Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.43 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
BTKN
Chủ đề : NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
Nhóm: 04
Sinh viên Mã số sinh viên
1 Võ Bình Thuận 91202221
2 Trần Thanh Lam 91202104
3 Nguyễn Huỳnh Thanh Sơn 91202187
4 Nguyễn Huỳnh Thảo Uyên 91202262
5 Nguyễn Tú Trinh 91202244
6 Bùi Tấn Phong 91202173
Nộp bài: 23g30 ngày 27/8/2014
Tp. Hồ Chí Minh
I Lời mở đầu .
1 / Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách
năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có
kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân,
mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng
xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau
đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành
cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy. Năm 2007, 14% lượng điện trên thế giới
được sản xuất từ năng lượng hạt nhân. Có hơn 150 tàu chạy bằng năng lượng hạt
nhân và một vài tên lửa đồng vị phóng xạ đã được sản xuất.
2/ Làm sao để tạo ra năng lượng hạt nhân?
Ngoài thiên nhiên nguyên tử uranium có tất cả ba đồng vị : 99,3 phần trăm
đồng vị


238
U, 0,7 phần trăm đồng vị
235
U, và một tỷ lệ không đáng kể đồng vị
234
U.
Đồng vị
235
U là đồng vị khả phân tự nhiên duy nhất có khả năng sản xuất năng
lượng và sinh ra neutron để duy trì dây chuyền phản ứng. Đồng vị
238
U là đồng vị
phong phú có thể hấp thụ neutron, do đó, có khả năng làm tắt dây chuyền phản
ứng nhưng, một khi hấp thụ một neutron, trở thành đồng vị khả phân
239
Pu.
Những hạt nhân deuterium và tritium hợp nhất với nhau cũng sinh ra năng lượng.
Deuterium là một đồng vị của khí hydro có nhiều ngoài thiên nhiên, chủ yếu trong
nước biển. Tritium là một đồng vị nhân tạo được chế tạo từ phản ứng phân hạch
một hạt lithium với một neutron. Những nguyên tử lithium cũng có rất nhiều trong
nướcbiển.
Nếu thực hiện được phản ứng hợp nhất hạt deuterium với hạt tritium một cách đại
tràng thì nhân loại sẽ có được một nguồn năng lượng gần như là vô tận. Nghiên
cứu và phát triển phương pháp sản xuất năng lượng này phức tạp và tốn kém. Vì
thế mà hầu như tất cả các nước công nghệ tiên tiến phải liên kết để chia với nhau
chi phí nghiên cứu khai triển: sáu cường quốc, Đại Hàn, Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu
Châu, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.
II Thế nào là sử dụng năng lượng hạt nhân hoà bình
Sự dụng năng lượng hạt nhân hoà bình được thể hiện thông qua hiệp ước
không phổ biến hạt nhân

Thứ nhất: Không phổ biến
Chiếu theo hiệp ước, có năm quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt
nhân: Pháp (ký năm 1992), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992), Liên
Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang
Nga), Anh (1968) và Hoa Kỳ (1968). Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân
vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm nước này thoả thuận không chuyển
giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt
nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.
Năm quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụng chúng để chống
lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân
hoặc một cuộc tấn công qui ước có liên minh với quốc gia có VKHN. Tuy vậy,
những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi tiết
chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như Hoa Kỳ từng ra chỉ
dấu rằng nước này có thể sử dụng VKHN để đáp trả một cuộc tấn công phi qui
ước bởi các "nước lưu manh" (rogue state). CựuBộ trưởng Quốc phòng
Anh, Geoff Hoon, công khai nói đến khả năng sử dụng VKHN nhằm đáp trả các
cuộc tấn công không qui ước bởi các "nước lưu manh". Tháng 1 năm 2006, Tổng
thống Pháp, Jacques Chirac, ngụ ý rằng các cuộc tấn công khủng bố được những
quốc gia khác bảo trợ, nếu xảy ra trên đất Pháp, có thể dẫn đến những cuộc tấn
công trả đũa bằng VKHN cỡ nhỏ nhắm vào những trung tâm của các "nước lưu
manh".
Thứ hai: Giải trừ quân bị
Điều VI và lời nói đầu chỉ ra rằng các nước có VKHN theo đuổi mục tiêu cắt giảm
và loại bỏ kho vũ khí của họ; điều khoản này của hiệp ước cũng kêu gọi tiến đến
" một hiệp ước giải giới toàn diện được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm
ngặt và hiệu quả". Trong Điều I, các nước có VKHN tuyên bố không "xúi giục các
nước không có VKNH tìm cách sở hữu loại vũ khí này". Chủ thuyết tấn công để
ngăn chặn và các động thái đe doạ khác có thể được hiểu bởi các nước không có
VKHN là hành động xúi giục. Điều X công bố rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có

thể rút khỏi hiệp ước nếu họ cảm thấy có những "biến động bất thường", thí dụ
như một sự đe doạ hiển nhiên, buộc họ phải đi đến quyết định ấy.
Thứ ba: Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình
Vì chỉ có rất ít quốc gia đang sử dụng lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng
lượng tự nguyện hoàn toàn từ bỏ nhiên liệu hạt nhân, nên trọng tâm thứ ba của
hiệp ước là cung ứng cho các quốc gia khác khả năng sản xuất năng lượng hạt
nhân, với điều kiện không sử dụng kỹ thuật này để phát triển vũ khí hạt nhân.
Song đối với một vài quốc gia, nguyên tắc này của hiệp ước, cho phép làm
giàu urani để sản xuất năng lượng, xem ra là một kẽ hở lớn. Mặc dù hiệp ước dành
cho mọi quốc gia quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình, và
khi trên thị trường đang có những thiết kế cho nhà máy năng lượng hạt nhân dùng
lò phản ứng nước nhẹ sử dụng nhiên liệu urani làm giàu, các quốc gia này cần phải
được cấp phép để làm giàu urani hoặc để mua loại hàng hoá này trên thị trường
quốc tế. Kiểm soát tiến trình làm giàu urani có thể được xem như là một phần
trong biện pháp ngăn cản sự phát triển đầu đạn hạt nhân để nếu nước nào muốn
làm điều này thì phải rút lui khỏi hiệp ước. Không quốc gia nào có thể bí mật chế
tạo vũ khí hạt nhân trong khi còn bị ràng buộc chịu sự thanh tra của hiệp ước.
Các quốc gia ký kết và hiện duy trì hiệp ước đều có thành tích tốt trong việc tuân
thủ hiệp ước. Trong một số khu vực, yếu tố tất cả quốc gia trong vùng đều không
có vũ khí hạt nhân giúp mỗi quốc gia đơn lẻ không cảm thấy có nhu cầu phải chế
tạo vũ khí hạt nhân. Đây là một trong những mong đợi khi hiệp ước được thiết lập.
Mohamed ElBaradei, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc
tế (IAEA), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, nói rằng có đến 40 quốc gia có thể
phát triển bom hạt nhân nếu họ muốn.
III Ý kiến của nhóm về sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình
Trước hết nhóm em hoàn toàn đồng ý về việc ngày càng phát triển cũng như
mở rộng sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình bởi
vì các yếu tố sau :
• Nguồn tài nguyên thiên nhiên ,các nguồn năng lượng từ hoá thạch
ngày càng cạn kiệt.Mất an ninh năng lượng đang thách thức không

chỉ đối với sự phát triển kinh tế bền vững toàn cầu, mà còn tiềm ẩn
nguy cơ gây xung đột khu vực như vùng Vịnh, Biển Ðông
• Năng lượng hạt nhân là một giải pháp kinh tế, an toàn và là nguồn
năng lượng sạch đảm bảo sự phát triển bền vững trong việc thỏa mãn
nhu cầu điện năng đang tăng mạnh trên toàn cầu.
• Lò phản ứng hạt nhân thực sự không phát thải, sử dụng chúng để
phát điện có thể giúp kiềm chế được mối nguy hiểm nóng lên toàn
cầu và thay đổi khí hậu. Bất kỳ một chiến lược nào thực sự muốn
ngăn chặn mối đe dọa chưa từng có này đều cần đến năng lượng hạt
nhân.
• Chất thải phóng xạ không phải là điểm yếu mà là đặc thù của năng
lượng hạt nhân.So với lượng thải khổng lồ của năng lượng hóa thạch
vào khí quyển, lượng chất thải hạt nhân nhỏ, được quản lý tốt và có
thể cất giữ mà không gây nguy hại cho con người mà môi trường.
• Điện hạt nhân có thành tích an toàn xuất sắc hơn hẳn so với các công
nghiệp năng lượng khác trong quãng kinh nghiệm vận hành trên
110.000 lò.
• Vận chuyển vật liệu hạt nhân, đặc biệt là nhiên liệu mới, nhiên liệu
đã qua sử dụng và chất thải, trong suốt bốn thập kỷ qua hiếm khi gây
rò thoát phóng xạ, thậm chí cả khi có tai nạn.
• Phát điện bằng năng lượng hạt nhân không làm tăng nguy cơ phổ
biến vũ khí hạt nhân. Chế độ thanh sát quốc tế mà Liên hiệp quốc
được uỷ quyền thi hành và được hỗ trợ bởi hoạt động thanh tra đột
xuất có thể phát hiện được mọi ý đồ muốn chuyển thiết bị và nhiên
liệu hạt nhân dân sự sang mục đích quân sự
• Điện hạt nhân có thể cạnh tranh bằng kinh tế và sẽ cạnh tranh hơn khi
tính đến chi phí môi trường liên quan đến những tổn hại do phát thải
Carbon.
• Công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và đa dạng tạo điều kiện
phát triển tương lai bền vững cả ở nước công nghiệp và nước đang

phát triển. Lò phản ứng hạt nhân còn được dùng để khử mặn nước
biển nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trên thế giới.
Những thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới đang được kỳ vọng để sản
xuất hydro với lượng lớn cung cấp nhiên liệu cho ô tô năng lượng
sạch
• Thái độ tích cực của công chúng đối với năng lượng hạt nhân thực ra
tốt hơn nhiều so với những gì mà ta người ta gán cho trong các cuộc
tranh luận chung.
• Viêc phát triển năng lượng hạt nhân ngày nay đã được quốc tế giám sát một
cách chặt chẽ đảm bảo sử dụng vào mục đích hoà bình . Vấn đề quan trọng
nhất là cách vận hành nhà máy thật an toàn trước những lỗi sự cố cũng như
tai nạn thiên nhiên nhằm giảm tối lượng phóng xạ ra môi trường bên ngoài .
• Nhưng những lợi ích mà năng lượng hạt nhân mang lại quả thật rất lớn và là
một trong những nguồn năng lượng trong tương lai nhân loại . Nên việc phát
triển năng lượng hạt nhân hoà bình rất cần thiết để phát triển đất nước .
IV Ba lý do quan trọng trong việc phát triển năng lượng hạt nhân hoà bình
1 / Trong y tế
Khi nói về những ảnh hưởng từ các chất phóng xạ đối với cơ thể con người,
Bác sĩ Trần Văn Sáng, ở tiểu bang Virginia, Hoa kỳ cũng đề cập đến một số ứng
dụng của hạt nhân trong đời sống. Ông nói:
“Hiện nay thì những chất phóng xạ được sử dụng rất nhiều trong y học, và trong
những công nghệ khác, v.v Những điều chúng ta thấy trong thiên nhiên đôi khi
nó có thể gây ra những tác hại lớn. Nhưng nếu được sử dụng một cách chính xác,
thì những tia phóng xạ này lại trở nên là một công cụ rất hữu ích để chữa bệnh cho
con người hay sử dụng để sản xuất ra những năng lượng sử dụng thay thế những
loại năng lượng khác giống như dầu, và than, v.v trong tương lai.”
Chất phóng xạ iodine mà người ta đang quan ngại rằng những người sống ở các
vùng bị ô nhiễm phóng xạ có thể nhiễm phải, có thể được sử dụng trong y khoa để
điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Bác sĩ Sáng giải thích về ứng dụng của hạt nhân
trong việc điều trị này như sau:

Nhưng nếu được sử dụng một cách chính xác, thì những tia phóng xạ này trở nên
là một công cụ rất hữu ích để chữa bệnh cho con người…
Bác sĩ Trần Quang Sáng:
“Tất cả những cái áp dụng trong y học thì cũng sử dụng từ những cái hiểu
biết trong thiên nhiên. Tức là cũng là cái chất, có mang chất đồng vị phóng xạ, thí
dụ như chất radioactive iodine, nó cũng là một chất iodine nhưng có mang chất
phóng xạ”.
Thì cũng chính trong y học sử dụng chất này để chữa những bệnh về tuyến giáp
trạng. Vì khi đưa chất này vào trong tuyến giáp trạng thì tia phóng xạ sẽ làm tiêu
hủy tuyến giáp trạng, trong trường hợp cần phải huỷ diệt tuyến giáp trạng do
những bệnh bướu, v.v thì người ta sử dụng.
Đó là một ví dụ, những ví dụ khác thì người ta có thể sử dụng những tia phóng xạ,
phát xuất từ chất gọi là Coban. Coban phóng ra những tia và người ta có thể sử
dụng những tia đó để nhắm vào tiêu diệt những bướu ung thư, v.v ”
Giáo sư Kim Kearfott, chuyên gia nghiên cứu về năng lượng nguyên tử hàng đầu
của Hoa kỳ hiện đang làm việc tại Khoa Vật lý Hạt nhân thuộc Đại học Michigan,
Hoa kỳ, phân tích những ứng dụng của hạt nhân trong y khoa.
Trước tiên là ở khâu chẩn đoán xét nghiệm y khoa. Theo ứng dụng này, một lượng
nhỏ nguyên tử được đưa vào cơ thể để theo dõi sự hoạt động của các bộ phận bên
trong cơ thể, dưới các hình thức phổ biến như: chụp X-quang, hay làm CT Scan.
Giáo Kearfott nói:
“Một lần chụp X-quang phổi, trung bình sử dụng khoảng một lượng phóng xạ từ
100 đến 600 microsievert. Nhưng đối với các xét nghiệm như chụp cắp lớp CT
Scan thì lượng phóng xạ cao hơn vào khoảng 10,000 microsievert. Nói chung là số
lượng phóng xạ sử dụng trong các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tùy thuộc vào
từng loại xét nghiệm khác nhau.”
Ứng dụng kế tiếp của phóng xạ trong y khoa là dùng để khử trùng diệt khuẩn đối
với các thiết bị giải phẫu. Ngoài ra nó còn được sử dụng tại các phòng Lab để thực
hiện các xét nghiệm và trong một số nghiên cứu y khoa.
Nhưng quan trọng nhất là việc sử dụng một số loại tia phóng xạ để điều trị các

chứng bệnh ung thư. Để chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này, bên cạnh việc áp dụng
phương pháp hoá chất trị liệu, hay giải phẫu, xạ trị là một trong những biện pháp
được áp dụng từ lâu và mang lại kết quả hữu hiệu.
2/ Điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn tốt
Kể từ khi con người tìm ra tác dụng to lớn của năng lượng hạt nhân thì nó
trở thành con dao hai lưỡi. Phục vụ cho mục đích hòa bình, nhất là dùng hạt nhân
phát điện thì nó tạo phúc cho mọi người. Nếu là vũ khí hạt nhân nó giết người
hàng loạt như vụ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945. Thì ở
Việt Nam trong tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng
nhà máy điện hạt nhân được xem là chiến lược cấp bách không chỉ giải quyết được
nhu cầu thiếu hụt năng lượng điện mà còn đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực khác.
Cùng với sự phát triển kinh tế, yêu cầu về năng lượng điện, than, dầu mỏ của các
nước đều tăng. Nhưng do tình trạng ô nhiễm môi trường và giá xăng dầu thế giới
tăng cao và bấp bênh đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh tế của nhiều nước.
Vì vậy, những năm qua nhiều nước chuyển sang phát triển các nguồn năng lượng
sạch, nhất là điện hạt nhân được đặt lên vị trí quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, nguồn điện năng tiêu thụ chủ yếu là thuỷ điện và nhiệt điện.
Những năm gần đây, do nguồn nước trên các con sông lớn ngày càng cạn kiệt và
không ổn định nên khả năng phát điện của các nhà máy thuỷ điện bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Tình trạng thiếu điện diễn ra khắp nơi trên trên toàn lãnh thổ Việt
Nam thời gian qua đang trở thành vấn đề nan giải, đòi hỏi chúng ta phải có những
chiến lược cấp bách để giải quyết nhu cầu, điều hoà, cân bằng nguồn năng lượng
phục vụ phát triển nền công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước.
Trong khi đó, nguồn tài nguyên năng lượng của nước ta tuy đa dạng nhưng không
dồi dào. Việc ứng dụng năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, thuỷ triều, địa nhiệt,
do giá thành sản xuất cao, có tính phân tán và không ổn định nên mới chỉ tạo được
nguồn năng lượng nhỏ và chưa phải là giải pháp để cân bằng năng lượng. Ngoài
ra, nhập khẩu điện, than, khí từ nước ngoài để giải quyết sự thiếu hụt này không
phải là phương án ổn định lâu dài nếu nhìn nhận từ góc độ an ninh năng lượng
quốc gia và phát triển bền vững. Trước tình hình đó, chương trình phát triển điện

hạt nhân được coi là sự lựa chọn tối ưu và là động lực chính của quá trình CNH –
HĐH của Việt Nam trong tương lai.
Mặc dù hiện nay trên thế giới còn khá nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng
và phát triển các nhà máy điện hạt nhân, nhưng những đóng góp to lớn của lĩnh
vực này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia là không thể phủ
nhận. Quyết định 01/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê
duyệt Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, trong đó
khẳng định: Đến năm 2020 nước ta sẽ hoàn thành xây dựng và đưa nhà máy điện
hạt nhân đầu tiên đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
Tuy lĩnh vực này đòi hỏi có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nếu không kiểm soát
nghiêm ngặt dễ xảy ra sự cố nghiêm trọng. Nhưng, hầu như dư luận đều cho rằng
đây là nguồn năng lượng có tương lai rộng lớn của thế giới. Hiện nay thị trường
điện hạt nhân thế giới tới 500 tỉ USD và các nước công nghiệp tiên tiến đều sử
dụng nguồn năng lượng này.
Số liệu thống kê của Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới cho biết tính tới năm
2011 toàn thế giới có tới 442 lò phản ứng điện hạt nhân, chiếm 16% tổng lượng
cấp điện toàn cầu. Đứng đầu là Mỹ có tới 104 lò phản ứng hạt nhân và cung cấp
20% điện hạt nhân cho ngành điện lực trong nước. Tiếp đó là Pháp 58 lò điện hạt
nhân, Nhật Bản 54, Nga 32, Hàn Quốc 21, Ấn Độ 20, Trung Quốc 17. Các nước
thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển – OECD có lượng điện hạt nhân
chiếm trên 20%, điện hạt nhân của Pháp chiếm trên 75%.
Sau sự cố của Nhà máy điện Fukushima –Daiichi ở Nhật Bản năm 2011, thì dân
chúng nhiều nước phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân vì lo sợ về sự an
toàn của các Nhà máy điện này. Tại Mỹ, Tổng thống Obama nói: “Từ bài học của
Nhật Bản, tôi đã lệnh cho cơ quan an toàn năng lượng hạt nhân lập tức nâng cấp
an toàn các nhà máy điện để có khả năng chống được cấp độ động đất nhất định”.
Tiếp đó, Trưởng ban năng lượng EU Guenther Oettinger ngày 15/3/2011 cho biết:
các nước EU có cuộc họp khẩn cấp và đều nhất trí tiến hành kiểm tra an toàn của
150 lò phản ứng hạt nhân của EU. Chính phủ Thụy Sĩ ngày 15/3/2011 cho biết
ngừng kế hoạch thay thế nhà máy điện đã hoạt động lâu năm để kiểm tra an toàn.

Thủ tướng Angela Merkel cho biết Chính phủ Đức hoãn lại kế hoạch thay thế 17
lò phản ứng hạt nhân đã hoạt động hai chục năm qua để kiểm tra và nâng cấp các
biện pháp đảm bảo an toàn, trong đó ngừng hoạt động hai lò vận hành lâu năm
nhất vì lo sợ thảm họa hạt nhân xảy ra chẳng những đối với Đức và các nước trong
khu vực.
Bộ trưởng môi trường của Anh Chris Huhne cho biết nước này có kế hoạch kiểm
tra an toàn nghiêm ngặt các nhà máy điện hạt nhân dự kiến đưa vào vận hành năm
2020. Tại Ấn Độ, Thủ tướng Manmohan Singh đã ra lệnh kiểm tra lại toàn bộ
thiết bị đảm bảo an toàn của tất cả nhà máy điện đảm bảo không xảy ra sự cố như
Nhà máy điện Fukushima ở Nhật Bản. Trung Quốc cũng ra lệnh kiểm tra lại đảm
bảo an toàn của tất cả các nhà máy điện, nhất là nhà máy điện hạt nhân Đại Á, Tần
Xuyên nằm trên bờ biển gần với Nhật Bản.
An toàn được đặt lên hàng đầu, nhưng không vì thế mà các nước ngừng xây dựng
Nhà máy điện hạt nhân, trái lại điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn của các nước. Cơ
quan năng lượng hạt nhân quốc tế cho biết thị trường điện hạt nhân hiện tới trên
500 tỉ USD, thời gian tới còn tăng hơn nữa, vì trong 20 năm tới toàn cầu sẽ có từ
80 -90 Nhà máy điện hạt nhân mới ra đời, trong đó Trung Quốc có kế hoạch xây
dựng thêm 31 nhà máy điện hạt nhân mới.
Theo báo cáo của Tổ chức năng lượng hạt nhân quốc tế năm 2014 dung lượng
phát điện hạt nhân tăng thêm 8,64 triệu KW, so với năm 2013 đã tăng thêm 2,21
triệu KW. Các nước đang phát triển, thậm chí cả nước kém phát triển như
Bangdalet, Việt Nam, Nêpan cũng đang có kế hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt
nhân. Vì Nhà máy điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn tốt nhất đối với họ. Tổ chức
năng lượng hạt nhân quốc tế cũng cho biết trong số 442 Nhà máy điện hạt nhân có
162 Nhà máy đã vận hành hơn 30, 22 Nhà máy đã vận hành trên 40 năm nhưng
vẫn đảm bảo an toàn.
Rõ ràng Điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn của các nước vì độ an toàn tương đối
cao.
3/ Trong ngành vũ trụ
Các nhà khoa học của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã thử nghiệm một mô

hình động cơ hạt nhân nhỏ, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các tàu vũ
trụ trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu thuộc NASA và Bộ Năng lượng Mỹ tin tưởng động cơ hạt nhân
được thiết kế dựa trên công nghệ cũ có thể được sử dụng cho tàu vũ trụ để thực
hiện những sứ mệnh thám hiểm xa hơn trong không gian.
Động cơ hạt nhân sẽ sử dụng pin uranium hạt nhân nặng khoảng 22,5kg để tạo ra
sức nóng và sau đó được truyền tới 8 động cơ Stirling để tạo ra khoảng 500W
năng lượng điện. Trong cuộc thử nghiểm mới đây, động cơ đã tạo ra được 24W,
trong khi, các tàu vũ trụ thông thường cần khoảng từ 600W đến 700W.
Với việc thử nghiệm thành công động cơ hạt nhân, NASA hy vọng có thể khám
phá được toàn bộ Hệ mặt trời trong tương lai. Trong vài thập kỳ vừa qua, NASA
đã dử dụng plutonium-238 để cung cấp năng lượng cho các tàu thăm dò sâu trong
vũ trụ, bao gồm Voyager và Cassini – hiện đang quay quanh sao Thổ.
Vệ tinh sử dụng phản ứng hạt nhân làm nguòn năng lượng phát điện, trên
biển có vệ tinh giám sát hải dương theo kiểu rađa của Liên Xô (cũ), vệ tinh khí
tượng, vệ tinh dẫn đường và nghiên cứu vũ trụ của Mỹ… Theo một ý nghĩa nhất
định, mỗi vệ tinh sử dụng năng lượng hạt nhân giống như một nhà máy điện hạt
nhân cỡ nhỏ bay quanh Quả đất. Ở trên mặt đất, vấn đề an toàn của Nhà máy điện
nguyên tử hạt nhân thường được người ta đặc biệt chú trọng. Vậy nếu vệ tinh chạy
bằng năng lượng hạt nhân bị rơi thì tình hình gì sẽ xảy ra?.
Vấn đề mọi người nghi ngại trên đây đã được các công trình sư thiết kế vệ
tinh lo liệu từ lâu. Ví dụ như vệ tinh giám sát hải dương của Liên Xô (cũ) chẳng
hạn. Để cung cấp điện cho ra đa có đường kính lớn, các chuyên gia đã lắp đặt thiết
bị phản ứng cỡ nhỏ, bên trong có 19kg Urani là 90%, nhiệt độ làm việc của thiết bị
phản ứng lên tới 177
o
C, chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng, bảo đảm cho vệ
tinh làm việc bình thường. Tuổi thọ làm việc theo thiết kế của loại vệ tinh này từ
20-70 ngày không giống nhau, Trong thời gian đó, căn cứ theo trình độ phát triển
của kỹ thuật hạt nhân hiện nay, lượng nhiên liệu trong thiết bị phản ứng chỉ cháy

hết một lượng rất nhỏ chừng vài gam. Để phòng ngừa chẳng may vệ tinh bị rơi
gây ô nhiễm phóng xạ trên mặt đất, người ta đã thiết kế dự phòng rất chu đáo chặt
chẽ. Sau khi vệ tinh kết thúc làm việc, nó sẽ được tách ra thành mấy bộ phận.
Thiết bị phản ứng hạt nhân được một tên lửa nhỏ đẩy lên quỹ đạo cao 900 – 1000
Km và nó sẽ tiếp tục vận hành 600-800 năm nữa, làm cho phóng xạ hạt nhân dần
dần tiêu tan, bộ phận còn lại sẽ bị bốc cháy trong bầu khí quyển một cách bình
thường. Còn đối với các loại vệ tinh động lực hạt nhân của Mỹ, đo độ cao theo
quỹ đạo thiết kế ít nhất cũng từ 900 Km trở lên, chỉ cần phóng vào quỹ đạo một
cách bình thường thì dù có sự cố ngoài ý muốn xảy ra, vấn đề cũng không lớn.
Cho nên trong tình hình bình thường, vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng
không gây phức tạp cho môi trường Trái Đất.
.
Đương nhiên, nếu bị mất điều khiển cũng khó tránh khi xảy ra điều bất ngờ.
Ví dụ như vệ tinh nghiên cứu đại dương có động lực hạt nhân số hiệu "Vũ trụ -
954" của Liên Xô (cũ) được phóng ngày 18 tháng 9 năm 1977 do xảy ra sự cố sau
khi kết thúc nhiệm vụ, khói thiết bị phản ứng cỡ nhỏ trên vệ tinh không tách ra
được, đến sáng 24 tháng 1 năm 1978, vệ tinh còn mang nhiên liệu hạt nhân này
quay về bầu khí quyển, bị rơi ở vùng gần hồ Tanu Tây Bắc Canada, gây ra một
cuộc tranh cãi quốc tế. May mà nơi ấy dân cư thưa thớt, thiệt hại không đáng kể.
Vệ tinh động lực hạt nhân của Mỹ cho phóng thất bại bị rơi cũng không chỉ xảy ra
một lần, nhưng do trong quá trình phóng tên lửa được hạt nhân chưa làm việc,
cộng thêm giải pháp chống rò rỉ nhiên liệu đã có trong thiết kế nên hậu quả không
lớn. Do đó vệ tinh động lực hạt nhân là khá an toàn
→ Qua nhiều lợi ích trên ta thấy rằng việc sử dụng năng lượng hạt nhân
cho mục đích hòa bình là hoàn toàn có thể và hứa hẹn sẽ phục vụ, giải quyết
được nhiều vấn đề , giúp đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của con người
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• />actType=23&ItemID=1515&TypeGrp=1&menuid=107120&menulink
=100000&menuup=107000
• />d32662.html

• />ke-huy-diet-nhan-loai-2011100412563854.chn
• />cuu/178-nang-luong-hat-nhan.html


×