Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 methycyclopropene (1 MCP) đến chất lượng bảo quản hoa LILY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







HÀ THỊ CẨM XUYÊN




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA 1- METHYLCYCLOPROPENE
(1- MCP) ðẾN CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN HOA LILY



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Công nghệ sau thu hoạch
Mã số: 60.54.10


Người hướng dẫn : TS. TRẦN THỊ MAI
PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY





HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện trong luận
văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Hà Thị Cẩm Xuyên














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Mai, PGS.TS
Nguyễn Thị Bích Thủy ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ hoàn thành bản luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến ñóng góp, ñịnh hướng quý báu
của các Thầy, Cô trong khoa Công Nghệ thực phẩm, bộ môn bảo quản và các
cán bộ phòng thí nghiệm Viện cơ ñiện nông nghiệp - Công nghệ Sau thu
hoạch , ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài, hoàn chỉnh luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Viện ñào tạo Sau ñại học Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện ñề tài.
Cảm ơn những tình cảm chân thành của tất cả bạn bè, ñồng nghiệp ñã
nhiệt tình giúp ñỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả luận văn


Hà Thị Cẩm Xuyên



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích - yêu cầu 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu chung về hoa Lily 3
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới và Việt Nam 5
2.3 Tình hình nghiên cứu bảo quản hoa cắt trên thế giới và Việt Nam 10
2.4 Một số biến ñổi xảy ra với hoa cắt trong quá trình bảo quản 12
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng và tuổi thọ hoa cắt 14
2.6 Một số biện pháp bảo quản hoa cắt 20
2.7 Giới thiệu về dung dịch xử lý sau thu hái 21
2.8 Giới thiệu về chất ức chế etylen - Methylcyclopropen (1- MCP) 26
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu 34
3.2 Nội dung nghiên cứu 34
3.3 Phương pháp nghiên cứu 35
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 ðặc tính chất lượng của hoa Lily nguyên liệu 42
4.2 Nghiên cứu xác ñịnh công nghệ sơ chế hoa Lily 42
4.2.1 Ảnh hưởng của ñộ tuổi và thời gian thu hái ñến chất lượng hoa Lily 42
4.2.2 Ảnh hưởng của ñộ dài cành ñến chất lượng hoa Lily 43
4.2.3 Ảnh hưởng dung dịch pulsing ñến chất lượng hoa Lily 44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

4.3 Nghiên cứu xác ñịnh ảnh hưởng của bao bì bao gói và nhiệt ñộ
bảo quản ñến chất lượng hoa Lily 46
4.4 Nghiên cứu xác ñịnh các yếu tố tối ưu cho bảo quản hoa Lily
bằng 1-MCP 48
4.3.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý 1- MCP ñến chất lượng bảo quản
hoa Lily 48
4.4.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý 1- MCP ñến chất lượng và tuổi
thọ hoa Lily 49
4.4.2 Ảnh hưởng của ña yếu tố xử lý 1- MCP ñến chất lượng và tuổi
thọ hoa Lily 50
4.5 Nghiên cứu xác ñịnh thành phần dung dịch cắm hoa cho hoa Lyli
thương phẩm 55
4.5.1 Ảnh hưởng của ñường sacaroza trong dung dịch cắm hoa ñến
chất lượng hoa Lily 56
4.5.2 Ảnh hưởng của Al
2
(SO4)
3
trong dung dịch cắm hoa ñến chất
lượng hoa Lily 57
4.5.3 Ảnh hưởng của 8-HQC trong dung dịch cắm hoa ñến chất lượng
hoa Lily 58
4.5.4 Ảnh hưởng của pH dung dịch cắm hoa ñến chất lượng hoa Lily 58
4.5.5 Chất lượng hoa cắm trong dung dịch cắm hoa tổng hợp 59
4.6 Quy trình công nghệ bảo quản hoa Lily 60
4.6.1 Sơ ñồ quy trình công nghệ 60
4.6.2 Thuyết minh quy trình 62

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 ðề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1-MCP 1-Methylcyclopropene
8-HQC Hydroxy-quinoline-citrate
C Chiều
CT Công thức
ðC ðối chứng
ðT ðộ tuổi
GA3 Gibberellin
Ppm Phần triệu (parts per million)
S Sáng
SCBQ Sơ chế bảo quản
STS Sodium thiosunphat
T Trưa
TCN Tiêu chuẩn ngành













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG

3.1 Số gam 1-MCP tương ứng với các nồng ñộ 41
4.1 Chất lượng hoa Lily ở các ñộ tuổi thu hái khác nhau 42
4.2 Chất lượng hoa Lily ở các ñộ tuổi và thời ñiểm thu hái khác nhau 43
4.3 Chất lượng hoa Lily với các ñộ dài cành khác nhau 43
4.4 Chất lượng hoa ñược xử lý bằng pulsing ở các nồng ñộ
sacaroza khác nhau 45
4.5 Chất lượng hoa ñược xử lý bằng pulsing ở các môi trường pH
khác nhau 45
4.6 Chất lượng hoa Lily sau 18 ngày bảo quản ở các bao bì khác nhau 46
4.7 Chất lượng hoa Lily sau 18 ngày bảo quản ở các nhiệt ñộ khác nhau 47
4.8 Ảnh hưởng của nồng ñộ xử lý 1-MCP ñến chất lượng và tuổi
thọ của hoa Lily 49
4.9 Ảnh hưởng của thời gian xử lý 1- MCP ñến chất lượng và tuổi
thọ hoa Lily 50
4.10 Các biến số của ma trận kế hoạch TTHTTG và giới hạn của
nồng ñộ 1-MCP và thời gian xử lý 1-MCP 52
4.11 Kết quả xác ñịnh mô hình toán nồng ñộ và thời gian xử lý 1-
MCP với tỷ lệ lá hỏng ñối với hoa Lily sau 5 ngày cắm lọ 52

4.12 Tiêu chuẩn Student 54
4.13 ðộ tương thích của mô hình toán theo chuẩn Fisher 54
4.14 Hệ số chính tắc 55
3.15 Tâm của mặt qui hoạch 55
4.16 Ảnh hưởng của nồng ñộ ñường sacaroza trong dung dịch cắm
hoa ñến chất lượng hoa Lily 56
4.17 Ảnh hưởng của nồng ñộ Al
2
(SO4)
3
trong dung dịch cắm hoa ñến
chất lượng hoa Lily 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.18 Ảnh hưởng của nồng ñộ 8-HQC trong dung dịch cắm hoa ñến
chất lượng hoa Lily 58
4.19 Ảnh hưởng của pH dung dịch cắm hoa ñến chất lượng hoa Lily 59
4.20 Chất lượng hoa cắm trong một số dung dịch cắm hoa 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Hoa là tượng trưng của cái ñẹp, là nguồn cảm xúc ngọt ngào của cuộc
sống. Hoa không chỉ có mặt trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỷ mà ngày thường có

một lọ hoa trong nhà cũng làm cho không gian thêm lãng mạn, ấm áp. Hoa
có mặt ở khắp mọi nơi, từ các thành phố lớn ñến các vùng nông thôn, mỗi
người có cách chơi hoa của riêng mình và hoa ñã trở thành thú vui tinh thần
không thể thiếu ñược của con người.
Lily là loại hoa ôn ñới ñược nhập nội từ Hà Lan và phần lớn ñược
trồng trong vụ ñông ở các vùng núi cao phía Bắc như: Mộc Châu (Sơn La),
Cao Bằng, Lạng Sơn Hiện nay, ở nước ta công nghệ sản xuất và bảo quản
hoa Lily mới bước ñầu ñược ñầu tư nghiên cứu do vậy giá trị kinh tế của
loài hoa này so với các nước khác trên thế giới có sự chênh lệch ñáng kể.
Theo tính toán của các nhà khoa học và các nhà sản xuất hoa Lily thì tổn thất
sau thu hoạch của hoa Lily chiếm khoảng 10-30% tổng giá trị do thiếu biện
pháp và công nghệ bảo quản.
Hoa Lily sau khi thu hoạch sản sinh một lượng lớn Etylen. Sự hình
thành chất khí này kích thích sự nở, làm rụng lá, nụ, cánh; các bộ phận bị ốm;
hoa sớm bị tàn, lá úa vàng. ðây cũng là trở ngại chính cho việc mở rộng thị
trường tới những vùng xa nơi sản xuất. Ngoài ra, Ethylene còn làm tăng
cường ñộ hô hấp, làm giảm lượng chất khô dự trữ trong hoa, kích thích sự
xuất hiện của các vi sinh vật gây thối hỏng, làm giảm giá trị thương phẩm của
sản phẩm. Với các thiệt hại mà Etylen gây ra cho hoa nói chung và hoa Lily
như trên thì việc hạn chế sự có mặt của Etylen trong quá trình bảo quản là rất
cần thiết.
1-Methylcyclopropene (1-MCP) là một chất ức chế Etylen ñặc biệt có
tiềm năng thương mại lớn. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng 1-MCP cho hoa
sau một thời gian dài vận chuyển vẫn cho chất lượng tốt. ðồng thời so với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

các hóa chất thường ñược sử dụng trước ñây cũng như so với một số phương
pháp bảo quản khác thì 1-MCP mang nhiều ñặc tính ưu việt hơn. ðây là một

chất khí không màu, không mùi, không ñộc, không gây ảnh hưởng ñến môi
trường và không ñể lại tồn dư trong sản phẩm. Ngoài ra còn dễ sử dụng, hiệu
quả kinh tế cao, giá thành hợp lí, có thể tiến hành trên quy mô công nghiệp.
Việc sử dụng 1-MCP trong các sản phẩm nông nghiệp bao gồm các loại hoa,
táo, kiwi, cà chua, chuối, mận ñã thu ñược một số kết quả rất khả quan và
ñược chấp nhận cho sử dụng tại hơn 26 quốc gia trên thế giới bao gồm cả
Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ [38].
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
”Nghiên cứu ảnh hưởng của 1-methylcyclopropene (1-MCP) tới chất
lượng bảo quản hoa Lily”.
1.2 Mục ñích - yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Nghiên cứu ảnh hưởng của 1-MCP và một số thông số kỹ thuật khác
tới chất lượng bảo quản hoa Lily. Từ ñó, xây dựng quy trình bảo quản hoa
Lily bằng 1- MCP nhằm nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản hoa.
1.2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu công nghệ sơ chế hoa Lily
- Nghiên cứu xác ñịnh loại bao bì và nhiệt ñộ thích hợp cho bảo quản
hoa Lily
- Nghiên cứu xác ñịnh các yếu tố tối ưu cho bảo quản hoa Lily bằng 1-
MCP (nồng ñộ xông và thời gian xông)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch hưởng thụ ñến chất lượng hoa
Lily thương phẩm
- Thiết lập quy trình công nghệ bảo quản hoa Lily bằng 1-MCP


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về hoa Lily
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Theo Anderson (1986)[10], Daniels (1986)[16], Haw (1986)[20],
Shimizu (1973)[32], các giống Lily ñã ñược nghiên cứu và thuần hoá gần
100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố ở hầu hết các châu lục từ 10
0
-
60
0
vĩ bắc, châu Á có 50 - 60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và Châu Âu có 12 loài.
John M. Dole (1999)[22] cho rằng hoa Lily phân bố chủ yếu ở vùng
ôn ñới và hàn ñới bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt ñới từ 1200m
như Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonesia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại
hoa Lily nhất và cũng là trung tâm nguồn gốc hoa Lily trên thế giới.
ðến giữa thế kỷ 13 ít nhất có 3 loại Lily ñược ghi chép lại. Loại thứ nhất
là Lily hoa trắng dùng làm thuốc ñược gọi là hoang dược (L. brownii), loại thứ
hai là Quyển ðan (L. lancifolium), loại thứ ba là Sơn ðan (L. pumilum).
Năm 1765, Trung Quốc ñã xây dựng một số vùng trồng hoa Lily chủ
yếu ñể ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam Vài
chục năm trở lại ñây lại xuất hiện một số giống cây hoa Lily hoang dại ñược
trồng chủ yếu ở trong vườn thực vật các tỉnh.
Cuối thế kỷ 16 các nhà thực vật học người Anh ñã phát hiện và ñặt tên
cho các giống cây hoa Lily. ðầu thế kỷ 17 cây hoa Lily ñược di thực từ Châu
Âu ñến Châu Mỹ. Sang thế kỷ 18 các giống hoa Lily của Trung Quốc ñược
di thực sang Châu Âu và hoa Lily ñược coi là cây hoa quan trọng của Châu
Âu, Châu Mỹ.
Vào cuối thế kỷ 19 bệnh virut lây lan mạnh, tưởng chừng cây hoa Lily sẽ
bị huỷ diệt. ðến ñầu thế kỷ 20, khi người ta phát hiện ra giống Lily thơm ở

Trung Quốc (L. regane), giống này ñược nhập vào Châu Âu và chúng ñã ñược
dùng vào việc lai tạo giống mới ñể tạo ra các giống có tính thích ứng rộng, cây
hoa Lily lại ñược phát triển mạnh mẽ [37].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

Sau ñại chiến thế giới thứ 2, các nước Châu Âu có cao trào tạo giống hoa
Lily, rất nhiều giống hoa Lily hoang dại của Trung Quốc ñã ñược sử dụng làm
giống bố mẹ và người ta ñã tạo ra nhiều giống mới có giá trị ñến ngày nay.
2.1.2 Hệ thống phân loại thực vật
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Lily ñược xếp vào nhóm 1
lá mầm (Monocotylendoness), phân lớp hành (Liliidae), bộ hành (Liliales),
họ hành (Liliaceae), chi Lily. Gần ñây, các giống Lily lai ñã ñược nhập nội
và trồng thử ở Việt Nam[1].
Chi Lily có khoảng 85 loài và ñược phân thành 7 nhóm: Lily
(Liriotypus), Martagon, Pseudolirium, Archelirion, Sinomartagon,
Leucolirion and Oxypetalum. Trong ñó căn cứ vào các ñặc ñiểm hình thái
học, kích thước, màu sắc và kiểu dáng hoa, người ta thấy có 3 nhóm Lily có
giá trị kinh tế quan trọng nhất ñối với ngành sản xuất hoa cắt trên thế giới ñó
là giống lai Châu Á (Asiatic-hybrids); giống lai Phương ðông (Oriental-
hybrids); và giống lai Loa kèn (Longiflorum-hybrids). Giống lai
Longiflorum có nguồn gốc từ việc lai cùng loài L. longiflorum Thunb. hoặc
lai khác loài giữa L. longiflorum và L. formosanum Wallace của nhóm
Leucorilion. Khoảng 150 giống ñã ñược chọn lọc từ những con lai này. Các
giống lai Longiflorum có hoa hình loa kèn, màu trắng tinh khiết, hương thơm
ñặc trưng và có khả năng ra hoa quanh năm [25].
2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt ñộ: Hoa Lily ưa khí hậu lạnh và ẩm. Nhiệt ñộ thích hợp ban
ngày từ 20-28

o
C, ban ñêm 13-17
o
C, dưới 5
o
C và trên 30
o
C cây sinh trưởng
kém, hoa dễ bị mù. Giai ñoạn ñầu nhiệt ñộ thấp có lợi cho sinh trưởng của rễ
và sự phân hoá hoa.
Ánh sáng: Lily là cây ưa cường ñộ ánh sáng trung bình, cường ñộ ánh
sáng thích hợp từ 12.000 - 15.000lux, nhất là thời kỳ cây cao 20 - 30cm.
Nước: Thời kỳ ñầu cây rất cần nước, khi ra hoa giảm bớt nước. Nhiều
nước dễ làm cho củ bị thối, rụng nụ. ðộ ẩm ñất thay ñổi tùy thuộc vào giai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

ñoạn phát triển của cây (thường từ 70 - 85%).
Không khí: Lily là cây khá mẫn cảm với Etylen, cây ưa không khí
thoáng mát có ñầy ñủ oxi ñể hô hấp tốt.
ðất: ðất tơi xốp, không chứa mầm bệnh và thoát nước tốt. Lily rất
mẫn cảm với muối, nồng ñộ muối trong ñất cao, cây không hút ñược nước
ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa. Nói chung, hàm lượng muối trong ñất
không ñược cao quá 1,5mg/cm
2
, lượng hợp chất clo không ñược vượt quá
1,5mmol/lít, pH = 6,5 - 7,0.
Phân bón: Lily không yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là 3 tuần ñầu sau
khi trồng. Thời gian này cây con dễ bị ñộc do muối. Vì vậy, ñể tránh bị ngộ

ñộc muối, trước khi trồng 6 tuần cần phải phân tích ñất [3].
Sâu bệnh hại: Hoa Lily thường bị một số sâu bệnh hại làm ảnh hưởng
ñến năng suất, chất lượng hoa như: Rệp muội ñen, bệnh thối gốc củ, vảy củ
(do nấm Fusarium), bệnh cháy lá (do nấm Botrytis ulipica)…
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới
Hoa Lily cắt cành ñược phát triển rất nhanh trong những năm gần ñây,
ñặc biệt là ở Châu Âu. Diện tích sản xuất củ hoa Lily giống trên thế giới
khoảng 4.500 ha, trong ñó riêng Hà Lan là 3.700 ha. Hà Lan là nước có công
nghệ tạo giống và trồng hoa Lily tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi năm, Hà Lan tạo
ra từ 15 - 20 giống mới và sản xuất khoảng 1.870 triệu củ giống cung cấp cho
35 nước khác nhau trên toàn thế giới. Trong khi ñó, các nước Pháp, Chi Lê,
Niu Di Lân có diện tích sản xuất củ giống khoảng 800 ha, sản xuất 600 triệu
củ giống, tăng trưởng hàng năm 6,5% [5].
Lily là loài hoa cắt ñược trồng rộng rãi trên thế giới. Hoa có hình dáng
ñẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng, nhất là nhóm Lily thơm
(L.longiflorum Thumb) ñược coi là biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy
[7]. Hiện nay, Lily ñang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng
nhất trên thế giới [18]. Mặc dù Lily mới ñược phát triển trong những năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

gần ñây, nhưng ñã có thị trường tiêu thụ rộng lớn do ña dạng về chủng loại
và số lượng các giống lai thương mại. Lily có thể trồng làm hoa cắt, hoa
trong chậu và hoa ngoài vườn. Tuy nhiên, hoa Lily ñược trồng nhiều ở một
số nước, như : Hà Lan, Pháp, Niu Di Lân, Mỹ, Chi Lê, Ý, Nhật, Trung Quốc,
Hàn Quốc, ðài Loan, Úc…
Hà Lan là nước ñứng ñầu trong các nước sản xuất hoa Lily về cả củ
giống và hoa Lily thương phẩm. Lily là cây ñứng thứ 5 trong các loài hoa cắt

quan trọng của Hà Lan [33]. Trong những năm gần ñây diện tích trồng Lily
của Hà Lan tăng nhanh chóng: từ 100 ha năm 1970 lên 4800ha năm 2000.
Phần lớn Lily ñược lai giống và sản xuất ở Hà Lan [14]. Thông qua các
chương trình nghiên cứu, tạo giống tiên tiến: nuôi cấy mô tế bào trong ống
nghiệm (in vitro), tạo giống ña bội thể, chuyển gen ñã tạo ra nhiều giống mới
có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt hoa ñẹp, năng suất cao
[33]. Hàng năm, Hà Lan sản xuất ñược 11,8 tỷ cành hoa cắt, trong ñó Lily
chiếm 3,5%. Mỗi năm sản xuất 2,21 tỷ củ Lily giống, thì 2,11 tỷ củ (95,5%)
ñược sử dụng làm hoa cắt, trong ñó khoảng 0,41 tỷ củ (19,4%) ñược trồng ở
trong nước, xuất khẩu sang các nước châu Âu 1 tỷ củ và các nước ngoài châu
Âu 0,7tỷ củ [13]. Công nghệ sản xuất hoa Lily của Hà Lan tiên tiến, ñầu tư
cơ sở vật chất lớn, như nhà kính năm 2003 có tới 266ha [23]. Do ñó, Hà Lan
có thể sản xuất hoa Lily quanh năm, nên giá thành sản xuất thấp, hiệu quả
kinh tế cao.
Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất, những nghiên cứu thấy
rằng từ ñời ðường người ta ñã trồng Lily ñể lấy củ ăn như một món ăn sang
trọng có lợi cho sức khoẻ. Hiện nay Trung Quốc có 46 loài 18 biến chủng
Lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới. Lily ñược phân bố ở khắp
các vùng, ñặc biệt là ở Sichuan, Yunnan, Xizang và Gansu; các giống trồng
chính là: Navona, Acapulco, Elife, Lorian, Solemio, Pollyanna, Adelina,
Akita, Her Grace, Jessica, Maremma, Amanda, Ankra, Apropas, Merostar,
Wisdom, Snow Queen và White Satin. Nhiều giống Lily của Trung Quốc có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

khả năng chống chịu tốt với ñiều kiện bất lợi, như: L. legale, L. formosanum,
L. subphureum với ñiều kiện nóng; L. henryi, L. davidii, L. sargentiae,
L. leucanthum với ñiều kiện muối và kiềm; L. pulilum, L. concolor với hạn
hán; và L. dauricum và L. distichum với ñiều kiện lạnh [30].

Hiện nay Trung Quốc tập trung nghiên cứu một số chủng L. regale, L.
sulphureum, L. davidii và L. lancifolium ñể ñưa vào trồng trọt và ñang thực
hiện chương trình bảo tồn các loài Lily ñộc, quý hiếm. Trong tương lai,
nghiên cứu, bảo quản phát triển Lily bằng phương pháp mầm phôi, nguyên
sinh chất sẽ ñược triển khai tại Trung Quốc [30].

Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong
những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập
khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD. Hoa Lily ñứng ở vị trí thứ tư trong
các loài hoa ở Nhật. Hiện nay diện tích trồng hoa Lily của Nhật Bản khoảng
550ha [27]. Lily phân bố ở nhiều vùng, mỗi vùng có những ñặc trưng riêng:
vùng Kagoshima sản xuất giống L. longiflorum, vùng Niigata và Hokkaido
sản xuất giống lai châu Á, vùng Toyama sản xuất giống speciosum, giống
Stargazer và Casa Blanca kkhông những ñược ưa chuộng ở Nhật mà còn nổi
tiếng trên thế giới. Sản xuất củ giống ở Nhật chủ yếu là loài L. longiflorum
với diện tích 180ha, cung cấp khoảng 20 triệu củ giống cho thị trường.
Năm 1928, Nhật Bản bắt ñầu có những nghiên cứu ñầu tiên về Lily,
ñó là nghiên cứu về lai giống giữa L. formosanum và L. longiflorum. Sau ñó
mở rộng nghiên cứu ra nhiều lĩnh vực khác như: giải quyết hiện tượng bất
dục do lai xa khác loài, nuôi cấy mô, nuôi cấy noãn sào trong môi trường
dinh dưỡng cơ bản [26].
Những năm gần ñây Hàn Quốc là một nước phát triển nghề trồng hoa
mạnh, xuất khẩu hoa lớn nhất khu vực ðông Bắc Á. Diện tích trồng hoa của
Hàn Quốc vào khoảng 15.000ha, giá trị sản lượng ñạt 700 triệu USD, gấp 8
lần năm 1989. Lily là cây ñứng thứ tư trong các cây hoa cắt ở Hàn Quốc
[24]; năm 2003 Hàn Quốc xuất khẩu hoa Lily sang Nhật giá trị khoảng 10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


triệu USD, nhập khẩu giống từ Hà Lan trị giá khoảng 4 triệu USD [29]. Hàn
Quốc có 11 loài Lily nội ñịa, trong ñó 8 loài L. concolor var pulchellum, L.
callosum, L. amabile, L. cernuum, L. lancifolium (L.tigrinum), L.
leichtliniiuva maximowiczii, L. pumilum và L. dauricum thuộc nhóm
Sinomartagon và 3 loài L. hansonii, L. tsingtauense và L. distichum thuộc
nhóm Martagon. Diện tích trồng Lily tăng, năm 1985: 32ha, năm 1992 là
223ha, trong ñó giống L. longiflorum, chiếm 55%; lai châu Á và lai phương
ðông chiếm 37%, 8% là các nhóm khác.
Từ ñầu thập niên 1990 nghiên cứu sản xuất giống lai khác loài Lily ñã
ñược tiến hành ở Hàn Quốc. Hiện nay Hàn Quốc ñang tập trung nghiên cứu
sản xuất giống sạch bệnh vi rút, nghiên cứu sản xuất kết hợp quản lý dịch
hại, khắc phục bệnh sinh lý ñể ñưa vào trồng trọt.
Ở Ý diện tích trồng hoa cắt vào khoảng 8.000ha thu nhập hàng năm
trên 1,1 tỷ USD. Lily là một loại cây hoa cắt có hiệu quả kinh tế cao, hoa
Lily ñược trồng quanh năm (mùa xuân sản xuất trong nhà kính, mùa hè sản
xuất ngoài trời), ở nhiều vùng, nhưng ñược trồng nhiều ở phía Nam của Ý,
diện tích trồng khoảng 280-300ha, thu nhập khoảng 71 triệu USD. Hiện nay,
Ý vẫn phải nhập giống từ Hà Lan với giá trị khoảng 152 triệu USD mỗi năm,
trong ñó 70% là giống L.elegans, 20% là lai phương ðông và 10 % là giống
thơm (longiflorum); do giá giống ngày càng tăng cao nên Ý ñã khuyến khích
các viện nghiên cứu và công ty hoa tư nhân nghiên cứu sản xuất củ giống.
Kênia là nước sản xuất hoa chủ yếu ở châu Phi và cũng là nước xuất
khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, Kênia có tới 3 vạn nông
trường với hơn 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa Lily và
hoa hồng. Mỗi năm xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong ñó hoa
Lily chiếm 35%.
ðài Loan là nước có công nghệ sản xuất hoa Lily cắt cành tiên tiến,
trình ñộ canh tác cao, diện tích trồng hoa Lily khá lớn: năm 2001 có 490ha
trồng Lily, giá trị xuất khẩu Lily cắt cành ñạt 7,4 triệu USD.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước khác trên thế giới trồng
Lily, như: Mỹ, ðức, Pháp, Canada, Israel, Úc, Chi Lê, Mêhicô, Côlômbia,
Niu Di Lân, Thái Lan, Singapore, Malaixia…
Do nhu cầu tiêu dùng hoa Lily trên thế giới ngày càng tăng nên hoa
Lily ngày càng trở nên phổ biến hơn. ðể ñáp ứng nhu cầu này, nhiều nước
khác như Chi Lê, Kênia, Braxin, Costa Rica… cũng ñã mở rộng diện tích
trồng hoa Lily với những thuận lợi như có ñiều kiện chiếu sáng phù hợp, chi
phí sản xuất và nhân công rẻ hơn so với Hà Lan [4].
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily ở Việt Nam
Những vùng sản xuất hoa Lily truyền thống như ðà Lạt mỗi năm sản
xuất ñược khoảng 1,5 triệu cành trong ñó gần 1 triệu cành ñược xuất khẩu
bởi công ty hoa ðà Lạt Hasfam. Tiếp ñến là Sapa khoảng vài trăm nghìn
cành mỗi năm [3]
Ngoài những vùng sản xuất truyền thống nói trên, hiện nay hoa Lily
ñã ñược trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, nơi có nhiệt ñộ phù hợp với cây
hoa Lily vào vụ thu và vụ ñông. Theo Viện nghiên cứu rau quả, năm 2007
Viện triển khai xây dựng mô hình trồng hoa Lily cho 70 doanh nghiệp, chủ
trang trại, hộ gia ñình ở 12 tỉnh thành với quy mô 220.000 củ giống. Kết quả
tất cả 100% sản phẩm ñều ñược tiêu thụ hết, tỷ lệ lợi nhuận gấp 2,2 lần so
với ñồng vốn bỏ ra (trong thời gian 3,5 tháng) [2].
Từ nhiều năm nay, các giống hoa Lily thường ñược trồng ở Việt Nam
chủ yếu là các giống: Sorbonne, Tiber, Acapulco, Conca D’or, Belladonna,
Curly, Manissa và một số giống như loa kèn Tứ Quý, loa kèn Nam ðịnh,
Benlladonna, White tower. Nhìn chung những giống hoa này sinh trưởng,
phát triển tốt, chất lượng hoa cao, tương ñối thích hợp với ñiều kiện trồng
trọt tại Việt Nam. Tuy nhiên số lượng giống vẫn còn ít, giá thành nhập khẩu
còn cao, chất lượng vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài.

Vì vậy, ngành sản xuất hoa Việt Nam vẫn chưa chủ ñộng ñược trong sản
xuất cũng như cung ứng hoa cho thị trường [3].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Nghiên cứu về hoa Lily tập trung ở một số hướng như khảo nghiệm
ñể chọn ñược những giống nhập nội phù hợp với ñiều kiện sinh thái từng
vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in vitro, nuôi cấy
bioreator bên cạnh ñó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Lily cũng
ñược quan tâm.
Kết quả nghiên cứu của tác giả ðặng Văn ðông từ năm 2002 ñến năm
2004 ñã xác ñịnh ñược 3 giống Lily: Tiber, Siberia và Acapulco có khả năng
trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng
Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên ñã khẳng ñịnh ñược 2 giống
Tiber và Sorbonne sinh trưởng, phát triển tốt tại ñịa phương [2].
ðà Lạt là nơi hiện ñang có diện tích trồng hoa Lily nhiều nhất so với
các ñịa phương khác trong cả nước, chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích
trồng hoa.
Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Bắc
Kạn, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên ñã
tiến hành sản xuất một số giống Lily thương mại: Tiber, Sorbonne, Siberia,
Acapulco, Stargazer, Yelloween, Starfighter nhưng mới ở quy mô thử
nghiệm nhỏ, chưa ñưa ra sản xuất ñại trà.
2.3 Tình hình nghiên cứu bảo quản hoa cắt trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình nghiên cứu bảo quản hoa cắt trên thế giới
Danuta, Goszczynska, Ryszard, Rudnicki - Viện nghiên cứu Cây trồng
có trái và nghề trồng hoa Hà Lan ñã nghiên cứu bảo quản hoa cúc cắt cành
sau 15 ngày bảo quản cho chất lượng tốt [17].
Abraham Halevy và Shimon Mayak trường ñại học Jerusalem,

Rehovot, Israel [38] ñã nghiên cứu ñặc ñiểm sinh lí, những biến ñổi sinh hóa
trong quá trình bảo quản hoa cắt cho thấy: mỗi loại hoa có cấu tạo khác nhau
nên cũng có những ñặc ñiểm sinh hóa khác nhau, từ ñó họ ñưa ra quy trình
bảo quản cho mỗi loại hoa cũng khác nhau. Theo các tác giả Meir, Alsevia,
Huang, Schaffer và Philoph - Hadas thì bao gói hoa bằng ñiều biến khí quyển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

kết hợp với xử lí s accaroza và thiosulfate bạc (STS) ñã duy trì ñược chất
lượng của hoa lay ơn trong quá trình bảo quản dài ngày. Hoa ñược ñóng gói
kín trong túi PE với thành phần khí quyển gồm: 5 - 8% CO
2
và 6 - 12% O
2
.
Cách ñóng gói này ñã nâng cao chất lượng và tuổi thọ của hoa, làm chậm sự
vàng lá. Xử lí cành hoa bằng dung dịch saccaroza 10% và thiosunphat bạc
STS 0,4
µM
trước khi ñóng gói cũng ñã nâng cao chất lượng và khả năng nở
của hoa [17].
2.3.2 Tình hình nghiên cứu bảo quản hoa cắt ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều giống hoa khá phong phú và kỹ thuật trồng có
nhiều bước nhảy vọt. Việc ñặt ra nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hoa, bảo
quản nguồn gen có ý nghĩa quan trọng, nghiên cứu bảo quản hoa cắt trở
thành một lĩnh vực mới ở Việt Nam và kết quả còn rất hạn chế. Sau ñây là
một số nội dung mà một số tác giả Việt Nam ñã bắt ñầu nghiên cứu: Khi
nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng và chất kích thích sinh
trưởng ñến cúc vàng ðài Loan tác giả ðặng Văn ðông ñã ñưa ra kết luận

Gibberellin (GA3) tác ñộng mạnh ở giai ñoạn sinh trưởng dinh dưỡng, còn
Spray-N-Grow và Atonik tác ñộng mạnh ở giai ñoạn sinh thực nâng cao tỷ lệ
nở hoa hữu hiệu, nâng cao chất lượng hoa, kéo dài tuổi thọ của hoa [4]. Theo
tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch: sử dụng thiosunphat bạc
0,5ppm có tác dụng rõ rệt nhất ñối với hoa cúc Nhật, tuổi thọ của hoa dài hơn
4 ngày so với ñối chứng [9].
Các tác giả: Nguyễn Quang Thạch - Nguyễn Mạnh Khải - Trần Hạnh
Phúc ñã nghiên cứu ảnh hưởng của Etylen ñối với một số loại hoa cắt như
hoa hồng, cẩm chướng, lan cho thấy Etylen làm tóp, rụng cánh hoa, làm
rụng lá, làm mất màu xanh của lá, mất màu sắc sặc sỡ của cánh hoa, ức chế
nụ hoa nở. Bằng cách bổ sung thiosunphat bạc 0,5 - 1ppm vào dung dịch
cắm hoa hay nhúng cuống hoa cắt vào dung dịch trên trước khi bảo quản
lạnh có thể nâng cao tuổi thọ của hoa cắt ñến 2 lần so với ñối chứng [8].
Tác giả Nguyễn ðức Tiến và cộng sự - Viện Cơ ñiện nông nghiệp và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Công nghệ sau thu hoạch ñã nghiên cứu quy trình bảo quản hoa lay ơn và
hoa hồng Pháp ñã sử dụng dung dịch bao gồm các chất dinh dưỡng, chất
ñiều hòa sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng Etylen
Tác giả Chu Doãn Thành và cộng sự - Viện nghiên cứu rau quả ñã
nghiên cứu quy trình công nghệ bảo quản hoa cúc ñại ñóa phục vụ cho nhu
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay các nghiên cứu về công nghệ bảo quản sau thu hoạch ñối với
các loại hoa cây cảnh ở nước ta còn hạn chế. Những chất bảo quản trước ñây
mang lại hiệu quả nhưng vẫn có những nhược ñiểm nhất ñịnh. 1-MCP ñã
ñược nghiên cứu và ứng dụng ở rất nhiều nước cho hiệu quả cao và khắc
phục ñược những nhược ñiểm còn tồn tại trong các chất bảo quản trước ñây.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có ñề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng của 1-

MCP trong công nghệ bảo quản hoa cắt cành.
2.4 Một số biến ñổi xảy ra với hoa cắt trong quá trình bảo quản
2.4.1 Sự bay hơi nước
Sự bay hơi nước tùy thuộc vào sự háo nước trong hệ keo tế bào, cấu
tạo và trạng thái của mô bao che, ñặc ñiểm và mức ñộ dập cơ học, ñộ ẩm,
nhiệt ñộ của môi trường xung quanh, tốc ñộ chuyển ñộng của không khí,
cách bao gói, thời hạn và phương thức tồn trữ Trong ñó ñộ ẩm của môi
trường và bao gói là quan trọng nhất. Ta có thể thấy rõ rằng hoa có hàm
lượng nước rất cao (80%). Vì vậy nếu ñộ ẩm của môi trường thấp thì nước sẽ
ñi từ trong hoa ra ngoài và ngược lại nếu ñộ ẩm của môi trường cao hơn hoặc
bằng lượng nước trong hoa thì sẽ giảm ñược tối ña sự mất nước.
ðể ngăn chặn sự mất nước một cách triệt ñể, có thể áp dụng ñược
ñồng thời các biện pháp xử lí như: hạ nhiệt ñộ, tăng ñộ ẩm, giảm tốc ñộ
chuyển ñộng của không khí nơi lưu trữ, bao gói…
2.4.2 Sự giảm khối lượng tự nhiên
Sự giảm khối lượng tự nhiên do bay hơi nước chiếm 75% ñến 85%, do
các hao tổn hữu cơ trong quá trình hô hấp chiếm 15% ñến 25%. Trong bất kì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

ñiều kiện tồn trữ nào cũng không tránh khỏi sự giảm khối lượng tự nhiên.
Tuy nhiên, khi tạo ñược ñiều kiện tồn trữ tối ưu thì có thể giảm ñến mức tối
thiểu sự hao hụt trọng lượng. Với các ñiều kiện tồn trữ như nhiệt ñộ, ñộ ẩm,
bao bì, phương pháp bao gói thì bao bì là yếu tố quan trọng nhất ñối với sự
giảm khối lượng tự nhiên.
2.4.3 Sự sinh nhiệt
Tất cả lượng nhiệt sinh ra trong rau hoa quả tươi khi tồn trữ là do hô
hấp, 2/3 nhiệt lượng này tỏa ra môi trường xung quanh còn 1/3 ñược dùng
vào các quá trình trao ñổi chất bên trong tế bào, quá trình bay hơi và một

phần dự trữ ở dạng năng lượng hóa học vạn năng. ðó là liên kết phosphat
cao năng của phân tử Adenozintriphosphat (ATP). Có thể tính ñược lượng
nhiệt do hoa sinh ra khi tồn trữ một cách gần ñúng theo lượng CO
2
sinh ra
trong quá trình hô hấp. Biết ñược cường ñộ hô hấp và nhiệt ñộ bảo quản,
chúng ta có thể tính ñược lượng nhiệt toả ra, lượng oxi cần thiết cũng như
CO
2
và ẩm sinh ra. Những số liệu này cần thiết cho tính toán các trang thiết
bị trong kho bảo quản.
2.4.4 Sự hô hấp
Hô hấp là một quá trình chung của các nông sản sau thu hoạch, là một
quá trình sinh lí ñược duy trì từ ñầu ñến cuối công nghệ sau thu hoạch. Trong
quá trình ñó các chất hữu cơ ñược phân giải ñến sản phẩm cuối cùng là CO
2

và nước, ñồng thời giải phóng năng lượng theo như phương trình sau:
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
= 6CO
2
+ 6H
2

O + 673Kcal
Sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí (có mặt O
2
) là cacbonic, hơi
nước và 673Kcal, làm bốc nóng khối lượng nguyên liệu trong kho tồn trữ.
Nếu không có chế ñộ thông thoáng hợp lí thì sự sinh nhiệt này sẽ kích thích
trở lại làm tăng cường ñộ hô hấp và tích tụ thêm hơi nước. Nhiệt ñộ tăng cao
còn là nguyên nhân thúc ñẩy sự phát triển và hoạt ñộng của nhiều vi khuẩn
và nấm mốc gây hư hỏng nguyên liệu bảo quản.
Trong ñiều kiện không có O
2
thì quá trình hô hấp yếm khí xảy ra và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

sản phẩm cuối cùng là sự phân hủy hexoza thành khí CO
2
và ethanol. Hô hấp
yếm khí làm giảm khối lượng tự nhiên thấp nhưng sự tiêu hao chất khô lại
nhiều. Sự hô hấp yếm khí còn tích tụ các sản phẩm trung gian như rượu, axít
acetic, axít latic có tác dụng giết chết tế bào. Vì vậy hô hấp hiếm khí ñược
coi là hiện tượng bệnh lí cho rau hoa quả tươi. Hô hấp làm tăng cường sự già
hóa của hoa, làm cho hoa nhanh tàn.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng và tuổi thọ hoa cắt
2.5.1 ðộ tuổi khi thu hái
ðộ tuổi khi thu hái ảnh hưởng rất nhiều ñến khả năng bảo quản hoa.
ðộ tuổi ảnh hưởng ñến những thay ñổi về sinh hóa chủ yếu trong quá trình
phát triển, quá trình chín và bảo quản gồm những thay ñổi về màu sắc, trạng
thái nở, mùi, hoạt ñộng hô hấp, hàm lượng nước. Ở các ñộ tuổi sinh lí khác

nhau thì chất lượng cảm quan và thành phần hóa học cũng thay ñổi theo.
Tiêu chuẩn về ñộ chín thu hái của hoa cắt phụ thuộc rất nhiều vào ñặc
ñiểm của từng loại hoa. Nên thu hái hoa cùng một loại tuổi, thu hái ñúng ñộ
tuổi kỹ thuật sẽ có cường ñộ hô hấp nhỏ hơn so với hoa ñã nở và chọn những
cành tươi mập không sâu bệnh.
2.5.2 Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là nhân tố chính ảnh hưởng ñến thời gian bảo quản và sử
dụng của hoa. Ðây là nhân tố xuyên suốt ảnh hưởng ñến quá trình hô hấp của
hoa, và phản ứng của chúng ñối với etylen, thiếu ẩm và các tổn thương cơ
học. Việc làm mát cũng cần thiết ñể giảm ñi các hoạt ñộng trao ñổi chất, và
làm chậm tỉ lệ bung cánh của hoa.
Nhiệt ñộ của hoa sau khi cắt thông thường gần bằng nhiệt ñộ của
không khí. Ở nhiệt ñộ này, các hoạt ñộng hô hấp của hoa rất cao, và thời gian
bảo quản hay cắm trong bình sẽ ngắn ñi. Như qui luật chung, sau khi thu
hoạch hoa càng nhanh chóng ñược ñưa về nhiệt ñộ thích hợp bảo quản thì
chất lượng của hoa cắt cành càng ñược bảo ñảm.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình hô hấp của hoa và thực vật
cảnh cắt cành. Hô hấp là quá trình phức tạp liên quan ñến các phản ứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

enzym. Hô hấp tăng cao không những tạo ra nhiệt quanh sản phẩm, mà còn
sử dụng hết các chất dinh dưỡng tích lũy trong hoa và thực vật cảnh. Ðây là
ñiều ñặc biệt quan trọng ñối với các loài ñộng vật nguyên bào và
Leucadendron khi chúng phát triển sẽ làm ñen các lá. Hậu quả là việc hư
hỏng nhanh chóng của chất ñường có trong lá do hoa ñòi hỏi tăng mạnh hoạt
ñộng hô hấp ở nhiệt ñộ phòng. Vì vậy nhiệt ñộ của hoa cắt cành hạ thấp sẽ
giảm các hoạt ñộng hô hấp của chúng, ñiều này sẽ làm chậm quá trình tiêu
thụ các dưỡng chất và tạo nhiệt.

2.5.3 ðộ ẩm tương ñối của không khí
ðộ ẩm tương ñối của không khí trong phòng tồn trữ có ảnh hưởng
ñáng kể ñến sự thoát hơi nước của hoa. Quá trình thoát hơi nước là do sự
chêng lệch về hàm lượng nước giữa môi trường trong và ngoài hoa.
Nước là thành phần chủ yếu trong hoa, thường chiếm hơn 80% khối
lượng của hoa. Vì vậy khi mất nước sẽ làm mất ñộ tươi và gây héo hoa, ảnh
hưởng ñến giá trị cảm quan và giá trị thương mại. Hoa cắt dễ dàng mất nước
do có bề mặt thoát nước lớn. Do ñó sau khi thu hoạch cần ñảm bảo cân bằng
nước cho hoa cắt và bảo quản ở ñộ ẩm cao.
2.5.4 Thành phần của khí quyển tồn trữ
Thành phần khí quyển tồn trữ có ảnh hưởng quan trọng ñến ñặc tính lí
hóa và cường ñộ hô hấp. Giảm hàm lượng O
2
, tăng hàm lượng CO
2
trong khí
quyển bảo quản có tác dụng hạn chế hô hấp.
Có hai loại hô hấp: hô hấp hiếu khí (có sự tham gia của oxi) và hô hấp
yếm khí (không có sự tham gia của oxi). Cả hai quá trình này ñều có liên
quan ñến môi trường xung quanh. Mục ñích của quá trình bảo quản là hạn
chế quá trình hô hấp hiếu khí nhưng không ñể xảy ra hô hấp yếm khí. Vì hô
hấp yếm khí ñược coi là hiện tượng bệnh lí của hoa tươi.

Tăng hàm lượng nitơ cũng là một biện pháp ñể kéo dài thời gian bảo
quản. Hàm lượng nitơ cao ức chế cường ñộ hô hấp, chiếm chỗ ñẩy oxi ra ngoài.
2.5.5 Sự sản sinh etylen
Etylen là một hormone thực vật thuộc nhóm chất ức chế, gây già hóa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


trong hoa Sự tạo thành etylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi,
làm giảm tuổi thọ bảo quản của hoa ngay cả khi ở nhiệt ñộ an toàn nhất.
Etylen có hoạt tính sinh học ở nồng ñộ rất thấp (chỉ 0,5ppm). Sự nhạy cảm
với etylen của các loại hoa khác nhau cũng khác nhau. Tuy nhiên sự tiếp xúc
của hoa với etylen sẽ tăng tốc ñộ hóa già.
Sự tăng hàm lượng etylen cũng sẽ làm tăng cường ñộ hô hấp. Người ta
thấy rằng sự tăng cường ñộ CO
2
trùng với sự tăng etylen. Etylen bắt ñầu xuất
hiện khi có mặt CO
2
. Trong quá trình bảo quản phải khống chế sự tổng hợp
etylen ñể làm chậm sự chín kéo dài thời gian bảo quản.
2.5.5.1 Sinh tổng hợp etylen
Etylen là một hydrocacbon dạng khí có cấu tạo hóa học C
2
H
4
và khối
lượng phân tử 28.5 ñvC.
Etylen ñược sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau trong tự nhiên như
khí thải từ các ñộng cơ ñốt trong, bếp lò, khói thuốc, khí ga rò rỉ và các cơ
quan thực vật. Etylen không chỉ ñược coi là hormone của sự chín mà còn
ñóng vai trò quan trọng trong những hoạt ñộng sinh lý khác của thực vật như
quá trình nở của hoa, sự rụng lá hoặc các bộ phận thực vật khác, sự biến màu
của sắc tố chlorophyll [12].
Trong thực vật tồn tại hai hệ thống sản sinh etylen. Hệ thống thứ nhất
hoạt ñộng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của thực
vật. Hệ thống thứ hai mặc dù ñược khởi ñộng bởi hệ thống thứ nhất nhưng

chỉ hoạt ñộng trong quá trình chín của quả và quá trình già hóa của các bộ
phận thực vật. Hệ thống thứ nhất có cơ chế tự ức chế, nghĩa là etylen ngoại
sinh có thể kìm hãm quá trình tổng hợp etylen. Ngược lại, hệ thống thứ hai
lại bị kích thích bởi etylen và vì vậy có cơ chế tự xúc tác sự tổng hợp etylen
ở giai ñoạn chín [15].
ðường hướng sinh tổng hợp etylen trong thực vật ñã ñược Yang và
cộng sự phát hiện năm 1979[38]. Xuất phát ban ñầu của chu trình là axít
amin methionine (MET), ñi qua hai sản phẩm trung gian là S-adenosyl
methionine (SAM) và 1- aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC), tạo ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17

sản phẩm cuối cùng là etylen. Từ methionine (MET) chuyển hoá thành S-
adenosyl methionine (SAM) nhờ tác dụng xúc tác của enzym SAM-
synthetase. Từ SAM chuyển hóa theo 2 con ñường khác nhau: một phần tổ
hợp lại axit amin MET ñể tiếp tục quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể sinh
vật; một phần chuyển hóa thành 1- aminocyclopropane 1-cacboxylic axit
(ACC) nhờ tác dụng xúc tác của enzym ACC- synthetase. Khi quả còn xanh,
con ñường hình thành trở lại MET xảy ra mạnh và sự hình thành ACC là yếu
hơn. Quá trình này sẽ diễn ra ngược lại khi quả chín dần. Từ ACC chuyển
hoá thành etylen (C
2
H
4
) nhờ tác dụng xúc tác của enzym ACC-oxydase.


Hình 1. ðường hướng sinh tổng hợp Etylen trong tế bào thực vật


ðường hướng sinh tổng hợp etylen trong tế bào thực vật do Yang phát
hiện ñã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong việc ñiều chỉnh khí etylen
phục vụ cho mục ñích quản lý chất lượng nông sản sau thu hoạch.
2.5.5.2 Vai trò của etylen ñối với sự già hoa của hoa
Etylen tham gia vào nhiều quá trình sinh lí, sinh hóa xúc tiến quá trình
già hóa của hoa cắt như: tăng cường ñộ hô hấp, tăng hoạt tính của nhiều enzym
thủy phân, làm mất khoảng gian bào, giảm sự hấp thụ dinh dưỡng của cánh hoa,

×