Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.64 KB, 105 trang )

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







BÙI LƯU GIANG







DẠY HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC









LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC








Thái Nguyên- Năm 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






BÙI LƯU GIANG






DẠY HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC




Chuyên ngành: LL VÀ PP DẠY HỌC VĂN – TIẾNG VIỆT
Mã số: 60 14 01 11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội




Thái Nguyên- Năm 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.


Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn





Bùi Lưu Giang




Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Xác nhận của khoa Văn







TS. Hoàng Hữu Bội


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
3- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
4- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
5- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
6- CẤU TRÚC LUẬN VĂN 7
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ
VĂN BẬC TRUNG HỌC 8
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1. Một số khái niệm mở đầu 8
1.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp 8
1.1.2. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp 10
1.2. Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp 11
A. Đặc điểm về nội dung của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp 11
Đặc điểm 1: Thơ thời kì kháng chiến phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống
kháng chiến và con ngƣời kháng chiến 11
1.1. Hình ảnh cuộc sống kháng chiến trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp 11
1.2. Hình ảnh con ngƣời trong thơ kháng chiến chống Pháp 14
Đặc điểm 2: Thơ kháng chiến diễn tả tâm tƣ và tình cảm mới mẻ của nhân dân
ta trong chín năm kháng chiến 21
2.1. Tình yêu nƣớc trong thơ kháng chiến 21
2.2. Những tình cảm mới mẻ nảy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp 23
Đặc điểm 3 : Nhân vật trữ tình trong thơ kháng chiến chống Pháp 26
B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946- 1954 27
* Đặc điểm 1: Ngôn ngữ thơ kháng chiến là thứ ngôn ngữ gần gũi với tiếng nói

hàng ngày của quần chúng nhân dân 27
1.1. Ngôn ngữ thơ thời kháng chiến chống Pháp giản dị, mang tính khẩu ngữ,
giàu chất hiện thực 27
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
1.2 Từ địa phƣơng cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất nhuần nhị. Thời kháng chiến
chống Pháp từ địa phƣơng đƣợc đƣa vào khá rộng rãi và nhiều trƣờng hợp đã góp
phần tạo nên chất liệu hiện thực với sắc thái riêng, độc đáo: 29
1.3. Nhiều địa danh cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất sáng tạo 30
Đặc điểm 2: Thể thơ trong thơ thời kì kháng chiến cũng đa dạng và phong phú. 31
2.1. Thể thơ lục bát truyền thống 31
2.2. Thơ tự do đã đƣợc các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp sử dụng rất
thành công. 33
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 33
1.2.1. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp trong chƣơng trình và sách giáo
khoa Ngữ văn bậc Trung học 33
1.2.2 Giáo viên với việc dạy học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp 34
1.2.3. Học sinh với việc học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp 36
Chương 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC 38
2.1. Những nét đặc sắc của các bài thơ thời kì kháng chiến chống Pháp đƣợc lựa
chọn vào SGK Ngữ văn bậc trung học 38
2.2. Định hƣớng dạy học cho từng bài thơ 45
2.2.1. Bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ 45
2.2.2. Bài Lượm của Tố Hữu 49
2.2.3. Bài Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh 54
2.2.4. Bài Đồng chí của Chính Hữu 60
2.2.5. Bài Tây Tiến của Quang Dũng 65

2.2.6. Bài Việt Bắc của Tố Hữu 71
2.2.7. Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi 77
2.2.8. Bài Dọn về làng của Nông Quốc Chấn 81
Chƣơng 3: THIẾT KẾ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP 85
3.1. Thiết kế dạy học bài thơ “Đồng chí‖ của Chính Hữu ở lớp 9 85
3.2. Thiết kế dạy học bài thơ “Việt Bắc‖ cuả Tố Hữu ở lớp 12 90
PHẦN KẾT LUẬN 97

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lí do lí thuyết
Thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã đƣợc lựa chọn vào chƣơng trình và
sách giáo khoa môn Ngữ văn từ lâu và đƣợc sắp xếp trong cả ba cấp học: Tiểu học,
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Cũng từ lâu nhiều ngƣời dạy văn ở trƣờng phổ thông và ở bậc đại học đã có
những đề xuất về phƣơng pháp dạy học thơ kháng chiến chống Pháp – Nhƣng đó
cũng chỉ là phƣơng pháp dạy học cho từng tác phẩm cụ thể, chứ chƣa có một công
trình nghiên cứu nào bao quát toàn bộ thơ kháng chiến chống Pháp trong nhà trƣờng
phổ thông để đƣa ra một định hƣớng lí thuyết cho việc đổi mới dạy học thơ kháng
chiến chống Pháp.
Bởi vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu ―Dạy học thơ kháng chiến
chống Pháp trong sách giáo khoa bậc Trung học‖ với mong muốn góp một tiếng nói
nhỏ bé của mình vào định hƣớng lí thuyết cho việc dạy học thơ kháng chiến chống
Pháp.
1.2. Lí do thực tiễn

Thơ kháng chiến chống Pháp phản ánh hiện thực cuộc sống kháng chiến chống
Pháp của dân tộc ta trong 9 năm trƣờng kỳ kháng chiến (1946 – 1954). Đó là một quá
khứ chƣa xa, nhƣng với thế hệ giáo viên và học sinh ngày nay chƣa có đƣợc một hiểu
biết đầy đủ và sâu sắc về quá khứ gian khổ và hào hùng đó. Bởi vậy dạy học thơ
kháng chiến chống Pháp, giáo viên và học sinh không tránh khỏi những sai sót.
Mặt khác, yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học của chƣơng trình và sách
giáo khoa hiện hành không dễ dàng gì đối với giáo viên và học sinh. Ngƣời dạy phải
tổ chức ngƣời học hoạt động một cách đa dạng để tự mình phát hiện, khám phá tác
phẩm văn chƣơng một cách chủ động, tích cực. Trong dạy và học thơ kháng chiến
chống Pháp giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn. Thực tiễn việc dạy học văn
học nói chung và thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng đó đã thôi thúc chúng tôi
nghiên cứu đề tài này với hi vọng góp một tiếng nói nhỏ bé vào việc tháo gỡ phần nào
những khó khăn cho ngƣời dạy và ngƣời học thơ kháng chiến chống Pháp.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

2- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Những công trình nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp
Thơ kháng chiến chống Pháp là một trong chặng đƣờng thơ phát triển rực rỡ
nhất của thơ ca Việt Nam . Chặng đƣờng thơ ca giai đoạn này đã để lại cho đời một
số lƣợng tác phẩm không ít với một giá trị sâu sắc. Bởi vậy đã có nhiều ngƣời quan
tâm tới chặng đƣờng thơ đó.
* Cuốn “Lịch sử Văn học Việt Nam‖- Tập 3 ( do GS. Nguyễn Đăng Mạnh chủ
biên và Nguyễn Văn Long Đồng chủ biên – Nxb Đại học sƣ phạm 2004) là một cuốn
sách chuyên luận đƣợc coi nhƣ giáo trình để dạy phần lịch sử Văn học Việt Nam hiện
đại ở các trƣờng Đại Học. Ở chƣơng 1, phần nói về thời kỳ kháng chiến chống Pháp
(1946- 1954), tác giả Nguyễn Văn Long đã viết những nội dung sau:
―1. Nhìn lại tiến trình thơ ca kháng chiến 1946 – 1954

2. Những đặc điểm thơ ca kháng chiến 1946 – 1954
a. Thơ kháng chiến tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tình
cảm công dân mà bao trùm là tình yêu nước với những biểu hiện phong phú thấm sâu
vào mọi mặt trong đời sống của con người kháng chiến.
b. Thơ kháng chiến tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân – Qua
hình tượng ―Cái tôi‖ trữ tình quần chúng và các nhân vật trữ tình trong thơ.
c. Thơ mở rộng phạm vi phản ánh trước hết là hiện thực cách mạng và kháng
chiến, tăng cường chất liệu đời sống và yếu tố tự sự trong thơ.
d. Về hình thức thể loại, thơ kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có
nguồn gốc dân gian, dân tộc, đồng thời phát triển thể thơ tự do và lối thơ hợp thể‖.
(Trang 83 – 101).
Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Văn Long đã khái quát giá trị nội dung thơ kháng
chiến chống Pháp: về tâm tƣ thời đại “tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng
và tình cảm công dân”, về đối tƣợng đƣợc phản ánh trong thơ “hình ảnh quần chúng
nhân dân”, và về phạm vi phản ánh của thơ kháng chiến chống Pháp “hiện thực cách
mạng và kháng chiến, tăng cường chất liệu đời sống và yếu tố tự sự trong thơ”. Về
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
mặt giá trị nghệ thuật, tác giả đã nhấn mạnh sự đóng góp của thơ kháng chiến ở mặt
loại thể “thơ kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có nguồn gốc dân gian, dân
tộc, đồng thời phát triển thể thơ tự do và lối thơ hợp thể”
* Cuốn “Cái đẹp trong thơ ca kháng chiến‖ (tác giả Vũ Duy Thông, Nxb Giáo
dục – 1998) là một cuốn sách chuyên nghiên cứu về vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến.
Cuốn sách gồm hai phần: Phần 1: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn
1945- 1975, Phần 2: Thơ tuyển. Trong phần 1, tác giả tìm hiểu hai vấn đề lớn là:
―Phạm trù cái đẹp trong mỹ học và cái đẹp trong thơ‖ và “Thơ kháng chiến, bước
phát triển mới của cái đẹp trong thơ Việt Nam‖. Trong phần “Thơ kháng chiến, bước
phát triển mới của cái đẹp trong thơ Việt Nam‖, tác giả Vũ Duy Thông viết về các

nội dung sau
“I- Sự xuất hiện mẫu người nghệ sĩ kiểu mới
II- Sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp với cái cao cả, cái hùng, cái bi
+ Cái đẹp và cái cao cả
+ Cái đẹp và cái hùng
+ Cái đẹp và cái bi
III- Bước phát triển của nghệ thuật thơ Việt Nam
1.Sự xuất hiện những hình tượng thơ mới
2. Ngôn ngữ trong thơ kháng chiến
3. Đổi mới và mở rộng biên độ thể loại‖
* Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 – Tập 1- Bộ cơ bản (Nxb Giáo dục – 2008)
đã có những nhận định về thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhƣ sau: ― Thơ những
năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tình yêu quê
hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến là những cảm hứng chính. Hình ảnh quê hương và những con người kháng
chiến, từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc,
được thể hiện chân thực, gợi cảm. Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ, đại diện
cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc khai thác những thể thơ truyền thống.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho xu hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa
ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc rất ít vần. Còn thơ Quang Dũng lại
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng. Những tác phẩm xuất
sắc của thơ kháng chiến là ―Cảnh khuya‖, ― Rằm tháng riêng‖ (Nguyên tiêu) của Hồ
Chí Minh, ―Đèo cả‖ của Hữu Loan, ―Bên kia sông Đuống‖ của Hoàng Cầm, ―Tây
Tiến‖ của Quang Dũng, ― Nhớ‖ của Hồng Nguyên, ―Đất nước‖ của Nguyễn Đình
Thi, ―Bao giờ trở lại‖ của Hoàng Trung Thông, ―Đồng chí‖ của Chính Hữu và đặc
biệt là tập thơ ―Việt Bắc‖ của Tố Hữu,…‖ (Trang 5-6).

Nhƣ vậy là: . Về nội dung: Sách giáo khoa đã nhấn mạnh hai đặc điểm:
- Cảm hứng chính của thơ kháng chiến chống pháp là tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc, lòng căm thù giặc, ca gợi cuộc kháng chiến và con ngƣời kháng chiến
- Hình ảnh quê hƣơng và con ngƣời kháng chiến (anh vệ quốc quân, bà mẹ
chiến sĩ, phụ nữ nông thôn, em bé liên lạc) đƣợc thể hiện chân thực gợi cảm.
. Về nghệ thuật: Sách giáo khoa chỉ ra rằng nhiều nhà thơ có ý thức đổi mới
thơ ca với xu hƣớng khác nhau:
- Xu hƣớng đại chúng (Tố Hữu là đại diện)
- Xu hƣớng thơ hƣớng nội, tự do, không vần (Nguyễn Đình Thi là đại diện)
- Xu hƣớng lãng mạn anh hùng (Quang Dũng là đại diện)…
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12– Bộ nâng cao (NXB Giáo dục – 2008) nói về
thơ kháng chiến chống Pháp chỉ vẻn vẹn có một câu: ―Thành tựu trội nhất trong thơ
kháng chiến chống Pháp là thơ của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm, Thôi Hữu,
Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…‖.
* Cuốn “Thơ ca kháng chiến‖ (1946 – 1954) (Tác phẩm chọn lọc dùng trong
nhà trường – Nxb Giáo dục 1976) là một cuốn tƣ liệu tham khảo cho giáo viên và học
sinh trong trƣờng trung học, do Nguyễn Quang Túy chọn lọc, chú thích, gợi ý phân
tích và Hoàng Nhƣ Mai giới thiệu. Cuốn sách gồm hai phần: Phần đầu là lời giới
thiệu do Hoàng Nhƣ Mai viết (Hơn 20 trang), phần sau là tuyển chọn, chú thích và
gợi ý phân tích một số bài thơ hay. Ở phần lời giới thiệu, Giáo sƣ Hoàng Nhƣ Mai đã
nói về đặc điểm thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhƣ sau:
―1. Thơ ca kháng chiến là hình tượng kết tinh của cuộc sống kháng chiến và
con người kháng chiến.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
2. Nội dung trữ tình khỏe mạnh của thơ ca kháng chiến là những tình cảm cao
cả mang tính dân tộc và tính hiện đại.
3. Thơ ca kháng chiến nói bằng tiếng nói thường ngày giản dị và trong sáng

của nhân dân‖.
Nhƣ vậy, cuốn Thơ ca kháng chiến (1946- 1954) đã đƣa ta đến với hai nội
dung chủ đạo của thơ ca kháng chiến:
- Nội dung hiện thực: phản ánh cuộc sống kháng chiến và con ngƣời kháng chiến.
- Nội dung trữ tình khỏe mạnh là tình cảm cao cả mang tính dân tộc
Đồng thời, tác giả cũng khảng định sự thành công về mặt nghệ thuật của thơ ca
kháng chiến: nói bằng tiếng nói thường ngày giản dị và trong sáng của nhân dân
* Cuốn ― Tư liệu tham khảo VHVN – 1945 - 1954‖ (Nxb Giáo dục, 1981) do
Nguyễn Văn Long và Trần Hữu Tá biên soạn là cuốn sách tuyển chọn, trích dẫn
những tác phẩm văn học thời kỳ 1945 – 1954. Cuốn sách gồm 2 phần:
―1. Những vấn đề lí luận chung của VHVN 1945- 1951.
2. Trích tuyển tác phẩm về thơ ca, truyện kể và kịch‖.
Thơ kháng chiến chống Pháp đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trăn trở, tìm hiểu
và khẳng định giá trị. Các công trình nghiên cứu đó đã đóng góp những kiến thức bổ
ích, quý báu giúp ngƣời thực hiện luận văn về thơ kháng chiến chống Pháp trong
sách giáo khoa bậc Trung học.
2.2. Những tài liệu nghiên cứu về dạy học thơ kháng chiến chống Pháp
- Bộ sách “Thiết kế bài học Ngữ văn‖ theo hƣớng tích hợp (Tác giả Hoàng
Hữu Bội, Nxb Giáo dục, 2004)
- Bộ sách “Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn‖ ( Tác giả Trần Đình Chung,
Nxb Giáo dục, 2006)
- Bộ sách ―Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp‖ (Tác giả Trƣơng
Dĩnh, Nxb Giáo dục, 2005)
- Bộ sách giáo viên Ngữ văn bậc THCS (Tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ
biên- Nxb Giáo dục, 200
- Sách giáo viên Ngữ văn 12- tập II- Bộ cơ bản (Tác giả Phan Trọng Luận tổng
chủ biên, Nxb Giáo dục, 2008)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
- Sách giáo viên Ngữ văn 12- tập II- Bộ nâng cao (Tác giả Trần Đình Sử tổng
chủ biên, Nxb Giáo dục, 2008)
- “Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12‖- Nâng cao (Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nxb
Giáo dục, 2008)
- “Thiết kế dạy học Ngữ Văn‖ (Tác giả Phan Trọng Luận tổng chủ biên, Nxb
Giáo dục, 2008)
- “Giới thiệu giáo án Ngữ Văn‖ (Tác giả Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Lê Huân,
Nxb Hà Nội, 2008)
- “Thiết kế bài giảng Ngữ văn‖ (tác giả Nguyễn Văn Đƣờng, Nxb Hà Nội, 2008)
- ―Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn‖ (Tác giả Nguyễn Kim Phong, Nxb
Giáo dục, 2008)
- Bộ sách “Hướng dẫn thợc hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn‖, 2010 của
Bộ giáo dục và Đào tạo.
Mỗi cuốn sách, mỗi tác giả có cách nhìn khác nhau, thành công khác nhau khi
khai thác các tác phẩm thơ kháng chiến chống Pháp. Và mỗi vấn đề đƣợc các tác giả
đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vần đề
dạy học văn ở bậc Trung học hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đã là gợi dẫn rất quý báu cho chúng tôi trong quá
trình làm đề tài. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có cái nhìn tổng quát hơn về thơ
kháng chiến trong nhà trƣờng để tìm ra đƣợc phƣơng án dạy phù hợp với đặc điểm
thơ kháng chiến chống Pháp và phù hợp với tầm tiếp nhận của thế hệ trẻ ngày nay.
Bởi thế, chúng tôi lựa chon vấn đề này để nghiên cứu.
3- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu các bài thơ kháng chiến chống Pháp đƣợc lựa chọn vào
chƣơng trình – sách giáo khoa bậc Trung học
2. Nghiên cứu hoạt động dạy và học các bài thơ trên ở nhà trƣờng phổ thông
hiện tại.
4- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Đề tài nghiên cứu ―Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo
khoa Ngữ văn bậc Trung học‖ nhằm mục đích
1) Tìm ra đặc điểm thơ kháng chiến chống Pháp về nội dung và nghệ thuật để
xây dựng hƣớng tiếp cận phù hợp với đặc trƣng
2) Đề xuất một phƣơng án dạy học các bài thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
4.2. Nhiệm vụ
Đề tài ―Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn
bậc Trung học‖, có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết: Cơ sở lí luận về thơ thời kì
kháng chiến (Khái niệm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ thời kì kháng chiến
chống Pháp).
- Khảo sát thực tiễn việc dạy- học thơ kháng chiến chống Pháp ở cả học sinh
và giáo viên.
- Đề xuất phƣơng án dạy học qua việc thiết kế bài học một số bài thơ thời kì
kháng chiến chống Pháp ở bậc Trung học
5- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lí luận
- So sánh, đối chiếu
5. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khoả sát, thống kê, phân loại
- Thiết kế bài giảng
6- CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này, chúng tôi dự kiến gồm ba
chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học thơ thời kì
kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa bậc Trung học.
Chƣơng 2. Định hƣớng dạy học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trong
sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Chƣơng 3. Thiết kế dạy học một số bài thơ tời kì kháng chiến chống Pháp.




PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm mở đầu
1.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong lịch sử Việt Nam, thực dân Pháp đã hai lần xâm lƣợc nƣớc ta. Nhân
dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất từ năm 1858 đến năm 1945.
Cuộc kháng chiến đó có những sự kiện lịch sử trọng đại sau:
. Từ năm 1858- 1884: Rạng sáng 1.9.1858, Pháp nổ súng ở bán đảo Sơn Trà -
Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lƣợc nƣớc ta. Vua Tự Đức cử danh tƣớng Nguyễn Tri
Phƣơng ra Đà Nẵng chặn giặc.
- Gặp khó khăn ở Đà Nẵng, giặc Pháp chuyển hƣớng tấn công vào Nam Kỳ:
Ngày 9.2.1859, giặc Pháp tấn công vào sông Cần Giờ, vào Gia Định và lần lƣợt đánh

chiếm các tỉnh ở Nam Kỳ. Nhân dân Nam Kỳ đánh giặc quyết liệt. Tiêu biểu nhất là
các anh hùng Trƣơng Định, Nguyễn Trung Trực (Thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại
cho thế hệ mai sau hai hình tƣợng đó).
- Sau đó, Pháp đánh chiếm Bắc kỳ và Trung kỳ. Phong trào kháng chiến lan
rộng ra cả nƣớc.
. Phong trào Cần Vƣơng (1885- 1896) với các sự kiện:
- Đêm ngày mùng 4 rạng ngày mùng 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết và Trần
Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá (Huế).
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
- Ngày 13.7.1885 Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vƣơng.
- Cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Đình Bành và Đinh Công Tráng (1887).
- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1885).
- Cuộc khởi nghĩa Hƣơng Khê của Phan Đình Phùng (1890- 1895).
. Phong trào Đông Du (1904- 1908) của Phan Bội Châu.
. Phong trào Duy Tân (1906- 1908) của Phan Châu Chinh.
. Phong trào nông dân ở Yên Thế (1883- 1913) của cụ Đề Thám.
- Nhƣng tất cả đều bị thực dân Pháp đánh bại. Mãi đến khi các tổ chức cách
mạng ra đời gắn liền với hoạt động của Nguyễn- Ái Quốc thì phong trào cách mạng
Việt Nam mới phát triển và kết thúc thắng lợi với cách mạng tháng 8 – 1945, dân ta
giành lại nền độc lập sau 80 năm nô lệ dƣới ách thống trị của thực dân Pháp. Nƣớc Việt
Nam Dân chủ- Cộng hòa ra đời dƣới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
cộng sản Việt Nam, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Nhƣng thực dân
Pháp lại không để cho dân tộc ta yên, chúng quay trở lại đánh chiếm lần thứ hai.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai từ năm `1946 đến năm 1954 (9 năm)
Cuộc kháng chiến này xảy ra ngay sau khi nƣớc Việt Nam Dân chủ- Cộng
hoà mới ra đời. Mọi ngƣời dân nƣớc Việt Nam từ những ngƣời dân nô lệ trở thành
công dân của nƣớc Việt Nam độc lập dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ do

Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau đây là những sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra
trong 9 năm kháng chiến trƣờng kì:
. Chƣa đầy một tháng khi nhân dân ta giành chính quyền, thực dân Pháp đƣợc
quân Anh giúp đỡ đã gây hấn ở Nam Bộ ngày 23- 8- 1945. Nhân dân Nam Bộ đã
chiến đấu kiên cƣờng, bảo vệ quê hƣơng và đồng bào cả nƣớc lập tức chi viện cho
Nam Bộ. Các đơn vị ―Nam Tiến‖ đƣợc thành lập, khẩn trƣơng lên đƣờng vào ―chia
lửa‖ với quân dân Nam Bộ.
. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách nhân nhƣợng
―nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới‖. Chúng mở rộng chiến tranh
ra khắp cả nƣớc. Cho nên, 20 giờ ngày 19. 12. 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc
bùng nổ. ―Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến‖ của Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền đi
khắp cả nƣớc.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
. Ngay từ tối ngày 19. 12. 1946, vệ quốc đoàn và tự vệ ở Thủ đô đã tấn công
Pháp, nhân dân Thủ đô xây dựng chiến lũy trên đƣờng phố.
. Từ đó, lực lƣợng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh dần, đã mở liên tiếp các
chiến dịch tấn công quân Pháp và chiến thắng.
- Chiến dịch Việt Bắc năm 1947
- Chiến dịch Biên Giới năm 1950
- Chiến dịch Hoà Bình năm 1951
- Chiến dịch Tây Bắc năm 1952
- Chiến dịch lich sử Điện Biên Phủ năm 1954
. Một ngày sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm
dứt chiến tranh ở Đông Dƣơng họp ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ) và hiệp định đình chỉ chiến
sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia đƣợc kí kết. Hoà bình đƣợc lập lại nhƣng nƣớc ta
tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cuộc
kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp chấm dứt.

1.1.2. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp
. Thời gian sáng tác: là những bài thơ ra đời trong 9 năm kháng chiến chống
thực dân Pháp của dân tộc ta (1946- 1954).
. Đội ngũ các nhà thơ: là những ngƣời trực tiếp tham gia kháng chiến: Từ lãnh tụ
(Hồ Chí Minh) đến những anh Vệ quốc đoàn (Quang Dũng, Chính Hữu, Hoàng Lộc,
Hồng Nguyên, Hoàng Trung Thông, Lƣơng An, Thôi Hữu, Minh Tiệp ); từ những nhà
thơ nổi tiếng trƣớc cách mạng năm 1945 (Tố Hữu và các nhà thơ lãng mạn trong phong
trào Thơ Mới trƣớc cách mạng đi theo kháng chiến: Lƣu Trọng Lƣ, Xuân Diệu, Nguyễn
Bính, Tế Hanh, Thâm Tâm ) đến các nhà thơ trƣởng thành lên từ cuộc kháng chiến:
Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Minh Huệ, Nông Quốc Chấn, Trần Mai Ninh
. Những tác phẩm xuất sắc của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp là:
- ―Cảnh khuya‖, ―Nguyên tiêu‖ của Hồ Chí Minh
- Tập thơ ―Việt Bắc‖ của Tố Hữu
- ―Tây Tiến‖ của Quang Dũng
- “Đồng chí‖ của Chính Hữu
- - ―Núi Đôi‖ của Vũ Cao
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
- ―Bên kia sông Đuống‖ của Hoàng Cầm
- ―Đêm nay Bác không ngủ‖ của Minh Huệ
- ―Đất nước‖ của Nguyễn Đình Thi
- ―Dọn về làng‖ của Nông Quốc Chấn
- ―Cô lái đò‖ của Lƣơng An
- “Thăm lúa‖ của Trần Hữu Thung
- ―Tình sông núi‖ của Trần Mai Ninh
- ―Viếng bạn‖ của Hoàng Lộc
- ―Nhớ‖ của Hồng Nguyên
- ―Bài ca vỡ đất‖ của Hoàng Trung Thông

- ―Đèo cả‖ và ―Màu tím hoa sim‖ của Hữu Loan
1.2. Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
Qua việc đọc trực tiếp các tác phẩm thơ thời kháng chiến chống Pháp và qua
việc học tập các công trình nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp của ngƣời đi
trƣớc, chúng tôi đã có đƣợc những hiểu biết về đặc điểm của thơ thời kì kháng chiến
chống Pháp.
A. Đặc điểm về nội dung của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
Đặc điểm thứ nhất: Thơ thời kì kháng chiến phản ánh chân thực, sinh động cuộc
sống kháng chiến và con ngƣời kháng chiến
1.1. Hình ảnh cuộc sống kháng chiến trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
Cuộc sống kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đƣợc phản ánh trong thơ
thời kì kháng chiến chống Pháp rất chân thực và sinh động.
* Đó là cuộc sống đầy mất mát, đau thương ở những làng quê yên ả, thanh bình
nhưng lại bị giặc tàn phá, giày xéo
Các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Pháp đã nhìn thẳng vào hiện thực đau
thƣơng để phản ánh đầy sinh động. Những làng quên yên ả, thanh bình nay bị giặc
giày xéo, tàn phá hoang tàn:
―Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Những câu thơ không nhắc đến sự hi sinh, chết chóc, những lại là những minh

chứng sắc nét về tội ác của quân giặc. Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan
tác chia lìa của quê hƣơng khi quân giặc tới : ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà
cháy, con người chia li, cả loài vật cũng thành ra tan tác .
Thơ thời kì kháng chiến chống Pháp không chỉ tả sự đổ nát của làng quê, cảnh vật
mà còn là nỗi đau mất mát của con ngƣời. Đó là nỗi đau của anh bộ đội khi mất ngƣời
yêu dấu: ―Mới tới đầu ao, tin sét đánh- Giặc giết em rồi, dưới gốc thông ”. Đó là nỗi
đau mất cha: ―Súng liền nổ ngay cùng một loạt- cha ngã xuống nằm trên mặt đất‖…
Có thể nói, thơ kháng chiến chống Pháp đã phản ánh thật thấm thía và sâu đậm
nỗi đau mất mát dân ta thời ấy. Nhƣng hiện thực đó không gây nên sự bi lụy mà trở
thành động lực giúp cho dân tộc Việt Nam nung nấu lòng căm thù, nuôi ý chí quyết
chiến, quyết thắng với kẻ thù để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
* Đó là cuộc sống lao động sản xuất đầy hăng say để phục vụ kháng chiến của
nhân dân ta ở những làng quê vùng tự do – hậu phương của kháng chiến.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 - 1954), ở hậu phƣơng,
nhân dân chăm lo sản xuất phục vụ kháng chiến. Tất cả không khí lao động hăng say
đó đƣợc các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Pháp phản ánh chân thực trong sáng
tác của mình.
Khi những ngƣời chồng ra trận, ngƣời phụ nữ ở nhà vừa chăm lo sản xuất để phục vụ
kháng chiến, vừa nhớ thƣơng chồng:
―Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được ‖.
(Thăm lúa- Tràn Hữu Thung)
Càng nhớ chồng chị càng hăng say lao động, đó thực sự là một nỗi nhớ thƣơng rất
khoẻ khắn và mạnh mẽ. Điều đó đã làm nên một hậu phƣơng vững chắc để những
ngƣời lính yên tâm đánh giặc, giành thắng lợi nơi tiền tuyến.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Cùng với những chiến sĩ cầm súng, những ngƣời chiến sĩ làm nhiệm vụ tăng

gia sản xuất cũng hăng say chăm lo sản xuất:
―Khoai trồng thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng.
Hết khoai ta lại gieo vừng.
Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta‖
(Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)
Tố Hữu cũng ghi lại hình ảnh những cô gái "phá đƣờng" rất sinh động. Những
ngƣời phụ nữ nông thôn theo lời kêu gọi của Chính phủ, đi phá đƣờng để chặn xe cơ
giới của địch. Đó là chị phụ nữ Bắc Giang:
Nhà em phơi lúa chửa
khô

Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa
xong

Nhà em con bế con
bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan.
( Phá đường– Tố Hữu)
Tất cả tinh thần ấy trong lao động sản xuất đã thể hiện phần nào tình yêu quê
hƣơng, yêu đất nƣớc của những ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời chị ở chốn quê nhà. Điều
đó đã góp phần không nhỏ vào những chiến công của ngƣời chồng, ngƣời cha nơi tiền
tuyến.
* Đó còn là cuộc sống kháng chiến ở tiền phương của dân công và của những
người lính
Trƣớc hết đó là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:
―Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chǎn ‖
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Những con ngƣời ấy, họ luôn có một tình yêu nƣớc sâu sắc, khi cần họ không quản
khó khăn gian khổ, sẵn sàng gác công việc riêng vì mục đích chung của cuộc kháng
chiến. Còn mãi trong tâm trí ngƣời đọc hôm nay hình ảnh đoàn dân công ra tiền tuyết với
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
khí thế ngút trời ―Dân công đỏ đuốc từng đoàn- bước chân nát đá muôn vàn lửa bay‖
Bên cạnh đó, thơ ca kháng chiến chống Pháp còn đƣa ta đến với cuộc sống và chiến đấu
của những anh vệ quốc quân nơi chiến trƣờng. Ở đó, họ phải đối mặt với nhiều gian nan,
thử thách. Với những chàng trai trẻ chốn Hà Thành, phải vƣợt qua những con đƣờng “Dốc
lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” rồi ―ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống‖, phải đối mặt
với cảnh “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Trong cuộc sống hàng ngày, cơm không
đủ ăn, những anh vệ quốc phải ―thương nhau chia củ sắn lùi‖, quân tƣ trang đều thiếu thốn
―Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá chân không giày‖, ốm không có thuốc chữa
đến mức nƣớc da xanh mầu lá, tóc rụng không mọc lại đƣợc và “Rét run người vầng trán
toát mồ hôi‖. Ra chiến trƣờng, họ không chỉ đối mặt với cái chết do mƣa bom bão đạn của
kẻ thù, mà họ còn phải đối mặt với cái chết do sốt rét rừng mang lại. Có những ngƣời lính,
trên đƣờng hành quân đã một mình âm thầm lặng lẽ, tách ra khỏi đoàn quân, và ngủ giấc ngủ
ngàn thu không bao giờ trở dậy nữa: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa- Gục trên súng mũ
bỏ quên đời‖.
* Trong thơ kháng chiến, cuộc sống kháng chiến hiện lên không chỉ có những
gian khổ mất mát và hi sinh mà còn có cả cuộc sống vui tươi, rộn ràng trong tình
quân dân thắm thiết
Đi tới đâu," Ngƣời lính trƣờng chinh áo mỏng manh" ấy cũng mang lại nguồn vui
cho nhân dân tới đó:
Anh về cối lại vang
rừng


Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân
Anh về sáo lại ái
ân

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng
ca.

Các anh về làng nhƣ là trở về ngôi nhà yêu dấu của chính mình trong tình cảm
thân thƣơng ấm áp, ân tình của ngƣời ―mẹ già bịn rịn áo nâu”, trong niềm vui hớn hở
của các em thơ; trong không gian gần gũi, thân thƣơng: nhà lá đơn sơ, nối cơm nấu
dở, bát nước chè xanh; trong không khí hân hoan, vui tƣơi rộn ràng khắp làng, khắp
xóm. Tất cả đều giản dị mà lại sâu lắng biết bao nhiêu.
1.2. Hình ảnh con ngƣời trong thơ kháng chiến chống Pháp
Thơ kháng chiến chống Pháp không chỉ cho ta biết về cuộc sống kháng chiến
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
mà còn cho ta bắt gặp những con ngƣời tham gia kháng chiến. Qua thơ kháng chiến,
ta bắt gặp hình ảnh ―Nhân vật quần chúng trong thơ kháng chiến là một thế giới nhân
vật phong phú, nhiều tầng lớp, lứa tuổi, điạ phương dân tộc, với nhiều nét phẩm chất,
vẻ đẹp, được thể hiện trong nhiều tình huống, hoàn cảnh. Nhưng có lẽ, tiêu biểu và
nổi bật nhất là hình ảnh những người mẹ, người phụ nữ, và anh bộ đội vệ quốc quân‖
(Lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, Nguyễn Văn Long đồng
chủ biên, NXB Giáo dục - 2004)
* Trước hết đó là hình ảnh anh vệ quốc quân.
Ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa, thế hệ lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời
kì hoà bình vẫn không thể không rung động trƣớc hình ảnh đẹp về anh vệ quốc quân
trong thơ kháng chiến chống Pháp.

Phần lớn, họ là những ngƣời nông dân nghèo khổ: ―Quê hương anh đất mặn
đồng chua- Làng tôi nghèo đất cầy lên sỏi đá‖ ( Đồng chí – Chính Hữu)
Bên cạnh đó, cón có rất nhiều thanh niên, học sinh rời bỏ phố phƣờng, trƣờng
học để tham gia kháng chiến:
“ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.‖
( Đất Nước- Nguyễn Đình Thi )
Từ khắp mọi miền đất nƣớc, những con ngƣời yêu nƣớc tụ hội với nhau trong
cuộc kháng chiến gian khổ. Thế nhƣng, nguồn gốc xuất thân, khoảng cách về không
gian của những miền quê khác nhau vẫn không làm họ trở nên xa lạ. Họ gặp nhau và
sát cảnh bên nhau, chiến đấu hết mình, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh và
làm nên tình đồng chí thiêng liêng.
Vào quân ngũ, họ phải sống với một cuộc sống vật chất đầy thiếu thốn, gian
khổ: Các anh vệ quốc quân đến với chiến trƣờng mà quân tƣ trang của họ cũng không
đầy đủ:
―Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!‖
( Đồng chí - Chính Hữu)
Không những thế, học còn phải đối mặt với đói rét, bệnh tật
Rồi: ―Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm‖
( Tây Tiến - Quang Dũng)
Thơ kháng chiến còn cho ta biết đời sống tinh thần của những anh bộ đội thời

ấy. Vào lính, họ mang theo nỗi nhớ quê hƣơng và những ngƣời yêu dấu:
―Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ‖
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Nỗi nhớ của các anh là thế: cụ thể và cảm động biết bao. Ngƣời lính luôn nhớ
đến quê nhà. Ở nới đó có ngƣời mẹ già, ngừơi vợ trẻ cùng đám con thơ đang trông
ngóng anh trở về: “Ai về thăm mẹ quê ta- Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm ”
(Bầm ơi- Tố Hữu). Trong sâu thẳm nỗi nhớ ấy, còn hiện hữu nỗi nhớ về một ngƣời
yêu dấu: ―Mắt trừng gửi mộng qua biên giới- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm‖
(Tây Tiến- Quang Dũng). Bao nhiêu yêu thƣơng, nhớ mong, mộng ƣớc của họ đã
đƣợc thơ kháng chiến miêu tả đầy gợi cảm.
* Bên cạnh hình ảnh các anh vệ quốc quân, hình ảnh bà mẹ chiến sĩ trong thơ
kháng chiến cũng hiện lên rất đậm nét.
Trong thời kì kháng chiến, hình ảnh các bà mẹ chiến sĩ đã khơi gợi cảm xúc của
biết bao nhà thơ. Những bài thơ viết về đề tài này thƣờng mang lại sự xúc động sâu
xa cho biết bao thế hệ bạn đọc. Đó là các bài thơ: Bầm ơi, Bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc của
Tố Hữu, Người mẹ của Lê Đức Thọ, Bà cụ mù loà của Xuân Diêu, Kể chuyện Vũ
Lăng của Anh Thơ Những bà mẹ thời kì kháng chiến chống Pháp hiện lên trong thơ
thật đẹp! Đó là những bà mẹ Việt Nam chứa chan tình cảm yêu thƣơng, giầu đức hi
sinh, vƣợt mọi gian khổ. Nhận xét về những vần thơ viết về mẹ, tác giả Phạm Huy
Thông trong cuốn ―Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam‖ (Nxb Giáo dục,
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
H.1998) đã viết: “Trong thơ kháng chiến, những vần thơ hay và đẹp đều dành để viết
về mẹ Việt Nam‖.
Trong thơ kháng chiến chống Pháp, người mẹ hiện lên giầu đức hi sinh và vượt

mọi gian khổ. Vì độc lập tự do của cả dân tộc, nhiều ngƣời chồng, ngƣời con đã ra đi
theo tiếng gọi sông núi, nhiều ngƣời đã ngã xuống, đã hi sinh không bao giờ trở về.
Vì thế, nên những ngƣời mẹ ở nhà, thay chồng, thay con gánh vác tất cả công việc.
Đó là hình ảnh ngƣời mẹ trong bài thơ ―Dọn về làng‖ của Nông Quốc Chấn, “Kể
chuyện Vũ Lăng‖ cuả Anh Thơ.
Những ngƣời mẹ tuổi đã cao, không còn sức ra tiền tuyến giết giặc cứu nƣớc, mẹ
cống hiến chút công sức nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến trƣờng kì bằng những công
việc cụ thể: chở che và nuôi nấng ngƣời chiến sĩ. Trong bài thơ “Bầm ơi‖ của Tố Hữu,
ngƣời chiến sĩ xa nhà đã tâm sự:
“Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi‖
(Bầm ơi- Tố Hữu)
Tình yêu con, yêu làng, của các bà mẹ gắn liền với lòng yêu nƣớc. Đó là một điều
mới mẻ trong tình mẹ con ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
* Hình ảnh người vợ chiến sĩ trong thơ kháng chiến cũng được khắc hoạ rất thành
công.
Cùng với hình ảnh ngƣời mẹ, thơ kháng chiến còn dành nhiều yêu thƣơng cho nhân
vật ngƣời vợ của chiến sĩ. Viết về hình ảnh nhân vật này, Vũ Huy Thông trong cuốn ―Cái
đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945- 1975‖ (Nxb Giáo dục, H. 1998) đã khảng
định: ―Hai nhân vật thơ được các nhà thơ yêu quý và trân trọng nhất là người mẹ và
người vợ. Đó là loại nhân vật xuất hiện với tần số cao nhất trong hình tượng nhân dân,
người hậu phương hay người anh hùng vô danh‖. Đó là những ngƣời vợ đảm đang tháo
vát, hai vai gánh vác việc nhà, việc nƣớc nhƣ ngƣời vợ trong: ―Cô lái đò‖ của Lƣơng
An, ―Thăm lúa‖ Trần Hữu Thung, ―Phá đường‖ của Tố Hữu, ―Nhớ‖ của Hồng Nguyên,
“Mầu tìm hoa sim‖ của Hữu Loan
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


18
Trong thơ kháng chiến chống Pháp, người vợ hiện lên là người chăm lo sản xuất.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, toàn dân đánh giặc, sản xuất với một tinh thần hăng
hái lập công. Khi ngƣời chồng ra trận, ngƣời vợ ở nhà lao động sản xuất hăng say:
―Anh đang mùa thắng lợi
Lúa em cũng chín rồi
Lúa tốt lắm anh ơi
Giải thi đua em giật‖
(Thăm lúa- Trần Hữu Thung)
Tâm hồn ngƣời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời đánh Pháp: thật giản dị, hồn nhiên,
chân chất nhƣ hạt lúa, củ khoai. Anh ra chiến trƣờng, thi đua lập công, em ở nhà chăm lo
sản xuất.
Đến với bài thơ “Kể chuyện Vũ Lăng” của Anh Thơ, ta bắt gặp hình ảnh ngƣời
vợ nông dân miền núi đảm đang tháo vát. Chồng bị bắt “lao tù”, chị ở nhà một tay quán
xuyến tất cả các công việc ruộng đồng “Một mình bừa sớm, cấy trưa ” và nuôi dạy đàn
con thơ “Tám năm vất vả nuôi bầy con thơ”. Những ngƣời vợ ấy vừa mang vẻ đẹp
truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam, vừa có nét mới của ngƣời phụ nữ ở thời đại
mới – thời đại thoát khỏi ách nô lệ của thực dân để trở thành công dân của một nƣớc
độc lập.
Và trong thơ kháng chiến chống Pháp, ta còn bắt gặp những người phụ nữ phục
vụ kháng chiến. Đó là hình ảnh ngƣời vợ tham gia phá đƣờng trong thơ của Tố Hữu:
―Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em cuôc
Đá lở đất nhào‖
(Phá đường- Tố Hữu)
Lại có cả những ngƣời phụ nữ làm công việc lái đò ―chở người cán bộ lên
vùng chiến khu‖:
―Người ta giết giặc bắt tù
Em thì kháng chiến, đưa đò sang sông‖

(Cô lái đò- Lương An)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

19
Trong bài thơ ―Người đàn bà Ninh Thuận‖, Tế Hanh lại đƣa ta đến hình ảnh
ngƣời vợ trong vùng địch hậu. Họ luôn luôn vận động “nhắc nhở hô hào bà con” để
cùng nhau phục vụ kháng chiến “Giấu từng nắm gạo, miếng cơm” rồi “Chị tiếp tế thì
anh địch vận- Chị giao thông dắt dẫn đường hầm”
Qua những tác phẩm thơ viết về ngƣời vợ chiến sĩ, ta thấy rõ vẻ đẹp truyền thống
trong những ngƣời phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp: đảm đang, tháo vát,
yêu chồng, yêu con và hết lòng phục vụ kháng chiến.
* Các em thiếu nhi trong thời kì kháng chiến chống Pháp cũng là đối tượng được
các nhà thơ yêu mến và phản ánh trong thơ
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm gian khổ, các em thiếu nhi đã có
những đóng góp tích cực cho kháng chiến. Thơ viết về thiếu nhi giai đoạn này có thể
kể đến các tác phẩm: Lượm (Tố Hữu), Em liên lạc (Lê Đức Thọ), Gửi cháu Phạm Đỗ
Hải, Gửi cháu Lê Văn Thực, Gửi các cháu nhi đồng nhân dịp trung thu năm 1953
(Hồ Chí Minh) Các tác giả đã gửi gắm ở đó biết bao tình cảm: ngợi ca, trân trọng;
thƣơng cảm, xót xa; hi vọng ở các em
Tố Hữu yêu chú bé liên lạc- một em bé hồn nhiên, trong sáng và rất nhiệt tình,
dũng cảm khi tham gia kháng chiến. Ngay trong những nét phác tả chú bé ấy ta đã thấy
thật mến
yêu:

Chú bé loắt
choắt

Cái chân thoăn
thoắt


Cái đầu nghênh
nghênh

(Lượm- Tố Hữu)
Lê Đức Thọ cũng dành tình cảm mến yêu cho một em bé liên lạc, nhƣng ở trong
một hoàn cảnh khác em Lƣợm “Gió lùa chi mấy gió
ơi
-
Em đi trốn gió lại ngồi bên
anh‖
(
Em liên lạc- . Lê Đức Thọ). Hay những vần thơ khen ngợi của Bác dành cho hai em
bé liên lạc. Đƣợc tin cháu Phạm Đỗ Hải và cháu Lê Văn Thục bắt sống Tây, Bác viết
2 bài thơ khen: “Thế là cháu giỏi, biết cách tuyên truyền, Bác gửi lời khen." và: "Bác
gửi lời khen, khuyên cháu tập rèn, ngày càng tiến bộ"
Trong thơ viết về thiếu nhi trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, niềm vui, tình yêu
và hi vọng ở các em thiếu nhi đƣợc thể hiện rõ nét trong chùm thơ trung thu của Bác:
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

20
"Chín tết trung thu
Tám năm kháng chiến
Các cháu khôn lớn
Bác rất vui lòng"
("Gửi các cháu nhi đồng nhân dịp trung thu năm 1953 – Hồ Chí Minh)
Đây là tấm lòng của ngƣời ông đối với các cháu, của ngƣời trên đối với trẻ
nhỏ, của ngƣời lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nƣớc đối với thế hệ tƣơng lai.
* Trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp, còn hiện lên hình ảnh Bác Hồ- vị

lãnh tự tối cao của cuộc kháng chiến.
Tác giả Vũ Duy Thông cũng khẳng định: ―Một trong hình tượng rất thành
công trong thơ ca kháng chiến là hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ trong
thơ được khắc hoạ như một người cha, người bác, người anh hiền từ, giản dị, gần
gũi. Lần đầu trong thơ, giữa lãnh tụ và nhân dân không có ngăn cách. Tâm hồn
Người được miêu tả như tấm lòng của tiên, của bụt trong ca dao, cổ tích: thanh thản,
chan chứa yêu thương‖(Sdd. Tr 105). Trong những vần thơ viết về Bác giai đoạn này,
ta phải kể đến những tác phẩm: Sáng tháng Năm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên,
Việt Bắc

của Tố Hữu; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Mẹ con của Nguyễn Xuân
Sanh, Bộ đội ông cụ của Nông Quốc Chấn Qua những tác phẩm đó, ta thấy đƣợc
cuộc đời, con ngƣời của Bác.
Với Sáng tháng Năm, Tố Hữu đã viết nên những vần thơ đầy tự hào và kính yêu
Bác vô hạn:
Bác kêu con đến bên
bàn

Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn


Con bồ câu trắng ngây
thơ

Nó đi tìm thóc quanh bồ công
văn.

Hình ảnh Bác đời thƣờng, giản dị, gần gũi còn hiện lên trong cái nhìn và sự cảm
nhận của những ngƣời dân tộc miền núi. Trong bài “Bộ đội ông cụ‖, những câu thơ
chân chất, mộc mạc của nhà thơ Nông Quốc Chấn đã đƣa ta đến với hình ảnh “Bộ đội

ông cụ‖. Có ai ngờ, vị Chủ tịch nƣớc Hồ Chí Minh lại đời thƣờng, giản dị đến thế:
“chân đi đất,”, “Mặc bộ quần áo Nùng”, “Tay cầm cái gậy mây rừng- Miệng ngậm

×