5
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY & HỌC TIẾNG ANH
GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ThS. Trần Thị Phỉ
PHẦN MỞ ĐẦU
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM trong những năm qua luôn quan tâm đến việc nâng
cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Lãnh đạo nhà trường đã có lộ trình chuyển
quy trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ và chính thức áp dụng cho hệ đại học
chính quy khoá 35 (2009) và quy định chuẩn đầu ra cho môn học tiếng Anh giao tiếp
thương mại theo thang điểm TOEIC 550 cho ngành Ngoại thương, Du lịch, Kinh doanh
quốc tế và TOEIC 450 cho các ngành khác.
Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Kinh tế TP.HCM,
Ban ngoại ngữ, Bộ môn tiếng Anh đã tổ chức nhiều buổi họp chuyên môn và hội thảo
nhằm nhìn lại những thành quả đã đạt được và tìm ra những giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ. Ban Ngoại Ngữ đã
thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ cho khoá 35 đại học chính quy, thực tế cho thấy có
nhiều bất cập khi số tiết cho mỗi học phần giảm từ 75 tiết (45 phút/1 tiết) còn 45 tiết (50
phút/1tiết). Với số tiết này giảng viên phải giảm nội dung giảng dạy từ 6 bài xuống 4 bài,
điều đó có nghĩa là sinh viên học ít đi và nếu như giảng viên vẫn dạy theo cách dạy theo
niên chế thì chất lượng dạy và học kém đi. Vì thế để đảm bảo chất lượng dạy và học môn
học tiếng Anh thương mại theo học chế tín chỉ là một thách thức lớn đối với giảng viên
Ban ngoại ngữ.
Với hy vọng có thể tìm ra một số giải pháp khả thi trong việc quản lý chất lượng dạy và
học chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý chất lượng dạy và học tiếng Anh giao tiếp
thương mại theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM”.
NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo trình độ Đại học giúp sinh viên nắm giữ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực
hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường
thuộc chuyên ngành được đào tạo (điều 39 Luật Giáo Dục 2005)
2. Phương pháp đào tạo
Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên
cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành,
tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng (điều 40 Luật Giáo dục 2005).
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, trước hết mỗi trường, mỗi khoa, mỗi bộ
môn, mỗi cán bộ giảng dạy cần căn cứ vào tính chất của mục tiêu đào tạo, hoàn cảnh,
điều kiện, khả năng cụ thể của mình để cụ thể hoá các chỉ tiêu nói trên và làm cho mọi
thành viên của trường nắm vững các chỉ tiêu đó. Cán bộ giảng dạy và sinh viên liên hệ
với thực tế giảng dạy, học tập của bản thân rút ra ưu khuyết điểm và đề xuất phương
hướng và biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác nhà trường,
6
giảng viên cần theo dõi sát yêu cầu của xã hội, của thị trường lao động để có những bổ
sung kịp thời cho quá trình đào tạo.
3. Quy trình công nghệ thiết kế quá trình dạy học đại học có chất lượng và hiệu quả.
Quy trình thiết kế QTDHĐH và tự học đảm bảo chất lượng và hiệu quả gồm 7 công
đoạn:
Sơ đồ : Quy trình công nghệ thiết kế quá trình dạy học đại học
1. Xác định mục tiêu dạy học (đầu ra)
2. Xác định trình độ ban đầu của sinh viên (đầu vào)
3. Xác định nội dung dạy học
4. Xác định các điều kiện và phương tiện kỹ thuật dạy học
5. Xác định quy trình dạy học
6. Xác định các phương pháp dạy học
7. Xác định cách kiểm tra – đánh giá
Thiết kế QTDHĐH theo bảy công đoạn của công nghệ dạy học sẽ có tác dụng nâng cao
chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo, nâng cao hứng thú, tính chủ động, độc lập
sáng tạo của sinh viên.
II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐHKT
TP.HCM
1. Một số kết quả đạt được:
Môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại đã được xây dựng, thiết kế đồng bộ và gắn kết
giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình và việc kiểm tra đánh giá. Nôi dung
chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học cũng
như của xã hội về khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong môi trường thương mại,
giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị thường lao động.
Thành tựu của
KHGD và các
KH liên quan
Công nghệ
dạy học
Kinh nghi
ệm
của GV và SV
Xác định quy trình
công nghệ thiết kế
QTDHĐH
1. Đầu ra
Xác đ
ịnh quy tr
ình
công nghệ thiết kế
QTDHĐH
2. Đầu vào
3. Nội dung
4. Điều kiện
5. Quy trình
6. Phương pháp
7. Ki
ểm tra,
đánh giá
7
Chương trình coi trọng cả bốn kỷ năng nghe, nói, đọc, viết. Sinh viên được trao dồi khả
năng sử dụng ngôn ngữ qua thảo luận nhóm (group work), đóng vai (role play), thuyết
trình (presentation). Phương pháp này giúp cho sinh viên thay đổi thói quen học ngoại
ngữ thụ động.
Theo học giáo trình Market Leader sinh viên được luyện tập phương pháp học ngoại ngữ
có hiệu quả. Hầu hết các bài tập trong tài liệu này giúp cho người học thông qua bốn kỹ
năng nói, nghe, đọc, viết, trải nghiệm sử dụng tiếng Anh và bốn kỹ năng này gắn kết với
nhau trong mỗi tình huống (integrated skills). Ngoài ra để giúp sinh viên đạt được kết
quả cao hơn trong học tập, tập thể giảng viên Ban Ngoại Ngữ đã cùng nhau biên soạn
thêm giáo trình hỗ trợ Practice book 1, 2,3 và 4 cho 4 phần học ngoại ngữ của sinh viên
nhằm luyện thêm kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động – sinh viên có năng lực sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, đọc văn bản và
viết báo cáo. Ngoài ra phần Guided Independent Practice của giáo trình được thiết kế
nhằm giúp cho sinh viên hình thành và phát triển khả năng tự học và phương pháp học.
Đại bộ phận giảng viên luôn cập nhật kiến thức, nghiên cứu tìm cách khai thác giáo trình
hiện có để đạt được kết quả tốt nhất. Nhờ vậy đã tạo được cho sinh viên môi trường học
tập sôi nổi. Hình ảnh sinh viên luyện tập thuyết trình nhóm bằng tiếng anh, ở hành lang,
sân trường, thư viện đã trở nên quen thuộc.
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc học Ngoại Ngữ của sinh viên, tạo mọi điều
kiện có thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, có phòng lab, mạng Internet cho sinh
viên học ngoại ngữ. Tuy phòng này còn nhỏ nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu học
thêm ngoại ngữ của sinh viên.
Lãnh đạo Ban Ngoại ngữ hàng năm tổ chức hội thảo để tìm giải pháp nâng cao chất
lượng dạy và học.
2. Một số khó khăn trong quản lý chất lượng dạy và học theo học chế tín chỉ
2.1 Thời lượng dạy và học.
Số tiết học trên lớp của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ là 45 tiết (theo niên chế
là 75 tiết) được xếp học trong 12 buổi. Theo chúng tôi số tiết này quá ít.
Năng lực sử dụng tiếng Anh của người học được đánh giá qua thang điểm TOEIC như
sau :
Điểm chuẫn TOEIC Trình độ người học
805 – 990 High advanced
650 – 800 Advanced
550 – 650 High Intermediate
450 – 550 Intermediate
305 – 450 High Beginner
205 – 300 Beginner 2
10 – 200 Beginner 1
Source From Practice Guide to the new TOEIC test
Để nâng cao 1 cấp độ sinh viên cần luyện tập khoản 192 tiết theo thống kê của trung tâm
ngoại ngữ.
8
Trình độ Thời lượng
TOEIC 300 192 tiết
TOEIC 450 192 tiết
TOEIC 600 192 tiết
Thời lượng trên lớp cho môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ là:
Trình độ Thời lượng
HP1- Sơ cấp 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết
HP2- Sơ cấp 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết
HP3 - Tiền trung cấp 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết
HP4 – tiền trung cấp 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết
45* 4 = 180 tiết
Như vậy đối với sinh viên có trình độ đầu vào dưới A hoặc A (beginner 1) để đạt được
chuẩn đầu ra TOEIC 450 - 500 (Intermediate) trung cấp ít nhất cần 192 tiết để có được
trình độ high beginner TOEIC 305 – 400, và 192 tiết để đạt TOEIC 450 – 550. Vậy sinh
viên cần ít nhất 384 tiết học (192 x 2).
384 tiết cần học so với số tiết học tại trường 180 tiết quả là một thách thức lớn đối với
giảng viên và sinh viên.
2.2 Trình độ Anh Ngữ đầu vào của sinh viên
Theo khảo sát thống kê phân loại trình độ Anh Ngữ đầu vào của sinh viên qua bài thi
xếp tình độ ( Placement test)
0
10
20
30
40
50
K30 K31 K32 K33 K34
dưới A
A
B
C
(thống kê hằng năm trình độ đầu vào tiếng Anh của sinh viên trường ĐHKT: K30-34 –
Th.s Võ Đình phước, Trưởng Ban Ngoại ngữ)
9
Theo thống kê hàng năm của Ban Ngoại ngữ về kết quả thi xếp lớp liên tục từ K30 đến
K34, trình độ tiếng Anh đầu vào có dấu hiệu khả quan, số liệu trên đồ thị so sánh năng
lực đầu vào cho thấy sinh viên có trình độ Anh ngữ tiền trung cấp và trung cấp tăng
mạnh: từ 19% K33; 21%K32 tăng lên 37% K34. Sinh viên có trình độ dưới A có xu
hướng giảm còn 15% đối với K34 so với 28% K32 và 30%-K33
Như vậy muốn đạt chuẩn đầu ra TOEIC 450-500 theo học thế tín chỉ, với 180 tiết trên
lớp giả sử với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, giảng viên sử dụng phương pháp giảng
dạy tiên tiến, sinh viên có phương pháp học tập tốt thì khoảng 10% sinh viên trình đô C
và 37% trình độ B (khoảng 47%) có thể đạt đầu chuẩn ra, phần còn lại 53% trình độ A
và dưới A cần có thêm 204 tiết học. (384 tiết học cần có - 180 số tiết học trên lớp theo
học chế tín chỉ).
Đó là chưa kể đến các số liệu trên chỉ phản ánh trình độ hiểu biết tiếng Anh (to know the
language) hơn là khả năng sử dụng tiếng Anh (to use the language). Trường chưa có điều
kiện đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong bài thi xếp lớp. Qua bài thi tốt
nghiệp THPT chúng ta có thể thấy rõ trọng tâm môn học là kiến thức ngôn ngữ và kỹ
năng đọc hiểu. Kỹ năng nghe, nói hầu như không được đầu tư trau dồi trong suốt 7 năm
học phổ thông. Hệ quả là trong các buổi học tiếng Anh giao tiếp thương mại ở trường
nhiều sinh viên gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt hay trao đổi thông tin, nghe hiểu.
Có thể khái quát khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của đa số sinh viên ĐHKT TP.HCM
sau 7 năm phổ thông như sau:
Nghe vở lòng, dưới sơ cấp
Nói dưới sơ cấp
Đọc sơ cấp, tiền trung cấp
Viết dưới sơ cấp – sơ cấp
Nguồn: “Khái quát năng lực đầu vào qua 4 kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên
ĐHKT” Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà –Nguyên Phó Ban Ngoại ngữ, trưởng Bộ môn tiếng
Anh.
Vậy với năng lực đầu vào còn hạn chế, khả năng trên 53% sinh viên nếu không có khả
năng tự học tốt hoặc học thêm các trung tâm ngọai ngữ sẽ không đạt chuẩn đầu ra.
Thêm vào đó là thói quen thụ động trong học tập của sinh viên trong việc học ngoại ngữ
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập thể hiện qua hiện tượng không chuẩn bị
bài, không chủ động trong học tập của nhiều sinh viên mặc dù bộ môn tiếng Anh đã biên
soạn nội dung tự học Guided Inderfendent Practice nhằm tác động đến ý thức tự học của
sinh viên.
Ngoài ra, sinh viên có trình độ Anh ngữ B, C vẫn bắt đầu học giáo trình Market leader-
Elemetary, trình độ sơ cấp không có hứng thú và động cơ học tập tốt.
2.3 Đội ngũ giảng dạy:
Phương pháp giao tiếp và trao dồi kỹ năng qua các bài tập tình huống (case study) chưa
được áp dụng triệt để. Trên lớp giảng viên còn giảng nhiều (teacher talk) thay vì làm vai
trò hướng dẫn (facilitor), tổ chức các hoạt động thực hành ngôn ngữ, khuyến khích và
động viên.
Đội ngũ giáo viên trong nhiều năm qua chưa được đầu tư đúng mức, nhà trường chưa
thường tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện trao dồi chuyên môn nâng cao trình độ ở
10
các nước nói tiếng Anh. Chưa được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, thêm vào đó
độ tuổi trung bình đội ngũ giáo viên trên 45, nên rất khó thích ứng các phương pháp
giảng dạy mới, ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin, chưa quen sửa bài viết
qua email
2.4 Cơ sở vật chất.
- Diện tích thư viện quá nhỏ, không đủ chỗ cho các em học tập, không đủ máy tính để
các em tự học tiếng Anh trên các chương trình Anh ngữ trên mạng.
- Sách, từ điển cũng hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên.
- Phòng học nhỏ, nóng, bàn ghế là loại cố định không thể xoay chuyển để phù hợp với
phương pháp giao tiếp khi thực hành theo cặp hay nhóm (group work, pair work).
- Thiếu phòng chuyên dùng để có thể sử dụng làm sân chơi cho sinh viên qua các câu lạc
bộ tiếng Anh, các trung tâm tự học (self – access centers) để các em có điều kiện học
ngoại ngữ từ nhiều nguồn khác nhau.
III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH
GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM
Để thực hiện mục tiêu chất lượng đào tạo của nhà trường và thực hiện chuẩn đầu ra trình
độ Anh Ngữ, từ thực trạng về quản lý chất lượng dạy và học môn học tiếng Anh giao
tiếp thương mại tại trường ĐHKT TPHCM, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
1. Nâng cao chất lượng của người học
1.1. Tăng cường chất lượng đầu vào của sinh viên
- Thực tế cho thấy sinh viên không sử dụng kiến thức của hai môn thi hóa và lý trong
quá trình học tại trường. Ngược lại kiến thức về văn và ngoại ngữ rất cần cho sinh viên
Kinh tế. Vì vậy bên cạnh tuyển sinh dựa trên các môn thi của khối A (toán, lý, hóa) nên
bổ sung các môn thi tuyển sinh khối D (toán, văn và ngoại ngữ) trên nguyên tắc can gì
thi đó.
- Tăng cường chất lượng học Ngoại ngữ của học sinh qua 7 năm học ở PTTH, theo
hướng giảm tải nội dung chương trình, tăng cường giao tiếp.
Mới đây trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 29, 30/6 và 1/7 2011 đăng một số bài báo về việc
học ngoại ngữ ở bậc phổ thông và đại học. Xã hội lo lắng về chất lượng học ngoại ngữ ở
bậc phổ thông và yêu cầu chuẩn đầu ra ở bậc đại học. Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân
chừng nào bộ giáo dục và đào tạo thay đổi nội dung chương trình học ngoại ngữ cải tiến,
học theo phương pháp giao tiếp, có thời gian thực hành bốn kỹ năng- nói, nghe, đọc và
viết ở phổ thông, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả cao thì học sinh và sinh
viên Việt Nam mới thạo ngoại ngữ, có cơ hội cạnh tranh trong thị trường nguồn nhân
lực. Theo ông suốt bảy năm học ngoại ngữ ở phổ thông, do phải chạy theo nội dung kiến
thức, không có thời gian luyện đồng thời 4 kỹ năng, học sinh học chỉ để làm bài thi trắc
nghiệm, không giao tiếp được.
Đây là giải pháp vĩ mô đòi hỏi phải thực hiện từ cấp học phổ thông. Cần thực hiện đồng
bộ và lâu dài ở các cấp, làm sao để 7 năm học Anh ngữ của học sinh phổ thông phải đạt
được trình độ sử dụng tiếng Anh nhất định thông qua 4 kỹ năng nói, nghe, đọc, viết. Để
đạt được mục tiêu này, đề thi phải kiểm tra cả 4 kỹ năng thay vì chỉ kiểm tra ngữ pháp và
đọc hiểu như hiện nay.
11
1.2. Xếp lớp cho sinh viên học theo đúng trình độ
Tuy sinh viên đã được thi xếp lớp theo tình độ nhưng các em vẫn bắt đầu học cùng một
trình độ Elementary, điều này không tạo động cơ học tập cho các em. Chuẩn trình độ
Anh ngữ để có thể theo học chương trình tiếng Anh giao tiếp thương mại tại trường là
trình độ A. đối với sinh viên có tình độ dưới A phải tự theo học tại trung tâm ngoại ngữ
để đạt được trình độ đầu vào.
- Sinh viên đạt chuẩn Anh ngữ đầu vào A, bắt đầu học giáo trình Market Leader trình độ
sơ cấp_elementary cho hai học phần 1 và 2 và Market Leader– pre-intermediate cho 2
học phần 3 và 4.
- Sinh viên có trình độ B, C bắt đầu học giáo trình Market Leader– pre-intermediate cho
2 học phần 1 và 2 và Market Leader– intermediate cho 2 học phần 3 và 4.
Được như vậy thì sinh viên mới có hy vọng đạt được chuẩn đầu ra của trường.
1.3. Giúp cho sinh viên tính tự chủ trong học tập
- Với những điều kiện hiện có nếu sinh viên không có khả năng tự học thì khó có thể đạt
chuẩn đầu ra. Vì vậy giúp cho sinh viên có khả năng tự học tốt là nhiệm vụ rất quan
trọng của đội ngũ giảng viên. Thực tế cho thấy sinh viên có khả năng làm chủ được quá
trình học tập của mình sẽ đạt thành tích cao trong học tập. Theo học giả Rubin(2005:46),
tính tự chủ của người học thể hiện ở chỗ người học biết hoạch định, thực hiện và làm
chủ được kế hoạch đặt ra qua việc hiểu rõ những khó khăn thuận lợi, sau đó biết đánh
giá việc học của mình và tìm ra giải pháp khắc phục. Quy trình này lặp đi lặp lại nhiều
lần theo mô hình vòng tròn tự chủ trong học tập.
- Tuyên truyền trong sinh viên về đặc thù môn ngoại ngữ, đòi hỏi thời gian nhất định cho
thực hành để có thể tự tin sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Nhắc nhở sinh viên phương
châm học đều, thường xuyên không học dồn.( a little but often)
- Qua các buổi thuyết trình giới thiệu môn học trong đợt sinh hoạt đầu khóa cho sinh
viên năm nhất, trong các buổi học tiếng Anh giảng viên tư vấn học tập để các em thành
thạo phương pháp học “learning strategies” cho 4 kỹ năng nói nghe, đọc, viết. Thực tế
cho thấy việc dạy 4 kỹ năng này không thể tách bạch mà phải bổ sung qua lại. Tuy nhiên
tùy theo loại kỹ năng định rèn, lấy kỹ năng đó làm trọng tâm.
NGHE: Ngoài việc thực hiện các bài tập luyện nghe đã được thiết kế rất chuyên
nghiệp từ các giáo sư đầu ngành giảng dạy tiếng Anh trong giáo trình chính Market
Leader, Practice file, Practice book, Listening practice tasks, giáo viên khuyến khích
các em luyện nghe qua xem phim, video clip, nghe giáo viên, bạn cùng lớp khi luyện
tập theo cặp, nhóm. Hình thức nghe càng phong phú càng thu hút các em và khả
năng nghe của sinh viên càng được cải thiện. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc luyện
nghe trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống, chọn đáp án đúng sai thì việc học ngoại
ngữ không đạt được kết quả cao. Sinh viên phải luyện thêm các bước sau khi làm bài
tập nghe gồm:
- Nghe và lập lại sau mỗi câu có nhìn vào audio scripts, việc luyện tập này giúp
cho sinh chỉnh được phát âm, luyện ngữ điệu, âm nào lướt, âm nào nên nhấn.
- Nghe lập lại không nhìn vào audio scripts, bước này giúp cho sinh viên nghe và
nhận ra những gì mình đã được nghe, giúp cho các em tự tin hơn, từ đó giúp cho
các em có khả năng nghe tốt hơn khi nghe lại những từ, câu tương tự.
- Nghe và viết lại, việc này giúp các em luyện viết chính tả, viết câu, từ đó tăng
vốn từ, cũng cố cấu trúc câu, ngữ pháp.
12
- Bước cuối cùng sinh viên luyện sử dụng ngôn ngữ, nói lại được những nội dung
tương tự đa được nghe. Ví dụ nghe một đoạn đàm thoại của hai người sắp xếp
một cuộc hẹn, sau khi học phần này sinh viên phải có thể sắp xếp một cuộc hẹn
bằng tiếng Anh. Đây cũng là cái đích của việc học ngoại ngữ cần đạt tới. Và như
vậy qua bài tập luyện kỹ năng nghe sinh viên cần có thời gian tự học rèn luyện
các bước tiếp theo kết hợp rèn luyện kỹ năng nói, đọc, viết và cũng cố kiến thức
ngữ pháp và từ vựng.
NÓI: Để nói được sinh viên phải thực tập thường xuyên. Giáo viên tạo cơ hội cho
sinh viên luyện nói thông qua các hoạt động trong lớp và ngoài lớp, thông qua các
hoạt động vấn đáp giữa giáo viên và sinh viên, thảo luận theo cặp, nhóm, thuyết
trình. Không ngại nói sai hay mắc lỗi khi nói.Với phương chăm “Don’t read all the
time”, sinh viên đọc hướng dẫn, câu hỏi trong sách, học thuộc cách đặt câu hỏi,
những từ vựng gợi y, sau đó thực hành mà không nhìn sách. Việc luyện tập này dần
dần giúp sinh viên chuyển kiến thức trong sách thành kiến thức của mình, và sử dụng
kiến thức ngôn ngữ học được. Không dừng lại ở đây sinh viên được yêu cầu phải
viết lại những ý đã được thảo luận trên lớp để buổi học sau có thể nói lại vấn đề này
tốt hơn. Nguyên tắc chung là nói lại được những gì đã học.
ĐỌC: Để tiết kiệm thời gian trên lớp, giáo viên yêu cầu sinh viên tự đọc bài ở nhà
nhưng có hướng dẫn cách đọc. Để hiểu một đoạn văn các em phải đọc lướt
(skimming) để nắm được nội dung tổng quát của bài đọc, sau đó đọc kỹ (scanning)
để hiểu được thông tin chi tiết trong văn bản, đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh và
làm bài tập theo yêu cầu. Trong hai lần đọc này sinh viên không nên tra tự điển, nếu
thấy từ mới tra ngay sẽ tạo thói quen không đúng, không rèn được kỹ năng đoán
nghĩa từ mới trong ngữ cảnh và khi đi thi sẽ không làm được bài vì không được phép
dùng tự điển. Tuy nhiên sau khi các em đã làm xong bài tập theo hướng dẫn trong
sách, sinh viên tra tự điển để tìm hiểu thêm về họ từ của từ mới, loại từ, cách sử
dụng, kiểm tra lại nghĩa của từ có đúng như mình đoán không Trên lớp giáo viên
tập trung vào việc kiểm tra sinh viên có hiểu đúng nội dung hay không, giải đáp thắc
mắc nếu có, cuối cùng hướng đến mục tiêu sử dụng được những kiến thức đã đọc,
phần này giáo viên thường yêu cầu theo dạng bài tập về nhà, giáo viên sẽ yêu cầu
sinh viên trình bày tóm tắt nội dung bài đọc vào buổi học kế tiếp.
VIẾT: Ngoài các bài tập viết trong sách Course book, Practice file và Practice book,
sinh viên tự học viết từ từ vựng riêng lẻ, câu đơn, câu kép đến câu phức, từ những
bài nghe, đọc. Giáo viên hướng dẫn cách viết câu chủ đề, đoạn văn. Riêng bài viết
cho phần case study trong giáo trình Course book nên được giáo viên sửa lỗi trên
giấy hoặc email.
- Tăng cường tài liệu tham khảo có nội dung bám sát chương trình.
Với mục nâng cao khả năng tự học của sinh viên, đội ngũ giảng dạy đã dưa ra bộ
tài liệu học tập gồm sách học trên lớp và tự học.
1. Giáo trình trên lớp
Course book - Market Leader
(elementary & Pre- intermediate)
Kèm CD
Gồm các bài tập về kiến thức (ngữ
pháp, cấu trúc, từ vựng)và các bài tập
thực hành bốn kỹ năng nói , nghe, đọc
và viết.
13
2. Sách bài tập - Practice file
Kèm CD
Dùng trên lớp phần TALK
BUSINESS, sinh viên tự làm bài tập
phần LANGUAGE WORK
3. Bộ giáo trình PRACTICE BOOK
1,2,3,4 do bộ môn Tiếng Anh biên soạn
nhất quán và kế thừa giáo trình chính
Market leader nên rất hữu ích cho việc
tự học, tự trao dồi thêm ngoài giờ. Kèm
CD
Gồm hai phần: Further skill work và
Guided independent practice
- Further skill work: triển khai trên lớp
gồm các bài tập luyện 4 kỹ năng, cung
cấp glossary từ vựng tiếng Anh thương
mại.
- Guided independent practice: sinh
viên tự học.
4. Bài kiễm tra cuối chương (4 bài
kiễm tra cho mỗi học phần) được thiết
kế giống bài thi cuối khóa gồm các nội
dung kiểm tra đọc viết và nghe.
Kỹ năng nói được đánh giá trong mỗi
buổi học, phát biểu trên lớp và thuyết
trình.
Sinh viên trực tiếp chấm bài cho nhau,
giáo viên giải đáp thắc mắc từ đó sinh
viên tự đánh giá tiến bộ, giúp sinh viên
điều chỉnh, và định hướng lại việc học
của mình, nâng nhận thức việc học đều
không học dồn.
5. Bài tập luyện đọc hiểu nhanh
(Reading pratice tasks) 5 bài cho mỗi
học phần.
Sinh viên trao dồi phương pháp đọc
hiểu hiệu quả.
6. Bài tập luyện nghe hiểu
(Listening practice tasks) 5 bài cho mỗi
học phần
Sinh viên trao dồi phương pháp nghe
hiểu hiệu quả
7. Understanding and using English
Grammar, Betty Schrampfer Azar
Sinh viên tự tham khảo kiến thức ngữ
pháp khi cần.
– Động viên sinh viên tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh của trường, khoa hoặc của nhà
văn hoá thanh niên, giới thiệu cho các em các chương trình tự học tiếng Anh trên Tivi
của các kênh HTV4, bản tin bằng Tiếng Anh, web, nhằm giúp các em tự tin hơn trong
giao tiếp bằng tiếng Anh.
– Tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia hoặc sinh viên tình nguyện đến từ các nước
nói tiếng Anh hỗ trợ luyện nói cho sinh viên.
– Đưa thuyết trình bằng tiếng Anh và chương trình dạy cũng giúp các em phấn đấu nhiều
hơn. Vì để có được bài thuyết trình các em phải tự tìm đề tài các em cần biết và muốn
biết có liên quan dến kinh tế, làm việc nhóm, học tập lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tập diễn
đạt ý tưởng của mình bằng tiếng Anh trước đám đông và việc này giúp cho sinh viên tự
tin hơn. Nhiệm vụ của giáo viên là cung cấp cho sinh viên vốn Anh ngữ cần thiết cho bài
thuyết trình.
– Khuyến khích sinh viên đọc báo tiếng Anh trên lớp, chọn mẫu tin có liên quan tới tiếng
Anh kinh thương cũng góp phần tăng động cơ và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của sinh
viên.
– Để góp phần xây dựng nhân cách cho sinh viên, giảng viên có thể giới thiệu cho các
em một số sách về giáo dục nhân cách, lối sống như “The way to happiness” sách gồm
14
có 21 lời khuyên giúp chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc. Ví dụ “Seek to live with
the truth”- Hãy sống trung thực, “Don’t do anything illegal” đừng vi phạm luật pháp…
thực tế cho thấy sinh viên rất thích thú chọn một trong những lời khuyên, trình bày dưới
dạng thuyết trình kèm với tiểu phẩm vedio clip thoại bằng tiếng Anh, hoặc truyện ngụ
ngôn của La Fontaine …
– Tạo hứng thú học tập cho sinh viên, làm cho các em cảm thấy thích học Anh văn. Đôi
khi vì thời gian dành cho môn tiếng Anh quá ít, giảng viên muốn dạy cho các em thật
nhiều mà quên tạo cho các em một môi trường học thoải mái vui ve. Thỉnh thoảng giáo
viên cho sinh viên chơi game có nội dung liên quan đến nội dung học, xem video clip có
nội dung phù hợp với ngành học như “The story about Pablo and Bruno” – bài học về
thay đổi cuộc sống
2. Nâng cao quản lý chất lượng người dạy
- Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Người dạy cần tăng vai trò là những hướng dẫn viên, và hỗ trợ khi cần (facilitator)
- Nhận thức vấn đề này giúp chúng ta điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ, tăng
hiệu quả hoạt động sư phạm trên lớp.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ ở các nước nói
tiếng Anh để giáo viên có cơ hội cọ sát và nâng cao năng lực chuyên môn và tiếp cận với
phương pháp dạy học tiên tiến, hoặc tham gia các hội thảo về phương pháp giảng dạy
ngoại ngữ trong nước, do các cơ quan có uy tín tổ chức như British Council, SEMEO …,
- Tổ chức dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, học tập lẫn nhau.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên để kết quả học tập
của các em phản ánh tình độ Anh ngữ trung thực nhất qua thực hành nói trên lớp, các
bài tập rèn luyện kỹ năng, thuyết trình
- Cải tiến phương pháp dạy và học (innovation) giúp thúc đẩy công tác đào tạo và đòi hỏi
người thầy phát huy tối đa tính năng động và sáng tạo trong việc luôn tìm kiếm các biện
pháp nghiệp vụ cụ thể phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện có nhằm giải quyết các
vấn đề nảy sinh. Mỗi giảng viên phấn đấu trở thành cố vấn học tập tốt cho sinh viên, dạy
các em cách học để các em có thể học tập và trau giồi ngoại ngữ suốt đời.
3. Tăng cường cơ sở vật chất cho việc học ngoại ngữ.
- Thiết kế phòng học phù hợp với việc học ngoại ngữ, ghế không cố định để dễ xoay
chuyển, trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như cài từ điển, đĩa vào máy tính, sách
ngữ pháp, một số báo, tạp chí bằng tiếng Anh. Trên tường treo những bảng động từ bất
quy tắt, bảng từ vựng .
- Máy tính phòng học nên nối mạng Internet để sinh viên và giáo viên có thể truy cập khi
cần.
- Xây dựng chương trình học tiếng Anh giao tiếp thương mại qua mạng để giúp cho sinh
viên có thể tự học, qua chương trình này có thể quản lý được chất lượng dạy và học. Như
chương trình học ngoại ngữ của trường ĐHSP Hà Nội, học chương trình học ngoại ngữ
Dyned, giới thiệu DIALANG hệ thống kiểm tra trực tuyến ngoại ngữ miễn phí, giúp sinh
viên có cơ hội đánh giá trình độ tiếng Anh của mình và nhận được phản hồi về điểm
mạnh và điểm yếu của chính mình (ĐHQG TPHCM 2007)
- Bố trí giờ học hợp lý thay vì 4 tiết 1 buổi/tuần, nhà trường nên bố trí thành 2 buổi, mỗi
buổi 2 tiết/tuần, như thế tạo điều kiện cho sinh viên có thời gian chuẩn bị bài học, sinh
15
viên không phải học dồn. Chắc hẳn học 2 tiết/ 1 buổi, 2 buổi 1 tuần chất lượng sẽ tốt hơn
là học 4 tiết 1 buổi/tuần.
- Không nên vội giảm thời lượng lên lớp khi chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào
tạo theo học chế tín chỉ khi điều kiện cần có cho việc học theo hệ thống này chưa được
hoàn thiện như cơ sở vật chất, đội ngủ giảng dạy. Từ kết quả phiếu đánh giá môn học
của K35 đại học chính quy, do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thực hiện, sinh
viên cũng yêu cầu tăng tiết học ngoại ngữ. điều này chưng tỏ sinh viên có ý thức học và
số tiết cho môn này quá ít.
- Đa dạng hóa chuẩn đầu ra, thực tế cho thấy mặt dù khi đặt ra yêu cầu chuẩn đầu ra cao
sẽ giúp cho sinh viên có động cơ học tập, có ý thức nâng cao trình độ Anh ngữ của mình,
nhưng nó cũng sẽ làm cho một bộ phận không ít sinh viên hoang mang dẫn đến tình
trạng nhốn nháo săn chứng chỉ ngoại ngữ, một số em sẽ không được tốt nghiệp vì không
đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Đối với sinh viên mất căn bản tịếng Anh từ phổ thông, mức
chuẩn mà trường đặt ra quả là thử thách vượt quá khả năng. Một số em ở tỉnh muốn theo
học thêm tiếng Anh tại các trung tâm cũng gặp không ít khó khăn về mặt tài chính. Vì
thế ngoài mức chuẩn đầu ra TOEIC 450-550, IELTS, TOEFL tương đương, trường nên
có kỳ thi ngoại ngữ riêng cho sinh vịên tạo điều kiện cho các em tốt nghiệp. Khi đi làm,
nếu các em cảm thấy tiếng Anh cần thiết cho công việc của mình, các em có thể có điều
kiện theo học tiếng Anh tại các trung tâm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Từ thực tế của việc dạy và học Ngoại ngư, việc quản lý chất lượng dạy và học tiếng Anh
giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKT TPHCM phải được thực hiện
đồng bộ. Về phía sinh viên các em phải rèn luyện tính tự chủ trong học tập, có phương
pháp học tập đúng và nâng cao nhận thức và khả năng tự học. Về phía giảng viên phải
học tập nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện hiện có.
Và về cơ sở vật chất nhà trường nên đầu tư những điều kiện cần thiết cho việc học của
sinh viên.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Kiến nghị với Bộ GD & DT
- Giảm tải chương trình học tiếng Anh cho học sinh phổ thông, hướng tới mục tiêu
đào tạo học sinh có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Cho phép trường đại học Kinh tế được tuyển sinh theo khối A và D.
- Quan tâm đầu tư cho trường ĐHKT TPHCM nhiều hơn, giúp nhà trường xúc tiến
các dự án xây dựng hệ thống phòng học đa chức năng, phù hợp cho chương trình đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
- Thường xuyên cử giảng viên, dành nguồn kinh phí cho giảng viên tham gia học tập
nâng cao trình độ trong nước và ngoài nước nhằm giúp cho giảng viên tiếp cận với
chương trình, phương pháp đào tạo tiên tiến.
2.2. Kiến nghị với trường ĐHKT TPHCM
- Xúc tiến các dự án xây dựng trường, mở rộng diện tích trường lớp, trang bị đầy đủ
cơ sở vật chất cần có của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Cùng với Bộ giáo dục và Đào tạo thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên học tập
nâng cao trình độ trong nước hoặc các nước nói tiếng Anh.
16
- Đầu tư xây dựng chương trình học tiếng Anh giao tiếp thương mại qua mạng.
- Bố trí giờ học hợp lý.
- Không vội giảm thời lượng trên lớp.
- Nên đa dạng hóa chuẩn đầu ra.
2.3. Kiến nghị với Ban
- Phối hợp với nhà trường, phòng công nghệ thông tin nhanh chóng xây dựng chương
trình học tiếng Anh giao tiếp thương mại qua mạng, cung cấp những điều kiện cần
thiết cho sinh viên phát triển kỹ năng tự học.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các lớp bồi
dưỡng, hội thaỏ trong nước và ngoài nước.
- Tổ chức dự giờ, họp trao đổi rút kinh nghiệm.
- Hoàn thiện trang web của ban, cung cấp đầy đủ thông tin cho hoạt động dạy và học.
- Đa dạng hóa chương trình học phù hợp với nhiều trình độ khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, 2003.
2. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục Đại học giai đoạn 2010-2012. Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2010.
3. Giảng dạy tiếng Anh bậc đại học tại Việt Nam: vấn đề và giải pháp. Đại học QG
TPHCM- trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo. 2007
4. Hội thảo giảng dạy và quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
3/2010.
5. Kỷ yếu hội thảo môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại với lộ trình đạt chuẩn
TOEIC. 2009.
6. Luật giáo dục của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
38/2005/QH 11. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội,2005
7. Quy chế hoạt động của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
8. Rubin, J. (2005) Expert Language Learner: A Review of Good Language Learner
Studies and Learner Strategies. Trong cuốn của K. Johnson, Expertise in Second
Language Learning and Teaching. Trang 37-63.
9. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản ly, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào
tạo. Học viện Quản lý giáo dục. Hà Nội, 2010.
10. The way to happiness - a common sense guide to better living. The way to
Happiness Foundation International.
11. Willis. J. (1996) A Framework for Task-Based Learning. Longman