Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.26 KB, 24 trang )

Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 2:
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG
ĐÔNG
GVHD
: TS Bùi Văn Mưa
HVTH
: Phạm Thị Ngọc Uyên
Lớp
: Ngày 4 K22
Nhóm
: 9
STT
: 81

Tp.HCM, năm học 2012 – 2014
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 2

LỜI MỞ ĐẦU


Để hoàn thành bài tiểu luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt
tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, em xin đặc biệt gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên phụ trách Bộ môn Tiến
sĩ Bùi Văn Mưa đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn thực hiện và giúp em
hoàn thành bài tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho em suốt thời gian học tập tại trường.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận bằng tất cả sự nhiệt tình và năng
lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ, giúp đỡ cho bài tiểu luận này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Học viên

Phạm Thị Ngọc Uyên

Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN






















Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 4

TÓM TẮT
Ở phương Đông, bộ phận văn hoá dân gian chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền văn hoá
dân tộc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, nhất là ở việc bồi dưỡng tâm hồn con
người, thống nhất cộng đồng. Văn hoá dân gian cũng là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá
lâu đời của dân tộc. Nhiều giá trị văn hoá dân gian đã trở thành bộ phận của đời sống xã
hội hiện đại, trong đó có Triết lý âm dương – một thành tựu đặc sắc của tư duy Á Đông.
Ngay từ khi ra đời, triết lý âm dương đã được người phương Đông nhất là ở Trung Quốc
và Việt Nam, vận dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống: từ nhận thức về vũ trụ đến nhận
thức về con người, từ tổ chức đời sống tập thể đến đời sống cá nhân, từ ứng xử với môi
trường tự nhiên đến ứng xử với môi trường xã hội. Có thể khẳng định rằng, Triết lý âm
dương đã đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống người phương Đông
nói chung, và của người Việt nói riêng.

Với ý nghĩa trên và được sự gợi ý, giúp đỡ của giáo sư hướng dẫn, em xin chọn đề
tài Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông để
nghiên cứu.
Người ta nói đến yếu tố âm dương với nhiều bình diện ý nghĩa. Có khi nó là quan niệm
trong tư duy, có khi là triết lý trong đời sống và cũng có khi là quy luật trong xã hội. Dù
được nhìn nhận từ góc độ nào thì âm dương vẫn được coi là lối tư duy đẹp và giá trị. Nó
luôn gắn liền với thực tế đời sống để thông qua đó mà khẳng định mình. Nhiều nhà
nghiên cứu đã tốn không ít bút lực để giải mã triết lý âm dương. Vậy, âm dương là gì, nó
từ đâu mà có…? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần nghiên cứu bên dưới. Bên cạnh
đó, bài tiểu luận còn mở rộng ứng dụng của thuyết Âm Dương trong Phong Thủy Trung
Quốc cổ đại và văn hóa dân gian Việt Nam.
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 5

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về Âm dương gia
Tư tưởng về âm dương và tư tưởng về ngũ hành là hai luồng tư tưởng xuất hiện rất sớm
từ thời nhà Thương. Đó là hai cách giải thích khác nhau về bản nguyên, về cấu tạo, về
tính biến dịch của thế giới vũ trụ, vạn vật, con người. Sang thời chiến quốc, Trân Diễn đã
thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi Âm dương gia.
1.2. Lý luận Âm dương
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng bản thân vũ trụ cũng như vạn
vật trong nó được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái (lực lượng) đối lập
nhau là âm và dương. Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều
hòa được hai lực lượng ấy. Nội dung cơ bản của lý luận âm dương chủ yếu thể hiện trong
nguyên lý âm dương.
1.2.1. Nguyên lý Âm dương
1.2.1.1. Phạm trù Âm dương
Âm là một phạm trù đối lập với dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính

chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối ẩm, phía
dưới, bên phải, số chẵn …, tĩnh, tiêu cực …
Dương là phạm trù đối lập với âm, phản ánh những yếu tố, tố (sự vật, hiện tượng, tính
chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng cương, cường, sáng,
khô, phía trên, bên trái, số lẻ …, động, tích cực …
Âm và dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản ánh hai loại
khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì vậy, trong
âm có dương, và trong dương có âm. Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh;
trong động có tĩnh, và trong tĩnh có động …; nghĩa là trong âm và trong dương đều có
tĩnh và có động; và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của dương là hiếu động, còn bản tính
của âm là hiếu tĩnh … Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động; mà
động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 6

được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập âm và
dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật; nhưng, vạn vật khi biến tới cùng thì
quay trở lại cái ban đầu.
1.2.1.2. Nội dung nguyên lý âm dương
Âm và dương thống nhất , giao hòa lẫn nhau; trong âm có dương và trong dương có âm.
Âm và dương tác động, chuyển hóa lẫn nhau; dương cực thì âm sinh, dương tiến thì âm
lùi, dương thịnh thì âm suy …; và ngược lại.
1.2.2. Quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa dạng của vạn vật trong
vũ trụ
Thái cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → Trùng quái → Vạn vật.
Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực
lượng đối lập âm và dương (lưỡng nghi). Lưỡng nghi giao cảm, biến hóa lẫn nhau tạo
thành tứ tượng (thái dương thiếu dương, thái âm thiếu âm)… Khi chưa có chữ viết, âm
được ký hiệu bằng vạch đứt ( ), và dương được ký hiệu bằng vạch liền (−). Khi lấy

dương chồng lên dương, lấy âm chồng lên âm, lấy dương chồng lên âm ta lần lượt được
thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm (các biểu tượng của tứ tượng). Khi lấy dương,
rồi sau đó lấy âm chồng lần lượt lên Tứ tượng ta được 8 biểu tượng của bát quái (càn, ly,
cấn, tốn, đoài, chấn, khôn, khảm). Mỗi quẻ (quái) có ba hào (1 vạch đứt hay liền) xuất
hiện dần từ dưới lên là hào 1, hào 2, hào 3. Bát quái được xếp lại thành từng cặp đối lập
là: càn – khôn, chấn – tốn, cấn – đoài, khảm – ly.
Bát quái chỉ là 8 quẻ đơn (quẻ có 3 vạch). Khi 8 quẻ đơn này chồng lên nhau ta được 64
quẻ kép (quẻ có 6 vạch) hay còn được gọi là trùng quái. Nếu sự phối hợp giữa quẻ đơn
trên và quẻ đơn dưới thành quẻ kép sao cho chúng tạo ra sự giao cảm lẫn nhau thì quẻ
kép đó là quẻ tốt (cát), còn nếu không tạo ra sự giao cảm thì quẻ kép đó là quẻ xấu
(hung). Ví dụ, quẻ thái được tạo thành bởi quẻ khôn ở trên và quẻ càn ở dưới, tức đất ở
trên trời. Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ xuống thì
chúng sẽ giao cảm với nhau làm thay đổi vị trí, dẫn đến sự biến hóa (phát triển); vậy quẻ
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 7

thái là quẻ tốt. Ngược lại, quẻ bỉ được tạo thành bởi quẻ càn ở trên và quẻ khôn ở dưới,
tức trời ở trên đất. Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ
xuống thì chúng sẽ không giao cảm được với nhau làm, không dẫn đến sự biến hóa (phát
triển); vậy quẻ bỉ là quẻ xấu.
1.3. Lý luận Ngũ hành
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại khái quát cho rằng, bản thân vũ trụ cũng
như vạn vật trong nó được tạo thành từ năm yếu tố luôn luôn vận động (ngũ hành) là kim,
mộc, thủy, hỏa, thổ. Nội dung cơ bản của lý luận ngũ hành thể hiện trong quy luật ngũ
hành tương sinh – tương khắc.
Quy luật ngũ hành
Phạm trù kim, mộc, thủy, hỏa, thổ phản ánh những sự vật, hiện tượng hay thuộc tính,
quan hệ như
 Mộc: gỗ, mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua…

 Hỏa: lửa, mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng
 Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt…
 Kim: kim khí, mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…
 Thủy: nước, mùa đông, phương bắc, màu đen, vị mặn…
Nội dung quy luật ngũ hành
Ngũ hành sinh hóa và chế ước lẫn nhau theo trình tự
 Một là, tương sinh: thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh
hỏa, hỏa sinh thổ.
 Hai là, tương khắc: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc
mộc, mộc khắc thổ.
Có thể diễn đạt sự tương tác sinh – khắc trên bằng biểu tượng đường tròn ngoại tiếp hình
ngôi sao năm cánh với các đỉnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ là thổ, kim, thủy, mộc,
hỏa. Theo chiều kim đồng hồ trên đường tròn thể hiện quá trình tương sinh. Còn theo các
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 8

cạnh hình ngôi sao (cũng tiến theo chiều kim đồng hồ) thể hiện quá trình tương khắc. Âm
dương gia cho rằng không chỉ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà cả hoạt động của
con người và đời sống xã hội đều tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc.
Thí dụ, (1) Trong tự nhiên, gỗ bị đốt sinh ra lửa (mộc sinh hỏa); Lửa thiêu cháy mọi vật
tạo thành tro – đất (hỏa sinh thổ); Trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn – kim loại (thổ
sinh kim); Vật rắn bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng (kim sinh thủy); Nước là
thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh mộc)… Rễ cây ăn
sâu vào đất (mộc khắc thổ); Đất thấm nước, ngăn chặn dòng nước (thổ khắc thủy); Nước
làm tắt lửa (thủy khắc hỏa); Lửa nóng làm chảy kim loại (hỏa khắc kim); Dụng cụ kim
loại cưa chặt được gỗ (kim khắc mộc)… (2) Tháng Giêng, mùa xuân, gió thổi tan hơi
lạnh, sinh vật nằm yên trong mùa đông bắt đầu trỗi dậy. Đó là tháng khí trời tỏa xuống,
khí đất dâng lên, trời đất hòa hợp với nhau, cây cối đâm chồi nảy lộc. Vào tháng này, bậc
đế vương chỉ nên điều hòa mệnh lệnh làm vui, thi ân cho trăm họ được lấy lộc, cấm chặt

cây, cấm dấy binh lật đổ… Nếu vào mùa xuân (mộc là chủ) mà thi hành lệnh mùa hạ (hỏa
là chủ), thì sẽ không hợp thời làm cho cây khô, cỏ héo, quốc gia luôn có tai họa cận kề;
còn nếu thi hành lệnh mùa thu (kim là chủ) thì dân sẽ có dịch bệnh lớn; thi hành lệnh mùa
đông (thủy là chủ), thì nước ngập tràn, sương tuyết rơi nhiều…
1.4. Với lý luận âm dương và lý luận ngũ hành
Âm dương gia đã đứng trên quan điểm duy vật chất phác, biện chứng sơ khai của người
Trung Quốc để lý giải cội nguồn và quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên, trong đời
sống xã hội và con người. Dù cách giải thích sự phát triển của thế giới mang tính máy
móc, nhưng chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và mục đích luận
trong quan điểm về tự nhiên, xã hội và con người. Ngoài ra, chúng còn góp phần tạo nên
cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên văn, lịch pháp, y học… trong lịch sử
Trung Hoa cổ - trung đại. Đến thời Tây Hán, lý luận âm dương – ngũ hành đã được Đổng
Trọng Thư phát triển theo tinh thần Nho giáo và lợi ích chính trị của giai cấp phong kiến
vừa mới giành lấy vai trò thống trị xã hội Trung Quốc. Nhờ vậy mà cả Nho giáo lẫn các
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 9

quan niệm về âm dương – ngũ hành đã có điều kiện chính trị thuận lợi để ảnh hưởng lâu
dài trong nền triết học Trung Quốc.
Phần trên bài tiểu luận đã đề cập sơ lược về nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời cũng như Âm
dương gia. Phần tiếp theo cũng là phần trọng tâm, bài tiểu luận sẽ trình bày ứng dụng của
học thuyết này trong Phong Thủy cổ đại Trung Quốc và văn hóa dân gian Việt Nam.
2. Thuyết Âm dương trong Phong Thủy Trung Quốc cổ đại
2.1. Phong thủy
Phong thuỷ là môn khoa học có nhiệm vụ tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống
được quân bình, hài hoà, người ngụ cư được sức khoẻ dồi dào. Ý nghĩa của sự cân bằng
không thuần ở sự đối xứng bên ngoài. Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố
thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hoà và yên lành trong môi trường chung quanh.
Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy

Khí được dịch là hơi thở hay năng lượng là ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong
thuỷ. Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người. Khí là năng lượng hay
lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ. Năng lượng này người
ta gọi là “long điểm”. Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay
“dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư. Từ
xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một
người. Dù sao cũng có giới hạn của nó. Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác
với người có sẵn dịp may mà không luyện khí. Làm thế nào để cân bằng khí vận hành
trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta. Khí của người và cả ngôi
nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà. Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến
bầu không khí và người ở nơi ấy. Có một vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu, có
nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo, âm u,
nặng nề. Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy. Vượng khí vào
nhà làm vượng khí cho người ngụ cư. Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá
nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 10

2.2. Mối liên hệ giữa Âm dương và Phong thủy trong xã hội Trung Quốc cổ
đại
Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu
khí của người và ngôi nhà. Khí chia thành 5 nguyên tố sau: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Những hành này là tính chất tinh tuý của mọi sự, mọi vật. Các hành này cùng kết hợp
với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người
v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí. Trong chu kỳ sáng tạo
(tương sinh), Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc, Mộc sinh
Hỏa. Trong chu kỳ hủy diệt (tương khắc), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc
hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Nghiên cứu của nhóm Dương Văn Hoành, Âm Dương là tổ tiên của Phong thủy, nói về

Long mạch trong Phong Thủy thì phải nhắc đến âm dương. Một Âm một Dương, đan xen
nhau mà thành, như vậy mới không khô khan, cứng nhắc, thể hiện được sinh khí, cảnh
sắc tươi đẹp. Trong học thuyết Phong Thủy, núi có thế cao vút là Âm, thẳng tắp là
Dương, đi xuống là âm, đi lên là Dương, nhọn là Âm, lõm là Dương; tĩnh là Âm, động là
Dương; núi là Âm, nước là Dương. Trong giới tự nhiên, tồn tại các sự vật đối lập nhau,
dùng Âm Dương để phản ánh những sự vật này là phù hợp với thực tế khách quan của
giới tự nhiên. Ngoài ra, Dương đại diện cho sự sống, Âm đại diện cho cái chết, thích
Dương ghét Âm, vì vậy chỗ ở phải là Dương, thủy khẩu (nguồn nước) cũng phải là
Dương, tất cả Long mạch, huyệt, nước, đều phải là Dương. Lão Tử là người đầu tiên nêu
ra quan niệm chọn lựa môi trường “phụ Âm bão Dương” tựa Âm ôm Dương, nói rằng
“vạn vật đều tựa Âm ôm Dương”. Cái gọi là “phụ Âm bão Dương” có hai tầng nghĩa sau:
“ Một là lưng phải tựa vào núi cao, mặt hướng về sông nước, hoàn toàn thống nhất với
điều kiện xây dựng kinh đô được đề cập trong Quản Tử. Hai là xoay lưng về phía Bắc
hướng mặt ra phía Nam, tức là lưng Bắc mặt Nam, đón nhận nguồn ánh sáng mặt trời dồi
dào. Về sau, “phụ Âm bão Dương” đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của Phong Thủy.
Các nhà Phong Thủy chủ trương, Âm long phải có Dương thủy hội tụ, Dương long phải
có Âm thủy giao hòa. Dương long ở bên phải thì Âm thủy ở bên trái, Âm long ở bên phải
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 11

thì Dương thủy ở bên trái, hai bên châu tuần vào trước mặt. Âm Dương tương tác hài hòa
làm cho vạn vật biến hóa sinh sôi (Bình Sa Ngọc Xích Kinh). Núi và nước tuy là hai,
nhưng biểu thị một Âm một Dương, nên không thể tách rời nahu được. Núi không có
nước sẽ không biến đổi, nước không có núi không thể tập hợp lại. Một động một tĩnh,
một Âm một Dương. Núi cai quản con người, nước cai quản tài lộc (Thanh Nang Tự).
Theo nghiên cứu của Sử Châm, Phong Thủy cũng được gọi là Âm Dương, sau thời đại
nhà Nguyên tên gọi này lại càng phổ biến hơn. Theo Nguyên Sử - Tuyển Cử Chí ghi chép,
năm thừ 28 niên hiệu Chí Nguyên Nguyên Thế Tổ, dựa theo thông lệ của Nho học, y học,
tất cả các lộ đều bố trí Âm Dương học, lập Giáo thụ ở các lộ, phủ, châu, tất cả các lộ đều

bố trí Âm Dương học, lập Giáo thụ ở các lộ, châu, phủ, tất cả những thầy Âm Dương đều
bị quản lý, trong đó cũng bao gồm các thầy Phong Thủy. Cho đến đời nhà Minh vẫn còn
thông lệ đó, trong Minh Sử - Chức Quan Chí ghi chép, năm thứ 17 Hồng Vũ đời Minh
Thái Tổ lập ra các chức quan về Âm Dương học, ở mỗi châu, phủ, huyện, đặt một người,
phàm là bậc am tường thiên văn, đoán thời tiết, bói sao, xem chỗ ở, chọn ngày tốt đều tập
trung vào quản lý. Nhà Thanh kế thừa chế độ nhà Minh, vẫn tổ chức như thế. Một cách tự
nhiên, các nhà Phong Thủy hoàn toàn giống với những nhà thiên văn, xem thời tiết, xem
sao, và thường được gọi là “ Âm Dương tiên sinh”.
Song, ngoài những điều này, Phong Thủy và Âm Dương còn có mối tương quan chặt chẽ,
nhưng không hoàn toàn giống nhau, một là có nguồn gốc trong các ghi chép nòi về việc
chọn chỗ ở, hai chữ “Âm Dương” đã xuất hiện như thế, phái lý khí, đều tiếp nhận một
lượng lớn khái niệm Âm Dương mang ý nghĩa Triết học để bàn luận về cách thức xem
xét, đo đạc Phong Thủy của mình.
Hai chữ Âm Dương xuất hiện trong sách vở, được tìm thấy sớm nhất trong chương Công
Lưu của Kinh Thi, nói rằng vào cuối thời nhà Hạ, Công Lưu dẫn dân tộc Chu di chuyển
từ đất Đài đến đất Mân, đo đạc xem xét điều kiện địa thế núi sông và thủy thổ, kế tiếp lá
quy hoạch xây dựng nhà ở, để những cư dân cổ dân tộc Chu có được nơi an cư lạc
nghiệp. Bộ sự thi đẹp đẽ này đã miêu tả một cách rõ ràng chi tiết mọi hoạt động cư trú
của Công Lưu – thủ lĩnh bộ lạc – người đã rất cần mẫn xem xét thăm dò, quy hoạch nơi
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 12

cư trú của bộ lạc, như “đi quan sát vùng đất này”, “lên đỉnh núi quan sát, quay trở xuống
đồng bằng”, “tơi chỗ có hàng trăm con suối, quan sát vùng đồng bằng rộng lớn, đi lên
ngọn núi cao phía Nam, quan sát vùng đồng bằng rộng lớn, đi lên ngọn núi cao phía
Nam, quan sát chỗ đất kinh”, “quan sát khe suối”, “đo đạc vùng đồng bằng trũng”, “tính
toán bóng nắng buổi chiều” … trong đó có câu “lên núi đo bóng nắng, quan sát Âm
Dương” chẳng những được các nhà Phong Thủy qua các thời đại chú trọng, dẫn ra làm
điển lệ, mà còn được coi trọng trong các nghiên cứu lịch sử thiên văn học, lịch sử đại lý

học, lịch sử kiến trúc và lịch sử Triết học cổ đại … của Trung Quốc. Phong Thủy được
gọi là Âm Dương cũng xuất phát từ chỗ này. Câu này là chi chép sớm nhất vừa về
phương pháp sử dụng cây (tức khuê biểu) để đo bóng nắng, xác định phương hướng và
thời tiết của người cổ đại, vừa đề cập tới tầm quan trọng của Triết học Âm Dương cổ đại.
Nghĩa gốc của câu thơ này là: Công Lưu lên vùng đồi núi đặt dụng cụ đo bóng nắng để
xác định phương hướng, tính toán thời gian, đồng thời khảo sát về núi sông, Âm Dương,
phương hướng và thời tiết. Đặt dụng cụ đo bóng nắng để xác định phương hướng chính là
cách thức “tính toán theo mặt trời” trong bài thơ Định Chi Phương Trung vào đời sau,
các phương pháp “suy đoán ngày và đêm”, “phương pháp định chuẩn” trong Khảo Công
Ký, Hoài Nam Tử - Thiên Văn Huấn, Chu Bễ Toán Kinh cho đến Doanh Tạo Pháp Thứ
(*)
của đời Tống sau này. Nghề phân biệt phương hướng, xác định vị trí này đã được các nhà
Phong Thủy truyền thụ và kế thừa qua nhiều thời đại, phát triển thành phương pháp “đảo
trượng” (một dạng Phong Thủy lựa chọn nơi đặt huyệt mộ, đòi hỏi nơi được lựa chọn
phải phù hợp với các yếu tố như chòm sao, địa thế, tình lý, điều kiện tự nhiên …) trong
thuật Phong Thủy, phương pháp này cũng trực tiếp dẫn đến phát minh vĩ đại về la bàn và
phát hiện về góc lệch của nam châm. Những nguyên tắc về núi sông, Âm Dương, phương
hướng cũng đã được các nhà Phong Thủy đời sau không ngừng nghiên cứu, xây dựng
thành lý luận rất phong phú trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Từ Âm Dương ở đây
không còn mang màu sắc của Huyền học nữa, mà giống như trong Thuyết Văn Giải Tự
của Hứa Thận đời Đông Hán có nói: “Âm là tối tăm, là phía Nam của sông, là phía Bắc
của núi”; “Dương là cao sáng”. Đoàn Ngọc Tài chu thích là; “Âm là bóng cây, là khí ẩn
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 13

trong nơi tối tăm vậy; Dương là dâng cao, là khí ở bên ngoài phát tán lên”. Ông đã giải
thích rõ tiểu khí hậu với Âm Dương, phương hướng, vị trí.
“Tướng kỳ Âm Dương” được các nhà Phong Thủy tôn sùng, tìm hiểu cả bài thơ này cũng
có thể thấy được yếu tố lý tính hàm chứa bên trong Phong Thủy, không nằm ngoài việc

xem xét và đo đạc một cách tỉ mỉ địa hình sông núi, đại chất thủy văn, tiểu khí hậu, thảm
thực vật, sinh thái, cảnh quan … sau đó chọn nơi ở tốt và xác định đúng phương hướng vị
trí, tiến hành xây dựng quy hoạch. Về vấn đề này, thuật ngữ Âm Dương mà người đời sau
tiếp tục dùng cũng thường lấy nghĩa gốc từ điển cố trên. Chẳng hạn như tác phẩm Chu Lễ
- Địa Quan Tư Đồ Đệ Tam ghi rằng “Chức quan Đại Tư Đồ là nắm giữ bản đồ đất đai
của quốc gia”, “phân biệt: núi rừng, sông ngòi ao đầm, gò đồi, đầm lầy, đồng bằng”.
“Dùng phương pháp thổ hội để phân biệt các loài vật sống ở năm loại đất’’, “dùng
phương pháp thổ nghi để phân biệt mười hai danh xưng và sản vật ở mỗi nơi và xem nơi
ở của dân để biết được điều lợi, hại, để nhân dân được phồn vinh, chim thú sinh sôi, cỏ
cây tươi tốt, tùy tính người mà chọn nơi ở”, “dùng phương pháp thổ khuê, đo đất dài
rộng, đo bóng nắng, để tìm đại trung”. “Khi bóng nắng chiếu xuống đo được năm tấc gọi
là điạ trung, đây là nơi đất trời hợp lại, bốn mùa chuyển giao, mưa gió hội tụ, Âm Dương
hòa hợp. Về sau vạn vật đông đúc yên ổn, đây chính là nơi xây dựng vương quốc”. Còn
như trong Hán Thư - Tiều Thố Truyện lại nói: “Quan sát sự hài hòa Âm Dương, nếm thử
vị nước suối, kiểm tra điều kiện đất đai, quan sát cỏ cây có tươi tốt hay không, sau đó lập
ấp xây thành, lập làng cắt đất làm nhà, chấn chỉnh đường sá”. Cổ Bản Táng Kinh của
Quách Phác – một trong những tác phẩm Phong Thủy kinh điển – đã nói một cách ngắn
gọn, đầy đủ về tiêu chuẩn lựa chọn của Phong Thủy như sau: “Núi sông tụ hội, Âm
Dương tương tác hài hòa, đất dày nước sâu, cỏ cây tươi tốt, quý như hàng ngàn cỗ xe tứ
mã, giàu như có ngàn vàng” …
Thuyết nguyên khí cũng được hình thành từ một Âm một Dương gọi là Đạo, khí Âm,
Dương tương tác nhau tạo nên sự hài hòa. Loại tư duy lý luận triết học này được quy về
cho các nhà Phong Thủy cũng có đầy đủ thành phần triết học tư biện, tuy nó có cả Huyền
học thậm chí cả những yếu tố mê tín , đồng thời cũng thiếu vắng triết lý xác đáng của
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 14

phép biện chứng, hơn nữa, tư duy lý luận đó lại trực tiếp làm cho mỹ học sơn thủy –
ngành học lấy sông núi tự nhiên làm đối tượng thẩm mỹ, ngày càng phtq triển hoàn thiện.

Ví dụ khi các nhà Phong Thủy nhìn nhận về núi sông, xem trạng thái đứng yên của núi
thuộc về Âm, trạng thái chuyển động của sông thuộc về Dương, cho nên chú trọng đến
việc nghiên cứu núi sông giao hội, động tĩnh tiếp nối nhau, Âm Dương tương hỗ, chính là
nơi tập trung nét hữu tình. Vậy nên đối với núi có rất nhiều biện pháp tìm Long mạch
thông qua việc chỉ núi làm rồng bởi hình dáng uốn lượn như con rồng. Còn dòng sông thì
cần phải ở trạng thái yên tĩnh mới thể hiện được vẻ đẹp của nó, vì vậy một dòng sông đẹp
cần phải hội đủ sự hòa hợp của bốn yếu tố, một là uốn lượn quanh co, hai là quy tụ về
một chỗ, ba là trong trẻo, bốn là hiền hòa, ngoài ra, cũng cần chú trọng đến các yếu tố
khác như núi non, sông nước, thảm thực vật, ánh sáng mặt trời, không khí cho tới kiểu
dáng kiến trúc, bố cục không gian, chỗ nào cũng phải đẹp, Âm Dương động tĩnh, mỗi
bước thay hình, tương sinh là đích, như ngọn bút tài hoa của họ sĩ vậy, phải có những chỗ
đậm, chỗ nhạt, thấp thoáng, ẩn hiện lồng vào nhau, mới tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp …
Và có thể khẳng định rằng chính nhờ thực tiễn Phong Thủy và sự hoàn thiện đã đạt được
trong loại triết học nghệ thuật này mới thúc đẩy hình thành nên một phong cách độc đáo
của kiến trúc truyền thống Trung Quốc, đạt đến tầm nghệ thuật cao nhất. Joseph – học giả
người Anh – trong Khoa Học Và Văn Minh Trung Quốc bình luận rằng: “Phong thủy rất
hữu ích đối với nhân dân Trung Quốc… Tuy trên một vài phương diện vẫn còn mang
đậm sắc mê tín, nhưng nó luôn hàm chứa yếu tố mỹ học, tất cả ruộng vườn, nhà cửa, thôn
trấn Trung Quốc … đều có thể minh chứng cho điều đó. Điều này là một sự đánh giá
hoàn toàn xác đáng đối vợi thuật Phong Thủy đã được lưu truyền, kế thừa hàng ngàn
năm nay.
Vũ trụ quan trong thuyết Âm Dương của Phong Thủy phân chia giới tự nhiên thành hai
kiểu vẻ đẹp: vẻ đẹp mạnh mẽ cứng cỏi của Dương và vẻ đẹp nhu mì của Âm. Cho nên
người xưa đã từng nói: “Đạo của trời đất chẳng qua là Âm Dương cương nhu mà thôi”.
Hình ảnh vách núi cheo leo, thác nước tung tóe, cuồng phong, dông tố, hoàng hôn trên
sông lớn hoặc thảo nguyên mênh mông cho đến ‘Hà Bắc gió thu xào xạc, tuấn mã lướt
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 15


gió” đều thể hiện vẻ đẹp mạnh mẽ của Dương; gió mát, trăng thanh, hương thơm lẩn
khuất, bóng mờ, nước trôi qua chiếc cầu nhỏ, dương liễu sóng biếc và “Giang Nam hoa
hạnh mưa xuân’ đều là nét đẹp nhu mì của Âm.
Cũng theo nghiên cứu của nhóm Dương Văn Hoành, cách nhìn hữu cơ luạn đối với tự
nhiên trong Phong Thủy được biểu hiện ở bốn phương diện sau
 Thứ nhất, mối quan hệ giữa trời và đất. Các nhà Phong Thủy cho rằng trời đất
tương thông là một chỉnh thể. Do đó, có tên lý thì có địa lý (Địa Lý Khu Yếu Tự). Ví dụ,
trời có Ngũ tinh, đất có Ngũ hành; trời phân tinh tú, đất chia sông núi; khí hình thành ở
đất, hình tượng thể hiện trên trời; trời có tượng, đất có hình (Thanh Nang Kinh). Những
tư tưởng này đều xuất phát từ Chu Dịch, Dịch sánh ngang với trời đất, lấy việc tu chỉnh
giới tự nhiên làm bản gốc mô tả, do đó nó và tòa bộ giới tự nhiên là một thể thống nhất.
Cũng có nghĩa là cách nhìn hữu cơ luận đối với tự nhiên của Trung Quốc cổ đại đã được
đặt nền tảng trong Chu Dịch. Dựa trên nền tảng của Chu Dịch, các nhà Phong Thủy đã
phát triển cách nhìn hữu cơ luận đối với tự nhiên lên một bước, họ cho rằng hình dáng
của núi trên trái đất trùng khớp với những tinh thể trên trời, sông ngòi, gò đồi trên mặt đất
chính là những vì sao trên trời, chúng vốn không phải là hai sự vật khác nhau.
 Thứ hai, mối quan hệ giữa trời và người. Vào thời Tây Chu và trong Chu Dịch,
con người và xã hội rất được xem trọng; con người, trời và đất gọi chung là Tam tài. Nó
rất xem trọng vai trò năng động chủ quan của con người, xem con người là chủ thể. Bất
luận nói đến vấn đề nào chăng nữa thì cuối cùng cũng quy về con người và sự nghiệp của
con người. Giới tự nhiên trong vũ trụ là một thế giới lớn và con người là một thế giới
nhỏ. Sự thay đổi hiện tượng thiên văn trong tự nhiên có mối quan hệ cảm ứng trực tiếp và
cùng chung quy luật với hoạt động chuyển hóa khí trong cơ thể con người. Giữa trời và
người tồn tại một mối liên hệ nội tại, mượn trời để nói về con người, suy ngẫm đạo trời
để hiểu rõ nhân tình thế thái, đây chính là “thiên nhân nhất lý”. Các nhà Phong Thủy căn
cứ vào quan niệm này để đưa ra quan niệm “thuận theo đạo trời chính là nguồn cội của
địa lý” (Nho Môn Sùng Lý Triết Trung Kham Dư Hoàn Hiếu Lục). Sự hưng thịnh của một
gia đình, ắt do tổ tiên tích nhiều phúc đức, làm nhiều việc thiện mà không cần báo đáp.
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông


Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 16

Do vậy, tuy không chọn đất chôn cất, con cháu cũng sẽ được sung túc, hưng thịnh, đấy là
trời ban thưởng cho (Táng Thư Vấn Đối).
 Thứ ba, mối quan hệ giữa người và đất. Mối quan hệ giữa người và đất cũng vô
cùng mật thiết, con người vốn được sinh ra trên mặt đất. Do đó, những nguyên tố hóa học
vi lượng trong vỏ quả đất. Nếu không đủ thì sẽ mắc bệnh, người bệnh phải uống thuốc,
tác dụng của thuốc là bổ sung các loại nguyên tố vi lượng đang bị thiếu trong cơ thể
người. Người ta chọn nơi cư trú, thường lựa chọn môi trường đại lý tốt, thực chất là chọn
môi trường sinh thái tốt. Quan điểm chọn đất cư trú của các nhà Phong Thủy là có khoa
học, cho đến ngày nay vẫn mang ý nghĩa thực tế. Trình Tử nói rằng: “Bói xem đất làm
nhà là bói xem tình trạng tốt xấu của khu đất. Đất tốt thì thần linh yên, cháu con thịnh
vượng, nếu vun xới bồi đắp cho gốc thì cành là sẽ tươi tốt, đây là lẽ tất yếu, đất xấu thì sẽ
ngược lại” (Địa Lý Đại Toàn). Nhưng vấn đề về mối quan hệ giữa người và đất đã được
thể hiện trong học thuyết Phong Thủy là lý luận môi trường địa lý quyết định. Lý luận
này cho rằng chỉ cần đất tốt thì sẽ nhận được phúc lành; đất linh thiêng sẽ sinh ra những
anh tài xuất chúng; nơi ở tốt lành thì người nhà sẽ phồn vinh, hưng thịnh. Đất không tốt
thì gặp tai ương, thậm chí nếu có nơi nào đó bị phá hoại cũng gây ảnh hưởng đến chuyện
may rủi của con người. Có những nơi không tốt nhưng qua bàn tay cải tạo của con người
cũng có thể mang đến cho con người điềm lành, tránh được điềm dữ.
 Thứ tư, mối quan hệ giữa trời, đất và con người. Người xưa đã nhận thức được
rằng, con người và trời đất đều có tầm quan trọng như nhau, từ đó hợp thành Tam tài.
Trong Lã Thị Xuân Thu – Tình Dục viết: “Người và trời đất như nhau”. Người có tình
chủ động, có thể tìm hiểu trời đất, nhưng không thể thay đổi được trời đất. Các nhà
Phong Thủy đã tiếp thu tư tưởng này và cho rằng thiên vận xoay chuyển thì địa khí phải
thích ứng theo, địa vận chuyển dịch thì thiên khí cũng phải thuận theo, thiên khí chuyển
động ở trên và con người thích ứng với nó (Linh Thành Tinh Nghĩa).
Trong dân gian, trong xã hội đời thường, phần lớn người xưa đều tin rằng giữa trời, đất
và con người luôn tồn tại quan hệ nhân quả bí ẩn, thâm sâu khó đoán, vì thế khi chọn
Dương trạch (nhà ở), hay Âm trạch (phần mồ), họ đều mong muốn tìm được một mảnh

Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 17

đất quý có Phong Thủy tốt, vừa thuận theo ý trời vừa hợp với lòng người, lại có được
may mắn của địa mạch. Nếu như nhà cửa đất đai đã được chọn và xây cất mà chủ nhà
không trường thọ, con cháu hiếm hoi, tai họa liên miên, có thể là do đất ở không tốt,
Phong Thủy xấu, nhất định phải đi mời ngay thầy Phong Thủy đến giải trừ để điều hòa
mối quan hệ giữa trời, đất và con người.
Sinh lý, hình thể và tính cách con người có quan hệ mật thiết với môi trường sinh thái mà
con người đang sinh sống, song môi trường sinh thái cũng có quan hệ gắn bó với vận
mệnh, thành bại, giàu nghèo, sang hèn, lành dữ, họa phúc của con người. Bởi vì sức sáng
tạo và tính chủ động của con người có thể làm thay đổi trong môi trường, khiến môi
trường thích nghi với con người, phục vụ cho con người.
Lý luận phong thủy cổ đại Trung Quốc chú trọng điều hòa quan hệ giữa môi trường sinh
thái và sự tồn tại của con người, thông qua việc điều hòa mối quan hệ giữa trời, đất và
con người, chọn lựa một môi trường sinh thái thích hợp với sự sinh tồn và phát triển của
loài người. Đặc biệt là lý luận về sự lựa chọn Dương trạch và xây dựng nhà cửa, yếu tố
hợp lý càng lớn hơn, nó đặc biệt chú trọng sự thống nhất hài hòa của môi trường tự nhiên
như cây cối, gò đồi, địa chất, đường sá, nguồn nước, núi non, địa mạo, địa lý, địa thế, địa
hình, theo đuổi sự hài hòa dung hợp thành một khối tự nhiên của môi trường xung quanh
và vật thể kiến trúc. Đây là cơ sở nền tảng của văn hóa kiến trúc cổ đại Trung Quốc
không chỉ chú trọng đến đặc trưng thẩm mỹ về bố cục và thiết kế, cũng như kết cấu và
nguyên liệu vật liệu của các vật thể kiến trúc mà càng chú trọng hơn mối liên hệ của nôi
trường và vật thể kiến trúc. Qua đây ta có thể khẳng định lý luận kiến trúc cổ đại không
thể tách rời Phong Thủy.
3. Triết học Âm dương gia trong văn hóa tryền thống Việt Nam
Ngày xưa cũng như ngày nay, thuyết tương đối âm dương vẫn gắn bó mật thiết và sâu sắc
với văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nó được biểu hiện cụ thể, chân
phương từ nhiều góc độ trong đời sống.Thứ nhất, âm dương là bản chất của giới tự

nhiên. Trong đời sống, dân tộc nào cũng va chạm với các cặp đối lập “đực – cái”, “nóng
– lạnh”, “cao – thấp”…Với người nông dân, họ chú trọng sự sinh sôi, nảy nở của hoa
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 18

màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất – Trời. Như vậy, Đất được đồng
nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha. Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và
“Đất – Trời”chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương. Đây
là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên. Từ cặp
“Lạnh – Nóng” có thể suy ra: Về thời tiết thì mùa đông lạnh thuộc âm, mùa hè nóng
thuộc dương. Về phương hướng, phương Bắc lạnh thuộc âm, phương Nam nóng thuộc
dương. Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương. Hay là, đêm
thì tối nên màu đêm thuộc âm, ngày thì đỏ nên màu đỏ thuộc dương. Cái hay, cái đẹp của
triết lý âm dương nằm ở quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn
dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Nó còn được phản ánh qua quy luật quan
hệ: Âm dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Hai quy luật này góp phần
không nhỏ vào việc đánh giá, nhìn nhận và khám phá giới tự nhiên từ góc độ bản
chất. Thứ hai, những biểu hiện âm dương trong xã hội xưa và nay: Về mặt tư duy, dân
gian vẫn nhận thức theo kiểu: “Chim sa, cá nhảy chớ mừng; nhện sa, xà đón xin đừng có
lo”. Đây là cách diễn đạt quy luật “trong âm có dương” và “trong âm có dương”. Ngày
xưa, ông cha ta còn hình thành lối tư duy theo quan hệ nhân quả, chẳng hạn: “Sướng lắm
khổ nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm
dương chuyển hóa”. Ngày nay, lối tư duy âm dương này được người Việt vận dụng và
kết hợp khéo léo trong đời sống văn hóa. Điều này được phản ánh qua triết lý sống quân
bình: Coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dương trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự
nhiên. Đặc trưng quân bình các yếu tố đời sống tạo ra khả năng thích nghi cao trước mọi
biến cố, hoàn cảnh của dân tộc Việt từ ngàn đời. Về mặt đời sống, triết lý âm dương được
biểu hiện khá rõ từ ba nhu cầu cơ bản nhất: Ăn, mặc và ở.
 Với nhu cầu ăn, người Việt nhấn mạnh tính cộng đồng, tính mực thước truyền

thống. Trong đó, tính cộng đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính
mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương. Nó đòi hỏi người ăn
không ăn quá nhanh hay quá chậm, không ăn quá nhiều hay quá ít, không ăn hết hay ăn
còn. Đây được xem là lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khác hẳn tính cách cực đoan, lối giao tiếp
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 19

trực khởi của người phương Tây: Khách phải ăn kỳ sạch để tỏ lòng biết ơn chủ nhà. Tính
cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước
mắm. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm là biểu tượng cho cái đơn
giản mà thiết yếu: Cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết từ cá là tinh hoa của nước –
chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ
Hành.
Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt còn thể hiện khá rõ tính linh hoạt và tính biện
chứng. Theo đó, tính linh hoạt phản ánh trong dụng cụ ăn, đôi đũa; tính biện chứng ở
quan hệ biện chứng âm dương gồm ba mặt
 Sự hài hòa âm dương của thức ăn.
 Sự quân bình âm dương trong cơ thể.
 Sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt thức ăn theo
năm thức âm và dương ứng với Ngũ Hành: Hàn (lạnh, âm nhiều = Thủy), Nhiệt (nóng,
dương nhiều = Hỏa), Ôn (ấm, dương ít = Mộc), Lương (mát, âm ít =Kim), Bình (trung
tính = Thổ). Theo đó, người Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển
hóa khi chế biến. Điều đó lý giải tại sao chén nước chấm của người Việt dung hòa cả đủ
cả Ngũ Hành: Vị mặn (thủy) của nước mắm, đắng (hỏa) của vỏ chanh, chua (mộc) của
chanh giấm, cay (kim) của tiêu ớt. Để tạo ra sự quân bình âm dương trong cơ thể, người
Việt sử dụng thức ăn như vị thuốc với mục đích điều chỉnh sự mất quân bình âm dương
trong cơ thể. Chẳng hạn: Đau bụng nhiệt (dương) cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu
đen, trứng gà lá mơ. Đau bụng hàn (âm) cần dùng các thứ nhiệt dương như gừng, riềng.

Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt có tập quán
ăn uốn theo mùa và vùng khí hậu. Việt Nam là xứ nóng (dương) nên phần lớn nguồn thức
ăn sử dụng hằng ngày đều thuộc loại bình, hàn âm như thực vật (rau, củ, quả…). Đồng
thời, tính chất dương của xứ nóng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loài sản vật
mang tính âm phát triển mạnh. Điều này chứng tỏ bản thân thiên nhiên cũng đã có sự cân
bằng. Vào mùa hè, người Việt thích ăn rau quả, tôm ca (âm) hơn là mỡ thịt. Thức ăn
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 20

thường nhiều nước (âm) và có vị chua (âm) với tác dụng vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt.
Vào mùa đông, người Việt ở phía Bắc lại thích ăn thịt, mỡ vốn mang tính dương nhằm
giúp cơ thể chống rét. Người dân miền Trung ăn nhiều ớt (dương) do thực phẩm của họ
dồi dào hải sản biển có tính hàn, bình (âm). Từ văn hóa ẩm thực của người Việt xưa và
nay, ta càng khẳng định vai trò của triết lý âm dương thủy hỏa trong việc tổ chức vũ trụ
và duy trì đời sống.
 Với nhu cầu mặc, người Việt rất đề cao hai yếu tố “dương tính” và “âm tính”. Đặt
ra vấn đề màu sắc chẳng hạn: Trong trang phục xưa, màu ưa thích vốn là các “màu âm
tính” phù hợp với phong cách tế nhị, kín đáo của truyền thống dân tộc. Ở miền Bắc là
màu nâu, màu gụ (màu của đất); ở miền Nam là màu đen (màu của bùn). Trong lễ hội,
phụ nữ Việt mặc áo dài màu thâm hoặc nâu. Ngày nay, màu sắc của trang phục có phần
đa dạng hơn theo hướng “dương tính” do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Thường
thấy, trong xã hội hiện đại đàn ông mặc Âu phục, phụ nữ mặc áo nhiều màu kể cả đỏ
hoặc hồng. Do giao thoa với văn hóa mới từ bên ngoài nên chiếc áo dài cổ truyền Việt
Nam dần được cải tiến thành áo dài tân thời từ những năm 30 của thế kỷ này. Bên cạnh
những cải tiến theo hướng phô trương cái đẹp hình thể một cách trực tiếp theo kiểu
phương Tây (dương tính hóa) như: Bó eo, ôm sát thân, nổi ngực… thì áo dài tân thời vẫn
tiếp tục kế thừa và phát triển cao độ phong cách kín đáo (âm tính hóa). Chính sự khêu gợi
một cách nhuần nhị, kín đáo đã tô điểm tính cách “dương ở trong âm”. Vì lẽ đó, áo dài
Việt Nam ngày càng phổ biến rộng rãi và trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống

dân tộc.
 Với nhu cầu ở, người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”. “Phong” và
“thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà.
Phong là gió (thuộc dương); thủy là nước, tĩnh hơn, thuộc âm. Trong nhà, nếu có gió quá
nhiều hoặc nước tù quá đọng đều không tốt. Người ta vẫn xây dựng các bình phong để lái
gió hoặc dựng hòn non bộ để điều thủy (âm dương điều hòa) là vậy. Ngoài ra, tất cả các
chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng “mộng”. “Mộng” là cách ghép theo
nguyên lý âm dương, nghĩa là: Phần lồi ra của bộ phận này phải khớp với chỗ lõm tương
Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 21

ứng của bộ phận khác. Kỹ thuật này tạo nên sự liên kết rất chắc chắn mà vẫn linh động
giúp tháo dỡ dễ dàng. Khi cần cố định các chi tiết của ngôi nhà thì dùng đing tre vuông
tra vào các lỗ tròn (âm – dương). Khi lợp nhà, người Việt dùng ngói âm dương: Viên sấp,
viên ngửa khác với ngói ống Trung Hoa. Trong hình thức kiến trúc thường coi trọng bên
trái và số lẻ. Tất cả đều từ triết lý âm dương mà ra.
Tóm lại, triết lý âm dương trong đời sống văn hóa Việt xưa và nay biểu hiện chủ yếu ở
các góc độ: Tự nhiên, xã hội lẫn tín ngưỡng. Nó góp phần tôn vinh giá trị truyền thống
mà vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi nếp nhà người Việt.

Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 22

4. KẾT LUẬN
Học thuyết Âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu
lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng. Có thể
nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được
vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.

Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy
khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các
khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm
dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương
Đông.
Triết lý âm dương ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa dân gian, nó góp phần tạo nên bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ và trường tồn của người
Việt. Ngày nay, triết lý âm dương vẫn tiếp tục được nghiên cứu và vận dụng trong nhiều
lĩnh vực của đời sống. Và gần đây, trong xu thế “phục hưng” các giá trị văn hóa phương
Đông, triết lý âm dương cũng được chú ý nghiên cứu và vận dụng nhiều hơn, nhất là ở
lĩnh vực nhân tướng học, kiến trúc và y học.
Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng
nhau tạo nên mọi hình thái của đời sống. Âm thì mờ tối , Dương thì sáng sủa, Âm thụ
động, Dương tích cực. Quan niệm Âm Dương xem con người và môi trường làm một. Đó
là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi, sông suối, quả đất và không gian. Nếu bạn hiểu được
những gì phong thuỷ trình bày, thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để
được may mắn và cải thiện số mệnh của mình.

Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Bùi Văn Mưa, 2011, Giáo trình Triết học, Phần 1 Đại cương về lịch sử Triết
học.
2. Vũ Huy Hoàng và Hoàng Dũng, 2012, Phong thủy cổ đại Trung Quốc – Lý luận
và thực tiễn
3. />target_view-id_114.html
4.

5.
6. />i-s
7. />%3Aluu-hoang-chuong-triet-ly-am-duong-trong-van-hoa-dan-gian-nguoi-
viet&Itemid=42&catid=133%3A
Và một số nguồn tài liệu tham khảo khác

Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông

Phạm Thị Ngọc Uyên_Ngày 4_K22 24

MỤC LỤC
TÓM TẮT 1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Tổng quan về Âm dương gia 5
1.2. Lý luận Âm dương 5
1.2.1. Nguyên lý Âm dương 5
1.2.1.1. Phạm trù Âm dương 5
1.2.1.2. Nội dung nguyên lý âm dương 6
1.2.2. Quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa dạng của vạn vật trong vũ trụ 6
1.3. Lý luận Ngũ hành 7
1.4. Với lý luận âm dương và lý luận ngũ hành 8
2. Thuyết Âm dương trong Phong Thủy Trung Quốc cổ đại 9
2.1. Phong thủy 9
2.2. Mối liên hệ giữa Âm dương và Phong thủy trong xã hội Trung Quốc cổ đại 10
3. Triết học Âm dương gia trong văn hóa tryền thống Việt Nam 17
4. KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

×