Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG VĂN HẠNH
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ
MẪU ĐẬU ĐEN (Vigna cylindrica) ĐỊA PHƢƠNG TRỒNG
TẠI TỈNH BẮC GIANG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG VĂN HẠNH
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ
MẪU ĐẬU ĐEN (Vigna cylindrica) ĐỊA PHƢƠNG TRỒNG
TẠI TỈNH BẮC GIANG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD
Chuyên ngành: DI TRUYỀN HỌC
Mã số: 60.42.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS. Chu Hoàng Mậu
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một
công trình nào khác.
Tác giả
Dƣơng Văn Hạnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Chu Hoàng Mậu đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Vũ Thanh Thanh, KTV Lê
Đức Huấn và các các cán bộ phòng thí nghiệm Sinh học, khoa Khoa học sự
sống, trường Đại học khoa học đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
thời gian làm thực nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Bộ môn Di truyền & Sinh
học hiện đại, cảm ơn các thầy cô và cán bộ Khoa Sinh – KTNN, trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn.
Tác giả
Dƣơng Văn Hạnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DNA Axit deoxyribonucleic
AFLP Fragment Length Polymorphism ( Sự đa hình chiều dài các phân
đoạnADN được khuếch đại)
ASTT Áp suất thẩm thấu
CS Cộng sự
EDTA Ethylene Diamin Tetraaxetic Acid
Kb Kilobase
PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase)
RAPD Random Amplified Polymorphism DNA (Phân tích ADN đa hình
được nhân bản ngẫu nhiên)
RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism (Sự đa hình chiều dài
cácphân đoạn ADN cắt hạn chế)
SSR Simple Sequence Repeats
TBE Tris - Boric acid - EDTA
TAE Tris - Acetate - EDTA
TE Tris - EDTA
Tris Trioxymetylaminometan
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Những chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2
2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cây đậu đen 3
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây đậu đen 3
1.1.3. Thành phần hoá sinh của hạt đậu đen 9
1.1.4. Vị trí, tầm quan trọng của cây đậu đen 11
1.2. Ngiên cứu tính đa dạng và mối quan hệ di truyền ở thực vật 17
1.2.1. Một số kỹ thuật sinh học phân tử trong phân tích quan hệ di truyền ở
thực vật 17
1.2.1.1. Kỹ thuật RAPD 17
1.2.1.2. Kỹ thuật AFLP 19
1.2.1.3. Kỹ thuật RFLP 20
1.2.1.4. Kỹ thuật SSR 20
1.2.2. Sử dụng kỹ thuật RAPD trong nghiên cứu sự đa dạng và mối quan hệ di
truyền ở thực vật 21
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Vật liệu 23
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2.1.1. Vật liệu thực vật 23
2.1.2. Hoá chất và thiết bị 24
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Phương pháp sinh học phân tử 25
2.2.1.1. Phương pháp tách chiết DNA tổng số 25
2.2.1.2. Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch DNA tổng số 26
2.2.1.3. Phương pháp RAPD 26
2.2.1.4. Phân tích số liệu RAPD 28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, kích thước, khối lượng 28
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Đặc điểm hình thái , kích thước và khối lương 1000 hạt của các mẫu đậu
đen nghiên cứu 29
3.2. Phân tích sự đa dạng trong hệ gen của các mẫu đậu đen bằng kỹ thuật RAPD 31
3.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số từ lá đậu đen 31
3.2.2. Kết quả nhân bản các phân đoạn DNA bằng kĩ thuật RAPD 32
3.3. Phan tích ính đa dạng và khoảng cách di truyền của các mẫu đậu đen
nghiên cứu 43
3.3.1. Hệ số giống nhau và khác nhau và các phân đoạn DNA đặc trưng của
các mẫu đậu đen nghiên cứu 43
3.3.2. Mối quan hệ và khoảng cách di truyền giữa các mẫu đậu đen dựa trên
phân tích RAPD 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
1. Kết luận 47
2. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 48
2. Tài liệu tham khảo tiếng Anh. 49
3. Các trang Web 50
Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.Thành phần dinh dưỡng của đậu đen đã nấu chín trong 1 cốc đậu đen
tương đương với 172g 10
Bảng 2.1. Nguồn gốc các mẫu đậu đen nghiên cứu 23
Bảng 2.2. Trình tự nucleotide của 12 mồi sử dụng trong nghiên cứu 26
Bảng 2.3. Thành phần phản ứng RAPD 27
Bảng 2.4. Chu trình nhiệt của phản ứng RAPD 27
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái, kích thước và khối lượng của 8 mẫu đậu đen 29
Bảng 3.2. Tỷ lệ phân đoạn đa hình khi sử dụng 12 mồi RAPD 33
Bảng 3.3. Hàm lượng thông tin đa hình (PIC) của các mồi ngẫu nhiên trong phản
ứng RAPD khi nhân bản DNA của 8 mẫu đậu đen địa phương 35
Bảng 3.4. Hệ số giống nhau và khác nhau của 8 mẫu đậu đen nghiên cứu 44
Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cây đậu đen 4
Hình 2.1. Hình ảnh hạt của các mẫu đậu đen nghiên cứu 24
Hình 3.1. Ảnh điện di DNA tổng số của 8 mẫu đậu đen nghiên cứu 31
Hình 3.2. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M2 của 8 mẫu đậu đen 36
Hình 3.3. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M3 của 8 mẫu đậu đen 37
Hình 3.4. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M5 của 8 mẫu đậu đen 38
Hình 3.5. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M7 của 8 mẫu đậu đen 40
Hình 3.6. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M11 của 8 mẫu đậu đen 42
Hình 3.7. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M12 của 8 mẫu đậu đen 43
Hình 3.8. Sơ đồ về mối quan hệ di truyền của 8 mẫu đậu đen trên cơ sở phân
tích RAPD với 12 mồi ngẫu nhiên 45
Nhóm I
Nhóm II
P I
P II
Nhóm I
Nhóm II
P I
P II
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đậu đen (Vigna cylindrica) là cây trồng cạn, ngắn ngày có giá trị kinh tế
cao. Khó có thể có tìm thấy một cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây
đậu đen. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc
nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu, đặc biệt là dùng làm thuốc chữa
bệnh, gần đây còn có khả năng chống ung thư và là cây cải tạo đất tốt. Vì thế
cây đậu đen có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và y học. Hiện nay,
cả nước đã có nhiều nơi sản xuất đậu đen, đặc biệt là ở các vùng trung du miền
núi phía Bắc, tuy nhiên chưa hình thành được các vùng chuyên canh như một
số giống đậu và cây trồng khác. Các giống đậu đen ở nước ta hiện nay rất
phong phú, trong đó có các giống đậu đen địa phương. Đây là nguồn vật liệu
quý cho công tác chọn tạo giống đậu đen phù hợp với điều kiện sản xuất của
từng vùng, miền khác nhau [8].
Đánh giá sự đa dạng di truyền của các giống đậu đen địa phương tạo cơ
sở cho công tác chọn tạo giống đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Hiện nay, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp mới trong
nghiên cứu sự đa dạng di truyền của các giống cây trồng nói chung và của cây
họ đậu nói riêng như RAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS, Các phương pháp này
không những phát huy hiệu quả mà còn khắc phục nhược điểm của các phương
pháp truyền thống bởi hiệu quả sàng lọc cao, tiết kiệm thời gian và tin cậy.
Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
sinh học phân tử để phân tích sự đa dạng di truyền của cây họ đậu đã được
công bố. Chu Hoàng Mậu và đtg (2002) đã đánh giá hệ gen của một số dòng đậu
tương đột biến bằng kỹ thuật phân tích đa hình của DNA được nhân bản ngẫu
nhiên”, Vũ Thanh Trà và Trần Thị Phương Liên (2006) nghiên cứu sự đa dạng
di truyền của một số giống đậu tương địa phương có phản ứng khác nhau với
bệnh gỉ sắt bằng chỉ thị SSR. Năm 2002, Coulibaly và đtg thuộc Đại học
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
California (Hoa Kỳ) đã sử dụng kỹ thuật AFLP phân tích tính đa dạng di truyền
của cây Đậu đũa (Vigna unguiculata L. Walp) cho thấy sự khác nhau về kiểu
gen giữa các loài hoang dã và các giống đậu thuần hoá. Năm 2010, Vijaykumar
và đtg phân tích sự phát sinh đa dạng loài của Vigna subgenus đã xác lập được
bằng chứng về lai tạo giữa các phân loài Vigna unguiculata . Nhiều công trình
của các tác giả khác ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản đã đề cập đến
tính đa dạng di truyền của cây họ đậu bằng các chỉ thị SSR, SNP, ITS, tuy
nhiên đối với cây đậu đen nghiên cứu sự đa dạng di truyền bằng kỹ thuật sinh
học phân tử mới chỉ được bắt đầu.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành đề tài
luận văn thạc sĩ là: “Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số mẫu đậu đen
(Vigna cylindrica) địa phƣơng trồng tại tỉnh Bắc Giang bằng chỉ thị phân
tử RAPD”.
Xác định được sự sai khác trong hệ gen và mối quan hệ di truyền của một
số mẫu giống đậu đen địa phương trồng tại tỉnh Bắc Giang bằng chỉ thị phân tử
RAPD.
3.1. Phân tích sự đa dạng của một số đặc điểm hình thái, khối lượng và một số
chỉ tiêu của các mẫu đậu đen nghiên cứu.
3.2. Sử dụng kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) để
khuếch đại các phân đoạn DNA với các mồi ngẫu nhiên có kích thước 10
nucleotide.
3.3. Xác định hệ số giống nhau và hệ số sai khác trong hệ gen của các mẫu đậu
đen nghiên cứu.
3.4. Thiết lập sơ đồ hình cây mô tả mối quan hệ và khoảng cách di truyền của
các mẫu đậu đen nghiên cứu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÂY ĐẬU ĐEN
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Theo từ điển thực phẩm, cây đậu đen có nguồn gốc ở Phi châu, được
trồng phổ biến ở các vùng nóng của Cựu lục địa và Tân lục địa. Sau đó được
truyền bá vào châu Âu và châu Á, Châu Mỹ. Hiện nay cây đậu đen được trồng
nhiều ở các nước Châu Phi, châu Á đặc biệt các nước Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn quốc và một số nước Đông Nam Á như Thái lan, Malaisia, Lào,
Campuchia. Ở nước ta, đậu đen được trồng phổ biến từ Nghệ An vào tới Ðắc
Lắc, Khánh Hoà, Lâm Ðồng, Bến Tre, đặc biệt là khu vực trung du miền núi
phía Bắc [28].
Đậu đen (danh pháp hai phần: Vigna cylindrica Skeels, thuộc chi
(Vigna), thuộc phân họ Đậu (Faboideae), họ (Fabaceae), bộ (Fabales), giới
(Plantae). Có tên thuốc theo Đông y là ô đậu, hắc đại đậu, hương xị [25].
Do xuất phát từ những yêu cầu, căn cứ và tiêu chí phân loại khác nhau nên
cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng đến nay, hệ thống phân loại
căn cứ vào đặc điểm về hình thái, phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể
được nhiều người sử dụng .
1.1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây đậu đen
Cây đậu đen là cây trồng cạn thu hạt, gồm các bộ phận chính: rễ, thân, lá,
hoa, quả và hạt.
Rễ đậu đen
Rễ cây đậu đen có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 20 - 45cm và
có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung
nhiều ở tầng đất 7 - 8cm rộng 30 - 40cm
2
. Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt
sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng.
Hình 1.1. Cây đậu đen
Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thời kỳ: (i) Ở thời kỳ
thứ nhất, lớp rễ đầu tiên được phát triển, rễ cái và rễ phụ đầu tiên phát triển
mạnh kéo dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30 - 40
ngày sau mọc. (ii) Ở thời kỳ thứ hai, lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con
không nhú ra nữa, thậm chí có một số rễ con rụng đi. Lúc này gốc thân gần cổ
rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và phát triển cho tới khi gần thu hoạch. Số lượng
có thể 30 - 40 rễ phụ ăn ở phía gần mặt đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thân, lá và làm quả. Trong kỹ
thuật trồng nên chú ý thời kỳ này, cần vun đất sao cho lớp rễ này phát triển
mạnh. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần lưu ý là trên bộ rễ của cây đậu đen
có rất nhiều nốt sần. Đó là các u bướu nhỏ bám vào các rễ. Nốt sần là kết quả
cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium Japonicum
với rễ cây đậu đen [4]. Vi sinh vật thường có dạng hình cầu hoặc hình que.
Trong một nốt sần có khoảng 3 - 4 tỷ vi sinh vật, mà ta chỉ có thể nhìn thấy
chúng qua kính hiển vi phóng đại 600 - 1000 lần.
Nốt sần ở rễ đậu đen thường tập trung ở tầng đất 0 - 15cm, từ 20 - 30cm
Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
nốt sần ít dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có. Nốt sần đóng vai trò
chính trong quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây. Lượng đạm cung
cấp cho cây khá lớn khoảng 30 - 60 kgN/ha. Nốt sần có thể dài l cm, đường
kính 5 - 6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi nốt sần tốt nhất có màu
hồng (màu globulin có cấu tạo gần giống hemoglobin trong máu có Fe) [4].
Thân đậu đen
Thân cây đậu đen thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân không có lông.
Thân khi còn non có màu xanh tím hoặc hơi trắng khi về già chuyển sang màu
nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của
hoa sau này. Thân có trung bình 14 - 18 lóng, các lóng ở phía dưới thường
ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ
ngày 35 - 40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài).
Tuỳ theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến
động từ 3 - 10 cm. Chiều dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân.
Thân cây đậu tương thường cao từ 0,2 m – 0,8 m. Cây thường đứng, có khi leo.
Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống được gió
bão. Toàn thân nhẵn không có lông [27].
Thân đậu đen có khả năng phân cành ngay từ nách lá đơn hoặc kép.
Những cành trên thân chính phân ra gọi là cành cấp 1, trên cành cấp 1 có thể
phân ra cành cấp 2. Số lượng cành trên một cây nhiều hay ít thay đổi theo
giống, thời vụ, mật độ gieo trồng và điều kiện canh tác. Trung bình trên 1 cây
thường có 2 - 7 cành, có một số giống trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể có
trên 10 cành. Thường sau mọc khoảng 20 - 25 ngày thì cây đậu đen bắt đầu
phân cành. Vị trí phân cành phù hợp là cao trên 20 cm, nếu thấp quá không có
lợi cho việc cơ giới hoá. Giống đậu đen có góc độ phân cành càng hẹp thì càng
tốt cho việc tăng mật độ [4].
Lá đậu đen
Lá đậu đen có 3 loại: Lá mầm, lá nguyên, lá kép. Lá mầm mới mọc có
Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
màu vàng hơi trắng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang
màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi
hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật trồng đậu đen
nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt. Lá nguyên
(lá đơn) xuất hiện sau khi cây mọc từ 3- 5 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá
đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng
tốt. Lá đơn to xanh đậm biểu hiện của một giống có khả năng chịu rét. Lá đơn
nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng không bình thường [8]. Lá kép gồm
3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên,
các lá chét bên có gốc không cân. lá kép thường có màu xanh tươi khi già biến
thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi quả chín lá vẫn giữ được màu xanh,
những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. Phần lớn trên lá không có
lông tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ
và dài chịu hạn khoẻ nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống lá to
chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to
và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép
nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc
vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu
cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị
úa vàng thì quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép. Các nhà chọn giống đậu
đen đưa ra cơ sở để nâng cao năng suất đậu đen tăng cường quá trình quang
hợp và muốn quang hợp với hiệu quả cao thì phải chọn những cây có bộ lá nhỏ,
dày, thế lá đứng. Số lá nhiều to khoẻ nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến
lá phát triển to, rộng, mỏng, phẳng, có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh
trưởng khoẻ có khả năng cho năng suất cao.
Hoa đậu đen
Hoa đậu đen nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của
Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
hoa thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa
phần các giống có hoa màu tím và tím nhạt dài khoảng 5 - 6mm. Hoa phát sinh
ở nách lá, đầu cành và đầu thân. Hoa mọc thành từng chùm, Chùm hoa dài 20 -
30cm, mỗi chùm hoa thường có 3 - 5 hoa. Hoa đậu đen ra nhiều nhưng tỷ lệ
rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80% [27].
Hoa đậu đen thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy,
mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy.
- Đài hoa có màu xanh.
- Cánh hoa: Một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa.
- Nhị đực: 9 nhị đực cuốn thành ống ôm lấy vòi nhuy cái và 1 nhị riêng lẻ.
- Nhụy cái: Bầu thượng, tử phòng một ngăn có 1- 4 tâm bì (noãn) nên thường
quả đậu đen có 8 - 10 hạt.
Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xẩy
ra vào sáng ngày hôm sau lúc 8 - 9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở
hoàn toàn. Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất
ngắn sáng nở chiều tàn. Hoa đậu đen thường thụ phấn trước khi hoa nở và là
cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5 - 1%.
Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hay muộn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống
và thời tiết khác nhau. Giống chín sớm sau mọc trên dưới 30 ngày đã ra hoa và
giống chín muộn 45 - 50 ngày mới ra hoa. Thời gian ra hoa dài hay ngắn theo
giống và theo thời vụ. Có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10 - 15
ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hoa rộ thường từ ngày thứ 5 đến
ngày thứ 10 sau khi hoa bắt đầu nở. Hoa trong đợt rộ mới tạo quả nhiều, còn
trước và sau đợt hoa rộ thì tỷ lệ đậu quả thấp. Điều kiện thích hợp cho sự nở
hoa là ở nhiệt độ 25 - 28
0
C, ẩm độ không khí 75 - 80%, ẩm độ đất 70 - 80%.
Căn cứ vào phương thức ra hoa người ta chia các giống đậu đen làm 2 nhóm:
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
Nhóm ra hoa hữu hạn: Thuộc những giống sinh trưởng hữu hạn, hướng
ra hoa theo trình tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Những giống này
thường cây thấp ra hoa tập trung, quả và hạt đồng đều.
Nhóm ra hoa vô hạn: Thuộc những giống sinh trưởng vô hạn, có hướng
ra hoa theo trình tự từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Những giống này
thường ra hoa rất phân tán, quả chín không tập trung và phẩm chất hạt không
đồng đều. Trong thực tế, những giống hoa tập trung nếu gặp điều kiện bất
thuận, hoa sẽ rụng nhiều nên gây thất thu nặng. Còn những giống thời gian ra
hoa dài tuy quả chín không tập trung nhưng nếu bị rụng vào một đợt thì hoa sẽ
ra tiếp đợt sau nên năng suất không giảm nhiều. Một hoa có từ 1600 - 6500 hạt
phấn tuỳ theo giống khác nhau, giống hạt to thì có bao phấn to và nhiều hạt
phấn. Hạt phấn thường hình tròn, số lượng và kích thước hạt phấn tuỳ giống
khác nhau, giống hạt to thường có hạt phấn to và nhiều hơn so với giống có hạt
nhỏ. Hạt phấn nảy mầm tốt trong điều kiện nhiệt độ 18 - 25
0
C.
Quả và hạt
Số quả biến động từ 2 đến 5 quả ở mỗi chùm hoa. Một quả chứa từ 8 tới
16 hạt, nhưng hầu hết các giống quả thường từ 8 đến 10 hạt. Quả đậu đen thẳng
hay nghiêng, có chiều dài từ 7 tới 13 cm hoặc hơn. Quả có màu sắc biến động
từ xanh trắng tới xanh đậm, nâu hoặc đen. Màu sắc quả phụ thuộc vào sắc tố
caroten, xanthophyll, sự có mặt của các sắc tố antocyanin. Lúc quả non có màu
xanh (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi chín có màu vàng hoặc nâu.
Hoa đậu đen ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp 20 - 30%. Ví dụ trong vụ xuân 1
cây có thể có 40 hoa nhưng chỉ đậu 5 - 10 quả là cao, trên một chùm 3 - 5 hoa
chỉ đậu 2 - 3 quả. Những đốt ở phía gốc thường quả ít hoặc không có quả, từ
đốt thứ 5 - 6 trở lên tỷ lệ đậu quả cao và quả chắc nhiều. Trên cành thường từ
đốt 2 - 3 trở lên mới có quả chắc. Sau khi hoa nở được vài ngày thì cánh hoa
héo và rụng, hoa nở đã hình thành quả và 7 - 8 ngày sau là thấy nhân quả xuất
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
hiện. Trong 18 ngày đầu quả lớn rất nhanh sau đó chậm dần, vỏ dày lên và
chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Hạt lớn nhanh trong vòng 10 - 20 ngày
sau khi hình thành quả [4].
Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: Hình tròn, hình bầu dục, tròn dẹt vv
Giống có màu đen bóng giá trị thương phẩm cao. Trong hạt, phôi thường chiếm
2%, 2 lá tử điệp chiếm 90% và vỏ hạt 8% tổng khối lượng hạt. Hạt to nhỏ khác
nhau tuỳ theo giống, khối lượng một nghìn hạt (M1000 hạt) thay đổi từ 20 -
130g trung bình từ 80g - 100g. Rốn hạt của các giống khác nhau thì có màu sắc
và hình dạng khác nhau, đây là một biểu hiện đặc trưng của của các giống.
1.1.3. Thành phần hoá sinh của hạt đậu đen
Thành phần hoá học: Hạt chứa 24,2% protein, 1,7% lipid; 53,3% glucid;
2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%,
vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%. Hàm lượng
các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97%
metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97,
leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa
stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương [28].
Trong số tất cả các nhóm thực phẩm thường được sử dụng trên toàn thế
giới, không một nhóm nào lại có sự kết hợp tuyệt vời giữa protein và chất xơ
hơn cây họ đậu, đặc biệt là đậu đen. Chỉ với một cốc đậu đen (tương ứng với
172g) cũng đã cung cấp cho chúng ta tới 15 gram chất xơ (chiếm hơn một nửa
nhu cầu chất xơ trung bình mỗi ngày cho một người lớn) và 15 gram protein
(gần bằng một phần ba nhu cầu protein hàng ngày, tương đương với 56,7 gam
thịt gà hay cá hồi). Và chúng ta sẽ không thể tìm thấy sự kết hợp này trong các
loại trái cây, rau quả, ngũ cốc, thịt, các sản phẩm sữa, đồ hải sản hoặc các loại
hạt khác. Chính sự kết hợp đó đã giải thích tại sao đậu đen lại mang đến cho
Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
chúng ta nhiều lợi ích đối với đường tiêu hóa, hệ thống kiểm soát lượng
đường trong máu và hệ tim mạch [14].
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng của đậu đen đã nấu chín trong 1 cốc đậu
đen tƣơng đƣơng với 172g
Các chất dinh dƣỡng
Hàm lƣợng
Nhu cầu hàng ngày(%)
Molybdenum
129,00mcg
172,0
Folate
255,94mcg
64,0
Chất xơ
14,96g
59,8
Trytophan
0,18g
56,2
Mangan
0,76mg
38,0
Protein
15,24g
30,5
Magie
120,4mg
30,1
Vitamin B1(Thiamin)
0,42mg
28,0
Photpho
240,8mg
24,1
Sắt
3,61mg
20,1
Trong đậu đen có chứa nhiều sinh tố A, B, C, PP, protit, gluxit, lipit,
muối khoáng. Hàm lượng axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin,
methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin do đó đậu đen được
xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, còn một nhóm chất rất quan trọng tạo
màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin, đây là
nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề
kháng cho cơ thể, chống ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào [ 28].
Trong số các loại đậu làm thực phẩm thông dụng, đậu đen được các nhà dinh
dưỡng đặc biệt quan tâm. Tuy hàm lượng đạm thấp hơn đậu nành nhưng đậu
đen lại có một tỷ lệ cân đối nhiều loại axit amin thiết yếu; dồi dào về một số
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
khoáng chất như can-xi, sắt, magiê, mangan, đặc biệt có hàm lượng cao chất
molypdenum và những sắc tố chống oxy hoá anthocyanins.
Theo khuyến nghị của dinh dưỡng học, chế độ ăn nhiều đậu đen là một
biện pháp tự nhiên giúp phòng chống các loại bệnh thuộc hội chứng chuyển
hoá như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường. Giống như các loại hạt thô khác,
đậu đen có hàm lượng chất xơ cao [6].
Chất xơ giúp làm chậm và giảm hấp thu mỡ qua màng ruột, đồng thời kết
dính một phần muối mật để đào thải ra ngoài, qua đó góp phần làm hạ
cholesterol trong máu. Tác dụng tổng hợp của những hợp chất chống oxy hoá
và chất xơ có khả năng làm giảm các loại mỡ xấu LDL và triglycerides. Những
chất chống oxy hoá trong đậu đen còn có tác dụng kháng viêm và ngăn chặn sự
oxy hoá LDL, loại chất béo có tính ổn định thấp dễ bị oxy hóa và bám vào
thành mạch để tạo nên các mãng xơ vữa. Chất xơ hoà tan trong nước có vai trò
quan trọng trong việc làm tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, chống táo bón,
kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài, giúp giảm nguy cơ một số rối loạn ở
ruột già. Với tỷ lệ 24,2% chất đạm và 53,3% chất bột đường và nhiều chất xơ,
đậu đen là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường [6].
1.1.4. Vị trí, tầm quan trọng của cây đậu đen
*Giá trị về mặt thực phẩm
Trong hạt đậu đen có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin B1
và B2 ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C,v.v Đặc biệt trong
hạt đậu đen đang nảy mầm hàm lượng vitamin tăng lên nhiều, đặc biệt là
vitamin C. Phân tích thành phần sinh hoá cho thấy trong hạt đậu đen đang nảy
mầm, ngoài hàm lượng vitamin C cao, còn có các thành phần khác như:
vitamin PP, và nhiều chất khoáng khác như Ca, P, Fe v.v Hiện nay, từ hạt
đậu đen người ta đã chế biến ra được nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó có
hơn 300 loại làm thực phẩm được chế biến bằng cả phương pháp cổ truyền, thủ
công và hiện đại dưới dạng tươi, khô vv như làm chè đỗ đen, xôi vv đến các
Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
sản phẩm cao cấp khác. Đậu đen còn là vị thuốc để chữa bệnh, đậu đen là thức
ăn tốt cho những người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược.
Hạt đậu đen là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại
rẻ tiền, cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu đen có
nhiều calci, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ
với đậu hũ và các loại sản phẩm khác của đậu đen. Nói chung, đậu đen có
lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.
Hạt đậu đen có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ.
Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và năng lượng, ngoại trừ đậu đen lại có
nhiều chất béo tốt ở dạng chưa bão hòa. Đậu đen có ít năng lượng nhưng chứa
nhiều nước [28].
Một trăm gram đậu đen nấu chín cung cấp khoảng 100 - 130 calo và 7 gram
chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm
có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu đen với các loại hạt, đạm
của đậu đen có phẩm chất tương đương với đạm động vật.
Người Bắc Mỹ và người châu Âu ít chú ý đến các loại đậu đen vì phải
mất nhiều thời gian để nấu hoặc phải ngâm đậu trước khi nấu. Để tiết kiệm thì
giờ, dùng đậu chế biến nấu sẵn đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ cần đổ bớt nước
mặn trong đậu hoặc rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.
Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu đen là một thành
phần quan trọng của lương thực.
Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mexico xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu
cũng thấy có đậu lăng (lentil), đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong
các bữa ăn.
Ở Ấn Độ, đậu được ăn trộn với gạo và rất phổ biến.
Nhật Bản có loại một số loại đậu trong đó có đậu đen được ăn với cơm.
Ở Trung Hoa và Nhật Bản, Việt Nam đậu đen rất thông dụng trong việc
nấu xôi, chè.Hạt đậu đen nấu chín có thể ăn khi còn nóng hay để nguôi.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
Có thể nấu đậu đen với thịt, cá hoặc với các loại rau khác. Đậu đen nấu chín
cũng có thể cho thêm gia vị, nghiền nát rồi quệt vào bánh mì kẹp để ăn [2].
Đậu tươi không cần nhiều thời gian để nấu, nhưng khi phơi khô thì cần
ninh nấu lâu hơn. Để rút ngắn thời gian nấu, ta có thể ngâm đậu trong nước
nóng vài giờ cho đậu thấm nước và mềm hơn. Nước ngâm đậu có thể dùng để
nấu món ăn cho thêm hương vị.
*Giá trị về mặt công nghiệp
Đậu đen là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế
biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt
lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu đen được dùng
để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đậu đen là cây chỉ đứng sau đậu tương và đậu
xanh về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu. Đặc điểm của dầu đậu đen: khô
chậm, chỉ số iốt cao : 120 - 127 ; ngưng tụ ở nhiệt độ : - 15 đến - 18
0
c. Từ dầu
này người ta chế ra hàng trăm sản phẩm công nghiệp khác như: làm nến, xà
phòng, ni lông v.v
*Giá trị về mặt nông nghiệp
Đậu đen là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1 kg hạt đậu đen tương đương
với 1,2 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu đen thân, lá, quả, hạt có hàm
lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm thức
ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc. Sản
phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phần dinh dưỡng khá cao: N:
6,2%, P
2
O
5
: 0,7%, K
2
O: 2,4%, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt [17].
Đậu đen là cây luân canh cải tạo đất tốt. 1 ha trồng đậu đen nếu sinh
trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30 - 60 kg N. Trong hệ thống luân canh,
nếu bố trí cây đậu đen vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với
cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà giảm chi phí
cho việc bón N. Thân lá đậu đen dùng bón ruộng thay phân hữu cơ rất tốt bởi
hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%, trong lá: 0,19%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
*Giá trị về mặt y học
Ngoài các thành phần hóa học đã nêu, họ đậu này còn có thêm 2 loại
flavonoid đó là kaempferol và quercetin và nhiều axit hydroxycinnamic như
axit ferulic, sinapic, chlorogenic, và rất nhiều triterpenoid. Tất cả các flavonoid
này được chứng minh là các chất chống oxy hóa và chống viêm rất tốt cho tim
mạch. Khi các mạch máu trong tình trạng stress oxy hóa quá mức và mãn tính
(gây ra bởi các dạng oxy phản ứng) hoặc viêm thì nguy cơ phát triển bệnh là rất
cao. Ngoài flavonoid, các chất chống oxy hóa khác trong đậu đen như kẽm và
mangan cũng góp phần ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa và sự viêm này.
Ngoài ra trong đậu đen còn có chứa rất nhiều folate và magie có tác dụng
tốt cho việc hỗ trợ tim mạch. Một cốc đậu đen cung cấp khoảng 64% nhu cầu
folate; 30% nhu cầu magie hàng ngày và hơn nữa là cung cấp khoảng 180 mg
axit béo omega-3 dưới dạng axit alpha-linolenic (ALA) cho cơ thể.
Bên cạnh đó, với khả năng ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa và
viêm, đậu đen còn được cho là có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như
ung thư vú, ung thư gan, nhưng hiệu quả nhất vẫn là ung thư ruột kết.
Như vậy có thể khảng định việc thường xuyên bổ sung đậu đen vào chế
độ ăn rất tốt cho sức khỏe. Lượng đậu đen nên bổ sung khoảng 1- 2 cốc/ngày
và với tần suất khoảng 4 ngày/tuần.
Có rất nhiều sách viết về tác dụng chữa bệnh của đậu đen. Sách Bản thảo
Đường tân tụ nói rằng đậu đen chữa được thủy thũng. Sách Bản thảo Thập di
nói rằng đậu đen còn chữa được chứng phong tê, ôn bổ, nếu ăn lâu ngày thì đẹp
nhan sắc.Bản thảo Cương mục cho rằng, nước đậu đen có thể bổ thận, giải
được độc của các dược liệu bổ thận như hà thủ ô, ba kích…[26]
Theo nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có cholesterol
cao, mà ăn nhiều chất đạm từ đậu đen thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol
của họ giảm xuống đến 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các
loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường.[ 26]
Số hóa bởi trung tâm học liệu
15
Bác sĩ James Anderson thuộc Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi
ngày ăn một cốc đậu đen nấu chín để hạ cholesterol.
Cũng theo Anderson, ăn đậu đen thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để
chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.[ 26]
Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích
của các hạt đậu, trong đó có đậu đen, đó là khả năng chống ung thư [14]. Đậu
có chứa chất acid phytic, một chất chống oxy hóa rất mạnh. có thể chận đứng
tiến trình ung thư hóa của tế bào.
Ngoài ra, khảo cứu trên một số động vật trong phòng thí nghiệm cho
thấy đậu, nhất là đậu “pea” và đậu lăng “lentil” và đậu đen có chứa chất ức chế
protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan ở động vật.
Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú
và nhiếp hộ tuyến.
Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây
ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư
không xẩy ra.
Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm
thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên
cứu của Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.[ 26]
Ngoài ra đậu đen có lợi ích đối với hệ tiêu hóa trong đậu đen có chứa
nhiều chất xơ không hòa tan hơn so với trong đậu lăng hoặc đậu xanh. Ngoài
ra trong đậu đen còn có sự kết hợp hài hòa của các chất tạo điều kiện cho sự
phát triển của vi khuẩn trong ruột kết để chúng sản sinh ra axit butyric. Axit
này được các tế bào lót ở mặt trong của đại tràng sử dụng để phục vụ cho các
hoạt động của mình và giữ cho các chức năng của đường tiêu hóa hoạt động tốt
hơn [6].
Đậu đen có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu do có sự kết
hợp giữa protein và chất xơ có trong đậu đen và các cây họ đậu khác có ý nghĩa
Số hóa bởi trung tâm học liệu
16
quan trọng trong việc hỗ trợ cân bằng lượng đường và điều chỉnh lượng
đường trong máu. Chỉ với 15g chất xơ và 15g đường trong một thìa đậu đen có
thể ngăn ngừa được hoàn toàn tình trạng giải phóng quá nhiều hoặc quá ít
lượng đường đơn khỏi ống tiêu hóa. Đối với bệnh tiểu đường type 2, các nhà
khoa học đặc biệt quan tâm đến hiệu quả hạn chế enzym alpha - amylase
của đậu đen. Alpha-amylase là enzyme có vai trò rất quan trọng trong việc
phân hủy tinh bột thành đường, nếu quá trình phân hủy này chậm thì sẽ giúp
giải phóng ít đường hơn. Như vậy, cộng thêm với khả năng ổn định đường
huyết do sự kết hợp protein - chất xơ thì không có gì ngạc nhiên khi thấy đậu
đen có trong danh sách các loại các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tiểu
đường type 2 [6]. Ngoài ra đậu đen còn có lợi ích đối với tim mạch và giải độc
khá tốt
Sau đây giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh bằng đậu đen:
Chữa đau bụng dữ dội dùng đậu đen sao cháy, sắc với rượu uống hay sắc
với nước rồi chế thêm rượu vào uống. Chữa liệt dương dùng đậu đen sao già,
đổ rượu vào ngâm, uống. Chữa trúng độc cho phụ nữ mang thai, bị ngất
dùng đậu đen 80g, Gừng sống 20g, sắc uống. Chữa tiêu khát (đái đường) do
thận hư dùng đậu đen, Thiên hoa phấn, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, làm viên, uống
với nước sắc. Đau bụng do nhiệtdùng đậu đen nấu nước cô đặc, ngậm nuốt
dần.Đầu, cổ, vai cứng đờ, đau nhức dùng đậu đen 1 bát hầm nhừ, khô nước,
bọc vào túi vải, đem gối đầu cỏ lúc còn ấm.
Tóm lại, hạt đậu đen có giá trị rất cao về dinh dưỡng, giá trị của nó được
đánh giá đồng thời cả về hàm lượng protein và lipit, trong đó hàm lượng protein dự
trữ và chất lượng của chúng là yếu tố quan trọng đã quyết định vai trò và vị thế của
cây đậu đen so với các cây ngũ cốc khác, đậu đen đã trở thành loài thực vật cung
cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho người và gia súc, hạt đậu đen có thể chế biến
nhiều sản phẩm khác nhau, ngoài ra đậu đen còn dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt
và lành tính .