Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Thiết kế môn học phân tích hoạt đông kinh tế công ty địa ốc Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 95 trang )

TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Lê Quang Phúc, người đã
cung cấp những kiến thức đầy thiết thực về môn học và đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành bài thiết kế môn học này.
Qua bài thiết kế môn học, em đã có cơ hội để kiểm nghiệm lại những kiến thức mình
đã được học và tích lũy thêm được rất nhiều điều thiết thực, bổ ích để chuẩn bị cho kỳ
thực tập sắp tới cũng như trong quá trình làm việc về sau.
Để hoàn thành bài thiết kế này em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô
giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp. Tuy vậy với kiến thức thực tế còn
hạn chế, mặc dù em đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong
nhận được những góp ý của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện mình hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc thầy sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2013
Sinh viên
PHẠM THANH HƯƠNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 1
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC











Chữ ký của giáo viên
MỤC LỤC
CH ƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty HBC
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG &
KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH.
Tên giao dịch tiếng Anh: Hoa Binh Construction &
Real Estate Corporation.
Tên viết tắt: HBC
Trụ sở chính : 235 đường Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận
3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 2
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Điện thoại: (84-8) 39325030
Fax: (84-8) 39325221
Văn phòng 2: 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện: Tầng 10 Toà nhà ACB - 218 Bạch Đằng - P.Phước Ninh - Q.Hải
Châu - Tp.Đà Nẵng
Email:
Website: www.hoabinhcorporation.com
Vốn điều lệ: 413.061.340.000 đồng (bốn trăm mười ba tỷ không trăm sáu mươi mốt triệu
ba trăm bốn mươi nghìn đồng).
Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng (sáu tỷ đồng).
Mã cổ phiếu: HBC
KL CP đang niêm yết: 41.306.134 CP
KL CP đang lưu hành: 37.333.644 CP
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (gọi tắt là Hòa Bình) thành
lập vào ngày 23/9/1987. Tiền thân là Văn phòng Hòa Bình, bắt đầu hoạt động với việc
thiết kế và thi công một số công trình nhà ở tư nhân.
- Ra đời trong thời kỳ đất nước đổi mới bên cạnh yếu tố thuận lợi khách quan, Hòa Bình đã
không ngừng nỗ lực vượt khó, vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Đến nay, Hòa
Bình đã trở thành công ty xây dựng trong nước và có uy tín cao với các nhà thầu quốc tế
với slogan ấn tượng “ Hòa Bình chinh phục đỉnh cao”.
- Từ số lượng CBCNV ban đầu chỉ có vài chục người, đến nay, Hòa Bình đã có một đội
ngũ cán bộ quản lý bản lĩnh vững vàng, quyết đoán năng động cùng với tập thể CBCNV
hơn 6000 người có trình độ chuyên môn, sáng tạo nhiều tâm huyết gắn bó với công ty.
- Năm 2006, Hòa Bình là nhà thầu đầu tiên niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán
TP.HCM.
- Ngoài ra là công ty xây dựng duy nhất ở phía Nam được chính phủ cho tham gia
“CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA” và được vinh danh nhiều giải thưởng
cao quý trong nước cũng như quốc tế.
- Đến nay, Hòa Bình vinh dự vì đã đóng góp công sức hoàn thành hơn 80 công trình xây
dựng nhà cao tầng và hiện đang triển khai 46 công trình trên cả nước.
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính
Lãnh vực hoạt động chính của Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa
Bình: thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với tỷ trọng doanh thu đóng
góp trên 80%. Mấy năm gần đây có sự dịch chuyển trong cơ cấu lợi nhuận khi mảng Sản
xuất, thi công và kinh doanh thành phẩm mộc, Trang trí nội thất và Hoạt động tài chính
đóng góp tỷ trọng khá cao. Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên cả nước
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 3
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
tuy nhiên vẫn còn tập trung chủ yếu tại khu vực TP.Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận.
Các lĩnh vực đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh của HBC như sau:
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị (không hoạt động tại trụ sở).

- Sửa chữa thiết bị điện (không hoạt động tại trụ sở).
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (không hoạt động tại trụ sở).
- Xây dựng công trình công ích.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
- Hoàn thiện công trình xây dựng.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (không hoạt động tại trụ sở).
- Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, công trình giao thông, hệ thống cấp
thoát nước. San lấp mặt bằng. Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình). Sản xuất
vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất. Dịch vụ sửa chữa nhà. Trang trí nội thất.
- Trồng rừng cao su, xà cừ, tràm và bạch đàn. Sơ chế gỗ (không hoạt động tại
TP.HCM). Kinh doanh khu du lịch, khách sạn (không hoạt động tại trụ sở). Thiết
kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp. Kinh doanh bất động sản.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức
Căn cứ những quy định của pháp luật cụ thể là (1) Luật Doanh nghiệp đã được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và (2) Điều
lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua, Công ty cổ
phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình có cơ cấu tổ chức như sau:
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 4
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 5
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề thuộc
nhiệm vụ và quyền hạn theo pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của HBC:
- Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty
- Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi
nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát
triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của công ty
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc
- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của công ty
- Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông
- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát về việc chấp hành chế
độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ HBC.
Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công
ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của
công ty HBC, cụ thể:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, kể cả cán
bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng Giám đốc.
Bên cạnh, Tổng Giám đốc là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch
định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là Phó Tổng Giám đốc, Kế
toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ.
Phó Tổng Giám đốc hành chính quản trị:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh doanh
của Công ty, giúp Tổng Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra các
biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động.
- Quản lý và giám sát các Phòng ban, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các công

trường. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện
đào tạo.
- Định kỳ thông báo cho Tổng Giám đốc biết về tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác tổ chức hành chính như công tác
quản trị hành chánh, văn thư, lưu trữ bảo mật tài liệu cơ quan, xây dựng các chính
sách tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động, thi đua khen thưởng, nâng hạ lương.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 6
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả, tạo lập các mối quan hệ mật thiết trong
Công ty. Phối hợp với các Phòng ban, công trường để đem lại kết quả tốt nhất cho
Công ty. Chuẩn bị nội dung và điều khiển cuộc họp các Cấp Trưởng hàng tuần.
Phó Tổng giám đốc kỹ thuật-công nghệ:
- Thu thập thông tin về kỹ thuật công nghệ và tổ chức bộ phận nghiên cứu và phát
triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới cho Tổng Công ty
và cả các Công ty con trực thuộc.
- Tư vấn và xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật,
các phát sinh trong quá trình thi công của ban chỉ huy công trình.
- Tư vấn, xét duyệt biện pháp thi công ở công trường (kế hoạch, tiến độ, biện pháp
kỹ thuật, giá thành xây dựng).
- Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ và chất lượng thi công nhằm đảm bảo cho
công trình đạt chất lượng cao nhất, thỏa mãn cao nhất các yêu cầu của khách hàng,
phù hợp với các yêu cầu chung của hợp đồng cùng các thỏa thuận khác phát sinh
trong quá trình thi công, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
- Báo cáo tình hình các hoạt động về kỹ thuật toàn Công ty cho BGĐ và Hội Đồng
Quản Trị (định kỳ hoặc đột xuất).
Phòng Vật tư:
- Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất
lượng yêu cầu của công trường, kể cả việc cung ứng vật tư mẫu để khách hàng
chọn và phê duyệt.
- Theo dõi việc tạm ứng, thanh quyết toán của công trình và kiểm soát chi phí

trong quá trình thi công của các hợp đồng.
- Kiểm soát việc sử dụng vật tư trong quá trình thi công.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thương lượng và
ký kết Hợp đồng.
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng với khách hàng.
Phòng Tài chính – Phòng Kế toán: có chức năng đề xuất với Ban Tổng Giám đốc về công
tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê trong Công ty; đồng thời tiến hành lập, lưu trữ,
kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Kế toán
theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và HĐQT thực hiện chức năng quản lý tài
chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán, tổ chức phổ biến và
hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các qui định về tài chính – kế
toán của Nhà nước và cấp trên. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các cơ
quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo qui định của pháp
luật.
- Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài
chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ
phận, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và
cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty.
- Tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ, tăng
nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 7
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
động kinh doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo
mật các số liệu.
- Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của Phòng và liên đới chịu trách
nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính – kế toán tại Công ty.
Phòng Kế hoạch – Phòng Kỹ thuật: có chức năng tham gia tham mưu cho Ban lãnh đạo
Công ty trong việc hoạch định các hoạch kinh doanh, đầu tư, và thực hiện các dự án hạ
tầng, cụ thể:

- Thực hiện phân tích và đề xuất tính khả thi của các dự án, tham gia các hoạt
động quản lý kinh doanh của các dự án do Công ty đầu tư.
- Tổ chức thực hiện, giám sát kỹ thuật trong quá trình triển khai các dự án, các
chương trình, hoạt động kinh doanh theo kế hoạch Công ty đúng các quy định về
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước hiện hành.
- Xem xét các yêu cầu của khách hàng về thiết lập hồ sơ dự thầu, xem xét các
điều kiện ký kết hợp đồng và thực hiện việc lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của
khách hàng.
- Phối hợp với Chỉ huy trưởng công trình để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có
liên quan đến hợp đồng trong quá trình thi công. Tìm hiểu và phổ biến thông tin về
vật liệu mới, kỹ thuật và công nghệ mới cho các Chỉ huy trưởng công trình, bộ
phận vật tư, các bộ phận liên quan khác.
- Quản lý và giám sát trực tiếp mọi hoạt động và chịu trách nhiệm chung về hiệu
suất công việc của phòng. Chủ trì các cuộc họp định kỳ để tổng kết và điều chỉnh
các hoạt động của phòng.
Phòng Hành chính – Phòng Nhân sự: là một bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức
năng đề xuất, giúp việc cho Ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra các
công tác quản lý nhân sự; bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động, an ninh trật tự và
phòng cháy chữa cháy, quản trị hành chính – văn phòng.
- Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty. Xây dựng nội
quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong Công ty.
- Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng,
bồi dưỡng độc hại, lập kế hoạch nâng lương, tiền thưởng cho Công ty.
- Nghiên cứu nhu cầu công tác và khả năng cán bộ để có kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ.
- Lập kế hoạch duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa định kỳ cũng như
dự trù kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa và mua sắm các loại
phương tiện, thiết bị dụng cụ và tài sản cố định thuộc khối văn phòng, quản lý và
điều hành xe ôtô.
- Quản lý nhân sự như lập hồ sơ theo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế

tuyển dụng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, chế độ phép, thôi việc, kỷ luật…hồ
sơ lý lịch và giấy tờ văn thư. Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, tổ chức hội nghị,
liên hoan, …
- Hỗ trợ đại diện lãnh đạo trong việc kiểm soát, duy tu và cải tiến hệ thống chất
lượng.
Các ban Chỉ huy công trình
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 8
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Thay mặt Ban Giám đốc quản lý và giám sát trực tiếp các công trình được giao và
chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Giám đốc về mọi mặt của công trình.
- Chuẩn bị kế hoạch thi công cho các công trình được giao, gồm cả việc quyết định
cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường.
- Quản lý, điều phối và kiểm tra các hoạt động hằng ngày tại công trường.
- Theo dõi tiến triển của công trình và xác nhận khối lượng các hạng mục thi công
theo định kỳ, báo cáo cho Ban lãnh đạo. Thực hiện các hành động khắc phục,
phòng ngừa và cải tiến khi cần thiết.
- Thay mặt Ban lãnh đạo trao đổi thông tin với khách hàng, kể cả xử lý các ý kiến
phàn nàn hay tranh chấp của khách hàng.
1.1.5 Nhân lực
Nhân tố con người là quyết định, vì thế ngay từ những ngày đầu hình thành, HBC đã
quan tâm đến chiến lược nhân sự, chú trọng xây dựng một đội ngũ quản trị giàu kinh
nghiệm, được đào tạo bài bản, gắn bó và đoàn kết. Hòa Bình có một đội ngũ kỹ sư, công
nhân lành nghề, chuyên nghiệp. Có đủ nhân lực đáp ứng mạng lưới rộng của công ty
Trình độ Nữ Nam Tổng Tỷ lệ
Sau đại học 3 9 12 0.19%
Đại học/Cao
đẳng
126 654 780 12.08%
Trung Cấp/Thợ
3/7

42 245 287 4.44%
Lao động khác 1050 4329 5379 83.29%
Tổng 1221 5237 6458 100%
Bảng thống kê nguồn lực từ năm 2008 -2011
Chỉ tiêu Tổng số LĐ ( người)
Lượng tăng tuyệt đối (
người)
Tốc độ phát triển
(%)
2008 5840 - -
2009 6192 352 106.03
2010 6458 266 104.30
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 9
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
2011 12478 6020 193.22
Từ số lượng CBCNV ban đầu chỉ có vài chục người, đến nay, Hòa Bình đã có một đội
ngũ cán bộ quản lý bản lĩnh vững vàng, quyết đoán và năng động cùng một tập thể
CBCNV hơn 12478 người có trình độ chuyên môn, sáng tạo, nhiều tâm huyết gắn bó với
công ty. Với nguồn lực dồi dào này thì các đối thủ rất khó để bắt chước vì nhân lực không
phải ngày một ngày hai để có được.Với đà phát triển như hiện nay thì nguồn nhân lực của
công ty có thể duy trì theo sự phát triển chung của xã hội.Và nguồn nhân lực này so với
các đối thủ cạnh trên thật sự có sự vượt trội và khó bị lấn áp trên thị trường.
1.1.6 Máy móc thiết bị và công nghệ thi công
Hòa Bình hiện đang quản lý một danh mục tài sản máy móc thiết bị hùng hậu đáp ứng
hầu hết nhu cầu thi công đa dạng trên các công trường xây dựng từ Bắc đến Nam. Tổng
giá trị máy móc thiết bị Hòa Bình hiện đang sở hữu trên 400 tỷ đồng bao gồm hàng chục
cẩu tháp, vận thăng, máy đào, máy bơm, máy phát điện… cùng hàng trăm tấn các hệ
coffa đa dạng, khung giàn giáo, sắt hộp,…
Để phát huy năng lực máy móc thiết bị, năm 2010, Hòa Bình đã thành lập công ty Máy
Xây dựng MATEC để quản lý và điều động máy móc thiết bị hiệu quả cho hàng chục

công trình của Hòa Bình. Về lâu dài, MATEC cũng sẽ là đơn vị làm công tác thuê và cho
thuê máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ xây dựng cho các đơn vị khác trong ngành.
1.1.7 Năng lực tài chính
Vốn điều lệ:

1/1/2012 30/06/2012
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
2,259,620,536,7
16
2,493,592,545,438
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
762,380,671,57
0
750,679,162,397
CHỈ TIÊU
Ngày 01/01/2012 Ngày 30/6/2012
SỐ TIỀN SỐ TIỀN
Nợ phải trả 2,152,265,113,702 2,609,861,149,928
Vốn chủ sở hữu 716,368,370,879 634,410,557,907
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
2,868,633,484,581 3,244,271,707,835
Hòa Bình đã được BIDV chi nhánh TPHCM đánh giá cao và xếp loại DOANH NGHIỆP
A (Doanh nghiệp không có nợ xấu dễ dàng cho huy động vốn).
1.1.8 Kinh nghiệm thi công
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 10
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Từ 1987 đến nay, Hòa Bình đã tham gia nhiều loại công trình có quy mô lớn nhỏ khác
nhau với yêu cầu kỹ mỹ thuật cao về chất lượng kỹ thuật cũng như tiến độ thi công. Với
kim chỉ nam “xem nhẹ chất lượng công trình là bán rẻ uy tín của công ty và bất lợi cho sự

phát triển lâu dài về sau”, Hòa Bình đã luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tối ưu trong
thiết kế biện pháp thi công, bảo đảm tiến độ và hiệu quả kinh tế nhất. Hòa Bình đã luôn
gia tăng giá trị công trình bằng cách ứng dụng những công nghệ mới, vật liệu mới trong
kiến trúc cũng như kết cấu, hệ thống kỹ thuật với những cải tiến phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội, đặc điểm riêng của từng địa phương. Bằng những nỗ lực vượt bậc, Hòa
Bình chưa bao giờ bỏ dở công trình nào mà luôn thực hiện cho đến cùng dự án mình
tham gia với tất cả thiện chí và tinh thần hợp tác. Chính nỗ lực và thiện chí này, Hòa Bình
luôn được các đối tác là những khách hàng, nhà tư vấn, thiết kế, nhà thầu chính, nhà thấu
phụ tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
Là doanh nghiệp xây dựng có đủ kinh nghiệm để xây dựng các công trình lớn và có yêu
cầu kĩ thuật cao, trong những năm qua công ty đã hoàn thành nhiều dự án tiêu biểu về
lĩnh vực dân dụng:
Tham gia với vai trò Nhà thầu chính
Năm 2008
Unilever Homebase (TP.HCM)
Bệnh viện Phụ sản quốc tế Nhi Hạnh Phúc (Bình
Dương)
CR5, CR8 Hồ Bán Nguyệt (Phú Mỹ Hưng)
Khách sạn La Sapinett (Đà Lạt)
Nhà ga hành khách Sân bay Quốc tế Cần Thơ (Cần
Thơ)
Đại học Quốc tế RMIT (TP.HCM)
Năm 2009
Vincom Center – Khu B (TP.HCM)
The Kenton Residences (block G, H) (TP.HCM)
The Manor II (TP.HCM)
Năm 2010
Le Meridien (TP.HCM)
Nhà điều hành Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM)
C14 (Phú Mỹ Hưng)

Sân bay Quốc tế Phú Quốc (Phú Quốc, Kiên Giang)
Khách sạn ANGSANA Việt Nam (Lăng Cô, Huế)
(Liên danh với GSE&C)
Năm 2011
Chung cư cao tầng Palais de Louis (Hà Nội)
Cao ốc văn phòng Saigon Invest
Tham gia với vai trò Nhà thầu phụ thi công phần kết
cấu
Năm 2008
Kumho Asiana Plaza (TP.HCM)
Keangnam Hà Nội Landmark Tower (Hà Nội)
Năm 2009
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 11
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Mipec Tower (Hà Nội)
Sunrise city (TP.HCM)
M&C Tower (TP.HCM)
REE Tower (TP.HCM)
Times Square (TP.HCM)
Năm 2010
Trung tâm thương mại Soái Kình Lâm (TP.HCM)
Thi công hoàn thiện, trang trí nội thất cho nhiều công trình nổi tiếng như: Diamond
Plaza, Legend Hotel Saigon, Sheraton Plaza, Melia Hotel Hanoi, Sofitel Plaza Saigon,
Park Hyatt Hotel (TP.HCM), The Nam Hai Resort (Hội An), Saigon Pearl , Trung tâm
Hội nghị Quốc gia (Hà Nội),…
Một trong những điểm mạnh cạnh tranh của HBC theo nhận định chính là năng lực thi
công.
Một số công trình đang thi công như:
Dự án
Giá trị gói

thầu (tỷ
VNĐ)
Ngày khởi công
Ngày hoàn thành
dự kiến
Chủ đầu tư
Celadon City 800 T10/2011 T9/2013 Sacomreal
Times City - Block T1, T2, T6, T7 846 Cuối 2011 T5/2013 Vingroup
Nhà máy sản xuất Lốp xe tải
Radian toàn thép
120 T4/2012 T3/2013 Casumina
Bệnh viện Đa khoa An Giang 644 T6/2012 T4/2015
BV ĐKTT An
Giang
Khách sạn Hilton Bạch Đằng 163 T8/2012 T3/2013
Khách sạn Bạch
Đằng
Trụ sở Chi nhánh 1 Vietinbank 2 00 T8/2012 T6/2014 VietinBank
Nhà máy Gang thép Formosa -
Khu KTX nhân viên và Khu nhà
ở chuyên gia
1 ,100 T8/2012 T7/2013
Tập đoàn Formosa
-
Đài Loan
Nhà máy Lixil 100 T11/2012 T7/2013
Tập đoàn Lixil
-Nhật
Bản
Các gói thầu chính

1.1.9 Tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu.
Tầm nhìn: Phát triển Hoà Bình thành một tập đoàn kinh tế có quy mô quốc tế, trong đó
xây dựng là lĩnh vực cốt lõi, để thương hiệu Hoà Bình trở thành niềm tự hào của ngành
xây dựng Việt Nam.
Sứ mệnh:
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt đẹp nhất, nhanh chóng
nhất và tiện ích nhất trong ngành xây dựng và địa ốc.
- Tạo lập môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một cách
toàn diện tài năng của từng cán bộ công nhân viên.
- Thoả mãn đầy đủ nhất những nhu cầu, những ước mơ của mỗi người, đem lại lợi
nhuận hợp lý cho công ty và lợi tức thoả đáng cho các cổ đông, đồng thời cống
hiến thật nhiều cho đất nước, cho xã hội.
Mục tiêu: Xây dựng nền tảng cho sự lớn mạnh và bền vững của Hoà Bình bao gồm:
- Trở thành công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp lớn hàng đầu của Việt Nam.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 12
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Phát triển nhanh bền vững, đảm bảo mức tăng trưởng ổn định 30% trong điều kiện
nền kinh tế đang khủng hoảng.
- Tìm kiếm cơ hội duy trì, phát triển sâu vào thị trường bất động sản.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
- Duy trì và phát triển sức mạnh trong lĩnh vực xây dựng mà hòa bình phát triển
trong các năm qua để đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước.
- Tăng trưởng ổn định trong tình hình thị trường bất sản hiện nay.
- Tối ưu hóa chi phí nhờ đầu tư phát triển công ty thành viên cung cấp các nguyên
vật liệu trong xây dựng.
- Tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu tình hình trong giai đoạn
tới.
- Đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhận định: Với 24 năm phát triển và hợp tác làm việc với các đối tác trong nước và
quốc tế, đến nay, Hòa Bình đã tạo dựng uy tín là một công ty xây dựng hàng đầu tại Việt

Nam. Nhiều đối tác giàu kinh nghiệm, có năng lực tài chính sẵn sàng hợp tác với Hòa
Bình để phát triển thi công xây dựng hạ tầng, xây dựng công nghiệp và sản xuất vật liệu
xây dựng. Theo Ban lãnh đạo công ty, các nhà thầu quốc tế sẵn sàng hợp tác với Hòa
Bình khi có kế hoạch phát triển thị trường xây dựng ở Việt Nam. Đó chính là những cơ
hội lớn để Hòa Bình khẳng định vị thế và vươn tầm quốc tế.
1.2 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty HBC
1.2.1 Môi trường vĩ mô
1.2.1.1 Chính trị và phát luật
Tình hình chính trị Việt Nam ngày càng ổn định đã tác động lớn đến việc tạo niềm tin
cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn.
Chính phủ Việt Nam đang thắt chặt và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên
thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký hiệp định
thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO, thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an
liên hợp quốc,… đã tạo cho Việt Nam thế đứng vững chắc hơn trong khu vực và thế giới.
Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, Công ty Cổ phần Xây dựng &
Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình chịu sự điều tiết trực tiếp của luật xây dựng số
16/2003/QH11 được thông qua ngày 26/11/2003 và các văn bản liên quan .Cơ chế chính
sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây
dựng đó là cơ chế quản lý đầu tư. Bên cạnh đó còn có cả chính sách về vốn đầu tư, các
quy định tín dụng, quy định về chống độc quyền, cá sắc luật thuế, các chế độ đãi ngộ hỗ
trợ, luật bảo vệ môi trường, các quy định trong lĩnh vực ngoại thương, các quy định về
thuê mướn cho vay,…Sự ổn định chính trị tạo mối trường thuận lợi đối với các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích
sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng được thông qua tạo được môi trường kinh
doanh thuận lợi, lành mạnh. Môi trường pháp lý minh bạch, ổn định là điều kiện tiên
quyết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành xây dựng như hiện nay.
Những biến động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội,
rủi ro nhất định cho các doanh nghiệp xây dựng.
Tuy nhiên do đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam, nhiều cơ quan và cấp bộ
ngang ngành cùng tham gia vào việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý điều tiết các

SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 13
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
hoạt động từng lĩnh vực kinh tế kinh tế nhất định nên cũng gây nhiều khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc tiếp cận các quy định pháp lý để phát triển hoạt động kinh doanh. Mặt
khác, do chưa phản ánh đầy đủ tình huống thực tế nên các quy định của các bộ và cơ
quan ban ngành cũng thường xuyên thay đổi. Nói chung các quy định chưa thể hoàn hảo
và còn thiếu sót nhưng các quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ngày càng được bổ
sung hoàn thiện hơn nữa để tạo ra môi trường kinh doanh tốt công bằng cho các doanh
nghiệp xây dựng tùy vào điều kiện tình hình các văn bản pháp luật được chính phủ các cơ
quan ban ngành ban hành kịp thời phù hợp có hiệu lực quy định nhất định.
Hoạt động của ngành xây dựng cũng chịu sự tác động lớn từ chính sách tài chính, tiền
tệ của Chính phủ. Tùy thuộc vào tình hình của nền kinh tế, Chính phủ mà trực tiếp ở đây
là Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước có những quyết sách riêng để hạn chế những tác
động tiêu cực của nền kinh tế hay tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Mỗi động thái này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư của ngành xây dựng. Do đó, bất kỳ sự thay đổi
nào trong chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự mở rộng
hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng.
1.2.1.2 Môi trường Công nghệ - kỹ thuật:
Vai trò của khoa học công nghệ
Đối với quốc gia
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích
nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công
nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm
hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã
tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành
một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v hàng đầu trên thế giới.
Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao
năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng cao trình
độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát
huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Đối với ngành xây dựng
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới
công nghệ là động lực của phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành.
Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng
sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu,… Nhờ
vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh
và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Thúc đẩy phát triển phân công lao động xã hôi.
- Tạo ra những nhu cầu mới.
- Hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép ngành xây dựng có thể phát triển ngay
cả khi những điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 14
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Những yếu kém và nguyên nhân gây nên yêu kém về khoa học kỹ thuật của Việt Nam
nói chung và ngành xây dựng nói riêng
Những yếu kém
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta
còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp
ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:
- Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư",
đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực
KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.
- Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh
nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất

thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công
nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở
vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực
và quốc tế.
- Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất
- kinh doanh, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển,
các trường đại học và doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về
tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và
mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp, các kết quả nghiên cứu - phát
triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời
nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của
phát triển kinh tế - xã hội.
Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
- Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực
như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi
măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu
khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn
chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành
chính:
- Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa
chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ

với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả
nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 15
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng
tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức
KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và
hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo.
- Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động
KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm
bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu
trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo
động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế
độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm
với sự nghiệp KH&CN.
- Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà
khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ chế
tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản lý
nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.
- Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông
kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi
giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở
hữu trí tuệ.
Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu
chuyển sang kinh tế thị trường.
Những nguyên nhân chủ yếu
Đường lối chính sách phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước chưa được quán
triệt đầy đủ và chậm được triển khai trong thực tiễn:
- Quan điểm KH&CN là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng
định trong các nghị quyết của Đảng nhưng trên thực tế chưa được các cấp, các

ngành, các địa phương quán triệt đầy đủ và triển khai trong thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội.
- Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN chậm
được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, chỉ đạo thực
hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế.
Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý KH&CN các cấp còn yếu kém:
- Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu vào tiềm thức và thói quen của
không ít cán bộ KH&CN và quản lý KH&CN đã tạo ra sức ỳ không dễ khắc phục
trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về đổi mới quản lý KH&CN trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế.
- Chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà Nhà
nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên; nghiên
cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu mang tính
công ích, ; cũng như chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động
KH&CN cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường, như nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 16
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ
thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức
KH&CN còn mang nặng tính hành chính.
- Chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến về gắn kết giữa
nghiên cứu KH&CN với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh.
Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp:
- Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài còn chưa được chú trọng
đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tầng
KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp.
- Thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao ở các lĩnh vực
KH&CN ưu tiên, đặc biệt là cán bộ KH&CN đầu ngành, các "tổng công trình sư".

Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học và công
nghệ:
- Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước,
độc quyền của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, làm cho
các doanh nghiệp nhà nước có tư tưởng ỷ lại, chưa quan tâm đến ứng dụng các kết
quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu
để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp
ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Hệ thống tài chính, tiền tệ kém phát triển
cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu
tư cho KH&CN.
Xu hướng đổi mới công nghệ hiện nay
- Việt Nam đang diễn ra quá trình đổi mới khoa học công nghệ. Quá trình đổi mới
công nghệ bao gồm nhiều mặt nhiều dạng hoạt động nhưng tập trung vào đổi mới
công nghệ, nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải
tiến và sáng tạo ra công nghệ.
- Công nghệ mới bao gồm các thành phần chính: Thiết bị kỹ thuật, phương pháp chế
tạo sản phẩm, sự am hiểu công nghệ mới, tổ chúc quản lý công nghệ mới. Quá
trình đổi mới công nghệ diễn ra rộng khắp từ các doanh nghiệp, các công ty, các
hợp tác xã đến cá địa phương .
Kết luận
Ngày nay khoa học công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Ngành
xây dựng giao thông vừa qua đã chịu nhiều áp lực cho việc ứng dụng công nghệ thi công
hiện đại như: cầu dây văng, hầm đường bộ,… buộc các nhà thầu trong nước phải bỏ ra
mức chi tiêu lớn. Doanh nghiệp cần phấn đấu và tìm cơ hội tài trợ của Chính phủ cho
việc nghiên cứu và phát triển.
Công nghệ càng hiện đại, quá trình tổ chức thi công càng hợp lý sẽ góp phần rút ngắn
thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, cần tính toán
hợp lý vì xuất hiện công nghệ mới làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại
từ đó làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
1.2.1.3 Các yếu tố kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang trải qua một thời kỳ khó khăn, đối mặt với vấn đề lạm phát và
suy thoái do chịu chung tác động từ cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới, tác động đến
toàn bộ các ngành nghề kinh doanh trong nước.
a. Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 17
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Theo TS.Trần Du Lịch thì kinh tế VN đã chạm đáy và đang trong quá trình phục hồi.
Cơ sở về nhận định này. Đó là tăng trưởng kinh tế quý II (năm 2012) ước đạt 4,5%, cao
hơn mức 4% của quý I (mức đáy và không thể thấp hơn). Chỉ số phát triển doanh nghiệp
cũng bắt đầu bớt tiêu cực hơn: 5 tháng đầu năm có khoảng 21.800 doanh nghiệp giải thể,
ngừng hoạt động, tăng 9,5%, so với cùng kỳ. Tuy nhiên, riêng tháng 5 số doanh nghiệp
“chết” đã bắt đầu giảm khoảng 10% so với tháng 4.
Ngoài ra, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần, từ mức cao
34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5. Và đến 1/6 chỉ còn
khoảng 26,4%.
Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình cũng gặp những khó khăn
trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình ảm đạm của kinh tế VN. Nhưng
trước sự chèo lái tài ba của đội ngủ cán bộ chủ chốt công ty, HBC đã giảm thiểu được
phần nào thiệt hại từ cuộc suy thoái kinh tế.
b. Yếu tố lạm phát
Lạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011 rất cao, lần lượt là
11,75% và 18,13%.
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược về kinh
doanh. Công ty đẩy mạnh việc bán ra vừa lấy tiền quay vòng vốn nhanh, vừa tận dụng
thời cơ giá cả đang ở đỉnh cao, vừa góp phần hỗ trợ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, lạm
phát cũng tác động xấu đến chi phí đầu vào của sản xuất, đến giá nguyên và thực hiện
vốn đầu tư.
c. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay tính đến 21/6 cũng đã giảm gần 3%, tiền đồng được cải thiện và ổn
định hơn nhiều.Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu quay trở lại, kích thích sản xuất. Một số yếu tố

khách quan như giá dầu thô đã ổn định, kinh tế Mỹ cũng đã khởi sắc và điều đó giúp Việt
Nam tăng xuất khẩu, đầu tư. Rõ ràng khủng hoảng đã chạm đáy và sự phục hồi đang diễn
ra.
Lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào và đầu ra. Dự báo
sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất tạo cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện các kế hoạch
kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Sự biến động của lãi
suất trên thị trường sẽ là rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi vay vốn đặc biệt là vay dài hạn.
Nhận định từ HBC:
Ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, tình trạng đóng băng ngành BĐS,
lạm phát tăng cao và kéo dài, lãi vay vẫn còn cao,…sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn của Hòa Bình. Điều đáng mừng là Ngân hàng nhà nước đã có chủ trương giảm lãi
suất. Ngoài ra, theo Tổng cục thống kê, năm 2012 GDP ước tính tăng 5,7% nhưng khu
vực công nghiệp và xây dựng đã góp phần gần 40% tỷ lệ tăng trưởng. Điều đó cho thấy
lĩnh vực xây dựng nói chung và Hòa Bình nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng
trong thời gian tới.
1.2.1.4 Xã hội
a) Dân số
Sự biến đổi cơ cấu dân cư, sự tăng dân số, hàng loạt vấn đề có thể phát sinh từ sự mất
cân bằng giới tính,.…
Sự tăng lên về số lượng và quy mô vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu đô thị
mới. Cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về nhà cửa, văn phòng tăng cao.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 18
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
b) Thu nhập
Thu nhập bình quân tăng lên, mua nhà hoặc tự xây dựng, nhu cầu về vật liệu xây
dựng tăng cao, tiền lương tối thiểu còn thấp, sự leo thang của giá cả tiêu dùng,…
Một chính sách tiền lương đúng đắn có ảnh hưởng đến thái độ, động cơ, tinh thần làm
việc của người lao động. Tăng lương thì người lao động sẽ làm việc tốt hơn và doanh
nghiệp sẽ “giữ chân” được lao động. Tuy nhiên, chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng,
chi phí đóng bảo hiểm cho nười lao động cũng tăng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi

phí sản xuất, chi phí kinh doanh của công ty.
c) Nếp sống chung cư
Dường như các công ty bất động sản mới chỉ quan tâm tới cơ sở vật chất bên ngoài
chứ chưa nghĩ tới việc, đã tạo ra nó rồi thì phải ứng xử với nó ra sao. Chung cư xét cho
cùng là một lối sống chứ không chỉ là một giải pháp của kiến trúc. Dù là chung cư cao
cấp nhưng vẫn luôn tồn tại nhiều bức xúc từ sự thiếu ý thức của hàng xóm: người ta
sẵn sàng ném rác xuống ban công tầng dưới. Rồi mỗi buổi chiều, một “tập đoàn” người
giúp việc lại tụ tập buôn chuyện ầm ĩ, trẻ con thì để mặc cho cười đùa inh ỏi. Sống chung
cư, điều tối thiểu là phải tôn trọng cuộc sống của người xung quanh, nhưng hầu như
người ta vẫn giữ lối suy nghĩ “của chung ấy mà” hoặc “tôi thấy đúng thì tôi làm”. Đây là
một trong những cản trở làm cho người dân không muốn sống trong chung cư. Một căn
hộ cao cấp không chỉ về kiến trúc, tiện ích mà quang trọng hơn hết là lối sống chung cư.
d) Văn hóa
Văn hóa Việt có từ ngàn đời nay, ăn sâu vào tư tưởng của từng người dân Việt. Khi
xây dựng các công trình xây phải theo thuần phong mỹ tục của người Việt. Sự khác biệt
về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có
những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam, mỗi vùng đều có những giá trị văn hóa riêng. Do
đó các công trình cũng phải phù hợp với phong tục tập quán của địa phương bên cạnh
tính hiện đại. Đặc biệt là những công trình dân dụng, nhà ở. Ngoài ra còn có sự giao thoa
văn hoá giữa phương Đông và phương Tây. Là một công ty xây dựng lớn hoạt động đa
ngành HBC cũng luôn phải tìm hiểu về vấn đề này để phát triển công ty.
e) Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là được sản xuất ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực
tiếp của các yếu tố thời tiết, khí hậu, trải dài theo tuyến, thi công ở vị trí cố định,…Ở khu
vực miền Nam (khu vực công ty đang hoạt động) chỉ có 2 mùa là: Mùa mưa và mùa khô,
các công trình xây dựng thường được thi công vào mùa khô là chủ yếu do đó làm giảm
năng suất lao động hằng năm. Thêm vào đó khu vực này có kết cấu địa tầng yếu, bù lún
nên phải xử lý nền đất bằng công nghệ hiện đại, phức tạp, nhiều chi phí phát sinh,…
- Thời tiết: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu.
Nếu nhẹ thì làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công, nếu nặng thì phá hủy công trình

đang xây dựng dở dang,…làm tăng chi phí xây dựng, ảnh hưởng đến uy tín của
công ty.
- Năng lượng: Hiện nay năng lượng đang thiếu hụt ảnh hưởng đến tất cả các ngành
sản xuất kinh doanh trong đó có xây dựng.
- Ô nhiễm môi trường: Được đề cập rất nhiều trong những năm trở lại đây. Với tốc
độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể,
ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 19
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
chung, Vì vậy, Tp.Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
môi trường quá lớn. Trong quá trình thi công xây lắp công ty không tránh khỏi
việc gây ô nhiểm môi trường từ đó môi trường sẽ tác động ngược trở lại công ty.
1.2.1.5 Yếu tố quốc tế
Hòa Bình có thể nói là luôn quan tâm, chú trọng vào việc học hỏi những tiến bộ trên
toàn cầu, thông qua quan hệ quốc tế, Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải luôn có mặt trong các
đoàn tháp tùng Chủ tịch nước, Thủ tướng tham dự các diễn đàn, tổ chức quốc tế như
APEC, hiệp hội nhà thầu ASEAN và các nước,…để có thể mở rộng quan hệ hợp tác với
các đối tác, tạo cơ hội tốt để Hòa Bình liên doanh, liên kết và hợp tác xây dựng, mang lại
nguồn lợi cho hai bên.
1.2.2 Môi trường vi mô
1.2.2.1 Nhà cung cấp
Các đối tượng chủ yếu cần phải lưu tâm đó là: nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị;
cộng đồng tài chính; nguồn lao động.
a) Nhà cung ứng vật tư, thiết bị:
Chi phí để xây dựng công trình là chi phí vật liệu, máy móc thi công chiếm tỷ lệ
lớn, vốn lưu động ứ đọng trong thời gian dài nên các nhà cung cấp có ảnh hưởng quan
trọng đến hiệu quả xây dựng và sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng của công ty.
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm xây dựng. Để chủ
động hơn trong kinh doanh, công ty cần phải có mối quan hệ tốt, lâu dài và bền vững với
các nhà cung ứng có kinh nghiệm và có uy tín trên thị trường thì sẽ đem lại cho mình cơ

hội đạt được lợi thế cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Do tầm
quan trọng của máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư sử dụng cho công trình có ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình nên cách tốt nhất để công ty tránh được sự mặc
cả hoặc sức ép của nhà cung cấp là xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Có mức độ cạnh tranh không lớn về cung ứng thiết bị, vật tư, vì càng ngày số lượng
nhà cung cấp xuất hiện càng nhiều. Với cùng một loại nguyên vật liệu hay một thiết bị
nào đó, Hòa Bình có thể chọn những sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, để thuận
tiện hơn cho từng công trình và giảm tối da chi phí phải bỏ ra. Đa số các nhà cung cấp
của Hoà Bình là các công ty con của Hoà bình hoặc hợp tác với Doanh nghiệp khác tạo
nên. Tiêu biểu như:
- Công ty TNHH máy xây dựng MATEC (HBC góp vốn 100%, Vốn điều lệ: 100 tỷ)
- Công ty CP sản xuất và trang trí mộc Hoà bình (HBC góp vốn 90%, Vốn điều lệ:
20 tỷ)
- Công ty TNHH xây dựng ANH HUY (HBC góp vốn 90%, Vốn điều lệ: 10 tỷ)
- Công ty cổ phần cơ điện Hoà Bình (HBC góp vốn 85%, Vốn điều lệ: 10 tỷ)
- Công ty TNHH sơn Hoà Bình (HBC góp vốn 100%, Vốn điều lệ: 7 tỷ)
b) Nguồn cung ứng về tài chính:
Trong những thời điểm nhất định, hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn tạm
thời từ các nhà cung cấp tài chính.Do đặc điểm của sản phẩm ngành xây dựng đòi hỏi
phải sử dụng một lượng vốn lớn, trong quá trình thi công, chỉ đầu tư không thể cung ứng
toàn bộ chi phí xây dựng cho các nhà thầu mà luôn đòi hỏi các nhà thầu phải ứng vốn
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 20
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
trước để xây dựng. Về nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn khác nhằm chuẩn bị khoản
tiền trong hoạt động đấu thầu xây lắp, Công ty có mối quan hệ thường xuyên và gắn bó
với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV và một số tổ chức tín dụng khác.
c) Cung ứng lao động:
Nhà cung ứng có khả năng cung ứng lao động có kinh nghiệm chuyên môn, có tay
nghề kỹ thuật trong công việc phục vụ cho doanh nghiệp. Chất lượng công trình cũng bị
ảnh hưởng to lớn bởi chất lượng lao động. Vì vậy, chất lượng lao động thấp, không có

trình độ tay nghề phù hợp sẽ dẫn đến việc không đảm bảo về chất lượng sản phẩm lẫn
thời gian xây dựng, sẽ làm cho Công ty mất uy tín. Mặt khác, một khi Công ty có khả
năng thu hút và giữ vững được nhân viên có năng lực làm việc lâu dài thì chính là lợi thế,
là tiền đề đảm bảo sự thành công cho Công ty. Do đó, Công ty luôn tạo môi trường làm
việc phù hợp, mức lương hợp lý theo năng lực và thành quả mà nhân viên đạt được, luôn
có biện pháp khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn.
Thông qua những kênh cung ứng nguồn lao động trên thành phố HCM, trung tâm giới
thiệu việc làm kết hợp với những hình thức tuyển dụng phù hợp là công ty có thể tìm cho
mình một đội ngũ lao động tốt vì ở đây nguồn lao động dồi dào và chất lượng lao động
tốt.Về bộ phận lao động công nhân, Công ty có thể thông qua các tổ đội làm khoán, công
ngày hoặc thuê nhân công tại địa phương nơi công trình xây dựng.
1.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng: cùng một loại sản phẩm, có cùng nhãn hiệu;
cùng một loại sản phẩm nhưng khác nhãn hiệu; những sản phẩm có khả năng thay thế sản
phẩm của doanh nghiệp.
Sự tranh đua giữa các đối thủ cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phải áp dụng
những chiến lược nhằm giành ưu thế như giảm giá bán, đẩy mạnh khuyến mãi, quảng
cáo, nâng cao dịch vụ khách hàng, bảo hành và cải tiến chất lượng sản phẩm (công trình).
Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng cải tiến vị thế của họ trên thị trường và tìm cách phản lại
các đổi thủ khác bằng cách đưa ra những chiến lược cạnh tranh mới.
Hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng ngành nghề kinh
doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng giao thông, quy mô thị trường ngày càng mở
rộng, chất lượng công trình ngày càng được nâng cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình có hai dạng đối
thủ: đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm ẩn.
a) Đối thủ tiềm ẩn:
Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành xây dựng giao thông sẽ mang theo năng lực
sản xuất mới, khát vọng mới, khát vọng chiếm thị phần và thường là nhiều nguồn lực

đáng kể. Kết quả là cạnh tranh trong ngành sẽ khốc liệt hơn. Hiện nay, các tập đoàn đa
dạng hóa với tiềm lực tài chính của mình thông qua việc nhảy vào mua lại các doanh
nghiệp trong ngành hay đầu tư vào lĩnh vực xây dựng giao thông hoặc một vài cá nhân có
ý định thành lập doanh nghiệp gia nhập ngành.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 21
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Mối nguy cơ gia nhập mới trong ngành xây dựng giao thông phụ thuộc vào những
hàng rào gia nhập hiện có, cùng với phản ứng từ những đối thủ hiện có mà kẻ gia nhập
mới có thể dự đoán.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Hòa Bình đa số là các công ty đang kinh doanh ở lĩnh
vực khác hoặc BĐS và có dự định lấn chân sang lĩnh vực xây dựng. Tiêu biểu như:
Capitaland
CapitaLand là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Châu Á, trụ sở tại
Singapore. Hiện nay, Tập đoàn đã có sự hiện diện tại các thành phố lớn như thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng trong lĩnh vực xây dựng căn hộ và lĩnh vực
căn hộ dịch vụ.
Him Lam
Từ một công ty kinh doanh địa ốc sau 16 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2010
đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, trong đó Công ty cổ phần Him Lam giữ vai trò
Công ty mẹ và 5 đơn vị trực thuộc, 15 công ty thành viên và 8 công ty liên kết. Tính đến
hết tháng 6 năm 2010, Him Lam đã tiến hành đầu tư và xây dựng trên 30 dự án bất động
sản.
Indochina Land
Indochina Land là Công ty Bất Động Sản thuộc Indochina Capital, phát triển và đầu tư
vào các dự án bất động sản bao gồm đầy đủ các loại hình từ nhà ở, bán lẻ, văn phòng,
khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn và giải trí. Indochina Land hiện đang quản lý ba quỹ
với khoảng 500 triệu USD vốn cam kết, tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 2 tỷ USD đầu tư
phát triển các công trình bất động sản đã hoàn tất, đang thực hiện hoặc sắp được triển
khai.
VinaCapital

VinaCapital là công ty quản lý đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu ở Việt Nam,
với một danh mục đầu tư đa dạng, tài sản 2 tỷ USD hầu hết thuộc quyền quản lý của công
ty. VinaCapital được thành lập năm 2003 và tự hào có một đội ngũ các quản lý , kinh
nghiệm người mang rộng tài chính quốc tế và đầu tư cho công ty.
b) Đối thủ hiện tại: 2 đối thủ
 Công Ty CP XD & KD Địa Ốc Tân Kỷ
Tên Công ty Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC
TÂN KỶ (TAKCO CORP)
Vốn điều lệ: 104.067.160.000 đồng
Mục tiêu tương lai: không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại
lợi nhuận cho các cổ đông, cái thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho người lao
động, đóng góp ngân sách Nhà nước
Chiến lược hiện tại:
- Đối với Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, quý cổ
đông:
• Lấy sự hài lòng làm mục tiêu.
• Lấy tiến bộ mới về kỹ thuật làm đòn bẩy cho sự sáng tạo, nâng cao tính cạnh
tranh.
• Lấy tính chuyên nghiệp tạo sự thành công.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 22
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Đối với thành viên:
• Tạo sự công bằng và minh bạch.
• Đoàn kết – hợp tác tạo thành công.
- Đối với cộng đồng:
• Tôn trọng và bảo vệ môi trường.
• Mang lại cho xã hội những công trình tiện ích nhất được đánh giá cao nhất.
Năng lực:
- Năng lực về tài chính:
ĐVT: VNĐ

STT
KHOẢN
MỤC
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
1
Tổng tài
sản
383.275.924.749 448.130.621.541 357.956.468.514
2
Tổng nguồn
vốn
383.275.924.749 448.130.621.541 357.956.468.514
3 Doanh thu 433.340.688.265 503.226.110.870 565.214.760.604
4
Lợi nhuận
trước thuế
20.139.909.287 28.249.299.961 9.499.570.519
5
Lợi nhuận
sau thuế
16.107.340.733 21.913.180.601 8.674.696.179
- Năng lực về thiết bị:
Công ty đã trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị thi công cơ giới, làm đất, nền đường,
mặt đường, … cho thi công cầu đường. Các loại máy vận thăng, cẩu tháp, cắt thép, uốn
thép, xoa, cán phẳng nền bêtông, … cho thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Xưởng thiết kế trang trí nội thất cho công tác hoàn thiện và trang trí.
 Công ty cổ phần xây dựng COTEC
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC
Vốn điều lệ: 422.000.000.000 VNĐ ( Bốn trăm hai mươi hai tỷ đồng)
Mục tiêu tương lai:

- Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và đảm bảo đời sống
cho CBCNV trong công ty.
- Phát triển công ty song song với việc tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội.
Chiến lược hiện tại:
- Bên cạnh đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, công ty cũng xem xét hợp tác với
các đối tác nước ngoài, các đơn vị lớn có tiềm năng để thi công công trình cơ sở hạ
tầng như đường sá, cầu, tàu, cảng,…Đây là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn hiện nay trong
xã hội.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 23
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
- Hướng đến việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, đây là định hướng lâu dài về địa
bàn hoạt động của công ty
Nhận định:
Với một nền tảng vững chắcđã được xây dựng từ trí tuệ, kinh nghiệm, bản lĩnh và
cách đối nhân xử thế giàu tính nhân văn trong những năm qua, đặc biệt là lòng khát khao
chinh phục những tầm cao mới, chắc chắn thương hiệu COTECCONS sẽ tiếp tục tiến xa
hơn trên bước đường phía trước, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây
dựng Việt Nam và khu vực.
Năng lực:
- Năng lực về tài chính:
STT KHOẢN MỤC ĐVT
NĂM
2009
NĂM 2010 NĂM 2011
1 Tổng tài sản Tỷ đồng 1101.2 1268.6 1437.5
2 Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 1101.2 1268.6 1437.5
3 Doanh thu Tỷ đồng 1962.3 3303.8 4509.6
4
Lợi nhuận trước
thuế

Tỷ đồng 265.2 312.8 283.2
5
Lợi nhuận sau
thuế
Tỷ đồng 228.1 240.3 211
- Năng lực về thiết bị: Công ty đã trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị thi công để thi
công các công trình cầu đường và dân dụng như là: cẩu tháp, cần bơm bê tông, cừ lasen,
coffa nhôm,…
Ta có ma trận đánh giá cạnh tranh sau:
Yếu tố
Mức
quan
trọng
Công ty CP XD
& KD địa ốc
Hòa Bình
Công ty CP XD
& KD địa ốc
Tân Kỷ
Công ty CP
xây dựng
COTEC
Phân
loại
Điểm
quan
trọng
Phân
loại
Điểm

quan
trọng
Phân
loại
Điểm
quan
trọng
Thương hiệu của DN 0.1 3 0.3 2 0.2 4 0.4
Nguồn nguyên liệu 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3
Chất lượng sản phẩm 0.2 4 0.8 4 0.8 4 0.8
Khả năng quản lý DN 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15
Năng lực tài chính DN 0.08 3 0.24 3 0.24 3 0.24
Chất lượng nguồn nhân lực 0.1 4 0.4 3 0.3 4 0.4
Khả năng ứng dụng công
nghệ kỹ thuật mới
0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 24
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: THẦY LÊ QUANG PHÚC
Khả năng cạnh trạnh giá 0.05 3 0.15 2 0.1 3 0.15
Thị phần 0.05 2 0.1 2 0.1 2 0.1
Khả năng phục vụ của
khách hàng
0.12 3 0.36 3 0.36 3 0.36
Năng lực hoạt động nghiên
cứu phát triển
0.05 2 0.1 2 0.1 3 0.15
Tổng số điểm quan trọng 1 3.2 2.95 3.35
1.2.2.3 Khách hàng
Trong lĩnh vực xây lắp, khách hàng chủ yếu là chủ đầu tư, mua hàng thông qua đấu
thầu. Hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiều biến động và rủi ro và tự do cạnh tranh,

các doanh nghiệp xây dựng cần luôn luôn thực hiện tốt chính sách giao tiếp với khách
hàng, nhằm giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi dễ dàng kí kết hợp đồng.
Hòa Bình luôn cố gắng tìm ra tiếng nói chung với các khách hàng và đối tác với quan
niệm rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên tinh thần tôn trọng
sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của các bên.
Tinh thần hợp tác và cạnh tranh bằng phương thức hòa bình cần được duy trì trong bất
kỳ hoàn cảnh nào vì tinh thần này được xem là một trong những giá trị cốt lõi của công
ty. Cùng với khách hàng và các đối tác, Hòa Bình sẽ mãi mãi tồn tại với tinh thần này và
nhiệm vụ chiến lược "Tăng cường hợp lực - Chinh phục đỉnh cao" sẽ không đạt được kết
quả tốt đẹp nếu Lãnh đạo và CBCNV không quán triệt và thực hiện một cách đúng đắn
chính sách này.
Khách hàng của Hòa Bình chủ yếu là các nhà đầu tư lớn như : công ty Phú Mỹ Hưng,
công ty Thủ Đức House, Bộ Xây Dựng, công ty Cảng hàng không Việt Nam,…
1.2.2.4 Sản phẩm thay thế
Với quy mô lớn về vốn, máy móc thi công hiện đại công ty đã xây dựng nhiều công
trinh với quy mô lớn. Qua đó công ty đã không ngừng nâng cao năng lực của mình bằng
cách cập nhật các công nghệ thi công tiên tiến trong ngành xây dựng. Những công nghệ
mà công ty HBC có thể thi công tuy không mới trong ngành xây dựng nhưng đòi hỏi phải
có kinh nghiệm, máy móc hiện đại mới có thể thi công các công trình có quy mô lớn như
hiện nay.
Với xu hướng phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, HBC nói riêng và các
doanh nghiệp xây dựng trong ngành nói chung đều đang tìm cách cập nhật các công nghệ
xây dựng tiên tiến trên thế giới, rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí. Những công
nghệ thi công nói trên dần thay thế cho những công nghệ trước đây góp phần tăng tính
hiệu quả cho các doanh nghiệp sử dụng chúng.
Với công nghệ và nhu cầu xây dựng hiện tại doanh nghiêp đã đáp ứng đươc nhu cầu
của thị trường. Nhưng với xu hướng hội nhập và phát triển như hiện nay đòi hỏi doanh
nghiệp phải cải tiến công nghệ.
SVTH: Phạm Thanh Hương - 0954020022 Trang 25

×