Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

thuyết trình đánh gía về triển vọng của cnxh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.46 KB, 26 trang )

ĐÁNH GÍA VỀ TRIỂN
VỌNG CỦA CNXH
I/ Bản chất của chủ nghĩa Tư bản (CNTB)
II/ Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội chỉ là tạm thời
III/ Liên hệ thực tế ( Trung Quốc - Việt Nam )
I/ Bản chất của CNTB

Mặc dù chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát
triển của nhân loại nhưng đó không phải là chế độ của xã hội
tương lai, của nhân loại, bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô
nhân đạo của CNTB không thay đổi.

→ Chính phương thức sản suất dựa trên chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung nhọt không thể chữa
khỏi

Trong khuôn khổ của CNTB, trên thế giới hiện nay vẫn còn 1,2
tỉ người chịu nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng
mức thu nhập dưới 1USD/ngày…

Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và Anh tấn công Irac năm 2003
càng khẳng định bản chất hiếu chiến của CNTB

→ Tóm lại, CNTB với những mâu thuẫn bên trong không thể
thay đổi bản chất của mình.
II/ Sự sụp đổ của CNXH hiện thực chỉ là
tạm thời
1. Liên Xô và các nước CNXH Đông Âu sụp đổ không có nghĩa
là sự cáo chung của CNXH.
-
Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô


hình chủ nghĩa xã hội trong qua trình đi tới mục tiên CNXH.
-
Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội
với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội mà là người đang
vươn tới.

2/ Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày
càng đạt được những thành tựu to lớn
Trong chế độ CNXH và các nước Đông Âu sụp đổ thì các nước
CNXH còn lại tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách toàn diện,
trong đó Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đã tiến hành đổi
mới thành công nhất.
3/ Những xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay
a.Hòa bình ổn định để cùng phát triển
- Phần lớn các nước trên thế giới đã giành ưu tiên cho phát
triển kinh tế, qua đó phát triển tiềm lực của mình, tạo điều kiện
giữ gìn hòa bình trong nước và thế giới

b. Gia tăng xu hướng hợp tác giữa các quốc gia
-
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật, tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong các khu vực →
Hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay.
-
Hình thức hợp tác quốc tế hiện nay rất đa dạng: Hợp tác song
phương, hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế.
- Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng hơn.

c/ Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự
cường.

- Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, của phong trào cách mạng trên thế giới, của phương tiện
thông tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi
dân tộc cơ bản của mình.
-
Mặt khác, các nước lớn, các nước giàu thường ỷ lại vào các thế
mạnh kinh tế, quân sự, để chi phối các nước nhỏ, các nước
nghèo, bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, dùng thủ đoạn bóc
lột về kinh tế, thậm chí tiến hành chiến tranh xâm lược, lật đổ.
-
→ Đấu tranh đòi quyền bình đẳng, đòi tôn trọng lợi ích quốc gia
dân tộc

d/ Các nước XHCN, các Đảng Cộng sản và công nhân kiên trì
đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển.
- Tình hình quốc tế hiện nay có những diễn biến phức tạp,
nhưng phấn đấu cho hòa bình, ổn định, tiến bộ và phát triển vẫn
là xu thế chung của nhân loại.

e/ Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh
cùng tồn tại cho hòa bình.
- Nhận thức được đặc điểm và xu hướng của thời đại ngày nay, cung
cấp cho chúng ta cơ sở khoa học để luận chứng tất yếu hợp quy luật
của định hướng CNXH. Giúp nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để
tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong thời đại mới. Đó là vấn đề có ý
ngĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân.
4/ Ý nghĩa: Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học
thành công, thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ
có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử xã
hội loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa

xã hội nhất định là tương lai của xã hội loài người.
III/ Thành tựu Việt Nam và Trung Quốc
Tuy Trung Quốc và Việt Nam có những sự khác biệt nhất định
nhưng công cuộc cải cách và mở cửa ở hai nước có những nét
tương đồng.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng
xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng tương đồng với hệ
thống pháp luật hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết
quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp và hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp; gia tăng quản lý vĩ mô; thực
hiện chế độ dân chủ nói chung

- Xây dựng các tổ chức phi chính phủ đa dạng

- Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức
quốc tế, các tổ chức khu vực.

- Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối
với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các
mặt
Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa
(1978-2007)

- Đại hội XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: cuộc
đại cải cách, đại mở cửa là sự lựa chọn then chốt của vận mệnh
Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện chấn hưng dân tộc
Trung Hoa vĩ đại; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung
Quốc, phát triển được chủ nghĩa xã hội và phát triển được chủ

nghĩa Mác - Lênin

- Từ một nước thiếu lương thực, sau mấy chục năm, đến 1995
sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 450 triệu tấn.

- Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998, Trung Quốc
không những không bị tàn phá mà còn là điểm tựa cho kinh tế
Châu Á

- Trung Quốc đã gia nhập WTO và bắt đầu cuộc cạnh tranh.
Các nhà kinh tế dự đoán: Tính đến năm 2020 Trung Quốc sẽ trở
thành quốc gia thương mại lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% sản
lượng quốc tế, chỉ đứng sau Mỹ
Tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam
(1986-2006)

- Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Để đi lên chủ
nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng chủ nghĩa xã hội”.

- Tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng cao ( từ 289USD –
1995 lên 1024USD – 2008 ) cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt
qua ranh giới của nước đang phát triển có thu nhập thấp lên nước
đang phát triển có thu nhập trung bình thấp.

- Cơ cấu thành phần kinh tế đang chuyển dần theo hướng phát huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen các hình thức sở hữu

- Từ một quốc gia bị phong tỏa, cấm vận, từ một nền kinh tế kém phát
triển và “đóng cửa”, sau hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã vươn

mạnh ra thế giới, có quan hệ quốc tế với hơn 170 nước và vùng lãnh
thổ. Đặt biệt, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới WTO.

→Thế và lực của chủ nghĩa xã hội không ngừng tăng lên.Bất
chấp sự chống phá chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ,
các nước CNXH đã dành được những thắng lợi to lớn , có ý
nghĩa lịch sử. Các nước CNXH tiếp tục hoạt động tại các diễn
đàn lớn của thế giới
Ý nghĩa nghiên cứu

Các Đảng Cộng sản và các nước CNXH trong giai đoạn xây
dựng CNXH, chủ nghĩa Cộng Sản phải nắm vững, vận dụng
đúng đắn sáng tạo và phát triển, cụ thể hoá lý luận của chủ
nghĩa xã hội vào hoàn cảnh mỗi nước mới có thể đạt được mục
tiêu CNXH, chủ nghĩa Cộng Sản.Đồng thời các thế hệ kế tiếp
nhau cần nghiên cứu CNXH khoa học với hình thức và nội
dung phù hợp với thế hệ mình.
Ý nghĩa nghiên cứu

Để nhận thức đúng đắn Chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng
vào thực tiễn phải sử dụng cả ba bộ phận là triết học , kinh tế
chính trị và CNXH khoa học. Hơn nữa chính CNXHKH là bộ
phận quan trọng vì nó nghiên cứu trực tiếp các lực lượng con
người – nhân tố quyết định nhất đối với quá trình CM CNXH
Ý nghĩa nghiên cứu

Xây dựng CNXH , chủ nghĩa Cộng Sản có nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn rất mới mẻ và phức tạp. Bản thân các Đảng Cộng
Sản và các nước CNXH nếu coi nhẹ CNXH thì không thể lãnh

đạo và quản lý đất nước.

Việt Nam nếu kiên trì xây dựng CNXH , nếu vận dụng đúng và
phát triển sáng tạo thì sẽ ổn định và phát triển nhanh chóng
trong công cuộc đổi mới.
C. Kết Luận

-CNXH hiện thực xuất hiện đầu tiên tại Nga 1917 sau Cách
Mạng Tháng 10 và xuất hiện mô hình CNXH đầu tiên trên thế
giới. Mở ra thời đại mới XH loài người.

-Qua các giai đoạn phát triển, CHXN đã trở thành hệ thống
thành trì của hòa bình thế giới , đấu tranh vì dân sinh , dân chủ
xã hội. Thế và lực của CNXH vẫn không ngừng tăng lên, đạt
được nhiều thành tựu to lớn

×