TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 10:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊ-GHEN VÀ VAI TRÒ
CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
Học viên thực hiện : VƯƠNG THỊ HỒNG LÂM
STT : 31 – Nhóm 4
Lớp : Ngày 4
Khoá : Cao Học Khoá 22
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
TP.HCM, tháng 12 năm 2012
LỜ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. CHƢƠNG I : BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN 3
1.1. Sơ lƣợc xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX 3
1.2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức. 3
1.3. Tiểu sử nhà triết học Hê-ghen 4
2. CHƢƠNG II : NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN. 5
2.1. Nội dung phép biện chứng duy tâm Hê-ghen 5
2.1.1. Hiện tƣợng luận tinh thần 5
2.1.2. Khoa học logic 6
2.1.3. Triết học tự nhiên 8
2.1.4. Triết học tinh thần 9
2.2. Ý nghĩa của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen 10
3. CHƢƠNG III: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN ĐỐI
VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC. 11
3.1. Những điều kiện lịch sử ra đời của triết học Mác 11
3.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội 11
3.1.2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên 12
3.2. Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen đối với sự ra đời của triết học
Mác. 13
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát
triển những tƣ tƣởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, gắn với nó là cuộc đấu tranh
giữa các phƣơng pháp nhận thức hiện thực: phƣơng pháp biện chứng và phƣơng pháp
siêu hình. Tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “ logic nội tại khách
quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
Triết học cổ điển đức, mà tiêu biểu là triết học Hê-ghen và triết học Phơ-ơ-bắc là
tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác. Phép biện chứng của Hê-ghen là
một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mác, vì vậy Mác đã thừa nhận Hê-ghen là
“ngƣời thầy vĩ đại” của mình. Phép biện chứng của Hê-ghen là phép biện chứng duy tâm.
Tuy đứng trên lập trƣờng duy tâm nhƣng Hê-ghen đã xây dựng nên các hệ thống triết
học độc đáo, đề xuất đƣợc tƣ duy biện chứng, logic biện chứng, học thuyết về các quá
trình phát triển đó là phép biện chứng. Trong tất cả các triết gia nổi tiếng phƣơng tây, Hê-
ghen có lẽ là ngƣời khó hiểu nhất, nhƣng ông chính là ngƣời đặt nền móng cho tƣ tƣởng
biện chứng Mác và hồi sinh triết học với tƣ cách là một hệ thống về thế giới.
Tuy nhiên phép biện chứng của Hê-ghen lại nằm trong lớp vỏ duy tâm thần bí sơ
cứng giáo điều, bóp méo phép biện chứng, làm phép biện chứng không còn khoa học
cách mạng và sống động nữa. Triết học Mác ra đời đã triệt để phê phán tính chất duy tâm,
thần bí trong triết học Hê-ghen , nhƣng đồng thời cũng đánh giá cao tƣ tƣởng biện chứng
của ông. “ tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hê-ghen tuyệt
nhiên không ngăn cản Hê-ghen trở thành ngƣời đầu tiên trình bày một cách bao quát và
có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hê-ghen , phép biện
chứng bị lộn ngƣợc đầu xuống đất. Chỉ cần dựng lại là sẽ phát hiện đƣợc cái hạt nhân hợp
lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó. Bằng thiên tài của mình, Mác và Ăng-ghen đã
cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen thành phép biện chứng duy vật để
nó đóng vai trò công cụ tình thần nhận thức cái lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tƣ duy con
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 3
ngƣời. Đó là nội dung của đề tài mà mà em muốn để cập “ Phép biện chứng duy tâm
Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
phát triển triết học của nhân loại. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về
xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bƣớc ngoặt cách mạng mà Mác đã thực hiện
trong triết học.
1. CHƢƠNG I : BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN
1.1. Sơ lƣợc xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, Chủ Nghĩa Tƣ Bản đƣợc thiết lập ở một số nƣớc
Tây Âu nhƣ Italia, Anh, Pháp , đem lại một nền sản xuất chƣa từng có trong lịch sử, tỏ ra
ƣu việt hơn hẳn so với tấc cả các chế độ trƣớc đó.
Trong khi ở nhiều nƣớc Tây Âu đang có những thay đổi nhảy vọt nhƣ vậy, thì
nƣớc Đức cho đến thế kỷ 19 vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Liên bang Đức chỉ
tồn tại về hình thức, thực chất đất nƣớc còn phải chia thành nhiều tiểu vƣơng quốc nhỏ
tách biệt nhau. Tình trạng đó gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển của đất nƣớc. Triểu
đình vua phổ Phridrich Vin Hem (1770-1840) vẫn ngoan cố tăng cƣờng quyền lực và duy
trì chế độ phong kiến thối nát, cản trở đât nƣớc phát triển theo con đƣờng tƣ bản chủ
nghĩa. Cả đất nƣớc bao chìm trong bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng.
Nhƣ Ăng-ghen nhận xét, có thể coi đây là một trong những thời kỳ yếu hèn nhất trong
lịch sử nƣớc Đức.
1.2.
Đặc điểm triết học
cổ
điển Đức.
Đáp ứng đơn đặt hàng của lịch sử, triết học cổ điển Đức ra đời. Cũng giống nhƣ
ở Pháp hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học ở Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trƣớc cuộc
cách mạng chính trị. Nhƣng hai cuộc cách mạng triết học ấy hoàn toàn khác nhau.
Ngƣời pháp đấu tranh công khai chống toàn bộ nền khoa học, chống giáo hội và thƣờng
chống ngay cả nhà nƣớc nữa. Trái lại, ngƣời Đức lại là những giáo sƣ, những nhà giáo
do nhà nƣớc bổ nhiệm để giáo dục thanh niên; tác phẩm của họ là sách giáo khoa đƣợc
mọi ngƣời thừa nhận và cái hệ thống hoàn tất của toàn bộ sự phát triển triết học, tức là
hệ thống Hê-ghen, thậm chí đã đƣợc nâng lên có thể nói là lên địa vị triết học nhà nƣớc
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 4
của vƣơng quốc Phổ và cách mạng lại phải núp sau những giáo sƣ ấy, sau những lời
thông thái rởm và tối nghĩa của họ, trong những câu văn nặng nề và buồn tẻ của họ.
Triết học cổ điển Đức tiếp tục phát huy truyền thống duy lý của phƣơng tây, khôi phục
lại quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Các triết gia ra sức xây dựng
các hệ thống triết học vạn năng, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời
làm cơ sở cho những hoạt động đó. Đối với Hê-ghen, triết học thật sự phải là logic học,
còn đối với Phơi-ơ-bắc, đó là nhân bản học. Tuy nhiên, do cố khắc phục những hạn chế
siêu hình và máy móc trong nền triết học duy vật thế kỷ XVII- XVIII mà triết học cổ
điển Đức lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí. Họ cho rằng, tính biện chứng sống động
chỉ là bản tính của cái tinh thần, còn cái tự nhiên thì phi biện chứng. Dù vậy họ vẫn tiếp
thu những tƣ tƣởng biện chứng quý báu trong di sản triết học cổ điển của nhân loại,
phát triển thêm và xây dựng phép biện chứng nhƣ một học thuyết triết học về mối liên
hệ phổ biến và sự phát triển xảy ra trong thế giới. Triết học cổ điển đức đề cao vai trò
của con ngƣời với tính cách là chủ thể trong mọi hoạt động cải tạo thế giới - khách thể;
và khảo sát khách thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể - con ngƣời. Song do
quan điểm duy tâm chi phối mà nhiều triết gia của nền triết học này hiểu thực tiễn chỉ là
hoạt động sáng táo của ý thức, đồng thời tuyệt đối hóa ý thức, biến ý thức thành lực
lƣợng siêu nhiên có năng lực sáng tạo kỳ vĩ. Vì vậy triết học của họ mang tính duy tâm
thần bí. Triết học cổ điển đức là cơ sở thế giới quan, là nền tảng ý thức hệ của giai cấp
tƣ sản đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, vốn yếu về kinh tế nhƣợc về chính trị,
nhƣng có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, sống trong một xã hội mà tàn tích
phong kiến còn quá nặng nề.
1.3. Tiểu sử nhà triết học Hê-ghen
Hê-ghen (1770 – 1831) là triết gia duy tâm ngƣời Đức, một trong những triết gia
có ảnh hƣởng nhất thế kỷ XIX. Hê-ghen sinh tại Stuttgart vào ngày 27/8/1770, trong một
gia đình công chức cao cấp nhà nƣớc. Ông đƣợc giáo dục trong bầu không khí sùng đạo
Tin Lành. Cha ông cổ vũ ông trở thành một giáo sĩ, và Hê-ghen đã vào trƣờng dòng tại
đại học Tübingen – trƣờng đào tạo về thần học, năm 1788. Ở đó ông đã phát triển tình
bạn với nhà thơ Friedrich Hölderlin và nhà triết học Friedrich Wilhelm Joseph von
Schelling. Bản thân ông từng là giáo sƣ dạy trung học, sau đó là giáo sƣ giảng dạy trong
trƣờng đại học. Do chịu ảnh hƣởng của senlinh mà Hê-ghen say sƣa nghiên cứu triết học
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 5
và ông đã trở thành nhà triết học – bác học vĩ đại nhất. Hê-ghen luôn là ngƣời của mọi
thời đại. Triết học của Hê-ghen là tinh hoa của triết học cổ điển Đức và là nguồn gốc lý
luận trực tiếp của cổ điển Mác. Hê-ghen đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ
và rất giá trị các tác phẩm chính của ông là hiện tƣợng luân tinh thần, bách khoa toàn thƣ
các khoa học triết học ( khoa học logic, triết học tự nhiên và triết học tinh thần)…
2. CHƢƠNG II : NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN.
2.1. Nội dung phép biện chứng duy tâm Hê-ghen
2.1.1. Hiện tượng luận tinh thần
Một là, thừa nhận sự tồn tại của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối chứ không
phải cái tuyệt đối (senlinh) là nền tảng của hiện thực. Ý niệm tuyệt đối là sự hợp nhất
giữa thực thể-giới tự nhiên và cái tối tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối là cái có trƣớc, tồn tại
vĩnh viễn và độc lập với ý thức của con ngƣời, là sự đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại,
giữa tinh thần và vật chất, là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con ngƣời và lịch sử
nhân loại. Con ngƣời chỉ là một sản phẩm của quá trình vận động phát triển tự thân của ý
niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con ngƣời, tức lịch sử nhân
loại, chỉ là giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, là công cụ để nó nhận thức chính
bản thân mình và quay trở về với chính mình.
Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Hê-ghen coi sự phát triển
không chỉ đơn thuần là sự tăng giảm về lƣợng hay sự dịch chuyển về vị trí của các vật thể
trong không gian mà là một bƣớc phát triển mới về chất theo quy luật phủ định của phủ
định – phát triển là quá trình liên tiếp thay thế cái cũ bằng cái mới trên cơ sở có sự kế
thừa. Theo Hê-ghen , quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối theo tam đoạn thức: “chính
đề – phản đề – hợp đề”; cụ thể trong “hiện tƣợng luận tinh thần” là tinh thần chủ quan –
tinh thần khách quan – ý niệm tuyệt đối. Đây là ba giai đoạn cơ bản trong quá trình phát
triển của ý niệm tuyệt đối, đồng thời cũng là ba giai đoạn điển hình thể hiện mâu thuẫn
giữa con ngƣời với giới tự nhiên. Bằng hoạt động của mình, con ngƣời biến giới tự nhiên
là cái đối lập với mình thành cái cho mình, tức là làm chủ giới tự nhiên. Hoạt động của
con ngƣời là quá trình thống nhất giữa cái tinh thần và cái vật chất.
Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử. Hê-ghen coi lịch sử là
hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 6
gian. Lịch sử nhân loại có đƣợc nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân cụ thể,
nhƣng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân. Sự phát triển của lịch sử luôn
mang tính kế thừa. Ý thức cá nhân là sự khái quát, sự rút ngắn về thời gian, sự tái diễn về
không gian toàn bộ chặng đƣờng mà ý thức nhân loại đã trải qua trong lịch sử. Ý thức
nhân loại là sự tái hiện toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, nó là sản phẩm của lịch sử và
là hiện thân của ý niệm tuyệt đối.
Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối. Hê-ghen thừa nhận có 3 hình
thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Trong đó
triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối. Theo
ông, triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng
cho toàn bộ thế giới quan và tƣ tƣởng con ngƣời. Nhƣng mỗi thời đại lại có một học
thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là
thời đại đó đƣợc thể hiện dƣới dạng tƣ tƣởng. Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào
đó đều là chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lich sử triết học trƣớc đó, đặc biệt là tƣ
tƣởng triết học. Triết học và lịch sử triết học thống nhất với nhau nhƣ là sự thống nhất
giữa cái tƣ duy và cái lịch sử. Vì vậy triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của
ý niệm tuyệt đối. Theo quan điểm này thì triết học Hê-ghen đƣợc chai thành ba bộ phận:
khoa học logic, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với ba giai đoạn phát triển của
ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác
của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với nó.
2.1.2. Khoa học logic
Logic học là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hê-ghen bởi đối tƣợng của nó
là ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhƣng là điểm xuất phát và nền tảng của
toàn bộ hệ thống. Thế giới quan duy tâm là cơ sở để Hê-ghen giải quyết các vấn đề trong
logic học của ông.
Là tác phẩm quan trọng nhất của hệ thống triết học Hê-ghen, khoa học logic
nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở gia đoạn sơ khai, nhƣng lại là xuất phát điểm của hệ thống.
Khi vạch ra những hạn chế của logic học cũ là chỉ nghiên cứu tƣ duy chủ quan trong
phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ đƣợc ranh giới giữa logic học và các ngành khoa
học khác cùng nghiên cứu tƣ duy, là chỉ dựa trên những phạm trù bất động, tách rời hình
thức ra khỏi nội dung của nó…,Hê-ghen khởi thảo một logic học mới giúp vạch ra bản
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 7
chất đích thực của tƣ duy, và đóng vai trò nhƣ một phƣơng pháp luận triết học làm cơ sở
cho mọi khoa học. Đó là khoa học về những phạm trù và qui luật của tƣ duy; nhƣng tƣ
duy mà logic học nghiên cứu là tƣ duy thuần túy, tức là ý niệm tuyệt đối trong chính nó
hay thƣợng đế. Theo Hê-ghen, logic học giúp thể hiện thƣợng đế trong bản chất vĩnh
hằng của ngài trƣớc khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn khác, trong đó
có tƣ duy con ngƣời. Tƣ duy con ngƣời chỉ là một giai đoạn phát triển cao của ý niệm
tuyệt đối, qua đó ý niệm tuyệt đối có khả năng ý thức đƣợc bản thân mình. Khi xác định
bản chất khách quan nhƣ thế của tƣ duy, Hê-ghen coi giới tự nhiên chỉ là tƣ duy khách
quan vô thức – tƣ duy thể hiện dƣới dạng các sự vật, để phân biệt với tu duy con ngƣời là
tƣ duy khách quan có ý thức. Logic học nghiên cứu tƣ duy nhƣ thế phải là một hệ thống
siêu hình học.
Khoa học logic đƣợc chia thành ba bộ phận phù hợp với tiến trình phát triển của ý
niệm tuyệt đối; đó là học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái
niệm.
Học thuyết về tồn tại: Đối với Hê-ghen đây là quy luật chiếm vị trí quan trọng
nhất trong ba quy luật của phép biện chứng. Những thay đổi liên tục về lƣợng dẫn đến
những những biến đổi gián đoạn về chất và ngƣợc lại. Sự quy định này nói lên cách thức
tồn tại của sự vật. Theo Hê-ghen, tồn tại phát triển qua các phạm trù trung giới: tồn tại
thuần túy – hƣ vô – sinh thành – hiện thực – chất – lƣợng – độ. Tồn tại thuần túy nghĩa là
tồn tại ở một phƣơng diện nhất định và đƣợc đồng nhất với hƣ vô, tồn tại dẫn đến sinh
thành. Sinh thành hàm chứa trong mình mâu thuẫn giữa tồn tại và hƣ vô, khiến nó vận
động và kết quả là tồn tại chuyển thành một tồn tại khác hay là tồn tại hiện thực. Qua
trình chuyển từ tồn tại thuần túy sang sinh thành là sự thống nhất giữa chất, lƣợng trong
độ. Chất là tính quy định bên trong sự vật. Lƣợng là tính quy định bên ngoài của nó. Độ
là sự thống nhất của chất và lƣợng với nhau trong sự vật để sự vật là nó. Khi lƣợng của
sự vật thay đổi vƣợt quá độ, tức qua điểm nút thì chất này chuyển thành chất khác, tức
bƣớc nhảy xảy ra.
Học thuyết về bản chất:. Trong học thuyết này, Hê-ghen tập trung luận giải về quy
luật mâu thuẫn cụ thể là bàn về sự tự vận động phát triển của các phạm trù: đồng nhất –
khác biệt – đối lập – mâu thuẫn, bản chất – hiện tƣợng, nội dung – hình thức, khả năng –
hiện thực, nguyên nhân – kết quả. Ông vạch ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 8
đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển của sự vật (khái niệm).
Khi nghiên cứu quá trình vận động, phát triển của khái niệm, ông khẳng định rằng mâu
thuẫn là cái vốn có bên trong bản thân các khái niệm, nhờ mâu thuẫn mà những khái
niệm biểu hiện đƣợc đặc điểm của chúng và phát triển đƣợc. Theo logic của Hê-ghen thì
lúc đầu bản chất là sự đồng nhất giữa những sự quy định khác nhau. Trong sự đồng nhất
ấy dần dần xuất hiện sự khác biệt, lúc đầu là khác biệt nhỏ, do tích lũy dần dẫn đến khác
biệt cơ bản (đối lập), từ đây mâu thuẫn hình thành và phát triển dẫn đến chuyển hóa.
Học thuyết khái niệm: Hê-ghen khảo sát sự tự vận động biện chứng của khái niệm.
Có thể gọi học thuyết khái niệm là logic chủ quan. Cụ thể học thuyết này bàn về sự vận
động và phát triển của ý niệm tuyệt đối thông qua hình thức tồn tại chủ quan của nó nhƣ
khái niệm – phán đoán – suy luận, bàn về thực tiễn, về chân lý hay ý niệm – sự thống
nhất giữa khái niệm và thực tiễn. Hê-ghen vạch ra con đƣờng phát triển của khái niệm
theo xu hƣớng phủ định của phủ định, nghĩa là khái niệm phát triển theo đƣờng xoắn ốc.
Ông đã cố minh chứng cho quy luật phủ định của phủ định; khái niệm của chủ quan tự
tha hóa mình tạo thành khái niệm khách quan, khái niệm khách quan tự nhận thức vƣơn
lên thành khái niệm tuyệt đối. Rõ ràng, ở đây khái niệm không bất động mà nó phải trải
qua các giai đoạn khác nhau của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn trực quan cảm tính
với cảm giác, tri giác, biểu tƣợng và giai đoạn lý tính với khái niệm, phán đoán, suy lý.
Tóm lại, khoa học logic nhằm tái hiện lại lịch sử phát triển của hiện thực thông
qua việc phân tích lịch sử phát triển của khái niệm. Phạm trù “tồn tại” đƣợc Hê-ghen
dùng làm xuất phát điểm của thế giới cũng là xuất phát điểm của lịch sử triết học. Đỉnh
cao của sự phát triển khái niệm chính là ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tha hóa thành
giới tự nhiên và xã hội, rồi sự phát triển của gới tự nhiên và xã hội lại trở về với ý niệm
tuyệt đối ở dạng cao hơn.
2.1.3. Triết học tự nhiên
Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác của ý
niệm tuyệt đối dƣới dạng các sự vật, vật chất. Hê-ghen không giải thích ý niệm tuyệt đối
chuyển từ nó sang giới tự nhiên nhƣ thế nào và khi nào, mà chỉ nói rằng ý niệm tuyệt đối
tồn tại bên ngoài thời gian, và giới tự nhiên cũng không có khởi đầu trong thời gian. Hê-
ghen cho rằng quá trình hình thành giới tự nhiên từ ý niệm tuyệt đối đồng thời cũng là
quá trình ý niệm tuyệt đối ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên. Thế giới đã đƣợc
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 9
tạo ra, hiện đang đƣợc tạo ra và sẽ vĩnh viễn đƣợc tạo ra. Những hình thức chủ yếu của ý
niệm tuyệt đối tồn tại dƣới dạng tự nhiên là cơ học, vật lý học, sinh thể học.
Hê-ghen cố gắng trình bày về giới tự nhiên nhƣ một chỉnh thể thống nhất mà trong
nó, mọi vật có liên hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên do coi giới tự nhiên là sự tha hóa của ý
niệm tuyệt đối, mà ông cho rằng bản thân giới tự nhiên thụ động, không tự vận động,
không biến đổi không phát triển theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian.
2.1.4. Triết học tinh thần
Trong tác phẩm này, Hê-ghen xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng trên
con đƣờng diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về lại
với chính mình. Triết học tinh thần bao gồm học thuyết về tinh thần chủ quan, học thuyết
về tinh thần khách quan và học thuyết về tinh thần tuyệt đối.
Tinh thần chủ quan: Thể hiện sự tồn tại của mình trƣớc hết trong linh hồn con
ngƣời ( nhân loại học), sau đó, nó thể hiện trong ý thức (hiện tƣợng học) để phân biệt với
cơ thể; và sau cùng, nó thể hiện trong tri thức ( tâm lý học) – cái tinh thần bắt thế giới bên
ngoài phuc tùng nó.
Tinh thần khách quan: là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan. Theo Hê-
ghen, trong quá trình phát triển của mình, tinh thần khách quan trải qua 3 giai đoạn. Đầu
tiên là pháp quyền trừu tƣợng, nó thể hiện tính tự do của ý niệm tuyệt đối trong pháp
quyền; nó lấy tự do ý chí làm nền tảng, lấy ý niệm pháp quyền và việc thực hiện pháp
quyền làm đối tƣợng. Khi cá nhân pháp lý trở thành chủ thể đạo đức thì tinh thần khách
quan tự phát triển vào lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là pháp quyền của hành vi, nó lấy sự
hòa hợp hành vi của các chủ thể làm cơ sở. Tinh thần khách quan hoàn thành quá trình tự
phát triển trong phong hóa (phẩm hạnh). Phong hóa là sự thể hiện bản tính tự do của ý
niệm tuyệt đối, nó là sự thống nhất giữa chủ thể, khách thể và điều thiện tự mình.
Tinh thần tuyệt đối: là sự thống nhất tinh thần chủ quan và khách quan. Tinh thần
khách quan và tinh thần chủ quan phát triển trong cá nhân, nhà nƣớc, xã hội và nhân loại,
do đó, khi xét về phƣơng diện hình thức phát triển thì chúng là hữu hạn. Ngƣợc lại, tinh
thần không có một mục đích và hành động nào khác ngoài việc tự hoàn thiện bản chất
của mình, làm cho mình trở thành đối tƣợng của mình, tinh thần đó tự do vô hạn hay là
tinh thần tuyệt đối (chính là ý niệm tuyệt đối). Theo Hê-ghen, nghệ thuật, tôn giáo, triết
học là các phƣơng thức mà ý niệm tuyệt đối sử dụng để tự khám phá ra chính mình, để rủ
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 10
bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nới trần gian mà quay về với mình, quay về với
cái khởi đầu trong tính toàn vẹn và đầy đủ của nó. Trong đó, triết học là quá trình tự nhận
thức đầy đủ và trọn vẹn nhất của ý niệm tuyệt đối trong các hình thức thể hiện là gia
đình, xã hội công dân và nhà nƣớc, trong đó nhà nƣớc là hình thức cao nhất.
2.2. Ý nghĩa của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen
Hê-ghen là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông là nhà triết
học duy tâm khách quan, đại biểu tiêu biểu của nền THCĐ Đức. Ăng-ghen coi ông
"không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên
những phát biểu của ông tạo thành thời đại"
Hê-ghen đã đánh giá cao vai trò của phép biện chứng, vận dụng nó trong việc
nghiên cứu giới tự nhiên và cả đời sống xã hội. Ông đã nhận định đúng về mối quan hệ
giữa tự do và tất yếu, về sự tha hóa trong lao động và trong giáo dục, về sự biến chất đạo
đức trong đời sống con ngƣời, về sự đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại, về sự thống nhất
biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
Ông là ngƣời có công lớn trong việc hoàn thiện khái niệm bộ ba: tiền đề – phản đề
– hợp đề và khái niệm phủ định biện chứng và tổng hợp biện chứng.
Hê-ghen đặc biệt đề cao con ngƣời, ông cho rằng: ý niệm tuyệt đối sinh ra vạn
vật, con ngƣời là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối. Chính Hê-ghen
khẳng định hoạt động của con ngƣời và nhận thức của con ngƣời là chìa khóa để ý
niệm tuyệt đối nhận thức bản thân mình trở về với chính bản thân mình. Điều này đi
ngƣợc lại với tƣ tƣởng của các nhà duy tâm trƣớc đây. Bên cạnh đó, Hê-ghen đặc biệt
đề cao trí tuệ con ngƣời. Ông khẳng định: giới tự nhiên này nằm trong quá trình phát
triển vô cơ, hữu cơ cho đến con ngƣời, và khi con ngƣời phản ánh đầy đủ về giới tự
nhiên, tức là con ngƣời quay trở lại điểm khởi đầu là ý niệm tuyệt đối. Vì vậy, trong
triết học của Hê-ghen , điểm khởi đầu là ý niệm tuyệt đối, điểm kết thúc cũng là ý
niệm tuyệt đối mà tồn tại ý thức của mỗi cá nhân, con ngƣời chúng ta.
Logic học của Hê-ghen là logic biện chứng trong đó nhà triết học Đức dƣới hình
thức duy tâm trình bày các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng một
cách đầy đủ, minh bạch và rõ ràng nhất. Cố nhiên, những luận điểm về phép biện chứng
đƣợcHê-ghen trình bày trong cả ba phần nhƣng trong logic thể hiện rõ nhất, quan trọng
nhất. Phép biện chứng của Hê-ghen là một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức.
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 11
Ông là ngƣời có công trong việc phê phán tƣ duy siêu hình và ông là ngƣời đầu tiên trình
bày toàn bộ giới tự nhiên lịch sử và tƣ duy dƣới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận
động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đó cũng chính là "ý nghĩa thật sự và tính chất
cách mạng của triết học Hê-ghen". "Đối với triết học biện chứng của Hê-ghen, không có
gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Nó chỉ ra tính chất quá độ của một sự vật.
Đối với nó, không có gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành và của sự
tiêu vong, của sự tiến triển vô cùng tận từ thấp đến cao".
Trong logic học của mình, Hê-ghen không chỉ trình bày các phạm trù nhƣ chất,
lƣợng, độ, phủ định, mâu thuẫn mà còn nói đến cả các quy luật nhƣ "quy luật lƣợng đổi
dẫn đến chất đổi và ngƣợc lại", "phủ định của phủ định", và phần nào về quy luật mâu
thuẫn. Nhƣng tất cả chỉ là những quy luật vận động, phát triển của tƣ duy, của khái niệm.
Đó là phép biện chứng duy tâm - tức là phép biện chứng về sự phát triển của các khái
niệm đƣợc ông đồng nhất với bản chất sự vật. Vì vậy, Lênin nói, muốn thấy đƣợc giá trị
đích thực của phép biện chứng của Hê-ghen, phải nghiên cứu triết học của ông trên tinh
thần duy vật - nghĩa là phải luôn luôn lật ngƣợc lại vấn đề: biện chứng của tự nhiên sản
sinh ra biện chứng tƣ duy.
Phƣơng pháp tƣ duy biện chứng của triết học Hê-ghen đƣợc Mác sau này tiếp thu
và phát triển. Theo nghĩa đó Lênin nhấn mạnh, không thể có triết học Mác nếu nhƣ
không có triết học của Hê-ghen.
3. CHƢƠNG III: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM
HÊGHEN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC.
3.1. Những điều kiện lịch sử ra đời của triết học Mác
3.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội
Chủ nghĩa mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây âu. Đó cũng là thời kỳ
CNTB đã bƣớc sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách mạng công nghiệp. Sự phát
triển của CNTB làm cho những mâu thuẫn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay
gắt. CNTB phát triển có nghĩa là kinh tế TBCN phát triển - đây là điều kiện vật chất quan
trọng để thực hiện những lý tƣởng cao đẹp của con ngƣời, trong đó có lý tƣởng XHCN.
Thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan
phải có lý luận mới, khoa học dẫn đƣờng. Trong khi ấy, có một loạt những lý luận không
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 12
khoa học đang tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân. Chẳng hạn nhƣ “chủ nghĩa xã
hội tiểu tƣ sản” - chống CNTB, nhƣng đòi thực hiện sở hữu nhỏ, tức là đi ngƣợc lại lịch
sử ; “chủ nghĩa xã hội phong kiến” - chống chủ nghĩa tƣ bản nhƣng đòi quay trở về chủ
nghĩa phong kiến ; “chủ nghĩa xã hội tƣ sản” - cho rằng không cần phải đập tan nhà nƣớc
tƣ sản, chỉ cần sửa chữa nó. Trƣớc tình hình đó đòi hỏi phải có lý luận mới khoa học ra
đời để dẫn đƣờng cho phong trào công nhân. Sự ra đời của chủ nghĩa mác là sự giải đáp
về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trƣờng của giai cấp vô sản cách
mạng.
3.1.2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên
3.1.2.1. Nguồn gốc lý luận
Ăng-ghen kế thừa toàn bộ những tinh hoa lý luận của nhân loại từ cổ đại đến thời
đại các ông nhƣng trực tiếp là kinh tế - chính trị cổ điển Anh; CNXH không tƣởng Pháp
và triết học cổ điển Đức. Với kinh tế - chính trị cổ điển Anh, Mác và Ăng-ghen đã kế
thừa học thuyết giá trị của A.xmít và Đ.ricácđô và vận dụng vào phân tích kinh tế TBCN,
chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dƣ. Mác và Ăng-ghen cũng kế thừa Xanh Ximông,
Phuriê ở những luận điểm: cần và có thể đập tan nhà nƣớc tƣ sản. Với triết học cổ điển
Đức, Mác đã khắc phục lớp vỏ duy tâm, thần bí của triết học Hê-ghen kế thừa phƣơng
pháp biện chứng của ông ta, đặt phƣơng pháp biện chứng này trên nền thế giới quan duy
vật. Đồng thời khắc phục tính siêu hình trong triết học Phơiơbắc, kế thừa chủ nghĩa duy
vật nhân bản của ông và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằng phƣơng pháp biện chứng.
Đồng thời cả chủ nghĩa duy vật, cả phƣơng pháp biện chứng đều đƣợc các ông nâng lên
về chất. Trên cớ sở đó, Mác và Ăng-ghen đã sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng.
3.1.2.2. Tiền đề khoa học tự nhiên
Đó là những phát minh khoa học nhƣ định luật bảo toàn vật chất và vận động;
định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lƣợng. Hai phát minh khoa học này đã chứng
minh tính thống nhất vật chất của thế giới, đồng thời chỉ ra rằng, mọi sự vật và hiện
tƣợng trong thế giới luôn nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thuyết tế bào;
thuyết tiến hoá đã chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới hữu
sinh; chỉ ra rằng, sự sống và sự đa dạng phong phú của các loài sinh, động vật là kết quả
tiến hoá tự nhiên, lâu dài của chính giới tự nhiên. Những phát minh này tạo ra điều kiện,
tiền đề cho thế giới quan duy vật và phƣơng pháp biện chứng ra đời.
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 13
Nhƣ vậy triết học mác ra đời là tất yếu lịch sử, tất nhiên phải có những điều kiện chủ
quan nhƣ sự thông minh, lòng yêu thƣơng những ngƣời lao động của chính Mác và Ăng-
ghen.
3.2. Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen đối với sự ra đời của
triết học Mác.
Mác lấy lại của Hê-ghen phƣơng pháp biện chứng, cải biến nó từ một phƣơng
pháp biện chứng duy tâm thành phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật. Sở dĩ
Mác thực hiện đƣợc một cuộc biến chất nhƣ vậy chính là vì trong biện chứng pháp của
Hê-ghen đã có một cơ sở chân lý nào đó, đấy là cái hạt nhân duy lý, tức là cái phƣơng
pháp nêu mâu thuẫn trong mọi khái niệm và suy diễn cuộc biến chuyển theo quá trình
phát triển mâu thuẫn. Hê-ghen đã vận dụng phƣơng pháp nêu mâu thuẫn đó một cách lộn
ngƣợc, chân cho lên trên, đầu để xuống dƣới; lẽ ra phải thấy rằng do mâu thuẫn nội tại
mà vật chất luôn luôn biến chuyển, và đến một trình độ nào đó mới phát sinh ra tinh thần,
thì Hê-ghen lại cho rằng nguồn gốc mâu thuẫn là hoạt động của tinh thần.
Ý nghĩa thực sự và tính chất cách mạng của triết học Hê-ghen chính là ở chỗ nó
đã vĩnh viễn kết liễu tính tối hậu của những kết quả của tƣ tƣởng và của hành động con
ngƣời. Theo Hê-ghen, chân lý mà triết học có nhiệm vụ phải nhận thức, không còn là một
tập hợp những nguyên lý giáo điều có sẵn mà ngƣời ta chỉ có việc học thuộc lòng, từ nay,
chân lý nằm trong chính ngay quá trình nhận thức, trong sự phát triển lịch sử lâu dài của
khoa học tiến từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, sau khi tìm ra đƣợc
cái gọi là chân lý tuyệt đối - đạt đến điểm khiến cho nó không còn có thể tiến xa hơn nữa,
đạt đến điểm mà ở đó nó không còn gì phải làm, ngoài việc khoanh tay đứng ngắm một
cách kinh ngạc cái chân lý tuyệt đối đã đạt đƣợc. Đó là điều xảy ra ở trong lĩnh vực triết
học cũng nhƣ ở trong mọi lĩnh vực nhận thức khác và cả trong lĩnh vực hoạt động thực
tiễn nữa. Cũng không khác gì nhận thức, lịch sử không bao giờ có thể đạt tới một sự hoàn
tất tột cùng trong một trạng thái lý tƣởng hoàn thiện của loài ngƣời; một xã hội hoàn
thiện, một “nhà nƣớc” hoàn thiện, đó là những cái chỉ có thể tồn tại trong trí tƣởng tƣợng
thôi. Trái lại, tất cả những chế độ lịch sử nối tiếp nhau chỉ là những giai đoạn quá độ
trong tiến trình vô cùng tận của xã hội loài ngƣời từ thấp lên cao. Mỗi giai đoạn đều là tất
yếu, và do đó là chính đáng trong thời đại và trong những điều kiện đã sản sinh ra nó;
song trong những điều kiện mới, cao hơn, đang dần dần phát triển ở ngay trong lòng của
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 14
nó, nó sẽ trở nên không vững chắc và không chính đáng, nó buộc phải nhƣờng chỗ cho
giai đoạn cao hơn, giai đoạn này, đến lƣợt nó, cũng sẽ đi đến chỗ suy tàn và tiêu vong,
giống nhƣ giai cấp tƣ sản, nhờ đại công nghiệp, cạnh tranh và thị trƣờng thế giới, đã thực
tế phá tan tất cả các thể chế vững chắc vẫn đƣợc tôn sùng từ bao thế kỷ, triết học biện
chứng đó cũng làm tiêu tan tất cả những khái niệm về chân lý tuyệt đối, tối hậu và về
những trạng thái tuyệt đối của loài ngƣời tƣơng ứng với chân lý tuyệt đối đó. đối với triết
học biện chứng đó thì không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. nó chỉ ra -
trên mọi sự vật và trong mọi sự vật - dấu ấn của sự suy tàn tất yếu, và đối với nó, không
có gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành và sự tiêu vong, của sự tiến
triển vô cùng tận từ thấp lên cao. Bản thân nó cũng chỉ là sự phản ánh đơn thuần của quá
trình đó vào trong bộ óc biết tƣ duy. Tuy nhiên, nó cũng có mặt bảo thủ: nó thừa nhận
rằng những giai đoạn nhất định của nhận thức và của xã hội đều chính đáng trong thời đại
và trong điều kiện của những giai đoạn ấy, nhƣng chỉ trong chừng mực nhƣ thế thôi, tính
chất bảo thủ của phƣơng pháp nhận thức đó là tƣơng đối, còn tính chất cách mạng của nó
là tuyệt đối, - đó là điều tuyệt đối duy nhất đƣợc triết học biện chứng thừa nhận.
Phép biện chứng cuả Hê-ghen, về thực chất, là tích cực và cách mạng, nhƣng nó
lại bị giam hãm trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông. Hê-ghen đã phủ nhận
sự phát triển trong giới tự nhiên. Ông cho rằng giới tự nhiên là thụ động không vận động,
không biến đổi, không phát triển theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian. Ông
bất chấp hay phủ nhận nhiều thành tựu của khoa học tự nhiên bấy giờ nếu chúng không
dung hợp với ý niệm tuyệt đối. Phép biện chứng của Hê-ghen cho rằng mọi cái điều nằm
trong tiến trình vận động phát triển nhƣng lại coi nhà nƣớc đức, văn minh đức là đỉnh cao
của hiện thân tinh thần tuyệt đối trên trần gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc
trên thế giới phải vƣơn tới. Hê-ghen coi, trong triết học đức - triết học Hê-ghen, ý niệm
tuyệt đối đã khám phá ra chính mình từ cái không phải là mình để quay về với mình, do
đó, tại đây, mọi sự phát triển tiếp tục điều chấm dức.
Mác đã thấy đƣợc sự méo mó suy tàn hiện thực do phép biện chứng bị lớp vỏ duy
tâm thần bí bóp méo, biến dạng. Do đó Mác yêu cầu phải cứu lấy phép biện chứng, giải
phóng phép biện chứng khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí, trả về với tinh thần duy vật. Sự ra
đời của triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển của tƣ
tƣởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 15
và phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát triển của triết học duy vật trong cuộc đấu
tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển của phép biện
chứng trong cuộc đấu tranh với phép siêu hình, trong lịch sử triết học. Tuy nhiên cần phải
khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác là triết học cổ
điển đức, mà tiêu biểu là triết học Hê-ghen và triết học Phoi-ơ-bắc.
Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan - đỉnh cao của nền triết học
cổ điển đức, Hê-ghen đã trình bày đầy đủ và chặt chẻ hệ thống các tƣ tƣởng biện chứng
theo tinh thần duy tâm. Xuất phát từ quá trình tự vận động phát triển của “ ý niệm tuyệt
đối”, Hê-ghen đã triển khai những quy luật và các phạm trù của phép biện chứng. C.Mác
và Ph.ăng-ghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí trong triết học Hê-ghen,
nhƣng đồng thời cũng đánh giá cao tƣ tƣởng biện chứng của ông, “ Tính chất thần bí mà
phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hê-ghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hê-ghen trở
thành ngƣời đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động
chung của phép biện chứng. Ở Hê-ghen, phép biện chứng bị lộn đầu xuống đất, chỉ cần
dựng nó lại là sẽ phát hiện đƣợc cái nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”.
Bằng thiên tài của mình, C.Mác và Ăng-ghen đã cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm
thành phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần nhận thức các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tƣ duy con ngƣời.
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 16
KẾT LUẬN
Mặc dù phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen lại nằm trong lớp vỏ duy tâm thần
bí song không thể phủ nhận đƣợc rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất
trong triết học của ông chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát
triển toàn diện với tƣ cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hoá về chất, với tƣ cách là
sự đi lên theo thang bậc lôgic có tuần tự về tính chất mâu thuẫn của sự phát triển bao gồm
sự tƣơng tác giữa các mặt đối lập, sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự giữ lại
cái tích cực từ quá khứ.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các nhà biện chứng trong nền triết
học cổ điển Đức mà đặc biệt là Hê-ghen đã trình bày một cách có hệ thống những nội
dung quan trọng nhất của phép biện chứng. Tuy nhiên, phép biện chứng này mang tính
duy tâm, siêu hình, biểu hiện ở việc khẳng định sự phát triển của thế giới xuất phát từ
tinh thần và kết thúc cũng ở tinh thần.
Mặc dù vậy, bên cạnh những hạn chế không nhỏ thì những thành tựu mà triết học
Hêghen mang lại - phép biện chứng tƣ duy là một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tƣ tƣởng
của nhân loại. Triết học Hêghen là một cội nguồn, là nền móng của triết học Mác sau
này. Mác đã giải phóng phép biện chứng khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí trả về với tinh thần
duy vật của Phơ-ơ-bắc.
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng
trong lịch sử phát triển của triết học. Mác và Ăng-ghen đã giải thoát chủ nghĩa duy vật
khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn mỹ và mở
rộng học thuyết ấy từ chổ nhận thức giới tự nhiên đến chổ nhận thức xã hội loại ngƣời:
“Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học”.
HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa
Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mƣa (Chủ biên), Triết học (Phần I): Đại cương về lịch sử triết học,
trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, 2011.
2. TS. Bùi Văn Mƣa (Chủ biên), Triết học (Phần II): Các chuyên đề về triết học Mác
- Lênin, trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, 2011.
3. TS. Nguyễn Ngọc Thu – TS. Bùi Văn Mƣa, Giáo trình đại cƣơng lịch sử triết học,
Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2003
4. Friedrich Engels, Lút – vích Phoi – ơ – bắc và sự cáo chung của Triết học cổ điển
Đức, Nhà xuất bản Sự thật, 1976
5. Bộ môn Triết học, Ban Triết học – Xã hội học, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
– Triết học Mác-Lênin (Hệ thống câu hỏi - đáp án gợi mở và hướng dẫn viết
tiểu luận)
6. Nhiều tác giả, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đền
nhận thức luận và đạo đức học”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2006
7. Trần Thị Thanh Hòa, GVHD: TS. Bùi Xuân Thanh, Phép biện chứng duy tâm Hê-
ghen – những giá trị và hạn chế.
8. />trong-triet-hoc-2065