Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG PHONG THỦY – KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.97 KB, 13 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
TRIẾT HỌC ÂM DƢƠNG GIA VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG
TRONG PHONG THỦY – KIẾN TRÚC






Giảng viên phụ trách : TS. Bùi Văn Mƣa
Học viên thực hiện : Phạm Trần Anh Vũ
STT : 87
Nhóm : 09
Lớp : Ngày 4
Khóa : K22


TP.HCM, tháng 12/2012
Page 1

LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết Âm Dương là một dạng quan điểm về vũ trụ và phương pháp luận của người
Trung Quốc cổ đại dùng để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, thể hiện cách nhìn cơ bản
của con người Á Đông đối với thế giới. Từ xưa đến nay, người phương Đông coi Âm Dương
là bản chất của giới tự nhiên. Thuyết Âm Dương vẫn luôn gắn bó mật thiết với văn hóa
phương Đông. Thế giới quan này đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của văn hóa Trung Quốc
nói riêng và rộng hơn nữa là văn hóa phương Đông. Hai thái cực Âm Dương đã trở thành cái


hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống con người phương Đông. Theo thời gian những biểu
hiện sinh động của tư tưởng Âm Dương đã khắc sâu trong nếp nghĩ của chúng ta. Nó góp phần
tôn vinh vẻ đẹp truyền thống mà vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại, được biểu hiện cụ thể chân
phương từ những ảnh hưởng của nó qua nhiều góc độ trong cuộc sống như: Y học, Triết học,
tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp luật, bói toán, tôn giáo, phong thủy, kiến trúc, nghệ thuật …
Điều này chứng tỏ rằng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả theo chiều rộng và chiều
sâu. Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì đây vẫn là lối tư duy đẹp và có nhiều giá trị.
Ba nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu “Ăn”, nhu cầu “Mặc” và như cầu “Ở”.
Trong ba nhu cầu này, nhu cầu “Ở” chính là chủ đề mà triết lý Âm Dương đề cập đến nhiều
nhất và cũng là chủ đề mà người phương Đông chúng ta hết sức quan tâm. Cả đời con người
có hơn phân nửa thời gian là sống trong nhà. Theo như Hoàng Đế Trạch Kinh thì “Nhà ở
chính là cái nút của Âm Dương, chuẩn mực của nhân luân”. Do quan niệm truyền thống “Nhà
ở chính là cái gốc của con người. Nếu nhà ở yên ổn thì gia tộc hung thịnh, nếu không yên ổn
thì gia tộc suy vi” cho nên từ xưa đến nay, người phương Đông chúng ta hết sức quan tâm đến
vấn để Phong Thủy nhà ở. Từ Kinh Đô của đất nước cho đến các Châu, Quận, Huyện ấp, thôn
phường, nhà dân, ở đâu mọi người cũng xem trọng việc chọn vị trí, phương hướng nhà, cho
đến kiến trúc bên trong cũng như bên ngoài của ngôi nhà…Vì lẽ đó, mục tiêu chủ yếu của bài
viết này xin được bàn về Triết lý Âm Dương và những ảnh hưởng của triết lý Âm Dương nhìn
từ góc độ Phong Thủy – Kiến Trúc. Bài viết sẽ phân tích việc làm thế nào để chọn lựa một
vùng đất tốt để sinh sống hòa hợp với môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn xung
quanh. Sau đó chúng ta sẽ xem xét một số ảnh hưởng của triết lý Âm Dương thông qua một số
công trình kiến trúc nổi bật ở Việt Nam. Do những giới hạn về thời gian và tầm kiến thức có
hạn nên chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy góp ý cho bài
viết. Cuối cùng xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đến TS. Bùi Văn Mưa, người thầy đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua.

×