Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của giống chè PH1, LDP2 tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 107 trang )


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*
Bìa phụ

ðẬU ðÌNH CHUNG


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT HÁI
MÁY ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG CỦA GIỐNG CHÈ PH1, LDP2 TẠI HUYỆN
ANH SƠN - TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ðỗ Văn Ngọc







Hà N
ội
-
2011

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành ñược luận văn này, Tôi ñã nhận ñược sụ hướng dẫn khoa
học, sự giúp ñỡ tận tình của Tiến sỹ ðỗ Văn Ngọc - Viện KHKT Nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc. Sự quan tâm giúp ñỡ của Ban ðào tạo sau ðại
học của các quý thầy, quý cô trong quá trình học tập tại Viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học tiền bối về lĩnh vực cây
chè, cảm ơn Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
ñã giúp ñỡ tận tình trong quá trình triển khai thí nghiệm
Xin chân thành cảm ơn sự tạo ñiều kiện thuận lợi của cán bộ nhân
viên Công ty ðầu tư phát triển chè Nghệ an, Trung tâm khí tượng thủy văn
Bắc Trung Bộ, cán bộ nhân viên làm chè của Xí nghiệp chè Anh Sơn, Nghệ
an trong quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn ñến các ñồng chí, ñồng nghiệp bạn
bè và gia ñình, những người ñã hết lòng ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu./.

Tác giả luận văn




ðậu ðình Chung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, kết
quả nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực.
Những kết quả nghiên cứu này chưa ñược sử dụng, hay công bố trong bất
kỳ một báo cáo, bảo vệ một học vị nào.


Tác giả



ðậu ðình Chung
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv
Mục lục
Bìa phụ i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ðOAN iii
Mục lục iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài: 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài: 3
3.1. Ý nghĩa khoa học: 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 4
4. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài: 4
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ
TÀI 5
1.1. Giá trị của cây chè 5
1.2. Sản xuất và tiêu thụ chè 6
1.2.1. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 7
1.2.3. Sản xuất chè ở Nghệ An 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 14

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22
1.4. Cơ sở khoa học 30

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v

Chương II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 34
2.1. Vật liệu nghiên cứu. 34
2.1.1. Giống chè 34
2.1.2. ðặc ñiểm ñất ñai 36
2.2. Nội dung nghiên cứu 36
2.2.1.Nội dung nghiên cứu 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1.Bố trí thí nghiệm 37
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 38
2.3.2.Các chỉ tiêu theo dõi 38
2.3.3. Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu 39
2.3.4. Các phương pháp theo dõi, ño ñếm thí nghiệm. 39
2.3.4.1. Theo dõi ñặc ñiểm sinh trưởng 39
2.3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng hái chè bằng máy ñến chất lượng nguyên liệu
chè LDP2, và PH1 41
2.3.4.3. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của sử dụng hái máy. 42
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 42
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp hái ñến sinh trưởng cây chè 43
3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp hái ñến năng suất giống chè PH1, LDP2.45
3.2.1. Biến ñộng tán chè do biện pháp hái chè khác nhau 45

3.2.2. Biến ñộng mật ñộ búp chè do biện pháp hái chè khác nhau 47
3.2.3. Biến ñộng chiều dài búp chè do biện pháp hái chè khác nhau 50
3.2.4. Biến ñộng trọng lượng búp chè do biện pháp hái chè khác nhau 51
3.2.5. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến năng suất của 2 giống chè PH1, LDP2. 53
3.3. Ảnh hưởng của các biện pháp hái ñến chất lượng chè. 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi
3.3.1. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến tỷ lệ phẩm cấp nguyên liệu của 2 giống
chè PH1, LDP2 55
3.3.2. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến thành phần cơ giới nguyên liệu của 2
giống chè PH1, LDP2. 57
3.3.3. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến chất lượng chè qua ñánh giá cảm quan.58
3.3.3.1. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến chất lượng chè xanh 58
3.3.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp hái máy ñến thu hồi sản phẩm chè xanh
61
3.3.3.3. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến chất lượng chè CTC 63
3.4. ðiều tra diễn biến một số loại sâu bệnh hại chính trên 2 giống chè LDP2
và PH1 67
3.5. Hiệu quả của việc hái máy so với hái tay 68
3.5.1 Hiệu quả lao ñộng của việc hái máy so với hái tay 68
3.5.2. Hiệu quả kinh tế của việc hái máy so với hái tay 68
3.6. Khảo sát tính năng các thiết bị của 2 loại máy hái chè 71
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. ðề nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 84









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết ñầy ñủ
BVTV Bảo vệ Thực vật
HSDT Hệ số diện tích lá
ðC ðối chứng
CT Công thức






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất chè Việt nam các năm 2005-2009 8

Bảng 1.2. Hàm lượng nước, tanin, chất hoà tan ở các vị trí lá khác nhau 32

Bảng 2.1. Bố trí các công thức thí nghiệm 38

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp hái ñến hình thành lứa hái và thời
gian giữa 2 lứa hái 2 giống chè LDP2 và PH1 43

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp hái ñến ñộ rộng tán chè 45

Bảng 3.3. Ảnh hượng của các biện pháp hái ñến ñộ dày tán chè 46

Bảng 3.4. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến mật ñộ búp chè 48


Bảng 3.5. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến ñộ dài búp chè 50

Bảng 3.6. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến khối lương búp chè của 2 giống chè
PH1, LDP2. 51

Bảng 3.7. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến năng suất của 2 giống chè PH1,
LDP2. 54

Bảng 3.8. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến tỷ lệ búp mù xòe của 2 giống chè
PH1, LDP2. 56

Bảng 3.9. Ảnh hưởng biện pháp hái ñến thành phần cơ giới nguyên liệu của 2
giống chè PH1, LDP2. 58

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả ñánh giá cảm quan sản phẩm chế biến từ giống
chè LDP2 59

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả ñánh giá cảm quan sản phẩm chế biến từ giống
chè PH1. 60

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của biện pháp hái máy ñến hệ số thu hồi sản phẩm khi
chế biến chè xanh 62


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả ñánh giá cảm quan sản phẩm chế biến từ giống
chè LDP2 64


Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả ñánh giá cảm quan sản phẩm chế biến từ giống
chè PH1. 65

Bảng 3.15. Tình hình một số sâu hại chính trên 2 giống chè LDP2 và PH1 67

Bảng 3.16. Hiệu quả lao ñộng của các công thức hái 67

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của hái máy so với hái tay 69























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biến ñộng tán chè tại các thời ñiểm 46
Hình 3.2. Biến ñộng búp chè của các biện pháp hái tại các thời ñiểm 49
Hình 3.3. Năng suất chè của các biện pháp hái khác nhau 55



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây chè từ lâu ñã ñược con người phát hiện và sử dụng làm ñồ uống ñể
giải khát, càng về sau người ta càng phát hiện thêm nhiều tác dụng hữu ích
của chè. Uống nước chè có tác dụng chống ñược lạnh, khắc phục sự mệt mỏi
của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ ñại não làm cho tinh
thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn. ðó là trong lá chè có chứa các hợp
chất Caphein, ñặc biệt là các sản phẩm chè xanh có chứa các chất Tanin,
TheoFlin, Theobrobin có tác dụng chữa bệnh ñường ruột, kích thích tiêu hóa
mỡ, chống béo phì, chống sâu răng và bệnh hôi miệng, trong chè còn có rất
nhiều Vitamin C, B2, PP, K, E và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể, Tại
các hội nghị quốc tế về chè và sức khỏe con người tại Calculta (Ấn ñộ 1993),
Shizuoka (Nhật bản 2001, 2004), Hàng Châu ( Trung Quốc 1996, 2005) các
kết quả nghiên cứu mới cho thấy nhiều tác dụng hữu ích của chè xanh về chức

năng ñiều hòa sinh lý con người, chức năng phòng ngừa ung thư bằng cách
củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu
ñường, ngăn ngừa Cholesterol tăng cao, chống lão hóa do tác dụng chống oxy
hóa.
Nghệ An có diện tích trồng chè 8.960 ha, cơ cấu giống chè chủ yếu sử
dụng các giống chọn tạo trong nước: PH1, LDP1, LDP2. ðến nay, tỷ lệ chè
giống mới LDP2 trồng bằng phương pháp giâm hom ñã ñạt trên 90% diện tích
chè toàn tỉnh, Trong ñó khoảng 6500 ha chè ñang trong thời kỳ thu hoạch.
Diện tích chè tập trung chủ yếu ở các Huyện Con Cuông, Thanh Chương, Tân
kỳ và Kỳ Sơn. Năng suất chè ñạt bình quân trên 10 tấn búp tươi/ha/năm. Hiện
sản phẩm chè của Nghệ An ñã xuất khẩu sang 16 nước thuộc các khu vực
Châu Âu, ðông Âu, ðông Á.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Cây chè không chỉ là cây xoá ñói giảm nghèo mà ñang từng bước vươn
lên trở thành cây làm giàu. Thị trường chè ngày càng mở rộng ñòi hỏi năng
suất, chất lượng sản phẩm chè phong phú phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. ðể tạo ra sản phẩm chè an toàn và chất lượng cao cần phải tiến hành
ñồng bộ các giải pháp từ chuyển ñổi cơ cấu giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm
sóc bảo quản và chế biến sản phẩm. Do ñó mục ñích của việc ñưa máy hái chè
vào sản xuất chè là nhằm ñảm bảo sự sinh trưởng của cây chè tăng năng suất
và sản lượng và phẩm chất của nguyên liệu chế biến.
ðể ñiều hòa giữa năng suất và chất lượng chè búp tươi với sinh trưởng
và phát triển của nương chè, người ta ñề ra tiêu chuẩn búp hái và số lá chừa
cho từng thời vụ, ñồng thời áp dụng kỹ thuật hái “san trật”. Khi hái san trật,
mỗi lứa hái chỉ cách nhau 5 -7 ngày trong khi ñó tại thời ñiểm hiện nay hầu
hết các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng cho chè ñều ñòi hỏi phải có thời gian
cách ly từ 5 -7 ngày chính vì thế việc ñảm bảo thời gian cách ly sau mỗi lần

phun thuốc bảo vệ thực vật là rất khó khăn. Nếu ñảm bảo thời gian cách ly thì
chè quá lứa già) nếu hái sớm thì chè không ñảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Muốn hái chè san trật thì phải hái bằng tay (lao ñộng thủ công) trong
khi ñó năng suất hái chè bằng lao ñộng thủ công ñạt thấp. Nếu hái ñúng kỹ
thuật thì mỗi công lao ñộng thủ công chỉ ñạt từ 50kg/ngày. Như vậy năng
suất sản lượng nương chè càng cao thì chi phí công lao ñộng hái chè càng lớn.
Theo tính toán thấy rằng chi phí công lao ñộng hái chè chiếm 40 - 45% tổng
chi phí cho nương chè và chiếm 25 - 30% giá bán chè búp tươi. Do chi phí
cho việc hái chè cao nên hiệu quả kinh tế của người trồng chè ñạt thấp. Ngoài
ra do phải ñầu tư nhiều công lao ñộng cho việc hái chè nên nông dân cũng ít
có thời gian và lao ñộng ñầu tư thâm canh cho nương chè.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Mặt khác, trong sản xuất chè ñã tiêu tốn lượng nhân công thu hái lớn từ
480 - 715 công/ha ñối với chè ñạt 12 - 20 tấn búp/ha. So với nhiều ngành khác
thì sản xuất chè là ngành công nghiệp ñòi hỏi sử dụng nhiều lao ñộng thủ
công. ðặc biệt vào những tháng cao ñiểm chính vụ thu hoạch chè búp tươi (từ
tháng 4 ñến tháng 9) nhu cầu về lao ñộng thu hái chè rất cao bởi chè cần ñược
hái ñúng lứa ñể ñảm bảo chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Các hộ trồng
chè có diện tích lớn ñều thiếu lao ñộng trong khi ñó việc thuê nhân công rất
khó khăn. Do vậy thường làm chậm và kéo dài lứa hái ñã ảnh hưởng ñến chất
lượng chè nguyên liệu cho chế biến.
Từ những yêu cầu và thực tế trên chúng tôi ñã tiến hành thí nghiệm:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái máy ñến sinh trưởng, năng
suất, chất lượng của giống chè PH1, LDP2 tại Huyện Anh sơn - Tỉnh Nghệ
An"
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài

Trên cơ sở xác ñịnh ñược ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè bằng máy tới
sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng chè và hiệu quả kinh tế của
giống chè PH1, LDP2 ở huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ an. ðể hoàn thiện quy
trình kỹ thuật hái chè ñạt năng suất cao, chất lượng tốt theo hướng sản xuất
chè an toàn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học làm
cơ sở khoa học của việc sử dụng máy hái chè có hiệu quả, làm tài liệu tham
khảo có giá trị cho giảng dạy và nghiên cứu về cây chè trong ñiều kiện sinh
thái của tỉnh Nghệ An.
ðề xuất ñược kỹ thuật hái chè tốt nhất, máy hái phù hợp nhất trong
ñiều kiện tỉnh Nghệ an.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác ñịnh hiệu quả của kỹ thuật hái chè bằng máy, sử dụng máy hái
thích hợp. Nâng cao năng suất cây chè và năng suất lao dộng người sản xuất,
tăng hiệu quả sản xuất chè, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Kết quả của ñề tài là cơ sở ñể khuyến cáo và triển khai trong sản xuất
chè ở ñiều kiện Nghệ An khắc phục tình trạng thiếu lao ñộng thời vụ khi ở
mùa hái chè rộ.
4. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
Thời gian : ðề tài ñược tiến hành từ tháng 01/ 2011 tới tháng 11/2011
ðịa ñiểm : Tại Xí nghiệp chè Bãi phủ - Huyện Anh Sơn thuộc Công ty
ðầu tư phát triển chè Nghệ An.
ðề tài ñi sâu nghiên cứu xác ñịnh ảnh hưởng của kỹ thuật hái máy tới
sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng chè và hiệu quả kinh tế của

giống chè PH1, LDP2 trong ñiều kiện Tỉnh Nghệ An.













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Giá trị của cây chè
Chè là loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới, nước chè ngoài tác
dụng giải khát, còn có nhiều tác dụng khác rất có lợi cho sức khỏe của con
người như: có tác dụng an thần, chữa bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
ðối với nhiều người, uống chè còn là một tập quán, một thú vui, là phương
pháp tu thân tĩnh dưỡng, là ñạo là triết lý sâu xa, là sự hòa hợp giữa con người
với thiên nhiên và vũ trụ, giữa con người với con người. ðối với một số quốc
gia, uống chè gắn liền với phong tục tập quán, chè gắn liền với lễ hội, cưới
hỏi, chè là văn hóa giao tiếp, là cách ñối nhân xử thế [11], [57].
Chè là cây trồng dễ dàng ñưa vào cơ cấu hệ thống cây trồng khai thác
và sử dụng ñất dốc bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại nhiều nước

trồng chè trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay diện tích ñất trống, ñồi núi còn
rất lớn, phát triển cây chè kết hợp với trồng các loại cây trồng khác là một
trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, tạo cân
bằng sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo ñất, bảo vệ chống xói
mòn, rửa trôi [15], [18]. ðể sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn
lao ñộng dồi dào, thay ñổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với ñiều kiện không
tranh chấp với diện tích trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có
ưu thế nhất. Hiện nay nước ta mới sử dụng khoảng 50% ñất nông nghiệp.
Nguồn lao ñộng của nước ta dồi dào nhưng phân bố không ñều, chủ yếu tập
trung ở vùng ñồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lượng lao ñộng sống
rất lớn. Do ñó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là
một biện pháp có hiệu lực, vừa ñể sử dụng hợp lý vừa ñể phân bố ñồng ñều
nguồn lao ñộng dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc phát triển mạnh cây chè
ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ các xí nghiệp công nghiệp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

chế biến chè hiện ñại ngay ở những vùng ñó, do ñó làm cho việc phân bố
công nghiệp ñược ñồng ñều và làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng
ñuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa.
ðối với tỉnh Nghệ an, phát triển cây chè là giải pháp quan trọng giải
quyết ñời sống việc làm, tăng thu nhập cho người lao ñộng. Kim ngạch xuất
khẩu chè là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ lực trong số các mặt
hàng nông sản của ñịa phương.
1.2. Sản xuất và tiêu thụ chè
Ngày nay khó có thể thấy một dân tộc nào trên thế giới xa lạ với sản
phẩm chè, uống chè ñược xem như sử dụng cây thuốc cổ xưa và còn cổ xưa
hơn nhiều những bài thuốc cổ nổi tiếng cả ngàn năm. Không một loại cây
trồng nào ñi vào ñời sống con người sâu sắc, ñậm ñà như cây chè. Ở Việt

Nam, uống chè là một thói quen, một thú vui, ở Nhật Bản có trà ñạo như một
ñạo lý tĩnh dưỡng tâm hồn, một nét thanh tao trong cuộc sống. ðó là một thứ
ñạo, một cuộc sống tâm linh trong sáng và nhân ái. Ngày nay chè ñược tiêu
thụ rộng rãi trên thế giới với những sản phẩm ña dạng theo tập quán và thị
hiếu của các dân tộc khác nhau.
1.2.1. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Trên thế giới hiện có khoảng 50 quốc gia sản xuất chè, trong ñó Châu
Á có 18 nước, Châu Phi có 19 nước, Châu Mỹ có 11 nước, Châu ðại Dương
có 2 nước. Các nước có tỷ trọng sản lượng chè lớn (năm 2008) gồm: Ấn ðộ
(chiếm 26% tổng sản lượng chè thế giới, Trung Quốc (chiếm 25%), Srilanca
(chiếm (10%), Kenya (chiếm 10%). Sản phẩm chè ñược tiêu thụ tại 115 nước
trên thế giới, trong ñó Châu Âu có 28 nước, Châu Á có 29 nước, Châu Phi có
34 nước. Theo số liệu thống kê năm 2008, 5 nước có giá trị kim ngạch nhập
khẩu chè lớn nhất thế giới là: Nga (510,6 triệu USD), Anh (364,0 triệu USD),
Mỹ (318,5 triệu USD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và ðức (181,4 triệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

USD). ðây ñồng thời cũng là những nước có kim ngạch nhập khẩu cao nhất
trong các năm 2006, 2007. Tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè thế
giới ñạt gần 3,5 tỷ USD, trong ñó 3 nước dẫn ñầu là Srilanca (1,2 tỷ USD),
Trung Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn ðộ (501,3 triệu USD) (Báo cáo ngành
chè Việt Nam quý I năm 2009).
Theo thống kê của Hiệp hội chè xanh thế giới, có khoảng 70% sản
lượng chè thu hoạch hàng năm là chè ñen, 22% là chè xanh , 8% còn lại là các
loại chè khác. Sản phẩm Chè ñen ñược tiêu thụ mạnh tại thị trường Châu Âu,
Châu Phi, Mỹ và Úc. Chè xanh ñược tiêu thụ mạnh tại thị trường Châu Á, ñặc
biệt là Nhật Bản (trung bình nhu cầu tiêu thụ chè xanh tại Nhật là 100 nghìn
tấn/năm). Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2006, tổng lượng tiêu thụ chè

thế giới ñạt 3.644,2 nghìn tấn, trong ñó lượng tiêu thụ chè tại các nước phát
triển là 926,1 nghìn tấn, tại các nước ñang phát triển là 2.718,1 nghìn tấn.
Nhìn chung lượng chè tiêu thụ của thế giới ổn ñịnh qua các năm 2003 – 2006.
Trong tổng lượng tiêu thụ chè, lượng tiêu thụ chè ñen chiếm 65%. Theo dự
ñoán ñến năm 2017, tổng lượng tiêu thụ chè ñen của thế giới ñạt 2.819,9
nghìn tấn. Trung Quốc là nước tiêu thụ chè xanh lớn nhất thế giới (670,7
nghìn tấn/năm) (FAO (2008) - Ủy ban liên chính phủ về các vấn ñề hàng hóa
họp về chè từ 14 - 16/05/2008, tại Hàng Châu, Trung Quốc).
Sản xuất chè thế giới có truyền thống, sản phẩm ña dạng, sản xuất chè
thế giới có sự ổn ñịnh cả về qui mô diện tích, sản lượng, giá bán ít có ñột
biến, sản xuất chè gắn liền với ñời sống của các nước có nhiều lao dộng, có
truyền thống văn hóa. Các công nghệ mới càng ngày càng ñược áp dụng
nhiều trong sản xuất ñặc biệt là các giống mới, kĩ thuật canh tác mới và thiết
bị cơ giới hóa, tự ñộng hóa càng ngày càng nhiều.
1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Việt Nam là nước có ngành sản xuất chè lâu ñời, có nhiều lợi thế như
ña dạng phong phú về nguồn giống, ñất ñai khí hậu phù hợp, nhiều mô hình
năng suất cao (trên 30 tấn/ha); Nhiều vùng chè chất lượng cao như Tân
Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm ðồng); Các giống
chè Shan bản ñịa năng suất cao, chất lượng tốt có thể chế biến chè vàng, Phổ
nhĩ và sản xuất chè hữu cơ giá trị caosản xuất chè việt nam có hai loại chính
là chè ñen,chè xanh và một phần là chè vàng,chè phổ nhĩ,chè oolong .
Theo số liệu thống kê, năm 2009, cả nước có 129,3 ngàn ha chè, trong
ñó diện tích cho sản phẩm là 111,6 ngàn ha. Tính từ 1995 - 2009, diện tích
chè cả nước tăng thêm 61,3 ngàn ha, trong ñó miền Bắc tăng 52,6 ngàn ha
(tăng chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du miền núi phía bắc (TDMNPB): 47,7

ngàn ha); các tỉnh phía Nam tăng 8,7 ngàn ha (tăng chủ yếu ở tỉnh Lâm ðồng
10,5 ngàn ha, một số tỉnh khác giảm diện tích).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất chè Việt nam các năm 2005 - 2009
Hạng mục ðơn vị

2005 2006 2007 2008 2009
2009/2005
(%)
Tổng diện
tích
1000
ha
121,4

122,5

126,2 129,50 129,30 6,50
Diện tích
cho sản
phẩm
1000
ha
89,3 97,7 107,4 110,70 111,60 24,90
Năng suất
búp tươi
Tạ/ha 56,2 58,3 65,7 68,60 71,50 27,22
Sản lượng
1000
tấn
501,8


570,0

705,9 759,72 797,90 59,00
Nguồn: Tổng cục thống kê

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Trong suốt giai ñoạn 2005 - 2009, diện tích chè tăng 6,5%, năng suất
tăng 27,22%, sản lượng tăng 59,0% (296,1 nghìn tấn). Trong ñó vùng Trung
du miền núi phía Bắc có tỷ lệ tăng diện tích cao hơn các vùng khác (cơ sở lý
giải là do vùng này còn quỹ ñất ñể mở rộng diện tích chè, và không bị các cây
trồng khác canh tranh). Năng suất chè ở vùng này thấp hơn năng suất trung
bình cả nước, nhưng tỷ lệ tăng năng suất cao hơn, do tiềm năng nâng cao
năng suất chè ở vùng này vẫn còn nhiều.
Cho ñến nay, sản phẩm chè của Việt Nam ñã có mặt tại 110 quốc gia và
vùng lãnh thổ, trong ñó thương hiệu “Che Viet” ñã ñược ñăng ký và bảo hộ
tại 70 thị trường quốc gia và khu vực thuộc 5 Châu lục.
Việt Nam tham gia xuất khẩu nhiều loại sản phẩm chè, trong ñó chè
ñen vẫn chiếm chủ yếu (76 - 80%), còn lại là chè xanh và các loại sản phẩm
chè khác (24% - 20%). Thị trường chè xanh chủ yếu là các nước thuộc Châu
Á: ðài Loan, Nhật Bản, Pakistan, Singapore, Trung Quốc…Thị trường chè
ñen chủ yếu vùng trung cận ñông , Châu Âu và vùng Tây Á.
Theo Hiệp hội chè Việt Nam, ba tháng ñầu năm 2011, Việt Nam ñã
xuất khẩu chè ñến 45 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, chủ yếu vẫn là thị
trường Pakistan, Nga, ðài Loan, Trung Quốc và Afghanistan. Giá chè xuất
khẩu bình quân ñạt 1,41 USD/kg, giảm so với cùng kỳ năm 2010, lượng chè
ñen xuất khẩu cũng giảm ñến 37%; chè xanh xuất khẩu bình quân ñạt
1,484USD/kg (không thay ñổi so với năm 2010). Tuy nhiên, số lượng doanh

nghiệp tham gia xuất khẩu chè chưa hề giảm nên có sự cạnh tranh khá khốc
liệt trên thị trường, ảnh hưởng ñến giá chè xuất khẩu.
1.2.3. Sản xuất chè ở Nghệ An
Cây chè có tại Nghệ An ñã lâu ñời, ñã có giống ñặc sản chè Gay Anh
Sơn và tập quán uống nước chè ñậm ñặc "Cắm ñũa không ñổ" tồn tại bao ñời
nay. Song việc trồng chè công nghiệp lại ñi sau, thực chất mới bắt ñầu phát

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ñể xuất khẩu từ năm 1986 trở lại
ñây.
Tuy phát triển muộn nhưng ñã ñúc rút ñược những bài học quý báu và
tranh thủ ñược sự giúp ñỡ của các nhà khoa học trong Ngành chè, nên cây chè
trên ñất Nghệ An phát triển rất bền vững trong những năm gần ñây.
Về giống chè: Là Tỉnh ñạt trên 90% diện tích chè trồng bằng giống mới
áp dụng tiến bộ kỹ thuật giâm cành, trong ñó giống PH1 chiếm 40%; giống
chè lai LDP1, LDP2 chiếm gần 50% diện tích, ñây là giống có chất lượng
khá, chống chịu hạn khá, phát triển ñược ñất nghèo dinh dưỡng, trên diện tích
trồng thay thế giống chè cũ (ñất trồng chè nhiệm kỳ 2). Nghệ An ñang khu
vực hóa các giống chè Shan: Shan tham vè, Shan Hà Giang, Shan Cù Dề
Phùng, TB14, trồng thích hợp tại vùng núi cao Kỳ Sơn, với diện tích ñạt ñựợc
gần 300 ha, bước ñầu có giá trị kinh tế - xã hội rất cao. Ngoài ra, tại Nghệ An
ñang lưu giữ và thử nghiệm tập ñoàn giống nhập nội chất lượng cao như: Keo
Am Tích, Hùng ðỉnh Bạch, Ngọc Thúy, Kiara 8. Cyn 143 Kết quả thử
nghiệm bước ñầu cho thấy là những giống có triển vọng cả về năng suất và
chất lượng.
Về kỹ thuật gieo trồng: Nghệ An chủ ñộng ngay từ ñầu áp dụng các
biện pháp thâm canh ñể sản xuất ra sản phẩm chè an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Sản phẩm chè của Nghệ An ñược Hiệp hội chè nhiều nước như Anh, Hà Lan,
Mỹ chấp nhận vì không vượt quá giới hạn cho phép hàm lượng Nitơrat,

không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do toàn bộ diện tích chè của tỉnh
Nghệ An ñã 5 năm gần ñây không phun thuốc trừ sâu.
Về chế biến: Với cách làm vùng nguyên liệu chè phát triển ñến ñâu thì
ñầu tư các dây chuyền chế biến chè ñến ñó, hiện nay trên ñịa bàn toàn tỉnh ñã
có 8 nhà máy chế biến chè lớn, nhỏ với tổng công suất 148 tấn/ngày. Trong
ñó có 6 dây chuyền chế biến chè ñen CTC công suất 76 tấn/ngày, 6 dây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
chuyền chế biến chè xanh công suất 112 tấn/ngày và một số cơ sở nhỏ chế
biến chè xanh ñược ñặt rải rác ở một số vùng nguyên liệu, tiết kiệm thời gian
và công sức vận chuyển, bảo ñảm chất lượng chè trước khi chế biến.
Sản phẩm chè sau chế biến ñạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu ra nước ngoài rất ñược thị
trường ñón nhận. ðó là các loại chè: Chè ñen CTC bao gồm các chủng loại
BOP, BP1, BF1, PB; Chè ñen Othedox bao gồm các chủng loại: OP, FBOP,
PPS, BSP, DUST; Chè xanh bao gồm các chủng loại: grade A, grade B, grade
B2, grade Broken và grade Dust…Tất cả những sản phẩm chè nói trên ñều
ñược mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam - Production in Nghe An
Province”.
Sản phẩm chè Nghệ An bây giờ không còn là sản phẩm tiêu thụ trong
tỉnh và trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ñem lại giá trị kinh tế cao
cho tỉnh nhà. Với công nghệ chế biến tiên tiến và hiện ñại như hiện nay, sản
phẩm chè Nghệ An ñã có mặt trên thị trường các nước thuộc khu vực Âu, Á,
Mỹ như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, ðài Loan, Pakistan, Cô oét, I Ran, I Rắc,
Kenia, Anh, ðức…, ñược người tiêu dùng ñánh giá cao về chất lượng sản
phẩm. ðó là một tín hiệu vui cho cả người trồng chè, người kinh doanh và là
niềm tự hào của Nghệ An.
Dù còn nhiều hạn chế nhưng bước ñầu tham gia thị trường chè xuất
khẩu, Công ty ñầu tư và phát triển chè Nghệ An ñã thu về cho tỉnh nguồn

ngoại tệ ñáng kể: Năm 2007 ñạt 6 triệu USD, năm 2008 ñạt 6,5 triệu USD và
năm 2009 ñạt trên 7 triệu USD.
Tiến ñộ này hứa hẹn trong tương lai gần, cây chè công nghiệp Nghệ An
sẽ là cây trồng chủ lực xoá ñói, giảm nghèo, làm giàu cho quê hương Nghệ
An ( />p2t29c30a4242.aspx)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
ðặc ñiểm của huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ an
Anh Sơn là huyện thuộc miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An.
Hiện nay, Anh sơn là huyện trồng chè, trồng mía chủ lực của tỉnh. Phía Tây
bắc của huyện có tới 23.400 ha rừng, trong ñó có 10.000 ha thuộc rừng
nguyên sinh Pù mát. Toàn huyện có tổng diện tích 597,47 km2, dân số năm
2010 là 120.334 người, gồm 19 xã và 1 thị trấn. Tốc ñộ tăng trưởng GDP bình
quân 15%/năm (từ 2006 - 2010) [38].
Là huyện có vùng chè lớn nhất tỉnh Nghệ An. Hiện nay toàn huyện có
3.000 ha chè công nghiệp, có 6 ñơn vị sản xuất chè tập trung (Xí nghiệp chè
Anh Sơn, Xí nghiệp chè Bãi Phủ, Xí nghiệp chè Hùng sơn, Xí nghiệp chè
Tháng 10, Tổng ñội Thanh niên xung phong số 1). Mặc dù trong những năm
gần ñây kinh tế của vùng ñã có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ. Song vẫn là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của Huyện năm 2010 như sau:
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản 39%.
+ Công nghiệp và xây dựng 31,5%.
+ Dịch vụ 29,5%.
+ Trong nội ngành: Ngành nông nghiệp chiếm 71%, lâm nghiệp chiếm
25%, thủy sản chiếm 4%.
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện ñã chuyển ñổi ña
dạng hóa các loại cây trồng: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây chè, cây
mía. cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả

Năm 2000 diện tích trồng chè toàn Huyện có 750 ha, trong ñó có 300
ha chè trồng bằng hạt ñã già cỗi. Nhờ có chính sách ưu tiên phát triển cây chè
Huyện ñã ñấy mạnh trồng mới chè bằng các giống mới theo phương pháp
giâm cành, chủ yếu là giống LDP2. ðến nay toàn huyện ñã có tổng diện tích
gần 3.000 ha. Mặc dù tuổi chè còn nhỏ, một số diện tích mới ñưa vào kinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
doanh, song có sự ñầu tư thâm canh ngay từ trồng mới và thời kỳ KTCB nên
những nương chè ở tuổi 5, 6 ñã cho năng suất gần 12 tấn búp tươi/ha, ñã góp
phần nâng cao ñời sống người làm chè, ñồng thời ñã tạo ra ñộng lực thúc ñẩy
phát triển cây chè cả về diện tích, năng suất của vùng. Về công nghiệp chế
biến chè: Toàn Huyện cỏ 6 dây chuyền chế biến chè. tổng công suất 60 tấn
búp tươi/ngày, bao gồm:
+ Hai dây chuyền chế biển CTC (thiết bị ñồng bộ của Ấn ðộ): 24 tấn
búp tươi /ngày.
+ Một dây chuyền OTD (thiết bị của Liên Xô cũ): 12 tấn búp/ngày.
+ Bốn dây chuyền chè xanh (thiết bị của Trung Quốc): 24 tấn
búp/ngày.
Kế hoạch dự kiến năm 2012 ñạt diện tích 3.500 ha chè, năng suất bình
quân trên vườn chè kinh doanh ñạt 10 tấn/ha, tổng sản lượng toàn vùng ước sẽ
ñạt 28.000 tấn búp tươi.
Anh Sơn là thủy tổ của cây chè Gay với phong tục từ lâu ñời dùng ñế
nấu nước chè tươi, huyện nằm ở vị trí ñịa lý 18
0
47" ñến 18
0
53” vĩ ñộ Bắc, từ
105
0

7,, ñến 105
0
12” kinh tuyến ðông, ñịa hình chủ yếu gò ñồi có núi bao bọc
xung quanh gồm có 3 loại hình cơ bản:
Dạng ñồi nhấp nhô kiểu bát úp và chia cắt mạnh, ñộ cao trung bình từ
55 - 75 m thấp nhất 31,2m cao nhất 122,5m, có ñộ dốc từ 10 - 20
0
. ðất phát
triển trên phiến thạch tầng dày từ 50 - 70 cm chiếm ưu thế.
Dạng ñồi bát úp xen kẽ chia cắt thành ñồi ñộc lập có ñỉnh tròn.
Dạng ñồi nhấp nhô tạo thành dãy liên tục ñộ cao từ 55 - 70 m, ñộ dốc
trên 20
0
ñất phát triển trên ñá phiến thạch, phiến sa thạch, tầng dày 45 - 50
crn, ñôi khi ñất có lớp phù sa cổ rất mỏng.
Nhiệt ñộ trung bình năm 23,6°c, tháng thấp nhất 14,9
0
c (Tháng 1),
tháng nắng nhất 34,2
0
C (Tháng 7). Tổng lượng nhiệt cả năm 8.630
0
C, lượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
mưa trung bình 1.854 mm/năm, có 7 tháng lượng mưa trên 100 mm/tháng,
mưa muộn tập trung vào tháng 9 (409 mm/tháng). ðộ ẩm bình quân 86%, số
ngày có mưa 140 ngày/năm. Gió Tây khô nóng kéo dài 30 -40 ngày, ở những
vùng có tầng ñất mỏng chè thường bị táp lá và cháy. ðất ñai gồm có 2 loại

hình chính phiến thạch và phiến sa thạch.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu chọn tạo giống:
Nghiên cứu giống chè tập trung công tác lai tạo giống nhằm cải thiện
chất lượng chè Việt. Ngoài ra, sử dụng biện pháp nhập nội giống tốt và bước
ñầu sử dụng phương pháp ñột biến và chỉ thị phân tử trong chọn giống chè.
ðể nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phải có những giống chè thích
ứng cho từng vùng sinh thái, có khả năng chống chịu tốt và ña dạng hóa các
loại sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. ðến nay Viện nghiên cứu chè
Phú Hộ ñã thu thập và bảo quản quỹ Gen gồm 153 dòng/giống chè. Bằng
phương pháp chọn lọc cá thể ñã chọn ñược giống PH1 bằng phương pháp lai
hữu tính ñã chọn ñược 2 giòng LDP1 và LDP2 Các giống mới trồng phổ
biến ngoài sản xuất hiện nay là PH1, TRI 777, LDP1, LDP2, 1A, TH3, Bát
tiên với phương pháp trồng cành, còn lại là diện tích chè trung du, chè Shan
lẫn tạp trồng bằng hạt (ðoàn Hùng Tiến, 1999).
Năm 2000 chúng ta ñã nhập nội 12 giống chè của Trung quốc,
Indonesia, Srilanca theo chương trình giống của Chính phủ (Thiết bảo trà,
Hoa nhật kim, Hùng ñỉnh bạch, PT95, Kiara 8, Long vân 2000, Hương tích
sơn, Phú thọ 10, Keo am tích, TRI 2024, Sinrynuan 143 ñã có một số giống
tỏ ra có triển vọng ñược Hội ñồng khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công nhận 07 giống tạm thời vào năm 2003, trong ñó có
những giống tạm thời ñang ñược phổ biến nhanh ngoài sản xuất nhờ tính ưu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
việt về năng suất và chất lượng như: Hùng ðỉnh Bạch, Phúc Vân Tiên, Keo
Am Tích, Bát Tiên
Nguyễn Hữu La, Nguyễn Văn Tạo (2003) ñã công bố tài liệu phân lập,
ñánh giá vườn quỹ gien giống chè ñang lưu giữ ở Phú Hộ tại thời ñiểm ñánh

giá như sau [12]:
Các giống chè lưu giữ tại vườn quỹ gien chủ yếu ñược thu thập từ các
quốc gia châu Á, Giống chè thu thập từ nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc
(ñược xem như quê hương của cây chè) là 27 giống, tiếp ñến là các giống chè
của Nhật Bản 15 giống, chủ yếu ñược thu thập từ năm 1994 trở lại ñây thông
qua các hợp tác liên doanh sản xuất chè xanh công nghệ Nhật Bản tại Việt
Nam và Chương trình nhập khẩu giống chè của công ty Maruashu thuộc tập
ñoàn Shuzuki ñang hoạt ñộng tại Việt Nam, nhập ñược 11 giống chè Nhật
Bản mới. Những giống chè có nguồn gốc từ Ấn ðộ, ðài Loan gồm 11 giống.
Các giống chè thu thập tại Việt Nam gồm 50 giống, chủ yếu thuộc biến chủng
Trung Quốc lá to 17 giống và biến chủng chè Shan 23 giống.
Từ năm 2006 ñến nay, Viện Khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền
núi phía Bắc ñã nghiên cứu và thông qua Hội ñồng khoa học Bộ NN và PTNT
10 giống chè mới, trong ñó có 4 giống chè mới quốc gia là giống LDP2, Kim
Tuyên, Thúy Ngọc và Phúc Vân Tiên; và 6 giống chè công nhận tạm thời cho
sản xuất thử là giống chè PH8, PH9, PH10, PH11, PH12 và PH14. Nâng tỷ lệ
giống chè mới trong sản xuất chiếm 52% diện tích chè cả nước (tăng 16,4%
so năm 2005). Trong ñó: Nhóm giống sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè
Olong có các giống Kim Tuyên, Thuý Ngọc; Nhóm giống cho chế biến chè
xanh có các Phúc Vân Tiên, PH 8, PH9 và PH10; Nhóm giống cho chế biến
chè ñen có LDP2, PH11, PH12 và PH14.

×