Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tình hình cung cầu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.61 KB, 43 trang )

Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
MỤC LỤC
Trang 1
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành bài tiểu luận chúng em luôn
nhận được sự giúp đỡ, động viên quý báu của thầy, nhà trường và gia đình. Đó là
những động lực và những sự giúp đỡ nhiệt tình nhất giúp chúng em hoàn thiện thêm
vốn kiến thức của bản thân để chuẩn bị cho hành trình làm chủ đất nước, xây dựng
nước nhà ngày càng vững mạnh và giàu đẹp.
Trước tiên, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy đang giảng dạy lớp
chúng em, quý thầy cô công tác tại phòng khoa quản trị kinh doanh trường đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã đem lại cho chúng em những kiến thức
quý báu về những vấn đề cơ bản của môi trường kinh tế vi mô, đó là những hiểu
biết bổ ích cho những người học kinh tế như chúng em
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng tri ân đến thầy Hồ Nhật Hưng, người đã hết
lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này và hơn
hết là đã giúp chúng em đi sâu học tập và tìm hiểu môn học này một cách sâu sắc
nhất. Cảm ơn lòng nhiệt tình của thầy, cảm ơn tấm lòng luôn nghĩ cho học sinh đã
tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của chúng em.
Không thể bỏ qua vai trò của các bậc phụ huynh. Chúng con xin gửi lời cảm ơn
đến các bậc phụ huynh đã quan tâm và giúp đỡ chúng con, làm nền tảng vững chắc
cho chúng con trong suốt quá trình học tập để chiếm lĩnh những kiến thức trong
cuộc sống muôn màu muôn vẻ này.
Và cuối cùng, nhóm cũng gửi lời cảm ơn tới các nhóm bạn đã quan tâm và đưa ra
ý kiến giúp bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện song chắc chắn rằng bài tiểu
luận sẽ không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn, xin cảm ơn!
Trang 2
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng


NỘI DUNG
Phần 1. Tầm quan trọng của đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài:
Với đặc trưng là một nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm, lại có những vùng
đất bazan màu mỡ, nên việc trồng và xuất khẩu những sản phẩm của cây công
nghiệp dài ngày là rất thích hợp, đặc biệt là cà phê. Trên thực tế, từ những năm 90
của thế kỉ 20, việc trồng cà phê đã bắt đầu có bước phát triển hơn trước đó rất nhiều
đồng thời cũng tạo ra nguồn công ăn việc làm lớn cho một bộ phận người lao động.
Hơn nữa việc trồng cà phê cũng giúp phủ trống đồi trọc, tạo thêm hướng phát triển
cho kinh tế nước nhà đồng thời giảm thiểu những tệ nạn cũng như thiên tai xảy ra.
Tuy nhiên giá cà phê biến động thất thường với biên độ lớn là đặc điểm của ngành
cà phê ở Việt Nam trong những năm qua. Người dân lại có xu hướng chạy theo
những thông tin không có định hướng rõ ràng làm cho giá cà phê dao động mạnh
hơn, thậm chí có lúc rớt giá mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất và cả nền
kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ cà phê là mặt hàng xuất khẩu chỉ đứng sau gạo và trên thế
giới thì sản lượng cà phê của chúng ta chỉ đứng sau Brazil. Do đó nhóm chúng em
chọn đề tài “Phân tích tình hình cùng cầu cà phê ở Việt Nam” với mục đích:
 Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự tìm tòi, tư duy, đánh giá và
sáng tạo.
 Tìm hiểu và tiếp thu nhiều kiến thức hơn về thị trường cà phê hiện nay.
 Phân tích được nguyên nhân, diễn biến và xu hướng tình hình thị trường cà
phê trong tương lai.
 Đưa ra được những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng ở hiện tại và tìm
hướng phát triển hơn trong tương lai.
1.2 Tầm quan trọng của đề tài đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
Như đã trình bày ở trên, việc phát triển trồng cây cà phê có tầm quan trọng lớn
về cả kinh tế lẫn xã hội. Xuất khẩu cà phê chiếm đến 10% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nướcvà được xếp vào một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của đất nước. Trong khi đó, kinh tế toàn cầu khủng hoảng từ những năm trước
làm cho kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng và cho đến hiện nay ta vẫn đang tìm cách

khắc phục. Điều này anh hưởng không nhỏ tới người sản xuất nông nghiệp vì họ là
người chịu những tác động lớn nhất. Bên cạnh đó, những chính sách, những biện
Trang 3
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
pháp về kĩ thuật, công nghệ chưa phù hợp và chưa được áp dụng nhiều dẫn đến sản
xuất thủ công không mang lại năng suất cao. Và cũng như những sản phẩm nông
nghiệp khác, việc trồng và chăm sóc cây cà phê ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí
hậu, hơn nữa thị trường không ổn định cũng làm cho việc sản xuất gặp nhiều khó
khăn bởi xuất phát cà phê được trồng nhiều là do người đân thấy lợi ích trước mặt
nên đổ xô trồng ồ ạt nên cũng đễ phá bỏ khi rớt giá.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, do đó cần có những biện pháp
cụ thể và hiệu quả hơn về cả kĩ thuật chăm sóc cũng như chính sách giá cả để mang
lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cũng như hướng phát triển lâu dài cho ngành nông
nghiệp, đồng thời cũng là làm giàu cho đất nước.
Với suy nghĩ và mục đích đó, nhóm quyết định đi sâu vào nghiên cứu những
thực trạng hiện nay, nguyên nhân và tìm hướng khắc phục để một phần nào đó giúp
ích được cho thị trường cà phê nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung bền
vững lâu dài.
Trang 4
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Phần 2. Cơ sở lý luận:
2.1 Cầu
2.1.1 Khái niệm cầu và lượng cầu:
- Cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua
ở mọi mức giá khác nhau tại một thời điểm trong điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi.
- Lượng cầu là tổng lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có
khả năng mua ở một mức giá xác định tại một thời điểm nhất định trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
2.1.2 Biểu cầu, đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu

- Biểu cầu: Biểu cầu là một bảng trình bày số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà
người mua sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau.
- Đường cầu là đường thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá của hàng hóa khi
các yếu tố khác không đổi
- Sự dịch chuyển của đường cầu: đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải khi lượng cầu
tăng và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của đường cầu:
• Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng
• Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng
Với thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều
hơn. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, như
được trình bày dưới đây. Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu
nhập của người tiêu dùng tăng. Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ
thay đổi nhu cầu đối với các loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của
đường cầu.Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển về phía phải
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối với hàng hóa
cấp thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên.
Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóa
cấp thấp.
Cùng với sự gia tăng của thu nhập của người tiêu dùng theo thời gian, một
hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp
trong tương lai
• Giá cả của hàng hóa có liên quan
Hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn
một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng
hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người
tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt
hàng này thay đổi. Ta rút ra được nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại
Trang 5
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng

hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó
giảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi.
Hàng hóa bổ sung: Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song
hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó.
Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung. Thí dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho
xe gắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng. Giá
xăng tăng có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống. Từ thí dụ trên,
ta cũng có thể dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa
nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu
các yếu tố khác không đổi.
• Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai
Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của
người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai. Thông thường,
người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong
tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.
• Thị hiếu của người tiêu dùng
Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán,
môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng. Khi
những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo.
• Quy mô thị trường
Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó
có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Có những mặt hàng
được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước giải khát, bột giặt, lúa gạo, v.v. Vì
vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn nên cầu đối với
những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số
ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang cao cấp, kính cận thị, v.v. Do số lượng người
tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng
này cũng thấp. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy
mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa
đều có thể gia tăng.

• Các yếu tố khác
Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu
tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được
Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển
khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó
thay đổi. Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này
thay đổi.
Trang 6
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
2.1.2 Hàm số cầu
Hàm số cầu có dạng: Q
D
=aP + b. Là một hàm nghịch biến.
2.1.3 Quy luật cầu
Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ nghịch biến với giá cả. Nếu giá
hàng hóa giam, các yếu tố khác không đổi thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều
hơn và ngược lại.
2.2 Cung
2.2.1 Khái niệm cung và đường cung
Cung của một loại hàng hóa nào đó chính là số lượng hàng hóa mà người bán
muốn bán tại một thời điểm nhất định ứng với mỗi mức giá tại một địa điểm nhất
định nào đó.
Lượng cung là sô lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại một thời điểm
nhất định ở một giá xác đinh tại một nơi nào đó.
2.2.2 Biểu cung, đường cung và sự dịch chuyên của đường cung
- Biểu cung: Biểu cung là một bảng trình bày số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
mà người bán sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau.
- Đường cung là đường thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và giá của hàng
hóa khi các yếu tố khác không đổi

- Sự dịch chuyển của đường cung: đường cung sẽ dịch chuyển sang phải khi
lượng cung tăng và ngược lại.
Những yếu tố ảnh hưởng tới lượng cung
• Trình độ công nghệ được sử dụng
Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở
rộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng
nhiều hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại
mỗi mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải. Sự dịch chuyển của
đường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn
so với ban đầu.
• Giá cả của các yếu tố đầu vào
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị
trường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của các
yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các
yếu tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên liệu, v.v.
trở nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sản
phẩm tại mỗi mức giá nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Giá
cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản
Trang 7
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và
do vậy sẽ cắt giảm sản lượng
• Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)
Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá
trong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà
sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm
xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi. Khi
giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa và trì
hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai khi
giá tăng.

• Chính sách thuế và các quy định của chính phủ
Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung
của các nhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó,
các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành
này sẽ trở nên kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số
doanh nghiệp có thể rời khỏi ngành. Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của
chính phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến cung.
• Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác
Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên
như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v. Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác
động đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đường
cung. Người bán sẽ thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi.
2.2.3 Hàm số cung
Hàm số cung có dạng:
Q
S
= cP + d là hàm đồng biến
Trong đó: Q
S
= lượng cung; P = giá; c và d là các hằng số.
2.2.4 Quy luật cung
Lượng cung về hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ đồng biến với giá cả. Nếu
giá hàng hóa tăng, các yếu tố khác không đổi thì người sản xuất sẽ cung ứng hàng
nhiều hơn và ngược lại.
Trang 8
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Phần 3. Thực trạng cung cầu cà phê ở Việt Nam hiện nay
Trong thời gian vừa qua giá cà phê trong nước cũng như trên thế giới đã xuống
đến mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân là do từ tháng 3 năm nay

các nhà đầu cơ đã đưa ra dự báo sản lượng cà phê thế giới đang có xu hướng cung
vượt quá cầu nên đã dần dần bán ra trên hai sàn ICE New York và Liffe NYSE
London. Lượng cà phê Robusta được bán ra từ thời điểm đó đến nay vào khoảng
40.000 lô (1 lô tương đương 10 tấn).
Thực tế đã cho thấy thời tiết thay đổi thất thường, không theo chu kỳ sinh
trưởng của cây cà phê. Thêm vào đó, các tỉnh Tây Nguyên hiện đang còn rất nhiều
diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh nên năng suất chỉ đạt dưới 2 tấn/ha
và một số diện tích khác đang trong kỳ tái canh. Hơn nữa, lượng tiêu thụ cà phê lại
có khả năng tăng từ 142 triệu bao trong năm ngoái lên 146 triệu bao trong năm nay.
Như vậy, khả năng cung vượt cầu khó có thể xảy ra. Mặc dù giá cà phê xuống mức
thấp nhưng do nguồn cung hạn chế nên cà phê có chất lượng cao vẫn được giao
dịch ở mức cộng rất cao so với giá trên sàn London
3.1 Tình hình cung cấp cà phê ở Việt Nam hiện nay
3.1.1 Diện tích cà phê và thực trạng trong những năm gần đây
Năm 2005, Chính phủ ban hành Quyết định (số 150) về việc điều chỉnh quy
hoạch phát triển cà phê đến 2010 và định hướng đến 2020. Theo quy hoạch đã được
Chính phủ phê duyệt, đến 2020, diện tích trồng cà phê trong cả nước chỉ ở mức tối
đa 500 ngàn ha. Vậy mà đến thời điểm này tổng diện tích cà phê đã lên đến hơn 571
ngàn ha.
Ngay từ 2009, sau 4 năm thực hiện quyết định của Chính phủ, diện tích cà phê
đã đạt tới 534 261 ha, vượt qua chỉ tiêu ấn định cho năm 2020. Vậy là cách đây 4
năm, diện tích trồng cà phê đã về đích trước kì hạn hơn 10 năm so với quy hoạch
của Chính phủ.
Mới đây, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã hoàn tất đề án quy hoạch phát triển ngành cà phê đến 2020 và tầm nhìn đến
2030. Bản đề án này đưa ra chỉ tiêu cụ thể: đến 2020 diện tích trồng cà phê là 500
ngàn ha, đến 2030 giảm xuống chỉ còn 479 ngàn ha. Như vậy, để đạt được chỉ tiêu
Trang 9
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
nói trên, từ nay đến 2020, phải cắt giảm hơn 71 ngàn ha, và đến 2030 là 92 ngàn ha

cà phê.
Liên tục những năm vừa qua, diện tích trồng cà phê không ngừng mở rộng theo
kiểu tự phát. Chính phủ đã có quy hoạch nhưng không ít địa phương vẫn cứ “chạy
theo phong trào” nên trồng cà phê vô tội vạ. Không bảo đảm điều kiện cả về thổ
nhưỡng cũng như thời tiết nhưng cây cà phê vẫn cứ “vô tư” mọc lên ở nhiều địa
phương ngoài vùng quy hoạch. Diện tích cây trồng tăng vọt trong khi năng suất và
chất lượng không ngừng giảm sút. Đó là hiện trạng thật sự đáng lo ngại đối với
ngành sản xuất cà phê.
Đến đầu quý 3-2012, với sản lượng xuất khẩu đạt hơn 1,2 triệu tấn, Việt Nam
vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê. Đây là niềm vui lớn nhưng lại gắn
liền với nỗi lo không nhỏ: đứng đầu sản lượng hàng hóa nhưng lại rơi xuống top
cuối bảng về giá bán cũng như chất lượng sản phẩm. Cùng loại sản phẩm và xuất
khẩu trong cùng thời điểm, giá cà phê Việt Nam luôn thấp hơn các nước (có những
lúc giá bán thấp hơn gần 300 USD/tấn). Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, càng
tăng khối lượng cà phê xuất khẩu, Việt Nam càng thua thiệt về hiệu quả kinh tế.
Đây là nguyên nhân chính buộc Chính phủ cũng như ngành chuyên trách siết chặt
quy hoạch đã được xác định trong đề án. Không chỉ tuyên truyền và vận động, còn
phải sử dụng “biện pháp mạnh” đối với những địa phương bất chấp chỉ đạo của
Chính phủ, vẫn cố tình mở rộng diện tích cà phê chất lượng kém, năng suất thấp,
gắn liền mục tiêu giảm số lượng, tăng chất lượng.Thực tế cho thấy, nếu triển khai
theo kiểu xuề xòa như những năm vừa qua, kết quả thực hiện sẽ trái ngược với chỉ
tiêu đã được xác định trong đề án. Không chỉ tuyên truyền và vận động, còn phải sử
dụng “biện pháp mạnh” đối với những địa phương bất chấp chỉ đạo của Chính phủ,
vẫn cố tình mở rộng diện tích cà phê chất lượng kém, năng suất thấp.
Bảng 2: Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng
Khu vực Năm 2012 Năm 2020
Trang 10
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
(dự báo)
Dak Lak 202.022 170.000

Lâm Đồng 145.735 135.000
Dak Nông 116.350 69.000
Gia Lai 77.627 73.000
Đồng Nai 20.000 13.000
Bình Phước 14.938 8.000
KonTum 12.158 12.500
Quảng Trị 5.050 5.000
Sơn La 6.371 5.000
Bà Rịa Vũng Tàu 7.071 5.000
Điện Biên 3.385 4.500
Các khu vực khác 5.700 -
Tổng cộng 616.407 500.000
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Các Sở NN&PTNT
3.1.2 Sản lượng và chất lượng cà phê
 Sản lượng cà phê
Tổ chức USDA điều chính sản lượng cà phê ước tính nước ta mùa vụ 2012/13
lên 1,49 triệu tấn, giảm 4% so với mùa vụ trước do lượng mưa trái mùa trong giai
đoạn cây cà phê nở hoa tại bốn khu vực trồng cà phê chính là Dak Lak, Lâm Đồng,
Dak Nông và Gia Lai.

Bảng 1: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14
Mùa vụ
2010/11
Mùa vụ
2011/12
Mùa vụ 2012/13
(ước tính)
Mùa vụ
2013/14
(dự báo)

Thời gian bắt đầu Tháng 10
năm 2010
Tháng 10 năm
2011
Tháng 10 năm
2012
Tháng 10 năm
2013
Trang 11
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Sản lượng (nghìn
tấn)
1.200 1.560 1.450 1.497 1.374
Năng suất (tấn/ha) 2,18 2,44 2,25 2,32 2,1
Nguồn: USDA
Dự báo ban đầu của USDA về sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 là 22,9
triệu bao (tương đương 1,37 triệu tấn), giảm 8% so với mùa vụ trước. Điều kiện
thời tiết khô hạn đặc biệt là tại Tây Nguyên trong quý I năm 2013 đã tạo ra nhiều
mối lo ngại cho ngành cà phê nước ta. Theo Sở NN&PTNT Dak Lak, hạn hán đã
ảnh hưởng tới hơn 34.000 ha diện tích trồng ca phê tại Tây Nguyên, trong đó chỉ
riêng Dak Lak đã là 17.000 ha. Theo ước tính của Hiệp hội Cà phê & Cacao Việt
Nam và một số doanh nghiệp địa phương, thời tiết khô hạn sẽ khiến sản lượng cà
phê nước ta mùa vụ 2013/14 giảm từ 20-30%.

Mặc dù sản lượng cà phê mùa vụ 2013/14 được dự báo giảm, nhưng diện tích
canh tác vẫn tiếp tục được mở rộng do sự cạnh tranh về giá giữa cà phê với các loại
cây trồng khác. Hiện nay giá cà phê vẫn giữ ở mức cao và tương đối ổn định, tạo
động lực lớn cho người nông dân mở rộng diện tích canh tác. Theo Bộ NN&PTNT
và thống kê của các Sở NN&PTNT, ước tính diện tích trồng cà phê nước ta năm
2012 đạt 616.000 ha, tăng 8% so với 571.000 ha năm 2011. Trong đó, các tỉnh Dak

Lak, Lâm Đồng và Dak Nông vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng (chủ
yếu là loại cà phê Robusta), chiếm 58% diện tích trồng cà phê của cả nước. Diện
tích trồng cà phê Arabica ước tính vào khoảng 40.000 ha, chiếm 6,5% tổng diện tích
trồng cà phê của cả nước.

USDA ước tính sản lượng cà phê Arabica nước ta mùa vụ 2012/13 là 850.000
bao (tương đương 51 triệu tấn), và dự báo sản lượng mùa vụ 2013/14 giảm 10%
xuống còn 750.000 bao (tương đương 45 triệu tấn) do cây cà phê phải chịu đợt hạn
hán kéo dài trong thời gian cây ra quả.

Trang 12
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Ngày 21 tháng 8 năm 2012, Bộ NN&PTNT đã thông qua Quy hoạch phát triển
ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến
năm 2020, tổng diện tích cà phê cả nước đạt 500.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt
1.112.910 tấn, mở rộng công suất chế biến lên 125.000 tấn, trong đó sản phẩm cà
phê hòa tan và cà phê 3 trong 1 khoảng 50.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 2,1-2,2
tỷ USD. Định hướng đến năm 2030: Tổng diện tích trồng cà phê cả nước đạt
479.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1.122.675 tấn, tiếp tục mở rộng công suất
chế biến lên 135.000 tấn, trong đó sản phẩm cà phê hòa tan và cà phê hòa tan 3
trong 1 khoảng 60.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,2 tỷ USD.
Hình 1: Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại (đơn vị: nghìn bao 60kg)
Hình 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo vùng tính đến năm 2012 (đơn vị %)
Trang 13
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Hình 3: Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam
Hiện tượng biến đổi khí hậu đang là vấn đề được rất nhiều ngành hàng quan
tâm, đặc biệt là ngành hàng cà phê. Người nông dân và chính quyền cho biết những
đợt hạn hán từ đầu năm đến nay không giống như những đợt hạn hán thường xảy ra
hàng năm. Trong một vài mùa vụ gần đây, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn

như mưa quá nhiều, hạn hán kéo dài, năng suất và chất lượng cà phê giảm. Hiệp hội
cà phê và ca cao Việt Nam khuyến nghị người nông dân nên phát triển các giống
Trang 14
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
mới có thể kháng lại với các điều kiện thay đổi khi gieo trồng có liên quan tới hiện
tượng biến đổi khí hậu.

Hiện tại, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đang cung
cấp rất nhiều giống cà phê cho năng suất cao. Chính phủ cũng đang thực hiện một
dự án phát triển các giống cây cà phê cho năng suất cao nhằm mục tiêu cung cấp đủ
giống cây cho việc trồng mới từ 30.000 ha diện tích lâu năm và cho cây năng suất
thấp. Theo Bộ NN&PTNT, khoảng 140.000-160.000 ha cần phải trồng mới trong
vòng từ 5-10 năm tới.
 Chất lượng cà phê
Là một trong những quốc gia đứng “top” đầu về sản xuất, xuất khẩu cà phê
nhưng có tới 95% sản phẩm XK của Việt Nam là cà phê nhân, tỉ lệ rất nhỏ còn lại là
cà phê đã qua chế biến. Thực tế này dẫn tới lợi nhuận thu về chưa tương xứng với
lượng hàng xuất đi.
Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê với
(robusta) và đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân (chỉ sau
Brazil). Có thể khẳng định, trong hơn một thập niên qua, sản xuất cà phê của Việt
Nam đã đạt mức tăng trưởng cao cả về diện tích, năng suất cũng như sản lượng.
Bằng chứng là năm 2012, sản lượng cà phê nhân của Việt Nam đã đạt 1,3 triệu tấn,
gấp 14 lần so với năm 1990, kim ngạch XK cũng chạm mức 2,7 tỷ USD, gấp hơn
29 lần so với năm 1990.
Dự báo, kim ngạch XK cà phê đến năm 2020 đạt ổn định 3,5 tỷ USD/năm
Trang 15
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang
tồn tại nghịch lý lớn là cho đến nay, Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân với tỷ lệ lên

tới 95% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm 5%.
Đáng lưu ý là giá trị một đơn vị cà phê qua chế biến cao hơn cà phê nhân tới 3 lần.
Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề
muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, kết quả này một phần là bởi hiện nay ngành cà phê
Việt Nam có hệ thống chế biến, bảo quản tăng mạnh về số lượng nhưng còn yếu
kém, phát triển chưa cân đối. Tổng công suất thực tế chế biến cà phê nhân, cà phê
bột và kho bảo quản đạt thấp so với công suất thiết kế gây lãng phí lớn vốn đầu tư.
Thậm chí, trong năm 2011, 2012 đã có một số DN phải tạm dừng hoạt động và có
nguy cơ phá sản.
“Điểm yếu lớn trong ngành cà phê còn là các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản
sản phẩm cà phê chưa gắn kết với nhau, liên kết giữa nhà nông và nhà DN còn lỏng
lẻo. Các DN chế biến XK chủ yếu hoạt động thương mại thuần túy, ít gắn với sản
xuất cà phê. Phần lớn sản lượng cà phê bột được chế biến ở các cơ sở nhỏ, chất
lượng không cao nên khó mở rộng thị trường tiêu thụ”, ông Nguyễn Trọng Thừa
nói. Theo tổ chức cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục
trong vòng 40 năm qua với tốc độ tăng bình quân 1,6%/năm. Tiêu thụ cà phê toàn
cầu sẽ tiếp tục tăng và mức tăng cao hơn so với sản xuất nên giá cà phê sẽ được duy
trì ở mức trên 2.000 USD/tấn.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã giao cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề
muối xây dựng, hoàn thiện Dự thảo “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê
gắn với sản xuất và XK đến năm 2020, định hướng 2030”. Trong dự thảo, các
chuyên gia trong ngành đưa ra nhận định giai đoạn từ nay tới năm 2020, định hướng
xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam là tiếp tục duy trì và giữ ổn định thị trường cà phê
Việt Nam đã XK đến 80 quốc gia, đặc biệt là 10 nước NK nhiều cà phê nhân là:
Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh và Trung
Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất trong xuất khẩu cà phê nhân chính là chất
lượng phải được cải thiện và thực hiện đúng theo chương trình nâng cao chất lượng
cà phê của ICO. Đồng thời, để XK đạt kết quả phải có DN đủ mạnh (nhóm 20 DN
Trang 16
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng

xuất khẩu cà phê – G20) được điều hành bởi đội ngũ các doanh nhân giàu kinh
nghiệm và hiểu biết về hệ thống giao dịch cà phê trên thị trường thế giới.
Đối với cà phê tiêu dùng, tiềm năng XK sẽ mở ra đối với các DN Việt Nam nếu
sản phẩm cà phê được chế biến bởi dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao và có chiến lược mở rộng thị trường khoa học mang tính khả
thi cao.Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cũng đã chỉ ra những giải
pháp “căn cơ” để từng bước tăng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam. Đó là sẽ xây
dựng vùng sản xuất cà phê chất lượng cao và có chứng nhận làm nguyên liệu phục
vụ cho chế biến. Cách tốt nhất là từng DN chế biến, bảo quản cà phê phải kết hợp
với địa phương tìm vùng sản xuất cà phê nguyên liệu ổn định và lâu dài, từ đó đầu
tư và ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Sản phẩm cà phê nhân hoặc sau này chế biến
thành cà phê tiêu dùng có thể dễ dàng truy nguyên nguồn gốc.
Ngoài ra, các chủ DN đã đầu tư các nhà máy chế biến cà phê nhân phải đánh
giá lại dây chuyền thiết bị công nghệ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trên
cơ sở chuẩn bị được vốn thu mua cà phê nhân và hợp tác liên kết tiêu thụ cà phê
nhân XK một cách hợp lý. Những nhà máy, kho bảo quản không hiệu quả thì xem
xét chuyển đổi công năng hoặc thực hiện hợp đồng bảo quản cà phê cho các DN
khác nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng kho nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư…Theo
Dự thảo “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và XK
đến năm 2020, định hướng 2030”: Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cà phê đến năm
2020 đạt ổn định 3,5 tỷ USD/năm, định hướng đến 2030 đạt 4 – 4,5 tỷ USD/năm.
100% sản phẩm cà phê qua chế biến đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng quốc gia,
quốc tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cà phê nhân được chế biến ở
quy mô công nghiệp đạt 40% vào năm 2015; đạt 70% đến năm 2020 và trên 80%
đến năm 2030. Đến năm 2020, tỷ lệ cà phê tiêu dùng (cà phê chế biến sâu: cà phê
rang xay, cà phê hoà tan) đạt 25% tổng sản lượng cà phê nhân.
Về việc phân bố các cơ sở chế biến bảo quản cà phê theo vùng kinh tế, dự kiến
đến năm 2020 sẽ tập trung phát triển chế biến cà phê hòa tan ở các vùng chính gồm:
Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL, tổng công suất thiết kế đến năm 2020:
Trang 17

Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
55.000 tấn sản phẩm/năm. Khuyến khích các DN sản xuất phối trộn cà phê 3 trong
1 vì vấn đề đầu tư dây chuyền thiết bị tương đối thấp, nhu cầu thị trường lớn.
3.2 Tình hình tiêu thụ cà phê
3.2.1 Tình hình tiêu thụ trong nước
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và
tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75
triệu USD vào năm 2016.
Trong ngày thường, có khoảng 19,2% tiêu thụ cà phê, trong đó 47% tiêu thụ cà
phê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột. Tuy nhiên, trong dịp lễ tết, số lượng
người tiêu thụ cà phê trong hộ gia đình tăng lên, khoảng 23% số hộ.
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang
xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê
hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử
dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7
lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng
sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng
là nữ (52%).
Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về
lượng và giá trị. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị năm 2002
(2,4kg) cao gấp 2,72 lần tiêu thụ của nông thôn (0,89 kg). Trong khi đó, giá trị tiêu
thụ bình quân đầu người của thành thị đạt 20280 đồng, cao gấp 3,5 lần mức của
nông thôn.
Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất
đến nhóm có thu nhập cao nhất. Trong đó, lượng tiêu thụ cà phê của nhóm 5 cao
hơn nhóm 1 đến gần 18 lần, tuy nhiên, giá trị tiêu thụ chỉ chênh lệch khoảng gần 9
lần. Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thu
nhập.
Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê
thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu

cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn
hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.
Giá cà phê trong nước:
7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, giá cà phê Robusta trung bình tại ở mức 35.957
VNĐ/kg (1,71 USD) và tại Lâm Đồng là 39.545 VNĐ/kg (1,88 USD) (xem thêm
bảng 10 và hình 6). Giá cà phê trong nước tăng giảm theo tình hình thị trường thế
giới. Tháng 3 và tháng 4 năm nay, giá cà phê tại 4 khu vực trồng chính tăng “đột
Trang 18
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
biến” do giá cà phê thế giới tăng mạnh vì nguồn cung sụt giảm (vụ mùa tại Brazil
thất thu).
Giá cà phê xuất trại tại Đăk Lăk và Lâm Đồng tháng 5 năm 2014 lần lượt là
40.100 VNĐ/kg ($1.90) và 40.200 VNĐ.kg, giảm nhẹ so với tháng trước. Theo các
doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, nếu giá cà phê tiếp tục tăng cao hơn 40.000
VNĐ/kg thì người nông dân sẽ có thêm động lực để bán cà phê cho doanh nghiệp.
,Bảng 10: Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của
Việt Nam mùa vụ 2013/14
Đơn vị:
VNĐ/kg
T10/2013T11/2013 T12/2013T1/2014T2/2014T3/2014T4/2014
Giá
trung
bình 7
tháng
đầu
mùa vụ
(T10-
T4)
Đăk Lắk 34.636 30.933 34.594 33.994 36.495 40.210 40.835 35.957
Lâm

Đồng
34.220 30.695 34.239 33.683 36.190 39.767 40.020 35.545
Gia Lai 34.812 31.067 34.617 34.089 36.665 40.176 40.850 36.039
Đắk
Nông
34.664 29.800 34.656 34.111 36.690 40.186 40.840 35.850
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội
cà phê ca cao Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và
doanh nghiệp XK trong nước
Tỷ giá hối đoái: 1 USD = VND 21.080; Tỷ giá ngày 29 tháng 4 năm 2014
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Trang 19
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Dự trữ
Cũng theo các doanh nghiệp xuất khẩu, tính đến hết tháng 4 năm nay, sản
lượng cà phê dự trữ ước tính chiếm khoảng 26%-29% tổng sản lượng cà phê của cả
nước (khoảng 450-500 nghìn tấn); trong đó nông dân dự trữ khoảng 20% (tương
đương 350.000 tấn). Mặc dù không có số liệu chính thức về lượng cà phê dự trữ,
nhưng tổ chức FAS/USDA cũng dự báo mùa vụ 2014/15 lượng cà phê dự trữ nước
ta khoảng 3,25 triệu bao (tương đương 195.000 tấn), tăng so với mùa vụ trước do
nguồn cung dồi dào và xuất khẩu tăng chậm trong quý đầu mùa vụ 2013/14. Các
chuyên gia cho biết nông dân vẫn là nhóm chiếm tỷ lệ dự trữ cà phê cao nhất do
được hưởng lãi suất thấp, giảm bớt áp lực từ các khoản vay ngân hàng.
FAS/USDA dự báo dự trữ cuối mùa vụ 2014/15 vào khoảng 2,66 triệu bao
(tương đương 158.000 tấn), giảm 19% so với mùa vụ trước do tiềm năng xuất khẩu
cao và giá cà phê Robusta tăng trong 3 tháng đầu mùa vụ, từ đó giúp nước ta đạt
mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê.
3.2.2 Tình hình xu ất khẩu cà phê
Xuất khẩu: Theo số liệu của Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA),
mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu 23,6 triệu bao tương đương 1,4 triệu tấn cà

phê, giảm 1,6% so với mùa vụ trước (xem thêm bảng 3).
Bảng 3: Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến
2012/13
Tháng 2010/11 2011/12 2012/13
% thay đổi mùa vụ
2012/13 so với mùa vụ
2011/12
Lượng Nghìn tấn Nghìn tấn Nghìn tấn %
Tháng 10 67 58 118 103%
Tháng 11 77 79 112 42%
Tháng 12 93 124 125 1%
Tháng 1 129 121 163 35%
Tháng 2 84 168 131 -22%
Tháng 3 137 161 141 -12%
Tháng 4 145 132 132 0%
Tháng 5 104 160 118 -26%
Tháng 6 81 121 101 -17%
Tháng 7 78 115 110 -4%
Tháng 8 81 106 92 -13%
Tháng 9 53 91 71 -23%
Tổng 1.129 1.436 1.414 -1.6%
Trang 20
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Nguồn: Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA)
Mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 70 quốc gia trên thế giới
trong đó nhóm 8 nước đứng đầu chiếm khoảng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu cà
phê của cả nước. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam,
đứng thứ hai là Đức (xem hình 4 và bảng 9 bên dưới).
Hình 4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa
vụ 2010/11 đến 2012/13

Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã
xuất khẩu khoảng 1,43 triệu tấn cà phê các loại bao gồm cà phê nhân xanh, cà phê
đã xay xát và cà phê hòa tan với tổng kim ngạch là 3 tỷ đô la Mỹ, giảm 11% cả về
lượng và giá trị so với mùa vụ 2011/12 (tham khảo thêm bảng 4).
Bảng 4: Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ
2010/11 đến 2012/13
Tháng 2010/11
(Thời gian bắt
đầu: Tháng 10
năm 2010)
2011/12
(Thời gian bắt đầu:
Tháng 10 năm
2011)
2012/13
(Thời gian bắt
đầu: Tháng 10
năm 2012)
% thay đổi mùa
vụ 2012/13 so với
mùa vụ 2011/12
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
đôla Mỹ)
Lượng
(nghìn
tấn)

Giá trị
(triệu
đôla Mỹ)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
đôla
Mỹ)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
đôla Mỹ)
Tháng
10
58 98 32 73 103 230 222% 215%
Tháng
11
77 134 71 149 128 262 80% 76%
Tháng
12
164 292 157 325 163 330 3.8% 1.5%
Tháng
1
215 414 118 241 219 455 86% 89%
Trang 21
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng

Tháng
2
144 303 206 428 100 219 -51% -49%
Tháng
3
215 487 210 440 158 354 -25% -20%
Tháng
4
129 308 169 356 111 243 -34% -32%
Tháng
5
98 238 205 435 117 253 -43% -42%
Tháng
6
69 162 141 304 88 186 -38% -39%
Tháng
7
58 135 117 256 91 194 -22% -24%
Tháng
8
42 95 103 230 84 179 -18% -22%
Tháng
9
28 64 71 160 64 136 -10% -15%
Tổng 1.297 2.730 1.600 3.397 1.426 3.041 -11% -11%
Mặc dù giá cà phê trong nước và quốc tế đều giảm, nhưng xuất khẩu cà phê của
Việt Nam vẫn tăng nhanh trong mùa vụ 2013/14. Với mức sản lượng kỷ lục mới,
FAS USDA đã điều điều chỉnh dự báo về lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam mùa
vụ 2013/14 lên 25 triệu bao, tương đương 1,5 triệu tấn, tăng 7% so với mùa vụ
trước.

Xuất khẩu các sản phầm cà phê chế biến, cà phê rang xay và cà phê hòa tan
trong những năm gần đây đều đạt tốc độ tăng trưởng dương. Dự báo mùa vụ
2013/14 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 645.000 bao tương đương 39.000 tấn các
sản phẩm cà phê chế biến (gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan). Các thị trường
nhập khẩu chính gồm có Nga, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Mùa vụ 2012/13, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt
515 triệu đôla Mỹ, giảm 106 triệu đôla Mỹ so với mùa vụ trước, trong đó giảm
mạnh nhất là xuất khẩu cà phê nhân xanh từ 570 triệu đôla Mỹ xuống còn 458 triệu
đôla Mỹ (xem thêm bảng 5).
Bảng 5: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Mùa vụ 2010/2011
(T10/2010 – T9/2011)
Mùa vụ2011/2012
(T10/2011 – T9/2012)
Mùa vụ2012/2013
(T10/2012 – T9/2013)
Giá trị
(nghìn
đôla Mỹ)
Lượng
(tấn)
Giá trị
(nghìn đôla
Mỹ)
Giá trị
(nghìn đôla
Mỹ)
Giá trị
(nghìn đôla
Mỹ)

Giá trị
(nghìn
đôla Mỹ)
cà phê
chưa
$443.934 194.736 $570.151 244.966 $457.973 215.728
Trang 22
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
rang
chưa
tách
(HS
code
090111)
cà phê
chưa
rang, đã
tách
cafein
(HS
code
090112)
$25.525 8.454 $33.595 9.860 $ 39.141 12.983
cà phê
đã rang,
chưa
tách
cafein
(HS
code-

090121)
$ 3.338 894 $4.703 1.403 $4.841 1.349
cà phê
đã rang,
đã tách
cafein
(HS
code
090122)
$ 5.387 1.694 $5.249 1.772 $1.578 478
Vỏ quả
và vỏ
lụa cà
phê
(HS
code
090190)
$11 2,2 $ 74 23 $5 1
cà phê
chiết
xuất và
hòa tan
(HS
code
210111)
$1.851 345 $2.943 442 $6.389 927
Trang 23
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Các chế
phẩm có

thành
phần cơ
bản từ
các chất
chiết
xuất,
tinh
chất
hoặc
các chất
cô đặc
hoặc có
thành
phần cơ
bản là
cà phê
(HS
code
210112)
$4.949 1.634 $4.162 1.376 $5.025 1.561
Tổng
cộng
$484.995 207.759 $620.877 259.842 $514.952 233.027
Nguồn: GTA, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Cơ quan thống kế ngoại thương Hoa
Kỳ
FAS/USDA dự báo mùa vụ 2014/15 nước ta có thể xuất khẩu được 28 triệu bao
(tương đương 1,68 triệu tấn) cà phê, tăng 8% so với mùa vụ trước. Sự gia tăng này
là nhờ nguồn cung sẵn có từ vụ thu hoạch bội thu và lượng dự trữ dồi dào từ năm
trước.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, Bản đồ Thương mại toàn cầu (GTA) và

thương nhân trong nước, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu mùa vụ
2013/14 đạt 14,5 triệu bao (tương đương 870.000 tấn), giảm 5,6% so với cùng kỳ
mùa vụ trước (xem thêm bảng 3). Giá xuất khẩu giảm là nguyên nhân khiến kim
ngạch xuất khẩu trong 7 tháng này không được cao.
Kể từ tháng 4 năm 2014, chính phủ đã triển khai đồng bộ và chặt chẽ công tác
kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ để ngăn chạn tình trạng xe quá tải,
cạnh tranh không cân bằng, đường sá bị phá hỏng. Quy định đã khiến chi phí vận tải
từ các nhà máy tại khu vực Tây Nguyên tới các cảng và kho hàng tại Thành phố Hồ
Chí Minh tăng gấp 3 lần so với trước đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cà phê
trong tháng 4 và tháng 5 do các thương nhân và doanh nghiệp xuất khẩu phải điều
chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trang 24
Kinh tế vi mô GVHD: ThS. Hồ Nhật Hưng
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết tốc độ xuất khẩu những
tháng còn lại trong mùa vụ 2013/14 vẫn cao do giá cà phê thế giới tăng, sẽ đưa nước
ta vượt qua mức xuất khẩu cà phê xanh mùa vụ trước.
FAS/USDA vẫn duy trì số liệu ước tính về xuất khẩu cà phê nhân xanh của
nước ta mùa vụ 2013/14 là 25,9 triệu bao (tương đương 1,56 triệu tấn) do sự gia
tăng trong xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến đặc biệt là cà phê hoà tan dựa
trên tốc độ gia tăng dự kiến về xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của mùa vụ năm nay.
Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, nước ta đã xuất khẩu cà phê nhân sang 70
quốc gia trên thế giới; trong đó nhóm 14 thị trường đứng đầu chiếm 80% tổng kim
ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Đức là thị trường vượt lên Hoa Kỳ trở thành
nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam (xem thêm hình 4 và bảng 4).
Hình 4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam (7 tháng đầu mùa
vụ 2013/14) (đơn vị: tấn)

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Bản đồ Thương mại toàn cầu (GTA) và thương nhân
trong nước
Trang 25

×