Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.74 KB, 16 trang )

Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
LON NHÔM 2 MẢNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ
1. Định nghĩa bao bì:
Bao bì là một loại vật liệu dùng để bao, gói, chứa, đựng một loại sản
phẩm nào đó trợ giúp trong việc vận chuyển và lưu trữ, bao bì có rất nhiều chức năng
khác nhau.
2. Chức năng của bao bì:
- Bảo vệ sản phẩm:
+ Chống mất mát về số lượng
+ Chống mất mát về chất lượng
- Sử dụng
+ Tạo điều kiện dễ dàng cho bốc xếp: chuyên chở vận chuyển
+ Tiết kiệm chỗ trong sắp xếp
+ Tạo điều kiện cho tự động hóa trong phân loại và mua bán
Tùy vào chức năng của từng loại sản phẩm mà nhà sản xuất thiết kế bao bì
khác nhau
3. Phân chia loại bao bì
- Theo hình dạng bao bì:
+ Không gian ba chiều:vật liệu cứng (thường có miệng, cổ, thân, đáy
của bao bì )
+ Khối trụ: chai, lọ, bình: ống tuyp (khối có góc cạnh: hộp, thùng )
+ Không gian hai chiều: vật liệu mềm loại mỏng: túi, loại bao bì mở (vd:
khuây cơm….)
- Theo chức năng sử dụng:
+ Bao bì trực tiếp để bán: tiếp xúc với sản phẩm, chống tác động của
môi trường, sinh học, hóa học
+ Bao bì bọc ngoài: làm tăng tính thẩm mỹ, tạo thành nhóm sản phẩm
để dễ dàng bán lẽ, chống lại tác động cơ học


+ Bao bì vận chuyển: trợ giúp chức năng vận chuyển, chống lại tác
động cơ học.
- Theo loại sản phẩm:
+ Bao bì máy móc, dụng cụ
+ Bao bì thiết bị điện, điện tử
+ Bao bì công nghiệp, nông nghiệp
+ Bao bì dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
- Theo tính chất sản phẩm:
+ Bao bì cho chất rắn bình thường
+ Bao bì cho chất rắn dạng hạt
+ Bao bì cho chất rắn dạng cán mỏng
+ Bao bì cho chất sệt loại ko đặc
+ Bao bì cho chất sệt loại đặc
+ Bao bì cho chất lỏng
1
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
+ Bao bì cho chất coa gas
+ Bao bì cho các loại bột
- Theo vật liệu làm bao bì: giấy, kim loại, thủy tinh, polymer, tư nhiên,
ceramic, da, vải…
4. Phân loại bao bì thực phẩm:
Bao bì được chia làm hai loại: bao bì kín và bao bì hở
- Bao bì kín
+ Chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh
vật phẩm thành hai môi trường:
+ Môi trường bên trong bao bì
+ Môi trường bên ngoài bao bì
+ Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm
chế biến công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất

và trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng.
- Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm) : Gồm hai dạng :
+ Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hoá tươi sống, các
loại thực phẩm không bảo quản lâu
+ Bao bì hở là lớp bao bì bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực
phẩm
Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì và phương
pháp đóng sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì.
Các bao bì thực phẩm thông dụng:
- Bao bì giấy.
- Bao bì kim loại.
- Bao bì thủy tinh.
- Bao bì gốm sứ.
- Bao bì nhựa.
- Bao bì tổng hợp.
II. BAO BÌ KIM LOẠI SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
2
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
1. Lịch sử bao bì kim loại
Cuộc cách mạng bao bì kim loại được khởi đầu vào ngày 25/08/1810, khi Peter
Durand một người Anh đã được cấp bằng sáng chế cho ý tưởng bảo quản thực phẩm
trong bình sắt tráng thiếc. Ngành công nghiệp sản xuất bao bì kim loại ra đời ở Anh
vào năm 1812 và được đưa tới Hoa Kỳ bởi Thomas Kensett, một người Anh nhập cư
trong cùng năm đó. Kensett khởi thủy kinh doanh bao bì kim loại của ông cùng với
bình thủy tinh, nhưng không lâu sau đó như Durand, ông đã chuyển sang bao bì thiếc
và nhận được bằng sáng chế Mỹ năm 1825.
Thực phẩm đóng hộp đã đóng một vai trò thiết yếu trong lịch sử Hoa kỳ, từ
cung cấp thực phẩm dự trữ cho những người tiên phong đi về phía tây vào giữa thập
niên 1840 đến phục vụ các khẩu phần ăn cho binh lính, tất cả đã phụ thuộc vào nó

trong suốt cuộc nội chiến. Bao bì kim loại vẫn là cách dễ nhất và ít tốn kém để vận
chuyển thực phẩm, vì nó có trọng lượng nhẹ, khả năng xếp thành lớp, chống sự va
chạm gây hư hỏng và biến dạng thực phẩm, giữ cho thực phẩm hầu như còn vẹn
nguyên các chất dinh dưỡng, vì thế, tất cả các loại thực phẩm đóng hộp rất dễ dàng
bảo quản.
Những cải tiến trong sản xuất bao bì kim loại qua 2 thế kỷ đã đưa bao bì từ
nguyên mẫu “ống và nắp đậy”, từ thiếc hàn hình trụ được sản xuất với tốc độ 10
lon/ngày, đến bao bì nhôm tái chế 100% và thùng thép được dùng đựng sữa với sản
lượng lên đến hàng tỷ mỗi năm. Trong khi việc sản xuất bao bì kim loại đã tăng trưởng
đạt 14,9 tỉ đô la hàng năm, phần lớn là bao bì tái chế và đều có tác động rất lớn đến
nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ngành công nghiệp thép đã thực hiện việc tái chế từ 150 năm trước, tuy nhiên
lon nhôm chỉ được giới thiệu ra thị trường vào năm 1958, mà việc tái chế đạt hàng tỷ
đô la đối với doanh nghiệp môi trường và vẫn được tiếp tục đến ngày nay. Trong lễ kỷ
niệm đầu tiên ngày Trái Đất vào năm 1970, các hoạt động tái chế trên cả nước Mỹ
được tổ chức. Ngày nay, cả lon thép và nhôm được công nhận là tái chế không ngừng,
có nghĩa là chúng có thể được tái chế hết lần này đến lần khác mà không mất đi sức
bền chất lượng của nó.
Trong vòng 10 năm, tái chế đã trở thành một lối sống với trên 60% bao bì kim
loại được tái chế hàng năm. Năm 1998, 51,9 tỷ lon nước giải khát có ga đã được tái
chế so với 7,6 tỷ chai nhựa và 300 triệu chai thủy tinh.
Những tiến bộ trong công nghệ sản xuất bao bì kim loại cũng đã đem lại cho
bao bì nhôm ngày càng nhẹ hơn. Đầu tiên 2 mảnh lon nhôm nặng 85g, trong khi hiện
nay nó chỉ nặng hơn 42,5g một chút. Vào năm 1972, 1 pound (453,529g) nguyên liệu
nhôm sản xuất được 21,75 lon, ngày nay nhờ sử dụng ít vật tư hơn nên 1 pound sản
xuất được khoảng 33 lon, tăng hơn 51%. Ngay cả nắp lon cũng được sản xuất nhẹ hơn,
từ 8,12 pound (# 3,68 kg) nguyên liệu cho 1.000 nắp nay giảm chỉ còn 6,07 pound (#
2,75kg). Những con số tưởng chừng không khác nhau mấy nhưng nếu nhân lên cho
100 tỷ lon mỗi năm thì lượng nhôm tiết kiệm hơn 90.700 tấn, hết sức ấn tượng.
2. Tính chất, đặc điểm của bao bì kim loại

2.1 Tính chất
- Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển.
3
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một vật liệu nên bao bì không bị
lão hóa nhanh theo thời gian.
- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.
- Có thể chịu và truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm các loại có thể được đóng hộp, thanh
trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng lớpvec-ni bảo vệ lớp
in không bị trầy xước.
- Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.
- An toàn môi trường vì có thể thu hồi và tái sinh thành dạng nguyên liệu kim loại.
Một số dạng bao bì kim loại
78% Đồ uống
4%: Các nhóm sản phẩm đồ hộp khác
18% Thực phẩm đóng hộp
78% Đồ uống
2.2 Đặc điểm
4
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
Ưu điểm:
- Có hình dạng cố định, có khả năng chịu được áp suất nén bên trong.
- Chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
- Có thể sử dụng phương pháp thanh trùng ở nhiệt độ cao 121
o
C.
- Có trọng lượng vừa phải, không quá nặng, thuận tiện cho vận chuyển.

- Không bị bể, nứt ít bị biến dạng khi bị va đập, bảo vệ sản phẩm không bị những ảnh
hưởng vật lí tác động đến.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Không làm thất thoát gas, hương và nước.
- Bảo vệ sản phẩm chống lại một phần tác động của ánh sáng cũng như tia cực tím.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bọ và các vi sinh vật vào sản phẩm.
Nhược điểm:
- Dễ bị hóa chất ăn mòn.
- Không thấy được sản phẩm bên trong.
- Giá thành cao.
3. Yêu cầu bao bì kim loại
3.1 Về kỹ thuật
- Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm bị biến đổi chất lượng,
không gây mùi, vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
- Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
- Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập của vi sinh vật.
- Chịu được sự tác động của các tác động hóa học, lý học, chịu được nhiệt độ và áp suất
cao.
- Hộp không bị gỉ, nắp hộp không bị phồng.
- Lớp vecni phải nguyên vẹn.
- Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.
- Dễ gia công.
- Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
- Đảm bảo đầy đủ các chức năng của bao bì.
3.2 Về cảm quan
- Mẫu mã, hình thức hấp dẫn, bắt mắt.
- Đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của từng loại sản phẩm.
- Nhãn hiệu phải nguyên vẹn, sạch sẽ, không trầy xước, ghi đầy đủ thông tin về sản
phẩm theo quy định của luật về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa và không dễ tẩy xóa,
đảm bảo in bền, chắc.

3.3 Về kinh tế
- Vật liệu chế tạo phải dễ tìm.
- Chi phí thấp.
4. Phân loại
4.1 Theo hình dạng
- Lá kim loại( giấy nhôm)
- Hình trụ tròn: phổ biến nhất
- Các dạng khác: đáy vuông, đáy oval
4.2 Theo vật liệu
- Bao bì thép
5
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
- Bao bì sắt tây
- Bao bì sắt tráng thiếc
- Bao bì sắt tráng crom
- Bao bì nhôm
4.3 Theo công nghệ chế tạo
- Lon 2 mảnh
- Lon 3 mảnh
III. CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ KIM LOẠI
1. Chức năng bảo vệ
Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm luôn luôn bị tác
động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư hỏng. Với bao bì của thực phẩm đóng
hộp bằng kim loại nó có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác động của các
yếu tố:
- Nhiệt độ môi trường, không khí ẩm, bụi và các chất gây hại ở thể khí
dễ xâm nhập.
- Tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản để sản
phẩm không bị trào ra ngoài (với loại sản phẩm lỏng như bia, nước ngọt) và không bị

rơi ra ngoài đối với thực phẩm thịt, cá…vì loại bao bì này có tính cơ học cao. Vì thế
bao bì bằng kim loại bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng và bảo quản được trong một
thời gian dài.
2. Chức năng thông tin
Trên bao bì của tất cả các sản phẩm đóng hộp đều có cung cấp đầy đủ thông
tin cần thiết về sản phẩm đó, bao gồm:
- Tên sản phẩm.
- Nơi sản xuất: tên cơ sở, nhà máy chế biến, địa chỉ, số giấy phép đăng
ký kinh doanh…
- Thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sản phẩm.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Ngày sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Cách bảo quản: Bảo quản nơi khô mát
- Cách sử dụng: Nên làm lạnh trước khi uống
- Các kí hiệu quy ước: khuyến khích tái sử dụng, giữ gìn vệ sinh môi
trường.
- Mã vạch các loại sản phẩm
Hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường hợp các đối
thủ cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Các thông tin ghi trên bao bì đều phải
được viết bằng tiếng Việt do sản phẩm đang được bán trên thị trường Việt Nam, phục
vụ người Việt Nam. Ngoài ra còn có một phần được dịch ra tiếng Anh. Đây là yếu tố
thể hiện mong muốn mở rộng thị trường của nhà sản xuất, hướng đến đối tượng là
người nước ngoài.
3. Chức năng maketting
6
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc xúc tiến sản phẩm, xét từ góc độ kinh doanh. Các hình thức của bao bì như :

hình dáng, kích thước bao bì, hình ảnh, chữ viết, màu sắc được trang trí một cách hài
hòa và đầy đủ thông tin cần thiết sẽ tạo sức hút cho người tiêu dùng.
4. Chức năng sử dụng
- Chứa đựng sản phẩm bên trong.
- Dễ mở.
- Dễ bảo quản và vận chuyển.
- Kích thước và hình thức phù hợp với sản phẩm bên trong và thị hiếu
của khách hàng.
5. Chức năng phân phối:
Lượng sản phẩm được đựng trong hộp phải phù hợp với người tiêu dùng và
thói quen. Dung tích và khối lượng của lon, hộp không quá nhiều hoặc quá ít cho
người sử dụng.
Trên dây chuyền sản xuất, bao bì kim loại thường bị tác động bởi các yếu tố
kĩ thuật vì thế bao bì phải vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế vừa thỏa mãn các yêu
cầu kĩ thuật sau:
- Có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc thiết bị
trên dây chuyền.
- Có khả năng chịu được các yếu tố công nghệ như: áp suất, nhiệt độ, độ
ẩm, sự ăn mòn…
6. Chức năng môi trường
Bao bì kim loại có khả năng tái chế, sau khi sử dụng có thể làm nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên với chất liệu là kim loại nên dạng bao bì này chỉ được thu gom
để tái chế mà không được để tự phân giải trong môi trường.
7. Chức năng văn hóa
Chức năng văn hoá mang lại cho sản phẩm thực phẩm nét đặc trưng riêng
và tạo khả năng thông tin, marketing đến khách hàng.
Thông tin trên nhãn hàng được trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc. Trên bao
bì có in những hình ảnh biểu tượng riêng của từng doanh nghiệp, công ty sản xuất
cũng có thể đó là những sản phẩm mang đặc trưng riêng cho từng vùng, từng địa

phương, từng quốc gia.
IV. Xu hướng phát triển của công nghiệp bao bì
Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản
xuất mới, và vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất
lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.
Các nhà sản xuất bao bì luôn cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định làm như thế nào
để bao bì là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và góp phần để gia tăng giá trị
7
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
của sản phẩm. Không những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một
lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì phải vừa khít, quá trình
đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả
trình bày
Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức
lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng hơn, nhẹ hơn, an toàn hơn
cho môi trường, năng suất đóng gói cao hơn, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên
vật liệu phục vụ cho ngành này ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với
nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và thường xuyên đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự
quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.
Tất cả các doanh nghiệp bao bì đều đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng
đầu. Ngày nay chúng ta không thể mong đợi việc giữ được hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình nếu nhưng không liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất
và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho
khách hàng.
Xem bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà
chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng từ mua hàng từ các cửa hiệu
nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì.
Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng
vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm

ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn
hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì
phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì. Các
khách hàng do đó trông đợi vào các nhà sản xuất sẽ mở rộng bao bì cung cấp không
chỉ tại chỗ mà còn trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng,
sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con
người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất
bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản
xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp bao bì của Việt Nam chỉ khi có sự liên kết
chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản
lý chiến lược thì mới có khả năng cạnh tranh và lớn mạnh hơn.
V. Sản phẩm thích ứng với bao bì kim loại
1. Các yếu tố làm biến đổi bao bì và sản phẩm bên trong
1.1 Oxy không khí
Oxy từ môi trường không khí là nguyên nhân chính gây ra phản ứng oxy
hóa trong sản phẩm thực phẩm. Oxy còn tham gia vào quá trình hô hấp của nguyên
liệu thực vật. Quy trình này có thể thay đổi đang kể thành phần sinh hóa của nguyên
liệu, làm vi sinh vật yếm khí có điều kiện phát triển.
1.2 Độ ẩm
8
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
Thành phần nước và ẩm trong không khí và sản phẩm tham gia vào các quá trình thủy
phân đồng thời là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
* Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là yếu tố xúc tác các phản ứng phân hủy, xúc tiến quá
trình oxy hóa mỡ, làm mỡ bị mất màu do chất màu bị phân hủy, giảm hương
vị trong rượu, bia. Tùy vào khoảng sóng mà có tác dụng nhất định tới bao bì
và sản phẩm. Do vậy, khi bao gói sản phẩm cần biết dải sóng ánh sáng ảnh

hưởng để chọn vật liệu bao bì và có cách bảo quản cho thích hợp.
Một số yếu tố môi trường trên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng bao bì. Chúng xúc tiến quá trình biến màu của bao bì, tạo điều kiện
tốt cho các loại vi sinh vật nhất là nấm mốc phát triển trên bề mặt hoặc tham
gia trực tiếp vào quá trình ăn mòn hộp sắt.
2. Một số nhóm sản phẩm điển hình dùng bao bì kim loại
2.1. Thị trường bao bì kim loại
Do có nhiều ưu điểm nổi trội mà bao bì kim loại được ứng dụng rộng rãi
trên hầu hết các loại mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm đồ
hộp, bánh kẹo và đồ uống
2.2. Các sản phẩm sử dụng bao bì kim loại
2.2.1. Sản phẩm cafe
Cà phê là một loại thức uống có từ lâu đời và liên tục được phát triển. Đến
nay nó đã là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Đây là một loại hàng vị giác có hương vị phong phú, trong thành phần hóa
học có chất đặc biệt như cafein .
Cafe hạt được rang với nhiệt độ cao. Trong quá trình này nó chuyển sang
màu vàng và tạo ra mùi thơm đặc trưng.
Để giữ được hương vị đặc trưng này và làm thỏa mãn nhu cầu của người sử
dụng, cafe bắt buộc phải được đóng gói, vận chuyển và phân phối trong
những bao bì kín. Hộp kim loại và bao gói bằng giấy nhôm là những vật liệu
có thể dùng để bao gói được. Tuy nhiên, bao gói bằng giấy nhôm phải được
hút chân không để tránh bao gói bị rách vỡ. Quá trình này làm ảnh hưởng
tới hương vị của cafe.
Hộp kim loại chứng tỏ là sự lựa chọn tối ưu cho bao bì cafe. Cafe sau khi
xay, được đưa vào những silo kín và đóng gói vào những hộp kim loại. Các
hộp này sau đó được hút chân không và ghép mí. Bốn tám tiếng sau, áp suất
trong hộp trở lại bình thường. Phương pháp này giúp cho cafe giữ nguyên
được hương vị của nó tới tận tay người tiêu dùng.
Bao bì kim loại còn có những lợi thế đáng kể khác như khả tạo hình dáng,

các đường hằn đặc trưng và chất lượng in ấn tuyệt hảo. Kim loại với đặc
tính bền vững sẵn còn giúp cho các hộp chứa có thể xếp chồng lên nhau và
9
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
được hàn kín.
2.2.2. Trà khô
Trà xanh là đồ uống không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn thể hiện một nét văn
hóa truyền thống. Tùy từng vùng mà hương vị trà khác nhau. Bên cạnh đó,
các yếu tố như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và ôxy cũng ảnh hưởng lớn đến
chất lượng của trà.
Cũng như cafe, hộp kim loại thể hiện tính ưu việt hơn hẳn các loại bao bì
khác trong việc giữ nguyên hương vị trà. Đựng trà trong những hộp kín, để
ở nơi thoáng mát, khô ráo và tối sẽ giúp bảo quản trà ngon tới 3 năm.
2.2.3. Các loại đồ hộp
Bao bì kim loại sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp đồ hộp đặc biệt là
bao bì nhôm. Đây là vật liệu thay thể rất tốt cho thứ sắt tây “cổ truyền”.
Nhôm có độ bền ăn mòn cao. Đó là nhờ một màng oxit cực mỏng xuất hiện
trên bề mặt nhôm; lớp này về sau trở thành lớp vỏ bảo vệ kim loại trước sự
tấn công của oxi. Ngoài ra, nó còn có một tính chất quý báu nữa: không phá
hủy các vitamin. Vì vậy, người ta dùng nhôm cho các ngành công nghiệp bơ
sữa, đường, bánh kẹo, rượu bia.
2.2.4 Các loại đồ hộp chế biến từ rau, quả
* Các loại đồ hộp chế biến từ rau:
- Đồ hộp rau nấu thành món: Rau được chế biến cùng với thịt, cá, dầu,
đường, muối, cà chua cô đặc và gia vị khác, đem rán hay hấp.
- Đồ hộp nước rau: Được chế biến từ các loại rau, củ có thể làm nước uống
được.
* Các loại đồ hộp chế biến từ quả :
- Đồ hộp quả nước đường: được chế biến từ các loại quả, qua các quá trình

xử lý sơ bộ, rồi ngâm trong dung dịch nước đường, loại đồ hộp này còn giữ
được tính chất đặc trưng của nguyên liệu.
- Đồ hộp nước quả:
Có 2 dạng:
* Dạng nước quả không có thịt quả
* Dạng nước quả có thịt quả
Đồ hộp nước quả dùng để uống trực tiếp hoặc lấy nước quả để chế biến mứt
đông, sirô quả, rượu
Trong quá trình chế biến, khi rót hộp, nước đường cần có nhiệt độ 80-850C.
Hộp rót nước đường xong, đem ghép nắp ngay trên máy ghép với độ chân
không 300-350 mmHg, nếu để chậm sản phẩm bị biến màu và dễ nhiễm
trùng. Sau đó đem thanh trùng ngay, không nên để lâu quá 30 phút, để tránh
hiện tượng lên men trước khi thanh trùng và giảm nhiệt độ ban đầu của đồ
hộp. Tuỳ theo chủng loại sản phẩm và số hiệu hộp, chế độ thanh trùng khác
nhau. Nhiệt độ thanh trùng thường ở 100
0
C, trong thời gian dài tùy từng đặc
10
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
tính của sản phẩm. Chính vì làm việc trong nhiệt độ cao kéo dài như vậy mà
bao bì kim loại là phương án được lựa chọn.
Bao bì đồ hộp thường làm bằng sắt, dễ bị oxy hoá khi đựng thực phẩm, nhất
là loại có chứa nước như trái cây. Phủ thêm lớp thiếc hoặc vecni để chống gỉ
sét, sẽ kéo dài thời gian bảo quản. Tráng vecni có lợi điểm là không nghe
mùi và vỏ hộp sử dụng vecni không bị màu tự nhiên của trái cây nhuộm cho
nên thành bao bì bên trong không bao giờ xuất hiện những vết loang lổ màu
xám đen khi để lâu, nhưng giá thành cao. Cho nên, thông thường với những
loại trái cây màu nhẹ như dứa, chôm chôm, vải…dùng vỏ hộp tráng thiếc;
trái cây màu mạnh như chuối, xoài…thì dùng vỏ tráng vecni.

2.2.5 Các loại đồ hộp chế biến từ thịt
Đây là loại đồ hộp thực phẩm chủ yếu được bảo quản trong bao bì kim loại.
Bao gồm:
- Đồ hộp thịt tự nhiên.
- Đồ hộp thịt gia vị.
- Đồ hộp thịt đậu.
- Đồ hộp chế biến từ thịt đã chế biến: như xúc xích, jampon, paté, lạp
xưởng
- Đồ hộp thịt gia cầm.
- Đồ hộp thịt ướp, thịt hun khói.
Trong quá trình chế biến khối thịt sau khi được bài khí xong phải được ghép
mí ngay. Sau đó đưa đi thanh trùng ở 1210C. Thanh trùng nhiệt áp dụng cho
sản phẩm này có lợi vì: vừa tác dụng tiêu diệt vi sinh vật, vừa giữ được chất
lượng sản phẩm.
2.2.6 Các loại đồ hộp chế biến từ thủy sản
Đồ hộp thủy sản không gia vị
* Đồ hộp cá thu không gia vị
* Đồ hộp tôm không gia vị
* Đồ hộp cua không gia vị
Bao bì kim loại được dùng do có các tính năng như dễ ghép mí chặt và kín,
truyền nhiệt dễ dàng thích hợp quá trình thanh trùng sản phẩm. Vì pH của
sản phẩm lớn hơn 4,6 nên chọn chế độ thanh trùng ở 115-121
0
C trong
khoảng thời gian từ 40 – 105 phút, áp suất cho quá trình thanh trùng ở chế
độ này ở 1.3 bar. Thời gian có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật là khoảng 30-40
phút, thời gian còn lại có tác dụng làm mềm sản phẩm.
Thời gian thanh trùng với một số loại hộp có kích cỡ khác nhau:
Kích cỡ hộp Thời gian thanh trùng
202 x 308 100 phút

401 x 411 160 phút
11
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
603 x 408 200 phút
603 x 700 240 phút
Mỗi sản phẩm chỉ phù hợp với một loại hộp có vật liệu, dung tích, kích cỡ
nhất định.
Lớp vecni phải đủ bền để dưới tác dụng nhiệt độ của nước, dầu trong quá
trình chế biến.
2.2.7. Sản phẩm đồ uống có gas
Yêu cầu đặc biệt của loại đồ uống này là bao bì phải chịu được lực ép của
khí gas.
Trước đây, các lọai đồ uống có gas được đựng trong các hộp thép rất nặng,
có thiết diện gần như là hình chữ nhật. Những cái lon này được cấu tạo gồm
3 phần, tức là phần nắp và đáy được gắn vào 1 đọan ống hình trụ ở giữa nhờ
máy ép.
Khi các hãng sản xuất vỏ hộp buộc phải quan tâm nhiều hơn đến việc giảm
giá thành và bảo vệ môi trường, họ chuyển sang sản xuất những hộp mỏng
bằng nhôm. Nhôm mỏng thì có độ bền kém hơn thép. Yêu cầu đặt ra là
những chiếc lon được cán thật mỏng mà vẫn đảm bảo chứa được lượng chất
lỏng bên trong. Điều này được đáp ứng nhờ cấu tạo của lon.
Phần mỏng nhất và vững nhất của lon là phần nắp và được gắn hơi thụt
xuống. Nắp phải đủ bền vững để chịu được lực tác động khi mở lon. Kim
loại ở phần này mỏng do đó đường kính của cái nắp nên nhỏ đến mức có
thể, thường nhỏ hơn 1 chút so với phần thân. Để nối chúng lại với nhau thì
lon phải thắt vào ở phía trên (không thể làm nhỏ đường kính của toàn bộ
lon, vì như vậy sẽ chứa được ít bia hơn). Khi đó, đáy lon cũng phải thắt lại
để chúng có thể xếp chồng lên nhau.
Kim loại ở phần đáy rất mỏng, nếu làm phẳng, chúng rất dễ bị biến dạng. Vì

vậy, đáy phải làm cong để vừa chắc hơn vừa dễ xếp chồng lên nhau, tiện
cho việc vận chuyển.
2.2.8. Các loại đồ hộp chế biến từ sữa
- Sữa cô đặc có đường: Là sản phẩm sữa được bốc hơi nước ở trong những
nồi cô chân không. Cô đặc sữa đã hòa đường ở nhiệt độ không cao lắm
(khoảng 50
0
C), nên chất lượng sữa không thay đổi nhiều. Thanh trùng sữa ở
nhiệt độ từ 75
o
C trở lên. Tuy nhiên cao hơn 95
0
C sẽ ảnh hưởng tới hương vị
của sữa.
- Sữa bột: Sữa sau khi cô đặc, được sấy khô. Có thể sấy theo 2 phương
pháp: Sấy nóng và sấy lạnh. Sấy lạnh bảo đảm được phẩm chất của sữa hơn
nhưng tốn kém nhiều năng lượng và thời gian.
Thanh trùng sữa luôn phải ở nhiệt độ cao trong thời gian dài mới đảm bảo
tiêu diệt vi sinh vật và kéo dài được thời hạn sử dụng. Do vậy bao bì bằng
vật liệu kim loại là lựa chọn không thể thay thế đối với dòng sản phẩm này.
12
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
Với sữa đặc có đường có thể dùng bao bì nhựa nhưng chỉ đựng được lượng
nhỏ sản phẩm và thời gian bảo quản ngắn vì chỉ thanh trùng được trong thời
gian ngắn do tính chất vật liệu bao bì không chịu được nhiệt trong thời gian
dài.
IV. So sánh giữa lon 2 mảnh và lon 3 mảnh
1. Lon 3 mảnh
a. Cấu tạo: công nghệ chế tạo lon 3 mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép.

Lon 3 mảnh gồm thân, đáy và nắp.
- Thân: được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ
và được ghép mí thân.
- Nắp và đáy: được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp có khóa
được ghép với thân sau khi rót thực phẩm)
b. Ưu, nhược điểm: Thân, đáy và nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng,
không mềm dẽo như nhôm, không thể kéo vuốt tạo lon có chiều cao như
nhôm mà chỉ có thể kéo vuốt được những lon có chiều cao tương đối thấp.
Vì thế, lon 3 mảnh thường được sử dụng để chứa đựng các loại thực phẩm ít
tạo ra áp lực tác động lên thành lon và hạn chế sự biến dạng khi bị va chạm
cơ học.
2. So sánh
a. Giống nhau: đều được cấu tạo bởi kim loại, chịu được nhiệt độ và áp suất
tương đối cao, có tính chống thấm, có tác dụng chứa đựng thực phẩm để quá
trình bảo quản, vận chuyển được diễn ra dễ dàng hơn, tuy nhiên, người tiêu
dùng không thể quan sát được sản phẩm ở bên trong.
b. Khác nhau:
Lon 2 mảnh Lon 3 mảnh
Hình dạng
Thường là hình trụ tròn có
chiều cao trung bình.
Chiều cao lon tương đối
thấp.
Tính chất
Dễ bị tác động bởi va chạm
cơ học, áp suất, nhiệt độ.
Ít hơn.
Đặc điểm
- Nắp lon được ghép rời,
trên thân lon không có mối

ghép.
- Mỏng, nhẹ.
- Thân, nắp và đáy lon được
ghép lại với nhau, trên thân
có mối ghép.
- Tương đối dày.
Vật liệu chế tạo Thường là nhôm hoặc thép.
Thường là sắt tây, sắt tráng
thiếc, sắt tráng crom.
Cấu tạo Từ một tấm kim loại được Thân, đáy và nắp được chế
13
Duỗi, trãi thẳng
Bôi trơn để
giảm ma sát
Cắt thành hình tròn
Dập tạo hình thân trụ
sơ bộ
Mang vuốt tạo thân trụ có chiều cao yêu cầu và tạo dạng đáy lon
Cuộn nhôm lá
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
kéo vuốt tạo thành hình trụ
cho lon, sau đó ghép nắp có
khóa vào.
tạo rời, sau đó hàn mí thân
lon lại rồi ghép nắp và đáy
vào.
Ứng dụng
Thường chứa đựng các loại
nước giải khát, thức uống có

gas…
Thường chứa đựng sản
phẩm thực phẩm như thịt,
cá…đóng hộp.
14
Cắt phần thừa ở viền miệng lon
Sấy thân lon
Rửa sạch
chất bôi trơn
In mặt ngoài
thân lon
Phủ vecni bảo vệ
lon, nắp
Sấy khô lớp vecni
Lon thành phẩm
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
15
Một số kim loại khác như Si, Fe, Cu, Mn …
Tinh chế
Quặng bauxit nhôm
Oxit nhôm Al2O3
Điện phân
Nhôm (Al dạng nóng chảy
Rót khuôn tạo thỏi Al
Cán thành tấm
Cuộn nhôm lá
Công nghệ chế tạo lon nhôm 2 mảnh GVHD: Hoàng Xuân
Tùng
16

Nhôm tấm được cắt
thành phôi tròn
Dập tạo hình thân và
đáy
Vuốt mỏng thân lon
Dập lại để giảm kích
thước đáy

×