Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI NGỌC QUANG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
VI THỂ CỦA HẠT TOPHI-GÚT TRONG MỐI LIÊN QUAN
VỚI CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH CỦA BỆNH NHÂN GÚT LÀ
NGƯỜI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI NGỌC QUANG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
VI THỂ CỦA HẠT TOPHI-GÚT TRONG MỐI LIÊN QUAN
VỚI CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH CỦA BỆNH NHÂN GÚT LÀ
NGƯỜI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60420201
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LƯƠNG THỊ HỒNG VÂN
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bệnh Gút đƣợc biết đến khá sớm trong lịch sử y học của con ngƣời. Bệnh
thƣờng phổ biến ở những ngƣời lớn tuổi [16][20]. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh Gút
ở nam thƣờng cao hơn ở nữ, nồng độ oestrogens sinh lý là yếu tố giúp thải urat
qua nƣớc tiểu vì thế nó làm thấp nguy cơ mắc bệnh Gút ở nữ [16]. Gút là một
hội chứng, nhiều khi là bệnh cụ thể liên quan đến rối loạn quá trình chuyển hóa
axit uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Gút là sự tăng
quá mức và kéo dài nồng độ axit uric trong máu. Axit uric đƣợc thải ra ngoài
chủ yếu theo đƣờng thận qua nƣớc tiểu và một phần qua phân [22].
Vì một lý do nào đó, hàm lƣợng purin trong cơ thể tăng và quá trình
chuyển hóa chúng thành axit uric cũng tăng. Khi cơ thể có lƣợng axit uric vƣợt
quá mức bình thƣờng hoặc sự thải axit này ra nƣớc tiểu quá ít thì nồng độ axit
uric trong máu tăng lên. Sự chuyển hóa axit uric thành muối urat cũng tăng theo
dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp,
sụn, xƣơng, tổ chức dƣới da, gây ra viêm sƣng khớp và tình trạng viêm nếu kéo
dài sẽ làm lắng đọng ngày càng nhiều các tinh thể urat, kết quả tạo thành các hạt
tophi [21].
Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thành phần hóa học trong
hạt tophi có liên quan mật thiết đến cơ chế gây bệnh và mức độ biểu hiện của
bệnh Gút. Các thành phần hóa học này là một trong những căn cứ quan trọng
giúp các nhà chuyên môn định hƣớng các biện pháp phòng bệnh và đƣa ra phác
đồ điều trị hiệu quả. Nghiên cứu thành phần của hạt tophi Gút đang là một
hƣớng nghiên cứu mới tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào
phòng và điều trị bệnh Gút nâng cao sức khỏe cộng đồng [10].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
Từ các lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số thành
phần hóa học và vi thể của hạt tophi-Gút trong mối liên quan với các chỉ số
hóa sinh của bệnh nhân Gút là ngƣời Việt Nam.”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Xác định đƣợc một số thành phần hoá học của hạt tophi-Gút
- Mô tả đƣợc cấu trúc vi thể của hạt tophi-Gút
- Tìm ra mối liên quan giữa thành phần hoá học của hạt tophi với các chỉ số
hoá sinh của bệnh nhân Gút là ngƣời Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu hồ sơ bệnh án để lựa chọn các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn về lâm
sàng, xét nghiệm… làm đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài.
- Xác định đối tƣợng nghiên cứu là bệnh nhân Gút có các hạt tophi đƣợc chỉ
định phẫu thuật cắt bỏ trong cùng một thời gian.
- Thu thập đủ, đúng các mẫu nghiên cứu là các hạt tophi-Gút đã đƣợc phẫu
thuật cắt bỏ từ các bệnh nhân Gút đƣợc chọn.
- Thực hiện nghiên cứu thành phần vi thể của hạt tophi Gút bằng phƣơng pháp
lát cắt cho hiển vi quang học.
- Thực hiện nghiên cứu thành phần hoá học của các hạt tophi-Gút bằng
phƣơng pháp phân tích hoá học - sinh học trong phòng thí nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Sử dụng đặc điểm về thành phần hóa sinh học, mô học của hạt tophi làm
căn cứ khoa học tìm ra các phƣơng pháp phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh Gút
hiệu quả.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
Chƣơng1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về bệnh Gút
1.1.1. Khái niệm về bệnh Gút
Gút là một trong những bệnh lý đƣợc phát hiện rất sớm. Đến những năm
60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sinh học tế bào,
cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng axit uric máu và khẳng định Gút là một
bệnh lý do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat
ở các mô của cơ thể do tăng axit uric trong máu [10], [22].
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh
* Nguyên nhân gây bệnh:
Ở ngƣời bình thƣờng, lƣợng axit uric trong máu đƣợc duy trì ở mức ổn
định khoảng từ 180 - 420 µmol/l theo tiêu chuẩn của Bennet - Wood năm 1968
tại Mỹ. Vì một lý do nào đó, hàm lƣợng purin trong cơ thể tăng, quá trình
chuyển hóa chúng thành axit uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc
thải axit này ra nƣớc tiểu quá ít thì nồng độ axit uric trong máu tăng lên, sự
chuyển hóa axit uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh
thể muối urat tại các khớp, sụn, xƣơng, tổ chức dƣới da, gây ra viêm sƣng khớp
và biểu hiện triệu chứng viêm tại những vị trí lắng đọng.Tăng bẩm sinh do thiếu
men hypoxanthineguanine phosphoribosyltransferase (HGPT) nên lƣợng axit
uric tăng cao. Nhƣ vậy, có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Gút là axit
uric [5], [10].
* Nguyên nhân gây tăng lƣợng axit uric:
Bệnh Gút nguyên phát là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa,
những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng
axit uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
Axit uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau: Tiêu
thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua),
uống nhiều rƣợu, bia, nƣớc ngọt. Cơ thể tăng cƣờng thoái giáng purin nội sinh
(phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học nhƣ bệnh đa
hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xƣơng, hoặc
do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính. Cơ thể giảm thải
axit uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải axit
uric giảm dẫn tới sự tích lũy các tinh thể urat trong cơ thể [5], [10], [15].
* Cơ chế gây bệnh:
Tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây hoạt hoá yếu
tố hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm kininogen và
kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt
dịch. Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các
vi tinh thể urat rồi giải phóng các enzyme tiêu thể của bạch cầu. Các men này
cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ
làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều axit lactic tại chỗ và làm giảm độ pH. Môi
trƣờng cƣờng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở
thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai
thể bệnh Gút. Thể bệnh Gút cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời
gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh Gút mạn tính quá trình lắng đọng
urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng [7], [10], [15].
1.1.3. Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh
1.1.3.1. Triệu chứng của bệnh Gút cấp tính
Gút cấp tính biểu hiện điển hình bằng những đợt viêm cấp tính. Cơn viêm
cấp của bệnh thƣờng xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi nhƣ: sau một bữa
ăn nhiều rƣợu thịt; sau chấn thƣơng hoặc phẫu thuật; sau lao động nặng, đi lại
nhiều, đi giầy quá chật; sau những sang chấn về tinh thần nhƣ quá xúc động,
Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
cảm động, quá căng thẳng, lo lắng…; nhiễm khuẩn cấp; sau khi dùng một số
thuốc nhƣ lợi tiểu nhóm chlorothiazid, tinh chất gan, vitamin B12, steroid [7],
[10], [22].
* Triệu chứng lâm sàng cơn Gút cấp tính:
- Khoảng 60-70% cơn Gút cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái.
- Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau
dữ dội ngày càng tăng, đau không thể chịu nổi, chỉ một va chạm nhẹ cũng gây
đau tăng.
- Ngón chân sƣng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi
các khớp khác bình thƣờng.
- Toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, mắt nổi tia đỏ, khát nƣớc nhiều, táo
bón, tiểu tiện ít và đỏ.
- Đợt viêm kéo dài từ vài ngày đến hai tuần (trung bình là 5 ngày), đêm đau
nhiều hơn ngày, viêm nhẹ dần, đau giảm, phù bớt, da tím dần, hơi ƣớt; ngứa nhẹ
rồi bong vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở chân. Bệnh có thể tái phát
vài lần trong một năm, thƣờng hay gặp vào mùa xuân hoặc mùa thu [7], [10],
[22].
* Xét nghiệm và X quang:
- Chụp X quang không có gì thay đổi so với bình thƣờng.
- Xét nghiệm: axit uric máu tăng trên 7 mg% (trên 416,5 micromol/l), bạch
cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, chọc dịch ở nơi viêm có thể thấy tinh thể urat
nằm trong bạch cầu, nhƣng cũng có khi axit uric trong máu không tăng [7],
[10], [22].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
* Thể lâm sàng:
- Thể lâm sàng theo vị trí:
+ Ngoài vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60 - 70%, các vị trí khác
ở bàn chân đứng hàng thứ hai nhƣ cổ chân, các ngón chân, sau đó là khớp gối,
rất ít khi thấy ở chi trên.
+ Thể đa khớp (từ 5 - 10%): bệnh nhân sốt, sƣng đau lần lƣợt từ khớp
này sang khớp khác, rất dễ nhầm với thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp
[7], [10], [22].
- Thể theo triệu chứng và tiến triển:
+ Thể tối cấp: sƣng tấy dữ dội, đau nhiều, sốt cao dễ nhầm với viêm
khớp do vi khuẩn.
+ Thể nhẹ kín đáo: chỉ mệt mỏi, không sốt, đau ít, thƣờng bị bỏ qua.
+ Thể kéo dài: thời gian kéo dài, diễn biến từ khớp này sang khớp
khác [7], [10], [22].
1.1.3.2. Triệu chứng của bệnh Gút mãn tính
Gút mạn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các cục u (tophi) và viêm đa
khớp mạn tính, do đó còn đƣợc gọi là “Gút lắng đọng”. Gút mạn tính có thể tiếp
theo Gút cấp tính nhƣng phần lớn là bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt
cấp.
* Triệu chứng lâm sàng ở khớp:
- Nổi cục u (tophi): là hiện tƣợng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở
màng hoạt dịch, đầu xƣơng, sụn
+ Vị trí: tophi thấy ở trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón
khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất
đặc biệt là trên sụn vành tai. Chƣa thấy ở háng, vai và cột sống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
+ Tính chất: kích thƣớc to nhỏ không đồng đều, từ vài milimet đến
nhiều centimet đƣờng kính, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính
vào nền ở dƣới, không đối xứng 2 bên và không cân đối, ấn vào không đau,
đƣợc bọc bởi một lớp da mỏng, phía dƣới thấy cặn trắng nhƣ phấn, đôi khi da bị
loét và dễ chảy nƣớc vàng và chất trắng nhƣ phấn.
- Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm là bàn ngón chân và tay, đốt
ngón gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thƣờng
nhẹ, không đau nhiều, diễn biến khá chậm. Các khớp háng, vai và cột sống
không bị tổn thƣơng [2].
- Biểu hiện ngoài khớp:
+ Urat có thể lắng đọng ở thận dƣới hai hình thức:
Lắng đọng rải rác ở nhu mô thận: hoặc không thể hiện triệu chứng gì, chỉ
phát hiện qua giải phẫu bệnh, hoặc gây viêm thận, bể thận.
Gây sỏi đƣờng tiết niệu: sỏi axit uric ít cản quang, chụp thƣờng khó thấy,
phát hiện bằng siêu âm, chụp UIV. Sỏi thận dễ dẫn tới viêm nhiễm, suy
thận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tiên lƣợng của
bệnh.
+ Urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp nhƣ:
Lắng đọng ở gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh
(hội chứng đƣờng hầm).
Lắng đọng ở ngoài da, móng tay, móng chân thành từng vùng và mảng,
thƣờng dễ nhầm với những bệnh ngoài da khác nhƣ vẩy nến, nấm…
Lắng đọng ở tim: urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi
cả van tim nhƣng rất hiếm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
* Xét nghiệm và X quang:
+ Tốc độ lắng máu tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm huyết học
khác không có gì thay đổi.
+ Axit uric máu tăng trên 7 mg% (trên 416 micromol/l).
+ Axit uric niệu/24h: bình thƣờng từ 400 - 450 mg, tăng nhiều trong Gút
nguyên phát; giảm rõ với Gút thứ phát sau bệnh thận.
+ Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (lƣợng muxin giảm, bạch cầu tăng nhiều).
Đặc biệt thấy những tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào.
+ X quang: Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là khuyết xƣơng hình hốc ở các
đầu xƣơng, hay gặp ở xƣơng đốt ngón chân, tay, xƣơng bàn tay, chân, đôi khi ở
cổ tay, chân, khuỷu và gối. Khuyết lúc đầu ở dƣới sụn khớp và vỏ xƣơng, nhƣ
phần vỏ đƣợc thổi vào, bung ra (hình lƣỡi liềm), khe khớp hẹp rõ rệt. Sau cùng
hình khuyết lớn dần và tạo nên hình hủy xƣơng rộng xung quanh có những vết
vôi hoá. Nếu bệnh tiến triển lâu có thể thấy những hình ảnh thoái hóa thứ phát
(hình gai xƣơng) [2], [10], [22] .
Hình 1.1. Hình ảnh X quang của các khớp tổn thƣơng mạn tính do Gút [10]
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gút
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gút là tìm thấy tinh thể của axit uric trong
dịch khớp hay trong các hạt tophi. Hoặc có từ tối thiểu từ 2 tiêu chuẩn sau đây
trở lên:
- Trong tiền sử hoặc trong hiện tại có tối thiểu hai đợt sƣng đau của một
khớp với tính chất ban đầu đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2
tuần.
- Trong tiền sử hoặc hiện tại có sƣng đau khớp ngón bàn chân cái với các
tính chất nhƣ tiêu chuẩn trên.
- Tìm thấy các hạt tophi. Đáp ứng điều trị nhanh chóng với Colchicin
(trong vòng 48h) trong tiền sử hay hiện tại [7], [10], [22].
1.1.3.4. Bệnh Gút thứ phát
Bệnh Gút xuất hiện do tăng axit uric máu sau một số bệnh khác đƣợc gọi là
bệnh Gút thứ phát. Khi tìm thấy nguyên nhân gây tăng axit uric máu và loại trừ
đƣợc nguyên nhân thì bệnh khỏi. Tuy nhiên, Gút thứ phát rất hiếm gặp.
Gút thứ phát gặp ở nam giới tuổi trung niên, hay gặp thể viêm khớp cấp di
chuyển hơn là thể ngón chân cái và hầu nhƣ không thấy thể đa khớp có u cục,
thƣờng có kèm theo sỏi thận, hoặc lắng đọng urat ở nhu mô thận.
Nguyên nhân của Gút thứ phát thƣờng gặp sau các bệnh về máu nhƣ: bệnh
đa hồng cầu, một số bệnh thiếu máu do tan máu, lơxêmi cấp và kinh thể tủy,
bệnh hodgkin, sarcom hạch; sau khi mắc một số bệnh thận: viêm cầu thận mạn
tính, suy thận mạn do nhiều nguyên nhân. Gút thứ phát cũng có thể gặp sau khi
dùng nhiều và kéo dài một số thuốc nhƣ steroid, pyrazinnamid, lactat natri,
thuốc lợi tiểu nhóm chlorothiazid hoặc dùng các phƣơng pháp diệt nhiều tế bào
(hoá chất, phóng xạ,…) để điều trị các bệnh ác tính.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác cũng có thể gây nên bệnh Gút thứ phát:
bệnh thận do thai nghén, suy tuyến giáp, gan nhiễm glycogen, cƣờng cận giáp
[10], [22].
1.2. Một số điều cần biết về axit uric
1.2.1. Khái niệm
Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purine. Là một
axit yếu nên thƣờng bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tƣơng. Đại
đa số tồn tại dƣới dạng monosodium urate. Giới hạn hoà tan của muối urat
khoảng 6,8 mg/dl ở nhiệt độ 37
0
C [18]. Ở nồng độ cao hơn các tinh thể urate sẽ
bị kết tủa. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp các tinh thể urate không bị kết
tủa, phải chăng do ảnh hƣởng của một số chất hòa tan trong huyết thanh.Phần
lớn acid uric trong máu ở dạng tự do, chỉ khoảng < 4% gắn với protein huyết
thanh.
Hình 2.1.Công thức hóa học của axit uric [18]
Nồng độ axit uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít)
nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít) [18], [19] . Khi nồng độ axit uric máu vƣợt qua
giới hạn trên đƣợc coi là có tăng axit uric. Bình thƣờng quá trình tổng hợp và bài
tiết axit uric ở trạng thái cân bằng. Tổng lƣợng axit uric trong cơ thể có khoảng
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
1200 mg (ở nam) 600 mg (ở nữ)[19]. Khoảng 2/3 tổng lƣợng axit uric đƣợc tổng
hợp mới và cũng với số lƣợng tƣơng tự đào thải chủ yếu qua thận.
Trong nƣớc tiểu, axit uric hòa tan dễ dàng hơn trong nƣớc, pH nƣớc tiểu
ảnh hƣởng lớn đến sự hòa tan axit uric, bình thƣờng lƣợng axit uric thải qua
nƣớc tiểu là trên 800 mg/ngày. Do vậy, pH càng kiềm càng thuận lợi cho việc
thải acid uric và ngƣơc lại nƣớc tiểu càng toan thì khó khăn cho việc đào thải
axit uric.
- pH 5,0: Axit uric bão hòa với nồng độ từ 390-900 μmol/L
- pH 7,0: Axit uric bão hòa với nồng độ từ 9480-12000 μmol/L [19]
1.2.2. Cơ chế lắng đọng axit uric và sự tạo thành tophi
Cơ chế chủ yếu là do tăng axit uric máu kéo dài, cơ thể có hàng loạt phản
ứng thích nghi nhằm giảm axit uric trong máu bằng cách: tăng bài tiết qua thận,
lắng đọng muối urat trong các tổ chức nhƣ: màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân
Dẫn đến sự biến đổi về hình thái học các tổ chức này. Tăng axit uric trong dịch
khớp dẫn đến kết tủa thành các tinh thể hình kim gây tổn thƣơng sụn, màng hoạt
dịch, bao khớp. Qua chỗ sụn bị tổn thƣơng các tinh thể xâm nhập xuống tận lớp
xƣơng dƣới sụn, hình thành các hạt tophi, gây phá huỷ xƣơng dƣới dạng ổ
khuyết xƣơng hình cầu. Viêm màng hoạt dịch, tăng sinh màng hoạt dịch, thâm
nhiễm các tế bào lympho là tổn thƣơng thứ phát. Sự lắng đọng các tinh thể ở tổ
chức tạo thành các hạt tophi kích thƣớc to nhỏ khác nhau. Lắng đọng tinh thể
urat ở kẽ thận dẫn đến tổn thƣơng thận nhƣ sỏi thận, viêm thận kẽ, xơ hóa cầu
thận. Tổn thƣơng lan rộng dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Đây là yếu tố tiên
lƣợng quan trọng [18], [19].
1.3. Những nghiên cứu về bệnh Gút ở Việt Nam và trên thế giới
Tuy bệnh Gút đã xuất hiện từ lâu nhƣng các nghiên cứu hầu nhƣ đều nhằm
vào mục đích điều trị và cơ chế gây bệnh cùng với các bệnh lý cũng nhƣ triệu
chứng liên quan đến bệnh Gút của các nhà chuyên môn. Có rất ít các nghiên cứu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
về thành phần của hạt tophi Gút đƣợc công bố. Trên đây là một số nghiên cứu
cơ bản về bệnh Gút đã đƣợc công bố trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Bệnh gút là bệnh viêm khớp phổ biến nhất ở ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên
nói chung bệnh xuất hiện là do cách quản lí kém và một phần do thiếu chiến
lƣợc điều trị và hƣớng dẫn đối với ngƣời dân đầy đủ [27], [28]. Do mức sống
ngày càng đƣợc nâng cao lên tuổi thọ trung bình của con ngƣời cũng đƣợc nâng
cao, tuy nhiên kèm theo việc nâng cao tuổi thọ là việc gia tăng các bệnh có liên
quan đến tuổi tác và các hiệu ứng tác dụng phụ của các thuốc điều trị (ví dụ nhƣ
thuốc lợi tiểu và scalicylates liều thấp) có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút [28],
[30].
Từ khi nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của gút đƣợc phát hiện, có rất
nhiều các tác giả trên thế giới đi sâu vào nghiên cứu dịch tễ học, đánh giá tình
hình diễn biến của bệnh, xác định các yếu tố nguy cơ và mối liên quan với các
nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hoá khác. Một số nghiên cứu ở các nƣớc phát
triển cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gút chiếm 1 - 2% dân số, còn tỷ lệ tăng acid uric
máu khoảng 13 - 25% tùy từng vùng, từng đối tƣợng và lứa tuổi. Nghiên cứu
của Wallace và cộng sự (cs) đã cho thấy trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20, bệnh
gút đã tăng lên gấp đôi ở ngƣời trên 75 tuổi [30].
Để phòng ngừa ngay từ ban đầu đối với bệnh gút thì các chuyên gia hay
các bác sĩ khuyên chúng ta nên chú ý đến lối sống cụ thể hơn là việc ăn uống và
không nên uống nhiều rƣợu bia, khi triệu chứng của bệnh gút xuất hiện. Tuy
nhiên có ít hơn 20% số bệnh nhân bị bệnh gút tìm kiếm sự tƣ vấn của các
chuyên gia hay các bác sĩ về việc thay đổi lối sống của mình để phòng ngừa
bệnh và giúp cho quá trình điều trị bệnh đƣợc tốt hơn [25]. Gần đây ảnh hƣởng
của hải sản, thịt, rƣợu, bia, sữa đối với sự phát triển của bệnh Gút đã đƣợc chứng
mình qua nghiên cứu của nhóm tác giả Choi và cs (2004) [26].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
Tăng acid uric máu đƣợc phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp
không đƣợc điều trị. Tỉ lệ bệnh Gút trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc
dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tƣợng tăng huyết áp nhƣng không có sự
liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25 – 50 % bệnh nhân Gút có
kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối
liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chƣa đƣợc biết rõ [34].
Theo nhƣ nghiên cứu của Zang và cs thì tổn thƣơng xƣơng khớp trên X-
quang chỉ thấy đƣợc sau đợt gút cấp đầu tiên từ 6 - 12 năm [33]. Cơ chế gây hủy
xƣơng trong gút mạn tính: quá trình viêm mạn tính trong bệnh gút giải phóng
các cytokines, proteases và các gốc oxy hoá tự do…từ các tế bào màng họat
dịch, các tế bào sụn và tạo cốt bào gây viêm mạn tính màng họat dịch dẫn đến
mất sụn và hủy xƣơng. Tinh thể monosodium urate hoạt hóa các tế bào sụn giải
phóng interleukin 1 kích thích nitric oxide synthetase và metalloproteinase làm
tiêu hủy sụn. Đồng thời tinh thể monosodium urate hoạt hóa osteoblast giải
phóng cytokine làm giảm chức năng tạo cốt bào dẫn đến hủy xƣơng cạnh khớp
[33].
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Trong thời gian qua, nền kinh tế của Việt Nam nói chung đã có những
bƣớc phát triển nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cộng với
chế độ dinh dƣỡng thiếu hợp lý nên bệnh Gút cùng các bệnh rối loạn chuyển hóa
khác nhƣ tiểu đƣờng, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, cũng
đang ngày càng phổ biến. Tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh Gút theo
nhƣ nghiên cứu của Lƣu Văn Ái và cs năm 2010 tại bệnh viện Chợ Rẫy là 72 7
tuổi và trong đó bệnh nhân ít tuổi nhất là 60 tuổi và nhiều tuổi nhất là 92 tuổi
[1]. Vào năm 2012 theo nghiên cứu bổ sung của Lê Thị Anh Thƣ và cs thì tuổi
trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh Gút là 49 tuổi [25]. Điều này chứng tỏ
bệnh nhân bị bệnh Gút ngày càng đƣợc trẻ hóa có thể một phần do lối sống cà
cách ăn uống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
Theo nhƣ nghiên cứu của Lê Thị Viên (2006) thì số bệnh nhân sống ở
thành thị chiếm tỷ lệ nhiều hơn (70 - 74%). Sự khác biệt này có thể là do ngày
nay đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên đáng kể. Điều kiện sống và mức sống của
ngƣời dân ở nông thôn và thành thị ngày nay không cách biệt nhiều. Do đó tỷ lệ
mắc bệnh ở thành thị và nông thôn không khác nhau nhiều [21].
Trong cơn Gút cấp đầu tiên hầu hết bệnh nhân có tổn thƣơng khớp ở cả
chi trên lẫn chi dƣới và xuất hiện ở cả 2 bên: Khớp bàn ngón chân cái (77,9%),
khớp cổ chân (69,4%), khớp khác ở bàn chân (56,7%), khớp gối (54,2%), Khớp
khuỷu (33,9%), khớp cổ tay (30,7%), khớp bàn ngón tay (20,3%). Theo nhƣ
nghiên cứu của Đoàn Văn Đệ (2003) [7], Lê Thị Viên (2006) [21]. Chính vì vậy
mà ở giai đoạn này Gút rất dễ chẩn đoán nhầm với viêm khớp dạng thấp.
Nghiên cứu của tác giả Doãn Thị Tƣờng Vi (2008) và cộng sự trên 711
ngƣời lứa tuổi 30 - 60 tại bệnh viện 19/8 Hà Nội cho thấy tỉ lệ tăng axit uric máu
và bệnh Gút là 4,9%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng axit uric máu
trong nghiên cứu này đã đƣợc xác định là tần xuất tiêu thụ thực phẩm giàu đạm
và rƣợu bia nhiều, cân nặng và BMI cao. Những ngƣời tăng axit uric máu có
nguy cơ bị tăng huyết áp,có cholesterol, triglycerid huyết thanh cao hơn so với
những ngƣời bình thƣờng [20].
Cũng trong nghiên cứu của Lƣu Văn Ái và cs (2010) thì axit uric niệu 24h
ở bệnh nhân Gút lớn tuổi tập trung ở mức 100-700 mg/ 24 giờ, trung bình là
430,2 ± 235,6 mg, tƣơng đƣơng với 2560,7 µmol/l [1]. Không khác nhiều so với
kết quả nghiên cứu của Lê Văn Diễn (2004) (343,5 mg) [5] và trị số của các
nƣớc phƣơng tây (425 ± 80 mg) [25].
Khảo sát nồng độ axit uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp và
ngƣời bình thƣờng trên 40 tuổi tại Bệnh viện nhân dân Gia Định và bệnh viện
Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỉ lệ tăng axit uric ở ngƣời
không tăng huyết áp là 18% và ở ngƣời tăng huyết áp là 63% [8].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
15
Một đặc điểm khác biệt của bệnh Gút so với các bệnh khác là bệnh nhân
thƣờng diễn biến âm thầm. Trừ những trƣờng hợp đã có biến chứng, các đối
tƣợng còn lại thƣờng chỉ có biểu hiện bệnh vào những đợt cấp. Do đó, tâm lý
bệnh nhân thƣờng chủ quan, ít tuân thủ nghiêm túc chế độ điều trị và ăn uống.
Vì vậy, thời gian xuất hiện biến chứng có thể đến rất sớm gây khó khăn cho
điều trị, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh. Nghiên cứu của
Phạm Quang Cử (2009) cho thấy có tới 30% bệnh nhân có sỏi thận ngay ở năm
đầu tiên. Các yếu tố dinh dƣỡng và chuyển hóa có liên quan mật thiết với các
biến chứng của bệnh Gút. Ngoài các biến chứng tại khớp thì các biến ngoài
khớp cũng khá phổ biến. Biến chứng ngoài khớp thƣờng gặp nhất của Gút là sỏi
thận chiếm 44,8% do lắng đọng tinh thể axit uric trong bể thận và đƣờng tiết
niệu. Các biến chứng nhƣ viêm thực quản, viêm kết mạc, viêm mạch ngoại vi,
viêm rễ thần kinh chiếm tỉ lệ từ 5- 20%. Một số biến chứng nhƣ viêm màng
ngoài tim, viêm màng não, viêm tinh hoàn, hội chứng thần kinh ngoại biên do
tophi chèn ép gặp với tỉ lệt thấp nhƣng đây lại là các biến chứng rất nặng của
bệnh [4].
1.4. Một số phƣơng pháp phân tích sinh hóa thƣờng dùng trong nghiên cứu
cơ thể sống
1.4.1. Một số phƣơng pháp thƣờng dùng trong phân tích định lƣợng
1.4.1.1. Các phƣơng pháp thƣờng dùng trong nghiên cứu định lƣợng
protein
- Định lƣợng protein theo phƣơng pháp Lowry
Dựa vào phản ứng màu của protein và thuốc thử folin. Phƣơng pháp này
sử dụng phối hợp phản ứng Biure và phản ứng với thuốc thủ folin tác dụng lên
gốc tyrozin, tryptophan, histidin, để tạo phức màu xanh đặc trƣng có độ hấp thu
cực đại ở bƣớc sóng 750nm và dựa vào đƣờng chuẩn protein để từ đó dịnh
lƣợng hàm lƣợng protein. Cƣờng độ màu tỉ lệ với nồng độ protein.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
16
Phƣơng pháp Lowry có độ nhạy tƣơng đối cao cho phép xác định dung
dịch mẫu chứa vài chục µg protein thƣờng nhạy cảm trong khoảng từ 5 - 2,000
µg protein. Tuy nhiên phƣơng pháp này không dùng để định lƣợng các protein
không chứa axit amin vòng thơm nhƣ gelatin, đối với những hợp chất có chứa
ion kali thì tạo kết tủa ảnh hƣởng đến kết quả [3], [9].
- Định lƣợng protein bằng phƣơng pháp quang phổ
Dựa vào sự hấp thụ tia cực tím ở bƣớc sóng 280 nm của protein. Các
protein hấp thụ tia cực tím cực đại ở bƣớc sóng 280 nm do các axitamin
tryptophan, tyrozin và một phần là phenylalanin. Sự hấp thu ở bƣớc sóng 280
nm của chúng cũng thay đổi tùy loại protein nhƣng hệ số tắc đo đƣợc cho mỗi
protein cho phép tính nồng độ của protein tinh sạch (hệ số tắc là độ hấp thụ của
dung dịch protein 1% với đƣờng truyền sóng qua 1cm).
Đây là phƣơng pháp đơn giản nhất để đo nồng độ protein trong dung dịch.
Phƣơng pháp này không dùng đƣợc cho các dung dịch có nồng độ protein thấp
(dƣới 0,05 - 0,1 mg/ml) hoặc khi có mặt nhiều chất khác mà hấp thụ cùng một
vùng cực tím (ví dụ: đệm, axit nucleic và một số chất béo) hoặc khi protein ở
trong dung dịch huyền phù. So với phƣơng pháp so màu thì phƣơng pháp này
đơn giản hơn, nhanh hơn, mẫu dùng lại thƣờng ổn định hóa phần lớn protein [9].
- Định lƣợng protein bằng phƣơng pháp Kjeldahl
Theo nguyên tắc protein đƣợc định lƣợng bằng cách xác định lƣợng nitơ
tổng số và kết quả nhân với 6,25, nhƣ thế nghĩa là coi protein luôn chứa 16% là
nitơ (vì trong phân tử protein thì hàm lƣợng nitơ tƣơng đối cao và khá ổn định
khoảng 15 - 17%). Trong thực tế bên cạnh protein thật còn có các chất hữu cơ
khác có chứa nitơ nhƣ alcaloic, amin, amoniac, axit nitric… Các chất này gọi là
nitơ phi protein. Vì vậy trong trƣờng hợp này cần phải xác định nitơ tổng số và
nitơ phi protein sau đó xác định nitơ protein [3], [9], [12], [17].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
17
1.4.1.2. Các phƣơng pháp thƣờng dùng trong nghiên cứu định lƣợng lipit
Trong tế bào, lipit ở dạng tự do và liên kết. Lipit tự do tập trung chủ yếu ở
các cơ quan dự trữ nhƣ mô mỡ. Trong thực tế, sự xác định lipit dựa vào hàm
lƣợng lipit đƣợc rút ra khỏi nguyên liệu bằng các dung môi hữu cơ. Có hai
phƣơng pháp để xác định: Phƣơng pháp xác định trực tiếp: chiết xuất lipit ra
khỏi nguyên liệu và cân trực tiếp. Phƣơng pháp xác định gián tiếp: chiết xuất
lipit ra khỏi nguyên liệu và cân lại nguyên liệu.
Các dung môi chiết xuất lipit thƣờng dùng là ete etylic (ete dầu hỏa, ete
petrol, benzen, xăng, cloroform, tetraclorua cacbon…). Trong các thí nghiệm
thƣờng dùng ete etylic, vì nó có độ bay hơi cao và nhiệt độ sôi thấp. Tốc độ của
quá trình chiết xuất phụ thuộc vào mức độ nghiền nhỏ của nguyên liệu. Ngoài
lipit ra còn có một số hợp chất hòa tan khác nhƣ: vitamin hòa tan trong lipit,
phosphatit, steroit, các sắc tố…cũng đƣợc chiết ra. Tuy nhiên, trong nhiều
trƣờng hợp hàm lƣợng các chất này rất ít nên phƣơng pháp này vẫn đƣợc chấp
nhận trong các thí nghiệm thông thƣờng. Vì vậy, các lipit xác định bằng 1 trong
2 phƣơng pháp trên đƣợc gọi là lipit thô. Quá trình chiết xuất lipit đƣợc thực
hiện trên máy Soxhlet [12].
1.4.1.3. Xác định hàm lƣợng một số thành phần khác bằng phƣơng pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS
Phƣơng pháp phân tích dựa trên cơ sở đo phổ hấp thụ nguyên tử của một
nguyên tố đƣợc gọi là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (phép đo AAS). Cơ sở lí
thuyết của phép đo này là sự hấp thụ năng lƣợng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử
tự do ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của
nguyên tố ấy trong môi trƣờng hấp thụ. Vì thế muốn thực hiện đƣợc phép đo
phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố cần thực hiện các quá trình sau đây:
- Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ
trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự
Số hóa bởi trung tâm học liệu
18
do. Đó là quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu. Những trang bị để thực hiện
quá trình này đƣợc gọi là hệ thống nguyên tử hóa mẫu (dụng cụ để nguyên tử
hóa mẫu). Nhờ đó chúng ta có đƣợc đám hơi của các nguyên tử tự do của các
nguyên tố trong mẫu phân tích. Đám hơi chính là môi trƣờng hấp thụ bức xạ và
sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
- Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trƣng của nguyên tố cần phân tích qua đám
hơi nguyên tử vừa điều chế đƣợc ở trên. Các nguyên tử của nguyên tố cần xác
định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp
thụ của nó. Ở đây, phần cƣờng độ của chùm tia sáng đã bị một loại nguyên tử
hấp thụlà phụ thuộc vào nồng độ của nó ở môi trƣờng hấp thụ. Nguồn cung cấp
chùm tia sáng phát xạ của nguyên tố cần nghiên cứu gọi là nguồn phát bức xạ
đơn sắc hay bức xạ cộng hƣởng.
- Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ ngƣời ta thu toàn bộ chùm sáng,
phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo
cƣờng độ của nó. Cƣờng độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ
nguyên tử. Ba quá trình trên chính là nguyên tắc của phép đo phổ hấp thụ
nguyên tử [6] ,[11].
Các dung dịch mẫu đã đƣợc vô cơ hoá đuổi khí ôxy hoà tan trong dung
dịch phân tích bằng khí nitơ trong 10 phút, sau đó ghi đƣờng von-ampe hoà tan,
đo thế đỉnh (Ep), dòng đỉnh (Ip) đƣợc hiện trên thiết bị cực phổ. Định lƣợng các
nguyên tố bằng phƣơng pháp đƣờng chuẩn [11].
1.4.2. Một số phƣơng pháp nghiên cứu quan sát mô và tế bào
1.4.2.1. Phƣơng pháp hiển vi
Tế bào chính là đối tƣợng của khoa học tế bào, chúng có kích thƣớc rất bé,
do đó để nghiên cứu thì trƣớc hết phải sử dụng kính hiển vi.
Các dụng cụ phóng đại đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các bức xạ
điện từ: Bức xạ tia Ronghen, sóng cực ngắn, tia tử ngoại, các tia sáng thấy, tia
Số hóa bởi trung tâm học liệu
19
hồng ngoại. Các bức xạ này đều có tính chất truyền theo dạng sóng hoặc hạt
nhƣng có độ dài bƣớc sóng khác nhau. Mức độ quan sát của kính hiển vi phụ
thuộc vào độ phân giải, tức là khả năng quan sát đƣợc khoảng cách giữa hai
điểm gần nhau. Nhƣ vậy, khả năng nhìn rõ vật tỷ lệ nghịch với độ dài bƣớc
sóng, do đó sự hoàn thiện kính hiển vi gắn liền với việc sự dụng các bức xạ điện
từ ngày càng có bƣớc sóng ngắn [24] .
1.4.2.2. Phƣơng pháp nhuộm màu hóa tế bào
Ngƣời ta dựa vào đặc tính các cấu thành khác nhau trong tế bào sẽ bị
nhuộm màu khác nhau khi dùng những chất màu đặc trƣng để làm xuất hiện các
cấu thành khác nhau của tế bào ở đúng vị trí của chúng. Để xác định đƣợc các
chất hoặc các nhóm chất khác nhau, ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp đặc trƣng
cho từng chất.
Ngày nay, ngƣời ta đã dùng các phƣơng pháp khác nhau để làm xuất hiện
các hydratcarbon, các lipid, các protide, các enzyme, axit nucleic trong tế bào và
các cấu thành của tế bào đúng vị trí thật của chúng. Phƣơng pháp này chỉ cho kết
quả định tính [24].
1.4.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tế bào sống
Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu tế bào sống nhƣ phƣơng pháp vi phẫu
thuật và phƣơng pháp nuôi cấy tế bào - mô italic.
Ngày nay, nhờ vào sự hoàn thiện của phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào,
ngƣời ta không những nuôi cấy thành công các tế bào riêng biệt mà còn có thể
nuôi cấy ivitro các bào quan và thậm chí cả các phần tử sống nữa. Và đã đóng
góp đáng kể trong việc nghiên cứu tìm hiểu cơ chế phân hóa tế bào, cơ chế hoạt
động của gen [24]
Số hóa bởi trung tâm học liệu
20
1.4.2.4. Phƣơng pháp quang phổ
Ta biết rằng các cấu thành khác nhau trong tế bào hấp thu chọn lọc các
tia hồng ngoại, các tia tử ngoại và các tia sáng thƣờng. Nhờ vậy, ngƣời ta có thể
dùng quang phổ kế để đo lƣờng sự hấp thụ ánh sáng của các cấu thành tế bào.
Cƣờng độ hấp thụ ánh sáng của các chất phụ thuộc vào nồng độ của chất đó.
Nhƣ vậy, ta có thể dựa vào các dẫn liệu quang học để tính toán và đƣa ra thành
phần hóa học của tế bào và định hƣớng các chất đó.
Ngày nay, với phƣơng pháp này, ngƣời ta xác định đƣợc các chất trong
tế bào với lƣợng 10
-12
- 10
-14
g trong diện tích 1 μm
2
. Kết hợp với các phƣơng
pháp khác nhƣ kính hiển vi huỳnh quang đã cho phép ta nghiên cứu sự phân bố
trong tế bào các chất protide các lipid, các micropolysaccharide cũng nhƣ axit
nucleic [24].
1.4.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu tự đánh dấu và tự chụp hình
Phƣơng pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng các chất đồng vị phóng xạ
phóng ra các tia α, β và các tia này tự nhũ tƣơng giấy ảnh. Ngƣời ta đƣa ra các
đống vị phóng xạ (C
13
, P
32
và tritium H
3
) vào tế bào, tiêu bản tế bào tự nhũ
tƣơng giấy ảnh (tự chụp hình), sau đó, đem rửa ảnh bằng cách thông thƣờng.
Dựa vào ảnh chụp, ngƣời ta xác định chính xác vị trí, mật độ các phần có chất
phóng xạ. Phƣơng pháp này không những cho phép chúng ta biết đƣợc sự phân
bốcác chất trong tế bào mà còn cho phép chúng ta theo dõi đƣợc số phận và tính
chất động học của các chất trong tế bào. Ví dụ: nhờ H
3
timidin cho phép ta theo
dõi đƣợc cơ chế tự tái bản của ADN, nghiên cứu sự tổng hợp protein trên các thể
ribosome [24].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
21
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các bệnh nhân Gút và các hạt tophi Gút của các bệnh nhân Gút đã đƣợc
phẫu thuật cắt bỏ tại các cơ sở điều trị bệnh Gút hay tại các bệnh viện (Viện Gút
Hải Dƣơng, Viện Gút Hà Nội, Viện Gút Tp.HCM)
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Bộ môn Hóa sinh - Phòng phân tích hóa học - Viện Khoa học Sự sống -
Đại học Thái Nguyên.
Bộ môn Mô phôi - Trƣờng Đại học Y-Dƣợc - Đại học Thái Nguyên.
Khoa xét nghiệm Sinh hóa - Viện Gút Hải Dƣơng.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2013
2.3. Thiết bị và hóa chất dùng trong nghiên cứu
2.3.1. Thiết bị
- Hệ thống chƣng cất đạm (Kjeldahl System for determining Nitrogen)
hãng sản xuất: Velp - Italy.
- Bộ chiết Soxhlet hãng sản xuất: Behr - Đức.
- Máy đo quang phổ hấp phụ nguyên tử AAS Hãng sản xuất: Shimazdu
– Nhật Bản
- Tủ sấy hãng sản xuất Drying - Italia
- Cân điện tử AB-204 sản xuất tại Nhật Bản
- Bình hút ẩm.
- Một số thiết bị cơ bản khác.
2.3.2. Hóa chất
Tất cả các hóa chất đều có độ tinh sạch cần thiết, đảm bảo các tiêu chuẩn
dành cho hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học và đƣợc sử
Số hóa bởi trung tâm học liệu
22
dụng đúng theo những hƣớng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất. Một số hóa
chất chính sử dụng trong nghiên cứu đƣợc liệt kê trong bảng sau:
Bảng 2.1. Một số hóa chất chính sử dụng trong nghiên cứu
Hãng
Hóa chất
Scharlau
Axit Sunfuric (H
2
SO
4
), NaOH, KOH, Amoniac (NH
3
), Ether
etylic, Chuẩn P, Chuẩn K, Axit Clohydric (HCl), H
3
BO
3
, petrol
ether, KMnO
4
Merk
Axit percloric (HClO
4
), Pb(CH
3
COO)
2
, Methyl đỏ,
(NH
4
)
6
Mo
7
O
2
.4H
2
O (amoni molipdat)
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Định lƣợng Protein trong hạt tophi Gút theot phƣơng pháp Kjeldahl
- Tất cả các dạng nito có trong cơ thể hay các mô đƣợc gọi là nito tổng số.
Nito có trong thành phần amino axit của protein là nito protein. Nito không có
trong thành phần protein nhƣ của các muối vơ cơ, axit nitric, các amino axit tự
do, các peptid, ure và các dẫn xuất ure, purin và pirimidin… là nito phi protein.
Nito tổng số = nito protein + nito phi protein
- Trƣớc tiên, mẫu đƣợc vô cơ hóa bằng H
2
SO
4
đặc ở nhiệt độ cao và có
chất xúc tác. Phản ứng xảy ra nhƣ sau:
H
2
SO
4
2H
2
O + 2SO
2
+ O
2
- Oxi tạo thành trong phản ứng lại oxy hóa các nguyên tố khác. Các phân
tử chứa nito dƣới tác dụng của H
2
SO
4
lại tạo thành NH
3
. Ví dụ các protein bị
thủy phân thành amino axit, C và H của amino axit tạo thành CO
2
và H
2
O, còn
N đƣợc giải phóng dƣới dạng NH
3
kết hợp với H
2
SO
4
dƣ tạo thành (NH
4
)
2
SO
4
.
Tan trong dung dịch
2NH
3
+ H
2
SO
4
(NH
4
)
2
SO
4
Số hóa bởi trung tâm học liệu
23
- Các nguyên tố P, K, Ca, Mg… chuyển thành dạng oxid: P
2
O
5
, K
2
O,
CaO, MgO,…
- Đuổi amoniac ra khỏi dung dịch bằng NaOH
(NH
4
)
2
SO
4
+ 2NaOH Na
2
SO
4
+ H
2
O + 2NH
3
- NH
3
bay ra cùng với nƣớc sang bình hứng, bình hứng chứa H
3
BO
3
2NH
4
OH + 4H
3
BO
3
= (NH4)
2
B
4
O
7
+ H
2
O
* Tiến hành:
Vô cơ hóa mẫu:
Bƣớc 1. Cân 0,1g mẫu đã đƣợc nghiền nhỏ. Dùng một giấy cân cuộn tròn cho
cẩn thận mẫu vào tận đáy bình Kjeldahl dung tích 50ml.
Bƣớc 2. Cho thêm 5 - 10ml H
2
SO
4
đặc (d = 1,84). Trƣớc khi cho thêm axit cần
cho vài giọt nƣớc cất không có nito để thấm ƣớt bột. Khi cho vào bình, không
đƣợc để mẫu dính bám vào cổ bình.
Bƣớc 3. Đậy nút lỏng thủy tinh. Lắc nhẹ bình rồi đặt lên bếp cách cát đun nhẹ
khoảng 30 - 40 phút, sau đó nhấc bình ra để nguội.
Bƣớc 4. Cho vài giọt xúc tác axit percloric ( HClO
4
), chỉ cho ở giai đoạn cuối
dung dịch đã có màu vàng sẫm. Tiếp tục đốt trên bếp khoảng 30 phút nữa . Dung
dịch sẽ chuyển từ màu đen sang màu cánh dán. Nhấc bình ra khỏi bếp, để nguội.
Bƣớc 5. Cho thêm chất xúc tác lần thứ hai (vài giọt axit percloric). Tiếp tục đốt
đến khi dịch trong bình không màu. Để nguội.
Bƣớc 6. Chuyển dịch sang bình định mức 100ml, tráng bình Kjeldahl vài lần
bằng nƣớc cất không có nito và dẫn đến thể tích định mức bằng nƣớc cất không
có nito.
Giai đoạn chưng cất và phân tách amoniac sau khi công phá trên máy
chưng cất đạm Kjeldahl:
Định lƣợng amoni tetraborat tạo thành bằng dung dịch H
2
SO
4
0,1N cho
đến khi xuất hiện màu hồng, phản ứng xảy ra nhƣ sau:
(NH
4
)
2
B
4
O
7
+ H
2
SO
4
+ 5H
2
O (NH
4
)
2
SO
4
+ 4H
3
BO
3