CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
TÁC HẠI CỦA SỬ DỤNG TÚI NILON
1/ Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu
2/ Báo cáo thực trạng tác hại và vấn đề quản lý chất thải túi
nilon ở nước ta
3/ Thảo luận:
- Thực trạng sử dụng túi nilon tại địa phương
- Tác hại của túi nilon
- Các giải pháp hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải, bảo vệ
môi trường.
4/ Kết luận Hội thảo
MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa - đô thị hóa cùng với nó là sự gia tăng
chất thải sinh hoạt trong đó có chất thải túi nilon.
Các bao bì túi nilon có tác hại to lớn và nhiều
mặt tới môi trường, sức khỏe của con người
nhưng hầu như chúng ta ít ai chú ý đến
1/ Thực trạng và vấn đề quản lý chất
thải túi nilon ở nước ta
-
Theo các nhà khoa học túi nilon được làm từ các
chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải
mất hàng chục năm đến vài thế kỷ mới phân hủy
hoàn toàn trong tự nhiên.
-
Ở nước ta các loại túi nilon được sử dụng tràn lan:
+ Người mua: thường không mang theo vật đựng
như túi xách, giỏ (làn) vì biết khi mua sẽ có túi
nilon kèm theo dễ xách mang về.
+ Người bán: sãn sàng đưa thêm một vài chiếc khi
người mua yêu cầu .
1/ Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi
nilon ở nước ta (tt)
-
Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về số
lượng túi nilon nhưng có thể nói con số về túi
nilon từ khâu sản xuất, lưu thông phân phối, sử
dụng đến thải bỏ, thu gom, xử lý là rất lớn.
-
Theo kết quả khảo sát của cơ quan môi trường,
trung bình 1 người VN trong 1 năm sử dụng ít
nhất 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa.
Từ 2005 đền nay con số này là 35kg/người/năm
1/ Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi
nilon ở nước ta (tt)
Năm 2000, trung bình mỗi ngày, VN xả khoảng 800
tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay con số này
là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn.
⇒
Số lượng và khối lượng túi nilon được sử dụng là
rất lớn
1/ Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi nilon
ở nước ta (tt)
Vì sao số lượng và khối lượng túi nilon được sử
dụng với một lượng lớn như vậy?
Với ưu điểm bản chất tiện dụng và giá thành thấp,
đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được phổ biến.
Và chính vì điều này đã làm cho túi nilon hiện
diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội, trở thành
vật thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi
người dân: từ hàng bán rau đến các siêu thị và
trung tâm thương mại, ngay cả các cửa hàng bán
cháo dinh dưỡng cho trẻ em.
1/ Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải
túi nilon ở nước ta (tt)
Năm 2009 đã có cuộc điều tra xã hội học về thái độ ứng
xử với túi nilon khó phân hủy.
Đa số những người được hỏi đồng tình và 100% gia
đình cho rằng có sử dụng túi nilon khi đi chợ, mua
hàng, đựng đồ đạc. Mỗi gia đình hàng ngày sử dụng
số lượng túi nilon là rất cao:
+ Dưới 5 cái là 55%,
+ Từ 6-10 cái là 36%,
+ Trên 10 cái là 9%)
và nhiều người biết rất rõ tác hại của túi nilon (56%),
chỉ có 2% là không biết.
1/ Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi nilon
ở nước ta (tt)
- Về việc xử lý túi nilon sau khi mua hàng về, hầu hết là
vứt ra sọt rác (71%), chỉ có 19% rửa sạch để lần sau
sử dụng lại. Và có 98% cho rằng chúng ta nên sử
dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi
nilon, chỉ có 2% cho là không cấn thiết.
=> Như vậy, vấn đề chất thải túi nilon ở nước ta hiện
đang được quan tâm về nhận thức, tác hại và tính
cấp thiết phải quản lý và xử lý chúng. Từ đó nhiều
hoạt động được đưa ra áp dụng như các chiến dịch
truyền thông “nói không với túi nilon” “ngày không
túi nilon” nhằm định hướng một số giải pháp kiểm
soát ô nhiễm chấtt thải từ túi nilon
2. Tác hại
-
Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với đất và nước. Bởi:
+ Túi nilon lẫn vào đất sẽ: - Ngăn cản ôxy đi qua đất
- Gây xói mòn đất
- Làm cho đất không giữ được
nước, dinh dưỡng.
- Từ đó làm cho cây trồng chậm
tăng trưởng.
2. Tác hại (tt):
- Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô
nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người (hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp).
- Túi nilon làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào
nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể con người
gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ
nhỏ, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc
Dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến
nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch.
2. Tác hại (tt)
- Trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu
hỏa nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo
thành Axit Sunfric dưới dạng các cơn mưa axit
rất có hại cho phổi
- Túi nilon làm tắc nghẽn cống rãnh, kênh, rạch, gây
ứ đọng trong nước nước thải và ngập úng dẫn
đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Túi nilon gây mất mỹ quan và cảnh quan; làm ô
nhiễm môi trường .
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM
Hội phụ nữ cần có những giải pháp nào để hạn chế việc sử
dụng túi nilon, rác thải và môi trường?
3. Giải pháp:
* Giải pháp chung: làm giảm thiểu việc sử dụng túi
nilon.
-
Hạn chế việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt
hằng ngày của người dân (phải bắt đầu từ ý thức
của người dân)
-
Đánh thuế môi trường đối với túi nilon (đánh vào
kinh tế)
-
Tái chế, tái sử dụng túi nilon
-
Xử lý rác thải từ túi nilon.
3. Giải pháp:
* Giải pháp chung: làm giảm thiểu việc sử dụng túi
nilon.
-
Hạn chế việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng
ngày của người dân (phải bắt đầu từ ý thức của
người dân)
-
Đánh thuế môi trường đối với túi nilon (đánh vào
kinh tế)
-
Tái chế, tái sử dụng túi nilon
-
Xử lý rác thải từ túi nilon.
3. Giải pháp (tt)
* Đ/v Hội phụ nữ:
-
Tuyên truyền cho cán bộ hội viên hiểu tác hại của
việc sử dụng túi nilon đối với môi trường xung
quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện
tại và tương lai.
-
Phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nilon
nhiều nhất nên truyên truyền việc sử dụng lại túi
nilon còn có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày
(việc tưởng như đơn giản nhưng hết sức cần thiết).
3. Giải pháp (tt)
-
Phân loại nguồn rác thải trong sinh hoạt của người dân:
Nên có 2 thùng rác : một thùng đựng rác phân hủy, một
thùng đựng rác khó phân hủy.
-
Đề nghị hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường
gây ô nhiễm tại địa phương.
-
Xây dựng mô hình PN hãy nói không với túi ni lon, PN
với con đường không có rác.
-
Phát động phong trào phân loại rác từ các hộ gia đình.
KẾT LUẬN
Việc sử dụng túi nilon tràn lan như hiện nay gây ảnh hưởng
rất lớn tới môi trường, hi vọng Hội phụ nữ chúng ta sẽ có
những hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
và thay đổi hành vi của người dân nói chung và hội viên
phụ nữ nói riêng đồng thời có sự phối hợp với các ban,
ngành, liên quan để có những biện pháp làm giảm thiểu vì
một môi trường xanh - sạch – đẹp. Đó cũng là góp phần
thực hiện 1 trong 8 tiêu chí thực hiện cuộc vận động xây
dựng gia đình 5 không, 3 sạch mà Nghị quyết Đại hội đại
biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.
Chung tay góp sức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ
cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta.