Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.26 MB, 136 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM











TẠ THỊ LIÊN






ĐỜI SỐNG KINH TẾ
CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUN (1945 - 2010)





LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ












Thái Ngun – 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM











TẠ THỊ LIÊN






ĐỜI SỐNG KINH TẾ
CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUN (1945 - 2010)


Chun ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ






Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh
2. TS. Nguyễn Thị Quế Loan







Thái Ngun – 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

i

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và
TS. Nguyễn Thị Quế Loan đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành cơng trình
nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Thái Ngun, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Ngun đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tơi trong q trình học tập.
Tơi xin cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, Phòng Thống kê huyện Đồng
Hỷ, phòng Văn hóa Thơng tin huyện Đồng Hỷ, UBND các xã: Nam Hòa,
Minh Lập, Linh Sơn…, các cán bộ và nhân dân – nơi tơi đã đến điền dã đã
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã
khích lệ, động viên và giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện luận văn.

Ngày 15 tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn




Tạ Thị Liên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu: “Đời sống kinh tế của người
Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun (1945 – 2010)” dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và TS Nguyễn Thị Quế Loan là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tơi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
chưa được cơng bố.

Người thực hiện


Tạ Thị Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. KHÁI QT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ VÀ NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN 7
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 7
1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 11
1.3. Khái qt về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun 14
1.3.1. Nguồn gốc tộc người 14

1.3.2. Địa bàn định cư 17
1.3.3. Tình hình kinh tế, xã hội của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Ngun trước năm 1945 23
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN (1945 – 1986) 27
2.1. Nơng nghiệp 27
2.1.1. Trồng trọt 27
2.1.2. Chăn ni 40
2.2. Sản xuất thủ cơng nghiệp 43
2.3. Hoạt động trao đổi và bn bán 48
2.4. Kinh tế khai thác từ tự nhiên 49
Chương 3. BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN
DÌU HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN (1986 – 2010) 62
3.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống kinh tế của người
Sán Dìu 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
iv

3.1.1. Yếu tố nội sinh 62
3.1.2. Yếu tố ngoại sinh 63
3.2 Những biến đổi trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu 70
3.2.1 Biến đổi trong sản xuất nơng nghiệp 70
3.2.2 Lâm nghiệp 95
3.2.3 Ngành nghề 97
3.2.4 Khai thác tự nhiên 101
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết là Đọc là
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KHXH Khoa học xã hội
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
TL Tài liệu
TS Tiến sĩ
TT Thứ tự
tr trang
UBND Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam có
q trình di cư tới Việt Nam từ hàng trăm năm trước do những biến cố lịch
sử. Sau những năm định cư, chung sống với các dân tộc anh em khác, họ đã
góp phần xây dựng nên hình ảnh một quốc gia với cộng đồng 54 dân tộc và
nền văn hóa đa dạng.
Dân tộc Sán Dìu cũng giống như các dân tộc Sán Chay, Dao, Hoa… có
nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc thiên di sang Việt Nam từ hàng trăm

năm trước. Người Sán Dìu cũng có bản sắc dân tộc riêng khơng hòa lẫn với
các dân tộc khác, được thể hiện ở những giá trị văn hóa đặc trưng, ngơn ngữ
riêng và ý thức tự giác tộc người.
Từ khi bắt đầu thiên di đến và sống quần cư trên đất nước Việt Nam cho
đến nay, người Sán Dìu đã từng bước thích nghi, có những chuyển biến
khơng ngừng về các hoạt động kinh tế và sản xuất. Đời sống kinh tế của đồng
bào các dân tộc nói chung và đồng bào Sán Dìu nói riêng dưới ánh sáng của
chế độ mới – xã hội chủ nghĩa đã biến đổi nhiều, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng
VI (12/1986) đến nay.
Đồng Hỷ là một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Ngun có nhiều người Sán
Dìu trên con đường di cư đã quần tụ sinh sống lâu dài và đơng đảo nhất trong
tỉnh. Là dân tộc có dân số lớn thứ hai trên địa bàn huyện sau đồng bào Kinh,
hoạt động kinh tế của người Sán Dìu cũng đồng thời góp phần đáng kể vào hoạt
động kinh tế và chuyển biến kinh tế của nhân dân các dân tộc Đồng Hỷ.
Hoạt động kinh tế của đồng bào Sán Dìu đã được một số nghiên cứu đề
cập rải rác ở các cơng trình khác nhau. Tuy nhiên, để hệ thống những hoạt
động trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu sau năm 1945 và những
chuyển biến trong đời sống kinh tế của họ từ sau 1986 tại Đồng Hỷ lại chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
2

có cơng trình nào đi sâu và đề cập cụ thể. Vì những lí do trên, học viên lựa
chọn đề tài:“Đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Ngun (1945 – 2010)” làm luận văn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu được nhiều nhà khoa học tìm hiểu ở nhiều
lĩnh vực như lịch sử tộc người, đời sống văn hóa, giao thoa văn hóa… với những
quy mơ và mức độ khác nhau. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như:
- Cuốn “Người Sán Dìu ở Việt Nam” của tác giả Ma Khánh Bằng (1983).

Trong sách này, tác giả đã nghiên cứu khái qt về tổ chức xã hội, văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của người Sán Dìu (nhà ở, trang phục, ăn uống, quan
niệm về hơn nhân và gia đình, một số tục lệ trong đời sống…) ở Việt Nam.
- Cuốn “Văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Sán
Dìu ở Tun Quang” (2003) do Nịnh Văn Độ chủ biên và cuốn “Dân tộc Sán
Dìu ở Bắc Giang” (2003) Ngơ Văn Trụ - Nguyễn Xn Cần chủ biên. Các tác
giả đã đi vào tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của người Sán Dìu ở
Tun Quang và Bắc Giang, hai địa phương có dân số người Sán Dìu khá
đơng trên cả nước.
- Cuốn “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Đăng Duy (2004). Tác phẩm lần lượt trình bày văn hóa các dân
tộc theo nhóm ngơn ngữ. Dân tộc Sán Dìu nằm trong phần Bảy – Văn hố các
dân tộc nhóm ngơn ngữ Hán, trong đó gồm các nội dung: Văn hóa sản xuất,
văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần.
- Tác phẩm “Phong tục nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt
Nam” của tác giả Diệp Trung Bình (2005) đã khái qt đơi nét về người Sán
Dìu và đi sâu vào những nghi lễ đời người từ khi sinh ra đến khi chết đi.
- Nghiên cứu về người Sán Dìu ở Thái Ngun phải kể đến Luận án Tiến
sĩ “Tập qn ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Ngun” (2008), trong đó tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
3

giả đã đề cập tới nhiều khía cạnh văn hóa liên quan đến tập qn ăn uống của
đồng bào và những biến đổi của nó.

- Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Khảo sát loại hình hát soọng cơ của
dân tộc Sán Dìu ở Thái Ngun và Tun Quang” (2011) của Nguyễn Thị Mai
Phương. Ngồi khảo sát về người Sán Dìu và loại hình hát soọng cơ ở địa bàn
nghiên cứu, tác giả tìm hiểu về giá trị nội dung, nghệ thuật và vấn đề bảo tồn.


- Cuốn “Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam” của GS.TS
Hồng Nam (2011) có đề cập tới kinh tế truyền thống và văn hóa truyền thống
của đồng bào Sán Dìu.

- Cuốn “Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu” của tác giả Diệp Trung Bình
(2012). Trong phần Nguồn lương thực, thực phẩm cho ta thấy những nét khá cụ
thể về đời sống kinh tế nơng nghiệp truyền thống và khai thác từ tự nhiên của
người Sán Dìu trước đây.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử “Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu
ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Ngun (1945 – 2010)” của Hồng Liên Gấm
(2012). Trong Luận văn, trước khi đi vào văn hóa tinh thần và những biến đổi
của văn hóa tinh thần là những khái qt về tộc người cũng như địa bàn cư trú và
hoạt động kinh tế của cư dân.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử “Tổ chức xã hội và văn hóa làng của
người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun (1945 – 2011)” của Mai
Thị Hồng Vĩnh (2013). Luận văn đã khái qt về người Sán Dìu ở Đồng Hỷ,
tìm hiểu về tổ chức xã hội và văn hóa làng của người Sán Dìu trong phạm vi
thời gian nghiên cứu.
Do nhiệm vụ và mục đích khác nhau nên các nghiên cứu trên nên các
nghiên cứu trên chưa tìm hiểu về đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun một cách có hệ thống. Chính vì vậy, tác giả đã chọn
vấn đề này để nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
4

3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh tế của người Sán
Dìu ở huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945
cho đến năm 2010.

3.2. Nhiệm vụ

- Phân tích đặc điểm mơi trường tự nhiên và xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Ngun.

- Tìm hiểu thành phần dân cư, dân tộc, các truyền thống lịch sử q báu
của nhân dân các dân tộc Đồng Hỷ.

- Điều tra, tìm hiểu những đặc điểm hoạt động kinh tế trong cộng đồng
người Sán Dìu tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun trong thời kỳ 1945 – 2010.

3.3. Phạm vi

- Khơng gian: Những địa bàn sinh sống tập trung người Sán Dìu như:
Nam Hòa, Linh Sơn, Minh Lập, Hóa Trung, Hóa Thượng.

- Thời gian: 1945 – 2010
- Nội dung nghiên cứu: Đời sống kinh tế của người Sán Dìu
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Ngun giai đoạn 1945 – 2010. Qua đó thấy được sự chuyển biến trong
đời sống của người Sán Dìu ở địa phương này.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu:
Tài liệu thành văn: Các sách, các bài báo, tạp chí…


Tài liệu điền dã thu thập tại địa bàn nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
5

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo
là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Bên cạnh đó, phương pháp
nghiên cứu quan trọng được tác giả thực hiện nhằm thu thập được những tư
liệu về đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ đó là phương pháp
điền dã dân tộc học.
Ngồi ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành
như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… để hồn thành nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tìm hiểu về đời sống kinh tế của đồng bào Sán Dìu ở huyện
Đồng Hỷ trong thời gian 1945 – 2010. Từ đó chỉ ra các đặc điểm kinh tế của
người Sán Dìu ở địa phương này.
- Tìm hiểu những chuyển biến trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu
từ khi thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1986
đến 2010) qua đó thấy được những chính sách quan tâm đầu tư của Nhà nước
và chính quyền địa phương đối với đồng bào Sán Dìu đã đạt được hiệu quả,
góp phần nhất định vào sự thay đổi đời sống của họ.
- Qua kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đóng góp thêm một nguồn tư
liệu cho việc biên soạn lịch sử địa phương và cho những cơng trình nghiên
cứu sau có liên quan. Luận văn đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các
chun ngành: Lịch sử địa phương và Dân tộc học.


7. Bố cục của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành ba chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
6

Chương 1. Khái qt về huyện Đồng Hỷ và người Sán Dìu ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun

Chương 2. Đời sống kinh tế của người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Ngun (1945 - 1986)

Chương 3. Biến đổi trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun (1986 – 2010)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
7

Chương 1
KHÁI QT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ VÀ NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Đồng Hỷ là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Thái Ngun
3km về phía Đơng Bắc. Địa phận của huyện dài từ 21
o
32’ đến 21
o

51’ vĩ Bắc,
105
o
46’ đến 106
o
04’ kinh Đơng. Tồn huyện có 17 xã và 3 thị trấn, trong đó
huyện lị được đặt tại thị trấn Chùa Hang. Phía Bắc huyện Đồng Hỷ giáp với
huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành
phố Thái Ngun; phía Đơng giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp với
huyện Phú Lương và thành phố Thái Ngun.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Huyện Đồng Hỷ ở cách phủ 14 dặm
về phía đơng bắc, đơng tây cách 41 dặm, nam bắc cách nhau 97 dặm. Phía
đơng đến địa giới huyện Tư Nơng 6 dặm, phía tây đến địa giới huyện Phú
Lương phủ Tùng Hóa 35 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phổ n 45 dặm,
phía bắc đến địa giới huyện Vũ Nhai 52 dặm” [25, tr. 157].
Địa hình Đồng Hỷ chủ yếu là đồi núi, thấp dần theo hướng từ Đơng Bắc
xuống Tây Nam. Do địa hình đồi núi của địa phương chiếm ưu thế nên tính
phân bậc được thể hiện rõ nét hơn những vùng khác. Dựa trên đặc điểm hình
thái, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân tích hình thái trắc lượng, mà trước hết là
các số liệu chia cắt sâu của địa hình có thể chia ra 3 nhóm hình thái địa hình:
đồng bằng, đồi và núi.
Huyện Đồng Hỷ có độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển. Trong
đó, cao nhất là Lũng Phương (xã Văn Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên
600 m, nơi thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng với 20 m. Ở phía Bắc và
Đơng Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp có nhiều khe suối với độ cao
trung bình là 120 m. Tuy nhiên, xen kẽ giữa các dãy núi là thung lũng thấp có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
8

điều kiện thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp. Đặc điểm địa hình và khí hậu

tạo ra cho địa phương có thế mạnh phát triển nơng nghiệp và lâm nghiệp.
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520,59 km
2
. Trong đó đất lâm nghiệp
chiếm 50,8%, đất nơng nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các cơng
trình cơng cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7%.
Núi Chùa Hang – xưa còn gọi là núi đá Hố Trung, núi Long Tuyền nằm trên
đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những
danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Ngun. Núi Voi, còn có tên là núi Thạch
Tượng, núi Tượng Lĩnh ở xã Hố Thượng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi.
Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy núi làm căn cứ chống quan qn nhà Lê – Trịnh.
Đồng Hỷ cũng như các địa phương khác của Thái Ngun đều mang những
đặc điểm của khí hậu miền Bắc nước ta. Sách Đại Nam nhất thống chí chép:
"Các huyện Tư Nơng, Đồng Hỷ, Phú Lương, Bình Xun khí hậu lam chướng
hơi nhẹ" [25, tr. 163]. Khí hậu ở địa phương được chia làm 02 mùa rõ rệt (mùa
nóng từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau).
Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm. Ngược lại, tháng 1
là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 –
23 độ C. Ở các vùng đồi núi cao khoảng 600 m trị số này giảm xuống 20 độ C và
từ 900 – 1000 m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn từ 18 độ C trở xuống.
Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2) nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C
(ở các vùng đồi núi từ 400 m trở lên có thể có tới 5 tháng).
Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 16 độ C ở
vùng thấp; ở vùng núi là dưới 9 độ C. Mùa lạnh ở Thái Ngun dài hơn các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 10 – 15 ngày, các huyện miền núi dài hơn các huyện
miền xi 5 – 7 ngày. Những đợt khơng khí lạnh tràn về làm nhiều ngày nhiệt
độ trung bình xuống dưới 15 độ C. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là
tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dưới 17 độ C. Mùa đơng nhiệt độ đã thấp lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
9


có sự dao động mạnh mẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Mùa
nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa nóng, ở vùng thấp có 5 tháng nhiệt độ
trung bình vượt q 25 độ C, là các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Ở vùng có
độ cao trên dưới 500 m chỉ còn 3 tháng có nhiệt độ trung bình vượt q 25 độ
C. Vùng thấp, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28 - 29
độ C. Mùa nóng ở huyện Đồng Hỷ nói riêng Thái Ngun nói chung ngắn
hơn ở Hà Nội, dài hơn ở Cao Bằng, vùng thấp mùa nóng kéo dài 5 tháng, lên
miền núi chỉ còn 4 – 5 tháng. Ở đây vào mùa hè cũng có những ngày nóng gió
Tây rất có hại cho con người, vật ni và cây trồng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 mm. Chế độ mưa có thể phân
biệt thành 2 mùa, mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. Mùa mưa trùng với mùa
nóng, thời kỳ có lượng mưa tháng vượt 100 mm kéo dài 7 tháng, từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 80% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ít trùng với
mùa lạnh, từ tháng 11 đến tháng 3 lượng mưa chỉ từ 200 đến 400 mm, bằng
10% đến 15% lượng mưa cả năm.
Sơng suối ở Đồng Hỷ nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía
Bắc và Đơng Bắc chảy vào sơng Cầu. Mật độ sơng suối trung bình là 0,2
km/km
2
. Sơng Cầu là sơng lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, nằm ở ranh
giới phía Tây huyện Đồng Hỷ dài 47 km. Sơng là nguồn cung cấp nước chính
của huyện, cho phép khai thác vận tải đường thuỷ với tỉnh Bắc Kạn, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Tuy nhiên, chế độ dòng chảy thất thường, về
mùa mưa thường gây úng lụt, mùa khơ nước sơng xuống thấp gây hạn hán.
Ngồi ra, huyện còn có nhiều sơng suối: Khe Mo, Ngàn Me và nhiều hồ nước
nhỏ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Huyện Đồng Hỷ có hệ thống giao thơng đường bộ tương đối phát triển.
Tổng chiều dài đường bộ 729,8 km, trong đó quốc lộ 1B từ Thái Ngun đi
Lạng Sơn qua huyện 15,5 km là tuyến quan trọng nhất; đường liên xã 57,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
10

km, đường xã 170 km và đường liên xóm 403,9 km. Hầu hết đường liên xã,
liên xóm đều được bê tơng hóa. Điều đó tạo thuận lợi cho huyện có thể giao
lưu văn hố, thương mại với các huyện và tỉnh lân cận.
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khống Đơng Bắc Việt Nam, tài ngun
thiên nhiên khống sản rất phong phú. Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi
"Mỏ vàng Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6 lạng. Sắt ở các huyện Phổ n,
Đồng Hỷ, Phú Lương Mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 2.500 cân" [25, tr.
180]. Cụm mỏ sắt Trại Cau có khối lượng khoảng 20 triệu tấn, là mỏ sắt được
sắp xếp vào loại tốt nhất. Ngồi ra, còn có các loại khống sản có giá trị như:
chì, kẽm ở làng Hích, làng Mới, đá vơi ở Hóa Thượng v.v…
Là huyện miền núi nên từ xa xưa, đồi rừng Đồng Hỷ có rất nhiều tre, nứa,
gỗ q, chim thú q hiếm. "Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phát, sa nhân,
tre nứa, tre gai, tre hoa, gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ tấu, gỗ xoan các thứ ở trên
đều sản ở các châu: Đồng Hỷ, Phổ n, Phú Lương" [25, tr. 180 – 181]. Hiện
nay, do đặc trưng địa hình đồi núi và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên địa phương
có điều kiện phát triển nơng nghiệp và lâm nghiệp. Ngành nơng nghiệp của
huyện Đồng Hỷ chủ yếu là trồng trọt, chăn ni nằm ở vị trí thứ yếu. Diện tích
lâm nghiệp của địa phương chỉ tập trung các loại rừng tái sinh, ít gỗ q hiếm,
diện tích rừng chỉ có ý nghĩa trong việc sử dụng làm đồ sinh hoạt gia đình và
làm nhà. Diện tích rừng đầu nguồn thường xun bị xâm phạm do khai thác gỗ,
củi bừa bãi và việc đốt nương làm rẫy vẫn chưa được ngăn chặn triệt để làm
cho đất trống, đồi trọc vẫn còn một diện tích khơng nhỏ.
Đất rừng, đồi núi của huyện Đồng Hỷ chiếm 85% diện tích tự nhiên. Phần lớn
rừng bị nghèo kiệt. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp từ năm 1991 đến 1998
giảm bình qn 4,7% do rừng đang ở thời kỳ phục hồi và chủ trương đóng cửa
rừng của Nhà nước. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước người dân đã ý thức được mối nguy hại của nạn phá rừng, phong trào

trồng cây gây rừng đang được duy trì thực hiện. Ngồi rừng tái sinh được chăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
11

sóc bảo vệ, mỗi năm bình qn tồn huyện trồng được 150 ha rừng. Xét về tiềm
năm lâu dài tiềm năng kinh tế lâm nghiệp của huyện Đồng Hỷ là rất lớn.
Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi từ tài ngun thiên nhiên của huyện
Đồng Hỷ tương đối phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc phát triển nơng
nghiệp, lâm nghiệp và khai thác khống sản của nhân dân các dân tộc trong
huyện Đồng Hỷ nói chung và người Sán Dìu nói riêng.
1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Từ năm 1986 trở về trước, Đồng Hỷ là huyện có kinh tế thuần nơng với
thành phần kinh tế tập thể là chủ yếu. Trong nơng nghiệp, cây lương thực
(bao gồm lúa và hoa màu) chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là cây chè. Đời sống
nhân dân còn nhiều khó khăn, bình qn lương thực đầu người đạt 142
kg/người/ năm (cả màu). Từ năm 1987, nhờ có đường lối Đổi mới của Đảng,
nền kinh tế của huyện có bước phát triển đa dạng, phong phú, tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao.
Năm 2000 nơng – lâm – thủy sản chiếm tỉ lệ 31,9%, thương mại – dịch vụ
chiếm 42,6%, cơng nghiệp – xây dựng chiếm 25,5%. Năm 2009 nơng – lâm
nghiệp chiếm 21,57%, thương nghiệp – dịch vụ chiếm 41,65%; cơng nghiệp –
xây dựng chiếm 36,78%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn trong 5 năm
(2002 – 2006) là 10,2%. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 là 10,71% [34, tr. 1].
Cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp
Từ năm 2000, Đồng Hỷ tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở
xác định bốn cụm cơng nghiệp chính: cụm cơng nghiệp Nam Hòa, cụm cơng
nghiệp Quang Trung – Chí Son (xã Nam Hòa), cụm cơng nghiệp Quang Sơn
(xã Quang Sơn) và cụm cơng nghiệp Đại Khai (xã Minh Lập) phù hợp với
tiềm năng thế mạnh từng vùng; động viên, khuyến khích được nhiều thành
phần kinh tế đầu tư cho sản xuất. Nghề truyền thống được duy trì, phát triển

tạo thêm nghề mới, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
12

Năm 2009 trên địa bàn huyện có 84 doanh nghiệp, giá trị sản xuất cơng
nghiệp – xây dựng đạt 714 tỉ đồng, chiếm 36,78% tổng giá trị thu nhập quốc
dân tồn huyện [34, tr. 1].
Tỉ trọng giá trị sản xuất cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp tăng từ 25,5% năm
2000 lên 34,7% năm 2006 đưa cơ cấu kinh tế của huyện từ “nơng – lâm
nghiệp – cơng nghiệp – dịch vụ” (năm 2000) sang cơ cấu “cơng nghiệp – tiểu
thủ cơng nghiệp – nơng lâm nghiệp – dịch vụ” (năm 2006) với tỉ lệ tương ứng
36,9% - 24, 0% và 39,1%. Tốc độ tăng trưởng bình qn thời kỳ 2002 – 2006
của ngành cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đạt 17,4%/năm.
Nơng nghiệp
Nơng nghiệp là một trong hai ngành sản xuất chính của huyện Đồng Hỷ.
Từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nơng nghiệp, nhất là từ năm 1991
đến nay, sản xuất nơng nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Huyện
đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, chuyển đổi mùa
vụ, xóa bỏ độc canh, tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Trong sản xuất nơng nghiệp đã đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa
học – kỹ thuật vào trồng trọt và chăn ni, đưa các loại giống mới vào sản
xuất đại trà, nâng hệ số sử dụng đất, do đó trong thập niên cuối của thế kỷ
XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp của
huyện Đồng Hỷ ổn định bình qn 5,2% mỗi năm. Năng suất cây trồng
tăng dần đều. Riêng lúa năm 1991 đạt 14,2 tạ/ha lên 42,58 tạ/ha năm 2005
(tăng hơn 3 lần) đưa tổng sản lượng lương thực tăng từ 24.118 tấn năm
1998 lên 37.274 tấn năm 2006, sản lượng lương thực từ năm 1998 đến năm
2006 bình qn mỗi năm tăng trên 1.800 tấn. Bình qn lương thực xấp xỉ
300kg/người/năm.
Đồng Hỷ có một số cây lương thực mang tính hàng hóa như cây chè, cây ăn

quả và những cây cơng nghiệp ngắn ngày. Tồn huyện có 2.538 ha chè, hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
13

năm cho thu hoạch 19.554 tấn chè búp tươi hàng hóa; có 2.979 ha cây ăn quả thu
hoạch 3.500 tấn quả. Giá trị sản xuất vườn đồi đạt 22 triệu đồng/ha.
Chăn ni thành một ngành chính và có tỉ suất hàng hóa cao. Năm 2002,
tổng đàn lợn của huyện có 46.585 con và xuất chuồng 2.517 tấn thịt lợn hơi
thương phẩm. Năm 2006 cả đầu lợn và trọng lượng xuất chuồng đều tăng
4,3%. Riêng đàn bò tăng 35,7% so với năm 2002 [32, tr. 938].
Lâm nghiệp
Đất rừng, đồi núi của Đồng Hỷ chiếm 85% diện tích đất tự nhiên. Phần
lớn rừng bị nghèo kiệt. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp của huyện từ
năm 1991 đến năm 1998 giảm bình qn 4,7% do rừng đang ở thời kỳ phục
hồi, cộng với chủ trương đóng cửa rừng của Nhà nước.
Trong những năm gần đây, huyện đã có chính sách về rừng nên tốc độ
phục hồi khá mạnh. Ngồi rừng tái sinh được chăm sóc bảo vệ, mỗi năm bình
qn tồn huyện trồng được 150 ha rừng. Xét về lâu dài tiềm năng lâm nghiệp
của huyện là rất lớn [32, tr. 938].
Thương mại – dịch vụ
Mạng lưới thương mại – dịch vụ được mở rộng xuống đến từng thơn xóm.
Các khu vực kinh doanh, bao gồm chợ khu vực được nâng cấp mở rộng, mặt
hàng đa dạng, phong phú đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị phục vụ sản
xuất và đời sống cho nhân dân các xã vùng cao và miền núi. Nhìn chung thị
trường Đồng Hỷ những năm gần đây phát triển mạnh và lành mạnh. Giá trị
mức bán lẻ năm 2006 đạt 198,912 tỷ đồng. Tồn huyện có 1.527 hộ gia đình
kinh doanh dịch vụ.
Một số chợ chính : chợ Chùa Hang (thị trấn Chùa Hang), chợ Trại Cau
(thị trấn Trại Cau), chợ Trại Cài (xã Minh Lập), chợ Khe Mo (xã Khe Mo),
chợ Văn Hán (xã Văn Hán)…[32, tr. 937].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
14

Văn hóa – xã hội
Đồng Hỷ có một kho tàng văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng. Bên
cạnh những làn điệu dân ca, hát chèo, hát chầu văn của dân tộc Kinh còn có
những làn điệu dân ca của các dân tộc Nùng, Dao, Mơng, Sán Chay, Sán
Dìu… trong những ngày hội mùa, ngày lễ, ngày tết đình đám rất đặc sắc.
Hàng năm trong huyện thường tổ chức những lễ hội lớn vào tháng Giêng âm
lịch như hội Chùa Hang, hội đền Long Giàn, lễ hội đền Hích…, tổ chức biểu diễn
văn nghệ, hoạt động thể thao như đấu vật, cầu lơng, bóng chuyền, tung còn, bóng
đá… tạo ra khơng khí đồn kết, chan hòa trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Chùa Hang, chùa Linh Sơn là những di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Đền Thượng, đền Gốc Sấu, đền Hích, đền Long Giàn và hàng chục di tích các loại
khác là những di sản văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ.
Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa diễn ra sơi
nổi” thu hút đơng đảo nhân dân trong huyện. Đến năm 2006 tồn huyện có
gần 80 xóm, bản đạt danh hiệu “Xóm văn hóa”, 18.816 hộ đạt danh hiệu “Gia
đình văn hóa”; 140 cơ quan, xí nghiệp, trường học trong huyện đạt danh hiệu
“Cơ quan văn hóa”; 223 xóm có nhà văn hóa, 15/17 xã, thị trấn có trung tâm
văn hóa…[32, tr. 939].

1.3. Khái qt về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun
1.3.1. Nguồn gốc tộc người
Dân tộc Sán Dìu theo âm Hán Việt là Sơn Dao còn có một số tên gọi khác
là: Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, San Déo Nhín. Theo nhiều
người Sán Dìu cao tuổi thì Sán Dìu là một dân tộc nhỏ, q gốc xa xưa ở
Quảng Đơng (Trung Quốc). Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, do khơng chịu
nổi sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Minh và nhà Thanh, người Sán Dìu phải
rời q cha đất tổ, tìm đường sang các nước Đơng Nam Á trong đó có Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
15

Nam để sinh sống. Đồng bào đã lập làng cư trú ở nhiều nơi trên đất nước Việt
Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Ngun, Vĩnh Phúc và Tun Quang.
Vấn đề nguồn gốc lịch sử của dân tộc Sán Dìu từ lâu đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Theo nhiều nhà nghiên cứu, người Sán Dìu đã
có mặt trên đất nước Việt Nam khoảng trên 300 năm nay. Từ thế kỷ XVIII,
trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục”, Lê Q Đơn có nói tới nhiều tộc người
khác nhau ở Tun Quang trong mục Phong vực, như người Nùng, người Sá
Ngoại, người La Quả, người Sá Trụ, người Thổ, người Man với tám chủng
Man là: “Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán
Văn và Bảo Tồn” [1, tr. 15]. Theo lập luận của nhà nghiên cứu Ma Khánh
Bằng: “Trong tám tên Man được Lê Q Đơn nói tới, tên Sơn Man đáng làm
ta chú ý” [1, tr. 8]. Theo ơng, trong chế độ phong kiến, khơng riêng gì người
Dao mới được gọi là Man mà nhiều dân tộc khác như Mơng, Pà Thẻn. Đặc
biệt là tất cả các nhóm Dao ở nước ta đều có tên là Man hay Mán. Như vậy,
theo âm Hán – Việt, Man có nghĩa là Dao Sơn Man tức là Sơn Dao hay cũng
chính là Sán Dìu. Từ cách lý giải trên theo Ma Khánh Bằng người Sán Dìu là
một nhóm trong khối người Dao, từ rất xa xưa, khối người Dao bị sự áp bức
của phong kiến phương Bắc nên đã bị chia sẻ thành các nhóm nhỏ phiêu bạt
khắp nơi. Người Sán Dìu từ lâu sống bên cạnh người Hán phương Nam nên
mất dần tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao), tiếp thu thổ ngữ Quảng Đơng. Tác giả Bùi
Đình, trong cơng trình “Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” cũng khẳng
định: “Quần cộc từ Quảng Đơng di cư sang nước ta được độ ba bốn năm
trăm năm nay, còn có tên là Sơn Dao… cách ăn mặc của họ hàng ngày khơng
khác gì người Kinh, nhưng khi nào đi làm ruộng hay đi rừng đàn ơng thường
mặc áo ngắn tay và quần đùi nên ta gọi là Mán Quần Cộc” [13, tr. 392].
Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng người Sán Dìu là
một bộ phận cửa người Dao. Mặc dù có nguồn gốc là người Dao, nhưng do

sống cách biệt với các nhóm Dao khác trong một thời gian dài, người Sán Dìu
đã khơng sử dụng ngơn ngữ Dao mà chuyển sang sử dụng ngơn ngữ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
16

Trong q trình khảo sát thực tế tại các xã Nam Hòa, Linh Sơn, Minh Lập
huyện Đồng Hỷ, chúng tơi thấy tất cả những văn tự, lời kể của người Sán Dìu
khi nói về nguồn gốc của mình đều nhắc tới các địa danh như: Tân Châu, Q
Châu, Dương Châu, Hồ Nam… thuộc Trung Quốc.
Để giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ
còn lưu truyền một số truyện thơ bằng chữ Hán như: “Vua Cóc”, “Chuyện kể
về Vũ Nhi và vua Cóc”… Những nhân vật cũng như các địa danh trong những
câu chuyện trên cũng xuất phát từ Trung Quốc.
Như vậy, căn cứ vào các tài liệu đã cơng bố cũng như các tài liệu điền dã
dân tộc học, căn cứ vào những câu chuyện kể trong dân gian, cũng như các
ghi chép trong các gia phả, sách cúng hương hỏa… có thể khẳng định, người
Sán Dìu là một nhánh của người Dao ở Trung Quốc, do điều kiện chiến tranh
loạn lạc, đã di cư vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 – 400 năm.
Theo gia phả của gia đình ơng Lê Hữu Nhất, xã Dân Chủ, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Ngun, tổ tiên họ xa kia có nguồn gốc tại thơn Phong Lưu, xã
Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng Đơng (Trung Quốc). Vào đời Càn
Long, Nhà Thanh, tổ tiên họ di cư sang Việt Nam, đến nay đã 13 đời (trên dới
300 năm). Gia phả của dòng họ Lê này ghi rõ: người đầu tiên dẫn con cháu
chuyển cư tới Việt Nam là ơng Lê Dược Tiến. Quảng Ninh là điểm định cư
đầu tiên của họ tại Việt Nam. Sau đó, họ di cư tới Thanh Trà, Phú Lương,
Thái Ngun. Đến đời cụ Lê Hữu Nhất, lại chuyển đến Đồng Hỷ, Thái
Ngun [32, tr. 581].
Theo gia phả của gia đình ơng Ân Quang Liên ở xóm Ao Lang, xã Linh Sơn,
huyện Đồng Hỷ tổ tiên của họ xưa kia có nguồn gốc tại thơn Phong Lưu, xã Bách
La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng Đơng (Trung Quốc). Đến Đơng Triều

(Quảng Ninh) là điểm đến đầu tiên sau đó là Phấn Mễ (Phú Lương, Thái Ngun)
đến đời ơng (là đời thứ 4) chuyển đến xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ [45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
17

Thái Ngun là tỉnh có đơng người Sán Dìu sinh sống nhất ở nước ta
(chiếm khoảng 29,59%). Theo số liệu thống kê năm 2009 người Sán Dìu ở
Đồng Hỷ có 16.322 người, họ có mặt ở khắp các xã và thị trấn. Người Sán
Dìu tập trung đơng nhất ở các xã: Nam Hòa, Tân Lợi, Linh Sơn, Minh Lập
đặc biệt Nam Hòa có tời 5.923 người (2009). Từ lâu Nam Hòa đã được coi là
nơi tập trung cư dân Sán Dìu ở Thái Ngun.
Về tên gọi, mặc dù tộc người Sán Dìu khơng phân thành nhiều nhóm
nhưng lại có rất nhiều tên gọi khác nhau. Người Sán Dìu tự gọi mình là Déo
Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao Nhân, tức người Dao ở trên núi. Các dân
tộc xung quanh lại gọi họ với nhiều tên gọi khác nhau dựa vào đặc điểm canh
tác, nhà ở, đặc điểm y phục, như: Trại Đất (người trại ở nhà đất), Trại Ruộng
để phân biệt với Trại Cao ở nhà sàn - người Cao Lan, Mán Quần Cộc, Mán
Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao Những tên gọi trên vẫn còn tồn tại, nhưng tên
chính thức trên các văn bản nhà nước của tộc người này là Sán Dìu.
1.3.2. Địa bàn định cư
Theo số liệu thống kê năm 2009, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có 16.322
người, họ có mặt ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện. Tuy nhiên, mật độ và
tỉ lệ dân cư trong các xã, thị trấn có người Sán Dìu sinh sống khơng giống
nhau. Một số xã, thị trấn có khơng đáng kể người Sán Dìu như: Hòa Bình (19
người), Tân Long (22 người), Văn Lăng (26 người), Quang Sơn (27 người),
Sơng Cầu (48 người), Huống Thượng (60 người)… Những địa phương này
người Sán Dìu sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác khơng hình thành những
chòm xóm riêng biệt do q trình di cư hoặc làm do quan hệ hơn nhân giữa
người Sán Dìu với các dân tộc khác. Tuy nhiên, một số xã dân số người Sán
Dìu chiếm tỉ lệ rất cao như: Nam Hòa (5.923 người, chiếm 63,3% dân số xã),

Tân Lợi (2.835 người, chiếm 61,3% dân số xã), Linh Sơn (2.828 người,
chiếm 32% dân số xã), Minh Lập (1.376 người, chiếm 21,5 % dân số xã), Hóa
Trung (1.021 người), Hóa Thượng (810 người). Những địa phương này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
18

người Sán Dìu sinh sống thành nhiều xóm làng với tỉ lệ chiếm đa số trong mỗi
thơn. Ví dụ như tại Nam Hòa, người Sán Dìu sinh sống ở các xóm: Gốc Thị,
Đồng Chốc, Trại Gião, Trại Gai, Na Qn, Cầu Đất, Chí Son, Bờ Suối, Đầm
Diềm, Đồng Cỏ… Cũng tại Nam Hòa, nơi cư dân Sán Dìu đơng nhất huyện, tỉ
lệ người Sán Dìu ở mỗi thơn bản là rất cao, có những xóm có quy mơ dân số
khá lớn như: xóm Trại Gião có 155/162 hộ người Sán Dìu, xóm Chí Son 202
hộ đều là người Sán Dìu, xóm Cầu Đất có 90 hộ Sán Dìu (chiếm trên 95%
dân số xóm); xóm Thơng Nhãn, xã Linh Sơn có 216 hộ trong đó đa số là
người Sán Dìu. Ở những xã có dân cư ít hơn họ cũng quần cư thành những
chòm riêng như tại Hóa Thượng, người Sán Dìu sống tập trung hơn ở một khu
vực riêng trong xóm như xóm Đồng Thịnh, xóm Tam Thái [44], [48], [49].
Nhìn chung những xã có đơng người Sán Dìu sinh sống nằm trên khu vực
địa hình đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng với độ cao trung bình dưới 100m so với
mực nước biển (Linh Sơn, Nam Hòa). Các xã vừa có đồi núi lại có đồng bằng.
Đây là dạng địa hình đồng bằng xen đồi núi do q trình xâm thực chia cắt bán
bình ngun cổ tạo thành, chủ yếu là đồi và những chỗ trũng thấp xung quanh
các quả đồi. Đồi ở đây là những kiến trúc bị bào mòn tách rời nhau hoặc kéo
thành những dải thấp khơng liên tục, đồi nhơ cao hình vòm, đỉnh tương đối
bằng, sườn hơi lồi, dốc thoai thoải. Độ cao của đồi có sự thay đổi do có chỗ cao
hơn 100 m, có chỗ chỉ khoảng 30 – 40 m. Bên cạnh địa hình đồi là một số núi
đá đơn lẻ với độ cao khơng lớn nhưng khá dốc như núi Voi (Hóa Thượng), núi
Hột (Linh Sơn)… Thơn xóm người Sán Dìu nằm ở xen kẽ những địa hình bên
cánh đồng, mỗi nhà có thể nằm trên lưng đồi thoai thoải hoặc dưới chân thấp,
xung quanh là cánh đồng lúa màu và những đồi trồng cây ăn quả hoặc trồng

chè. Ở những nơi bằng phẳng, đất đai màu mỡ và giao thơng thuận tiện, cơ sở
hạ tầng địa phương phát triển thì làng xóm của họ nhà cửa gần nhau hơn, có
tường bao xây bao bọc với khu vườn nhỏ và ao cá cạnh nhà, tách biệt giữa
những khu vực cư trú với ruộng lúa (xã Hóa Thượng, xã Minh Lập).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

×