Tải bản đầy đủ (.pptx) (68 trang)

Báo cáo tài chính doanh nghiệp Chính sách cổ tức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 68 trang )

Chính sách cổ tức
GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm thuyết trình lớp TCDN Ngày K22:
1.Trịnh Quang Công
2.Bùi Thị Thùy Dương
3.Chung Ngọc Nghi
4.Nguyễn Thị Ánh Ngọc
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
1. Các hạn chế pháp lý
•.
Hạn chế suy yếu vốn
•.
Hạn chế lợi nhuận ròng
•.
Hạn chế mất khả năng thanh toán
2. Các điều khoản hạn chế
3. Sự tác động của các yếu tố khác
•.
Thuế
•.
Khả năng thanh khoản
•.
Khả năng vay nợ và tiếp cận nguồn vốn
•.
Thu nhập ổn định
•.
Triển vọng tăng trưởng
•.
Lạm phát
•.


Ưu tiên của cổ đông
•.
Loãng giá
CÁC HẠN CHẾ PHÁP LÝ
Hạn chế suy yếu vốn
Hạn chế này ràng buộc việc sử dụng vốn của doanh
nghiệp để chi trả cổ tức và có thể làm suy yếu vị thế an
toàn của chủ nợ.
Vốn của doanh nghiệp cũng có nhiều cách hiểu khác nhau
tuỳ theo quản điểm của cơ quan quản lý.
Ví dụ:

Vốn điều lệ (tổng mệnh giá cổ phần): 10 tỷ đồng.

Thặng dư vốn cổ phân: 2 tỷ đồng

Lợi nhuận giữ lại: 1 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, CTCP được chi trả cổ tức từ nguồn thăng
dư vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại.
CÁC HẠN CHẾ PHÁP LÝ
Hạn chế lợi nhuận ròng
Hạn chế lợi nhuận ròng cũng hàm ý tương tư như hạn chế
suy yếu vốn, chủ yếu là ngăn không cho doanh nghiệp
dùng vốn của mình để chi trả cổ tức. Hạn chế này quy
định doanh nghiệp chỉ được chi trả cổ tức khi có lợi
nhuận trong năm và bù đắp được các khoản lỗ của các
năm trước đó (nếu có).
CÁC HẠN CHẾ PHÁP LÝ
Hạn chế mất khả năng thanh toán
Hạn chế này ràng buộc việc doanh nghiệp không được chi

trả cổ tức khi đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán vì như vậy sẽ khiến cho tình hình tài chính của
doanh nghiệp thêm trầm trọng.
Tại Việt Nam, hạn chế này cũng được quy định trong
Luật Doanh nghiệp:
“…ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn
phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác đến hạn”. (trích điều 93)
CÁC ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ
Đây là các điều khoản được các chủ nợ đưa vào hợp đồng
tín dụng, hợp đồng mua bán trái phiếu nhằm hạn chế rủi
ro. Ví dụ:
“doanh nghiệp không được chi trả cổ tức khi lợi nhuận
chưa đạt được mức …….”
“doanh nghiệp không được chi trả cổ tức tiền mặt khi
không được sự chấp thuận của Ngân hàng”
Nhìn chung ở Việt Nam các chủ nợ chưa có sự can thiệp
vào chính sách cổ tức của doanh nghiệp mà chỉ chú trọng
đến vấn đề tài sản đảm bảo hơn.
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Thuế
Thuế thu nhập cá nhân: thuế cổ tức và thuế lãi vốn.
Xét trường hợp thuế cổ tức cao hơn thuế lãi vốn, doanh nghiệp
sẽ có xu hướng giữ lại lợi nhuận để cho các cổ đông hưởng lợi
từ việc tăng giá cổ phiếu thay vì chi trả cổ tức vì điều này giúp
cho cổ đông đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao hơn.
Ví dụ: Doanh nghiệp cân nhắc quyết định chi trả 10.000
VND/CP
Trường hợp chi trả cổ
tức

Trường hợp giữ lại lợi nhuận
Thuế suất 5% 20%
Lợi nhuận sau
thuế của cổ đông
9.500 VND/CP 8.000 VND/CP
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Khả năng thanh khoản
Chi trả cổ tức (tiền mặt) suy cho cùng là dòng tiền đi ra khỏi
doanh nghiệp. Do đó, ngay cho dù doanh nghiệp có lợi nhuận
nhưng dòng tiền không dồi dào (hay khả năng chuyển đổi các
tài sản khác thành tiền chậm) thì khi chi trả cổ tức doanh nghiệp
cũng phải cân nhắc để không bị rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán.
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường
vốn
Doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường vốn => dễ dàng huy
động vốn để bù đắp lượng tiền mặt đã chi trả cổ tức
Doanh nghiệp nhỏ, hầu như ít được biết đến rộng rãi => khó
huy động vốn nên có xu hướng giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu
tư.
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Thu nhập ổn định
Các doanh nghiệp có dòng tiền ổn định, doanh nghiệp có xu
hướng tự tin trong việc chi trả cổ tức cho các cổ đông một cách
thường xuyên.
Ngược lại các doanh nghiệp có dòng tiền không ổn định, khi chi
trả cổ tức mà ngay sau đó dòng tiền bị sút giảm đáng kể sẽ
khiến cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất thanh khoản
CÁC YẾU TỐ KHÁC

Khả năng thanh khoản
Chi trả cổ tức (tiền mặt) suy cho cùng là dòng tiền đi ra khỏi
doanh nghiệp. Do đó, ngay cho dù doanh nghiệp có lợi nhuận
nhưng dòng tiền không dồi dào (hay khả năng chuyển đổi các
tài sản khác thành tiền chậm) thì khi chi trả cổ tức doanh nghiệp
cũng phải cân nhắc để không bị rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán.
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Triển vọng tăng trưởng
Công ty
Tỷ lệ chi trả cổ tức
2002 (%)
Tỷ lệ tăng trưởng EPS
trong 10 năm (%)
Idaho Power 97.4 3.0
Boston Edison 96.3 3.0
Kansas Power and Light 80.0 4.5
Sears 76.1 4.5
Exxon 62.4 4.5
K-Mart 48.6 7.5
TNT 46.1 6.0
Hershey Foods 45.6 12.0
Merck 41.9 15.5
Coca-Cola 39.2 11.0
McDonald’s 15.4 15.5
Hewlett-Packard 13.7 14.0
Wal-Mart Stores 12.2 37.0
Cray Research 0.0 39.0
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Lạm phát

Lạm phát làm cho giá các yếu tố chi phí đầu vào tăng lên, doanh
nghiệp muốn tiếp tục hoạt động với qui mô như trước buộc phải
bổ sung thêm nguồn vốn để đầu tư vào các yếu tố này (hàng tồn
kho, máy móc thiết bị,…)
Lạm phát cao, các cổ đông cũng sẽ đòi hỏi chi trả cổ tức cao
hơn để bù đắt thiệt hại do trượt giá.
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Ưu tiên của cổ đông
Đối với các doanh nghiệp đại chúng, mâu thuẩn giữa các nhóm
cổ đông chịu mức thuế suất cao và nhóm có mức thuế suất thấp
thường xuyên diễn ra.
Luciana Mancinellia & Aydin Ozkanb (Ownership structure and
dividend policy: Evidence from Italian firms – Tạp chí The
European Journal of Finance số 12 năm 2006) đã chỉ ra rằng các
doanh nghiệp với tỷ lệ quyền biểu quyết của các cổ đông lớn
càng cao thì càng có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp.
CÁC YẾU TỐ KHÁC
Loãng giá
Doanh nghiệp chi trả cổ tức cao khi đứng trước các cơ hội đầu
tư, doanh nghiệp phải cân nhắc nguồn vốn để thực hiện đầu tư.
Nếu phát hành cổ phiếu sẽ gây ra hiện tượng loãng giá.
Nhìn chung, để dung hoà giữa việc giữ cấu trúc vốn mục tiêu và
bảo vệ các cổ đông hiện hữu tránh hiện tượng pha loãng giá,
doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại trước sau đó nếu
nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ tài trợ thì có thể thực hiện huy
động vốn vay một phần và huy động vốn từ cổ đông hiện hữu
một phần sao cho doanh nghiệp vẫn giữ được cấu trúc vốn an
toàn và lượng vốn huy động thêm nằm trong giới hạn chấp nhận
được của các cổ đông hiện hữu.
Lý thuyết về chính sách

cổ tức và giá trị doanh
nghiệp
Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp (MM)
Các giả định:
1. Không có thuế:
2. Không có chi phí giao dịch:
3. Không có chi phí phát hành
4. Chính sách đầu tư và chính sách vay nợ cố
định
5. Không có sự bất cân xứng thông tin giữ nhà
quản lý và nhà đầu tư
3.2.1. Chi trả cổ tức bằng tiền
mặt:
Bài toán 1:
Doanh nghiệp A có 4 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là
P=3$. Doanh nghiệp công bố tỷ lệ chi trả cổ tức là
1/3 .Để chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính
sách đầu tư và vay nợ, doanh nghiệp phát hành cổ
phần mới (giả sự không tốn chi phí phát hành). Câu
hỏi đặt ra là: Khi đó, giá trị doanh nghiệp và giá trị
cổ đông thay đổi như thế nào? Có nhận xét gì về giá
và số lượng cổ phần trước và sau khi chia cổ tức?
Toàn bộ giá trị doanh nghiệp Cổ đông
Mới
Cổ đông

Giá trị mỗi
cổ phần
trước … và

sau khi
chia cổ tức
Trước khi
chia cổ tức
Sau khi
chia cổ tức
Bài giải:
Trước khi chia cổ tức:
Tổng số cổ phần : 4 CP
Giá mỗi cổ phần P = 3$/1 CP
Giá trị doanh nghiệp V = 4 x 3=12 ($)
Tỷ lệ chi trả cổ tức là 1/3  Doanh nghiệp chi trả cổ tức = 12 x 1/3 =
4 ($)
 Cổ tức trên mỗi cổ phần DIV = 1 $
Sau khi chi trả cổ tức:
Giá mỗi cổ phần P’= P-1 = 3-1=2 ($)
Để chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và vay
nợ, doanh nghiệp phát hành cổ phần mới  Phát hành thêm 4 $
 Số cổ phần mới phát hành = 4$/2$ = 2 CP
Giá trị doanh nghiệp sau khi chi trả cổ tức và phát hành cổ phần
mới:
V’= ( 4 + 2 ) x 2 = 12 $
Với giá mỗi cổ phần P’= 2 $
Nhận xét:

Tổng giá trị cổ phần không đổi  Tổng giá trị doanh nghiệp
không đổi (12$)

Số lượng cổ phần tăng lên (4  6)


Giá trị 1 cổ phần giảm (3$  2$) tượng trưng bằng sự sụt
giảm trong quy mô hộp đậm. Qua đó phản ánh lên khoản lỗ
vốn của các cổ đông cũ, tuy nhiên khoản lỗ vốn này sẽ được
bù trừ tương ứng bởi nguồn tiền mới huy động (hộp trắng)
sẽ được chi trả cho các cổ đông cũ dưới hình thức cổ tức
1$/CP . Kết quả giá trị cổ đông không đổi.

Có một sự pha loãng trong sở hữu (1/4  1/6 giá trị doanh
nghiệp) và một sự pha loãng trong giá trị cổ phần (3$  2$)
Bài toán 2:
Một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán hiện tại như sau:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tiền mặt: 1.000 $
Tài sản khác : 9.000 $
NPV 2.000 $
(Cơ hội đầu tư)
Nợ (D) 0 $
Vốn cổ phần (E) 12.000
$
Tổng tài sản: 12.000
$
Tổng nguồn vốn (Giá trị DN)
12.000$
Doanh nghiệp có 1.000 $ tiền mặt dành cho cơ hội đầu tư trị giá
1.000 $. Với chính sách đầu tư cố định, để chi trả cổ tức 1.000 $ cho
cổ đông, doanh nghiệp buộc huy động tài trợ mới bằng cách phát
hành cổ phần mới. Giả sử trước khi chi trả cổ tức, doanh nghiệp
có 1.000 cổ phần lưu hành và dự án đầu tư có NPV là 2.000 $. Với
giả định thị trường hiệu quả, câu hỏi đặt ra là: cổ phần mới được
bán với giá hợp lý nào và có bao nhiêu cổ phần mới phát hành?

Giá trị công ty và giá trị cổ đông có thay đổi hay không sau chính
sách cổ tức.
Bài giải:
Giả thiết: Số lượng cổ phần phát hành : n= 1.000 CP
Giá trị doanh nghiệp: V = 10.000+NPV = 10.000+2.000 = 12.000 $
 Cổ phần cũ có giá trị : P = 12.000/1.000 = 12 $
Thay vì chi trả cổ tức bằng nguồn tiền có sẵn từ tài khoản Tiền
mặt, nhưng nguồn tiền này được dùng cho dự án đầu tư. Vì
vậy, 1.000 $ để chi trả cổ tức được huy động bằng phát hành cổ
phần mới. (Chính sách đầu tư cố định).
Ta thấy, sau khi chi trả cổ tức, cổ phần mới được bán đi và đầu
tư mới được thực hiện. Vì chính sách đầu tư và chính sách vay
nợ không bị tác động bởi chính sách chi trả cổ tức nên tổng giá
trị thị trường phải không đối V= 12.000 $. Thêm vào đó, nếu các
cổ đông mới mua cổ phần với giá hợp lý thì giá trị của chúng là
1.000$. 1.000 $ này cũng chính là con số bị mất đi trên giá trị cổ
phần của các cổ đông cũ.
Giá trị cổ phần cổ đông cũ = Giá trị doanh nghiệp – giá trị cổ
phần mới
= 12.000 – 1.000 = 11.000 $
Tương đương với P’= 11$/1CP
Sau khi phát hành, cổ phần mới phải được bán với giá tương
tự những cổ phần còn lại = 11$/1CP.
Số lượng cổ phần phát hành thêm n = 1.000/11$ = 91 CP
Giá trị công ty sau khi chi trả và phát hành :
V’= (1.000/11 + 1.000)*11 = 12.000 $
 Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh
nghiệp
Cổ đông cũ nhận 1.000 $ cổ tức tiền mặt và chịu một khoản lỗ
vốn 1.000$. Giá trị cổ đông không đổi sau chính sách cổ tức.

Kết luận: Như vậy, bằng cách phát hành cổ phần mới,
doanh nghiệp có thể tăng chi trả cổ tức mà không làm
thay đổi giá trị doanh nghiệp. Khi đó có sự chuyển
dịch giá trị từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Cổ đông
mới nhận được cổ phần vừa in ra, mỗi cổ phần có giá
trị ít hơn trước khi có thông báo thay đổi cổ tức; và cổ
đông cũ chịu một khoản lỗ vốn (capital loss) trên cổ
phần của mình. Phần lỗ vốn này được bù trừ bằng cổ
tức tiền mặt họ nhận được. Kết quả Giá trị cổ đông
không đổi, giá trị doanh nghiệp không đổi.

×