Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.32 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN VĂN SINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN PHỐI THUỐC ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH HỢP LÝ AN TOÀN
TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý Dược
Mã số: 62 72 04 12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI – 2014
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Quân y
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Minh Koóng
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thế Tăng
Cục Quân y
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng
Đại học Dược Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Trí Dũng
Đại học Y tế công cộng
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Học viện Quân y.
Vào hồi: giờ ngày tháng … năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Học viện Quân y.
Thư viện Quốc gia.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Sinh, Từ Minh Koóng (2014), “Chất lượng
hoạt động phân phối thuốc kháng sinh của Công ty Cổ phần


Dược phẩm Bắc Giang tại tuyến y tế cơ sở”, Tạp chí Y học
Việt Nam,(4), tr 66-70.
2. Nguyễn Văn Sinh, Từ Minh Koóng (2014), “Một số giải
pháp can thiệp nâng cao chất lượng phân phối bán lẻ thuốc
kháng sinh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang tại
tuyến y tế cơ sở”, Tạp chí Y học Việt Nam, (4), tr 105-109.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh tại tuyến y tế cơ
sở (YTCS) tỉnh Bắc Giang và cũng như các địa phương khác còn
nhiều bất cập. Tuy nhiên, tới nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu
về chất lượng hoạt động quản lý nguồn gốc xuất xứ của thuốc, giá
thuốc, ghi sổ theo dõi chất lượng thuốc và tư vấn sử dụng thuốc
kháng sinh ra sao? Và thực hiện giải pháp can thiệp như thế nào để
nâng cao chất lượng hoạt động của một hệ thống phân phối thuốc tại
tuyến YTCS? Nên việc nghiên cứu hoạt động phân phối thuốc kháng
sinh tại tuyến YTS để tìm ra các căn cứ khoa học và kinh nghiệm
thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc là nhiệm vụ cấp
bách mà ngành Y tế đang hướng tới. Công ty Cổ phần Dược phẩm
Bắc Giang là doanh nghiệp duy nhất có hệ thống bán lẻ gồm 208 cơ
sở được phân bố rộng khắp tại tuyến YTCS và tự nguyện tham gia
vào nghiên cứu. Việc lựa chọn Công ty này để nghiên cứu hoạt động
phân phối thuốc kháng sinh tại tuyến YTCS là hoàn toàn đảm bảo
được tính đại diện, tính thực tiễn và khả thi. Do vậy, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc
sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh
Bắc Giang” với hai mục tiêu:
(1) Mô tả chất lượng hoạt động phân phối thuốc kháng sinh
của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang tại tuyến y tế cơ sở giai
đoạn 2009-2013.

(2) Xây dựng, thực hiện một số giải pháp can thiệp nhằm
nâng cao chất lượng phân phối thuốc kháng sinh của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Bắc Giang tại tuyến y tế cơ sở và đánh giá hiệu
quả của các giải pháp can thiệp.
2
Những đóng góp mới của luận án: (1) Nghiên cứu đã cung cấp
thông tin về chất lượng hoạt động phân phối thuốc kháng sinh của
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang tác động đến việc sử dụng
thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến YTCS tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2009-2013: Năm 2009 hệ thống bán lẻ còn tồn tại: 41,8% số
mẫu thuốc kháng sinh không có hóa đơn hợp lệ; 95,5% mẫu thuốc
không theo dõi được số lô và hạn dùng. (2) Xây dựng và thực hiện
giải pháp đa can thiệp tác động vào hệ thống phân phối thuốc dựa
theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, văn bản pháp qui và điều
kiện thực tế. Giải pháp áp dụng mô hình khấu trừ giá theo số lượng
(QDM-Quantity Discount Model) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Giải pháp phải thực hiện nhập thuốc kháng sinh hợp pháp, thực hiện
ghi sổ theo dõi nhập xuất thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý
nhằm làm thay đổi hành vi chủ cơ sở bán lẻ. Sau can thiệp: Số mẫu
thuốc có hóa đơn hợp lệ tăng 20,0%; số mẫu thuốc theo dõi được số
lô, hạn dùng tăng 21,0%; số lượt người mua thuốc có hướng dẫn tăng
47,5%. Đối với một hệ thống bán lẻ có 2 nhóm bán lẻ khác nhau về
chủ sở hữu, lần đầu tiên áp dụng các giải pháp can thiệp và sử dụng
kiểm định Chi-Square để đánh giá hiệu quả can thiệp. Các giải pháp
đa can thiệp dễ thực hiện phù hợp với hệ thống bán lẻ trong tuyến
YTCS và có khả năng nhân rộng tại các doanh nghiệp dược. (3) Đối
với lĩnh vực nghiên cứu: Đưa ra được các bài học kinh nghiệm cần
thiết cho các nghiên cứu tiếp theo và tương tự.
Bố cục của luận án: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 36 trang, phương
pháp nghiên cứu 14 trang, kết quả nghiên cứu 41 trang, bàn luận 21

trang, kết luận và khuyến nghị 3 trang. Trong đó: có 45 bảng, 3 biểu
đồ và 7 hình. Tài liệu tham khảo gồm 98 tài liệu, trong đó có 74 tài
liệu tiếng Việt và 24 tài liệu tiếng Anh.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.Khái niệm về tuyến y tế cơ sở
Theo Chỉ thị 06 - CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban bí thư
Trung ương Đảng mạng lưới tuyến y tế cơ sở bao gồm: Y tế tuyến
huyện/quận, y tế tuyến xã/phường và thôn, bản, ấp. Y tế cơ sở là
tuyến kỹ thuật chuyên môn y tế trực tiếp, đầu tiên và gần dân nhất,
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
1.2. Tổng quan về phân phối thuốc
1.2.1. Khái niệm về phân phối thuốc
Theo quyết định số 12/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế phân phối
thuốc là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho của cơ
sở sản xuất thuốc, hoặc từ trung tâm phân phối thuốc cho đến người
sử dụng.
1.2.2. Mô hình phân phối bán lẻ thuốc
1.2.2.1. Phân phối bán lẻ thuốc trên thế giới
Năm 2006 WHO (World Health Organization) đã thiết lập một
mô hình mới cho hành nghề Dược và trình bày cách tiếp cận về chăm
sóc sức khỏe bằng thuốc cho cộng đồng.
1.2.2.2. Phân phối bán lẻ thuốc tại Việt Nam
Theo Luật Dược và các qui định hiện hành tại Việt Nam có 4
loại hình bán lẻ thuốc: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc và tủ thuốc
TYT xã. Năm 2007 Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP- Good Pharmacy Practice).
1.2.3. Hệ thống phân phối bán lẻ thuốc trực thuộc doanh nghiệp
Theo thông tư số 03/2009/TT-BYT của Bộ Y tế: Hệ thống bán

lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý bán thuốc do
4
doanh nghiệp thành lập và trực tiếp kinh doanh.
1.2.3.1. Tổ chức, quản lý hệ thống bán lẻ
Doanh nghiệp thành lập các cơ sở bán lẻ tại tuyến y tế cơ sở
trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, các cơ
sở bán lẻ do doanh nghiệp thành lập và trực tiếp bán lẻ thuốc do
chính doanh nghiệp kinh doanh.
1.2.3.2. Tổ chức và quản lý kho thuốc
Trong nghiên cứu này, chỉ tìm hiểu mô hình khấu trừ theo số
lượng QDM (Quantity Discount Model). Để xác định số lượng đặt
hàng tối ưu theo các mức đơn giá khấu trừ, theo công thức:
I.P
2.S.D
Q
*
=
Trong đó: là lượng đặt hàng tối ưu; I: Tỷ lệ % chi phí tồn
kho tính theo giá mua một đơn vị hàng; P: Giá mua 1 đơn vị hàng; S:
Chi phí cho 1 lần đặt hàng; D: Nhu cầu hàng hóa trong năm.
1.3. Quản lý và giám sát phân phối thuốc kháng sinh
1.3.1. Quản lý hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn để xây dựng chương trình nâng
cao chất lượng phân phối thuốc kháng sinh nhằm đưa việc sử dụng
kháng sinh hợp lý an toàn.
Hệ thống văn bản pháp qui chi phối đến hoạt động phân phối
bán thuốc kháng sinh.
Hướng dẫn của Bộ Y tế và WHO về thực hành phân phối bán
buôn và bán lẻ thuốc kháng sinh.
Thực tiễn về hoạt động phân phối thuốc kháng sinh.

1.3.2. Giám sát hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
Hoạt động quản lý thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng
5
theo các qui định của hệ thống văn bản pháp qui. Trong nghiên cứu
này chúng tôi chỉ đưa ra một số chỉ số cơ bản sau:
Chỉ số giám sát nguồn gốc xuất xứ của thuốc được dựa trên
chứng từ hóa đơn hợp lệ. Theo qui định 100% thuốc lưu thông phân
phối phải kèm theo hóa đơn hợp lệ.
Chỉ số giám sát về giá thuốc bán lẻ dựa trên việc niêm yết giá
trực tiếp trên bao bì đựng thuốc. Theo qui định 100% thuốc bày bán
phải niêm yết giá theo qui định.
Chỉ số kiểm soát chất lượng thuốc dựa vào sổ theo dõi nhập
xuất thuốc. Theo qui định thuốc có tại cơ sở phải ghi sổ theo dõi số
lô, hạn sử dụng, tên địa chỉ nơi bán và tên địa chỉ người mua.
Chỉ số giám sát chủ cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện chỉ dẫn sử
dụng thuốc hợp lý an toàn được căn cứ vào việc chỉ dẫn người mua
thuốc sử dụng theo đúng liều lượng và cách dùng
1.3.3. Thực trạng phân phối và sử dụng thuốc kháng sinh
Tại cộng đồng các thuốc kháng sinh được bán không có đơn
của bác sĩ. Người bệnh mô tả triệu chứng, người bán thuốc với kiến
thức hạn chế về Y, Dược sẽ đưa ra các hướng dẫn lựa chọn kháng
sinh cho người bệnh.
1.4. Đặc điểm về tuyến y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
1.4.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ, phía Bắc
giáp Lạng Sơn, phía Nam cách Thủ đô Hà Nội 50 km và phía Đông
cách cảng Hải Phòng hơn 100 km.
1.4.2. Đặc điểm dân cư
Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, gồm 229
xã/phường/thị trấn. Số dân là: 1.613.576 người.

1.4.3. Mạng lưới y tế cơ sở
6
Tính đến thời điểm 31/12/2007, tuyến huyện và thành phố có
10 Trung tâm y tế dự phòng, 10 bệnh viện đa khoa và 9 cơ sở phân
phối thuốc, trên địa bàn toàn tỉnh có 371 cơ sở bán lẻ thuốc
1.4.4. Phát triển và củng cố mạng lưới y tế cơ sở
Trong những năm qua Bắc Giang đã thực hiện các giải pháp
nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Củng cố hoàn thiện y tế tuyến huyện;
hoàn thiện y tế tuyến xã và Phòng y tế tuyến huyện.
1.4.5. Tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc
Giang
Hệ thống chi nhánh phân phối thuốc đặt tại 9 huyện trên địa
bàn toàn tỉnh. Hệ thống bán lẻ thuốc gồm 208 cơ sở được phân bố
rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong hệ thống bán lẻ bao
gồm: Cơ sở bán lẻ do công ty đầu tư (thuộc quyền sở hữu của công
ty) và cơ sở bán lẻ do người lao động đầu tư (thuộc quyền sở hữu của
tư nhân). Các cơ sở bán lẻ có nhiệm vụ nhập thuốc từ kho thuốc của
công ty để phân phối bán lẻ cho cộng đồng.
7
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người điều hành hệ thống phân phối thuốc và người phụ trách
chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ.
Đối với hệ thống bán buôn: Kho thuốc tuyến tỉnh và 9 cơ sở
phân phối thuốc tuyến huyện.
Đối với hệ thống bán lẻ: Lựa chọn 20 cơ sở bán lẻ đại diện cho
một hệ thống bán lẻ: Mỗi huyện và thành phố lựa chọn 02 cơ sở bán
lẻ, 01 cơ sở thuộc quyền sở hữu của công ty (gọi tắt là N2) và 01 cơ
sở bán lẻ thuộc quyền sở hữu tư nhân (gọi tắt là N1).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trong hệ thống phân phối thuốc của
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang tại tuyến YTCS Bắc Giang.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả: Chất lượng hoạt động phân phối thuốc
kháng sinh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang giai đoạn
2009-2013. Nghiên cứu đa can thiệp: 1/2010 - 1/2013.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả
Phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích được thiết kế như
sau: Thiết kế bảng kiểm, chủ đề hỏi, tiến hành phỏng vấn theo chủ
đề, quan sát và đo lường các chỉ số nghiên cứu. Hồi cứu và tiến cứu
các số liệu của kho bảo quản tồn trữ thuốc.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đa can thiệp không đối chứng
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp
Kết cấu nghiên cứu gồm 3 giai đoạn:
8
Giai đoạn 1: Chuẩn bị tài liệu, các cơ sở lý thuyết và cơ sở
thực tiễn có liên quan để xây dựng các chỉ số đánh giá.
Giai đoạn 2: Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các qui trình phân
phối thuốc, thiết lập mẫu sổ sách đáp ứng cho các giải pháp can
thiệp. Triển khai can thiệp.
Giai đoạn 3: Đánh giá và so sánh kết quả đạt được từ các giải
pháp đa can thiệp tại thời điểm TCT và SCT.
2.3.2.2. Mô tả về công cụ sử dụng cho các giải pháp đa can thiệp.
Can thiệp 1 (CT1): Nâng cao chất lượng hệ thống phân phối
thuốc:
Thực hiện nâng cấp hệ thống phân phối thuốc đạt “Thực
hành tốt bảo quản thuốc” (GSP); “Thực hành tốt phân phối thuốc”

(GDP) và “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP): Đầu tư nhân lực dược,
cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng theo nguyên tắc tiêu chuẩn
GPs. Xây dựng qui trình phân phối thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y
tế về việc triển khai GPs.
Can thiệp 2 (CT2): Nâng cao chất lượng hoạt động kho thuốc:
Xây dựng danh mục thuốc kháng sinh và ký hợp đồng với nơi
sản xuất/nhập khẩu ổn định trong 1 năm. Thực hiện giá bán buôn
trong hệ thống đúng bằng giá bán buôn của nhà sản xuất/nhập khẩu.
Theo đó, giá bán lẻ cộng thêm không quá 20%. Xây dựng định mức
tồn kho và tồn quầy theo nguyên tắc theo tỷ lệ 1/1 (bán ra 1 đồng
được tồn trữ 1 đồng).
Thực hiện qui trình mua và tồn trữ thuốc kháng sinh nhóm A:
Ưu tiên mua thuốc nhóm A cho để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu bán
lẻ thuốc kháng sinh. Ưu tiên mua thuốc sản xuất tại Việt Nam.
Thực hiện mua và tồn trữ thuốc cephalexin 500mg theo mô
hình khấu trừ giá (QDM): Thực hiện mỗi lần mua thuốc đạt được số
9
lượng ở mức được khấu trừ giá do nhà sản xuất qui định.
Can thiệp 3 (CT3): Nâng cao chất lượng hoạt động phân phối
bán lẻ thuốc kháng sinh:
CT3.1.Thực hiện qui trình nhập thuốc kháng sinh hợp pháp
và niêm yết giá thuốc: Thuốc có trong cơ sở bán lẻ thuốc phải kèm
theo hóa đơn hợp lệ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ và thuốc bày
bán phải niêm yết giá bán lẻ trực tiếp trên bao bì đựng thuốc.
Giá niêm yết = Giá ghi trên hóa đơn xuất bán lẻ + 5% VAT
CT3.2. Thực hiện qui trình hướng dẫn sử dụng thuốc kháng
sinh hợp lý và an toàn: Các cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm tư vấn
cho người mua thuốc tập chung vào 3 chỉ tiêu cơ bản sau: Liều lượng
dùng; cách dùng và khoảng cách dùng; các trường hợp chống chỉ
định dùng kháng sinh. Hướng dẫn bằng lời nói hoặc viết ra giấy gắn

trên bao bì đựng thuốc hoặc kết hợp cả 2.
CT3.3.Thiết lập sổ mua bán, theo dõi chất lượng thuốc theo
mẫu thống nhất. Tập huấn cho các cơ sở bán lẻ về việc ghi sổ mua
bán và theo dõi chất lượng thuốc. Theo đó, cơ sở bán lẻ phải ghi sổ
mua bán và theo dõi chất lượng đầy đủ thông tin về thuốc.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp
Chỉ số hiệu quả can thiệp (CSHQ):
x100
TCT Tl%
TCT Tl%SCT Tl%
CSHQ

=
Đặc biệt, tác động của giải pháp can thiệp lên các cơ sở bán lẻ
N1 và N2 nằm trong cùng một hệ thống bán lẻ là như nhau, nhưng
chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm N1 và N2 có bằng nhau không?
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá theo CSHQ và
kiểm định Chi-Square.
10
2.4. Mẫu nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu
Số mẫu kháng sinh để đánh giá chất lượng kho thuốc đáp ứng
nhu cầu thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ: Lấy toàn bộ 140 loại
thuốc KS đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm 2009 (TCT) và 196
loại thuốc KS đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm 2010 (SCT).
Cỡ mẫu về thuốc kháng sinh; Cỡ mẫu về số lượt người mua
thuốc kháng sinh để đánh giá về thái độ, hành vi và khả năng thực
hành của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được tính theo công thức trong dịch
tễ học mô tả [2]:
2

2
α/2)(1
d
p).p.(1Z
n

=

Trong đó:
n - Cỡ mẫu nghiên cứu; p = 50% (cỡ mẫu tối đa); Z
(1-
α
/2)
- Hệ
số tin cậy phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1-α/2)

ở mức α/2= 0,05 tra
bảng tương ứng Z
(1
α
/2)
=1,96; d - Sai số tuyệt đối cho phép không quá
5% (d = 0,05).Tính được n = 384. Trong nghiên cứu này chúng tôi
lấy 400 mẫu.
2.4.2. Kỹ thuật lấy mẫu
Đối với số mẫu kháng sinh để đánh giá các chỉ số kho thuốc:
Lấy toàn bộ số loại thuốc đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ năm trong
2009 (TCT) và trong năm 2010 (SCT).
Đối với 400 mẫu thuốc KS: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo
chỉ tiêu, mẫu được lấy tại 20 cơ sở bán lẻ, mỗi cơ sở bán lẻ lấy 20

mẫu và lấy mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
Đối với 400 mẫu về số lượt người mua thuốc kháng sinh: Áp
dụng kỹ thuật quan sát số lượt người mua thuốc KS tại 20 cơ sở bán
lẻ, mỗi cơ sở quan sát 20 lượt người.
11
2.5. Các chỉ số đánh giá trong đề tài
2.5.1. Chỉ số đánh giá chất lượng hệ thống phân phối thuốc
Chỉ số đánh giá về chất lượng hệ thống phân phối thuốc thông
qua việc áp dụng tiêu chuẩn: GSP, GDP và GPP.
2.5.2. Chỉ số đánh giá mức độ quản lý cơ sở bán lẻ thuốc
Chỉ số đánh giá nhóm N1 và nhóm N2 theo biến số mức độ
quản lý toàn diện và không toàn diện.
2.5.3. Chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động kho thuốc
Chỉ số đánh giá hoạt động của kho thuốc qua các biến số sau:
Mức độ đáp ứng thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ.
2.5.4. Chỉ số đánh giá chất lượng phân phối bán lẻ thuốc kháng
sinh
Chỉ số đánh giá chất lượng quản lý nguồn gốc xuất xứ của
thuốc và giá thuốc qua các biến số sau: Có hóa đơn hợp lệ và niêm
yết giá đúng qui định.
Chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động bán lẻ thuốc kháng sinh
qua các biến số: Thăm hỏi người bệnh, khuyến cáo sử dụng kháng
sinh đủ thời gian, hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý.
Chỉ số đánh giá chất lượng ghi sổ theo dõi xuất, nhập thuốc
kháng sinh qua các biến số: Theo dõi được số lô, hạn sử dụng; theo
dõi được tên và địa chỉ người mua.
2.6. Thu thập và xử lý số liệu
2.6.1. Thu thập số liệu theo phương pháp định tính và phân tích xử
lý số liệu
Số liệu thu thập thông qua các cuộc hội thảo theo chủ đề được

kết hợp vào các buổi giao ban định kỳ hàng tháng do lãnh đạo công
ty chủ trì. Các thông tin được lưu giữ tại Phòng Tổ chức hành chính
Công ty và được trích dẫn trong kết quả nghiên cứu.
12
2.6.2. Thu thập số liệu theo phương pháp định lượng và phân tích
xử lý số liệu
Thu thập thông tin về việc áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn
GSP/GDP/GPP; Hồi cứu và tiến cứu dữ liệu về kho thuốc đã cung
cấp cho hệ thống bán lẻ năm 2009 (TCT) và năm 2010 (SCT); Thu
thập thông tin về các cơ sở bán lẻ thực hiện nhập thuốc, niêm yết giá
thuốc và ghi sổ theo dõi thuốc kháng sinh ; Thu thập thông tin các
cơ sở bán lẻ về: Lượt người mua kháng sinh dùng tối thiểu được 5
ngày; Lượt người mua thuốc kháng sinh có hướng dẫn sử dụng thuốc.
Số liệu thu thập được làm sạch, mã hóa, nhập dữ liệu bằng
phần mềm Epidata 3.1. Phân tích, xử lý bằng SPSS 18.0 và Ofice
2007 (Excel).
2.7. Giới hạn và đạo đức trong nghiên cứu
2.7.1. Giới hạn của luận án
Luận án lần đầu tiên nghiên cứu hoạt động phân phối bán lẻ
thuốc kháng sinh của một hệ thống bán lẻ tại tuyến YTCS. Do vậy,
kết quả của nghiên cứu thu được không có sự so sánh với kết quả của
các nghiên cứu khác.
2.7.2. Đạo đức trong nghiên cứu
Các thông tin cá nhân, các hoạt động bán lẻ thuốc được đảm
bảo bí mật chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá chất lượng hoạt động phân phối thuốc của Công ty
Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang tại tuyến y tế cơ sở năm 2009

3.1.1. Đặc điểm hoạt động của hệ thống phân phối thuốc
3.1.1.1. Đường đi của thuốc trong hệ thống phân phối thuốc
3.1.1.2. Cơ cấu hệ thống bán lẻ thuốc
Bảng 3.1. Cơ cấu loại hình bán lẻ thuốc năm 2009
TT Loại hình bán lẻ Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nhà thuốc 1 0,5
2 Quầy thuốc 91 43,8
3 Đại lý thuốc 116 55,7
Tổng cộng 208 100,0
Đại lý thuốc chiếm tỷ lệ tới 55,7% nên phạm vi cung cấp thuốc
thiết yếu trong đó có thuốc kháng sinh cho tuyến y tế cơ sở bị hạn
chế.
3.1.2. Giám sát hoạt động của kho thuốc
Bảng 3.5. Thuốc kháng sinh đáp ứng được cho hệ thống bán lẻ
Chỉ số Số lượt dự trù
Số dự trù không thực hiện được đầy đủ 314 (65,4%)
Số dự trù thực hiện được đầy đủ 66 (34,6%)
Tổng số dự trù thuốc KS dự trù trong năm 480 (100%)
Kho thuốc chỉ đáp ứng được 34,6% số lượt dự trù thuốc KS.
Việc không đảm bảo đủ thuốc cho hệ thống bán lẻ gây tác động tiêu
cực đến việc phân phối và sử dụng thuốc KS tại cộng đồng.
14
3.1.3. Giám sát hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
3.1.3.1. Giám sát nguồn gốc xuất xứ và giá thuốc kháng sinh
Bảng 3.7. Số mẫu thuốc kháng sinh có hóa đơn hợp lệ
Chỉ số
Nhóm
Hóa đơn hợp lệ Tổng số
Có Không
N1 115(57,5%) 85(42,5%) 200 (100%)

N2 118(59,0%) 82(41,0%) 200 (100%)
Tổng số 233(58,2%) 167(41,8%) 400 (100%)
Thuốc kháng sinh không có hóa đơn hợp lệ chiếm tới 41,8%.
Việc cung cấp cho cộng đồng thuốc KS không có nguồn mua hợp
pháp có tác động gây ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc KS không
hợp lý và an toàn cho cộng đồng.
3.1.3.2. Giám sát hoạt động bán lẻ thuốc kháng sinh
Bảng 3.13. Số lượt người được hướng dẫn sử dụng thuốc
Chỉ số
Nhóm
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Tổng số
Có Không
N1 103(51,5%) 97(48,5%) 200(100%)
N2 85(42,5%) 115(57,5%) 200(100%)
Tổng số 188(47,0%) 212(53,0%) 400(100%)
Có tới 53,0% số lượt người không được chỉ dẫn sử dụng thuốc,
đây chính là một trong những yếu tố tác động đến việc sử dụng thuốc
kháng sinh không đủ liều lượng và cách dùng.
15
3.1.3.3. Giám sát ghi sổ theo dõi nhập xuất thuốc kháng sinh
Bảng 3.14. Số mẫu thuốc kháng sinh theo dõi số lô hạn dùng
Chỉ số
Nhóm
Theo dõi số lô hạn dùng
Tổng số
Có Không
N1 8(4,0%) 192(96,0%) 200 (100%)
N2 10(5,0%) 190(95,0%) 200 (100%)
Tổng số 18(4,5%) 382(95,5%) 400 (100%)

Có tới 95,5% số mẫu không ghi sổ theo dõi được số lô sản xuất
và hạn sử dụng, nên không có cơ sở để kiểm soát thuốc chất lượng
thuốc.
3.2. Xây dựng và thực hiện giải pháp đa can thiệp nâng cao chất
lượng phân phối thuốc kháng sinh
3.2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng can thiệp
Nội dung xây dựng và thực hiện giải pháp can thiệp hoàn toàn
căn cứ vào nguyên tắc tiêu chuẩn GPs, hướng dẫn của WHO và các
văn bản pháp qui và điều kiện thực tiễn tại cơ sở can thiệp.
3.2.2. Kết quả xây dựng và thực hiện can thiệp
Bố trí đủ đại học phụ trách chuyên môn tại huyện Lục Ngạn,
Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và Hiệp Hòa.
Xây dựng và ban hành được 12 qui trình để triển khai GSP, 35
qui trình triển khai GDP và 9 qui trình triển khai GPP đã được cấp có
thẩm quyền ký ban hành.
Thiết lập mẫu sổ mua bán và theo dõi chất lượng thuốc theo
phụ lục số 2 để làm công cụ kiểm soát chất lượng thuốc.
Tổ chức được 3 lớp đào tạo tập huấn về nguyên tắc tiêu chuẩn
16
GSP, GDP và GPP và 12 buổi hội thảo chuyên đề.
3.3. Đánh giá kết quả sau can thiệp
3.3.1. Kết quả nâng cấp hệ thống phân phối thuốc sau can thiệp
3.3.1.1. Đường đi của thuốc trong hệ thống phân phối thuốc sau can
thiệp
3.3.1.2. Kết quả nâng cao chất lượng hệ thống bán lẻ thuốc
Bảng 3.16. So sánh cơ cấu loại hình bán lẻ trước và sau can thiệp
TT Chỉ số TCT
SCT
CSHQ
1

Nhà thuốc 1(0,5%) 1(0,5%)
2
Quầy thuốc 91(43,8%) 109(52,4%)
19,6%
3
Đại lý thuốc 116(55,7%) 98(47,1%)
15,4%
Tổng cộng 208(100%) 208(100%)
Sau can thiệp quầy thuốc tăng và đại lý thuốc giảm 8,6%.
3.3.2. Kết quả nâng cao chất lượng hoạt động kho thuốc
Bảng 3.20. Kháng sinh cung cấp cho hệ thống bán lẻ trước và sau
can thiệp
Chỉ số TCT SCT CSHQ
Số dự trù thực hiện được 166(34,6%) 358(72,2%) 108,67%
Số dự trù không thực hiện 314(65,4%) 138(27,8%)
Tổng số dự trù trong năm 480(100%) 496(100 %)
Sau can thiệp đã đáp ứng được số lượt dự trù tăng so với trước
can thiệp 37,6%.
17
3.3.3. Kết quả nâng cao chất lượng hoạt động phân phối bán lẻ
thuốc kháng sinh
3.3.3.1. Kết quả nhập thuốc có hóa đơn hợp lệ và niêm yết giá theo
qui định
Bảng 3.22. Số mẫu kháng sinh có hóa đơn hợp lệ trước và sau can
thiệp
Chỉ
số
Hóa đơn hợp lệ
Có Không
N1

(n=200)
TCT 115(57,5%) 85(42,5%) χ
2
=0,17;p=0,38;
OR=1,09;
Cl 95% (0,73-1,62)
SCT 119(59,5%) 81(40,5%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 3,48%
N2
(n=200)
TCT 118(59,0%) 82(41,0%) χ
2

=84,15;
p<0,0001;
OR=22,47;
Cl 95% (9,51-
53,09)
SCT 194(97,0%) 6(3,0%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 64,41%
Tổng
(n=400
)
TCT 233(58,2%) 167(41,8%) χ
2

=36,92;
p<0,0001;
OR=2,58;
Cl 95% (1,89-3,52)

SCT 313(78,2%) 87(21,8%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 34,36%
Thực hiện giải pháp can thiệp qui định hệ thống bán lẻ phải
tuân thủ nguyên tắc nhập thuốc kháng sinh từ cơ sở phân phối hợp
pháp.
Theo kết quả thu được tại bảng trên cho thấy cả nhóm N1 và
N2 thực hiện việc nhập thuốc có hóa đơn hợp lệ SCT tăng so với
TCT 20,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Giải
pháp can thiệp này có chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 34,36%.
Tuy nhiên, với cùng một giải pháp can thiệp tác động lên 2
nhóm cơ sở bán lẻ N1, N2 khác nhau về chủ sở hữu, nhưng SCT chỉ
18
số hiệu quả can thiệp của nhóm N2 cao hơn nhóm N1 60,93%
(64,41-3,48).
Vậy có mối liên quan giữa mức độ quản lý nhóm N1và nhóm
N2 trong việc tuân thủ nhập thuốc kháng sinh có hóa đơn hợp lệ
không? Chúng tôi dùng kiểm định Chi-Square để kiểm chứng.
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa mức độ quản lý cơ sở bán lẻ với việc
nhập thuốc có hóa đơn hợp lệ trước và sau can thiệp
Thuốc kháng
sinh có hóa
TCT SCT
N1 N2 Tổng N1 N2 Tổng
Không 85 82 167 81 6 87
Có 115 118 233 119 194 313
Tổng 200 200 400 200 200 400
Kiểm định chi-
Square
χ
2

=0,09; p=0,76;
OR=1,06;
Cl 95% (0,72-1,58)
χ
2
= 82,6;p<0,0001;
OR=22,0;
Cl 95% (9,31-52,0)
Tại cùng thời điểm TCT phân tích mẫu thuốc kháng sinh có
hóa đơn hợp lệ của nhóm N1 và của nhóm N2 cho thấy tỷ lệ lần lượt
là: 115/200 và 118/200. Kết quả kiểm định cho thấy χ
2
=
0,093 với
p=0,761 như vậy sự khác biệt giữa mẫu kháng có hóa đơn hợp lệ của
nhóm N1 và nhóm N2 không có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy
95%.
Tại cùng thời điểm SCT phân tích mẫu kháng sinh của nhóm
N1 và nhóm N2 cho thấy tỷ lệ mẫu thuốc kháng sinh có hóa đơn hợp
lệ lần lượt là: (119/200) và (194/200). Kết quả kiểm định cho thấy
χ
2
=82,6 với p<0,001 như vậy sự khác biệt giữa mẫu kháng sinh có
19
hóa đơn hợp lệ của nhóm N1 và nhóm N2 có ý nghĩa thống kê với
mức độ tin cậy 95%. Có thể khẳng định rằng: Mức độ quản lý cơ sở
bán lẻ có liên quan đến việc thực hiện nhập thuốc kháng sinh có hóa
đơn hợp lệ. Nói cách khác, mức độ quản lý trực tiếp và toàn diện làm
giảm nguy cơ vi phạm việc nhập thuốc kháng sinh không có hóa đơn
hợp lệ

3.3.3.2. Kết quả nâng cao chất lượng hoạt động bán lẻ thuốc kháng
sinh
Bảng 3.32. Số lượt hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh
trước và sau can thiệp
Chỉ
số
Nhóm
Hướng dẫn sử dụng
thuốc
Kiểm định
Chi - Square
Có Không
N1
(n=200
)
TCT 103(51,5%) 97(48,5%)
χ
2
=4,07; p=0,028;
OR=1,50;
Cl 95% (1,01-2,34)
SCT 123(61,5%) 77(38,5%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 19,4%
N2
(n=200
)
TCT 85(42,5%) 115(57,5%)
χ
2
=42,18;p<0,0001;

OR=3,95;
Cl 95% (2,59-6,04)
SCT 149(74,5%) 51(25,5%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 75,3%
Tổng
(n=400
)
TCT 188(47,0%) 212(53,0%)
χ
2
=36,09;p<0,0001;
OR=2,39;
Cl 95% (1,80-3,19)
SCT 272(68,0%) 128(32,0%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 44,7%
Theo kết quả thu được tại bảng trên cho thấy tổng 2 nhóm
N1, N2 có số lượt hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh SCT cao hơn
TCT là 21,0% (68,0-47,0). Tỷ lệ khác biệt TCT và SCT có ý nghĩa
thống kê p<0,0001 và giải pháp này có chỉ số hiệu quả can thiệp đạt
44,7%.
20
Tuy nhiên, giải pháp can thiệp áp dụng cho cùng một hệ
thống bán lẻ nhưng chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm N2 cao hơn
nhóm N1 25,9% (75,3-19,4).
3.3.3.3. Kết quả ghi sổ theo dõi nhập xuất thuốc kháng sinh
Bảng 3.34. Số mẫu thuốc kháng sinh theo dõi số lô, hạn dùng
trước và sau can thiệp
Chỉ
số
Theo dõi số lô hạn sử

dụng
Kiểm định
Chi - Square
Có Không
N1
(n=200)
TCT 8(4,0%) 192(96,0%) χ
2
=2,84; p=0,07;
OR=2,09;
CL95% (0,87-
4,99)
SCT 16(8,0%) 184(92,0%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 100,0%
N2
(n=200)
TCT 10(5,0%) 190(95,0%) χ
2
=3,31;p<0,0001
OR=456;
CL 95% (176,16-
1.180,36)
SCT 192(96,0%) 8(4,0%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 1.820,0%
Tổng
(n=400)
TCT 18(4,5%) 382(95,5%) χ
2
=2,23;p<0,0001
OR=22,99;

CL 95% (13,78-
38,36)
SCT 208(52,0%) 192(48,0%)
Chỉ số hiệu quả can thiệp: 1.055,5%
Theo bảng trên số mẫu thuốc kháng sinh theo dõi được số lô
và hạn dùng SCT cao hơn TCT là 47,5% (p<0,0001). Tuy nhiên,
dưới tác động của cùng một giải pháp can thiệp nhưng chỉ số hiệu
quả can thiệp của nhóm N2 cao hơn nhóm N1 là 1.720,0% . Nguyên
nhân, được xác định là do chế tài xử lý vi phạm trong hệ thống bán lẻ
này chỉ có tác dụng tích cực đối với chủ cơ sở bán lẻ ở nhóm N2.
21
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
4.1. Đánh giá chất lượng hoạt động phân phối thuốc của
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang tại tuyến y
tế cơ sở năm 2009
4.1.1. Chất lượng hệ thống phân phối thuốc
Hệ thống phân phối bán lẻ còn tồn tại 55,7% số cơ sở bán lẻ là
đại lý thuốc. Nên chất lượng dịch vụ của hệ thống bán lẻ còn hạn chế
trong việc đảm bảo thuốc thiết yếu cho tuyến y tế cơ sở.
4.1.2. Chất lượng hoạt động của kho thuốc
Kho thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc kháng sinh cho hệ thống bán
lẻ chỉ đạt 34,6% (bảng 3.5).
4.1.3. Chất lượng hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
4.1.3.1. Chất lượng quản lý nguồn gốc xuất xứ và giá thuốc kháng
sinh
Hệ thống bán lẻ có tới 41,8% số mẫu kháng sinh lưu thông
không có hóa đơn chứng từ hợp lệ. Đây là yếu tố có thể gây nguy hại
tới người bệnh khi sử dụng những loại thuốc không rõ cơ sở phân
phối thuốc hợp pháp.

4.1.3.2. Chất lượng hoạt động bán lẻ thuốc kháng sinh
Số lượt người mua thuốc có chỉ dẫn về liều lượng, cách dùng
chỉ đạt 47,0% (bảng 3.13).
4.1.3.3. Chất lượng quản lý và kiểm soát thuốc kháng sinh
Theo dõi được số lô sản xuất, hạn dùng đạt 4,5% (bảng 3.14).
Nên không có cơ sở để thu hồi thuốc kém chất lượng (nếu có) được
kịp thời và chính xác.
4.2. Xây dựng và thực hiện giải pháp đa can thiệp
Giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng phân phối bán lẻ
22
thuốc kháng sinh được xây dựng dựa theo khuyến cáo của Bộ Y tế,
WHO và hệ thống văn bản pháp qui. Đặc biệt, giải pháp can thiệp
xây dựng dựa vào điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp.
Giải pháp áp dụng mô hình khấu trừ giá theo số lượng (QDM-
Quantity Discount Model) để mua thuốc cephalexin 500mg cho hệ
thống bán lẻ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Việc đưa ra giải pháp
nhập thuốc kháng sinh phải có hóa đơn hợp lệ, niêm yết giá theo qui
định, ghi sổ theo dõi nhập xuất thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc
hợp lý an toàn với mục tiêu làm thay đổi được hành vi của chủ cơ sở
bán lẻ thuốc.
Các giải pháp can thiệp thực hiện một cách khoa học, đơn
giản, dễ thực hiện, phù hợp với tuyến y tế cơ sở.
Nghiên cứu có tính bền vững và có khả năng nhân rộng áp
dụng cho các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
4.3. Đánh giá hiệu quả của giải pháp đa can thiệp
4.3.1. Đánh giá chất lượng hệ thống phân phối thuốc sau can thiệp
Số cơ sở đại lý thuốc giảm và số cơ sở quầy thuốc tăng 8,6%
có ý nghĩa thiết thực về việc mở rộng phạm vi chăm sóc sức khỏe
bằng thuốc cho cộng đồng tại tuyến y tế cơ sở.
4.3.2. Đánh giá chất lượng hoạt động của kho thuốc sau can thiệp

Kết quả sau can thiệp kho thuốc đáp ứng số lượt dự trù mua
thuốc cho hệ thống bán lẻ trong năm 2010 (SCT) tăng lên 37,6% so
với năm 2009 (TCT) (bảng 3.20).
4.3.3. Đánh giá chất lượng bán lẻ thuốc kháng sinh sau can thiệp
4.3.3.1.Chất lượng nhập và niêm yết giá thuốc sau can thiệp
Tổng số mẫu thuốc kháng sinh có hóa đơn hợp lệ sau can thiệp
cao hơn trước can thiệp là 20,0% (bảng 3.22). Điều này cho thấy chất
lượng phân phối thuốc sau can thiệp đã hợp lý hơn so với trước can

×