Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề án môn họ Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.64 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn : T.S Vũ Hoàng Ngân
Sinh viên thực hiện :
Lớp : Kinh tế lao động
Hà Nội 10 – 2014
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu luôn là vấn đề
thời sự được cả xã hội quan tâm theo dõi. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc
sống của con gnười ngày càng được cải thiện, trong một vài năm gần đây
nước ta đã ra nhập một số tổ chức quốc tế đặc biệt nước ta đã chính thức ra
nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do đó những năm gần đây nền kinh
tế nước ta có những chuyển biến sâu sắc.Sự chuyển biến của nền kinh tế được
thể hiện rất rõ cụ thể nền kinh tế nước ta rất đa dạng các loại hình doanh
nghiệp theo thành phần kinh tế và đặc điểm sở hữu DNNN, DNTN, DN có
vốn đầu tư nước ngoài. Do đó cũng tồn tại những hạn chế trong việc trả lương
cho người lao động ở các khu vực khác nhau. Cùng với việc mở cửa nền kinh
tế trong tiến trình hội nhập để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ,phát
triển nguồn nhân lực giải quyết các vấn đề xã hội (công bằng, an sinh, chống
bóc lột, nghèo đói, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động). Mặc dù đã
trải qua nhiều lần cải cách tiền lương nhưng chính sách tiền lương vẫn còn
một số điểm yếu như.
Tiền lương nhìn chung vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đảm bảo
mức sống của đại bộ phận nguồn nhân lực của đất nước (đặc biệt là nguồn
nhân lực quản lý, cán bộ KHKT, lao động có chất lượng cao ). Bên cạnh đó
kết cấu tiền lương lạc hậu, hệ thống thang bảng lương thiếu tính khoa học,
khoảng cách giữa các bậc lương thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao
hiệu quả làm việc, đào tạo công tác phát triển và ổn định nguồn nhân lực,


chưa phản ánh trình độ phát triển của thị trường lao động, chính sách tiền
lương bị chia cắt phân biệt theo nhiều dấu hiệu khác nhau ( KVKTTN, ngoài
NN, khu vực chính quy và ngoài chính quy)
Thực trạng tiền lương tối thiểu ở nước ta đã nêu trên đã dẫn đến các DN
không bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời tạo ra chênh lệch
quá lớn về tương quan tiền lương giữa đội ngũ cán bộ công chức với mặt
2
bằng tiền lương trên thị trường lao động. Để giải quyết những vấn đề bất hợp
lý cần thay đổi chính sách tiền lương theo hướng thay đổi phương pháp xác
mức lương tối thiểu chung trên cơ sở tổng hợp các phương pháp tiếp cận xác
định mức lương tối thiểu. Đó là :xác định từ mức sống tối thiểu theo nhu cầu
thiết yếu của người lao động, phương pháp xác định từ điều tra mức chi trả
tiền lương đối với người lao động giản đơn, phương pháp xác định từ khả
năng của nền kinh tế, phương pháp xác định từ chỉ số giá tiêu dung
Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế Lao Động em thấy đề tài về tiền
lương hiện nay rất hay và cần thiết, tôi muốn chọn đề tài để có thể hiểu sâu
hơn về chế độ tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay.
Đê tài gồm 3 phần :
I. Một số vấn đề lý luận chung vê tiền lương tối thiểu.
II Các phương pháp xác định và định hướng thay đổi tiền lương tối thiểu
ở nước ta.
III .Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với tiền lương tối thiểu ở nước ta
.
3
Phần II : NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung về tiền lương tối thiểu.
1. Khái niệm về tiền lương tối thiểu.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) : Tiền lương tối thiểu là mức trả
công lao động thấp nhất cho người lao động làm các công việc giản đơn nhất
để họ đảm bảo mức sống tối thiểu với tư cách là người chủ gia đình phù hợp

với điều kiện KT-XH
-Ở Việt Nam: tiền lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt bảo
đảm cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất một phần để tái
sản xuất sức lao động giản đơn và một phần để tái sản xuất sức lao đọng mở
rộng và được dung làm căn cứ để tính mức lương cho các loại lao động khác
2. Vai trò, đặc điểm, yêu cầu, cơ cấu của tiền lương tối thiểu.
2.1. Vai trò của tiền lương tối thiểu.
- Chức năng xã hội(chức năng cơ bản) của tiền lương tối thiểu.
+ Là lưới bảo vệ cho những người lao động yếu thế nhất, đảm bảo công
bằng xã hộị và văn minh nhân loại.
+Là lưới an toàn đói với mọi người làm công ăn lương, không một người
lao động nào được trả thấp hơn nhằm loại trừ bóc lột quá đáng và ngăn ngừa
sự đói nghèo của người lao động dưới mức cho phép. Đồng thời tiền lương tối
thiểu còn là một công cụ để phòng ngừa và giả quyết tranh chấp lao động.
+ Bảo đảm sức mua cho tiền lương trước sự gia tăng của luật pháp và các
yếu tố kinh tế xã hội khác thong qua việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
+ Giảm bớt sự nghèo đói và tiền lương tối thiểu là một giải pháp tấn công
vào nghèo đói của một quốc gia.
+ Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế vì tiền lương tối thiểu là một công cụ của nhà nước trong
viếc điều tiết thu nhập giữa giới chủ và người lao động.
- Chức năng kinh tế:
+ Loại bỏ cạnh tranh không công bằng chống lại xu hướng giảm chi phí
các yếu tố sản xuất tới mức không thoả đáng trong đó có tiền lương, đồng thời
4
người lao động được chia sẻ lợi ích từ sự phát triển tạo động lực cho người
lao động. Ngoài ra luật tiền lương tối thiểu buộc cá chủ doanh nghiệp phải tìm
mọi cách để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Bảo đảm sự trả công tương đương cho những công việc tương luật tiền
lương tối thiểu ở mức độ nào đó là sự điều chỉnh quan hệ về tiền lương trong

các nhóm người lao động mà ở đó có tiền lương không được tính đúng mức
(phụ nữ, nam giới, tiền lương ở các vùng khác nhau, nhóm lao động khác
nhau.
2.2. Đặc điểm của tiền lương tối thiểu.
- Tiền lương tối thiểu là mức tiền mà người sử dụng lao động không được
phép trả thấp hơn cho người lao động ở tất cả các loại lao động khác nhau kể
cả lao động yếu thế nhất.
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với trình độ lao động giản đơn
nhất chưa qua đào tạo nghề.
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với cường độ lao động nhẹ
nhất, không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh cơ bắp.
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với môi trường và điều kiênj
lao động bình thường, không có tác động xấu của các yếu tố điều kiện lao
động.
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với nhu cầu ở mức tối thiểu
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với giá cả các tư liệu sinh hoạt
chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình của đất nước.
- Nếu cá nhân người lao động sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng quy định hoặc không hoàn thành mức lao động thì cũng không bị trả
lương thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Tiền lương tối thiểu phải đủ cho sinh hoạt của người lao động và gia
đình họ.
- Người sử dụng lao động có thể trả thấp hơn mức lương tối thiểu cho
người đang học việc nếu người học việc nhận được kinh nghiệm và trau dồi
kỹ năng trong thời gian học việc.
5
- Chính phủ ấn định mức lương tối thiểu hoặc xác định mức lương tối
thiểu thong qua thương lượng tập thể.
2.3. Yêu cầu tiền lương tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu cần thoả mãn các yêu cầu.

- Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo phải thoả mãn đời sống tối thiểu cho
người lao động ở trình độ lao động phổ thông phù hợp với khả năng của nền
kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, phải đảm bảo mức sống tối thiểu thức tế
cho người hưởng mức lương tối thiểu.
- Tiền lương tối thiểu phải được tính đúng tính đủ để trở thành lưới an
toàn chung cho những người làm công ăn lương trong xã hội, không phân biệt
thành phần và khu vực kinh tế.
- Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mối quan hệ thực sự giữa mức lương
tối thiểu, trung bình và tối đa để chống lại xu hướng gia tăng chênh lệch bất
hợp lý giữa các loại lao động, vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Tiền lương tối thiểu phải là yếu tố tác động đến mức tiền công trên thị
trường sức lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính đủ đầu vào và
hoạt động có hiệu quả, góp phần điều hoà sự phân bố lao động và đầu tư hợp
lý giữa các vùng ngành, tạo điều kiện mở rộng môi trường đầu tư và hội nhập
quốc tế.
- Tiền lương tối thiểu phải là công cụ điều tiết của nhà nước trên phạm vi
xã hội và trong từng cơ sở kinh tế, thiết lập những ràng buộc kinh tế trong
lĩnh vực sử dụng lao động tăng cường trách nhiệm các bên trong quản lý sử
dụng lao động.
- Tiền lương tối thiểu phải là sự đảm bảo xa hội có tính pháp lý của nhà
nước đối với người lao động làm việc trong ngành nghề khu vực có tồn tại
quan hệ lao động.
- Tiền lương tối thiểu phải đáp ứng những biến đổi trong đời sống kinh tế
chính trị xã hội của đất nước. Tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các vùng
lãnh thổ, giữa các khu vực của đất nước, thúc đẩy kinh tế đối ngoại, sự hợp
tác lao động quốc tế và khu vực thu hút đầu tư nước ngoài.
6
2.4. Cơ cấu của tiền lương tối thiểu.
Về mất cơ cấu, các bộ phận hợp thành của tiền lương tối thiể bao gồm:
- Phần để tái sản xuất sức lao động cá nhân gồm những hao phí do: hoạt

động lao động, đào tạo tay nghề, hệ thống các chỉ tiêu về mặt sinh học, xã hội
học, như ăn mặc, ở và đồ dung đi lại, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khoẻ học
tập, hưởng thụ văn hoá.
- Phần dành cho nuôi con.
- Phần dành cho bảo hiểm xã hội.
3. Hệ thống tiền lương tối thiểu ở nước ta.
Bộ luật lao động hiện hành đã quy định hệ thống tiền lương tối thiểu ở
nước ta có mức lương tối thiểu chung mức lương tối thiểu vùng và mức lương
tối thiể nghành.
3.1. Tiền lương tối thiểu chung.
Tiền lương tối thiểu chung là mức lương sàn thấp nhất (lưới an toàn) bắt
buộc áp dụng cho mọi quan hệ lao động. Ở nươc ta hiện nay, mức lương tối
thiểu chung được dung làm “nền” để tính các mức lương trong các tháng,
bảng lương và phụ cấp của người hưởng lương và căn cứ để tính các chế
độbảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc (trừ khu vự có vốn đầu tư trực tiếp nươcs
ngoài (FDI) có mức lương tối thiểu riêng).
- Căn cứ đẻ xác định tiêng lương tối thiểu chung là:
+ Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao đọng cả nước và chỉ
số giá sinh hoạt trong từng thời kỳ.
+ Hệ thống các nhu cầu tối thiểu cảu người lao đọng và gia đình họ.
+ Mức sống chung đạt được và sự phân cực mức ssóng giữa các tầng lớp
dân cư trong xã hội.
+ Khả năng chi trả của các cơ sở xản xuất, kinh doanh hay mức tiền lương
đạt được trong lĩnh vực, nghành nghề.
+ Phương hướng khả năng tăng trưởng của đất nước mục tiêu và nội dung
cơ bản của cá chính sách lao động trong từng thời kỳ.
- Khi thiết kế tiền lương tối thiểu chung người ta phải tuân thủ các nguyên
tắc như sau :
7
+ Chính sách tiền lương tối thiểu phải có vai trò thúc đẩy tăng trưởng và

phát triển nề kinh tế thị trường.
+ Xác lập mối quan hệ đúng và rõ rang giữa lao động tối thiểu với các hệ
thống tiền lương trong các khu vực kinh tế khác nhau.
+ Xác lập mối tương quan hợp lý và rõ rang giữa chính sách tiền lương tối
thiểu với cac chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách khác nhằm tạo
điều kiện và nguồn lực và cơ chế để đáp ứng tối đa cá mục tiêu đề ra của từng
chính sách.
+ Đảm bảo tính khoa học tính khả thi trong các phương pháp tiếp cận thiết
kế phương án tiền lương tối thiểu.
3.2. Tiền lương tối thiểu vùng
- Mức lương tối thiểu vùng cao hơn mức lương tối thiểu chung được quy
định và đã tính đến sực khcs biệt về không gian của các yếu tố chi phối (ảnh
hưởng) để nhấn mạnh yếu tố đặc thù vùng mà khi xác định mức lương tối
thiểu chung chưa tính đến.
- Tiền lương tối thiểu vùng có 3 chức năng cơ bản.
+ Bảo đảm sức mua của mức lương tối thiểu tại các vùng với các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau.
+ Góp phần điều tiết cung - cầu lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động, điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng.
+ Hoàn thiện hệ thống trả công lao động, loại bỏ một số phụ cấp trong
tiền lương như phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút.
3.3. Tiền lương tối thiểu ngành.
Tiền lương tối thiểu theo ngành là mức tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo
khả năng tái sản xuất sức lao động giản đơn cho người lao động và gia đình
họ với yêu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một
ngành mà yếu tố này chưa thể hiện ở mức tiền lương tối thiểu chung.
Như vậy, tiền lương tối thiểu ngành là cơ sở để trả công lao động trong
từng ngành cụ thể , góp phần loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng giữa các
ngành.
8

Việc xác định mức lương tối thiểu theo ngành thường dựa vào các yếu tố
sau:
- Mức tiền lương tối thiểu chung.
- Điều kịên lao động và mức độ phức tạp công việc của ngành.
- Khả năng thoả thuận của người lao động trong từng ngành.
- Tầm quan trọng của ngành đó trong nền kinh tế quốc dân.
4. Tiền lương tối thiểu của một số khu vực và loại hình doanh nghiệp
4.1. Tiền lương tối thiểu đối với khu vực trong nước.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Được áp dụng mức lương tối thiểu (để
tính đơn giá trả lương ) 450.000 đồng đến 1.050.000 đồng/tháng;
- Đối với doanh nghiệp dân doanh, không được trả lương hơn 450.000
đồng/tháng và khống chế mức tối đa;
- Đối với khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang: mức lương
trong các bảng lương và các chế độ phụ cấp được tính theo mức lương tối
thiểu chung 450.000 đồng/tháng ( mức thấp nhất trên thị trường lao động).
Phần kinh phí tiết kiệm và thu sự sự nghiệp tăng them để bổ sung thu nhập là
không nhiều, nếu có thì ở mức phấn đấu tiền ăn trưa và trợ cấp khó khăn cho
cán bộ, công chức, viên chức…
Cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu nêu trên cho kết quá là người hưởng
lương thấp nhất 1.050.000 đồng/tháng trong DNNN bằng mức lương chuyên
viên bậc 1 (đại học hoặc tập sự) trong cơ quan hành chính; người hưởng
lương cao nhất ( Chủ tịch Hội đồng Quản trị), tính theo Nghị định số
207/2004/NĐ-CP được trả lương đến 26,775 triệu đồng/tháng ( bằng khoảng
6 lần mức lương Bộ trưởng). So sánh này là đối với DNNN làm ăn có hiệu
quả được áp dụng lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, trong
thực tế mức lương này được áp dụng phổ biến ở các Tổng Công ty nhà nước (
nếu tính lương thực hiện theo đơn giá, tiền ăn ca, tiền thưởng thì thu nhập còn
cao hơn nhiều). Kết quả so sánh này đã giải thích rõ vì sao hiện nay tiền
lương bình quân ở các Tổng Công ty, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ ( tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm) đạt từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng ( bằng nhiều lần so với

công chức cùng trình độ). Đây là mâu thuẫn lớn nhất về tương quan tiền
9
lương giữa cán bộ, công chức với người lao động trên thị trường, gây khó
khăn cho cải cách hành chính.
4.2. Đối với các doanh nghiệp FDI: được thực hiện mức lương tối thiểu
theo 3 vùng với các mức 710.000 đồng, 790.000 đồng và 870.000 đồng/tháng.
II. Các phương pháp xác định và định hướng thay đổi tiền lương tối
thiểu ở nước ta.
1. Các phương pháp xác định tiền lương tối thiểu.
1.1. Xác định từ mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người
lao động và gia đình họ ( gọi tắt là nhu cầu tối thiểu )
Phương pháp này được xác định trên cơ sở hệ thống nhu cầu tối thiểu của
người lao động và gia đình họ như chi cho ăn uống và các nhu cầu khác
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về ăn.
Ăn là một nhu cầu sinh học khách quan của con người và là một nhu cầu
thiết yếu đầu tiên của cuộc sống. Cơ sở để tính toán nhu cầu tối thiểu về ăn
xuất phát từ yêu cầu lượng calo tối thiểu để duy trì quá trình sinh học của con
người trong một ngày đêm.
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về mặc.
Mặc là một nhu cầu sinh học của con người vượt lên trên thế giới động
vật hạ đẳng, bởi vậy nó còn mang ý nghĩa xã hội. Xã hội ngày càng phát triển
và con người càng giảm sự lệ thuộc vào tự nhiên bao nhiêu thì nhu cầu tối
thiểu về mặc càng tăng lên bấy nhiêu.
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu nhà ở.
Việc xác định nhu cầu nhà ở tối thiểu căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Khả năng thực tại và phương pháp tăng qũy nhà ở ở nước ta.
+ Chính sách xã hội về nhà ở của Nhà nước ta.
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu trang thiết bị sinh hoạt.
Trong gia đình, để đảm bảo cuộc sống bao giờ cũng cần tới một
lượng nhất định các công cụ, đò dung cần thiết ở mỗi gia đình khác nhau của

xã hội, nhu cầu về số lượng chất lượng các dụng cụ, đồ dung phục vụ cho
sinh hoạt của gia đình cũng khác nhau ở nước ta kết quả điều tra về mức sống
10
của các tầng lớp cho thấy tuỳ theo mức trang bị trong hộ gia đình có thể phân
chia các hộ gia đình thành ba loại chủ yếu sau;
+ Loại hộ gia đình thứ nhất là hộ có trang thiết bị tối thiểu như
giường,chiếu, chăn, màn, bàn ghế thông thường.
+ Loại hộ gia đình thứ hai là hộ có trang thiết bị ở mức trung bình
tức là ngoài những trang thiết bị như loại hộ thứ nhất,còn có thêm đài, ti vi.
+ Loại hộ thứ ba là hộ có trang thiết bị ở mức khá trở lên, tức là
loại có trang thiết bị như loại hộ thứ hai nhưng chất lượng cao hơn và có thêm
đồ dùng khác như tivi màu video.
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu đi lại.
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu học tập.
Nhu cầu tối thiểu về học tập là sự bảo đảm cho người lao động và
con cái họ có điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, sự hiểu biết đáp
ứng được đòi hỏi tối thiểu về tri thức, về trình độ chuyên môn không bị lạc
hậu so với sự phát triển chung của xã hội. Bởi vậy việc xác định nhu cầu học
tập của một hộ gia đình bao hàm xác địn nhu cầu học tập của người lớn và
nhu cầu học tập của trẻ em.
Ở nước ta, qua khảo sát về trình độ đào tạo của người lao động cho
thấy: Đối với người lao động để thực hiện các công việc giản đơn nhất trong
xã hội chỉ cần có kiến thức phổ thông cơ sở và qua một lớp đào tạo nghề ngắn
hạn và trung hạn.
- Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu y tế (bảo vệ sức khoẻ).
Nhu cầu về y tế bảo vệ sức khoẻ là một nhu cầu thiết yếu. Nó
mang tính xã hội sâu sắc và thể hiện sự phồn vinh của xã hội vào một trình độ
phát triển kinh tế nhất định. Cơ sở để xác định nhu cầu này là sự đảm bảo tối
thiểu cho con người, người lao động chống lại sự tác động của thiên nhiên đối
với cơ thể, chữa khỏi bệnh tật thông thường nhất.

- Xác định tiêu chuẩn tôi thiểu về nhu cầu văn hoá.
Nhu cầu văn hoá nói chung của con người bao gồm các loại nhu
cầu sau:
+ Nhu cầu hưởng thụ và sang tạo các giá trị nghệ thuật.
11
+ Nhu cầu hưởng thụ và sang tạo các khuôn mẫu ý tưởng.
+ Nhu cầu tham gia các hoạt động vui chơi công cộng.
Từ các tiêu chuẩn đã xác định mức tiền lương tối thiểu tính toán
theo phương pháp căn cứ vào hệ thống nhu cầu của người lao động và gia
đình họ xác định theo công thức.
Lmin = A\0,55.0,64 x1,12 x K
Trong đó: Lmin là mức lương tối thiểu của người lao động
K : hệ số đặc trưng cho mức chi phí ngân sách của
gia đình thực hiện thông qua việc tham gia trực tiếp vào sản xuất và
sinh hoạt.
1.2. Xác định từ điều tra mức chi trả tiền lương đối với lao động giản
đơn ( chưa qua đào tạo nghề) trên thị trường lao động.
Phương pháp này được xác định trên cơ sở:
- Thống kê các mức lương thấp nhất Chính phủ quy định áp dụng cho
các đối tượng hưởng lương khác nhau.
- Tính bình quân các mức lương thấp nhất thực trả trên thị trường lao
động.
Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào mẫu vào các tiêu chí điều
tra tiền lương thực trả thấp nhất trên thị trường lao động ( hiện chưa có mẫu
điều tra chuẩn).
1.3. Xác định từ khả năng của nền kinh tế.
Phương pháp này xác định trên cơ sở các số liệu công bố của Tổng cục
Thống kê về quỹ tiêu dung cá nhân dân cư trong GDP, lao động làm việc
trong nền kinh tế, quy mô hộ gia đình, thời gian làm việc hưởng lương, năng
suất lao động xã hội và tương quan về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Kết

quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc xác định hệ số nuôi con, tỷ
trọng tiền lương trong tổng thu nhập, quan hệ giữa lương bình quân so với
lương thấp nhất ( về các hệ số điều chỉnh này còn có nhiều ý kiến khác nhau).
1.4. Xác định từ chỉ số tăng giá tiêu dung.
Kết quả của phương pháp này là tính đủ trượt giá tiêu dung vào lương tối
thiểu hiện áp dụng để giữ tiền lương thực tế bằng thời kỳ trước (chưa tính
12
tăng trưởng GDP và mức tăng năng suất lao động xã hội). Trước năm 2001,
bù đủ trượt giá vào lương là mục tiêu của chính sách tiền lương của nước ta,
nhưng từ năm 2001 mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh cao hơn
mức tăng giá tiêu dung do Tổng cục Thống kê công bố. Tuy nhiên, đến nay
mức lương tối thiểu chung ( 450000 đồng/ tháng), theo nhiều chuyên gia đánh
giá chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động, chưa thực hiện
được các chức năng của tiền lương tối thiểu. Vì vậy phương pháp này chỉ có ý
nghĩa thực tiễn khi tiền lương tối thiểu đã đảm bảo được mức sống tối thiểu
theo nhu cầu thiết yếu của người lao động.
Căn cứ vào kết quả của 4 phương pháp tiếp cận xác định mức lương tối
thiểu chung nêu trên chính phủ đã xác định. Khi mức lương tối thiểu chung
đạt mức bảo đảm được mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người
lao động thì phương pháp tiếp cận hteo nhu cầu thiết yếu làm trung tâm trên
cơ sở đó ấn định và điều chỉnh mức lương tối thiểu chung ( MLmin chung)
theo công thức:
MLmin chung = MSmin x k1x k2 xk3.
Trong đó:
- MSmin: Kết quả ( mức tiền) của phương pháp tiếp cận từ mức sống tối
thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động. MSmin cũng được điều
chỉnh trong từng kế hoạch 5 năm để tiếp cận với chuẩn nghèo trong khu vực
và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng giảm dần chi cho ăn
uống trong tổng chi tiêu cho đời sống.
- Hệ số k1: Hệ số điều chỉnh theo kết quả của phương pháp tiếp cận từ

điều tra tiền lương của lao động giản đơn trên thị trường lao động.
- Hệ số k2: Hệ số điều chỉnh theo kết quả của phương pháp tiếp cận từ
khả năng của nền kinh tế. Các phương án điều chỉnh ( các giá trị k2 khác nhau
) trong từng gia đoạn được xác định xoay quanh ( thấp hơn, bằng hoặc cao
hơn ) mức tăng trưởng GDP.
- Hệ số k3 : Hệ số điều chỉnh của phương pháp tiếp cận từ chỉ số giá tiêu
dung. Khi lạm phát (k3 > 1,0 ) thì phải tính đủ để không giảm tiền lương thực
13
tế, khi giảm lạm phát ( k3 < 1,0 ) thì xác định k3 = 1,0 ( coi như đã tăng lương
thực tế).
Xác định mức lương tối thiểu chung theo công thức nêu trên sẽ thực hiện
được chính sách tiền lương tối thiểu linh hoạt, có bảo đảm trong cơ chế thị
trường ( cơ sở của luật tiền lương tối thiểu ) và tạo thuận lợi để cải cách cơ
bản chính sách tiền lương. Phương pháp tích số này khắc phục được nhược
điểm của việc xác định miền tiền lương tối thiểu theo 4 phương pháp tiếp cận
đã thực hiện ở nước ta hiện nay.
2. Định hướng điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
2.1. Xác định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Do các yếu tố dung để xác định mức lương tối thiểu được xác định theo
số liệu thống kê hằng năm, vì vậy về nguyên tắc mức lương tối thiểu cũng
phải điều chỉnh hằng năm. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế gặp khó
khăn do tăng trưởng chậm, khủng hoảng, thiên tai,… thì mức lương tối thiểu
có thể được chỉnh theo giai đoạn trong nhiều năm, nhưng nguyên tắc cao nhất
là phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động của người lao động. Đồng thời để
duy trì trạng thái cân bằng của thị trường lao động thì tỷ lệ thất nghiệp là căn
cứ rất quan trọng để quyết định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu.
2.2. Thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu.
Trên cơ sở thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung
như đề cập ở trên, cần thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu theo
hướng:

- Đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp đảm bảo chi phí hoạt
động.
Tiến tới bãi bỏ cơ chế quy định hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu so
với mức lương tối thiểu chung như đang làm hiện nay, tiến tới áp dụng 01
mức lương tối thiểu chung giữa các doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp FDI ).
Việc áp dụng mức lương tối thiểu thực trả cao hơn mức lương tối thiểu chung
để doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự quyết định tuỳ thuộc vào kết quả hoạt
động và quyền tự chủ của đơn vị.
- Đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
14
+ Xem xét sửa đổi lại Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng quy định đóng,
hưởng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương thực trả thay cho việc tính theo
mức lương tối thiểu chung như đang làm hiện nay. Trên cơ sở đó, tiền lương
của các đối tượng này được điều chỉnh (tăng, giảm) theo mặt bằng tiền lương
thực trả trên thị trường và như vậy có lẽ không cần thiết phải quy định lương
tối thiểu đối với các đối tượng này.
+ Trường hợp chưa sửa Luật Bảo hiểm xã hội ( vẫn tính đóng, hưởng
trên cơ sở mức lương tối thiểu chung ) thì để đồng thuận trong xã hội (do
lương hưu tính theo % lương tại chức ) không nên áp dụng mức lương tối
thiểu chung mà thực hiện theo hướng quy định áp dụng chế độ phụ cấp đối
với cán bộ, công chức tại chức theo sự thay đổi của tiền lương trên thị trường
lao động ( mức phụ cấp được xác định bằng chênh lệch giữa mức lương thấp
nhất thực trả tính bình quân trên thị trường lao đống so với mức lương tối
thiểu chung từng thời kỳ ).
Thực hiện thống nhất 01 mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh
nghiệp và thực hiện trên cơ chế điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức
theo mặt bằng tiền lương thực trả trên thị trường lao động chính là cơ sở để
thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt (có lên, có xuống ) theo thị trường
lao động ; đồng thời cơ bản khắc phục được bất hợp lý giữa tiền lương của
cán bộ , công chức với tiền lương của khu vực doanh nghiệp, góp phần thúc

đẩy cải cách hành chính và chống tham nhũng. Theo định hướng này thì mức
lương tối thiểu chung hiện nay cần điều chỉnh tăng tương đối cao (hiện nay
mức lương tối thiểu chung 450000 đồng cho khu vực trong nước mới đạt
khoảng 63%, mức lương tối thiểu theo vùng thấp nhất 710000 đồng của khu
vực FDI, đó là chưa tính trượt giá và tăng trưởng kinh tế hằng năm ). Việc
tăng lương tối thiểu ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cơ
cấu chi ngân sách nhà nước, thất nghiệp, giá cả, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,
tương quan mức sống giữa các tầng lớp dân cư,…. Đây là thách thức lớn nhất
của cải cách cơ bản chính sách tiền lương ở nước ta và chỉ khi tiền lương tối
thiểu ( nền của chính sách tiền lương ) phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế
thị trường thì việc xây dựng các thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, cơ
15
chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương mới có
ý nghĩa đầy đủ trong thực tiễn.
III. Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với tiền lương tối thiểu ở nước
ta.
1. Những vấn đề đặt ra của tiền lương tối thiểu.
1.1. Tỷ lệ giữa tiền lương tối thiểu so với tiền lương trung bình và tiền
lương tối đa tăng dần trong thời kỳ trước Đổi mới, sau đó giảm dần qua
các cuộc Cải cách tiền lương sau Đổi mới. Tỷ lệ này không thay đổi qua
các lần điều chỉnh qua cách lần Cải cách.
Năm 1948 chế độ tiền lương 25 bậc của công chức lần đầu tiên được
thực hiện theo Sắc lệnh 188/SL ngày 29-55-1948 theo đó tỷ lệ tiền lương tối
thiểu so với tiền lương tối đa là 12,27%. Tỷ lệ này giai đoạn 1955-1959 là
16,27%: 1960-1984 là 14,22% và 1985-1992 là 28,57%. Việc tăng dần tỷ lệ
tiền lương tối thiểu so với tiền lương tối đa trong giai đoạn trước năm 1992
cho thấy tính bình quân trong trả lương giai đoạn này tăng dần, làm giảm tính
động lực của tiền lương.Cải cách tiền lương năm 1993 và 2004 đã khắc phục
nhược điểm này, tiền lương tối thiểu so với tiền lương tối đa là 10% và giai
đoạn từ cuối năm 2004 trở lại đây là 7.69%.

Điều đáng lưu ý là ở nước ta, giữa các cuộc Cải cách tiền lương, quan hệ
tiền lương tối thiểu so với tiền lương trung bình và tối đa không thay đổi.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là trong khoảng thời gian giữa các
cuộc Cải cách tiền lương các hệ số lương trong thang bảng lương của nước ta
không thay đổi, nên khi tiền lương tối thiểu được điều chỉnh, các mức lương
trong thang bảng lương sẽ được điều chỉnh theo cùng một tỷ lệ với tiền lương
tối thiểu.
1.2. Việc xác định tiền lương tối thiểu ở Việt Nam vẫn còn mang
nặng yếu tố ngân sách, dựa trên sự cân đối ngân sách.
Trên thực tế, phương pháp xác định tiền lương tối thiể của Việt Nam
không khác so với thế giới. Trong các Đề án cải cách tiền lương năm 1993 và
năm 2004, tiền lương tối thiểu chung được xác định từ bốn phương pháp:
16
- Tiếp cận từ mức sống tối thiểu theo nhu cầu của một người lao động
làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Tiếp cận từ điều tra tiền lương trên thị trường lao động của một lao
động không có chuyên môn- kỹ thuật, làm công việc giản đơn nhất trong điều
kiện lao động bình thường:
- Tiếp cận từ khả năng nền kinh tế (GDP) và quỹ tiêu dung cá nhân dân
cư:
- Tiếp cận từ trượt giá sinh hoạt.
Trong 4 phương pháp trên, phương pháp thứ hai là phương pháp chính,
các phương pháp còn lại chỉ mang tính bổ trợ để Chính phủ xem xét khi quyết
định tiên lương tối thiểu cho từng thời kỳ. Tuy nhiên, khi quyết định mức
lương tối thiểu chung, Chính phủ bao giờ cũng cân nhắc “bài toán nhân sách”.
Căn cứ vào tổng ngân sách Cos thể chi cho trả lương, số lượng người hưởng
lương từ ngân sách và hệ số lương trung bình dự kiến, Chính phủ quyết định
mức lương tối thiể.Kết quả là mức lương tối thiểu được ban hành thường thấp
hơn nhiều so với kết quả tính toán. Chẳn hạn, vào ngày 1-4-1993, mức lương
tối thiể được tính toán là 170.000 đồng/người/tháng, trong khi đó mức lương

tối thiể được ban hành chỉ là 120.000đồng. Điều tương tụ cũng xảy ra với cải
cách tiền lương năm 2004.
Nguyên nhân xâu xa của việc buộc phải cân nhắc “là do tổng thu ngân
sách của Việt Nam hạn chế, số đối tượng hưởng lương, trợ cấp,… Từ ngân
sách không ngừng tăng lên qua các năm.
1.3. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu được thực hiện khá thường
xuyên, xong mật đọ điều chỉnh khá thấp so với thông lệ chung của thế
giới.
Theo thông lệ chung, tiền lương tối thiểu được điều chỉnh mỗi năm một
lần theo chỉ số giá sinh hoạt, 3 năm một lần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu ở Việt Nam được điều chỉnh không theo thông
lệ đó. Cụ thể, tiền lương tối thiểu ở Việt Nam tử năm 1946 đến nay được điều
chỉnh 15 lần vào các năm 1948, 1950, 1952, 1954, 1959, 1960, 9/1985, ….
Tháng 1 năm 2001 và 1/2003 và 10/2005, trung bình cứ 4 năm điều chỉnh một
17
lần. Giai đoạn từ 1986 đến nay tiên lương tối thiểu được điều chỉnh 2,5 năm
một lần. Việc chậm điều chỉnh tiền lương tối thiểu dẫn đến việc giảm tiền
lương thực tế của đại bộ phận người lao động do chỉ số giá sinh hoạt không
ngừng tăng VD đầu năm 2007 chỉ số giá sinh hoạt tăng 8,3% mà tiền lương
của công nhân vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời gây lên sự mong đợi quá
mức của người dân lao động đối với vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
1.4. Tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu ở các lần điều chỉnh nhiều khi
thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát, qua đó làm giá trị thực tế của tiền lương
tối thiểu không ngừng giảm.
Chẳng hạn, trong đợt điều chỉnh lương tối thiểu tháng 1/1997 khi giá
sinh hoạt tăng 33% so với tháng 12/1993 nhà nước điều chỉnh tiền lương tối
thiểu tăng 20%. Tương tự tháng 1/2000 khi giá sinh hoạt tăng trên 50% so với
năm 1993 nhà nước điều chỉnh nâng tiền lương tối thiểu lên 25%. Việc điều
chỉnh tiền lương tối thiểu với mức độ điều chỉnh thấp hơn số giá sẽ dẫn đến
tình trạng các đối tượng thu nhập chỉ từ lương cơ bản có mức sống giảm dần

qua đó giảm động lực lao động.
1.5. Năm là, việc xác định va điều chỉnh lương tối thiểu ở Việt Nam
chưa thực sự trên cở chế ba bên.
Rõ rang, để tiền lương tối thiểu được chủ và thợ chập nhận, tiền lương
tối thiể phải được xác định dựa trên kết quả thoả thuận ba bên, trong đó chính
phủ đóng vai trò quyết định. Song vấn đè đó ít đạt được ở Việt Nam. Gần đây,
trong lần quyết định điều chỉnh tiền lương tối thiểu với khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài, Chính phủ sử dụng cơ chế tham khảo ý kiến của chủ và giới thợ.
1.6. Vận còn có sư “ phân biệt đói xử” trong việc quy định tiền lương
tối thiểu giữa các khu vực kinh tế khác nhau.
Hiện nay ở Việt Nam có quy định riêng về tiền lương tối thiểu đối với
khu vực nhà nước, với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh Ngiệp và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó sẽ tạo ra một “sân chơi”
không công bằng cho các loại hình doanh nghiệp, điều mà các nước thành
viên WTO không khuyến khích.
18
1.7 . Gánh nặng xã hội của tiền lương tiối thiểu vẫn còn rất lớn,
gây khó khăn trong việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Mặc dù thông tư số 05/2004/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành ngày 3/12/2004 đã quy định về chế độ
tợ cấp một lần đối với than nhân người cố công với cách mạng chết trước
ngày 1/1/1995, qua đó giảm bớt được gánh nặng của tiền lương tối thiểu, song
vẫn còn một số chế độ trợ cấp gắn liền với tiền lương tối thiểu như: tiền tuất
hang tháng, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp ốm
đau thai sản…. Bộ lật bảo hiểm xã hội mới ra đời uy định bảo hiểm xã hội ,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, (gọi chung là BHXH) đều được tính dựa
trên lương cơ bản.Song do Lương cơ bản = Hệ số lương x Tiền lương tối
thiểu + Phụ cấp( nếu có), cho nên việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu cũng sẽ
dẫn đến việc điều chỉnh mức đóng BHXH. Tương tự như vậy, đièu chỉnh tiền
lương tối thiểu cũng sẽ dẫn đến điều chỉnh các khoản chi lương hưu, trợ cấp

với số lượng đối tượng được hưởng hang triệu người vv…Cố nghĩa lá, với hệ
thống lương hiện nay, điều chỉnh tiền lương tối thiểu đồng nghĩa với việc điều
chỉnh cả hệ thống lương, trợ cấp, trong khi gánh nặng đó nhiều khi ngân sách
không đáp ứng được.
1.8. Mức độ bao phủ của tiền lương tối thiểu còn thấp, dẫn đến việc
xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu mới tạo được “lưới an toàn”
cho một bộ phận nhỏ người lao động trong xã hội.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/7/2004 trong cả
nước chỉ có 8,5 triệu lao động làm công ăn lương trên tổng số 44,3 triệu lao
động, có nghĩa là tiền lương tối thiểu chỉ bao phủ được 19,2% tổng số lao
động. Số còn lại làm việc trong các cơ sở kinh doanh dưới 10 lao động, khu
vực kinh tế không chính thức, nông nghiệp….Không chịu tác động của tiền
lương tối thiểu. Đáng lưu ý phần lớn họ là những người lao động yếu thế, lại
làm việc trong bối cảnh sức ép việc làm lớn.
1.9. Tiền lương tối thiểu hiện đang áp dụng ở các doanh nghiệp, các
khu vực và ngành kinh tế phần lớn vẫn là tiền lương tối thiểu, các ngành
19
khu vực kinh tê, rất ít tường hợp xác định tiền lương tối thiểu theo thoả
thuận hai bên nhằm đạt được mức lương tối thiểu cao hơn.
Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Sau khi nhà nước ban hành
mức lương tối thiểu, các ngành, khu vực kinh tế,doanh nghiệp có thể tự xác
định mức lương tối thiểu cho mình thông qua thương lượng giữa đại diện
giới chủ và giới thợ. Tuy nhiên, ở nước ta, mặc dù pháp luật lao động cho
phép các doanh nghiệp được tự xác định mức lương tối thiểu cao hơn so với
mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, song điều này mới được thực hiện
ở các doanh nghiệp nhà nước, nơi có quan hệ lao động chưa rõ nét. Theo quy
định hiện hành, tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp ở các doanh nghiệp nhà
nước có thể dao động từ 350.000 đồng đến 1.050.000đồng. Thực tế đã có
nhiều doanh nghiệp nhà nước quy định mức lương tối thiểu cao hơn 350.000
đồng. Điều này cũng phù hợp với nhận định của các chuyên gia Bộ Lao động

– Thương binh và Xã hội về việc “sao chép luật” khi xây dựng các thoả ước
lao động tập thể ở phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam.
2.Giải pháp.
2.1. Cần sớm xây dựng và ban hành Luật Tiền lương tối thiểu.
Các nội dung cần được đề cập đến trong Luật Tiền lương tối thiểu là
nguyên tắc áp dụng tiền lương tối thiểu;căn cứ và cơ chế xác định tiền lương
tối thiểu; cơ sở điều chỉnh và thời gian điều chỉnh tiền lương tối thiểu; các loại
tiền lương tối thiểu khác và cơ chế xác định chúng( tiền lương tối thiểu
ngành, vùng, doanh nghiệp); đối tượng áp dụng và không áp dụng tiền lương
tối thiểu; thanh tra kiểm tra đối với vấn đề tiền lương tối thiểu.
Cũng cần lưu ý là, Luật Tiền lương tối thiểu chỉ quy định các vấn đề
chung và nguyên tắc chung, việc quy định các mức tiền lương tối thiểu cụ thể
được xác định bởi cơ chế ba bên.
2.2. Cần xác lập cơ chế ba bên trong việc xác định tiền lương tối thiểu.
Có ba phương án về cách xác định tiền lương tối thiểu.
- Phương án 1: Chính phủ giao cho các bên nghiên cứu và trường đại học
xây dựng phương án tiền lương tối thiểu dựa trên căn cứ;
20
+ Nhu cầu của người lao động có liên quan đến mức sống sàn, gồm các
thông tin:
Các mức lương chung (xác định điều tra doanh nghiệp, lực lượng lao động)
Chi phí sinh hoạt (xác định qua điều tra đói nghèo, chỉ số giá tiêu dung,
chỉ số giá thu nhập thấp LIPI).
An sinh xã hội, bảo trợ xã hội (xác định qua việc thanh toán các khoản
trợ cấp cho đối tượng).
+ Khả năng thanh toán tiền lương của doanh nghiệp gồm các thông tin:
Hiện trạng phát triển của nền kinh tế (cấp quốc gia hoặc cấp ngành). Hiện
trạng của doanh nghiệp (sản lượng , mức tăng, lợi nhuận, chỗ làm việc mới).
Sau khi các cơ quan nói trên xây dựng và bảo vệ các phương án tiền
lương tối thiểu, Chính phủ sẽ chuyển các phương án này cho Tổ chức đại diện

cho giới chủ (ở Việt Nam hiện nay là Phòng Thương mại Công nghiệp Việt
Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) . Chính phủ sẽ lấy ý kiến của các
bên, tổng hợp và đưa ra cuộc họp ba bên nhằm quyết định mức lương tối
thiểu.
- Phương án 2: Quy định mỗi bên tự xây dựng và luận giải về phương án
tính lương tối thiểu dựa trên các căn cứ được nói ở phương án 1. Đại diện các
bên sẽ cùng nhau thương lượng đàm phán xác định mức lương tối thiểu.
- Phương án 3: Thành lập Hội đồng lương quốc gia, hội đồng này gồm
các đại diện của ba bên, mỗi bên có số lượng thành viên tham gia như nhau để
đảm bảo tính bình đẳng. Hội đồng này sẽ có trách nhiệm nghiên cứu , xác
định các phương án tiền lương tối thiểu. Chính phủ quyết định phương án tìên
lương tối thiểu cuối cùng sau khi xem xét các phương án mà Hội đồng đệ trình.
2.3. Cần thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu hằng năm theo chỉ
số giá sinh hoạt và 3 năm 1 lần dựa trên sự tăng trưởng GDP bình quân
đầu người.
Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu nên được thực hiện bởi cơ chế ba
bên bởi Hội đồng lương quốc gia (như phương án 3 đã nêu), hoặc thông qua
các thoả thuận 3 bên mà Chính phủ là bên quyết định cuối cùng. Các căn cứ
để điều chỉnh được dựa trên số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp.
21
2.4.Quy định cùng một mức tiền lương tối thiểu sàn thống nhất cho
tất cả các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích xác định các mức tiền
lương tối thiểu theo ngành, theo vùng và của từng doanh nghiệp dựa trên
các thoả thuận theo cơ chế hai bên hoặc ba bên.
Để quy định mức tiền lương tối thiểu thống nhất cho tất cả các loại hình
doanh nghiệp, cần thực hiện dần từng bước theo nguyên tắc tiền lương tối
thiểu của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều được điều chỉnh tăng nên tốc
độ tăng tiền lương tăng tiền lương tối thiểu của khu vực dân doanh và khu
vực nhà nước cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Sau một số năm các
mức tiền lương tối thiểu này sẽ bằng nhau. Do sự chênh lệch giữa các mức

tiền lương tối thiểu hiện nay giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các
khu vực còn lại quá lớn, thời điểm thích hợp để mức lương này bằng nhau là
vào năm 2010.
Căn cứ vào mức sống, giá sinh hoạt và nhiều yếu tố khác, có thể quy
định tiền lương tối thiểu theo vùng: vùng đô thị và vùng nông thôn.
Ngoài ra, nên quy định vấn đề xác định tiền lương tối thiểu theo thoả
thuận. Ở các ngành, các cuộc thương lượng hai bên có thể được tiến hành
hang năm để thoả thuận các vấn đề về quyền lợi ích của các bên, trong đó có
việc xác định mức tiền lương tối thiểu cao hơn so với mức tiền lương tối thiểu
chung. Tương tự, ở cấp khu vực ( tình, thành phố, vùng kinh tế…), có thể
thực hiện các cuộc thương lượng ba bên ( giữa chính quyền địa phương - đại
diện giới chủ- giới thợ ) để xác định tiền lương tối thiểu của khu vực cao hơn
tiền lương tối thiểu chung. Còn ở các doanh nghiệp, trong các thương lượng
tập thể có thể đạt được mức tiền lương tối thiểu cao hơn so với tiền lương tối
thiểu ngành, khu vực. Riêng với khu vực nhà nước, Nhà nước có thể quy định
tiền lương tối thiểu cho những người hưởng lương từ ngân sách sao cho mức
tiền lương tối thiểu này không thấp hơn tiền lương tối thiểu chung. Những căn
cứ chính để xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong các thoả thuận trên
là tốc độ tăng năng suất lao động, chỉ số giá, tốc độ tăng lợi nhuận, khả năng
tài chính….
22
2.5. Cần xây dựng và thực hiện các giải pháp để từng bước thoát ra
khỏi “ bài toán ngân sách” khi xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Do gánh nặng ngân sách của tiền lương quá lớn nên khi xác định và
điểu chỉnh tiền lương tối thiểu chính phủ buộc phải xem xét đến vấn đề ngân
sách. Các giải pháp nên được xem xét áp dụng là.
- Giải pháp 1: Giảm số lượng đối tượng hưởng lượng và trợ cấp từ ngân
sách.
Muốn đạt được điểu này cần xem xét các biện pháp sau.
+ Chuyển chế độ hưởng lương ngân sách cho ( tổng giám đốc, phó giám

đốc, kế toán trưởng và một số thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát
của các doanh nghiệp nhà nước) sang chế độ hưởng lương từ doanh
nghiệp làm việc theo hợp đồng.
+ Thực hiện tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính Nhà nước
thông qua việc rà soát, xây dựng lại chức danh công việc và số lượng
người cần thiết trong từng chức danh. Chính phủ nên ban hành nghị định
cụ thể biên chế cho các chức danh và cơ quan ở cấp quản lý hành chính
trong nước và biện pháp giải quyết lao động dôi dư sắp xếp lại bộ máy.
+ Thực hiện chuyển các đợn vị sự nghiệp có thu sang chế độ tự trả lương
không hưởng lương từ ngân sách. Chỉ quy định một số trường hợp và bệnh
viện công lập chính, có ảnh huởng quan trọng đến chính sách xã hội của
quốc gia được hưởng lương ngân sách.
- Giải pháp 2: Tăng thu ngân sách, tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách.
2.6. Cần từng bước giảm nhẹ gánh nặng xã hội của tiền lương tối
thiểu, song vẫn phải đảm bảo trong cơ cấu của tiền lương tối thiểu có
phần bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
Trên thực tế, có nhiều người được hưởng mức lương đúng bằng tiền lương
tối thiểu, đó là những lao động giản đơn, làm việc trong điều kiện và môi
trường lao động bình thường, do vậy cần có phần bảo hiểm tuổi già và nuôi
con đối với họ. Đây chính là chức năng xã hội thiết yếu của tiền lương tối
thiểu.
23
Vấn đề chinh là làm thế nào để giảm gánh nặng mà tiền lương tối thiểu hiện
đang phải gánh? Có một số giải pháp sau:
- Nên quy định lại việc đóng BHXH trong đó xác định mức đóng khởi
điểm đối với từng bậc, trình độ khi bắt đầu đóng BHXH, tỷ lệ tăng mức
đóng qua từng đóng bảo hiểm nên là 2 đến 3 năm.
- Về các khoản trợ cấp tính theo lương tối thiểu nên quy định các mức
khởi điểm, đó là hang năm điều chỉnh theo chỉ số giá.
2.7. Cần tăng cường mức độ bao phủ của tiền lương tối thiểu.

Để tăng mức độ bao phủ của tiền lương tối thiểu trước hết cần có sự điểu
chỉnh trong luật lao động, trong đó không chỉ những doanh nghiệp có từ
10 lao động trở lên mới phải tuân thủ các quy định về tiền lương tối thiểu.
Thứ hai, cần phải đề cập đến là phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế
tăng cường đào tạo nghề, chú trọng đặc biệt đến việc tao môi trường, điều
kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế phi chính quy phát triển và đào tạo nghề
cho lao động khu vực kinh tế chính quy. Việc phát triển kinh tế cùng với
việc phát triển của khu vực kinh tế phi chính quy và nâng cao trình độ cho
lao động thuộc khu vực này sẽ tạo thuận lợi cho việc tích tụ vốn, mở rộng
sản xuất kinh doanh, chuyển lao động khu vực phi chính quy sang chính
quy, qua đó mở rộng độ bao phủ của tiền lương tối thiểu.
2.8. Cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, hoàn thiện các chế
tài sự lý vi phạm, đảm bảo việc thực hiện nghiêm tiền lương tối thiểu.
- Xây dựng chế tài mạnh đối với các trường hợp vi phạm mạnh, trả
lương sai quy định về tiền lương tối thiểu. Các mức phạt cần xây dựn theo
hướng mức phạt của lần vi phạm sau cao hơn nhiều lần so với nhiều lần vi
phạm trứơc.
- Xây dựng hệ thống nhận đơn thư khiếu nại các vi phạm pháp luật lao
động, trong đó có quy định về tiền lương tối thiểu các địa phương, quy định
giữ bí mật tối đa về danh tính người khiếu nại. Trường hợp cá nhân nào tiết lộ
thông tin về người khiếu nại. gây tổn hại cho người khiếu nại sẽ nhận mức
phạt thích đáng.
- Tăng cường thực hiện thanh tra kiểm tra đột suất đối với các khiếu nại.
24
2.9. Cần tiếp tục giảm tỷ lệ tiền lương tối thiểu so với tiền lương
trung bình và tiền lương tối đa để tăng tính động lực cho lao động.
Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần thực hiện khâu đột phá trong
khu vực Nhà nước. Cải cách tiền lương năm 2004, Việt Nam đã thực hiện một
khâu đột phá trong việc nới rộng độ giãn cách giữa các bậc lương, nâng tỷ lệ
tiền lương tối thiểu- tiền lương trung bình- tiền lương tối đa từ 1-1,9-10 lên

thành 1-2.34-13. Bằng các giải pháp giảm đối tượng hưởng lương và tiết kiệm
các khoản chi từ ngân sách, tăng thu ngân sách như đã đề cập, có thể tiếp tục
thực hiện việc giảm tỷ lệ tiền lương tối thiểu so với tiền lương trung bình, tiền
lương tối đa.
Do khu vực Nhà nước ở Việt Nam vẫn là khu vực kinh tế chủ đạo, sử
dụng nhiều lao động nên việc điểu chỉnh trong khu vực Nhà nước có tác động
chi phối đến các khu vực kinh tế khác. Vì vậy khi điều chỉnh tiền lương trong
khu vực Nhà nước theo hướng trên tỷ lệ tiền lương tối thiểu so với tiền lương
trung bình và tiền lương tối đa có xu hướng giảm. Bằng cách đó, động lực học
tập nâng cao trình độ, động lực lao động của người lao động sẽ tăng lên qua
đó thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Vấn để khuyến khích tạo hành lang pháp lý hợp lý hơn với cơ chế hai
bên bà ba bên cũng sẽ khuyến khích việc thương lượng giữa các bên trên thị
trường lao động nhằm đạt được các mức lương cao hơn, qua đó giảm tỷ lệ
tiền lương tối thiểu so với tiền lương trung bình và tiền lương tối đa, tuy nhiên
để thực hiện được mục tiêu này cần thực hiện các biện pháp thích hợp để các
tổ chức đại diện cho người lao động, đặc biệt là cấp công đoàn cơ sở có được
những hiểu biết sâu về pháp luật lao động và kỹ năng đàm phán. Đồng thời
cũng nên khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn, hộ trở vấn đề đàm phán
cho các bên.
25

×