Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TRIẾT HỌC ARIXTỐT VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.3 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: TRIẾT HỌC ARIXTỐT
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
Học viên thực hiện: Lý Hoàng Kim
STT: 30 – Nhóm 3
Lớp: CHK22- Ngày 4
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
Chương I:
GIỚI THIỆU VỀ ARIXTỐT VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ÔNG 2
1.1Giới thiệu về Arixtốt: 2
1.1.1 Con người Arixtốt: 2
1.1.2 Các tác phẩm tiêu biểu 3
1.2 Tư tưởng triết học của Arixtốt 4
1.2.1 Thuyết nguyên nhân – cơ sở của Siêu hình học 4
1.2.2 Thuyết vận động – cơ sở của Vật lý học 4
1.2.3 Quan điểm về sinh thể, con người và linh hồn 5
1.2.4 Quan điểm về nhận thức – môn Lôgic học 6
1.2.5 Quan điểm về đạo đức 7
1.2.6 Quan điểm về chính trị - xã hội 8
Chương II:
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CƠ BẢN CỦATƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
ARIXTỐT ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY 9
2.1 Những ảnh hưởng tích cực của triết học Arixtốt
đến xã hội phương Tây 9


2.1.1 Về tư tưởng triết học 9
2.1.2 Về lĩnh vực khoa học 10
2.1.2.1 Nhận thức luận – Logic học 10
2.1.2.2 Vật lý học 11
2.1.2.3 Sinh vật học 11
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của triết học Arixtốt
đến xã hội phương Tây 12
2.2.1 Về tư tưởng triết học 12
2.2.2 Về lĩnh vực khoa học: Logic học, vật lý học và sinh vật học 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nhắc đến nền triết học cổ đại Hy Lạp-La Mã, không thể phủ nhận rằng
dân tộc nhỏ bé ấy đã chiếm một vị trí to lớn trong lịch sử triết học nhân loại như
Ph.Ăngghen trong tác phẩm Chống Đuyrinh, đã đánh giá: “Không có cơ sở văn
minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có châu Âu hiện đại được”.[1,90] Và ta
cũng phải kể đến công lao của những nhà triết học lỗi lạc như Platông, tác giả của
thuyết ý niệm (chủ nghĩa duy tâm) và Đêmôcrít, tác giả của thuyết nguyên tử (chủ
nghĩa duy vật). Cũng vào thời điểm này, xuất hiện Arixtốt - một học trò kiệt xuất
của Platông Ông đã cố gắng khắc phục sự đối lập giữa hai khuynh hướng duy
vật và duy tâm, tiến hành nhận xét, phê phán và làm phát triển hơn nữa tư duy triết
học hiện thời. Ông là người đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao cực thịnh
và trở thành “bộ óc bách khoa toàn thư” vĩ đại nhất trong nền triết học và khoa học
Hy Lạp cổ đại. Ông là người mở ra hướng nghiên cứu cho một loạt các khoa học
xã hội và nhân văn chuyên ngành như: chính trị học, kinh tế học, đạo đức học,
thẩm mỹ học, tâm lý học và đặc biệt là khoa logic học hình thức cho đến ngày
nay và sau này vẫn còn nguyên giá trị.
Vì vậy, để có thể hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về tầm ảnh hưởng của
Arixtốt đến xã hội phương Tây nói chung, tư tưởng triết học và lý luận khoa học

phương Tây nói riêng; ta cần tìm hiểu về những tư tưởng triết học cốt lõi của ông.
Đó là cũng là ý nghĩa và mục tiêu của đề tài tiểu luận này: ”Triết học Arixtốt -
những ảnh hưởng cơ bản của nó đến xã hội phương Tây”.
Tiểu luận dựa trên một số tài liệu tham khảo chính như sau:
- Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (đồng chủ biên), Giáo trình
triết học Mác – Lênin, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
- Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học-Phần I Đại cương về lịch sử
triết học, Khoa Lý luận Chính trị-Tiểu ban triết học Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM,
Tp. Hồ Chí Minh, 2011.
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 1
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
Chương I:
GIỚI THIỆU VỀ ARIXTỐT
VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ÔNG
1.1 Giới thiệu về Arixtốt:
1.1.1 Con người Arixtốt:
Arixtốt là một trong những triết gia, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất
trong nền triết học và khoa học cổ Hy Lạp. Ông sinh năm 384 TCN tại Stagira,
một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc
Macédonia. Xuất thân từ một gia đình trí thức, cha của Arixtốt là ngự y của vua
Macédonia, nên từ nhỏ, Arixtốt đã được học về thiên nhiên và sinh vật qua quan
sát cũng như qua các tài liệu y học của phụ thân.
Mười bảy tuổi, Arixtốt tới Athens du học, đúng vào thời điểm Athens vừa
được hồi sinh sau cuộc chiến với Sparta và mau chóng trở thành trung tâm văn hóa
của toàn khu vực nói tiếng Hy Lạp. Athens được coi là quê hương của kịch nghệ,
của ngôn ngữ thời thượng, trung tâm buôn bán và trao đổi sách vở của toàn cõi Hy
Lạp. Arixtốt theo học tại Học Viện dưới sự hướng dẫn của Platông, học trò của
Xôcrát - người được coi là ông tổ của triết học Hy Lạp, trong suốt 20 năm và
nghiên cứu đủ mọi ngành học thuật từ toán học, văn học, sinh vật học cho đến triết
học. Có thể nói Arixtốt không chỉ là một sinh viên mà đã trở thành trợ giáo của

Platông tại Học Viện. Arixtốt chú trọng đặc biệt đến siêu hình học (metaphysics) -
môn học nghiên cứu về “ý tưởng”, những gì bên ngoài và ở bên kia thực tại,
không phụ thuộc vào giác quan cùng thiên văn học và chính trị học. Về sau, năm
335 TCN, Arixtốt tự thành lập trường học Lyceum, chuyên nghiên cứu về sinh lý
học và động vật học.
Năm 322 TCN, Arixtốt qua đời, để lại cho nhân loại một hệ thống tri thức
đồ sộ và có ảnh hưởng sâu rộng đến triết học phương Tây giai đoạn bấy giờ đến
giai đoạn hiện nay.
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 2
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
1.1.2 Các tác phẩm tiêu biểu
Những tác phẩm của Arixtốt lên đến hàng trăm cuốn. Toàn thể các tác
phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hy Lạp nhưng khác với bộ bách khoa
của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra.
Trước hết là những tác phẩm về luận lý dạy các cách xếp đặt và phân loại
các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lý học, thiên văn học, khí
tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh hồn, về
cơ thể sinh vật. Loại thứ ba là những sách dạy về cách viết văn và làm thơ. Loại
thứ tư là những sách về triết lý như đạo đức học, chính trị học và siêu hình học.
Năm 350 TCN, Arixtốt viết Chính Trị Luận – quyển sách căn bản cho
chính trị học phương Tây và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư tưởng gia đời sau.
Trong Chính Trị Luận, Arixtốt dùng phương pháp quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ
nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết
yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài phương pháp
quy nạp, Arixtốt cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước lý tưởng
và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền
chính trị mang lại điều tốt nhất cho con người. Chính Trị Luận có 8 quyển:
Quyển I mang tựa đề Lý thuyết về gia đình.
Quyển II bàn về các nhà nước lý tưởng trên lý thuyết và thực tế.
Quyển III khảo sát về bản chất công dân và các mô hình hiến pháp.

Quyển IV luận về các mô hình hiến pháp và các dạng mô hình trong thực tế.
Quyển V tập trung về nguyên nhân của cách mạng và sự thay đổi chế độ.
Quyển VI bàn về các phương thức thiết lập chế độ Dân chủ, liên quan đến
ba ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp và lập pháp.
Quyển VII đề cập đến các lý tưởng chính trị và các nguyên tắc giáo dục .
Quyển VIII chủ yếu bàn về giáo dục, nhiệm vụ cốt lõi của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, các học trò của Arixtốt cũng đã sưu tập và đặt tên cho các tác
phẩm của Thầy như: Công cụ nhận thức (Organon), Siêu hình học (Metaphysics),
Vật lý học, Chính trị học, Đạo đức học, Thi ca học
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 3
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
1.2 Tư tưởng triết học của Arixtốt:
1.2.1 Thuyết nguyên nhân – cơ sở của Siêu hình học:
Platông, người Thầy của Arixtốt, nổi tiếng với thuyết ý niệm khi cho rằng
thế giới hiện tại gồm hai bộ phận: thế giới ý niệm và thế giới sự vật. Trong đó, coi
ý niệm là cái có trước, cái sản sinh, là nguyên nhân sinh ra sự vật.
Arixtốt đã nói: “Platông là Thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn Thầy”, ông
đã đứng trên quan niệm duy vật tiến bộ để phê phán thuyết ý niệm của Platông.
Theo Arixtốt, tồn tại nói chung xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản: vật chất,
hình thức, vận động và mục đích [1,111]. Ông cho rằng vật chất và hình thức là hai
nguyên nhân cơ bản (nhị nguyên luận). Tuy nhiên, Arixtốt coi hình thức có vai trò
quyết định (nhất nguyên luận duy tâm); bởi vì, nếu không có hình thức thì vật chất
chỉ là khả năng thụ động chứ không phải là hiện thực. Arixtốt giải thích rằng hình
thức là thực chất của tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật; nó chứa đựng trong
mình cả vận động và mục đích. Nhờ tính tích cực của hình thức mà mọi sự vật vận
động được, còn vận động chỉ là một quá trình khách quan diễn ra tự nhiên theo
một trình tự đã sắp xếp sẵn, mà Người đứng ra sắp xếp là Thượng đế.
Như vậy, khi xác định bản chất sâu xa của sự vật, Arixtốt lại rơi vào chủ
nghĩa duy tâm thần bí, tin vào sức mạnh tối thượng của Thượng đế, đi gần về
thuyết ý niệm của Platông.

1.2.2 Thuyết vận động – cơ sở của Vật lý học:
Trên cơ sở phê phán học thuyết ý niệm của Platông, Arixtốt đã xây dựng hệ
thống triết học riêng của mình, ông thừa nhận giới tự nhiên tồn tại một cách khách
quan với những sự vật hết sức đa dạng. Vật lý học nghiên cứu các dạng tồn tại cụ
thể của nó; ông coi đây cũng là triết học, nhưng là “triết học thứ hai”.
Giới tự nhiên bao gồm toàn bộ các sự vật luôn vận động, biến đổi và có
quan hệ với nhau. Thông qua vận động mà giới tự nhiên được biểu hiện ra. Vận
động không tách rời vật thể tự nhiên. Các sự vật luôn vận động không ngừng bên
trong chúng và thống nhất chặt chẽ về hình thức và vật chất với sáu hình thức là
phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm và di chuyển vị trí. Arixtốt thừa
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 4
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
nhận cái hích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc
thần thánh của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên. [1,112]
Vạn vật trong vụ trũ được cấu thành từ bốn yếu tố vật chất (đất, nước, lửa,
không khí) mang bốn tính chất nguyên thuỷ (nóng, lạnh, khô, ẩm), được đặc trưng
bằng chuyển động thẳng, mang tính cưỡng bức, dựa trên nguyên lý vật nặng rơi
nhanh hơn vật nhẹ. Mỗi yếu tố có một xu hướng vận động riêng mà sự xung đột
giữa chúng tạo ra sự chuyển hoá nội tại, đưa đến sự biến đổi trong tự nhiên.
Từ những quan niệm vật lý trên, Arixtốt là người khởi xướng ra thuyết địa
tâm coi Trái đất là hình cầu, là trung tâm của vũ trụ. Từ Mặt Trăng trở xuống là
Đất, thế giới trần trục, không hoàn thiện với đặc trưng cơ bản là chuyển động
thẳng, được cấu thành từ các nguyên tố tự nhiên như đất, nước, không khí và lửa.
Từ Mặt Trăng trở lên là Trời; thế giới thần thánh, hoàn thiện với đặc trưng cơ bản
là chuyển động tròn cấu thành từ yếu tố siêu nhiên (ether) linh hoạt…[2,17-18].
Nhìn chung, quan điểm về giới tự nhiên của Arixtốt cũng biểu hiện sự dao
động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
1.2.3 Quan điểm về sinh thể, con người và linh hồn:
Dựa trên thuyết nguyên nhân – mọi sự vật tồn tại trong vũ trụ đều được
hình thành từ hai nguyên nhân cơ bản (hình thức và vật chất), Arixtốt cho rằng

sinh thể và con người được cấu thành từ hai yếu tố là thể xác và linh hồn. Trong
sự kết hợp này, thì linh hồn giữ vai trò chủ đạo - “linh hồn là công thức quyết định
bản chất của sự vật”. Theo Arixtốt, không có linh hồn bất tử, không có linh hồn
trong cơ thể chết và cũng không có linh hồn nằm bên ngoài thể xác vật chất.
Arixtốt chia linh hồn thành ba loại theo các cấp độ sau :
- Linh hồn thực vật, khả tử, thực hiện chức năng nuôi dưỡng và sinh sản
- Linh hồn động vật, khả tử, thực hiện chức năng cảm ứng với môi trường
xung quanh.
- Linh hồn lý tính, bất tử, thực hiện chức năng hoạt động nhận thức.[1,112]
Theo ông, trong mỗi con người hiện hữu đều tồn tại cả ba loại linh hồn trên.
Con người là một sinh thể có lý trí. Chỉ khi con người chết đi, linh hồn thực vật và
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 5
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
động vật sẽ mất đi cùng với sự tan rã của thể xác, còn linh hồn lý tính luôn tồn tại
bất diệt.
1.2.4 Quan điểm về nhận thức – môn Logic học:
Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, ông coi nhận thức
là một quá trình xuất phát từ thực tại khách quan trải qua giai đoạn cảm giác, biểu
tượng (nhận thức cảm tính), để đến tư duy lý luận (nhận thức lý tính). Chỉ có nhận
thức lý tính mới khám phá được cái quy luật, bản chất của sự vật. Arixtốt xem
nhận thức như là một hoạt động bản tính của linh hồn con người, tuy nhiên, ông
cho rằng linh hồn con người vừa mới sinh ra tựa như một tấm bảng trắng. Dần
dần, những tác động của thực tại khách quan đi vào cảm giác, đi vào linh hồn, ghi
chép lên linh hồn con người những dòng tri thức.
Trong thực tế, sự vật trong thực tại khách quan muôn hình vạn trạng, không
ngừng biến đổi và phát triển. Từ đó, các ngành khoa học ra đời, nhằm khám phá ra
cái quy luật bản chất của các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, tích luỹ thành trí thức
nhân loại. Arixtốt là người đầu tiên đã phân khoa học thành ba nhóm sau: khoa
học thực hành (đạo đức học, chính trị học…), khoa học tư biện – lý thuyết (siêu
hình học, vật lý học, toán học…) và khoa học sáng tạo (thi ca, nghệ thuật…).[1,113]

Tuy nhiên, để tránh sai lầm trên con đường đi tìm bản chất của thế giới,
khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì linh hồn lý tính cần được trang bị
một phương pháp tư duy đúng đắn – mà theo Arixtốt, đó là tư duy Logic học.
Những quy luật cơ bản trong tư duy Logic học hình thức của Arixtốt: quy
luật đồng nhất (A là A); quy luật mâu thuẫn (không có chuyện A và không A), quy
luật bài trung (S là P hoặc S không là P). [3,55].Từ đây, Arixtốt đã xây dựng thành
công nên phương pháp chứng minh tam đoạn luận. Trong một tam đoạn luận, một
phán đoán (kết quả) được suy diễn từ hai phán đoán (tiền đề) đúng khác (nếu A
thuộc B và B thuộc C, thì A thuộc C). Điều khó khăn cần phải giải quyết trong
một tam đoạn luận là nếu phần thứ nhất không được chính xác thì phần kết luận cố
nhiên cũng sai.Tam đoạn luận đã giữ một vai trò quan trọng trong nền triết học sau
này.
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 6
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
Các phương pháp Arixtốt đề cập trong triết học của mình là phân tích và
tổng hợp, diễn dịch và quy nạp; chúng được ông trình bày trong mối quan hệ biện
chứng với nhau và thông qua tam đoạn luận. Trong đó phân tích diễn dịch được
đặt lên vị trí hàng đầu. Ông đã nêu ra 10 phạm trù: bản chất, số lượng, chất lượng,
quan hệ, vị trí, thời gian, tư thế, sỡ hữu, hoạt động, thụ động. Các phạm trù đó có
quan hệ chặt chẽ với nhau và cho phép nhận thức thực tại đầy đủ hơn, vì chúng
phản ánh nội dung, hình thức và quy luật của thế giới và tư duy của con người.
Mặc dù ở một mức độ nhất định, Arixtốt chưa thấy hết được vai trò của
phương pháp quy nạp và đánh giá cao vai trò của phương pháp diễn dịch trong
nhận thức, nhưng về cơ bản, ông đã hiểu đúng nội dung và sự thống nhất biện
chứng giữa chúng. Arixtốt đã bao quát được toàn bộ phạm vị, đối tượng và thực
chất của Logic học, đặt nền tảng cho Logic học phát triển trong nhiều thế kỷ sau.
1.2.5 Quan điểm về đạo đức:
Arixtốt coi đạo đức học là sự mở rộng nhận thức vào lĩnh vực hành vi con
người, là môn khoa học quan trọng sau triết học. [3,56] Trong đạo đức học, Arixtốt
đặc biệt quan tâm đến vấn đề phẩm hạnh. Ông cho rằng: ngu dốt, sai lầm là nguồn

gốc của cái ác; lý trí và lẽ đời thường là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm
hạnh của con người.[1,114] Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm về hạnh
phúc. Dựa vào nguồn gốc hình thành, ông chia phẩm hạnh ra làm hai loại:
- Phẩm hạnh lý tính: là dạng phẩm hạnh con người có được dựa vào việc
thấu hiểu và làm theo chân lý, do thông qua giáo dục và đào tạo. Người có phẩm
hạnh lý tính là người có tri thức kinh nghiệm, định hướng và làm chủ được trong
đời sống của mình.
- Phẩm hạnh luân lý: là dạng phẩm hạnh con người có được do thói quen
làm theo những tập quán lâu đời của cộng đồng (thuyết trung dung). Các phẩm
hạnh luân lý cốt yếu trong xã hội này là: can đảm, tiết độ, công bằng, khôn ngoan,
cao thượng, hào phóng, bằng hữu và tự trọng.
Con người cảm thấy khoái lạc khi bản thân sống có đức hạnh. Tuy nhiên,
những khoái lạc giác quan này chưa phải là chìa khoá của hạnh phúc. Hạnh phúc
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 7
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
bao gồm sự khoái lạc giác quan (đức hạnh trong hành vi) kết hợp với sự khoái lạc
của tâm trí (sự phát triển khả năng suy luận) được xem xét trong sự biến đổi của
các điều kiện khách quan (tiền bạc, sức khoẻ, công bằng xã hội…).[1,114]
1.2.6 Quan điểm về chính trị - xã hội:
Arixtốt được xem là “người sáng lập ra khoa học chính trị” - chính trị học,
ngành khoa học chuyên nghiên cứu về quyền lực, chính thể, tổ chức và hoạt động
của nhà nước. Ông vận dụng thuyết trung dung (từ quan điểm đạo đức học) để xây
dựng lý luận về nhà nước.
Theo Arixtốt, con người không chỉ là một sinh thể biết nhận thức, biết sống
có đạo đức mà còn là một động vật chính trị. Con người từ nhận thức của bản thân
hình thành nên đạo đức, từ đạo đức phát triển nên nhu cầu được giao tiếp trao đổi
với cá nhân khác. Từ đó, hình thành nên các hình thức giao tiếp nhỏ như gia đình,
dòng họ, đến làng xã và cuối cùng là nhà nước – hình thức giao tiếp cộng đồng
cao nhất.
Sứ mệnh của nhà nước là đảm bảo cho mọi người trong cộng đồng (trừ nô

lệ) một cuộc sống hạnh phúc với phúc lợi ngày càng cao. Bộ máy tổ chức của nhà
nước hoạt động trên ba khía cạnh: lập pháp, hành pháp và xét xử.[1,115] Tuy nhiên,
Arixtốt chỉ phân biệt các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, chứ ông chưa chhỉ rõ
phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong các thành tốt đó. Ông
nhấn mạnh nhà nước cần phải xây dựng hệ thống hiến pháp và luật pháp nhằm cai
trị cộng đồng người, trong đó, hiến pháp là cơ sở, trên đó, mọi luật pháp của quốc
gia được ban hành. Dựa theo thuyết trung dung, ông cho rằng, chính quyền không
nên thuộc về tay những người giàu mà cũng không nên rơi vào tay những người
nghèo, mà chính quyền nên thuộc về tầng lớp chủ nô trung lưu – tầng lớp của
Arixtốt.
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 8
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
Chương II: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CƠ BẢN
CỦA TRIẾT HỌC ARIXTỐT ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
2.1Những ảnh hưởng tích cực của triết học Arixtốt đến xã hội phươngTây:
2.1.1 Về tư tưởng triết học:
V.Gátpi - nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng, trong "Arixtốt -
nhà lịch sử triết học" (xuất bản năm 1969 ở Kiép - Liên Xô) đã khẳng định Arixtốt
là nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, là người
đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học. Nói cách khác, theo ông, bắt đầu từ
Arixtốt, lịch sử triết học mới ra đời và phát triển.
V.Gátpi cho rằng, hơn các nhà triết học cùng thời, Arixtốt có bộ óc bách
khoa, ông không những kế thừa được những tinh hoa tư tưởng triết học thời ấy,
mà còn tổng kết, phân loại các tài liệu lịch sử triết học, tìm ra những giá trị tiến bộ
của tư tưởng triết học và nâng chúng lên tầm cao mới
Trong tác phẩm của mình, Gátpi không chỉ làm nổi bật học thuyết về vận
động của Arixtốt, mà còn từ quan điểm vận động này biểu đạt ý tưởng về sự vận
động tư tưởng trong lịch sử phát triển của nó. Gátpi đã chứng minh một cách
thuyết phục vai trò và ý nghĩa triết học của học thuyết triết học Arixtốt và coi học
thuyết này là khởi nguồn của sự phát triển tư tưởng lịch sử triết học.

Đanhenlia - nhà triết học Grudia nổi tiếng, trong tác phẩm "Arixtốt viết về
các bậc tiền bối" (Nxb Tờbilixi, 1978), đã khẳng định: các tác phẩm của Arixtốt có
một ý nghĩa quan trọng vì nó là minh chứng về nguồn gốc của lịch sử triết học Hy
Lạp cổ đại. Trong kết quả nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra những kết luận xác
đáng: (1) Arixtốt là người đã có công hệ thống hóa triết học trong thế giới cổ đại
với một sự chính xác đến mức kinh ngạc, là người đã vạch ra cả cấu trúc logic của
các quan điểm, các học thuyết triết học trước đó, đem lại sự tường minh cho các
vấn đề phức tạp. (2) Arixtốt không chỉ là người đã có công tổng kết tư tưởng triết
học, làm sống lại những tư tưởng của các bậc tiền bối, mà còn là người tổ chức,
định hướng cho công tác nghiên cứu và phát triển triết học của những người kế tục
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 9
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
ông. (3) Trong đi sản triết học của Arixtốt, không còn nghi ngờ gì nữa, đã có
những tuyển tập các công trình, luận văn nghiên cứu về lịch sử triết học.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở Mátxcơva (Liên Xô), xuất hiện một
công trình nghiên cứu có tiếng vang lớn của Lôxép: Lịch sử mỹ học cổ đại -
Arixtôt và các tác phẩm kinh điển. Trong tác phẩm này, Lôxép khẳng định:
Arixtốt là người sáng lập lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại.
Cho đến nay sự tìm kiếm điểm khởi đầu của quá trình phát sinh lịch sử triết
học vẫn còn tiếp tục. Nhiều nhà triết học macxít đã coi Arixtốt là người mở đầu
lịch sử tư duy triết học, là người đã giải phóng triệt để tư duy tiền khoa học, là
người đầu tiên đã tổng kết, khái quát lịch sử tri thức nhân loại và đưa triết học phát
triền lên tầm cao mới nhờ việc phê phán học thuyết về “con số" của Pitago, học
thuyết về “ý niệm" của Platông. Có lẽ là như vậy, và lịch sử triết học đã ra đời từ
đó. Nét đặc biệt của thời đại Arixtốt chính là giai đoạn tổng kết và tích luỹ tri thức
mà người cổ đại đã đạt được là giai đoạn mà sự vận động và tiến bộ xã hội diễn ra
rất nhanh, trên nền tảng ấy triết học phát triển và đã đem lại một cách nhìn mới về
thế giới trong một chỉnh thể thống nhất.
2.1.2 Về lĩnh vực khoa học:
2.1.2.1 Nhận thức luận - Logic học:

Lý luận về nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng
về nhận thức luận thời cổ đại Hy Lạp. Đỉnh cao nhận thức luận của Arixtốt là
phương pháp tư duy Logic - Logic hình thức được tôn vinh trong suốt thời Trung
cổ. Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của tư duy
nhằm đạt tới chân lý khách quan. Trong lý luận Logic của mình, Arixtốt đã đi sâu
nghiên cứu về khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh. Ông cũng đã trình bày
ba quy luật cơ bản, mười cặp phạm trù của logic học.Thành tích xuất sắc của
Arixtốt là xây dựng học thuyết tam đoạn luận.
Thời đại này, Logic học của Arixtốt rất phổ biến, được xem như những
chân lý cuối cùng, tuyệt đích. Có thể nói, trong suốt thời Trung cổ, Logic học
mang tính kinh viện và hầu như không được bổ sung thêm điều gì đáng kể. Đến
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 10
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
thời đại Phục hưng và thời đại sau đó, do có những phát triển mạnh trong lĩnh vực
khoa học – phép tính vi phân, tích phân logic học của Arixtốt bắt buộc phại thay
đổi cho phù hợp.
Như vậy, sự hình thành và phát triển của logic học nói chung và logic hình
thức hiện đại nói riêng đều xuất phát trên cơ sở sự phát triển nhận thức của con
người, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, thực tiễn. Nó ra đời để phản ánh ngày
càng sâu sắc, chính xác và đầy đủ hiện thực khách quan, giải quyết những vấn đề
thực tiễn. Ngày nay sự phát triển của xã hội, của khoa học và công nghệ càng đòi
hỏi con người phải có tư duy logic. Điều đó nói lên vai trò vô cùng quan trọng của
logic hình thức, mặc dù nó chỉ là điều kiện cần. Nhận xét về lĩnh vực Logic học
của Arixtốt, Mác đã đánh giá: “ tư tưởng thâm thúy của Arixtốt vạch ra những vấn
đề trừu tượng nhất một cách thật đáng kinh ngạc ”
2.1.2.2 Vật lý học:
Arixtốt là người cha đỡ đầu của vật lý học. Theo ông, để nhận thức được
giới tự nhiên, vật lý học phải nghiên cứu các quy luật cơ bản (nguyên nhân ban
đầu), những quy luật bộ phận (nguyên lý ban đầu), những hạt cơ bản (những
nguyên tố) tạo thành mọi vật.

Vào thế kỷ thứ IV TCN, Arixtốt nhà triết học vĩ đại người Hy Lạp, người
cha đỡ đầu của vật lý học, đã viết quyển "Vật Lý học" đầu tiên của nhân loại.
Phương pháp trình bày của Aritxtote trong cuốn sách này khác hẳn ngày nay.
Trong sách hoàn toàn không có công thức toán học và không có thí nghiệm. Ông
đi đến kết luận bằng cách lập luận và bằng trực giác.
Qua quan sát giới tự nhiên, ông công nhận sự tồn tại khách quan của vật
chất. Ông đã xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống
nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó.
2.1.2.2 Sinh vật học:
Arixtốt cần mẫn nghiên cứu những loài động vật khác nhau nhằm vạch rõ
thứ tự của giới tự nhiên. Các nhà triết học khác chỉ dựa vào suy lý để đưa ra kết
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 11
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
luận, nhưng ông thì không ngừng quan sát hoạt động của giới tự nhiên, và theo
những căn cứ có quy luật để đưa ra quy luật chung về thế giới.
Arixtốt phân chia thế giới sinh vật ra làm hai: động vật và thực vật. Qua
quan sát những loài động vật khác nhau, ông chia động vật thành động vật có
xương sống và động vật không có xương sống. Những cách phân loại của ông khá
tương đồng và là điều kiện cơ sở cho cách phân loại của các nhà sinh vật học đời
sau.
Nhìn chung, hệ thống triết học tự nhiên của Arixtốt đã đề cập đến nhiều vấn
đề thực tế hơn, dẫn đến nhiều kết luận phù hợp với thực tại xung quanh. Do đo, nó
ảnh hưởng trực tiếp hơn đến nền khoa học tự nhiên thời bấy giờ.
Năm 342 tCN, khi Arixtốt 42 tuổi, ông được mời đến vương quốc
Macédonia làm thầy giáo cho hoàng tử. Cuộc gặp gỡ này có ý nghĩa rất to lớn, vì
vị hoàng tử này khi đó chỉ mới 14 tuổi này sau 6 năm kế thừa ngôi vua chính là
Alexandre đại đế lừng danh trong lịch sử. Với bước chân chinh phục của
Alexandre đại đế, hệ tư tưởng và các học thuyết trên mọi lĩnh vực của Arixtốt
được truyền bá đến châu Âu, đặt nền móng cho sự phát triển văn hoá – khoa học
của phương Tây sau này.

2.2Những ảnh hưởng tiêu cực của triết học Arixtốt đến xã hội phương Tây:
2.2.1 Về tư tưởng triết học:
Arixtốt là học trò xuất sắc của Platông, và chính ông cũng là người nhận ra
sai lầm của thầy học mình về học thuyết ý niệm. Sai lầm của Platông là ở chỗ, ông
đã tách rời bản chất khỏi cái có bản chất đó, và biến ngay cái chung (khái niệm)
thành cái riêng bên cạnh thế giới cảm tính, quyết định thế giới cảm tính. Tuy
nhiên, về định hướng tư tưởng triết học của bản thân, Arixtốt còn loay hoay giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm (nhị nguyên luận) mà cuối cùng là hướng
con người về chủ nghĩa duy tâm thần bí (hình thức có vai trò quyết định vật chất).
Sai lầm có tính chất duy tâm của Arixtốt là nâng cao vai trò của Thượng đế (yếu
tố hữu thần) trong quá trình vận động của giới tự nhiên. Đây là điều kiện cơ sở cho
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 12
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
các nhà tư tưởng tôn giáo lợi dụng nhằm tạo sức ảnh hưởng của giáo lý mình đối với
đời sống quần chúng nhân dân.
2.2.2 Về các ngành khoa học: logic học, vật lý học và sinh vật học:
Logic học của Arixtốt chủ yếu đề cập đến phương pháp tư duy diễn dịch, đã
trở nên chật hẹp, không đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển khoa
học, đặc biệt là các khoa học thực nghiệm.
Vật lý học của Arixtốt cho rằng trái đất là hình cầu, trái đất là trung tâm của
vũ trụ. Arixtốt là người đặt nền móng cho thuyết vũ trụ địa tâm. Bên cạnh đó,
quan niệm của ông về vận động của vật thể cho rằng: vật thể nặng rơi nhanh hơn
vật thể nhẹ. Ông phủ nhận chân không vì nếu có chân không thì trong môi trường
không có sức cản, tốc độ mọi vật đều lớn vô hạn và mọi vật đều rơi với vận tốc
như nhau.
Kết quả quan sát trực quan của Arixtốt về giới tự nhiên nhiều khi cũng gây
nên những kết luận sai lầm như: ông cho rằng tim là nơi của trí năng. Ông cho
rằng tất cả các sinh vật giống như một chuỗi hình dạng, mỗi hình dạng tượng
trưng cho một mắt xích đi từ ít hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh nhất. Theo quan điểm
này, các loài là cố định và không có sự tiến hóa.

Cái bóng quá lớn trong triết học Arixtốt đã gây khó khăn không nhỏ cho
các thế hệ sau đi bác bỏ quan điểm sai lầm của ông, tiêu biểu như: Bêcơn dùng
thuyết quy nạp chống lại tam đoạn luận, Galilê chống lại thuyết địa tâm, Đácuyn
tìm ra thuyết tiến hoá của các loài sinh vật…
HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 13
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
KẾT LUẬN
Arixtốt (384 – 322 TCN) là một trong ba nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triết
học Hy Lạp cổ đại. Ph.Ăngghen đã gọi Arixtốt là “cái đầu hoàn chỉnh nhất” trong
số các nhà triết học cổ đại Hy lạp. Là một bộ óc bách khoa, Arixtốt để lại nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị về triết học, logic học, vật lý học, sinh vật học,
tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học, chính trị và nghệ thuật học và đặc biệt là tư
tưởng triết học và khoa học đã xuất hiện và phát triển tại xã hội phương Tây thời
bấy giờ.
Triết học của Arixtôt tuy còn sự dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, nhưng đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tổng
hợp và phát triển từ các tư tưởng triết học bậc Thầy của mình. Xét trên tầm ảnh
hưởng của tư tưởng triết học Arixtốt với xã hội phương Tây bấy giờ, có những ảnh
hưởng tích cực, đồng thời, tồn tại những mặt hạn chế của tư tưởng Arixtốt. Tuy
nhiên, trong thời đại này, triết học Arixtốt nói riêng, triết học Hy Lạp nói chung,
đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu thuộc
các ngành, các lĩnh vực khác nhau.

HVTH: Lý Hoàng Kim Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học-Phần I Đại cương về lịch sử triết học, Khoa
Lý luận Chính trị-Tiểu ban triết học Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM, Tp. Hồ Chí
Minh, 2011.
2. Bùi Văn Mưa, Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, NXB ĐH Quốc gia
Tp.HCM, Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

3. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (đồng chủ biên), Giáo trình triết học
Mác – Lênin, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
4. - tìm hiểu về Chính trị luận – Aristotle.
5. – Triết
học Hy Lạp cổ đại.

×