Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ngân hàng câu hỏi pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.06 KB, 33 trang )

Chương 1. NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc của nhà nước
Nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của các nhà tư tưởng giai đoạn trước Mác
Nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin
Nguyên nhân nhà nước ra đời là:
A. Để bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người trong xã hội.
B. Để hợp pháp hóa quyền thống trị của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị trong xã hội.
C. Kết quả của hợp đồng giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước.
D. Cả A, B, C.
Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận của những thành viên trong xã hội?
A. Thuyết thần học. B. Thuyết gia trưởng. C. Học thuyết Mác – LêNin. D. Thuyết khế ước xã hội.
Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì:
A. Sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp. B. Sự xuất hiện giai cấp và sự đấu tranh giai cấp.
C. Nhu cầu giải quyết các mối quan hệ giai cấp. D. Xuất hiện giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện Nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin
là:
A. Do có sự phân công lao động trong xã hội.
B. Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
C. Do con người trong xã hội phải hợp sức lại để đắp đê, chống bão lụt, đào kênh làm thủy lợi
hay chống giặc ngoại xâm.
D. Do ý chí của con người trong xã hội.
Nguyên nhân cốt lõi nào để nhà nước ra đời:
A. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.
B. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá và hoạt động thương nghiệp.
C. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc – bộ lạc.
D. Sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp .
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước ra đời là do:
A. Thượng đế sáng tạo ra.
B. Xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội phân hóa thành các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa.
C. Kết quả của một khế ước.


D. Kết quả của sự phát triển gia đình.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm nào sau đây về nhà nước là đúng:
A. Nhà nước là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến.
B. Nhà nước tồn tại ở tất cả các hình thái kinh tế- xã hội của loài người.
C. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong.
D. Cả B và C.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm nào sau đây là đúng:
A. Nhà nước là một tổ chức phi giai cấp.
B. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong.
C. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác.
D. Nhà nước là lực lượng được áp đặt từ bên ngoài, đứng lên trên xã hội để làm nhiệm vụ điều
hòa các mâu thuẫn trong xã hội.
Khẳng định nào sau đây là sai:
A. Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp.
B. Nhà nước là công cụ sắc bén để thực hiện ý chí, củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị trong xã hội.
C. Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được.
D. Các kiểu nhà nước trong lịch sử đều duy trì và bảo vệ quyền lợi của mọi giai cấp trong xã hội.
Sự tồn tại của nhà nước:
A. Là do ý chí của mọi thành viên trong xã hội với mong muốn là thành lập nên nhà nước để bảo
vệ trật tự chung.
B. Là kết quả tất yếu của xã hội loài người, ở đâu có xã hội thì ở đó tồn tại nhà nước.
C. Là kết quả tất yếu của xã hội có giai cấp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một kiểu nhà nước nhất định:
A. Tiền đề kinh tế. B. Tiền đề xã hội.C. Về tư tưởng và chính trị. D. Cả A và B đều đúng.
Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước.
A. Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước.
B. Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện nhà nước.
C. Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.

D. Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư tưởng, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện nhà nước.
Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc
Quyền lực trong xã hội thị tộc và quyền lực của nhà nước khác nhau ở:
A. Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.
B. Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực.
C. Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.
D. Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.
Chế độ Cộng sản nguyên thủy là…
A. Chế độ không có nhà nước.
B. Chế độ các quan hệ xã hội, kỷ luật, tổ chức lao động duy trì được nhờ vào sức mạnh của
phong tục tập quán, nhờ có uy tín và sự kính trọng đối với bô lão của thị tộc và nhờ hoạt động có
uy tín, hiệu quả của hội đồng thị tộc.
C. Chế độ con người trong xã hội phục tùng các bô lão của thị tộc, mọi của cải sẽ do các bô lão
nắm giữ và quyết định phân chia.
D. Cả A và B đều đúng.
Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước
Lịch sử xã hội cộng sản nguyên thủy vào thời kỳ cuối đã trải qua mấy lần phân công lao
động xã hội và đó là những lần nào?
A. Ba lần: Lần một, thủ công nghiệp tách ra khỏi chăn nuôi; lần hai, chăn nuôi tách ra khỏi nông
nghiệp; lần ba, nông nghiệp tách ra khỏi thương nghiệp.
B. Bốn lần: Lần một chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt; lần hai, trồng trọt tách ra khỏi thủ công
nghiệp; lần ba, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp; lần bốn, buôn bán phát triển, thương
nghiệp xuất hiện.
C. Ba lần: Lần một, chăn nuôi tách ra khỏi thủ công nghiệp; lần hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi
nông nghiệp; lần ba, buôn bán phát triển, thương nghiệp xuất hiện.
D. Ba lần: Lần một, chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt; lần hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông
nghiệp; lần ba, buôn bán phát triển, thương nghiệp xuất hiện.
Hình thức cơ bản và điển hình của sự xuất hiện nhà nước ở Châu Âu gồm có:
A. Nhà nước Aten. B. Nhà nước Rô-ma. C. Nhà nước của người Giéc- manh D. Cả A, B, C.
Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do mâu thuẫn giai cấp gay

gắt đến mức không thể điều hòa được:
A. Nhà nước Giéc-manh. B. Nhà nước Rô ma.
C. Nhà nước Aten. D. Các nhà nước phương Đông.
Nhận định nào sau đây là không đúng:
A. Sự xuất hiện của Nhà nước Giéc – manh, Nhà nước Roma, Nhà nước phương Đông cổ đại là
do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
B. Mâu thuẫn giai cấp không phải là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện Nhà nước Giéc –
manh, Nhà nước Rôma, các Nhà nước phương Đông cổ đại.
C. Sự xuất hiện của Nhà nước Aten cổ đại là do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức
không thể điều hòa được.
D. Sự xuất hiện của các nhà nước cổ đại đều xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là
mâu thuẫn giữa các giai cấp.
Bản chất và đặc trưng của nhà nước
Tính giai cấp của nhà nước thể hiện là:
A. Ý chí của giai cấp thống trị. B. Lợi ích của giai cấp thống trị.
C. Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị và bị trị. D. Sự bảo về lợi ích trước hết của giai cấp
thống trị.
Nội dung nào không là cơ sở cho tính giai cấp của nhà nước?
A. Giai cấp là nguyên nhân ra đời của nhà nước. B. Nhà nước là bộ máy trấn áp.
C. Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt và tách biệt khỏi xã hội.
D. Nhà nước có vai trò đại diện cho toàn xã hội và bảo vệ lợi ích chung của tất cả mọi người
trong xã hội.
Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm:
A. Giải thích về sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. B. Che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
C. Lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước. D. Bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.
Khẳng định nào đúng:
A. Bản chất của nhà nước sẽ quyết định chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
B. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, hình thức thực hiện
các chức năng của nhà nước.
C. Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.

D. Cả A, B và C.
Bản chất của nhà nước
Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để phục vụ cho ai?
A. Giai cấp công nhân và nông dân lao động. B. Giai cấp cầm quyền trong xã hội.
C. Giai cấp tư sản. D. Tổng thống hoặc Chủ tịch nước.
Theo Lênin, Nhà nước là…
A. Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
B. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế.
C. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
D. Cả A và C.
Bản chất của Nhà nước được đặc trưng bởi….
A. Tính giai cấp và tính phục tùng. B. Tính giai cấp và tính thống trị.
C. Tính giai cấp và tính xã hội. D. Tính giai cấp và thỏa hiệp.
Ngoài tính chất giai cấp, kiểu nhà nước nào sau đây còn có vai trò xã hội:
A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa; nhà nước tư sản.
C. Nhà nước xã hội chủ nghĩa; nhà nước tư sản; nhà nước phong kiến.
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa; nhà nước tư sản; nhà nước phong kiến; nhà nước chủ nô.
Trong Tuyên ngôn ĐCS của C.Mác và Ph.Ăngghenviết: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí
của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh
hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói
trên là:
A. Các nhà làm luật. B. Quốc hội, Nghị viện. C. Nhà nước, giai cấp thống trị. D.
Chính phủ.
Tính giai cấp là đặc trưng …… thể hiện bản chất của nhà nước.
A. Quyết định B. Ý chí C. Cơ bản. D. Cần thiết.
Theo học thuyết Mác-Lênin, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Tính chất giai cấp và bản chất nhà nước luôn luôn thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
B. Tính chất giai cấp của nhà nước không thay đổi, còn bản chất nhà nước là luôn luôn thay đổi

qua các kiểu nhà nước khác nhau.
C. Tính chất giai cấp và bản chất nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
D. Tính chất giai cấp của nhà nước luôn luôn thay đổi, còn bản chất nhà nước là không thay đổi
qua các kiểu nhà nước khác nhau.
Theo Lê Nin Nhà nước trước hết là một ………. đặc biệt tách ra khỏi xã hội để thực hiện
quyền lực mang tính cưỡng chế.
A. Bộ máy B. Cơ quan. C. Tổ chức. D. Bộ phận.
Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác đều thể hiện
dưới mấy loại quyền lực? Trong đó quyền lực nào giữ vai trò quyết định, là cơ sở để bảo
đảm sự thống trị giai cấp?
A. Ba loại quyền lực: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng. Trong đó
quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để bảo đảm cho sự thống trị giai cấp.
B. Hai loại quyền lực: quyền chính trị, quyền tư tưởng. Trong đó, quyền lực chính trị giữ vai trò
quyết định vì nó chi phối suy nghĩ, hành động của con người.
C. Bốn loại quyền lực: quyền chính trị, quyền tư tưởng, quyền cưỡng chế, quyền định đoạt.
Trong đó quyền cưỡng chế giữ vai trò quyết định vì nó là cơ sở để ép con người thực hiện những
quy định mà nhà nước đặt ra.
D. Có ba loại quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Trong đo quyền lập
pháp giữ vai trò quyết định vì nó đặt ra các quy tắc xử sự buộc xã hội phải tuân theo.
Đặc trưng của nhà nước
Chủ quyền quốc gia thể hiện:
A. Khả năng ảnh hưởng của nhà nước lên các mối quan hệ quốc tế.
B. Khẳ năng quyết định của nhà nước lên công dân và lãnh thổ.
C. Vai trò của nhà nước trên trường quốc tế.
D. Sự độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại.
Đặc trưng nào không phải là đặc trưng cơ bản của Nhà nước?
A. Phân chia dân cư theo đơn vị hành chính, lãnh thổ. B. Phân chia theo địa giới hành
chính.
C. Có chủ quyền quốc gia. D. Quy định và thu các loại thuế.
Nhà nước có mấy đặc trưng cơ bản?

A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu.
Yếu tố nào sau đây là đặc trưng của nhà nước so với các tổ chức khác:
A. Phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ. B. Thiết lập quyền lực công cộng.
C. Quản lý xã hội bằng quy phạm đạo đức, tín điều tôn giáo và phong tục, tập quán.
D. Cả A và B.
Chủ quyền quốc gia bao gồm yếu tố nào:
A. Quyền bất khả xâm phạm. B. Quyền chủ động ngoại giao.
C. Quyền tự do sống của công dân. D. Trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại và ban hành pháp luật.
Nhà nước khác tổ chức thị tộc, bộ lạc ở yếu tố nào sau đây:
A. Quản lý xã hội bằng quy phạm xã hội. B. Thiết lập quyền lực công cộng.
C. Phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
không hòa nhập với dân cư. D. Cả A và C.
Chủ quyền quốc gia bao gồm:
A. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội. B. Quyền ban hành văn bản pháp
luật.
C. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại. D. Cả A, B, C.
Nhà nước là một tổ chức xã hội:
A. Có giai cấp. B. Có chủ quyền quốc gia. C. Có luật lệ. D. Cả A, B, C.
Chức năng của nhà nước
Chức năng đối nội: Là những mặt ………… của nhà nước trong nội bộ một nước
A. Hoạt động cơ bản. B. Hoạt động chủ yếu . C. Hoạt động cần thiết. D. Hoạt động quan trọng.
Cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nước, chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước:
A. Không bao giờ thay đổi, không bao giờ mất đi cũng không bao giờ phát triển thêm trong một
kiểu nhà nước nhất định.
B. Không bao giờ thay đổi, không bao giờ mất đi cũng không bao giờ phát triển thêm qua các
kiểu nhà nước khác nhau.
C. Luôn luôn có sự thay đổi, phát triển qua các kiểu nhà nước khác nhau.
D. Chỉ có sự thay đổi, phát triển trong một kiểu nhà nước nhất định.
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về chức năng đối ngoại của nhà nước phong kiến?

A. Nhà nước phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược xâm chiếm lãnh thổ mới, mở rộng
quyền lực, làm giàu bằng tài nguyên, của cải của các dân tộc khác.
B. Gây ảnh hưởng quốc tế để khẳng định vị trí thống trị của mình trên trường quốc tế; can thiệp
vũ trang khi có điều kiện để lật đổ các chính phủ tỏ ra không thân hữu nhằm duy trì ảnh hưởng
của mình; đàn áp nô dịch nhân dân các nước khác, gây chiến tranh xâm lược khi có điều kiện.
C. Nhà nước phong kiến phòng thủ đất nước, bang giao với các nước khác.
D. Cả A và C.
Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:
A. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. B. Tương trợ tư pháp giữa các quốc
gia.
C. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao. D. Cả A,B,C.
Những phương pháp hoạt động chính để thực hiện chức năng nhà nước là:
A. Thuyết phục và cưỡng chế. B. Mệnh lệnh và cưỡng chế.
C. Mệnh lệnh và phục tùng. D. Cưỡng chế và phục tùng.
Hình thức hoạt động để thực hiện chức năng của nhà nước là:
A. Xây dựng pháp luật; B. Tổ chức thực hiện pháp luật; C. Bảo vệ pháp luật; D. Cả
A,B,C.
1.3.2. Phân loại chức năng nhà nước
Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là:
A. Cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập mối quan hệ cơ
bản của cơ quan đó.
B. Cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ
qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.
D. Cả A, B và C.
Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện
quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở khía cạnh; đó
là
A. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH

B. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
C. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
D. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
Hình thức chính thể
Nhà nước cộng hòa là nhà nước quyền lực nhà nước tối cao thuộc về:
A. Một tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế.
B. Người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử.
C. Một cơ quan tập thể được bầu ra trong thời hạn nhất định.
D. Một người do truyền ngôi và một cơ quan được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất
định.
Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương
thức thừa kế.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra.
C. Quyền lực nhà nước được phân chia cho người đứng đầu nhà nước theo phương thức thừa kế
và một CQNN khác.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể gồm những người quý tộc và được hình thành do
thừa kế.
Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương
thức thừa kế.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra.
C. Quyền lực nhà nước được phân chia cho người đứng đầu nhà nước theo phương thức thừa kế
và một CQNN khác.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể gồm những người quý tộc và được hình thành do
thừa kế.
Trong nhà nước quân chủ chuyên chế:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một một cơ quan tập thể và do bầu cử mà ra.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về một người và được hình thành theo phương thức thừa kế.

D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể, được hình thành theo phương thức thừa kế.
Nhà nước cộng hòa là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được hình thành theo phương thức thừa
kế.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể được bầu ra trong thời hạn nhất
định.
D. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi và một cơ quan tập thể được
hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất định.
Nhà nước nào sau đây là nhà nước tổ chức theo hình thức chính thể quân chủ:
A. Thụy Điển. B. Anh. C. Nhật. D. Cả A,B,C.
Nhà nước nào sau đây là nhà nước tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa:
A. Thái Lan. B. Hàn Quốc. C. Nhật. D. Cả A, B, C.
Dấu hiệu nào sau là của nhà nước theo hình thức chính thể quân chủ:
A. Đứng đầu nhà nước là Nghị viện, bên cạnh đó là vua hoặc tổng thống, thủ tướng.
B. Quyền lực tối cao của nhà nước là do Quốc hội quyết định, vua được bầu ra để trị vì nhưng
không cai trị.
C. Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất
định.
D. Quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua.
Hình thức chính thể là:
A. Hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay
người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
B. Cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập mối quan hệ cơ
bản của cơ quan đó.
C. Hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong
một thời gian nhất định.
D. Hình thức nhà nước mà đứng đầu là vua, quốc vương hoặc quân vương.
Hình thức chính thể bao gồm:
A. Hình thức nhà nước, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. B. Chính thể quân chủ và chính

thể cộng hòa.
C. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. D. Quân chủ tuyệt đối và quân
chủ hạn chế.
Nhà nước nào sau đây là nhà nước tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống?
A. Mỹ. B. Pháp. C. Cuba. D. Cả A,B,C.
Nước nào sau đây có chính thể cộng hòa:
A. Pháp B. Anh C. Tây Ban Nha D. Hà Lan
Nhà nước quân chủ là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do
bầu cử.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước hay thuộc về một tập thể, và
được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu
nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Nhà nước phong kiến Việt Nam giai đoạn 1802 –1945 (Triều đình Nhà Nguyễn) là nhà
nước có hình thức chính thể:
A. Nhà nước cộng hòa. B. Nhà nước quân chủ hạn chế.
C. Nhà nước quân chủ tuyệt đối. D. Nhà nước cộng hòa quý tộc.
Hình thức cấu trúc nhà nước
Nhà nước Đức có hình thức cấu trúc:
A. Nhà nước liên bang. B. Nhà nước đơn nhất. C. Nhà nước liên minh. D. Cả A, B và
C đều sai.
………… là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý
thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành
phố), huyện (quận), xã (phường).
A. Nhà nước liên bang. B. Nhà nước tư sản. C. Nhà nước XHCN. D. Nhà nước
đơn nhất.
Đâu là đặc điểm của nhà nước liên bang:
A. Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, có hai hệ thống pháp luật. B. Công dân có hai

quốc tịch.
C. Có chủ quyền chung đồng thời mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng. D. Cả A, B và
C đều đúng
Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:
A. Nga B. Ấn Độ C. Trung Quốc D. Cả A, B và C
Hình thức Nhà nước nào dưới đây là nhà nước liên bang:
A. Hợp chủng quốc Hoa kỳ B. Canada C. Ấn Độ D. Cả A,B,C
Nhà nước liên bang là nhà nước:
A. Có hai hệ thống cơ quan nhà nước. B. Có hai hệ thống pháp luật.
C. Công dân có hai quốc tịch. D. Cả A, B và C.
Trong lịch sử, các kiểu nhà nước nào không có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang:
A. Nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản. B. Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến.
C. Nhà nước phong kiến, nhà nước XHCN. D. Nhà nước tư sản, Nhà nước XHCN.
Hình thức nhà nước nào dưới đây là nhà nước cấu trúc lãnh thổ đơn nhất:
A. Việt Nam B. Pháp C. Thái Lan D. Cả A, B, C.
Chế độ chính trị
Các………thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý nhất khi những phương
pháp này phát triển đến độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và
phát xít.
A. Phương pháp dân chủ hạn chế. B. Phương pháp dân chủ giả điệu.
C. Phương pháp phản dân chủ. D. Phương pháp dân chủ gián tiếp.
Kiểu nhà nước nào sau đây có sử dụng phương pháp cai trị phản dân chủ:
A. Kiểu nhà nước chủ nô B. Kiểu nhà nước phong kiến C. Kiểu nhà nước tư sản D. Cả
A, B và C
.………. là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước.
A. Chế độ chính trị. B. Cách thức cai trị. C. Pháp luật. D.
Mệnh lệnh.
Kiểu nhà nước
Khái niệm

Các kiểu nhà nước trong lịch sử
Trên cơ sở khái niệm nhà nước, chọn phương án không phù hợp.
A. Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước;
B. Sự thay thế các kiểu nhà nước là mang tính khách quan;
C.Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra bằng một cuộc cách mạng.
D. Các nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước.
Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước Chủ nô là:
A. Xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, đối với các tư liệu
sản xuất khác và đối với việc chiếm đoạt một phần sức lao động của nông dân.
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị
thặng dư.
C. Phương thức sản xuất được đặc trưng bởi chế độ sở hữu tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối với
các tư liệu sản xuất và nô lệ.
D. Nhà nước chủ nô thực hiện bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản
xuất và đối với người sản xuất (nô lệ).
Chức năng đối ngoại nổi bật của…… là tiến hành chiến tranh xâm lược, bằng chiến
tranh………thực hiện khát vọng làm giàu, cướp bóc của cải, bắt tù binh bổ sung vào quân
đội đồng thời củng cố sự phòng thủ để chống xâm lược từ bên ngoài và thực hiện quan hệ
bang giao, buôn bán với các quốc gia khác.
A. Nhà nước phong kiến – giai cấp địa chủ. B. Nhà nước chủ nô – giai cấp chủ nô.
C. Nhà nước tư sản – giai cấp tư sản. D. Nhà nước XHCN – giai cấp vô sản.
Chức năng đối nội của kiểu nhà nước Tư sản là:
A. Bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột với
nông dân và các tầng lớp lao động khác, đàn áp sự chống đối của những người lao động.
B. Trước hết nhằm bảo vệ chế độ tư hữu tư sản, trấn áp giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân
lao động về chính trị tư tưởng.
C. Duy trì trật tự xã hội, bảo vệ chế độ tư hữu tư sản và trấn áp các tầng lớp nhân dân chống đối
bằng vũ lực.
D. Chức năng tổ chức và quản lý nền kinh tế, tổ chức và quản lý về văn hóa xã hội, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân công

dân.
Xã hội loài người trải qua các kiểu nhà nước nối tiếp nào sau đây:
A. Roma. B. Nô lệ. C. Aten. D. Chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa.
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa có sự:
A. Phân quyền. B. Phân công, phân nhiệm. C. Phân công lao động. D. Cả A,B,C.
Ở nhà nước phong kiến:
A. Quyền lợi của đại đa số người dân được bảo vệ.
B. Bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và người sản xuất.
C. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
D. Bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất của địa chủ phong kiến và bóc lột một phần sức lao động
của nông dân.
Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là:
A. Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất và nô lệ.
B. Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất.
C. Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
D. Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Bản chất và đặc điểm của nhà nước CHXHCNVN
2.1.1. Bản chất
2.1.2. Đặc điểm
2.2. Chức năng của nhà nước CHXHCNVN
2.3. Bộ máy nhà nước CHXHCN VN
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2 – Hiến pháp 1992)
Quyền lực Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về …… : …….thiết lập
nên Nhà nước bằng bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
A. Nhân dân. B. Giai cấp công nhân. C. Người lao động. D. Liên minh công nông.
Nhà nước của dân, do dân, vì dân là:
A. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức trong

CQNN trực tiếp hoặc gián tiếp do nhân dân thành lập ra và hoạt động vì quyền lợi của nhân dân.
B. Nhân dân có quyền giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước.
C. Mọi quyết định quan trọng của nhà nước đều phải do nhân dân biểu quyết.
D. Cả A, B, C.
Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:
A. Phân quyền. B. Phân công, phân nhiệm. C. Phân công lao động. D. Tất cả đều
đúng.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo (Điều 4 – Hiến pháp 1992)
Nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6 – Hiến pháp 1992)
Điều 57 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh
theo quy định của pháp luật”, nghĩa là:
A. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ cán
bộ, công chức.
C. Mọi công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ đảng
viên.
D. Cả A và B đều sai.
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, thì:
A. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân.
B. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sửdụng đối với đất đai; Đất đai thuộc
sở hữu tư nhân.
C. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác vừa có quyền sửdụng, vừa có quyền sở hữu đối với
đất đai; Đất đai thuộc sởhữu tư nhân.
D. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác vừa có quyền sửdụng, vừa có quyền sở hữu đối với
đất đai; Đất đai thuộc sởhữu toàn dân.
Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc (Điều 5 – Hiến pháp 1992)
Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là:
A. Quyền chính trị B. Quyền tài sản C. Quyền nhân thân D. Quyền đối
nhân.

đ. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 12 – Hiến pháp 1992)
Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xuất hiện từ khi
nào:
A. Từ khi xuất hiện nhà nước chủ nô. B. Từ khi xuất hiện nhà nước phong kiến.
C. Từ khi xuất hiện nhà nước tư sản. D. Từ khi xuất hiện nhà nước XHCN.
2.3.3. Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam theo Hiến
pháp 1992
Quốc hội
Cơ quan nào sau đây thực hiện quyền lập hiến và lập pháp:
A. Cơ quan lập pháp. B. Quốc hội. C. Nghị viện. D. Cả A, B và C.
Cơ quan thường trực của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan nào:
A. Hội đồng dân tộc. B. Ủy ban Quốc hội. C. Ủy ban thường vụ Quốc hội. D. Hội đồng
Nhà nước.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền nào sau đây:
A. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước.
B. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao.
C. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao.
D. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ.
Bộ máy tổ chức Nhà nước được tổ chức từ …… đến địa phương, thống nhất mọi hoạt
động.
A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Trung ương. D. Chủ tịch nước.
Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân được thể hiện qua những qui định về …… của
công dân trong Hiến pháp.
A. Ý thức. B. Vai trò. C. Những việc được làm. D. Quyền và nghĩa
vụ.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay có:
A. 4 thành phố trực thuộc trung ương. B. 5 thành phố trực thuộc trung ương.
C. 6 thành phố trực thuộc trung ương. D. 7 thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những hệ thống cơ quan:

A. Cơ quan quyền lực. B. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
C. Cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử. D. Cả A,B,C.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
A. Là nhà nước của giai cấp vô sản. B. Là nhà nước của dân, do dân và vì
dân.
C. Là nhà nước bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. D. Cả A và B.
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam là:
A. Quốc hội. B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Cả
A,B,C.
Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp ở nước CHXHCN Việt Nam là:
A. Quốc hội.
B. Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Hội đồng nhân dân và UBND các cấp.
Nếu không có kỳ họp bất thường, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, mỗi năm
Quốc hội Việt Nam triệu tập mấy kỳ họp:
A. 1 kỳ. B. 2 kỳ. C. 3 kỳ. D. Không có quy định phải triệu tập mấy kỳ họp.
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra. B. Do Quốc hội bầu ra. C. Do Chủ tịch nước chỉ định. D. Do Đảng
Cộng sản bầu ra.
Cơ quan có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước là:
A. Nhân dân. B. Đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Quốc hội. D. Cả A, B, C.
Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là:
A. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Đại biểu
quốc hội.
Chủ thể nào sau đây được bầu trong số đại biểu Quốc hội:
A. Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chánh án TAND.
B. Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chánh án TAND; Viện trưởng

VKSND.
D. Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước;Thủ tướng Chính phủ; Chánh án TAND; Viện trưởng
VKSND.
Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội Việt Nam năm 2001 (sửa đổi năm 2007): Quốc
hội Việt Nam hoạt động theo hình thức:
A. Chuyên trách. B. Kiêm nhiệm.
C. Vừa có các đại biểu kiêm nhiệm, vừa có các đại biểu chuyên trách. D. Cả A, B và C đều
sai.
Chủ tịch nước
Chủ thể nào sau đây có quyền quyết định đặc xá:
A. Chủ tịch nước. B. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. C. Quốc hội. D. Cả A, B, C.
Chủ thể nào sau đây giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh:
A. Chủ tịch nước. B. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Thủ tướng
Chính phủ.
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra. B. Do Quốc hội bầu ra.
C. Do nhân dân bầu và Quốc hội phê chuẩn . D. Được kế vị.
Thẩm quyền cho phép gia nhập, thôi, trở lại và tước quốc tịch Việt Nam:
A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng Chính phủ. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Chánh án TAND
tối cao.
Theo Hiến pháp 1992 thì ai là người giữ chức Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân
và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh?
A. Chủ tịch Quốc hội. B. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
C. Thủ tướng Chính phủ. D. Chủ tịch nước.
Đạo luật nào dưới đây quy định một cách cơ bản về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn
hóa, xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước.
A. Luật tổ chức Quốc hội B. Luật tổ chức Chính phủ
C. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND D. Hiến pháp
Trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Chính phủ là:
A. Cơ quan chấp hành và điều hành. B. Cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà

nước.
C. Cơ quan điều hành hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước. D. Cả A,B,C đều
đúng.
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng nước Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra. B. Do Quốc hội bầu ra.
C. Do nhân dân bầu và Quốc hội phê chuẩn.
D. Được kế vị.
Chủ thể nào sau đây chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội:
A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước. C. Thủ tướng Chính phủ. D. Cả A, B, C.
Cơ quan chấp hành của Quốc hội là:
A. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Chính phủ. D. Thủ tướng
Chính phủ.
Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Chính phủ và UBND các cấp. B. Các bộ, cơ quan ngang bộ. C. Thủ tướng Chính phủ. D.
Chính phủ.
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu. B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch
nước.
C. Do Chủ tịch nước giới thiệu. D. Do Chính phủ bầu.
Trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Chính phủ là:
A. Cơ quan chấp hành và điều hành. B. Cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà
nước
C. Cơ quan điều hành hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước. D. Cả A,B,C đều đúng.
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu. B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch
nước.
C. Do Chủ tịch nước giới thiệu. D. Do Chính phủ bầu.
Hội đồng nhân dân và UBND
Cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương là:
A. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. B. Ủy ban nhân dân. C. Hội đồng nhân dân. D. Cả

A,B,C.
Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là:
A. Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân. C. Chính phủ. D. Cả A và B.
Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Tòa án nào sau đây là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là: A. Phúc thẩm. B. Tái thẩm. C. Giám đốc thẩm. D. Tòa án nhân dân
tối cao.
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, có mấy cấp xét xử:
A. 2 cấp B. 3 cấp C. 4 cấp D. 5 cấp
Cấp xét xử nào là cao nhất trong tư pháp hình sự nước ta:
A. Giám đốc thẩm B. Tái thẩm C. Phúc thẩm. D. Không có cấp cao nhất.
Cơ quan nào có quyền xét xử tội phạm và tuyên bản án hình sự:
A. Tòa kinh tế B. Tòa hành chính C. Tòa dân sự D. Tòa hình sự
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992:
A. Tòa án nhân dân bảo đảm cho công dân thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết
của dân tộc mình trước Tòa án.
B. Công dân thuộc các dân tộc thiểu số phải sử dụng tiếng nói và chữ viết là tiếng Việt trước Tòa
án.
C. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau có quyền dung tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
hoặc tiếng Việt trước Tòa án.
D. Cả A và C đều đúng.
Bản án đã có hiệu lực pháp luật được viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm khi:
A. Người bị kết án, người bị hại, các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan không
đồng ý với phán quyết của tòa án.
B. Phát hiện ra tình tiết mới, quan trọng của vụ án.
C. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án.
D. Cả A,B,C.
Cơ quan nào là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:

A. Thanh tra chính phủ B. Bảo hiểm xã hội Việt Nam C. Ngân hàng nhà nước D. Cả A và C
Tên gọi chung của cơ quan có chức năng buộc tội hay truy tố ai đó ra trước pháp luật:
A. Viện kiểm sát. B. Viện công tố. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:
A. Quốc hội B. Chính phủ C. Tòa án nhân dân D. Viện kiểm sát nhân dân
Hội đồng nhân dân là:
A. Cơ quan lập pháp B. Cơ quan hành pháp C. Cơ quan tư pháp D. Cả A, B và C đều sai
Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính:
A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. UBND các cấp. D. Cả B và C đều đúng.
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, đâu là cấp chính quyền cơ sở:
A. Chính quyền địa phương. B. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
C. Cấp xã, phường, thị trấn. D. Buôn, làng, thôn, phum, sóc, bản, mường, ấp.
Hệ thống chính trị của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1. Khái niệm
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước thông qua hình thức hoạt động nào sau đây?
A. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ.
B. Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
C. Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước.
D. Cả A, B, C.
Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp
luật.
B. Cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện.
C. Nhà nước ra đời trước pháp luật; sau khi hình thành, nhà nước ban hành ra pháp luật.
D. Cả A và B.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã
hội:

A. Cùng phát sinh, phát triển, cùng tồn tại và tiêu vong.
B. Luôn luôn phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với xã hội loài người.
C. Nhà nước có thể bị tiêu vong còn pháp luật thì tồn tại mãi mãi.
D. Pháp luật có thể bị mất đi còn nhà nước thì cùng tồn tại với xã hội loài người.
Bản chất giai cấp của pháp luật được thể hiện:
A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành những văn bản do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành. B. Pháp luật chính là sự phản chiếu
thực tại khách quan.
C. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý xã hội . D. Cả A, B, C.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội thuộc:
A. Cơ sở hạ tầng. B. Kiến trúc thượng tầng. C. Quan hệ sản xuất. D. Lực lượng
sản xuất.
Trong những hình thái xã hội đã tồn tại trong lịch sử, hình thái nào không có pháp luật?
A. Cộng sản nguyên thủy. B. Phong kiến. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Xã hội chủ
nghĩa.
Bản chất và đặc trưng của pháp luật
Bản chất của pháp luật
Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị xã hội được thể hiện qua:
A. Pháp luật. B. Phương thức cai trị. C. Bộ máy cai trị. D. Tất cả đều sai.
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính , do ban hành hoặc thừa nhận và bảo
đảm thực hiện, thể hiện của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện , là nhân
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”.
A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị. B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng –
chính trị.
C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội. D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh
tế xã hội.
Bản chất của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật luôn mang tính ………, biểu hiện là nhà
nước luôn mang ý chí của giai cấp thống trị để xây dựng luật pháp.
A. Giai cấp. B. Tiên phong. C. Tiến bộ. D. Tiến bộ.
Khẳng định nào là đúng:

A. Mọi quan hệ trong đời sống xã hội đều được pháp luật quy định, điều chỉnh.
B. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn tất cả các quy phạm xã hội khác.
C. Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng trên cơ sở ý chí của nhà
nước.
D. Cả A, B, C.
Đặc trưng của pháp luật
Các thuộc tính của pháp luật là:
A. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến) B. Tính xác định chặt chẽ về mặt
hình thức
C. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước D. Cả A, B và C đều đúng
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là thuộc tính (đặc trưng) của:
A. Quy phạm đạo đức. B. Quy phạm tập quán. C. Quy phạm pháp luật. D. Quy phạm
tôn giáo.
Chức năng của pháp luật
Chức năng của pháp luật:
A. Chức năng lập hiến và lập pháp B. Chức năng giám sát tối cao
C. Chức năng điều chỉnh các QHXH D. Cả A, B và C đều đúng.
Các kiểu pháp luật trong lịch sử
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:
A. 2 kiểu pháp luật. B. 3 kiểu pháp luật. C. 4 kiểu pháp luật. D. 5 kiểu pháp
luật.
Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
A. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật.
B. Chính phủ phải ban hành Nghị định để hướng dẫn thi hành tất cả văn bản pháp luật của Quốc
hội.
C. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
D. Cả A và C.
Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là:
A. Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các
tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm.

B. Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân và các tổ
chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm.
C. Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các
tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.
D. Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân và các tổ
chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Các hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp
mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có hình thức pháp luật, đó
là
A. 4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật.
B. 3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
C. 2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
D. 1 – văn bản quy phạm pháp luật.
Khẳng định nào là đúng:
A. Nguồn của pháp luật nói chung là: VBPL. B. Nguồn của pháp luật nói chung là: VBPL; tập
quán pháp.
C. Nguồn của pháp luật nói chung là: VBPL; tập quán pháp; và tiền lệ pháp. D. Cả A, B và
C đều sai.
Tập quán pháp
Tiền lệ pháp
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam:
A. Pháp lệnh
B. Luật
C. Hiến pháp
D. Nghị quyết
Giá trị pháp lý của các loại văn bản pháp luật được xác định theo thứ tự:
A. Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
B. Pháp lệnh – Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật

C. Hiến pháp – Pháp lệnh – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
D. Các bộ luật, đạo luật – Hiến pháp – Pháp lệnh – Các văn bản dưới luật.
Hiến pháp xuất hiện:
A. Từ nhà nước chủ nô B.Từ nhà nước phong kiến
C. Từ nhà nước tư sản D. Từ nhà nước XHCN
Hiệu lực về không gian của VBQPPL Việt Nam được hiểu là:
A. Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ đi phần lãnh thổ của đại sứ quán
nước ngoài và phần không gian trên tàu bè nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phần lãnh thổ trong sứ quán Việt
Nam tại nước ngoài, phần không gian trên tàu bè mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở
nước ngoài.
C. Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phần lãnh thổ trong sứ quán Việt
Nam tại nước ngoài, phần không gian trên tàu bè mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở
nước ngoài, nhưng trừ đi phần lãnh thổ của đại sứ quán nước ngoài, phần không gian trên tàu bè
nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều sai.
Hội đồng nhân dân các cấp có quyền ban hành loại văn bản pháp luật nào:
A. Nghị quyết. B. Nghị định. C. Nghị quyết, nghị định. D. Nghị quyết, nghị định,
quyết định.
Pháp lệnh là một loại văn bản pháp luật do cơ quan nào sau đây ban hành:
A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Ủy ban thường vụ Quốc hội. D. Hội đồng chính
phủ quốc gia.
Trong tất cả các nguồn tạo nên ngành Luật Nhà nước, Hiến pháp là nguồn ………. nhất.
A. Cơ bản. B. Chủ yếu. C. Trọng tâm. D. Quan trọng.
Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định các quyền cơ bản
của công dân gồm: Quyền được sống, …… , được mưu cầu hạnh phúc…
A. Được tự do. B. Được sinh hoạt. C. Được tín ngưỡng. D. Được ngôn luận.
Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
A. Pháp lệnh B. Luật C. Hiến pháp D. Nghị quyết
Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định và chỉ thị:

A. Thủ tướng Chính phủ. B. Bộ trưởng. C. Ủy ban nhân dân các cấp. D. Cả A và C.
Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền ban hành Nghị quyết và nghị định:
A. Quốc hội. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội. C. Chính phủ. D. Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong số các loại văn bản sau của hệ thống pháp luật
(HTPL) Việt Nam: A. Quyết định B. Nghị định C. Thông tư D. Chỉ
thị
Chủ tịch nước có quyền ban hành những loại VBPL nào:
A. Luật, quyết định B. Luật, lệnh C. Luật, lệnh, quyết định D. Lệnh, quyết định
Chính phủ có quyền ban hành những loại VBPL nào:
A. Luật, pháp lệnh. B. Pháp lệnh, nghị quyết. C. Nghị quyết, nghị định. D. Nghị quyết, nghị
định, quyết định
Theo quy định của Hiến pháp 1992, người có quyền công bố Hiến pháp và luật là:
A. Chủ tịch Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng bí thư. D. Thủ tướng
Chính phủ.
UBND và Chủ tịch UBND các cấp có quyền ban hành những loại VBPL nào:
A. Nghị định, quyết định. B. Quyết định, chỉ thị.
C. Quyết định, chỉ thị, thông tư. D. Nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị.
Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
A. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B. Chính phủ phải ban hành Nghị định để hướng dẫn thi hành tất cả văn bản pháp luật của Quốc
hội.
C. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
D. Cả A và C.
Quy phạm pháp luật
Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật
Phần quy định của quy phạm pháp luật:
A. Xác định điều kiện, tình huống mà chủ thể gặp phải.
B. Nêu quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi họ ở trong điều kiện, tình huống đã nêu.
C. Là những biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể khi họ không thực hiện đúng và
đầy đủ những yêu cầu đã nêu.

D. Cả A, B, C đều sai.
Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. Một quy phạm pháp luật không bắt buộc phải có đủ ba phần giả định, quy định và chế tài.
B. Quy phạm pháp luật được nhà nước khuyến khích thực hiện hiện.
C. Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự áp dụng cho những cá nhân sống trong một phạm
vi lãnh thổ nhất định.
D. Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá giá trị của con người.
Quy phạm pháp luật là cách xử sự do nhà nước quy định để:
A. Áp dụng cho một lần duy nhất và hết hiệu lực sau lần áp dụng đó.
B. Áp dụng cho một lần duy nhất và vẫn còn hiệu lực sau lần áp dụng đó.
C. Áp dụng cho nhiều lần và vẫn còn hiệu lực sau những lần áp dụng đó.
D. Áp dụng cho nhiều lần và hết hiệu lực sau những lần áp dụng đó.
Quy phạm xã hội nào là quy tắc xử sự và là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người
trong xã hội?
A. Quy phạm đạo đức. B. Phong tục, tập quán. C. Quy phạm tôn giáo. D. Cả A,B,C.
Đặc điểm của các quy phạm xã hội (tập quán, tín điều tôn giáo) thời kỳ Cộng sản nguyên
thủy (CSNT):
A. Thể hiện ý chí chung, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc; Mang tính
manh mún, tản mạn và chỉ có hiệu lực trong phạm vi thị tộc - bộ lạc.
B. Mang nội dung, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tính cộng đồng, bình đẳng, nhưng nhiều
quy phạm xã hội có nội dung lạc hậu, thể hiện lối sống hoang dã.
C. Được thực hiện tự nguyện trên cơ sở thói quen, niềm tin tự nhiên, nhiều khi cũng cần sự
cưỡng chế, nhưng không do một bộ máy chuyên nghiệp thực hiện mà do toàn thị tộc tự tổ chức
thực hiện.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Cơ cấu (cấu trúc) của quy phạm pháp luật
Mỗi một điều luật có thể:
A. Có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật (QPPL). B. Chỉ có hai yếu tố cấu
thành QPPL.
C. Chỉ có một yếu tố cấu thành QPPL. D. Cả A, B và C đều đúng.

Quan hệ pháp luật
Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
Thành phần của quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật
Tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu theo luật hôn nhân và gia đình:
A. Nam và nữ 18 B. Nữ 18 nam 20 C. Nam và nữ 20 D. Nam 18 và Nữ 17
Khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá
nhân nhất định. A. Là năng lực pháp luật. B. Là năng lực hành vi. C. Là năng lực chủ thể.
D. Cả A,B,C.
Điều kiện để trở thành chủ thể của QHPL:
A. Có năng lực chủ thể pháp luật. B. Có năng lực hành vi.
C. Có năng lực pháp luật. D. Cả A, B và C đều sai
Theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008, công dân Việt Nam có:
A. 1 quốc tịch. B. 2 quốc tịch. C. 3 quốc tịch. D. Nhiều quốc tịch.
Quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, ngoài các điều kiện khác, muốn tham gia ứng
cử, phải:
A. Từ đủ 16 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi. C. Từ 21 tuổi. D. Tất cả đều sai.
Trong một nhà nước năng lực pháp luật của các chủ thể là:
A. Giống nhau. B. Khác nhau.
C. Có thể giống nhau, có thể khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể. D. Cả A,B,C đều sai.
Năng lực hành vi của cá nhân được xác định dựa vào yếu tố:
A. Độ tuổi. B. Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.
C. Theo quyết định của Tòa án. D. Cả A và B.
Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế năng lực hành vi của công dân:
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân
C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. D. Quốc hội
Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức:
A. Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập.
B. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

C. Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập; Có tài sản độc lập.
D. Cả A và B.
Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện khi cá nhân:
A. Từ đủ 6 tuổi trở lên. B. Sinh ra.
B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Cả A,B,C đều đúng.
Năng lực của chủ thể bao gồm yếu tố nào:
A. Năng lực pháp luật và năng lực công dân. B. Khả năng nhận thức và khả năng điều
khiển hành vi.
C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức. D. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Nhận định nào sau đây là sai:
A. Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người sinh ra.
B. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.
C. Năng lực chủ thể của cá nhân bắt đầu từ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi trở lên.
D. Không có câu nào sai.
Nội dung của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật
Sự kiện pháp lý
Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Sự kiện pháp lý (SKPL) là sự cụ thể hoá phần giả định của QPPL trong thực tiễn.
B. SKPL là sự cụ thể hoá phần giả định và quy định của QPPL trong thực tiễn.
C. SKPL là sự cụ thể hoá phần giả định, quy định và chế tài của QPPL trong thực tiễn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật (QHPL):
A. Khi có QPPL điều chỉnh QHXH tương ứng. B. Khi xảy ra SKPL.
C. Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp cụ thể. D. Cả A, B và C.
Sự biến là:
A. Những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người.
B. Những sự kiện xảy ra có thể phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người hoặc không phụ thuộc
vào ý chí con người, tùy theo từng trường hợp cụ thể.

C. Những sự kiện xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.
D. Cả A, B và C đều sai.
Hành vi nào sau đây là sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật:
A. Hai người cùng giới chung sống với nhau. B. Nam và nữ chung sống với nhau.
C. Nam và nữ tổ chức đám cưới. D. Hai người có con chung.
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
5.1. Vi phạm pháp luật
5.1.1. Khái niệm hành vi, hành vi pháp luật
Hành vi pháp luật là:
A. Hành vi tổ chức đám cưới. B. Hành vi ký kết hợp đồng.
C. Hành vi được pháp luật quy định, điều chỉnh. D. Cả A,B,C.
Hành vi vi phạm pháp luật:
A. Không bao giờ vi phạm tập quán. B. Có thể bao gồm cả vi phạm tập quán.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
5.1.2. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. B. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện.
C. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật và do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện. D. Cả A, B, C.
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi xác định của con người. B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể thực hiện
hành vi đó.
C. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý. D. Cả A, B, C
đều đúng.
Hai bạn đã đủ tuổi kết hôn nhưng lại không đăng ký kết hôn mà lại "sống thử". Xử lý
hành vi này:
A. Hủy hôn nhân trái pháp luật. B. Không công nhận hôn nhân.
C. Xử phạt hành chính. D. Pháp luật không điều chỉnh.
Hành vi vi phạm pháp luật:

A. Không bao giờ vi phạm tập quán. B. Có thể bao gồm cả vi phạm tập quán.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật là:
A. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
B. Tàn dư, tập tục đã lỗi thời của xã hội cũ còn rơi rớt lại.
C. Trình độ dân trí và ý thức pháp luật thấp của nhiều tầng lớp dân cư.
D. Cả A, B và C.
Lựa chọn hành vi không vi phạm pháp luật:
A. Một lời nói. B. Một tư tưởng xấu xa. C. Một bất tác vi. D. Cả A,B,C.
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật:
A. Người đang có vợ, có chồng yêu người không phải vợ, chồng mình.
B. Người đang có vợ, có chồng giao cấu với người không phải là vợ, chồng mình.
C. Người đang có vợ, có chồng có con với người không phải là vợ, chồng mình.
D. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
5.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Một người vào rừng săn thú bằng súng bắn đạn hơi. Trong lúc sơ suất đã bắn nhằm một
nhân viên kiểm lâm. Mặt chủ quan trong vi phạm pháp luật này là:
A. Cố ý gián tiếp. B. Vô ý vì quá tự tin. C. Vô ý do cẩu thả. D. Cố ý trực
tiếp.
Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:
A. Giả định, quy định, chế tài;
B. Chủ thể, khách thể;
C. Mặt chủ quan, mặt khách quan;
D. B và C.
Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm yếu tố nào:
A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật và do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện. B. Chủ thể, chủ đích, chủ quan,
khách quan.
C. Mặt chủ quan, mặt khách quan. D. Chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt
khách quan.

Trường hợp nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Một người uống rượu say thực hiện hành vi giết người. B. Nam 16 tuổi giao cấu với nữ 15
tuổi.
C. Một người 14 tuổi cướp giật túi tiền có giá trị 2.000.000 đồng. D. Cả A và B.
5.1.4. Phân loại vi phạm pháp luật
Các loại vi phạm pháp luật:
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật.
C. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính.
D. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm dân sự.
5.2. Trách nhiệm pháp lý
Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện ở yếu tố nào:
A. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia luật hình sự.
B. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý được pháp luật qui định cụ thể.
C. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý được pháp luật qui định cụ thể.
D. Việc chủ thể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ gánh chịu hậu quả bất lợi.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý do:
A. Tòa án áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự.
B. Viện kiểm sát áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự.
C. Công an áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự.
D. Chính phủ áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự.
Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện là những hành vi vi phạm pháp luật:
A. Đều bị xử phạt hành chính . B. Đều bị áp dụng hình phạt.
C. Đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài. D. Đều bị xử lý kỷ luật.
A 23 tuổi, đi xe máy vượt quá tốc độ cho phép, gây tai nạn khiến chị B bị thương tích 47%.
Vậy hành vi của A thuộc sự điều chỉnh của ngành luật nào?
A. Luật Dân sự. B. Luật lao động. C. Luật Hình sự. D. Luật Cán bộ - công
chức.
Cơ sở nào để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
A. Nhân chứng và vật chứng. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi.

C. Vi phạm pháp luật. D. Cả A,B,C.
Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh và bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, buộc phải tiêu
hủy toàn bộ số gia cầm trên. Đây là biện pháp chế tài:
A. Dân sự. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Kỷ luật.
Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường.
Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:
A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân
sự.
Ngành luật
Chế định “Điều tra” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật tố tụng hình sự. B. Ngành luật tố tụng dân sự
C. Ngành luật hình sự. D. Ngành luật dân sự
Phương án nào sau đây không thuộc trình tự, thủ tục khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành
án.
A. Khởi tố vụ án hình sự B. Điều tra vụ án hình sự.
C. Khiếu nại của người bị hại. D. Xét xử sơ thẩm án hình sự.
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam áp dụng hai cấp xét xử: Xét xử sơ thẩm và xét xử …
A. Phúc thẩm. B. Tái thẩm. C. Giám đốc thẩm. D. Tối cao thẩm.
Văn bản nào sau đây kết thúc quá trình điều tra trong tố tụng hình sự:
A. Quyết định khởi tố bị can. B. Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
C. Bản kết luận điều tra. D. Bản cáo trạng.
Chế định “Xét xử phúc thẩm” thuộc ngành luật nào trong những ngành luật sau đây:
A. Ngành luật hôn nhân và gia đình. B. Ngành luật tài chính.
C. Ngành luật nhà nước. D. Ngành luật tố tụng dân sự.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong trường hợp nào người chồng không
được phép yêu cầu ly hôn?
A. Người vợ đang mang thai. B. Người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. Người vợ đang mắc bệnh hiểm nghèo. D. Cả A và B.
Bản án đã có hiệu lực pháp luật được viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền kháng nghị theo

thủ tục tái thẩm khi:
A. Người bị kết án, người bị hại, các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan không
đồng . với phán quyết của tòa án.
B. Phát hiện ra tình tiết mới, quan trọng của vụ án.
C. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án.
D. Cả A, B, C.
Chế định “Khởi tố bị can và hỏi cung bị can” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật dân sự. B. Ngành luật tố tụng dân sự.
C. Ngành luật tố tụng hình sự. D. Ngành luật hành chính.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Ý thức pháp luật là nhận thức của con người trong xã hội.
B. Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm thịnh hành trong xã hội,
thể hiện thái độ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần
phải có.
C. Ý thức pháp luật tồn tại không phụ thuộc vào tính giai cấp của xã hội.
D. Ý thức pháp luật luôn luôn tồn tại độc lập với tồn tại xã hội.
Chương 4. LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Khái quát chung về Luật hành chính
Khái niệm Luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Khi tàu bay đã rời mặt đất, nếu có hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay thì
thảm quyển xử lý vi phạm hành chính thuộc về ai?
A. Người chỉ huy tàu bay. B. Nhân viên bảo vệ trên tàu bay.
B. Tiếp viên trưởng trên tàu bay. D. Nhân viên tổ bay.
Phương pháp Mệnh lệnh – phục tùng là phương pháp điều chỉnh của ngành luật nào?
A. Luật Dân sự. B. Luật Hình sự. C. Luật Hành chính. D. Luật Lao động.
Quản lý hành chính gồm lĩnh vực:
A. Quản lý xã hội bằng pháp luật. B. Đảm bảo pháp luật được thực hiện trên thực tế.
C. Hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. D. Hoạt động hành chính và các lĩnh vực chung.

Quan hệ pháp luật hành chính
Cơ quan hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được chia thành mấy cấp:
A. 2 cấp: cấp TW; cấp địa phương. B. 3 cấp: cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã.
C. 4 cấp: cấpTW; cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã. D. 5 cấp: cấp TW; cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã;
cấp thôn.
2.2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan nhà nước nào sau đây có vai trò tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế:
A. Tòa án. B. Viện kiểm sát. C. Chính phủ. D. Cơ quan nhà nước.
Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính:
A. Quốc hội B. Chính phủ C. Tòa án nhân dân các cấp;D. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ công chức
3.1. Khái niệm cán bộ, công chức
3.3. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức.
Theo Luật cán bộ công chức có mấy hình thức kỷ luật đối với cán bộ vi phạm kỷ luật:
A. 3 hình thức. B. 4 hình thức. C. 5 hình thức. D. 6 hình thức.
Theo Luật cán bộ công chức có mấy hình thức kỷ luật đối với công chức vi phạm kỷ luật:
A. 3 hình thức. B. 4 hình thức. C. 5 Hình thức. D. 6 hình thức.
Thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ công chức là bao nhiêu tháng:
A. 12 tháng. B. 18 tháng. C. 24 tháng. D. 36 tháng.
Công chức tự ý nghỉ việc từ 03 đến 05 ngày trong một tháng thì bị cơ quan quản lý công
chức áp dụng hình thức kỷ luật nào dưới đây:
A. Khiển trách. B. Cảnh cáo. C. Hạ bậc lương. D. Cách chức.
Công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức thì bị
cơ quan quản lý công chức áp dụng hình thức kỷ luật nào dưới đây:
A. Buộc thôi việc. B. Cách chức.
C. Hạ bậc lương. D. Cảnh cáo.
Theo quy định, công chức phải thôi việc trong các trường hợp nào:
A. Bị kỷ luật buộc thôi việc. B. Không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp.
C. Bị phạt tù mà không cho hưởng án treo. D. Tất cả các trường hợp trên.

Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
Các dấu hiệu nào sau đây không phải là vi phạm hành chính:
A. Được pháp luật hành chính quy định là phải xử phạt vi phạm hành chính.
B. Vô ý gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng cho xã hội.
C. Vi phạm hành chính là hành vi ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự.
D. Vi phạm hành chính là hành vi trái luật do người có đủ năng lực pháp lý gây ra.
4.2. Xử lý vi phạm hành chính
4.2.1. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi cá nhân hoặc tổ chức thực hiện cố ý hoặc vô ý
A. Xâm phạm các qui tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự.
B. Chỉ do tòa án nhân danh Nhà nước tuyên án dành cho người phạm tội.
C. Gồm sự thỏa thuận của hai bên thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp
đồng.
D. Theo quy định là phải chịu hình phạt.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là:
A. Là thời hạn xử lý vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
B. Là thời hạn người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.

×