Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LưỢNG NưỚC SÔNG KIM LIÊN VÀ ẢNH HưỞNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ VÙNG PHỤ CẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 57 trang )

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước là tài nguyên quan trọng, là thành phần tất yếu của cuộc sống. Tuy
nhiên, hiện nay trên thế giới nguồn nước lại đang bị nhiễm bẩn nghiêm trọng bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống của con người, đe dọa
sự phát triển của hệ sinh thái.
Cùng với xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, quá trình hội
nhập và phát triển nền kinh tế thị trường đã làm cho Việt Nam ngày càng nâng cao
vị thế của mình trên trường quốc tế với hàng loạt những nhà máy, những KCN hiện
đại được mọc lên, các công trình xây dựng, phúc lợi xã hội…tất cả đều làm cho bộ
mặt của đất nước ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất và
sinh hoạt đó con người lại đưa một lượng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường
làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Đà Nẵng - thành phố trực thuộc trung ương nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm của miền Trung và là một trong những địa phương có quá trình CNH - HĐH
phát triển mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển thì Đà Nẵng cũng
đang đối đầu với những thách thức lớn về suy thoái môi trường. Sự hiện diện của
hàng loạt KCN tuy đã phần nào đóng góp lớn vào nền kinh tế địa phương nhưng đã
để lại những tác hại to lớn về môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
đất, nước, không khí mà đặc biệt là môi trường nước, các dòng chảy ngầm, dòng
chảy mặt đều bị ô nhiễm khá nặng
Kim Liên là một con sông nhỏ nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu – Tp. Đà
Nẵng con sông từ lâu vốn là nguồn cung cấp nước tưới cho cây trồng, là khu vực để
người dân tiến hành nuôi trồng thủy sản nhưng một vài năm gần đây, hiện tượng
các loài thủy sinh ở sông chết xảy ra khá phổ biến làm dấy lên mối lo ngại về chất
lượng nước của dòng sông. Xuất phát từ thực tế này tôi chọn đề tài “ Đánh giá chất
lượng nước sông Kim Liên – Tp. Đà nẵng và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh
tế vùng phụ cận” để nghiên cứu.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích.
Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng
và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản
của người dân xung quanh vùng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Kim Liên – Phường Hòa Hiệp
Bắc – Quận Liên Chiểu – Tp. Đà nẵng
- Điều tra, tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Kim Liên –
Phường Hòa Hiệp Bắc – Quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng
- Ảnh hưởng của nó đến hoạt động nuôi trồng, trồng trọt của người dân ở
vùng phụ cận.
- Đưa ra một số giải pháp sơ lược để hạn chế vấn đề ô nhiễm tại nước sông
Kim Liên – Phường Hòa Hiệp Bắc – Quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tiến hành đánh giá chất lượng nước
sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng đoạn chảy qua phường Hòa Hiệp Bắc và ảnh hưởng
của nó đến hoạt động trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của vùng phụ cận.
4. Lịch sử vấn đề
Vấn đề ô nhiễm của sông Kim Liên đã được quan tâm đến nhiều qua các
phương tiện truyền thông. Tuy nhiên để đi sâu vào đánh giá chất lượng nước sông
Kim Liên thì vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể, vì vậy trên cơ sở tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm của những đề tài cùng mục đích tôi lấy đó làm tiền đề nhằm bổ sung kiến
thức và hoàn thiện vấn đề mà mình đang tìm hiểu :
- Bước đầu điều tra nguồn nước mặt và sự ô nhiễm nguồn nước mặt ở Quận
Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng của sinh viên Hoàng Thục Huyền, Đại Học Đà Nẵng –
Đại Học Sư Phạm.
3
- Tìm hiểu đặc điểm nguồn nước mặt và sự ô nhiễm nước mặt tại thành phố
Đà Nẵng. Ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt và sản xuất của người dân của sinh viên
Nguyễn Thị Loan, Đại Học Đà Nẵng – Đại Học Sư Phạm.

- Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất biện
pháp quản lý hợp lý của sinh viên Tạ Xuân Thịnh, Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
Tp. Hồ Chí Minh
5. Ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn của đề tài
Với tình hình hiện tại, việc tiếp nhận chất thải và các hoạt động ảnh hưởng
đến chất lượng nước sông Kim Liên đã theo chiều hướng không tốt. Đây là nguyên
nhân khiến công việc xác định chất lượng nước sông là một vấn đề cấp bách. Thông
qua đó, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước nói chung và khu
vực sông Kim Liên nói riêng điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển theo hướng bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng
trong các nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu Địa lý - Môi trường nói riêng.
Khoa học không thể phân tích được nếu thiếu tính kế thừa sự tích lũy các
thành tựu của quá khứ. Các nguồn tài liệu thu thập tương đối đa dạng, phong phú
bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ
quan khác nhau theo chương trình hay đề án nghiên cứu hoặc theo những vấn đề
nghiên cứu riêng cũng như các tài liệu trên thực địa và cả tài liệu trên mạng internet
trong những năm gần đây.
6.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa
- Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước với mục tiêu chính là nhằm chuyển mẫu
đến nơi phân tích và đảm bảo sự biến đổi thành phần của mẫu là tối thiểu, chất phân
tích sẽ không có sự thay đổi đáng kể về hàm lượng.
4
- Dụng cụ chứa mẫu là bình PE và chai thủy tinh (0,5ml), bình và chai được
rửa sạch, đem phơi khô, sau đó tráng lại bằng nước cất rồi mới đem đi thu mẫu.
- Phương pháp thu mẫu :
- Chọn địa điểm mang tính đặc trưng của vùng nghiên cứu là sông Kim Liên
đoạn chảy qua phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, với 4

địa điểm lấy mẫu, mỗi nơi lấy 2 chai PE 500ml. Đợt 1 lấy 8 chai, đợt 2 lấy lại 8 chai
cũng tại các địa điểm lấy mẫu của đợt 1. Tổng cộng 2 đợt lấy 16 chai và phương
tiện chính dùng để lấy mẫu là thuyền.
6.3. Phương pháp phân tích, xử lý và đánh giá số liệu
Sau khi lấy mẫu, sẽ đưa đến Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực
Trung Trung Bộ để tiến hành thí nghiệm. Sau khi có kết quả sẽ tiến hành xử lý và
phân tích số liệu.
6.4. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu nhằm nắm bắt được đặc
điểm tự nhiên, cũng như làm căn cứ để đưa ra những kết luận sau này.
6.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Từ những số liệu thu thập được ta tiến hành tổng hợp, so sánh thống kê.
Thông qua các phương pháp này nguồn tài liệu sẽ được xử lý sao cho phù hợp với
thực tế khách quan. Tiếp theo là tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để từng
bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học của công
trình nghiên cứu.
6.6. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống và đặc trưng của khoa học Địa lý. Dựa vào
phương pháp bản đồ để xác định vị trí của sông Kim Liên cũng như vị trí lấy mẫu.
5
B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số lý luận chung về nước sông
1.1.1. Thành phần hóa học và các chất hòa tan của nước sông
a. Thành phần hóa học của nước sông
Theo O.A.Alekin, có thể chia tất cả các nước tự nhiên trong đó có nước sông,
theo anion chủ yếu thành 3 loại: Nước hidro cacbonat và cacbonat có anion chiếm
ưu thế là HCO
3
-

và CO
3
-
; Nước sunfat có anion chủ yếu là SO
4
-
và nước clo có
anion chiếm ưu thế là Cl
-
. Mỗi một loại lại được phân chia theo cation chiếm ưu thế
thành ba nhóm: canxi, magie và natri. Phần lớn các con sông ở trên Trái Đất đều
thuộc loại hidro cacbonat. Các sông loại sunfat ít hơn nhiều và loại clo ít hơn nữa.
Theo mức độ khoáng hóa, O.A.Alekin phân chia nước thành 4 mức: khoáng
hóa nhỏ (dưới 200mg/l), khoáng hóa trung bình (200 ÷ 500mg/l), khoáng hóa tăng
cao (500 ÷ 1000mg/l) và khoáng hóa cao (>1000mg/l). Độ khoáng hóa của nước
sông đại bộ phận ở mức trung bình và nhỏ.
Các nguồn nuôi dưỡng đóng vai trò lớn trong sự hình thành thành phần hóa
học của nước sông. Nuôi dưỡng do nước ngầm thường gây ra sự tăng độ khoáng
hóa của nước sông. Nuôi dưỡng do nước tuyết và mưa thường làm giảm đi độ
khoáng hóa. Nước tuyết và nước mưa chảy trên đất dễ rửa trôi chứa một lượng muối
dễ hòa tan hơn so với các loại đất mà nước ngầm tiếp xúc. Chính vì thế mà khi sự
nuôi dưỡng bởi nước tuyết và nước mưa là chủ yếu thì các anion HCO
3
-
, Ca
2+
, Mg
2+
chiếm ưu thế trong thành phần của nước sông.
Khi sông chuyển sang nuôi dưỡng bằng nước ngầm sẽ xảy ra sự tăng tương

đối các ion muối dễ hòa tan SO
4
-
và Cl
-
. Sự thay đổi độ khoáng hóa và thành phần
ion của nước sông tùy thuộc vào quan hệ khác nhau của các nguồn nuôi dưỡng
được xác định ở mức độ đáng kể bởi đặc điểm đất đá lưu vực của chúng. Theo mức
chuyển đổi từ đới thừa ẩm tới đới không đủ ẩm, từ các vùng phân bố của đất đen,
đất xám và đất màu hạt dẻ, độ khoáng hóa của nước mưa và nước tuyết chảy trên
6
các đất này tăng dần. Do vậy, độ khoáng hóa của nước sông cũng tăng lên, trong đó
chủ yếu do các ion SO
4
-
và Cl
-
. Các sông thu nước từ các bồn thu nước bị lầy hóa
được phân biệt bởi độ khoáng hóa thấp. Nước của các sông này chứa một lượng lớn
chất mùn làm cho nước có màu nâu vàng.[1]
Trong vòng một năm, thành phần hóa học của nước sông có thể thay đổi tùy
thuộc vào các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau và do ảnh hưởng của các nhân tố khí
tượng. Trong thời kỳ nuôi dưỡng mật độ khoáng hóa giảm. Ngược lại trong mùa
khô, khi chuyển sang nuôi dưỡng bởi nước ngầm độ khoáng hóa lại tăng lên. Khi
thay đổi mùa, cả độ khoáng hóa của nước sông và cả tương quan giữa các ion đều
thay đổi. Kết quả là trong các mùa khác nhau, thành phần hóa học của một vài sông
có thể chuyển từ loại này sang loại khác.
b. Thành phần các chất hòa tan của nước sông
Lượng các chất hòa tan do sông mang qua một mặt cắt ngang nào đấy trong
một chu kỳ thời gian nào đấy (ngày, đêm, tháng, năm) được gọi là dòng các chất

hòa tan, thường biểu thị bằng tấn trong khoảng thời gian đã cho.
Các ion chủ yếu là khối lượng cơ bản của các chất hòa tan. Các nguyên tố vi
lượng và các chất vi sinh vật chiếm một phần nhỏ trong lượng chất hòa tan của
nước sông và được nghiên cứu ít hơn. Chính vì thế mà sau này, dòng các chất hòa
tan được hiểu là dòng các ion chủ yếu hay dòng ion. Dòng ion tổng cộng được xác
định bởi độ khoáng hóa của nước sông và bởi đại lượng dòng chảy
Dòng ion R
I
được tính theo công thức
R
I
= A.Q.X
Q : Lưu lượng nước trung bình trong thời đoạn T (m
3
/s)
X : Nồng độ ion hay tổng các ion (mg/l)
A : Hệ số đổi đơn vị
Khi dòng ion tính bằng t/năm thì A = 31,54
7
Ngoài trị số tuyệt đối của dòng ion, người ta còn sử dụng đặc trưng tương đối
của nó dưới dạng modun dòng các chất hòa tan, thường biểu thị bằng tấn từ một
đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian (t/km
2
/ năm).
Khối lượng các chất hòa tan do sông mang ra biển và các hồ không lưu thông
đạt tới kích cỡ rất đáng kể. Trong đó phần chủ yếu (tới 73,7%) mang ra đại dương
còn phần mang vào các bể chứa không lưu thông nhỏ hơn nhiều (26,3%). Như vậy,
rõ ràng là các sông nhiều nước tháo được một lượng chất hòa tan lớn hơn, cũng như
ở chúng độ khoáng hóa cao hơn.
Sự phụ thuộc của dòng các chất hòa tan vào dòng chảy lỏng quyết định đáng

kể mức độ phân phối trong năm của dòng ion. Trên các sông kiểu Đông Âu Liên
Xô, phần cơ bản của chất hòa tan vào thời kỳ lũ mùa xuân còn trên các con sông có
lũ vào thời kỳ ấm của năm thì phần cơ bản của chất hòa tan vào mùa hè.
1.1.2. Thành phần vật lý của nước sông
a. Ánh sáng
Năng lượng Mặt Trời khi truyền qua khí quyển đến mặt đất thì năng lượng
giảm dần do sự hấp thụ của khí quyển và vật chất trên bề mặt đất. Ở một ngày trong
lành, cường độ bức xạ Mặt Trời gia tăng từ 0 trước lúc bình minh và đạt cực đại vào
lúc giữa trưa (14:00 – 16:00). Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh gia tăng
khi cường độ bức xạ Mặt Trời gia tăng và sẽ giảm khi cường độ bức xạ Mặt Trời
giảm. Khả năng xâm nhập của ánh sáng trong môi trường nước phụ thuộc vào tính
lặng của mặt nước và góc tới tia sáng so với mặt nước.[4]
Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh không thực hiện được khi cường
độ ánh sáng thấp hơn 1 %. Tầng nước nhận được hơn 1 % cường độ ánh sáng được
gọi là tầng ánh sáng hay tầng quang hợp. Nước trong ao nuôi tôm, cá thường đục do
thực vật phù du phát triển mạnh nên tầng ánh sáng của nó thường thấp.
b. Năng lượng nhiệt
Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong các thủy vực ấm lên là do năng lượng
ánh sáng Mặt Trời cung cấp. Ngoài ra, còn có thể do năng lượng sinh ra trong quá
8
trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy của thủy vực,
nhưng năng lượng sinh ra bởi các quá trình oxy này không đáng kể so với năng
lượng Mặt Trời cung cấp. Do đó, nhiệt độ của nước thay đổi theo vị trí địa lý của
thủy vực, theo mùa, theo thời tiết và theo ngày đêm. Sự thay đổi nhiệt độ của nước
trong các thủy vực theo ngày đêm gắn liền với cường độ chiếu sáng của Mặt Trời
trong ngày.
Thường nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào buổi chiều. Biên độ
dao động nhiệt độ trong ngày đêm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính chất thủy vực
như thủy vực nhỏ và nông có biên độ dao động nhiệt độ lớn hơn các thủy vực lớn và
sâu. Trong thủy vực năng lượng nhiệt bị mất đi do nước bốc hơi, phát xạ nhiệt, hấp

thụ vào nền đáy hoặc dòng chảy ra khỏi thủy vực.
Hình 1.1. Năng lượng nhiệt chảy vào và ra khỏi thủy vực nước ngọt
Nước ở 4°C có tỉ trọng lớn nhất, khi nhiệt độ tăng hay giảm một độ thì phân
tử nước bị giảm làm nước trở nên nhẹ hơn.
c. Sự phân tầng nhiệt độ
Các thủy vực tự nhiên, đặc biệt là các thủy vực nước tĩnh, sự phân tầng
thường xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy. Do tác động
của sóng và gió, nhiệt độ từ mặt nước được truyền xuống sâu 1 m đến vài trăm mét
9
thành một tầng nước có nhiệt độ đồng nhất gọi là tầng mặt. Khi nhiệt độ của tầng
mặt thay đổi thì lúc này tỉ trọng nước tầng mặt cao sẽ chìm xuống và nước ở tầng
dưới nhẹ hơn sẽ nổi lên gây nên hiện tượng phá vỡ tầng.
d. Độ đục, độ trong
Độ đục là khả năng cản những tia Mặt Trời và độ trong của nước là khả năng
ánh sáng Mặt Trời xuyên qua nước. Hai tính chất này của nước tỉ lệ nghịch với nhau
và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của các
vi tảo, sóng gió thủy triều và lượng mưa đổ vào thủy vực. Ở những thủy vực khác
nhau nguyên nhân gây độ đục vẫn khác nhau.
Ở sông, độ đục của nước là do có mặt của các chất khoáng không hòa tan
như phù sa, các chất keo có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Do đó độ vẫn đục thay đổi
theo mùa rõ rệt. Mùa mưa, nước mưa chảy vào sông cuốn theo các tạp chất trên mặt
đất nên độ đục của nước sông cao và độ đục giảm dần theo mùa khô.
Độ đục và độ trong của nước có ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của Mặt
Trời vào thủy vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật phù du.
Khi độ trong thấp (độ đục cao), lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít – cường
độ quang hợp của thực vật phù du giảm. Đối với cá, khi độ trong thấp cá khó hô hấp
cường độ bắt mới giảm. Nhưng độ trong cao quá, nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật
phù du phát triển kém, hạn chế thành phần ăn tự nhiên của cá, năng suất cá nuôi
giảm. Độ trong thích hợp đối với các ao nuôi cá là từ 20 – 30 cm, đối với các ao
nuôi tôm là 30 – 45 cm. Nguyên nhân gây nên độ đục là do nguồn nước, nước rửa

trôi, bụi phóng xạ từ không khí, chất lơ lửng nền đáy – tạo ra do chuyển động của
dòng nước và cá; thức ăn thừa, chất thải của tôm cá nuôi
e. Màu nước
Nước sạch sẽ không có màu, chỉ có lớp nước dày mới có màu xanh lơ. Trên
thực tế, nước thiên nhiên của các thủy vực thường có màu do sự xuất hiện của các
hợp chất vô cơ và hữu cơ hòa tan hay không hòa tan hoặc sự phát triển của tảo.
Trong ao nuôi thủy sản thường có màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục loài
10
tảo này thường phát triển trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ, màu xanh đậm
do sự phát triển của tảo lam phát triển mạnh trong cả môi trường nước lợ, nước ngọt
và nước mặn, màu vàng nâu do sự phát triển của tảo silic, màu vàng cam là do đất
phèn tiềm tàn bị oxy hóa tạo thành các váng sắt, màu đỏ gạch là do nước có nhiều
phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng
hạ lưu, màu nâu đen do trong nước có chứa nhiều vật chất hữu cơ do hàm lượng
oxy hòa tan rất thấp, màu trắng đục do trong nước có chứa nhiều hạt sét…
Màu thực của nước là màu do các hợp chất hòa tan trong nước gây ra, màu
giả là màu của các hợp chất không hòa tan ra. Trong ngành nuôi trồng thủy sản ta
chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn.
f. Mùi
Nước thiên nhiên trong các thủy vực thường có mùi do sự hiện diện của các
vi khuẩn, các hợp chất vô cơ, hữu cơ hòa tan hay không hòa tan gây ra. Các hợp
chất hữu cơ đang bị phân hủy sẽ hình thành các hợp chất có mùi rất khó chịu.
- Mùi tanh và hôi : có vi khuẩn phát triển
- Mùi tanh : nước có nhiều sắt
- Mùi Chlorine : do quá trình khử khuẩn
- Mùi trứng thôi : do có nhiều khí H
2
S
- Mùi bùn : do tảo lục phát triển mạnh
Ngoài ra tảo lam như Anabaena, Nostoc thường tiết ra nhiều độc tố thuộc

loại polypeptite, polysacharit, acid hữu cơ nhất là phytonxite làm cho nước có mùi
rất tanh và độc hại đối với thủy sinh vật, nhiều loài sinh vật không xương sống ở
nước chết hay không sinh sản do bị nhiễm độc bởi các chất thải của tảo.
g. Vị
Nước của thiên nhiên có vị là do sự có mặt một số muối hay khí hòa tan
trong nước gây ra. Vị của nước phụ thuộc vào số lượng và thành phần hóa học của
các chất chứa trong nước, nhiệt độ của nước và độ nhạy cảm người thử. Có thể phân
biệt 4 loại vị cơ bản : mặn, ngọt, đắng, chua.
11
1.2. Vai trò của nước mặt đối với sản xuất và đời sống
1.2.1. Cung cấp nước
Sông ngòi nước ta có lượng dòng chảy rất phong phú nên có thể cung cấp
nguồn thủy lợi dồi dào, đặc biệt là dòng nước. Theo Nguyễn Viết Phổ (1983) việc
sử dụng nước sẽ được xác định theo thứ tự sau : cấp nước uống, cấp nước sinh hoạt,
nước cho công nghiệp thực phẩm, nghỉ ngơi, thể dục thể thao, chăn nuôi thủy sản,
tưới ruộng…nhiên liệu cho điện và công nghiệp. Tổng lượng nước sông ngòi của
nước ta rất phong phú, theo Trần Thanh Xuân (1986) là khoảng 839.10m
3
/năm,
trong đó theo Phan Quang Hạnh (1986) nguồn nước được cung cấp tại chỗ ở Việt
Nam là 316.10
9
m
3
/năm tương ứng với lớp dòng chảy là 953 mm/năm.
Như vậy có thể thấy rằng Việt Nam là một cường quốc về nước mặt và đứng
thứ 11 trên thế giới về nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, mức độ sử dụng nước của
nước ta còn thấp, cũng theo Trần Thanh Xuân (1986) nước ta mới chỉ sử dụng
khoảng 5 – 6% tổng lượng nước. Về mặt này có thể khẳng định qua việc xưa kia
sông Hồng đã tạo nên một nền văn minh lúa nước của dân tộc Lạc Việt và trong

tương lai nhất định sông Hồng, sông Cửu Long sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
nền nông nghiệp của đất nước.
1.2.2. Cung cấp thủy năng
Do lượng nước phong phú và địa hình núi non của nước ta nên nguồn thủy
năng của sông ngòi nước ta cũng rất lớn. Theo kết quả tính toán sơ bộ, công suất
thiết kế có thể tới 31.10
6
kw với tổng lượng điện năng là khoảng 270.10
9
kwh/năm,
chiếm khoảng 2,32% của Châu Á và 0,8% trên toàn thế giới. Tuy nhiên tỷ trọng
thủy năng lại lớn, trung bình là 92,2kw/km
2
, gấp 3,2 lần của Châu Á và 3,5 lần với
Thế Giới (Nguyễn Ngọc Sinh, 1976). Với trữ năng kỹ thuật công suất lắp máy cũng
đạt tới 20.10
6-
kw và điện lượng trung bình hằng năm đạt tới 80.10
9
kwh/năm, tức là
chiếm tới 29,5% tổng thủy năng. Đặc biệt với điều kiện kỹ thuật cao, điện năng sản
xuất có thể tăng lên tới 50%. Ngoài ra nguồn thủy lợi được phân bố khá đồng đều
trong cả nước.
12
Hiện nay, trên đất nước ta đã xuất hiện nhiều công trình thủy điện lớn như
Hòa Bình trên sông Đà với công suất là 1,9.10
6
kw, Trị An trên sông Đồng Nai với
công suất là 0,32.10
6

kw và nhiều công trình khác như Thác Bà trên sông Chảy,
Cấm Sơn trên sông Đà và một số công trình khác sẽ được đưa vào sử dụng trong
thời gian sớm nhất.[1]
1.2.3. Giao thông đường thủy
Giao thông đường sông rất thuận lợi, ở nước ta mạng lưới sông ngòi có mật
độ dày, lại có lượng nước phong phú nên đường sông cũng là một ngành giao thông
quan trọng. Tổng số chiều dài các dòng sông suối có thể đi lại được vào khoảng
42.000 km và riêng miền Bắc đã tới 24.000 km theo Nguyễn Ngọc Sinh (1976)
trong đó khoảng 6.800 – 7.000 km đã được sử dụng thuận tiện cho thuyền bè vận tải
cỡ 10 tấn trở lên.
Nhân dân ta từ xưa đến nay đã sử dụng khá thành công nguồn thủy lợi này
trong vận tải, đồng bằng Bắc Bộ, miền Bắc Trung Bộ với các cửa sông lớn và nhất
là hệ thống kênh rạch đồng bằng Nam Trung Bộ khoảng 4400 km cùng với các cửa
sông lớn đã trở thành mạch máu giao thông quan trọng của nước ta.
Giờ đây, với các hồ nhân tạo ngành giao thông đường sông sẽ phát huy xứng
đáng vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Đó là đóng vai trò điều tiết nước,
cung cấp nước vào mùa khô thoát nước vào mùa mưa, hơn nữa đây cũng sẽ là
những hồ điều hòa sinh thái cho các khu vực đông dân.
1.2.4. Nông – ngư nghiệp
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời, điều này
cũng nhờ vào sự ưu ái ban tặng của thiên nhiên khi đất nước có vị trí địa lí nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng - ẩm quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho cây
nông nghiệp mà đặc biệt là lúa nước phát triển. Với đặc điểm sông ngòi dày đặc,
lượng nước dồi dào đã cung cấp nguồn nước tưới cần thiết cho cây trồng, vật nuôi.
Bên cạnh đó, hàng năm còn cung cấp thêm một lượng phù sa lớn cung cấp dưỡng
chất cho đất đai và cây trồng. Mà tiêu biểu có thể kể đến hai đồng bằng lớn của
13
nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, với những vựa lúa
lớn, cung cấp lương thực chính cho cả nước và khu vực.
Nghề đánh bắt cá trên sông và nuôi trồng thủy hải sản cũng đã góp một phần

đáng kể vào sản lượng khai thác thủy sản. Trữ lượng cá đã lớn mà lượng loài cũng
phong phú với các loài cá ngon như : cá Trôi, cá Trắm…và đặc biệt là các loại cá
quá hiếm như cá Vũ trên sông Đà, cá Trầm Hương trên sông Quế Xuân ở Cao
Bằng.
Các dòng chảy liên kết với nhau làm phong phú thêm nguồn cung cấp thực
phẩm. Mặt khác do nước sông có hàm lượng các ion và muối khoáng cao nên đây là
nơi thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy sản như nuôi cá nước chảy trong sông ở Cửu
Long. Đặc biệt sông ngòi còn là nơi cho cá biển vào đẻ trứng và phát triển nòi giống
như : cá Mòi Cờ rồi cá Cháy đã lần lượt từ Vịnh Bắc Bộ đi sâu vào các sông trong
mùa sinh sản.
1.3. Một số thông số đánh giá chất lượng nước sông
1.3.1. pH
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và
bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đá). Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều
ion gốc axit.
pH là một trong những thông số quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn
nước, nó quyết định đến tính acid, bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan
trong nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết
tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. [3]
1.3.2. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn trong nước thải bao gồm vô cơ, hữu cơ, ion kim loại, sinh
vật…Chất rắn hiện diện trong nước bao gồm vật chất hòa tan và không hòa tan.
Tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) được tính bằng cách cân trọng lượng những chất
còn lại trên giấy lọc được sử dụng khi lọc nước phân tích chất rắn hòa tan. TSS biểu
14
thị lượng vật chất không hòa tan lơ lửng trong nước được biểu thị là mg/l. Nếu nồng
độ cao sẽ ảnh hưởng đến thủy sản.
1.3.3. Nitrat (N - NO
3
)

Hàm lượng nitrat (NO
3
-
) là một trong những thông số quyết định để đánh giá
chất lượng nước. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng NO
3
-
là một trong các
loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng
như thực vật nói chung. Tuy nhiên, khi hàm lượng NO
3
-
trong nước quá lớn thì sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của các
loại sinh vật. Mặt khác, trong nước thải sinh hoạt thường chứa một hàm lượng NO
3
-
rất lớn và thường vượt TCCP
1.3.4. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa
hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO
2
và H
2
O.
COD là một thông số quan trọng được sử dụng rộng rãi để đánh giá hàm
lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. Chất hữu cơ
trong nước bị oxy hóa càng nhiều thì lượng oxy hóa cần thiết cho quá trình oxy hóa
các chất hữu trong mẫu thành CO
2

và H
2
O càng cao. Lượng oxy tương ứng với hàm
lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa và được xác định bằng cách sử dụng chất oxy
hóa mạnh như KMnO
4
, K
2
Cr
2
O
7
trong môi trường axit
1.3.5. Phosphat (P – PO
4
)
Hàm lượng phosphat (PO
4
3-
) cũng là một trong những thông số quyết định để
đánh giá chất lượng nước. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng PO
4
3-
là một
trong các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật cũng như thực vật nói chung. Tuy nhiên, khi hàm lượng PO
4
3-
trong nước quá
lớn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển

của các loại sinh vật. Mặt khác, trong nước thải sinh hoạt thường chứa một hàm
lượng PO
4
-
khá lớn và thường vượt TCCP.
15
1.3.6. Oxy hòa tan (DO)
DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô
hấp của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một
vai trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là
điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật.
Khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì
lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với
DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như một thông số để đánh
giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối với
quá trình tự làm sạch của sông (assimilative capacity - AC). Đơn vị tính của DO
thường dùng là mg/l.
1.4. Khái quát chung về sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng và khu vực nghiên cứu
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên của sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng
Kim Liên là một con sông nhỏ, chảy hoàn toàn trên địa bàn phường Hòa
Hiệp Bắc – Q. Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng, con sông bắt nguồn từ đèo Hải Vân với
độ cao so với mực nước biển khoảng 400 - 500 m chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam có chiều dài khoảng 3,42 km với diện tích lưu vực là 19 km
2
. Sông có lưu
lượng dòng chảy trung bình nhiều năm là 1,54 m
3
/s, lớp dòng chảy trung bình nhiều
năm là 1732,5 mm, modul dòng chảy trung bình nhiều năm là 55 l/l – km
2

, hệ số
dòng chảy là 0,66. [12]
Dòng chảy hằng năm của sông phân bố chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô dòng
chảy nhỏ nên thủy triều ảnh hưởng rất lớn, lượng nước sông trong mùa khô chủ yếu
là nước biển dao động theo chế độ bán nhật triều không đều. Sự nhiễm mặn ở vùng
hạ lưu sông Kim Liên phụ thuộc vào dòng chảy thượng nguồn và chế độ triều của
vịnh Đà Nẵng. Ở các sông ảnh hưởng triều dòng chảy có 2 chiều xuôi ngược luân
phiên nhau. Khi triều lên mạnh dòng chảy ngược từ cửa sông vào sông, ngược lại
khi triều xuống dòng chảy từ sông ra biển. Tốc độ dòng chảy triều thường thay đổi
theo thời gian triều lên, triều xuống và mùa dòng chảy. Vào mùa mưa lũ độ mặn
16
trên sông nhỏ, mùa khô độ mặn tăng trên các sông là lớn nhất; trong đó từ tháng 3
đến tháng 8 là mùa kiệt mức độ nhiễm mặn trên các sông là lớn nhất, trong mỗi
tháng diễn biến độ nhiễm mặn có 2 chu kỳ ứng với thời gian triều cường (trăng tròn
và trăng tối); trong mỗi ngày độ mặn trên sông cũng thay đổi theo triều lên xuống;
triều nhật triều, bán nhật triều cũng làm thay đổi độ mặn theo giờ trong ngày.
Tốc độ dòng triều lên lớn nhất xảy ra vào thời kỳ triều cường trong mùa kiệt
và không vượt quá 0,6 m/s. Khi có lũ lớn trên sông chế độ triều bị phá vỡ
1.4.2. Khái quát về điều kiện kinh tế – xã hội của phường Hòa Hiệp Bắc – Tp. Đà
Nẵng
a. Điều kiện tự nhiên
a1. Vị trí địa lý
Hoà Hiệp Bắc là đơn vị hành chính mới được thành lập từ tháng 4 năm
2005, là phường cửa ngỏ nằm về phía Bắc của Quận Liên Chiểu thuộc thành
phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý địa hình đa dạng, dọc theo chiều dài của phường
(phía đông) có hơn 10 km bờ biển từ Cầu Nam Ô đến giáp ranh với Thị trấn
Lăng Cô. Phía Tây của Phường là dảy Trường sơn giáp với Bạch Mã thuộc
Thị trấn Lăng Cô, Thừa thiên Huế.
17
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng và vị trí lấy mẫu

18
a2. Khí hậu
Chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt độ cao ít bị biến động với nhiệt độ
trung bình hằng năm là 25
o
C. Mùa đông nhiệt độ ít khi xuống dưới 12
o
C, mùa hè
nhiệt độ trung bình 28
o
C - 30
o
C. Độ ẩm không khí trung bình 82%.
Có sự khác nhau rõ rệt giữa các thời kỳ :
- Mùa mưa : chỉ có 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa tập trung
chủ yếu vào tháng 10 và 11. Tổng lượng mưa của 2 tháng này chiếm đến 40 – 6%
tổng lượng mưa năm. Trong 2 tháng này, mưa to lụt lớn thường xuyên xảy ra trên
các dòng sông. Tổng số lũ đạt từ báo động 1 trở lên chiếm 80 % số lũ trong năm.
- Mùa khô : kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Trong đó : từ tháng 1 đến tháng 4
là khô kiệt nhất, mưa ít, hạn hán kéo dài. Tổng lượng mưa trong 4 tháng này chỉ
chiếm khoảng 8 % lượng mưa năm. Từ tháng 5 đến tháng 6 hầu hết thành phố đều
có mưa và mưa dông với lượng mưa lớn, tạo ra một lượng nước bổ sung hữu ích
cho hệ thống sông ngòi thành phố. Đây cũng là thời kỳ thuận lợi cho nông nghiệp.
Từ tháng 7 đến tháng 8 là thời kỳ khô kiệt và nắng do gió Tây Nam kéo dài nhiều
ngày chi phối, lượng nước bốc hơi mạnh, mưa ít. Dòng chảy lại trở lại khô kiệt,
triều, mặn nhập sâu vào sông.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hòa Hiệp Bắc là một phường nằm ở phía Bắc của quận Liên Chiểu thuộc
thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý đa dạng. Toàn phường có hơn 3.500 hộ với
14.000 nhân khẩu với mật độ dân số trung bình 247 người/km

2
, cơ cấu trên địa bàn
37 tổ dân phố và 1 thôn Hòa Vân. Phân bố dân cư hiện nay không đồng đều và có
sự mất cân bằng giữa các địa phương, khu vực miền núi cao mật độ dân số thấp
nhưng diện tích đất đai tương đối lớn trong khi vùng đồng bằng thì đất chật người
đông. Là địa bàn có KCN Liên Chiểu tập trung hơn 40 cơ quan, đơn vị đóng chân,
chính vì vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN được quận giao cho địa phương
thực hiện hằng năm. Trong những năm qua, ngành công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp liên tục phát triển, từ 50 tỷ đồng năm 2005 đến năm 2011 đạt 368 tỷ, tốc độ
19
tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 80 %. Giá trị ngành thương mại – dịch vụ từ
6,2 tỷ đồng năm 2005 đến năm 2012 đạt 47 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm đạt trên 70 %. Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản từ 9,7 tỷ
đồng năm 2005 đến nay đạt trên 10 tỷ đồng. Là phường có KCN Liên Chiểu nên
nước thải, khí thải của KCN thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường tự nhiên
ở đây.
Hiện nay, theo như dự tính thì dân cư tập trung sinh sống và ảnh hưởng
nhiều đến lưu vực chiếm khoảng 37% tổng số dân của địa bàn phường. Cơ cấu kinh
tế của phường hiện nay chủ yếu dựa vào công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản. Trong đó thủy sản chiếm một phần lớn trong cơ cấu kinh tế vùng.
20
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG KIM
LIÊN – QUẬN LIÊN CHIỂU – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Đánh giá cảm quan về hiện trạng chất lượng nước sông Kim Liên – Tp. Đà
Nẵng
Để đánh giá cảm quan về hiện trạng chất lượng nước sông Kim Liên – Tp.
Đà Nẵng, đề tài tiến hành đi thực tế, quan sát chất lượng nước sông Kim Liên trong
đó tập trung vào 4 khu vực nghiên cứu.
Bảng 2.1. Đánh giá cảm quan hiện trạng nước sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng
KV1

KV2
KV3
KV4
Trong
Có màu


Màu sắc
Đục


Không hôi

Có mùi nhẹ

Mùi
Hôi


Ghi chú: KV1: mẫu nước lấy tại khu vực cửa sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng
KV2: mẫu nước lấy tại khu vực chân cầu Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng
KV3: mẫu nước lấy tại gần khu vực nhà máy nước Hải Vân
KV4: mẫu nước lấy tại khu vực cách nhà máy nước khoảng 1,5 km
Qua điều tra khảo sát tôi nhận thấy rằng ở dọc con sông có một số cống thải
trực tiếp ra từ các hộ dân, các nhà máy, KCN…điều này làm ảnh hưởng đến chất
lượng nước sông Kim Liên về mặt cảm quan như màu sắc, mùi. Tại 4 khu vực
nghiên cứu có nhiều rác thải rắn ứ đọng, có mùi nhẹ vào mùa hè, nước bị đen ở
những nơi mà có cống đổ ra, nhiều cặn lơ lửng. Cụ thể như sau:
21
- Ở KV1: đây là nơi gần cửa sông đổ ra biển, có xuất hiện nhiều bùn lắng. Nơi cửa

sông đổ ra có nhiều cặn đen lơ lửng, nước đục, có mùi hôi nhẹ.
- Ở KV2: đây là khu vực dưới chân cầu Liên Chiểu nơi con sông chảy qua, nước ở
đây rất đục, nhiều chất rắn lơ lửng, tập trung nhiều rác thải rắn, bề mặt nước có
đóng váng, mùi tanh.
- Ở KV3: tại đây quan sát thấy nước có độ đục cao, có từ 4 – 5 đầu cống thải sinh
hoạt từ gia đình các hộ dân thải ra sông, có nhiều rác thải rắn, mùi hôi.
- Ở KV4: tại đây dòng chảy khá nhỏ, nước không chảy xiết nhưng có nhiều cặn lơ
lửng, nước đục.
2.2. Đánh giá về hiện trạng chất lượng nước sông Kim Liên thông qua các chỉ
tiêu lý hóa
2.2.1. Chất lượng nước sông đợt 1 (mùa mưa)
Hiện nay, ô nhiễm nước sông là một tình trạng phổ biến ở nhiều nơi trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Việc gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ hay kim loại
nặng như COD, BOD, Pb, Mn
2+
, NO
3
-
- N đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự
nhiên. Chất lượng nước suy giảm đã làm ảnh hưởng đến đời sống của con người bởi
đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất
hơn nữa còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các loài thủy sinh trong khu vực.
Xuất phát từ vấn đề này, đề tài tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong 16
mẫu nước sông thu tại 4 khu vực nghiên cứu qua 2 đợt.
Bảng 2.2. Chất lượng nước thông qua chỉ tiêu lý hóa đợt 1 (mùa mưa)
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ĐỢT 1
STT
TÊN CHỈ
TIÊU
ĐVT

KV1
KV2
KV3
KV4
1
pH
-
7,40
8,02
7,94
7,63
2
TSS
mg/l
56,13
49,05
52,38
39,72
22
3
COD
mg/l
75
69
66
73
4
NO
3
-

- N
mg/l
2,27
4,23
1,56
6,18
5
PO
4
-
- P
mg/l
0,25
0,19
0,22
0,27
6
Cu
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
Ghi chú: KV1: mẫu nước lấy tại khu vực cửa sông Kim Liên – Tp. Đà Nẵng
KV2: mẫu nước lấy tại khu vực chân cầu Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng
KV3: mẫu nước lấy tại gần khu vực nhà máy nước Hải Vân
KV4: mẫu nước lấy tại khu vực cách nhà máy nước khoảng 1,5 km
Qua bảng 2.2 thì ta thấy rằng nhìn chung chất lượng nước sông ở đây có xu
hướng bị ô nhiễm các chỉ tiêu về dinh dưỡng, các chỉ tiêu lý hóa như PO
4

-
- P, COD
nhưng chưa thấy có xuất hiện ô nhiễm kim loại nặng.
Độ pH trung bình tại khu vực nghiên cứu dao động từ 7,04 – 8,02 trong đó
thấp nhất là KV1 với độ pH trung bình là 7,04 và cao nhất là KV2 với độ pH trung
bình là 8,02. So với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt quy định giới
hạn cho phép của pH dành cho mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sản là 6 – 8,5 và
mục đích cấp nước tưới tiêu là 5,5 – 9 như vậy hàm lượng pH ở trong khu vực
nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép.
Hàm lượng Cu trong các khu vực nghiên cứu đều không bị phát hiện, chứng
tỏ nước ở cả 4 khu vực nghiên cứu đều chưa bị ô nhiễm Cu. Đối với các chỉ tiêu về
COD, TSS, PO
4
-
- P khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy hàm lượng
các chất trên đều vượt ngưỡng các tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, cụ thể là :
23
Biểu đồ 2.1. Hàm lượng TSS tại khu vực nghiên cứu qua đợt 1
Theo bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 thì hàm lượng TSS tại khu vực nghiên cứu dao
động từ 38,72 – 56,13 mg/l, trong đó thấp nhất là KV4 với hàm lượng TSS trung
bình là 39,72 mg/l và cao nhất là KV1 với hàm lượng TSS trung bình là 56,13 mg/l.
So với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt quy định giới hạn cho
phép của TSS dành cho mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh là 30 mg/l và mục
đích cấp nước tưới tiêu là 50 mg/l thì ở cả 4 khu vực nghiên cứu đều có hàm lượng
TSS vượt mức giới hạn cho phép. Cụ thể như sau : KV1 vượt 1,87 lần so với mục
đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và vượt 1,12 lần so với mục đích cấp nước tưới
tiêu; KV2 vượt 1,63 lần so với mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và không
24
vượt giới hạn cho phép dành cho mục đích cấp nước tưới tiêu; KV3 vượt 1,74 lần so
với mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và vượt 1,04 lần so với mục đích cấp

nước tưới tiêu; KV4 vượt 1,32 lần so với mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và
không vượt giới hạn cho phép cho mục đích cấp nước tưới tiêu. Vậy cả 4 khu vực
nghiên cứu đều bị ô nhiễm TSS.
Biểu đồ 2.2. Hàm lượng COD tại khu vực nghiên cứu qua đợt 1
Theo bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 thì hàm lượng nhu cầu oxy hòa tan trong nước
dao động từ 66 – 78 mg/l, trong đó thấp nhất là KV3 với hàm lượng COD trung
bình là 66 mg/l, cao nhất là KV4 với hàm lượng COD trung bình là 78 mg/l. So
sánh với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt quy định giới hạn cho
25
phép hàm lượng COD dành cho mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh là 15 mg/l
và mục đích cấp nước tưới tiêu là 30 mg/l thì ở cả 4 khu vực nghiên cứu đều có hàm
lượng COD vượt mức giới hạn cho phép. Cụ thể như sau : KV1 vượt 5 lần so với
mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và vượt 2,50 lần so với mục đích cấp nước
tưới tiêu; KV2 vượt 4,60 lần so với mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và vượt
2,30 lần so với mục đích cấp nước tưới tiêu; KV3 vượt 4,40 lần so với mục đích
nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và vượt 2,20 lần so với mục đích cấp nước tưới tiêu;
KV4 vượt 4,86 lần so với mục đích nuôi trồng, bảo tồn thủy sinh và vượt 2,43 lần
so với mục đích cấp nước tưới tiêu. Vậy cả 4 khu vực nghiên cứu đều bị ô nhiễm
COD.
Biểu đồ 2.3. Hàm lượng NO
3
-
- N tại khu vực nghiên cứu qua đợt 1

×