ biến trên
thế giới. Bò HF thuộc nhóm bò Bostaurus primigenus – Hollandicus. Theo tài
liệu của hội giống bò Mỹ, bò lang trắng ñen của Mỹ, Canada có nguồn gốc từ
Frislan (Hà Lan) và một số ít vùng Holstein (ðức). Vì vậy, chúng có tên ghép
của hai ñịa phương nói trên (ðinh Văn Cải, 2009). ðây là giống bò tốt thích nghi
ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới mặc dù có nguồn gốc ôn ñới nhưng
ñã ñược lai tạo thành những dòng có thể nuôi ñược cả những nước nhiệt ñới. Bò
ñực giống tốt nặng 950 – 1000 kg, bò cái nặng 450 – 600 kg. Bê sơ sinh nặng 37 –
40 kg. Sản lượng sữa bình quân 5000 – 6000 lít/ chu kỳ vắt sữa 300 ngày, tỷ lệ mỡ
sữa 3,2 – 3,7%.
Bò có ngoại hình ñặc trưng cho bò sữa là thân hình tam giác, phần sau sâu
hơn phần trước, thân hẹp về phía trước giống như cái nêm. Bầu vú phát triển, da
mỏng ñàn hồi tốt, Lông màu ñen xen các vệt trắng ñặc biệt, có vòng ñai trắng sau
bả vai và lồng ngực. Tại Pháp giống bò này có năng suất sữa trung bình
6000kg/con/chu kỳ và tại Việt Nam năng suất sữa ñạt 5000kg/con/chu kỳ (Vũ
Văn Nội và cs, 2002).
2.1.2 Giống bò Jersey
ðược tạo ra bằng phương pháp lai giữa bò Normandie với bò ñịa phương ở
ñảo Jersi – nước Anh. Là giống bò ñược tạo ra ở vùng khí hậu ôn hòa. Bò ñực giống
trưởng thành nặng 650 – 700 kg. Bò cái 360 – 400kg, bê sơ sinh 25-30kg. Năng suất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

sữa bình quân 2.800 – 3500 kg/chu kỳ, chu kỳ sữa dài (có con 12 – 14 tháng cho
sữa), tỷ lệ mỡ cao 5,6 – 6,0%. Bò có thân hình nhỏ, ñầu thanh, mắt lồi, cổ thanh dai,
yếm lớn nhưng mỏng. Lông ngắn và thưa có màu nâu vàng, có con lông xám ñậm
hoặc ñen nâu, ñôi khi có ñốm trắng ở bụng và chân. Bò có thân dài, bụng to, bốn
chân thấp và hơi mảnh, không kén ăn, ít bệnh tật, dễ thích nghi với khí hậu nước ta.
Trước năm 1945 người Pháp ñã ñưa một số giống bò HF, Bordelaise,
Ayrshise nuôi tại Sài Gòn, ðà Lạt nhưng tính thích nghi kém do vậy không phát
triển ñược (Nguyễn Quốc ðạt, 1996). Với mục ñích nhân thuần và phục vụ cho
công tác lai tạo trong những năm 1962-1968 nước ta nhập 30 con bò lang trắng
ñen Bắc Kinh nuôi tại Ba Vì, Mộc Châu. Năm 1970 nhập 130 con bò sữa HF
thuần của Cu Ba nuội tại nông trường Sao ðỏ - Ba vì và sản lượng sữa ñạt 3800 –
4200kg/con/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,2 – 3,5%. Năm 1975 nhập 745 con bò vào
Nông trường Mộc Châu, năm 1976 nhập tiếp 214 con vào Nông trường ðức
Trọng – Lâm ðồng (báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2003). Cho ñến nay
nước ta vẫn giữ ñược các giống thuần ñó, nhưng có sự biến ñổi cả về số ñầu con
và sản lượng sữa (Nguyễn văn Kiệm, 1999). Cuối năm 2001 Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn cho nhập tiếp tục hơn 1000 con bò HF thuần của Mỹ nuôi tại
Ba Vì, Mộc Châu. Năm 2002 cho nhập 1614 con bò từ Australia, trong ñó có 714
con nuôi tại Yên Dương – Tuyên Quang, 100 con nuôi tại Công ty cổ phân mía
Lam Sơn – Thanh Hóa, 200 con nuôi tại Bình Dương, 100 con nuôi tai Sông Hậu
– An Giang, số còn lại ñược nuôi rải rác ở các tỉnh ñồng bằng sông Hồng và ñồng
bằng sông Cửu Long. Năm 2003 nhập tiếp hơn 1000 con từ Newzealand nuôi tại
công ty cổ phần mía ñường Lam Sơn và gần 6000 con ñược nuôi ở các nơi khác.
Như vậy, sau hơn 50 năm nghiên cứu và triển khai phát triển ñàn bò sữa từ chỗ
không có con nào ñến nay (2012) cả nước ñã có tổng ñàn bò sữa gần 200 ngàn

con, sản lượng sữa ñạt 350.000 tấn, ñáp ứng ñược hơn 40% nhu cầu tiêu thụ sữa
của người dân trong nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

2.2 ðẶC ðIỂM TIÊU HÓA VÀ CẤU TẠO DẠ DÀY LOÀI NHAI LẠI
2.2.1 Cấu tạo dạ dày bò sữa
Bò sữa thuộc loại ñộng vật nhai lại, dạ dày ñược chia làm 4 túi (4 ngăn) bao
gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. 3 túi phía trước gọi chung là dạ dày
trước. Dạ dày trước không có tuyết tiết dịch vị, chỉ có tế bào phụ tiết dịch nhầy. Túi
thứ tư gọi là dạ dày múi khế - Dạ dày thực sự có các tuyến tiêu hóa. Dung tích dạ
dày kép rất lớn: ở bò 140-230 lít, bê: 95-150 lít (Nguyễn Xuân Tịnh và Cs, 1996).
Dạ cỏ: Là túi lớn nhất chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành
ñến xương chậu. Dạ cỏ chiếm 85 – 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích ñường
tiêu hóa, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải các loại thức ăn.
Thức ăn sau khi nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn ñược lên men bởi các vi sinh vật.
Chất chứa trong dạ dày cỏ có khoảng 850 – 930g nước/kg nhưng tồn tại ở hai
tầng, tầng lỏng chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn lở lửng còn phần trên khô hơn
chứa nhiều thức ăn tích thước lớn. Ngoài chức năng lên men dạ dày cỏ còn có
chức năng hấp thu. Các axít béo bay hơn sinh ra từ quá trình lên men vi sinh vật
ñược hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ.
Dạ tổ ong: Là phần kéo dài của dạ cỏ niêm mạc ñược cấu tạo trông giống
như tổ ong, có chức năng ñẩy thức ăn rắn và các thức ăn chưa ñược nghiền nhỏ
trở lại dạ cỏ, ñồng thời các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách.
Dạ lá sách: Có niêm mạc gấp nếp là nơi hấp thu các axít béo bay hơn.
Dạ múi khế: Có hệ thống tuyến phát triển mạnh mẽ và có chức năng như
dạ dày ñơn, thức ăn ñược tiêu hóa bằng dịch vị.
2.2.2 Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bò sữa

Dạ cỏ ñược coi như “Một thùng lên men lớn”. Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị
trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của gia súc nhai lại: 50% vật chất khô của
khẩu phần ñược tiêu hóa ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ các chất hữu cơ của khẩu phần ăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

ñược biến ñộ mà không có sự tham gia của enzim tiêu hóa. Xenlulo và các chất
khác của thức ăn ñược phân giải là nhờ các enzim của vi sinh vật sống cộng sinh
trong dạ cỏ. Hệ vi sinh vật yếm khí cộng sinh trong dạ cỏ lên men thức ăn, ñặc biệt
là thành phần chất xơ trong thức ăn, biến chất xơ thành các axit béo bay hơn cung
cấp năng lượng cho cơ thể (Kurilov N.V. và Krotkova A.P., 1979; Kay R., 1983).
Cũng nhờ có vi sinh vật cộng sinh mà bò còn sử dụng ñược các loại nitơ
phi protein (nitơ có nguồn gốc vô cơ) và tự ñảm bảo nhu cầu vitamin nhóm B và
K. Mặt khác, cũng nhờ hệ vi sinh vật mà một số loại thức ăn vốn có ñộc tố, trở
thành ít ñộc hơn ñối với bò (Dzink H.E., 1984; Prins P.A và Clarke R.T.J, 1980).
Hệ VSV cộng sinh trong dạ cỏ rất phức tạp, bao gồm 3 nhóm chính là: Vi
khuẩn (Bacteria), ñộng vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn
có Mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể
thực khuẩn không ñóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Quần thể VSV
dạ cỏ có sự biến ñổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn.
Hệ VSV dạ cỏ ñều là VSV yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lương sinh ra từ
quá trình lên men các chất dinh dưỡng.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996; Vansoet P.J., 1982; Allison M.J., 1984
dạ cỏ là nơi lý tưởng cho VSV hoạt ñộng vì ở ñó có ñiều kiện tối ưu là ñộ pH trong
dạ cỏ dao ñộng từ 5,4 – 7,4; ñộ ẩm 85% - 90%; nhiệt ñộ 39 – 41
0
C; áp suất thẩm thấu
ổn ñịnh và là môi trường yếm khí (nồng ñộ ôxy <1%). Những VSV sống trong dạ cỏ

là những VSV có lợi, không gây ñộc hại cho gia súc, chúng ñược cảm nhiễm từ bên
ngoài vào qua thức ăn, nước uống và truyền từ gia súc trưởng thành sang bê con.
Theo nhiều tác giả thì những quần thể VSV trong dạ cỏ bao gồm: vi khuẩn
(10
9
vi khuẩn/1g chất chứa dạ cỏ), protozoa (10
6
protozoa/1g chất chứa dạ cỏ),
ngoài ra còn một số chủng nấm (Fungi). Dạ cỏ là cơ quan hấp thu chính ở ñộng
vật nhai lại. Ước tính khoảng 70% thức ăn mang năng lượng ñược hấp thu vào
dạ cỏ (Trần Cừ và Cù Xuân Dần, 1975; Kay R., 1983).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

Những vi khuẩn có mặt trong dạ cỏ ñóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa
và hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong dạ cỏ có tới 200 vi khuẩn cộng sinh và có
sự phân chia về chức năng. Chúng có nhiệm vụ phân giải xelluloza, tinh bột,
ñường ñơn và các sản phẩm phân hủy như axit lactic, succilic, axit foocmic
(Kurilov N.V. và Krotkova A.P, 1979).
Những vi sinh vật yếm khí bắt buộc hoặc tùy ý tìm thấy ở dạ cỏ môi trường
thuận lợi nhất. Giữa các loại vi sinh vật có quan hệ cộng sinh và có sự phân chia
chức năng riêng. Nếu một nhóm vi sinh vật không có những ñiều kiện ñể phát triển
ở một khẩu phần ăn nào ñó và chết dần ñi thì ñiều ñó sẽ dẫn ñến sự thay ñổi cả
thành phần của nhiều nhóm vi sinh vật khác (Kay R., 1983). Kết quả là quá trình
tiêu hóa thức ăn bị rối loạn, mất cân bằng và cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý.
* Quá trình tiêu hóa Gluxit
Theo nhóm tác giả Kurilov N.V. và Krotkova A.P, 1979); Nguyễn Văn
Kiệm và cs, 2005, chất xơ bao gồm nhiều nhóm, nhưng chủ yếu có 2 nhóm là

Cellulose và Hemicellulose. Ngoài ra còn có vỏ Lignin (vỏ bọc tế bào) và Pectin
(tổ chức gian chất giữa các tế bào thực vật). Tỷ lệ các loại này khác nhau ở các
loại cây cỏ và tuổi của chúng. Loại cỏ non, Hemicellulose chiếm khoảng 30-
40%, Cellulose chiếm khoảng 60-70%. Khi cỏ già, Cellulose chiếm khoảng 90-
95% còn Hemicellulose chiếm khoảng 5-10%. Hemicellulose là chất ñược cấu
tạo từ các ñường ñơn không phải Glucose, Pentose, Galactose, Fructose,
Lignin là hợp chất phức tạp, có thành phần chủ yếu là axit xuất phát từ
ñường, cơ thể không tiêu hóa ñược.
Chất xơ bản thân ñộng vật không tiêu hóa ñược bởi chúng không tự tiết ra
enzim tiêu hóa chất xơ (enzim Celluloase), nhưng trong quá trình tiêu hóa, phần
lớn ñộng vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, ñã hình thành một khả năng thích
nghi, ñó là sự cộng sinh giữa chúng và VSV.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

Chỉ có các VSV mới có khả năng tiêu hóa các chất xơ. Sự cộng sinh này
xảy ra ở trong ống tiêu hóa mà ñiển hình là trong dạ cỏ loài nhai lại, manh tràng
thỏ, ngựa, ngỗng,
Trong quá trình tiến hóa dạ cỏ không chỉ là chỗ chứa thức ăn, mà dạ cỏ
còn là nơi tham gia rất tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn, có thể coi dạ cỏ là
một túi lên men chất xơ. Quá trình ñó diễn ra theo sơ ñồ:
Cellulose
cellulasa
β-glucose
isomelase
α-Glucose
lên men (vsv)
Các axit béo bay hơi.

Ở loài nhai lại Glucose chỉ là sản phẩm trung gian, axit béo bay hơi
(AXBBH) là sản phẩm phân giải cuối cùng trong quá trình lên men.
Trong một ngày ñêm ở dạ cỏ của bò lượng AXBBH ñược tạo thành có giá
trị năng lượng khoảng 10.000-15.000 Kcal. Quá trình tiêu hóa này ñược thực
hiện bởi hệ VSV trong dạ cỏ (Phùng Quốc Quảng và cs, 2003.
Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs, 2005, dưới tác dụng của hệ VSV dạ cỏ
chất xơ bị phân giải thành α-Glucose ñi theo 2 hướng:
Tích lũy thành Glycogen trong protozoa, ñây là con ñường phụ.
Lên men là con ñường chủ yếu. Lên men là quá trình phân giải Glucose
một cách phức tạp diễn ra trong ñiều kiện yếm khí và diễn ra trong tế bào VSV.
Trong quá trình này các phần từ ñường Glucose ñược phân giải thành các
AXBBH. ðối với bản thân tế bào VSV thì ñây là cách khai thác năng lượng ñể
sống, quá trình lên men là quá trình tạo ATP cho VSV, còn các AXBBH là sản
phẩm thải loại của VSV sau khi ñã dùng Glucose. Những axit béo này là những
dinh dưỡng hết sức cần thiết ñối với ñộng vật nhai lại sau khi ñược hấp thu vào
máu và ñược sử dụng trực tiếp vào quá trình dinh dưỡng của loài nhai lại tổng
hợp các axit amin, cung cấp năng lượng, tổng hợp lipit sữa và một phần trở
thành Glucose ở gan.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

Theo E.R.Orskov, 1998, lên men chất xơ có ba ñặc ñiểm quan trọng là:
VSV lên men chất xơ rất mẫn cảm với môi trường axit dạ cỏ; ðộ pH tốt nhất cho
quá trình lên men từ 6,4 – 7,0; Tốc ñộ sinh trưởng của VSV lên men xơ giảm khi
ñộ pH giảm xuống 6,2 và hoàn toàn dừng lại khi ñộ pH là 6 hoặc thấp hơn. ðiều
này rất quan trọng khi xem xét ñể phối hợp các loại thức ăn khác nhau trong
khẩu phần một cách tốt nhất.
Dạ cỏ của loài nhai lại có ñộ pH thích hợp 6,5 – 7,5 pH này có thể thay ñổi

do nhiều yếu tố nhất là do thức ăn. Nếu ăn thức ăn dễ tiêu thì quá trình lên men
mạnh, lượng axit béo lại tăng lên làm cho pH giảm ñi, ăn thức ăn ủ chua cũng
làm cho pH giảm, thức ăn nhiều protein pH sẽ tăng Khi pH thay ñổi do thức ăn
thì tỷ lệ axit béo sẽ thay ñổi và kéo theo sự thay ñổi pH. Nếu axit lactic tăng lên
sẽ sinh ra tiêu chảy, axit butyric tăng lên sẽ sinh ra thể xêtôn huyết. Yếu tố làm
cho pH dạ cỏ ổn ñịnh là nhờ các muối bicacbonat của nước bọt của loài nhai lại
(nước bọt của loài nhai lại có hàm lượng bicacbonat rất cao, lượng nước bọt tiết
ra lại nhiều 100 lít/ngày ñêm). Các bicacbonat vào dạ cỏ làm trung hòa axit
béo tạo ra trong quá trình lên men (Nguyễn Văn Kiệm và cs, 2005.
Các vi khuẩn lên men chất xơ sản sinh nhiều axit axetic. Việc tạo ra nhiều
axit axetic khi lên men chất xơ có ý nghĩa trong sản xuất mỡ sữa. VSV lên men
chất xơ rất mẫn cảm với mỡ. Nếu thức ăn có quá nhiều mỡ thì vi khuẩn lên men
chất xơ có thể chết hoặc giảm sinh trưởng. ðiều này rất quan trọng vì khi cho gia
súc ăn quá nhiều mỡ thì tỷ lệ tiêu hóa chung sẽ giảm.
Trong thực tế, sự phân giải chất xơ không thể xem như biệt lập với các
quá trình phân giải các chất dinh dưỡng khác. Bởi vì VSV dạ cỏ thực hiện phân
giải có chất này ñòi hỏi các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và
sinh sản của bản thân chúng. Thay ñổi tương quan chất xơ, protein, gluxit dễ
tiêu, nguyên tố vi lượng và khoáng chất, mỡ và vitamin trong khẩu phần có thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10
kích thích hoặc ức chế các quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ cũng như mức ñộ sử dụng
chất xơ ở bò sữa.
* Tiêu hóa tinh bột và các loại ñường ở dạ cỏ
Tinh bột là polyxacarit dự trữ ñiển hình của thực vật, ñược tích lũy ở dạng
hạt trong thực vật thân củ và rễ củ, cũng như các loại hạt lúa. Hàm lương tinh bột
trong hạt lúa chiếm 71%, ngô 72%. Trong thân củ khoai tây chứa 72% tinh bột
(Kurilov N.V. và Kortkova A.P, 1979; Phùng Quốc Quảng và cs, 2003; Nguyễn

Xuân Trạch và cs, 2006; Nguyễn Văn Bình và cs, 2007).
Theo nhóm tác giả trên cho biết trong dạ cỏ, tinh bột ñược phân giải dễ
dàng hơn nhiều so với chất xơ. Nguồn gốc và trạng thái lý học của tinh bột có
ảnh hưởng rất lớn ñến tốc ñộ phân giải. Dưới tác dụng của enzyme VSV trong dạ
cỏ, tinh bột ñược thủy phân dần dần tạo thành các dextrin phức tạp khác nhau,
các dextrin tiếp tục hình thành mantoza, sau ñó là glucoza, cuối cùng là AXBBH
và không bay hơi.
Tuy nhiên các loại ñường cũng tìm thấy trong thức ăn thực vật, nó chiếm
tỷ lệ tới 30%. ðường bị chuyển hóa tích cực ở dạ cỏ bởi các vi khuẩn và các
ñộng vật nguyên sinh tạo thành các loại ñường ñơn giản có thể hấp thu ñược.
Sau ñó tạo thành AXBBH và không bay hơi.
Hầu hết các chất ñường trong tinh bột ñược lên men ở dạ cỏ (khoảng
80%). Sự lên men yếm khí nhanh chóng này sẽ tạo ra nhiều axit lactic. Các axit
này ñược các vi khuẩn sử dụng và chuyển hóa thành axit propionic.
Giữa ñộng vật dạ dày kép và ñộng vật dạ dày ñơn có sự khác biệt quan
trọng trong quá trình tiêu hóa gluxit. Ở ñộng vật dạ dày ñơn, glucose là sản phẩm
cuối cùng của sự phân giải ñược thể hấp thu vào máu, trong khi ñó ở ñộng vật dạ
dày kép glucose là sản phẩm trung gian và còn tiếp tục ñược phân giải ñến
những sản phẩm cuối cùng là các AXBBH (Phùng Quốc Quảng và cs, 2003).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11
Các sản phẩm chủ yếu của quá trình tiêu hóa các gluxit là các AXBBH
bậc thấp, chủ yếu là axit axetic, axit propionic, axit butyric và một lượng nhỏ các
axit isobutyric, valeric, isovaleric.
* Quá trình tiêu hóa các hợp chất chứa Nitơ
Ở dạ cỏ các quá trình phân giải protit thực vật và ñộng vật thành peptit,
axit amin và amoniac, ñồng thời có quá trình tổng hợp protit vi khuẩn có giá trị
sinh học cao. Thức ăn giàu protit có nhiều ở các hạt ñậu, hạt ngũ cốc, bột cá, bột

máu. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Allison M.J., 1984; Nguyễn Xuân Trạch
và cs, 2006 các chất chứa nitơ ở dịch dạ cỏ chủ yếu là sản phẩm cuối cùng và
trung gian của trao ñổi chất. Nồng ñộ của các sản phẩm trao ñổi chất trung gian
luôn biến ñộng. Hàm lượng nitơ tổng số trong dạ cỏ bằng 0,1-0,5%.
Cũng theo các tác giả trên các hợp chất chứa Nitơ (N) trong thức ăn của
gia súc nhai lại bao gồm: Nitơ protein và Nitơ phi Protein (NPP), ñược tính
chung dưới dạng protein thô (N x 6,25). Protein thô của thức ăn một phần ñược
lên men bởi VSV trong dạ cỏ hay ở ruột già, một phần ñược tiêu hóa bằng men ở
ruột, phần còn lại không ñược tiêu hóa sẽ ñược thải theo phân ra ngoài.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996 trong dạ cỏ loài nhai lại, dưới tác
dụng của enzyme phân giải protein của VSV, protein của thực vật sẽ ñược phân
giải ñến peptit, axit amin, sau ñó ñến amoniac. Sản phẩm tạo thành do phân giải
protein sẽ ñược VSV sử dụng ñể tổng hợp thành protein của chúng.
Protein
Proteasa (vsv)
Peptit
Peptit
peptidaza (vsv)
Axit amin
Axit amin
Deaminaza (vsv)
Axit hữu cơ + NH
3
VSV dạ cỏ không những có khả năng sử dụng protein mà còn có thể sử
dụng cả nitơ phi protein của thức ăn. Cho nên có thể thay một phần protein trong
khẩu phần loài nhai lại bằng urê tổng hợp (Cacbamit).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12

Quá trình tiêu hóa protit trong dạ cỏ diễn ra như sau:
Ban ñầu các VSV tấn công, phân giải protit của thức ăn thành axit amin. Các
axit amin ñược các nhóm VSV khác sử dụng ñể tổng hợp thành protein của chúng
hoặc ñược phân giải tiếp thành amoniac, các gốc cacbon và hydro, sau ñó ñược sử
dụng làm nguồn năng lượng. Protein VSV ñược chuyển xuống phần sau của dạ dày.
Tại ñây diễn ra quá trình phân giải và ñược cơ thể hấp thu. Ngoài ra cũng có một
phần protit của thức ăn không bị các VSV dạ cỏ tấn công, phân giải. Chúng ñược
chuyển xuống phần sau của dạ dày và ruột tiếp tục quá trình tiêu hóa bình thường.
Amoniac hình thành trong quá trình phân giải protit của thức ăn có thể
ñược một số chủng loại VSV tổng hợp thành các AXBBH hoặc tổng hợp nên
protein VSV. Sự tấn công, phân giải của VSV vào các chất chứa Nitơ dẫn tới sự
hình thành một khối lượng khí amoniac rất lớn. Lượng khí amoniac thừa này
trộn lẫn trong khối các chất chứa tại dạ cỏ.
Trong sinh khối protein VSV có khoảng 80% là protein thật có chứa ñầy
ñủ axit amin không thay thế với tỷ lệ cân bằng, phần còn lại chủ yếu là nitơ có
trong axit nucleic. Protein thật của VSV ñược tiêu hóa khoảng 80-85% ở ruột.
Cứ mỗi kg chất hữu cơ ñược lên men trong dạ cỏ tạo ñược 140-150g protein
VSV (Andre Théwis, 2002).
Khi nguồn thức ăn ñược bò sữa ăn vào có tỷ lệ thích hợp với các hydrat
cacbon thì một lượng lớn khí amoniac ñược các VSV sử dụng ñể tổng hợp nên
nguồn ñạm (protein) của cơ thể VSV nhờ phản ứng amin hóa với một xetoaxit
ñược tạo thành từ quá trình lên men gluxit.
NH
3
+ R- CO- COOH
Trans aminnaza
R-CHNH
2
-COOH + O
Như vậy, quá trình tổng hợp protein của VSV tiến hành song song với

việc phân giải gluxit trong dạ cỏ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13
Nhưng nếu hàm lượng hydratcarbon trong thức ăn rất thấp, sẽ gây ra hiện
tượng thiếu năng lượng cho việc sử dụng amoniac của VSV. Hậu quả là gây ra
hiện tượng thừa khí amoniac trong dạ cỏ, và buộc phải có một quá trình hấp thụ
bất bình thường loại khí này. Quá trình này ñược thực hiện thông qua thành dạ
cỏ và ñược chuyển tới gan theo ñường máu. Gan là cơ quan có chức năng loại
trừ khí amoniac qua thận, theo ñường nước tiểu. Khi mà nồng ñộ khí amoniac
quá cao thì nhiệm vụ giải ñộc của gan và thận gặp khó khăn và làm tăng mức ñộ
nguy hiểm cho cơ thể. Khí amoniac cũng ñược ñưa lên miệng, cùng miếng thức
ăn ợ lên nhai lại, một phần lượng khí này ñược thải qua miệng thông qua ợ hơi,
một phần khác hòa tan vào nước bọt và quay trở lại dạ cỏ, cùng với những phần tử
thức ăn. Như vậy, khi sử dụng urê phải hết sức chú ý bảo ñảm ñủ lượng gluxit dễ
tiêu hóa trong khẩu phần.
* Quá trình tiêu hóa Lipit
Lipit có trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp.
Trong các loại cỏ và các loại hạt ngũ cốc có hàm lượng lipit chỉ khoảng 4 – 6%.
Tuy nhiên, trong nhiều loại hạt chứa dầu cao làm thức ăn bổ sung cho gia súc
nhai lại có chứa làm lượng lipit cao có thể tới 36% (như hạt lanh). Các dạng lipit
của thức ăn thường là triaxylglyxerol, galactolipit (thành phần chính lipit trong
các loại hạt thức ăn xơ) và phospholipit (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006; Andre
Théwis, 2002).
Trong dạ cỏ có hai quá trình trao ñổi lipit có liên quan với nhau: phân giải
lipit của thức ăn và tổng hợp mới lipit của VSV. Triaxylglyxerol và galactolipit
của thức ăn ñược phân hủy bởi lipaza VSV. Glyxerol và galactose ñược lên men
ngay thành AXBBH. Khác với các AXBBH mạch ngắn, các axit béo mạch dài
không ñược hấp thu trực tiếp qua vách dạ cỏ mà ñược chuyển xuống phía dưới

của ñường tiêu hóa. VSV dạ cỏ cũng có khả năng tổng hợp lipit, kể cả một số
axit có chứa các axit béo lạ (có mạch nhánh và mạch lẻ) và các axit này sẽ có
mặt trong sữa và mỡ cơ thể vật chủ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14
Khả năng tiêu hóa lipit của dạ cỏ rất hạn chế. Cho nên khẩu phần nhiều
lipit sẽ cản trở tiêu hóa xơ và giảm thu nhận thức ăn do lipit bám vào VSV dạ cỏ
và các tiểu phần thức ăn làm cản trở quá trình lên men. ðối với phụ phẩm xơ
hàm lượng lipit trong ñó rất thấp nên dinh dưỡng của gia súc nhai lại ít chịu ảnh
hưởng của tiêu hóa lipit trong dạ cỏ. Trong dạ cỏ có 2 quá trình trao ñổi mỡ có
liên quan với nhau ñó là: sự phân giải lipit trong thức ăn và sự tổng hợp mới lipit
của VSV (Phùng Quốc Quảng và cs, 2003).
2.2.3 Quá trình chuyển hóa gluxit, lipit và protein ở bò sữa
2.2.3.1 Quá trình chuyển hóa gluxit
Gluxit là hợp chất hydratcacbon có chứa nhóm aldehyt hoặc xeton ở
monosacarit hoặc tạo thành những chất như vậy khi bị thủy phân, là những chất
ñường bột, chất xơ, là nguồn dinh dưỡng quan trọng hàng ngày của mọi cơ thể
sinh vật. Trong cơ thể ñộng vật chỉ chiếm 2% VCK, nhưng nó ñóng vai trò rất
quan trọng. Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể kể cả người và
ñộng vật (1g gluxit khi oxy hóa hoàn toàn cho 4,1 kcal), ñặc biệt là ñộng vật nhai
lại thì hầu hết nhu cầu năng lượng là từ gluxit. Gluxit còn là chất dự trữ năng
lượng ñầu tiên (trước cả protein và lipit). Năng lượng từ gluxit chiếm 60 – 70%
nhu cầu năng lượng của cơ thể, gluxit chiếm khoảng 2% khối lượng khô của cơ thể
mà phần lớn ở dạng glucose trong máu. (Nguyễn Văn Kiệm và cs, 2005).
Ở loài nhai lại gluxit ñược hấp thu vào máu chủ yếu dưới dạng các AXBBH
hấp thu qua vách dạ cỏ, phần còn lại dưới dạng các ñường ñơn ñược hấp thu ở ruột
non. Theo Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2003 các AXBBH sinh ra
trong dạ cỏ ñược hấp thu và ñược cơ thể sử dụng vào các mục ñích khác nhau:

- Các axetic ñược bò sữa sử dụng chủ yếu ñể cung cấp năng lượng thông qua
chu trình Krebs sau khi ñược chuyển hóa thành axetyl-CoA. ðây cũng là nguyên
liệu chính ñể sản xuất các loại mỡ sữa.
- Axit propionic chủ yếu ñược chuyển ñến gan, tại ñây nó ñược chuyển
hóa thành ñường glucose (dưới dạng glycogen). Từ gan glucose sẽ ñược chuyển
vào máu nhằm bảo ñảm sự ổn ñịnh nồng ñộ glucose huyết và tham gia vào trao

×