Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chuối tiêu hồng tại Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 97 trang )

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ TÚ OANH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU HỒNG
TẠI PHÚ THỌ


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60. 62. 01. 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân






Thái Nguyên - 2013



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụn
đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Tú Oanh





ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn và tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo: PGS.TS. Đào Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Khoa
Nông học, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Bộ môn Cây ăn quả, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm
nghiệp Miền núi phía Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
UBND xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Tú Oanh



iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây chuối 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây chuối 3
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây chuối 3
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới 5
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam 9
1.3. Những kết quả nghiên cứu về cây chuối trong và ngoài nước 11
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về cây chuối trên thế giới 11
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về cây chuối ở Việt Nam 20
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Vật liệu, thời gian và địa bàn nghiên cứu 25
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 25
2.1.2. Thời gian và địa bàn nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến
khả năng sinh trưởng phát triển của giống chuối Tiêu hồng 25
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón cho
chuối Tiêu hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô 26
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá 27
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 29


iv
2.6. Qui trình kỹ thuật áp dụng chung 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến khả năng
sinh trưởng phát triển của giống chuối Tiêu hồng 31

3.1.1. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng thân lá của
chuối Tiêu hồng khi trỗ buồng 32
3.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến thời gian sinh trưởng
của giống chuối Tiêu hồng 33
3.1.3. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất giống chuối Tiêu hồng 34
3.1.4. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến chất lượng quả giống
chuối Tiêu hồng 35
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón cho chuối Tiêu hồng
trồng bằng cây nuôi cấy mô 36
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng thân lá của
chuố ỗ buồng 37
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống chuối Tiêu hồng 38
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất giống chuối Tiêu hồng 40
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến kích thước quả giống chuối
Tiêu hồng 41
3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất giống chuối Tiêu
hồng 42
3.2.6. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng phân bón đối với 1 ha giống
chuối Tiêu hồng 43
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng
quả đối với chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 45


v
3.3.1. Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả đối với
chuối Tiêu hồng khi trỗ buồng 46
3.3.2. Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả đến các

giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống chuố 47
3.3.3. Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả đến các
yếu tố cấu thành năng suất giống chuối Tiêu hồng 48
3.3.4. Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả đến kích
thước quả giống chuối Tiêu hồng 49
3.3.6. Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả đến chất
lượng quả giống chuối Tiêu hồng 51
3.4. Nghiên cứu xác định thời vụ trồng chuối tiêu Hồng bằng cây nuôi cấy
mô cho thu hoạch vụ Đông 53
3.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng thân lá giống chuối
Tiêu hồng cho thu hoạch vụ Đông 53
3.4.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển
giống chuối Tiêu hồng cho thu hoạch vụ Đông 55
3.4.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống chuối Tiêu hồng cho thu hoạch vụ Đông 56
3.4.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến kích thước quả giống chuối Tiêu
hồng cho thu hoạch vụ Đông 57
3.4.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất giống chuối Tiêu hồng
cho thu hoạch vụ Đông 58
3.4.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng quả giống chuối Tiêu
hồng 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1. Kết luận 62
2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


cm :
Centimét
m :
Mét
m
2
:
Mét vuông
CT :
Công thức
CV :
Hệ số biến động (Coefficients of variation)
Đ/c :
Đối chứng
ĐVT :
Đơn vị tính
mg :
Miligam
g :
Gam
kg :
Kilogam
LSD
0,05
:
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least
significant difference)
FAO :
Tổ chức Nông Lương liên hợp quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)

KHKT NLN :
Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
STT :
Số thứ tự



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất chuối trên thế giới từ năm 2005 - 2010 5
9
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất chuối ở các vùng trồng năm 2011
10
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng thân lá
của giống chuối Tiêu hồng khi trỗ buồng 32
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống chuối Tiêu hồng 33
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất giống chuối Tiêu hồng 34
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến kích thước quả
giống chuối Tiêu hồng 35
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến chất lượng quả
giống chuối Tiêu hồng 35
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng thân lá của
giống chuối Tiêu hồng khi trỗ buồng 37
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống chuối 39
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất giống chuối Tiêu hồng 40

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến kích thước quả giống
chuối Tiêu hồng 41
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất giống chuối
Tiêu hồng 42
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng phân bón cho 1 ha giống
chuối Tiêu hồng 43
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng quả giống
chuối Tiêu hồng 44


viii
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả
đối với sinh trưởng thân lá chuối Tiêu hồng khi trỗ buồng 46
Bảng 3.14: Ảnh hưởng tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả
47
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả
đến các yếu tố cấu thành năng suất giống chuối Tiêu hồng 48
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả
đến kích thước quả giống chuối Tiêu hồng 49
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả
đến năng suất giống chuối Tiêu hồng 50
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả
đến chất lượng quả giống chuối Tiêu hồng 52
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng thân lá của giống
chuối Tiêu hồng khi trỗ buồng 54
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống chuối Tiêu hồng 55
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất giống chuối Tiêu hồng 56
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến kích thước quả giống chuối

Tiêu hồng 58
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất giống chuối Tiêu
hồng 59
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng quả giống chuối
Tiêu hồng 60


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khối lượng buồng và
năng suất giống chuối Tiêu hồng 43
Hình 3.2: Ảnh hưởng của tủ gốc và sử dụng chất dưỡng lá, dưỡng quả đến
khối lượng buồng và năng suất giống chuối Tiêu hồng 51
Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khối lượng buồng và năng suất
giống chuối Tiêu hồng 60


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và
vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
thương mại rau quả của toàn cầu, là cây có ưu thế xuất khẩu đứng đầu về khối
lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây
của thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa nhạy cảm về kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo đánh giá của FAO, giá chuối có xu hướng đi lên khá mạnh trong những
năm qua, từ khoảng 300 USD/tấn vào những năm 80 lên trên 1.100 USD/tấn
vào năm 2012, mức tăng trên 300%. Cùng với gạo, lúa mì, ngũ cốc, chuối

cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển.
Ở Việt Nam cây chuối đã đuợc trồng phổ biến từ lâu đời, rải rác trong
các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có
vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm
lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ
em… Ngoài sản phẩm quả, các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử
dụng vào các mục đích khác nhau như thân giả dùng để chăn nuôi, lá dùng để
gói, cây non và hoa dùng làm rau, các phần khác có thể làm phân bón… hoặc
phơi khô làm chất đốt. Chuối là cây xuất khẩu có giá trị với nhiều loại mặt
hàng như quả tươi, chuối sấy khô… Những năm gần đây, sản xuất chuối ở
nước ta có xu hướng tăng với tổng diện tích 105-110 ngàn ha và tổng sản
lượng hàng năm 1,4-1,6 triệu tấn. Chuối còn là một trong số ít cây ăn quả có
khả năng phát triển sản xuất thành những vùng tập trung quy mô 400-500 ha.
Phú Thọ là một trong những địa phương có sản lượng chuối lớn nhất
của vùng Trung du miền núi phía Bắc nhưng trong sản xuất còn gặp một số
khó khăn do chuối trồng phân tán, thu hoạch không đồng đều, giống chuối
quá đa dạng. Diện tích chuối ở địa phương được trồng bằng cây giống tách


2
chồi vẫn rất lớn. Vì thế, độ đồng đều và phẩm cấp quả hàng hoá không cao
nên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Kết quả là sản xuất chuối còn chưa
tương xứng với tiềm năng của địa phương và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Trong khi đó, cây chuối nhân bằng nuôi cấy mô đạt hệ số nhân giống cao,
sạch bệnh, đồng đều và sinh trưởng khỏe nên thích hợp với quy mô sản xuất
hàng hóa. Trong bối cảnh đó, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật sản xuất chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ” là rất cần thiết, góp
phần khắc phục những tồn tại nêu trên, thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu
quả sản xuất chuối của địa phương.
2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được biện pháp kỹ thuật sản xuất chuối Tiêu hồng trồng bằng
cây nuôi cấy mô tại Phú Thọ.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng quả của giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ.
- Đánh giá được hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật áp dụng đến khả
năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống chuối
Tiêu hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học cung cấp
thông tin về tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả của giống
chuối Tiêu hồng được trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Bổ sung một số biện pháp kỹ thuật vào quy trình kỹ thuật sản xuất
chuối Tiêu hồng nuôi cấy mô tại Phú Thọ.
- Góp phần phát triển sản xuất chuối Tiêu hồng sử dụng cây giống nuôi
cấy mô tại Phú Thọ.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây chuối
1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây chuối
Cây chuối nằm trong họ Musaceae là một trong 8 họ trong bộ gừng
Zingiberales (trước kia gọi là Csitaminales)
Trong Bộ gừng, Musaceae là họ nguyên thủy nhất, gồm những cây thân
thảo lớn có rễ, sống lâu năm, lá mọc xoắn ốc có bẹ lá ôm lấy nhau tạo thành
thân giả, phiến lá rất lớn. Cụm hoa mọc theo kiểu hoa tự bông vô hạn được

hình thành ở ngọn từ thân khí sinh. Trục mang hoa và thân thật được mọc lên
từ củ dưới lòng đất. Lá bắc lớn, trong chứa từ 1 - 3 hàng hoa. Những hoa ở
gốc của cụm hoa là hoa cái, hoa ở giữa là hoa lưỡng tính, hoa trên cùng là hoa
đực. Bao hoa gồm 2 hoặc 3 vòng nhưng tạo thành 2 cánh, cánh ngoài cùng
được tạo bởi 3 đài đính liền với 2 cánh hoa và thường có mầu vàng ươm hay
mầu vàng nhạt, cánh hoa trong nằm đối diện với mảnh ngoài thường ngắn,
màu trong suốt và được hai mép của cánh ngoài bao phủ. Có 5 nhị, bộ nhụy,
lá noãn hợp bầu dưới, quả mọng, chứa nhiều hạt tuy nhiên ở loài chuối trồng,
hạt thui đi rất sớm.
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây chuối
* Yêu cầu về nhiệt độ
Chuối là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, ẩm và nhiều mưa. Nhiệt độ
thích hợp 25
0
C - 30
0
C. Ở miền Bắc nước ta mùa Đông nếu nhiệt độ xuống dưới
15
0
C nhiều ngày, đã có biểu hiện ngọn chuối bị rụt lại, lá nhạt màu, thân bị nứt,
hoa trổ không thoát. Xuống 5
0
C - 6
0
C cây chuối bị vàng lá hoặc chết, nhất là
chuối mới trồng. Chuối chịu được nhiệt độ cao tới 40
0
. Giống chuối tiêu khi quả chín nếu gặp nhiệt độ cao quả
to nhưng vỏ dày, không chín vàng, ruột nhão và hơi chua, ít thơm. Nếu chín
vào mùa Thu, Đông nhiệt độ thấp, màu quả vàng và chất lượng tốt hơn.



4
* Yêu cầu về ánh sáng
Cây chuối yêu cầu ánh sáng nhiều trong thời kỳ ra hoa, sinh trưởng của
quả. Cường độ ánh sáng thích hợp để cây quang hợp là 2000 - 10.000 lux. Về
độ dài ngày, chuối là cây trồng yêu cầu không nghiêm ngặt, chúng có thể
phân hóa hoa ở bất kỳ độ chiếu sáng nào khi cây đã đạt được trình độ nhất
định. Khi chiếu sáng không đầy đủ chuối có xu thế vươn cao hơn, thời gian
sinh trưởng kéo dài. Như vậy căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của cây chuối, với
điều kiện của nước ta có thể trồng chuối trên diện tích rộng, tập trung ở nhiều
vùng để lấy sản phẩm xuất khẩu.
* Yêu cầu về chế độ nước
Cây chuối yêu cầu nước rất nhiều do diện tích lá lớn. Với giống chuối
tiêu trồng 2500 cây/ha thì mỗi tháng tiêu thụ gần 2.000 m
3
nước. Trong thực
tế chỉ cần lượng mưa mỗi tháng khoảng 130 – 150 mm là đáp ứng đủ yêu cầu
nước của cây.
Cây chuối là cây chịu hạn kém do bộ rễ ăn nông và sức hút nước yếu.
Ngay ở những vùng có lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm nhưng có mùa
khô rõ rệt thì cũng phải tưới nước mới có năng suất cao. Hạn và rét là nguyên
nhân chính làm chuối trổ hoa không thoát, buồng nhỏ và vặn vẹo, chất lượng
kém. Ngược lại, cây chuối chịu úng cũng kém so với nhiều cây ăn quả khác.
Nước ngập trên 10 ngày liên tục cây sinh trưởng kém, lá vàng và có thể chết.
* Yêu cầu về đất
Rễ chuối là rễ chùm, nhỏ và mềm. Vì vậy đất trồng chuối cũng phải
mềm, kết cấu thuần nhất, không có tầng cứng sỏi đá gần mặt đất. Chuối cũng
cần nhiều nước nên đất cũng phải nhiều mùn, xốp, chứa được nhiều nước
nhưng cũng cần thoát nước trong mùa mưa. Mực nước ngầm cần sâu trên 0,8

m. Độ pH thích hợp rộng, từ 4,8 - 8,0, tối thích là 6,0 - 7,5. Nói chung, cây
chuối không kén đất, ở nước ta vùng nào cũng trồng được vì khí hậu thích
hợp, chỉ cần đất không bị ngập nước.


5
* Yêu cầu về chế độ dinh dưỡng
Do tốc độ sinh trưởng mạnh, cây chuối cần khá nhiều phân. Nếu muốn
đạt sản lượng 40 tấn quả/ha phải cần 80 kg N + 20 kg P
2
O
5
+ 240 kg K
2
O.
Mặc dù trong phân tích, lượng kali cần nhiều nhất nhưng trong thực tế thì
thiếu đạm là đáng lo ngại hơn cả. Để đáp ứng dinh dưỡng cho cây chuối,
trước hết đất phải nhiều mùn, nếu dưới 1% mùn cần bón thêm phân hữu cơ.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới
* Sản xuất chuối trên thế giới
Bảng 2.1. trình bày tình hình sản xuất chuối trên thế giới từ 2005-2010
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất chuối trên thế giới từ năm 2005 - 2010
Chỉ
tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(tấn)
2005
465 0174,0
170,816
79 432 255,0
2006
4 883 992,0
172,661
84 327 409,0
2007
4 905 095,0
181,834
89 191 386,0
2008
4 778 464,0
196,183
93 745 445,0
2009
4 843 110,0
197,841
95 816 627,0
2010
4 771 944,0
213,990
102 114 819,0
: Faostat - 2012)
Số liệu bảng trên cho thấy, diện tích trồng chuối trên thế giới trong
những năm qua vẫn tiếp tục có sự tăng lên, điều đó chứng tỏ rằng cây chuối
ngày càng được chú trọng phát triển. Diện tích trồng chuối năm 2010

(4771944,0 ha) tăng so với năm 2005 (4650174,0 ha) là 121770,0 ha trong
vòng 6 năm, cùng với đó công tác lai tạo và tuyển chọn các giống chuối ngày
càng được chú trọng, cụ thể năng suất chuối năm 2010 (213,990 tạ/ha) tăng
lên 43,14 tạ/ha so với năm 2005. Diện tích và năng suất ngày càng tăng lên đã


6
làm cho sản lượng chuối của thế giới có những bước phát triển nhảy vọt. Sản
lượng chuối năm 2010 (102114819,0 tấn) tăng 28,6% so với năm 2005.
* Tiêu thụ chuối trên thế giới
Theo Nguyễn Văn Nghiêm (2010) [16], hầu hết chuối xuất khẩu trên
thị trường là các giống chuối thuộc nhóm Cavendish, được sản xuất trong
các trang trại nhỏ và các đồn điền lớn. Có tới 26% sản lượng chuối
Cavendish dùng cho xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chuối chính ở châu Mỹ
Latin gồm có Ecuado, Costa Rica và Colombia. Châu Á có các nước xuất
khẩu chuối chủ yếu là Philipin, Trung Quốc và Ấn
Độ.
Trong khi đó, xuất
khẩu chuối chính ở châu Phi là các nước Camơrun, Cote d’ivoire và ở
vùng Caribe là Dominic và Windward Islands. Trong những năm gần đây
Pêru được đánh giá là nước có tiềm năng về xuất khẩu chuối với các vùng
chuối an toàn như Tumbes, Piura và Lambayeque. Năm 2010 có tới gần
100% lượng chuối xuất khẩu của Pêru là chuối an toàn. Riêng năm 2006,
kim ngạch xuất khẩu chuối an toàn là 27 tỷ USD. Trong đó có tới 98% là
chuối tươi và 2% là chuối sấy khô. Năm 2007, chuối tươi xuất khẩu của
Pêru chủ yếu sang các thị trường truyền thống là Hà Lan và Mỹ, đạt giá trị
khoảng
26,54 tỷ USD và chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu chuối
của Pêru.


Theo số liệu của FAO, hàng năm toàn thế giới sản xuất trên 100 triệu
tấn chuối. Trong đó, sản lượng chuối ở các nước đang phát triển chiếm tới
98% và chủ yếu được xuất khẩu sang các nước phát triển. Tuy nhiên việc sản
xuất cũng như xuất khẩu chuối thường tập trung vào một số nước nhất định.
Năm 2005, có 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế
giới. Chỉ riêng Ấn
Độ,
Ecuado, Braxin và Trung quốc đã chiếm một nửa
sản lượng chuối toàn thế giới. Nếu những năm 1980, các nước Mỹ Latinh
và khu vực Caribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì hiện


7
nay khu vực châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và
cuối cùng là
châu Phi.

Xuất khẩu chuối thế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển với
khối lượng lớn. Chỉ riêng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê cung cấp
khoảng 70% tổng số chuối xuất khẩu của thế giới. Bốn quốc gia đứng đầu
xuất khẩu chuối vào năm 2004 là Ecuado, Costa Rica, Philippin và Colombia
chiếm khoảng 63% lượng chuối xuất khẩu thế giới. Riêng Ecuado cung cấp
trên 30% lượng chuối xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, lượng chuối xuất khẩu
của các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê có xu hướng giảm từ sau những năm
90 của thế kỷ XX. Trong khi đó, lượng chuối xuất khẩu của các nước châu Á
lại có xu hướng tăng lên [16].
Xuất khẩu chuối là “nguồn sống” của một lượng lớn nông dân các nước
Mỹ Latinh. Chẳng hạn như xuất khẩu chuối của Ecuador chiếm tới 60%
doanh số xuất khẩu nông sản và 16% tổng doanh số xuất khẩu hàng hóa của
quốc gia này.

Kể từ đầu những năm 2000 đến nay, thị phần các nhà cung cấp có
nhiều thay đổi, có thêm nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu chuối, cũng có
nhiều quốc gia không còn chú trọng mặt hàng này. Tuy nhiên, các nước Mỹ
Latinh vẫn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường xuất khẩu chuối thế giới.
Thực tế, các nước châu Á mới là nơi sản xuất chuối lớn nhất thế giới, thay vì
Mỹ Latinh. Trong đó, Ấn Độ là nước sản xuất lớn nhất với sản lượng chiếm
20% tổng sản lượng chuối toàn cầu vào năm 2011. Philippines và Trung Quốc
cũng nằm trong tốp các nước sản xuất chuối lớn nhất thế giới.
Tuy vậy Ecuador lại là nhà xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới với thị
phần tới 30%. dù chỉ đứng thứ 5 thế giới về sản lượng (khoảng 6% tổng sản
lượng thế giới). Ecuador sở dĩ có thể thành công rực rỡ với sản xuất chuối là
vì đã đáp ứng được rất tốt nhu cầu của thị trường. Ecuador đã cải tạo được


8
giống chuối thu hoạch cao và có thể chuyên chở bằng đường biển với thời
gian rất dài. Nhờ công nghệ sản xuất và marketing hiện đại, chuối Ecuador đã
kết nối thành công với thị trường thế giới.
Đóng góp lớn nhất vào thành công của ngành xuất khẩu chuối Ecuador
phải kể đến chuỗi giá trị chuối mà nước này đã xây dựng được. Chuỗi giá trị
liên hoàn từ nơi sản xuất cho đến khi những nải chuối được đưa đến các kệ
hàng tại những siêu thị châu Âu và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ngành
công nghiệp chuối nước này không ngừng mở rộng quy mô và liên tục đóng
góp vào nền kinh tế. Xuất khẩu chuối chiếm đến 61% tổng kim ngạch xuất
khẩu nông sản của nước này vào năm 2009. Lợi nhuận ngành chuối Ecuador
khi nền kinh tế ổn định vào khoảng 20%. Các nhãn hiệu chuối nổi tiếng thế
giới có thể kể đến Dole, Bonita, Golden Force…Các công ty này có cả một quy
trình quản lý chất lượng chuối, từ khâu sản xuất đến đóng gói và xuất khẩu.
Nhập khẩu chuối nhiều nhất là Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,
chiếm khoảng 67% khối lượng chuối nhập khẩu của thế giới vào năm


2004. Trong khoảng thời gian này có 10 nước đứng đầu, chiếm trên 80%
chuối nhập khẩu của thế giới. Một số các thị trường tiêu thụ mới nổi lên
như Nga, Trung Quốc, Anh và các nước Đông Âu [16].
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu chuối từ các nước đang phát triển là
909 nghìn tấn, tương đương 509 triệu euro. Từ năm 2005 đến năm 2010, kim
ngạch nhập khẩu chuối từ các nước đang phát triển tăng 4,7%/năm. Tuy nhiên
đến năm 2010 giảm xuống 0,9%, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
Anh là nước tiêu thụ chuối lớn thứ hai châu Âu. Năm 2010, thị trường
Anh tiêu thụ khoảng 954 nghìn tấn chuối, chiếm 19% tổng lượng tiêu dùng
của châu Âu (dựa trên số liệu thống kê năm 2009), đứng sau Đức (21%) và
trước Italia (13%). Từ năm 2005 đến năm 2009, tổng lượng tiêu dùng tăng
1,7%/năm. Trong khi đó, lượng tiêu dùng của EU tăng 2%.


9
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, lượng
tiêu dùng của Anh giảm vào năm 2008 (giảm 2,2%) và năm 2009 (giảm
2,8%). Tuy nhiên, năm 2010, lượng tiêu dùng chuối của nước này phục hồi
(tăng 7,4%). Năm 2009, tiêu dùng chuối theo đầu người tại Anh là 14
kg/người. Đây là mức khá cao so với các nước Tây Âu (Hà Lan 3,9 kg, Pháp
4,7 kg, Đức 11,8 kg) và cao hơn mức trung bình của châu Âu (9,4 kg).
Thị trường Anh hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn chuối nhập khẩu. Năm
2010, khối lượng nhập khẩu chuối của nước này là 942 nghìn tấn. Anh là
nước nhập khẩu lớn thứ ba tại châu Âu, chiếm 14% tổng kim ngạch nhập
khẩu của cả khu vực. Từ năm 2005 đến năm 2010, kim ngạch nhập khẩu
chuối tăng trung bình 3,2%/năm. Thông thường kim ngạch nhập khẩu có sự
tăng giảm tương tự với sự tăng giảm của mức tiêu dùng, năm 2008 giảm
2,6%, năm 2009 giảm 1,0% và phục hồi vào năm 2010 (tăng 3,9%).

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam
2.2:
2006 - 2011
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
/ha)
lƣợng
(1000 tấn)
2006
108,1
142,3
1368,6
2007
109,7
151,0
1485,8
2008
111,7
164,6
1602,5
2009
116,2
159,6
1611,8
2010
119,5
157,4

1660,8
2011
122,6
163,6
1743,3
(Nguồn: Tổng cục Thống kê – 2012)
Số liệu trình bày ở bảng 2.2 cho thấy: diện tích, năng suất, sản lượng
chuối ở nước ta liên tục tăng lên, tuy nhiên sản lượng vẫn thấp so với thế giới.


10
Về diện tích, sản lượng: Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và
sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt
Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,7 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích
trồng chuối lại không tập trung.
, nhiều công dụng và ít
tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái
và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối
khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có
diện tích từ 3000 ha đến gần 8000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có
diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ …chưa
đạt đến 3000 ha.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất chuối ở các vùng trồng năm 2011

STT
Vùng
Tổng
diện tích
(1000 ha)
Năng

suất
(tạ/ha)
Tổng
sản lƣợng
(1000 tấn)
1
Đồng bằng sông Hồng
17,8
261,7
430,6
2
Trung du và miền núi phía Bắc
16,7
134,1
188,4
3
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
33,1
149,1
401,9
4
Tây Nguyên
4,8
187,8
78,9
5
Đông Nam Bộ
10,6
148,2

152,6
6
Đồng bằng sông Cửu Long
39,6
141,8
490,8

Tổng cộng
122,6
163,6
1743,3
: Tổng cục Thống kê - 2012)
Theo Nguyễn Văn Nghiêm (2010) [16], cây chuối được trồng phổ
biến, rải rác ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước, phân bố ở cả 6 vùng
sinh thái nông nghiệp bao gồm Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi
phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam


11
Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng có diện tích lớn là Đồng
bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng
sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.
Năng suất chuối đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn rất thấp,
chỉ đạt 16,36 tấn/ha. Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt năng suất cao nhất là
26,17 tấn/ha. Tổng sản lượng chuối năm 2011 của cả nước khoảng 1,7 triệu
tấn. Hai vùng trồng trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long với sản lượng lần lượt đạt 430,6 nghìn tấn và 490,8 nghìn tấn.
1.3. Những kết quả nghiên cứu về cây chuối trong và ngoài nƣớc
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về cây chuối trên thế giới
* Công tác đánh giá và thu thập tập đoàn quỹ gen chuối

INIBAP (International Network for the Improvement of Banana and
Plantain) được thành lập năm 1984 tại Montpellier France. Đây là một tổ chức
Quốc tế nghiên cứu về cây chuối lớn nhất nằm trong hệ thống của GGIAR.
INIBAP có quan hệ rộng rãi với tất cả các tổ chức Quốc tế nghiên cứu về
nông nghiệp khác và đặc biệt rất quan tâm đến các chương trình Quốc gia.
Mục tiêu của INIBAP là hợp tác nghiên cứu, cung cấp thông tin và huy động
tài trợ ủng hộ các hoạt động nghiên cứu và phát triển về chuối. Nhận thức đầy
đủ vai trò của Đông Nam Á trong các vấn đề cây chuối, INIBAP đã, đang và
sẽ tập trung nghiên cứu, tài trợ cho các hoạt động thu thập, đánh giá sử dụng
và bảo quản nguồn gen cây chuối trong vùng.
Theo thống kê của INIBAP (1990) tổng số các mẫu chuối trồng của
Philippines là 80 mẫu trong đó các mẫu thuộc loại M.acuminata và
M.balbisiana là 27 mẫu và chỉ duy nhất có 1 mẫu là chưa xác định được kiểu
di truyền. Ở đây còn giữ và duy trì 29 mẫu giống của Malaysia, 35 mẫu giống
của Thailand, 16 mẫu giống của Indonesia, 148 mẫu giống của Papua
Newguinea. Ngoài ra còn có 10 mẫu giống của các loại khác trong chi Musa


12
và các loại họ hàng. Như vậy tính đến nay Philippines có 318 mẫu giống,
được coi là nước có tập đoàn chuối lớn nhất trên thế giới. Mặt khác INIBAP
cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và bảo quản
tập đoàn chuối ở khu vực này.
Ở Thái Lan tổng số mẫu là 49 mẫu trong đó 17 mẫu giống thuộc nhóm
AA/AAA, 1 mẫu thuộc nhóm BB/BBB và 21 mẫu giống là con lai của
M.accuminata và M. balbisiana, 10 mẫu giống là các loài hoang dại và loài có
quan hệ họ hàng gần gũi.
Ở Malaysia tổng số có 62 mẫu giống trong đó có 30 mẫu giống thuộc
nhóm AA/AAA, 4 mẫu giống thuộc nhóm BB/BBB, 20 mẫu là con lai của
M.acuminata và M.balbisiana, các loài dại và có quan hệ họ hàng gần gũi.

Tập đoàn chuối của Indonesia có 37 mẫu giống trong đó có 18 mẫu
giống thuộc nhóm AA/AAA, 2 mẫu giống thuộc nhóm BB/BBB, 15 là con lai
của M.acuminata và M.balbisiana, các loài dại và có quan hệ họ hàng gần gũi
chỉ có 2 mẫu giống. Trong việc nghiên cứu thực vật nói chung và cây chuối
nói riêng thì công tác thu thập mặc dù là bước rất quan trọng và không thể
thiếu được nhưng nó chỉ là bước khởi đầu. Vấn đề ở chỗ phân tích, đánh giá,
mô tả sự đa dạng ấy để sử dụng chúng vào mục đích khác nhau phục vụ cuộc
sống con người. Chính vì vậy INIBAP đã đưa ra một cái mẫu dùng để mô tả
đặc điểm hình thái, đánh giá khả năng thích nghi, khả năng kinh tế chung cho
tất cả các vườn tập đoàn trên thế giới, thuận tiện cho công tác chọn tạo giống
và trao đổi hợp tác.
Theo thống kê của Mạng lưới quốc tế cải thiện nguồn gen cây chuối
(INIBAP), ở mỗi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latin và Caribe,
châu Phi và các khu vực khác đều đã thu thập và lưu giữ trên 2.000 mẫu
giống chuối. Các vườn tập đoàn giống chuối lớn nhất là Papua New Guine
gồm trên 500 mẫu giống, các vườn tập đoàn tại Honduras, Guadeloup,
Philippine và Giamaica đều lưu giữ khoảng 400 mẫu giống.


13
Ngoài ra những tập đoàn có quy mô lớn của thế giới cũng đã quan tâm
tới việc thu thập, đánh giá sử dụng và bảo quản chuối trong tập đoàn của họ.
* Vấn đề về phân loại các giống chuối
Các nhà thám hiểm châu Âu là những người nghiên cứu đầu tiên về
cây chuối, mặc dù nguồn gốc phát sinh của cây chuối không phải từ những
nước này Chline (1707 - 1778) người Anh, nhà phân loại học đã có công sắp
xếp và đặt tên cho các giống thực vật nói chung và cây chuối nói riêng. Musa
là tên ông đặt cho chuối để tưởng nhớ đến Antonius Musa một thầy thuốc vào
thời hoàng đế Roma thứ nhất Octavius Agnstus. Musa Pradisiaca.L. là dòng
chuối ăn được thuộc “Plantain” ngày nay Pradisiaca có ý nghĩa là quả của

thiên đường hoặc quả của các vườn cây [2].
Mặc dù chuối đã được trồng từ lâu nhưng mãi đến thế kỷ 19 mới có
một vài tác giả nói về sự phát triển và dinh dưỡng của nó như Fonrcroy và
Vanquclin (1807)[2].
Thực tế các công trình nghiên cứu có hệ thống về chuối thực sự bắt đầu
vào thế kỷ 20. Thời kỳ đầu người ta cũng sắp xếp vào 2 loại chuẩn theo
Linmaur chuối ăn tươi và chuối ăn luộc vì tinh bột ở những quả này khi chín
không chuyển hóa thành đường dễ tan. Nhưng sau đó các dòng được thu thập
ngày càng nhiều, có những dòng có thể vừa ăn tươi vừa ăn luộc được (khi quả
xanh có thể ăn luộc, khi quả chín tinh bột lại chuyển hóa thành đường dễ
tiêu). Việc xếp loại thật khó khăn và người ta đã nghĩ ra cách đặt tên cho một
dòng là những đuôi latinh chỉ căn cứ vào đặc điểm ngoại hình không cần quan
tâm đến nguồn gốc di truyền. Ví dụ Musa Nanalonr và Musa
Cavendishulamb được đề nghị đặt cho cây Dway cavendish, Musa rubra,
Fiming nonwall đặt cho Morado Red, hoặc Pisang udang, Musa corniculata
lour cho chuối Eahorn, Tindok hay Pisang tamduk… [2] như những cây này
đôi khi chỉ có những biến đổi đơn giản. Việc tăng nhanh các tên khoa học do
số lượng cây giống ngày càng nhiều đã gây nhiều lộn xộn trong phân loại.


14
Trong khi chờ đợi có những hiểu biết mới, nhất là quan hệ gần gũi của
các dòng họ, Giáo sư E .E Cheesman cho rằng tốt nhất là dùng các tên thông
thường của địa phương cùng với sự mô tả tỉ mỉ [9].
Do thấy được vai trò của cây chuối đối với nhu cầu ngày càng tăng của
nhân loại. Các nhà khoa học ngày càng quan tâm chú ý nghiên cứu toàn diện
về nó như phân loại, di truyền, sinh hóa, sinh lý, cũng như ảnh hưởng của
quan hệ sinh thái môi trường (chế độ dinh dưỡng, nước, nhiệt độ, ẩm độ và
sâu bệnh) đến năng suất và phẩm chất của chuối. Chuối là cây trồng sinh sản
chủ yếu bằng con đường vô tinh nên rất phức tạp về chủng loại. Tuy nhiên

nhờ quan sát nhiều lần những tiêu bản sống (trong vườn tiêu bản ICTA -
Trimida) mà E.E Cheerman và cộng sự của ông đã xác định được sự tương tác
mạnh của hai loài Musa acuminata colla (ký hiệu là A) và Musa balbisiana
colla (ký hiệu là B).
Ngay từ năm 1922 người ta đã cho lai phân tích, lấy phấn của
M.acuminata colla thụ cho hoa cái của giống Grosmichel là cây có quả không
hạt sẽ thu được giống chuối rất ít hạt. Những hạt tốt có thể mọc thành loài
M.Acuminata [2]. Trên cơ sở lập luận nguồn gốc các loại chuối trồng ông đã
đưa ra một hệ thống phân loại mới, hệ thống phân loại này dựa vào tỷ lệ đóng
góp của 2 loài M.A cuminata Colla và M. Balbisiana Colla trong mỗi dòng,
cụ thể là: AA, AAA, AB, AAB, ABB, ABBB, BB, BBB.
Để xác định mức độ pha trộn Simmonds và Shepherd (1985) [2] đã đưa
ra 15 chỉ tiêu cơ bản có sự khác biệt rõ ràng giữa M.acuminata Colla và
M.balbisiana Colla. Thang điểm cho mỗi chỉ tiêu biến động trong khoảng 1 -
5 trong đó điểm 1 dành cho chỉ tiêu nào nghiêng nhiều nhất về phía
M.acuminata Colla và điểm 5 cho chỉ tiêu nào nghiêng nhiều nhất
M.balbisiana Colla. Những chỉ tiêu thể hiện trung gian thì tùy theo mức độ
tham gia của (A) hoặc (B) mà cho 2, 3 hoặc 4 điểm và như vậy các loài chuối
trồng sẽ có tổng số điểm dao động từ 15 - 75 điểm. Trên cơ sở tổng số điểm


15
của mỗi dòng, giống có được, Simmonds và Shepherd đã chia toàn bộ chuối
ra làm 6 nhóm: AA, AAA, AAB, AB ABB và ABBB. Nhóm AA/AAA tổng
số điểm 15 - 23 điểm, nhóm AAB tổng số điểm 24 - 46 điểm, nhóm AB: 47 -
49 điểm, nhóm ABB: 59 - 63 điểm, nhóm ABBB: 64 - 67 điểm.
Hệ thống phân loại này mang tính thuyết phục mạnh mẽ và dần dần
thay thế cho hệ thống phân loại của Linnaeur trong phân loại chuối.
* Nghiên cứu về chọn tạo giống chuối
Đối với mọi cây trồng nói chung và cây chuối nói riêng giống là khâu

quan trọng nhất cho hiệu quả kinh tế cao, việc tạo ra giống mới có thể bằng
nhiều cách như đột biến, chọn lọc trong sản xuất tập đoàn. Đi đầu trong vấn
đề chọn giống chuối phải kể đến Viện Nghiên cứu chuối Đài Loan. Ở đây
phần lớn các giống chuối được chọn lọc để sản xuất chuối thương mại thuộc
về nhóm Cavendish.
phương pháp này bao gồm: Dwarf Cavendish, Giant Cavendish, Pisang
masak hijau, Robusta, Valery …
Việc nhập nội và khảo nghiệm giống cũng được nhiều nước quan tâm,
đặc biệt là thông qua chương trình khảo nghiệm giống chuối quốc tế (ITMP)
do INIBAP chủ trì. Các giống chuối thương mại đang được sản xuất quy mô
lớn tại Malaisia như Pingsan Baragan và Pingsan Mas đều có nguồn gốc từ
Indonesia.
Công tác nghiên cứu tạo giống mới đã và đang được chú trọng thực
hiện ở nhiều nước với mục tiêu tạo ra những giống chuối có thời gian sinh
trưởng ngắn, thấp cây, đạt năng suất, chất lượng cao hơn các giống thuộc
nhóm phụ Cavendish và nhất là kháng một số bệnh hại nguy hiểm như héo

×