Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài toán kim loại với dung dịch muối fe3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.5 KB, 11 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
1. Tên chuyên đề: “Bài toán kim loại với dung dịch muối Fe3+”
2. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh.
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Đảo – Tam Đảo.
3. Đối tượng học sinh bồi dưỡng:
Học sinh lớp 9 tham gia các kì thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh
4. Thời gian bồi dưỡng: 5 tiết
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I- Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình SGK Hóa học lớp 9, chủ yếu là giới thiệu cho học sinh khái
niệm, phân loại, tính chất chung của các dạng chất (các loại hợp chất vô cơ, hữu
cơ, đơn chất kim loại và phi kim); giới thiệu 1 số đại diện cơ bản. Đây mới chỉ là
những kiến thức mang tính chung chung, chưa đi sâu vào những chi tiết, cụ thể.
chính vì điều đó khi học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải bài tập, thường
hay mắc phải những sai lầm, nhất là những bài tập khó, những đề thi HSG.
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi, ngoài việc
trang bị cho các em kiến thức, vận dụng những dạng toán cơ bản, bên cạnh đó cần
hướng dẫn các em tiếp xúc với các kiến thức nâng cao, vận dụng linh hoạt trong
giải các bài tốn, nhất là những tính chất hóa học đặc biệt của các chất, những bẫy
thường mắc phải trong giải toán…Giúp các em hiểu sâu sắc bản chất, đặc thù của
bộ mơn.
Trong các bài tốn khó, học sinh thường dễ mắc những sai lầm có những bài tốn
liên quan đến phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối Fe 3+, bởi nó có những
phản ứng tiếp diễn, hoặc thay đổi trình tự phản ứng, …Bài tốn này khơng chỉ có ở
lớp 9, mà trong chương trình Hóa học cấp III, thi ĐHCĐ cũng thường hay gặp.
Chính vì những lí do đó, tơi lựa chọn chun đề “Bài tốn kim loại với dung dịch
muối Fe3+” nhằm củng cố vững chắc hơn kiến thức, kĩ năng cho học sinh đội tuyển
khi tham gia các kì thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh, làm tiền đề cho học sinh học tốt
hóa học THPT.


II - Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề.
1. Kiến thức cơ bản
- Tính chất hóa học của muối (SGKHH9-T31)
ND: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại
mới.
- Tính chất hóa học chung của kim loại (SGKHH9- T50)
ND: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca…) có thể đẩy kim loại
hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa (SGKHH9-T53,54)
+ K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
+ Kim loại đứng trước (trừ Na, K…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch
muối.
1


2. Kiến thức nâng cao
- Tính chất hóa học của kim loại (SGKHH12-T86)
Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch
muối thành kim loại tự do.
- Dãy điện hóa của kim loại (SGKHH12-T87,88)
- Dãy thế khử chuẩn (Bảng tuần hoàn các Nguyên tố hóa học)
- Hợp chất của sắt (SGKHH12-T144)
Các muối sắt(III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt(II).
- Các tài liệu tham khảo (kèm theo)
III. Nội dung chính.
A. Cơ sở lí thuyết:
Qua phần kiến thức cơ bản ở trên, hầu như chỉ nhắc đến kim loại tác dụng
với dung dịch muối tạo ra muối mới và kim loại mới.Và khi vận dụng những bài
tốn có kim loại với dung dịch muối sắt (III), học sinh thường xác định sản phẩm
là tạo muối mới và kim loại sắt, nên dẫn đến kết quả sai trong nhiều trường hợp.

Việc giải những bài toán dạng này học sinh cần phân loại ra các trường hợp
như sau:
* Đối với kim loại tan trong nước:
Với kim loại M tan trong nước (Na, Ca, Ba, K…) thì quá trình xảy ra như sau:
Đầu tiên: M + nH2O → Mn+ + nOH- + n/2 H2↑
Sau đó: Fe3+ + 3OH- →Fe(OH)3↓
VD: Cho 20,55 gam bột Ba vào 100ml dung dịch Fe 2(SO4)3 1M, khuấy đều cho
đến khi phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính khối lượng chất rắn tạo thành sau phản
ứng?
Theo đề bài ta có: nBa = 0,15 mol; nFe2(SO4)3 = 0,1 mol
Các phương trình phản ứng:
Ba + 2H2O →Ba(OH)2 + H2↑
0,15mol→
0,15mol
3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 → 3BaSO4↓ + 2Fe(OH)3↓
0,15mol → 0,05mol →0,15mol → 0,1mol
Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng là: 0,15.233+0,1.107 = 45,65 (g)
* Đối với kim loại không tan trong nước:
Xét trong dãy thế khử chuẩn:
Mg2+ Al3+

Mn2+ Zn2+

Cr3+

Fe2+

Ni2+

Sn2+


Pb2+ Cu2+ Fe3+

Mg

Mn

Cr

Fe

Ni

Sn

Pb

Al

Zn

Cu

Fe2+

Như
Vậy:
+ Đối với kim loại M không tan trong nước đứng trước Fe trong dãy điện hóa, thì
khi phản ứng với muối Fe3+ có thể xảy ra theo 2 giai đoạn:
Đầu tiên: M + Fe3+ →Mn+ + Fe2+

Sau đó: M + Fe2+ →Mn+ + Fe

2


VD: Cho 6,5 gam kẽm vào 200ml dung dịch FeCl3 0,5M. Tính khối lượng chất rắn
tạo thành sau phản ứng?
Theo đề ta có: nZn = 0,1 mol; nFeCl3 = 0,1 mol
Các quá trình xảy ra:
Zn
+ 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2
0,05mol← 0,1mol→
0,1mol
Zn
+ FeCl2 → ZnCl2 + Fe
0,05mol→ 0,05mol→
0,05mol
Vậy rắn sau phản ứng là Fe, mFe = 0,05.56 = 2,8 (g)
+ Đối với kim loại từ Fe đến Cu thì phản ứng chỉ xảy ra theo một giai đoạn:
M + Fe3+ →Mn+ + Fe2+
VD: Cho 1,28 gam Cu vào 100 gam dung dịch Fe 2(SO4)3 16%. Sau khi phản ứng
kết thúc thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A?
Theo đề ta tính được nCu = 0,02 mol; nFe2(SO4)3 = 0,04 mol
Phương trình phản ứng:
Cu
+ Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
0,02 mol→ 0,02 mol →
0,02 mol → 0,04 mol
 0,04molFeSO4
 6,08 gamFeSO4



=> dung dịch sau phản ứng có  0,02molCuSO4 hay  3,2 gamCuSO4
0,02molFe ( SO )
8 gamFe ( SO )
2
4 3
2
4 3



Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 100+ 1,28 = 101,28 (g)
6,08.100

 C % FeSO4 = 101,28 ≈ 6%

3,2.100

≈ 3,16%
Vậy  C %CuSO4 =
101,28

C % Fe ( SO ) = 8.100 ≈ 7,9%
2
4 3

101,28



+ Đối với kim loại sau Cu: không phản ứng với muối Fe3+
VD: Cho kim loại Ag vào dung dịch muối FeCl3.
Phương pháp giải:
+ Xác định chiều phản ứng
+ Xác định thứ tự phản ứng
+ Xác định các sản phẩm có thể tạo thành.
Các dạng biến thường gặp:
+ Dấu trường hợp kim loại tác dụng với muối Fe3+ trong sản phẩm tạo thành.
+Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch muối Fe3+.
+ Một kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối có chứa muối Fe3+.
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối chứa muối Fe3+.
B. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho 4,8 gam Mg vào 500ml dung dịch Fe(NO3)3 0,4M. Sau phản ứng thu
được dung dịch Y và m gam kim loại. Tìm giá trị của m?
Bài giải: Ta có:

= 0,2 mol;

=0,2 mol

PTHH : Mg + 2Fe(NO3)3→ Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)
3


0,1mol ← 0,2mol
Sau phản ứng (1):



= 0,1 mol;


0,2mol
=0,2 mol

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe
0,1mol→0,1mol
→0,1mol
Kim loại sau phản ứng là Fe: mFe = 0,1.56 = 5,6 (g)
Bài 2: Cho a gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3. Sau phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Tìm giá trị của a?
Bài giải:
Ta có các PTHH :
Mg + 2FeCl2 → MgCl2 + 2FeCl2
0,06 mol←0,12mol
→0,12mol
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
0,06mol←0,06mol
←0,06mol
Chất rắn là Fe: nFe = 3,36:56 = 0,06 mol (khơng thể có trường hợp chất rắn có dư
Mg vì khi đó khối lượng chất rắn > mFe = 0,12.56 = 6,72g > 3,36g)
=> mMg = (0,06+0,06).24 = 2,88 (g).
Bài 3: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào dung
dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được m gam kim
loại. Tìm m?
Bài giải:
Theo đề bài: nZn = 0,1mol; nCu = 0,2mol. Thứ tự phản ứng:
Zn + Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4
0,1mol→0,1mol
=> số mol Fe2(SO4)3 dư = 0,1 mol sẽ tiếp tục phản ứng với Cu:
Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

0,1mol←0,1mol
=> nCu dư = 0,2-0,1= 0,1 mol.
Vậy kim loại sau phản ứng chỉ là lượng Cu dư: m = mCu dư=0,1.64 = 6,4(g)
Bài 4: Hòa tan 0,72 gam bột Mg vào 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,15M và
Fe(NO3)30,1M. Khuấy đều tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn. Tìm giá trị của m?
Bài giải:

=0,03 mol ;

=0,03 mol ;

= 0,02 mol

Có thể coi thứ tự phản ứng xảy ra như sau:
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag↓
(1)
0,015mol←0,03mol
→0,03mol
Sau (1): nMg dư = 0,03-0,015 = 0,015mol. Tiếp tục:
Mg + 2Fe(NO3)3→ Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (2)
0,01mol ← 0,02mol
→ 0,02mol
Sau phản ứng (2):

= 0,005 mol;

= 0,02 mol

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

0,005mol→0,005mol
→0,005mol
Chất rắn gồm 0,03mol Ag và 0,005mol Fe
4

(3)


Vậy giá trị m = 0,03.108+ 0,005.56 = 3,52 (g)
Bài 5: Nhúng 1 thanh Mg vào 400ml dung dịch Fe(NO 3)30,5M. Sau một thời gian
lấy thanh kim loại ra sấy khô và cân thấy khối lượng thanh kim loại tăng 0,8 gam.
Tính khối lượng Mg đã tan ra?
Bài giải:
n
Fe(NO3)3 = 0,2 mol
m thanh kim loại tăng = mFe tạo thành – mMg phản ứng
phương trình phản ứng xảy ra:
Mg + 2Fe(NO3)3→ Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)
0,1mol ← 0,2mol
→ 0,2mol
Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe
(2)
x mol →x mol
→x mol
=> 56x – (0,1+x).24 = 0,8 →x = 0,1(mol)
=> mMg tan = (0,1+0,1).24 = 4,8 (g).
Bài 6: Cho 27,2 gam hỗn hợp Fe và Fe 2O3 hịa tan hồn tồn trong lượng cần thiết
dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 2,24 lit khí (ở đktc). Tính:
a) Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Thể tích dung dịch axit đã dùng.

Bài giải:
(Ở dạng bài này học sinh rất dễ nhầm lẫn chỉ có phản ứng của HCl với Fe, HCl
với Fe2O3). Hướng giải như sau:
Đặt số mol của Fe2O3 là x (mol); nH2 = 0,1 mol
PTHH:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
x mol→6x mol →2x mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,1mol← 0,2mol←
0,1mol
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
x mol← 2x mol
theo đề bài, ta có: 160x + 56(0,1+x) = 27,2
=> x=0,1(mol)
Vậy trong hỗn hợp ban đầu : %Fe2O3 = 58,82%
Thể tích HCl 2M đã dùng là: 400ml
Bài 7: Cho 5,4 gam Al vào 150ml dung dịch hỗn hợp Fe(NO 3)3 1M và Cu(NO3)2
1M. Sau khi phản ứng kết thúc thì thu được khối lượng chất rắn là bao nhiêu?
Bài giải: (ở bài này học sinh rất dễ nhầm lẫn thứ tự phản ứng). Hướng giải như
sau:
= 0,2 mol;

= 0,15 mol;

= 0,15 mol;

Ta có các phương trình phản ứng sau:
Al + 3Fe(NO3)3→ Al(NO3)3 + 3Fe(NO3)2
0,05mol ← 0,15mol
→ 0,15mol

2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
0,1mol ← 0,15mol
→ 0,15mol
5

(1)
(2)


2Al + 3Fe(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Fe
(3)
0,05mol → 0,075mol
→ 0,075mol
Vậy g chất rắn sau phản ứng gồm: 0,15 mol Cu và 0,075 mol Fe
mchất rắn = 0,15.64+ 0,075.56 = 13,8 (g)
Bài 8: Cho Fe tác dụng vừa hết với dung dịch H 2SO4 thu được khí A và 8,28g
muối. Tính khối lượng Fe đã phản ứng, biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H 2SO4
đã dùng.
Bài giải:
Gọi số mol Fe, H2SO4 đã phản ứng lần lượt là a, b (mol)
Nếu H2SO4 loãng => A là H2
Fe + H2SO4loãng →FeSO4 + H2↑(1)
Theo đề: a/b=37,5%= 3/8; nhưng ở (1) a/b = 1/1 > 3/8 (loại)
=> H2SO4 đặc, nóng => A là SO2
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng →Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 3H2O (2)
mol ← bmol→
(2) = <
Fe

mol


=> Fe dư

+ Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

(a-b/3)

(a-b/3)

(3a-b)

Vậy theo đề bài ta có:

=>

=> mFe = 0,045.56 = 2,52 (g)

Bài 9: Trộn 1,12 gam bột Fe với 9,28 gam oxit sắt FexOy tạo thành hỗn hợp X. Hòa
tan hết X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,784 lit khí SO2 (đktc) và
dung dịch Y. Để tác dụng vừa đủ với dung dịch Y cần 100ml dung dịch KI 1,1M.
Viết các phương trình phản ứng và xác định công thức oxit sắt trên ?
Bài giải :
Các phản ứng có thể có :
2FexOy + (6x-2y)H2SO4 →xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 + (6x-2y)H2O (1)
2Fe +6H2SO4 →Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 3H2O

(2)

Fe + Fe2(SO4)3 →3FeSO4


(3)
6


2KI + Fe2(SO4)3 →2FeSO4 + I2 + K2SO4

(4)

= 0,02 mol;
. 0,1.1,1 = 0,055 mol
Trường hợp 1: Nếu không xảy ra phản ứng (3)
= 0,01 mol =>

0,055-0,01= 0,045 mol

=>
Từ (1) ta có:

(khơng hợp lí)

Trường hợp 2 : Nếu xảy ra phản ứng (3)
Gọi a, b, c lần lượt là số mol của FexOy, Fe tham gia các phản ứng (1), (2), (3).

=>

, vậy công thức của oxit sắt là Fe3O4

Bài 10: Nhúng một thanh kim loại R (hóa trị II) nặng 9,6g vào 0,5 lit dung dịch
hỗn hợp A gồm Fe2(SO4)3 0,24M và FeSO4 0,2M. Sau một thời gian, lấy thanh kim
loại ra, thấy dung dịch A biến đổi thành dung dịch B và có khối lượng đúng bằng

khối lượng của dung dịch A ban đầu (coi lượng dung dịch hao hụt khối lượng
khơng đáng kể và thể tích dung dịch xem như khơng thay đổi). Đem hịa tan hết
thanh kim loại trong dung dịch HCl có dư thì thấy thốt ra 6,272 lit khí H2 (đktc).
a) Xác định tên kim loại R
b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B.
Bài giải :
a.

Đặt số mol R (trong 9,6g) là a mol ;

Theo đề bài dung dịch A chứa 0,12 mol Fe2(SO4)3 và 0,1 mol FeSO4
Do tính oxi hóa Fe2+ < Fe3+ nên khi nhúng kim loại trước hết có phản ứng:
R

+

Fe2(SO4)3 → RSO4 + 2FeSO4
7

(1)


0,12mol←0,12mol

→0,12mol →0,12mol

Nếu chỉ có phản ứng (1) xảy ra thì mddB > mddA (do nhận thêm một lượng kim loại R
tan vào dung dịch) →trái với giả thiết (m ddB = mddA). Vậy toàn bộ 0,12 mol
Fe2(SO4)3 phản ứng hết và có thêm phản ứng sau:
R


+ FeSO4 → RSO4 + Fe↓

xmol

xmol

xmol

xmol

vì mddB = mddA nên mR tan = mFe bám hay: (0,12+x)R = 56x (*)
Thanh kim loại sau khi nhúng gồm xmol Fe bám và số mol R còn = a-(0,12+x) = b
mol
Phương trình phản ứng:
R + 2HCl →RCl2 + H2↑
b mol →

bmol

Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑
x mol →

x mol

mR ban đầu = a.MR = 9,6 (**)
n

H2= x+b = x+a- (0,12+x) =0,28 (***)


Từ (*), (**), (***) ta được: a= 0,4; MR=24 (Mg); x=0,09 mol
b, từ kết quả trên, suy ra trong dung dịch B chứa: 0,21 mol MgSO 4 và 0,25 mol
Fe2(SO4)3, vậy:

C. Bài tập tự giải.
1. Cho m gam nhôm vào 200ml dung dịch chứa Cu(NO 3)21M và
Fe(NO3)31,5M, sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch
HCl dư thu được 0,336 lit khí (đktc). Tính giá trị của m?
2. Hịa tan hồn toàn 6,72 gam kim loại Fe trong 400ml dung dịch HNO 3 1M,
khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn tồn thu được dung dịch A và có khí khơng
màu (duy nhất) thốt ra hóa nâu trong khơng khí. Cơ cạn dung dịch A thu được
bao nhiêu gam chất rắn khan?
3. Cho 13,44 gam Fe vào dung dịch chứa 0,6 mol H2SO4 đặc nóng, sau phản
ứng thu được dung dịch A và khí B duy nhất (đktc). Cơ cạn dung dịch A thu được
bao nhiêu gam muối khan?
8


4. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3 với
một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất
rắn, dung dịch X và 5,6 lit hỗn hợp khí NO và NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1g. Tìm giá trị của m?
5. Cho 4,32g bột Al vào 240ml dung dịch chứa CuCl2 1M và FeCl30,5M. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.
a. Tính khối lượng của A?
b. Tính nồng độ của dung dịch B?
6. Cho a gam bột Fe tan vừa hết trong dung dịch chứa y mol H 2SO4 thu được
2,688 lit SO2 (đktc) và dung dịch A, cô cạn A được 16,56 gam muối khan. Tìm
giá trị x, y?
7. Tính lượng dung dịch HNO3 1M cần thiết để hòa tan hết 8,4 gam Fe. Biết

trong q trình phản ứng thốt ra khí NO duy nhất.
8. Cho một oxit sắt vào dung dịch H2SO4 lỗng dư thu được dung dịch X.
Dung dịch X có khả năng tác dụng được với dung dịch brom, làm mất màu dung
dịch thuốc tím, hịa tan được đồng kim loại. Tìm cơng thức của oxit sắt và viết các
phương trình phản ứng xảy ra?
9. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 nhỏ nhất để hịa tan hồn tồn 18 gam hỗn
hợp đồng mol Fe và Cu. Biết khí tạo thành là SO2 (duy nhất)?
10. Nung hỗn hợp bột gồm 32 gam Fe2O3 với m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi
phản ứng hoàn toàn thu được 34,7 gam hỗn hợp chất rắn X. Hịa tan tồn bộ hỗn
hợp X trong lượng cần thiết dung dịch HCl 7,3% thoát ra V lit khí H 2 (đktc)và thu
được dung dịchX.
a. Tính giá trị a, V?
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X?
11. Cho 23,2 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe có tỉ lệ mol tương ứng là 3:7 phản ứng
với V lit dung dịch HNO3 0,5M, thu được dung dịch B và 3,36 lit hỗn hợp khí Y
(đktc) có khối lượng là 5,2 gam gồm 2 khí khơng màu (trong đó có 1 khí bị hóa
nâu trong khơng khí) và cịn lại 2,8 gam kim loại. Tính giá trị của V?
12. Cho 4,6 gam Na vào 100ml dung dịch chứa FeCl3 1M và CuCl2 1M. Tính
khối lượng chất rắn sau phản ứng?
13. Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol HNO 3 thu được khí NO
duy nhất và dung dịch Z. Biện luận để xác định thành phần các chất trong dung
dịch Z theo x, y?

9


14. Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe, Fe 2O3 tác dụng với 200ml dung dịch
HNO3 lỗng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tồn thu được
2,24 lit khí NO duy nhất(đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3
c. Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1
15. Một dung dịch chứa a mol H2SO4 hòa tan vừa hết b mol Fe thu được khí A
và 42,8 gam muối khan. Nung lượng muối này ở nhiệt độ cao, khơng có khơng
khí đến khối lượng khơng đổi thu được hỗn hợp khí B và một chất rắn nguyên
chất.
a. Tính a, b, biết a/b = 2,4.
b. Tính tỉ khối hỗn hợp khí B so với khơng khí?
16. Cho p gam Fe vào V ml dung dịch HNO3 1M thấy Fe phản ứng hết thu được
0,672 lit NO (ĐKTC). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,82 gam muối
khan. Tìm giá trị của p và V?
17. Hịa tan hết 5,6 gam Fe trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được dung dịch
A. Thêm NaOH dư vào A thu được kết tủa B. Nung B trong điều kiện khơng có
oxi đến khối lượng khơng đổi thu được chất rắn D, cịn nung B trong khơng khí
đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Biết m E- mD = 0,48 gam. Tính số
mol mỗi chất trong A.
18. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe (trong đó Cu chiếm 60% về khối lượng) tác
dụng với H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lit khí SO2 (đktc), dung
dịch A và 0,75m (g) kim loại.
a. Tính m?
b. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
19. Cho 29,6 gam hỗn hợp A gồm kim loại Cu và sắt oxit tác dụng với dung
dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 3,36 lit khí SO 2
duy nhất. Cơ cạn dung dịch B được 76 gam muối khan.
a. Xác định công thức của oxit sắt
Lấy 29,6 gam hỗn hợp A ở trên tác dụng với axit HCl vừa đủ thu được dung
dịch X. Cho tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết
tủa. Tính m?
b.


20. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình phản ứng cho mỗi
trường hợp:
a. Cho lá đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3
10


b. Cho Natri kim loại vào dung dịch FeCl3
21. Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch HNO 3, sau khi phản ứng hồn tồn thu được
khí NO và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được 22,34 gam chất rắn khan.
a. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng và thể tích khí NO (đktc) thu được.
b. Nhiệt phân hoàn toàn B thu được bao nhiêu gam chất rắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hóa học 10-Nhà xuất bản giáo dục 2006.
2.Hóa học 10(Nâng cao)- Nhà xuất bản giáo dục 2006.
3.Hóa học 12- Nhà xuất bản giáo dục 2009
4.Hóa học 12(Nâng cao)- Nhà xuất bản giáo dục 2009
5.351 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 12/tập II/Ngơ Ngọc An
–NXBGD 2006
6.Đề tuyển sinh hóa học- NXBGD 1996
7.Phân loại và hướng dẫn giải bài tập hóa vơ cơ/Quan Hán ThànhNXBGD 2006
8.400 bài tập hóa học/Ngơ Ngọc An- NXBGD 2006
9.500 bài tập hóa học/Đào Hữu Vinh-NXBGD 1995
10.Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào ĐHCĐ/Nguyễn Văn ThoạiĐào Hữu Vinh- NXBGD 1999
11.Đề thi HSG tỉnh Vĩnh phúc qua các năm.
12.Đề thi vào chuyên Vĩnh Phúc qua các năm.

11




×