Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

luận văn thiết kế nội thất sự cộng hưởng phong cách hippy và hoa văn thời sơ sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.11 MB, 193 trang )

HUTECH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
o0o



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THỜI TRANG DẠO PHỐ
SỰ CỘNG HƯỞNG GIỮA PHONG CÁCH HIPPY VÀ
HỌA TIẾT THỜI SƠ SỬ VIỆT NAM


Chuyên ngành : Thiết kế thời trang
Mã số ngành : 302




GVHD : Thạc só mỹ thuật Lê Só Hoàng
SVTH : Nguyễn Thò Tuyết Phương
Lớp : 07DTT
MSSV : 107302043

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2011
HUTECH
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
sự chỉ dẫn tận tình từ các thầy cô của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, đặc
biệt là các thầy cô trong khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp. Các thầy cô đã truyền
đạt những kiến thức bổ ích từ lý thuyết đến thực tiễn, giúp tôi có thể hoàn thành


luận văn tốt nghiệp này một cách tốt nhất và là tiền đề để tôi chuẩn bò bước ra
một môi trường mới.
Vì vậy nhân dòp này, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô
- Thạc só mỹ thuật Lê Só Hoàng_giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Bằng lòng biết ơn và kính
trọng, tôi xin cảm ơn thầy vì những gì trong thời gian qua thầy đã chỉ bảo cho
tôi. Đối với tôi, đó như là một kiến thức mới trong hành trang của mình.
- Cô Phạm Thò Hồng Liên_giáo viên giảng dạy môn Đồ án tổng hợp là tiền
đề cho luận văn tốt nghiệp này. Cô đã hướng dẫn nhiệt tình và giúp tôi phát
triển đúng hướng cho đề tài tiền tốt nghiệp. Vì thế, tôi xin chân thành cảm ơn
cô.

-
Tôi xin cảm ơn toàn thể giáo viên trong khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp. Các
thầy cô đã trả lời và chỉ bảo tận tình mọi thắc mắc của tôi trong suốt quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.

-
Và bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến ba mẹ, những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ
tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thò Tuyết Phương
HUTECH
LỜI GIỚI THIỆU
Thời trang là nhu cầu thiết yếu của con người. Nó giúp con người không chỉ ứng
phó được với môi trường tự nhiên như nóng, rét, mưa, gió mà còn có ý nghóa xã
hội rất wan trọng. Ngoài ra, thời trang còn giúp con người khắc phục những
nhược điểm về cơ thể, tuổi tác nên đã trở thành cái không thể thiếu trong mục

đích làm đẹp của con người. Mỗi dân tộc có trang phục riêng vì vậy thời trang
như biểu tượng cho văn hóa của dân tộc đó.
Việt Nam sau khi mở cửa hội nhập với thế giới thì có sự thay đổi về mọi mặt từ
kinh tế, chính trò, giáo dục đến đời sống, xã hội đều phải tuân theo quy luật
chung_nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên cũng nhiều thách thức hơn. Và thời
trang cũng vậy. Những nhà thiết kế thời trang Việt Nam phải nắm bắt được xu
hướng trong và ngoài nước để không bò lạc hậu, đồng thời phải tìm được cái mới
và sáng tạo cái lạ. Tuy nhiên, thời trang của thế giới luôn thay đổi từng ngày
từng giờ kéo theo sự thay đổi của thời trang trong nước. Vấn đề được đặt ra cho
các nhà thiết kế thời trang Việt Nam là : Làm sao có thể tiếp nhận có chọn lọc
những thay đổi đó mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, nét độc đáo riêng trong
trang phục của người Việt ???
Đối với bản thân tôi_một sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang_cũng đã
suy nghó nhiều về câu hỏi đó. Bằng tất cả những kiến thức, những kinh nghiệm
trong suốt bốn năm học qua các đồ án trước và tất cả sự hào hứng, niềm đam mê
tột cùng với thời trang, tôi muốn thực hiện ý tưởng kết hợp giữa phong cách
Hippy với các họa tiết hoa văn thời Sơ sử.
Hai thể loại khác biệt nhau tại hai quốc gia nhưng khi hòa trộn lại, để rồi ứng
dụng cái tôi cá nhân vào các mẫu thiết kế sẽ cho ra một sự cộng hưởng đầy bất
ngơ,ø khơi gợi cảm xúc nhưng vẫn không bò mất đi nét đặt trưng riêng.
HUTECH
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu
Mục lục
Danh mục các hình ảnh

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu
4. Giới hạn đề tài
5. Ý nghóa thực tiễn và khoa học của đề tài

B. PHẦN NGHIÊN CỨU
Chương I : Tổng quan về phong trào Hippy. Nghiên cứu trang phục Hippy
thập niên 1960. Và sự ảnh hưởng của Hippy đến xã hội.
1.1. Sự ra đời và phát triển của phong trào Hippy
1.2. Đặc điểm chung
1.3. Nghiên cứu trang phục Hippy thập niên 1960
1.4. Hippy và những phong cách khác
1.5. Ảnh hưởng của Hippy trong các lónh vực khác
1.6. Phân tích các nhà thiết kế làm Hippy



HUTECH
Chương II : Nghiên cứu các họa tiết thời Sơ sử Việt Nam.
Và cách ứng dụng lên trang phục hiện đại.
2.1. Thời kỳ Sơ sử
2.2. Cách ứng dụng các họa tiết trong trang phục hiện
đại của các nhà thiết kế

Chương III : Sự cộng hưởng giữa phong cách Hippy
và họa tiết thời Sơ sử Việt Nam.
3.1. Nghiên cứu xu hướng thời trang 2011
3.2. Ý tưởng thiết kế
3.3. Giải pháp triển khai BST
3.4. Giải pháp thiết kế
3.5. Chất liệu, nguyên phụ liệu

3.6. Phụ kiện
3.7. Phác thảo
3.8. Mẫu phẳng
3.9. Mẫu rập
3.10. Sản phẩm thật

PHẦN 3 : KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


HUTECH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN MỸ THUẬT
THỜI TRANG DẠO PHỐ_
SỰ CỘNG HƯỞNG GIỮA
PHONG CÁCH HIPPY VÀ HỌA TIẾT THỜI SƠ SỬ
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do cá nhân
Hippy là một phong trào nổi lên tại Mỹ từ những năm đầu thế kỷ 1960, nó mang
hơi thở nổi loạn, tự do, phóng khoáng, không tuân theo quy luật. Sau khi tìm
hiểu về phong trào này, tôi cảm thấy như mình đã khám phá thêm về một phần
tính cách chưa được bộc lộ, và tôi đã bắt đầu có hứng thú với Hippy. Vì thế, tôi
chọn Hippy cho đề tài tốt nghiệp của mình. Thông qua đó, tôi muốn thể hiện bản
thân bằng những mẫu thiết kế.
Song song, niềm tự hào về dân tộc về một đất nước trải qua hàng nghìn năm lòch
sử với bao nhiêu điều tốt đẹp đã thôi thúc trong tôi một câu hỏi :”Tại sao tôi
không đem những vẻ đẹp đó vào thời trang? Tại sao tôi không làm một BST

mang tính dân tộc, khơi gợi niềm tự hào đó trong lòng người xem?”. Và tôi
quyết đònh chọn thời kỳ Sơ sử_thời kỳ đỉnh cao trong lòch sử xã hội Việt Nam_để
kết hợp với phong cách Hippy. Đây là một thời kỳ có nhiều truyền thuyết về các
vò vua Hùng đã gây dựng nên một nhà nước sơ khai. Thời kỳ này đời sống nhân
dân ấm no, nhu cầu làm đẹp phát triển, Trong số đó hoa văn có một vai trò lớn
trong vai trò trang hoàng làm đẹp cho cuộc sống. Vỉ thế hoa văn có ở mọi nơi,
khá đẹp và đặc biệt.
Cảm thụ được nét đẹp độc đáo trong từng đề tài, tôi đã mạnh dạn làm một phép
HUTECH
cộng để tìm điểm chung của hai đề tài. Trang phục của Hippy thường mang
nhiều họa tiết ngập tràn trên vải, vì thế tôi sẽ sử dụng những họa tiết thời kỳ Sơ
sử lên những trang phục Hippy làm điểm mới cho đề tài.
Trong thời trang không có gì là không thể. Đề tài nghiên cứu như một sự trải
nghiệm mới, một sự thử thách bản thân để tìm ra hướng đi mới cho Hippy của
tôi.
1.2. Vấn đề xã hội
Hippy phát triển mạnh vào những năm 1960 và thoái trào vào những năm 1980,
tuy nhiên nó chưa bao giờ chấm dứt. Ngoài ra, Hippy còn gây ảnh hưởng mạnh
đến các lónh vực khác của đời sống không chỉ lúc bấy giờ mà còn cả về sau.
Những năm gần đây, Hippy đã trở lại và được sự đón nhận nồng nhiệt của các
tín đồ thời trang từ sàn Catwalk đến đường phố. Tuy nhiên, bên cạnh chất phóng
khoáng, nổi loạn vốn có, Hippy mang hơi thở hiện đại hơn với nhiều phong cách
khác nhau.
Xã hội càng hiện đại giới trẻ càng nắm bắt được mọi xu hướng một cách nhanh
nhất. Và Hippy là một phong cách không thể bỏ qua. Vì nó phù hợp với đa số
tâm lý muốn thể hiện bản thân, vượt qua mọi rào cản của đa số giới trẻ ngày
nay.
Tuy nhiên, cái gì cũng có lợi và hại. Chính việc nắm bắt xu hướng nhưng không
có chọn lọc nên dần dần thời trang Việt Nam ngày càng bò đồng hóa, mất đi cái
nét riêng trong trang phục của người Việt.

Đề tài nghiên cứu mong muốn góp phần đi tìm và khôi phục lại hồn Việt trong
thời trang.

2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
HUTECH
Đối tượng mà đề tài hướng đến là nữ giới, độ tuổi từ 18 đến 23, học sinh_sinh
viên tại Tp. Hồ Chí Minh, hoàn cảnh gia đình khá giả.
Lý do chọn đối tượng: Giới trẻ ngày nay nói chung và nữ giới nói riêng lớn
nhanh hơn và đạt được sự trưởng thành đầy đủ.
Ở độ tuổi này nữ giới thường có những thay đổi tâm lý rõ ràng. Sự phát triển tâm
lý có các nét đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp cacù điều kiện khách quan và
chủ quan.
Hình thành biểu tượng “ cái tôi” có tính hệ thống
Vò thế xã hội của lứa tuổi này có nhiều thay đổi so với trước đó, các mối quan hệ
được mở rộng đem đến nhiều sự thách thức khách quan trong cuộc sống làm
xuất hiện nhu cầu tìm hiểu về thế giới, về bản thân và tự khẳng đònh mình trong
xã hội. Hoạt động tư duy có tính độc lập cao và khả năng sáng tạo mạnh mẽ.
Luôn tự tìm hướng đi mới cho bản thân.
Ở giai đoạn này, giới nữ thường quan tâm đặc biệt và nhạy cảm với những đặc
điểm của hình thức thân thể. Họ thường so sánh với người khác,tự chọn cho mình
từ cách ăn mặc, điệu bộ, cử chỉ, lời nói đến ý chí, tình cảm, mục đích sống tạo
nên một hình ảnh “ cái tôi ” có chiều sâu, hệ thống và sống động.
Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho nữ giới ở lứa tuổi này có khả
năng lựa chọn con đường tiếp theo, khẳng đònh và tìm vò trí cho riêng mình trong
cuộc sống chung.
Nảy sinh cảm nhận về “ tính chất người lớn ” của bản thân
Cảm nhận về “tính người lớn” của bản thân khá rõ ràng. Điều đó được thể hiện
thông qua mọi mối quan hệ với những người xung quanh. Họ hướng tới các giá
trò của người lớn, mong muốn độc lập, tự chủ trong cách giải quyết các vấn đề.

Tuy nhiên, ở độ tuổi này gia đình vẫn còn coi họ là những đứa trẻ, vẫn áp đặt và
bó buộc gây ra mâu thuẫn. Chính vì thế, họ luôn mong muốn được thoát ra khỏi
HUTECH
những quy tắc, bó buộc đó. Điều này là nguyên nhân của những kiểu hành xử
không giống ai và gây khó hiểu cho những người xung quanh.
Tất cả những nét đặc trưng về tâm lý ở độ tuổi này phù hợp với tinh thần của
phong cách Hippy. Đó là lý do tôi chọn đối tượng này cho đề tài nghiên cứu của
mình.

2.2. Mục đích nghiên cứu
Thời trang là đem cái đẹp đến cho mọi người. Thông qua đề tài, tôi muốn đem
tinh thần phóng khoáng, tự do của Hippy, nét đẹp trong trang phục và màu sắc,
hoa văn đến với tất cả mọi người một cách gần gũi nhất.
Bằng cách sử dụng họa tiết thời Sơ sử lên trang phục Hippy,tôi đã đem Hippy về
gần với Việt Nam hơn. Nói cách khác tôi muốn Việt hóa Hippy. Sự công hưởng
từ hai thể loại khác nhau này sẽ đem một cái nhìn mới hơn cho nền thời trang
Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài còn tái tạo một phần nét đẹp truyền thống, khơi gợi nhắc
nhơ chúng ta phải “ uống nước nhớ nguồn”.

2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu lòch sử hình thành và phát triển của phong trào
Hippy, cũng như sự quay trở lại của nó thông qua các bộ sưu tập của các nhà
thiết kế ở thế giới tiêu biểu như Roberto Cavalli ( Xuân-Hè 2011 RTW), Anna
Sui (Xuân Hè 2011 RTW), Kenzo ( Thu-Đông 2010 RTW) và ở Việt Nam như
Ngô Nhật Huy, Cao Minh Tiến, Đỗ Mạnh Cường. Tập trung nghiên cứu đặc
điểm trang phục Hippy thập niên 1960.
Và không thể thiếu phần nghiên cứu về thời kỳ Sơ sử cũng như các họa tiết hoa
văn đặc trưng. Nghiên cứu các BST có mang họa tiết truyền thống như Minh
Hạnh, Só Hoàng, Võ Việt Chung.

Nghiên cứu xu hướng thời trang mới năm 2011_2012.
HUTECH
Cuối cùng là nghiên cứu và đưa ra giải pháp cá nhân cho những mẫu thiết kế
trong đề tài gồm có màu sắc, phom dáng, họa tiết hoa văn, xử lý, phụ kiện, trang
điểm và tóc.

3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc điểm, đặc trưng của Hippy để từ đó nắm bắt được tinh
thần chung của phong cách này.
Xem các BST của các nhà thiết kế trong và ngoài nước từ đó rút ra kinh nghiệm
cũng như học hỏi, và áp dụng những cái hay, mới, lạ một cách có chọn lọc và
sáng tạo cho đề tài.
Nghiên cứu và thiết kế mẫu vải, họa tiết mới dựa trên những họa tiết thời Sơ sử.
Và cách áp dụng những họa tiết hoa văn đó lên trang phục hiện đại.
Kết hợp xu hướng thời trang 2011_2012 và những đặc điểm trên trang phục của
Hippy thập niên 1960, lựa chọn những xu hướng, phom dáng, màu sắc, chất liệu
phù hợp cho đề tài.

4. Giới hạn đề tài
Hippy không chỉ là một phong trào nhất thời mà nó còn mang tính xã hội rất cao.
Một số thanh thiếu niên lúc bấy giờ nhận đònh Hippy như là một cuộc cách mạng
về văn hóa của họ. Và sức ảnh hưởng của nó thì không chỉ thể hiện trên quần áo
mà còn trong âm nhạc, kiến trúc, văn học, điện ảnh, đời sống v v Ở mỗi lónh
vực Hippy có một sự ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này chỉ giới hạn
nghiên cứu sự ảnh hưởng của Hippy thông qua trang phục, nhất là trang phục
thập niên 1960.
HUTECH
Trong họa tiết thời Sơ sử thì đề tài sử dụng những họa tiết trang trí mang tính
chất mạnh, khỏe, đơn giản như đường thẳng, đường lượn sóng, đường
ngang vv


5. Ý nghóa thực tiễn và khoa học của đề tài
Việc gìn giữ nét đẹp truyền thống như là một nhiệm vụ cấp thiết và không của
riêng ai. Thông qua đề tài nghiên cứu này, tôi muốn góp một phần nhỏ để làm
mới và đa dạng hơn cách nhìn về lòch sử thông qua ngôn ngữ thời trang, đem nó
lại gần gũi với mọi người hơn, giúp mọi người thêm tự hào về những văn hóa
truyền thống vốn có của nước nhà. Nhất là giới trẻ ngày nay.
Vượt xa hơn nữa là đem nét đẹp truyền thống đó đến với thế giới, làm bạn bè
năm Châu hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.














HUTECH
B. PHẦN NGHIÊN CỨU

Chương 1 : Tổng quan về phong trào Hippy. Nghiên cứu trang phục Hippy
thập niên 1960. Và sự ảnh hưởng của Hippy đến xã hội.

1.1. Sự ra đời và phát triển của phong trào Hippy

1.1.1. Hippy là gì?
Hippy là cách sống của một nhóm thanh niên ở các nước phương Tây vào những
năm đầu thế kỷ 1960 với tôn chỉ “ Con người có một phần động vật, nên nó
thuộc về tự nhiên vì thế phải trả nó về tự nhiên, đừng lấy các quy phạm xã hội
cứng nhắc ra áp đặt nó”.
Do nguồn gốc và sự phát triển của phong trào Hippy có nhiều biến động theo xã
hội và lòch sử nên cũng có thể hiểu đơn giản “Hippy là trào lưu những nhóm
thanh niên lập dò muốn chống lại những qui ước xã hội để được tự do phóng
túng”.



H1. Hình ảnh một nhóm Hippie đang
nhảy múa điên cuồng.





HUTECH
1.1.2. Nguồn gốc thuật ngữ Hippy
Vào những năm cuối Thời kỳ Harlem ( 1900-1930), trong quyển tự truyện của
Malcolm X ( nhà hoạt động cho nhân quyền những người da màu) đã gọi thuật
ngữ “ Hippie” theo kiểu người Mỹ gốc Phi để mô tả một kiểu đặc biệt của
những người da trắng.












H2. Malcolm X (1925-1965)

Năm 1940, từ Hippie được phát triển rộng rãi để diễn tả những nhóm người tự
do, phóng túng trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ.
Vào ngày 05 tháng 09 năm 1965, lần đầu tiên từ Hippie được sử dụng rõ ràng
trong một bài báo có nhan đề “ A New Heaven For Beatniks”( tạm dòch là Một
thiên đường mới cho thanh niên lập dò) của tác giả Michael Fallon. Ông dùng
thời kỳ Hippie để nói về thế hệ những người tự do đã di cư từ Biển Bắc vào khu
Haight, và cái tên ấy đã không được công chúng đón nhận. Mãi đến hai năm sau
khi một người phụ trách tờ báo San Francisco, Herb Caen sử dụng thuật ngữ “thế
HUTECH
hệ Hippy” để chỉ thế hệ những nhóm thanh niên lập dò trong bài viết hằng ngày
của mình, và trong tờ New York Times, Theodore M. Bernstein thay đổi từ
Hippy sang Hippie để tránh sự mô tả không rõ ràng như thời trang hippy thì thuật
ngữ Hippie được lan truyền rộng rãi.
1.1.3. Sự ra đời của Hippy
1940 Thế chiến thứ hai kết thúc, có một phong trào chống chiến tranh được
thành lập. Đó là phong trào của những người muốn thoát khỏi các giá trò xã hội
áp đặt lên họ. Nhà thơ Allen Ginsberg có thể được coi là cha đẻ của phong trào
này. Ông sử dụng chữ viết thể hiện sự bất mãn, thất vọng và phản đối những sai
lầm mà họ nhìn thấy với thế giới. Đây có lẽ là nguồn gốc của tên gọi “ The
Beats” hay “The Beat Generation”. Đến năm 1950 phong trào đã lan rộng và
phát triển. Họ thường xuyên gặp nhau và trao đổi tại các quán cà phê, câu lạc
bộ, quán bar. Từ những nơi này xuất hiện các "Beatniks", thường mặc quần áo

tồi tàn, đeo râu và kính. Cụm từ “ Tôi Hip” được sử dụng khá thường xuyên bởi
các Beatniks. Thậm chí một số người gọi họ là Hipsters. Đó là sự bắt đầu của
Hippie.








H3. Các Beatnik vào năm 1950.
HUTECH



H4. Beatnik tập trung tại quán cà phê và
thảo luận những gì họ thích.

1.1.4. Sự phát triển của Hippy
Phong trào Hippy bắt đầu như một phong trào thanh niên. Bao gồm chủ yếu là
thanh niên da trắng trong độ tuổi từ 15 đến 25. 1965, Hippy mở rộng sang các
nước khác, kéo dài đến tận Vương quốc Anh, Châu Âu, Australia, Canada, New
Zealand, Nhật Bản, Mexico , và Brazil.
Văn hóa Hippy lây lan trên toàn thế giới thông qua âm nhạc, văn học, nghệ
thuật, thời trang, điện ảnh…Hippy từ chối thành lập các tổ chức, chỉ trích tầng lớp
trung lưu, phản đối vũ khí hạt nhân và chiến tranh Việt Nam. Họ chấp nhận cuộc
cách mạng tình dục, sử dụng các loại thuốc gây ảo giác như ma túy, cần sa…Họ
sống như một cộng đồng, thường ăn chay và thân thiện với sinh thái. Học giả
Timothy Miller đã mô tả Hippy như một phong trào tôn giáo mới.

1.3.1. Giai đoạn Hippy đầu (1960 - 1966)
Đầu những năm 1960, “Pranksters Merry” đđược một nhóm người thành lập cùng
với tiểu thuyết gia Ken Kesey. Họ đi du lòch khắp Hoa Kỳ trong thời gian dài
vào năm 1964 trên chiếc xe buýt mang tên “ Further” có ý nghóa kỷ niệm việc
xuất bản cuốn tiểu thuyết “ Sometimes a great notion” của Kesey. Cuộc phiêu
lưu đầu tiên của họ được Tom Wolfe ghi lại trong “The Electric Kool-Aid Acid
Test”. Trong suốt cuộc hành trình, họ đã sử dụng cần sa, thuốc kích thích và
LSD. Grateful Dead đã viết một bài hát và gọi đó là chuyến xe vui vẻ.
HUTECH






H5,ø H6. Chiếc xe Further và
các thành viên






Tháng 4 năm 1963, Chandler A. Laughlin III thành lập lễ hội truyền thống gồm
năm mươi người bản thổ Mỹ tại Hoa Kỳ. Lễ này kết hợp việc sử dụng thuốc gây
ảo giác với những giá trò tinh thần của người Mỹ bản đòa để gieo mạch âm nhạc
dân gian Mỹ.






H7. Laughlin ( ở giữa) tại lễ hội truyền
thống tại Hoa Kỳ.
HUTECH
Trong mùa hè 1965, Laughlin tuyển dụng thêm nhiều tài năng tạo nên một hỗn
hợp độc đáo giữa âm nhạc dân gian truyền thống và rock. Và họ được gọi là
“The Red Dog Experience”. Không có sự phân biệt giữa khán giả và người biểu
diễn, trong đó âm nhạc tạo nên một trải nghiệm mới theo phong cách cá nhân.
Laughlin và George Hunter thật sự là những tiền Hippie.







H8, H9. Các Hippie phát thực phẩm
miễn phí cho những người tham gia lễ
hội.











HUTECH
Sau khi họ trở về San Francisco, “The Red Dog Experience” còn được nhân
rộng ra thành nhiều “The Dog Family” với mô hình nhỏ.
Tháng 1 năm 1966, một sự kiện tại California lớn hơn nhiều được gọi là “The
Trips Festival”. Mười ngàn người đã tham gia sự kiện này. Họ sống như cộng
đồng, hút thuốc , ca hát nhảy múa trong ba ngày.








H10. Poster của Trips Festival 1966






H11. Hình ảnh một số Hippie
tham gia lễ hội đang nhảy
múa.


HUTECH
Một trong những hippie sớm nhất tại San Francisco là cựu sinh viên của trường
đai học San Francisco. Những sinh viên học sinh này tham gia vào các ban nhạc
họ yêu thích, sống như cộng đồng.

Tháng 6 năm 1966, khoảng 15.000 hippie đã kéo đến một khu vực nhất đònh tại
San Francisco góc đường Haight và Ashbury. Ở đó họ sống, ca hát, biểu diễn
nghệ thuật và lây lan thuốc phiện ra toàn bộ khu vực.








H12. Góc đường Haight và Ashbury.


Cuối năm 1966, một nhóm cực đoan mở cửa hàng phân phối thuốc, thực phẩm,
tặng tiền miễn phí và trên heat là trình diễn những tác phẩm nghệ thuật mang
tính chính trò.
Tháng 10 năm 1966, tiểu bang California tuyên bố LSD là một loại thuốc bất
hợp pháp. Phản ứng lại, các hippie San Francisco tập hợp trong Golden Gate
Park (công viên Cầu cổng vàng) tổ chức cuộc thi hoa hậu Love Rally, thu hút
khoảng 700-800 người. Mục đích của cuộc biểu tình nhằm chứng minh LSD là
hợp pháp và người sử dụng nó không có tội và không bò tâm thần. Một số lớn
LSD đã được tiêu thụ tại cuộc biểu tình này.
HUTECH



H13. Đám đông tập trung tại cầu Cổng
vàng











H14. Các Hippie phản đối việc xem LSD
là bất hợp pháp




H15. Các Hippie sống như cộng đồng
trong suốt thời gian biểu tình.


HUTECH



H16. Tuy biểu tình nhưng các Hippie
thường xuyên ngồi ca hát vui vẻ

1.3.2. Mùa hè của tình yêu (1967 )
The summer of love_ mùa hè của tình yêu xảy ra vào mùa hè 1967, có 100.000
người tập hợp trên khu phố Haight-Ashbury của San Francisco tạo ra một cuộc
nổi loạn về chính trò và văn hóa. San Francisco là trung tâm cuộc cách mạng

hippie, nơi âm nhạc luôn cháy bỏng, mọi người được tự do tình dục, thể hiện mọi
sáng tạo và đề cao chính trò.Mùa hè tình yêu như thời điểm xác đònh hippie đi
vào nhận thức của công chúng.







H17. Ââm nhạc luôn cháy bỏng.


Tuy nhiên mùa hè năm 1967 cũng chứng kiến một số bao lực tồi tệ nhất trong
lòch sử nước Mỹ. Đó là các cuộc bạo loạn về chủng tộc.

HUTECH





H18. Một thanh niên bò bắt vì quá phấn
khích.

Tại thời điểm này, nhóm The Beatles đã phát hành album Pepper's Lonely
Hearts Club Band. Album nhanh chóng được chấp nhận bới các hippie vì âm
thanh, hình ảnh ảo giác đầy màu sắc.






H19.Bìa Album Pepper's Lonely Hearts Club
Band.

Đến cuối mùa hè, các phương tiện truyền thông tuyên bố không ngừng về cái
chết của hippie. Theo nhà thơ Susan Stormi ‘Chambless, các hippies chôn hình
nộm của một hippie trong công viên Panhandle để chứng minh cho việc kết thúc
này. Khu phố Haight-Ashbury không thể đáp ứng được đám đông khi không có
nơi sinh sống, nhiều người phải sống trên đường phố, ăn xin, bán thuốc. Các vấn
đề về suy dinh dưỡng, bệnh tật, nghiện ma túy, tội phạm và bạo lực tăng nhanh.
HUTECH
Cuối năm 1967, nhiều hippies và nhạc só đã chuyển đi kèm theo mối nghi ngại
về nền văn hóa hippie, đặc biệt là việc lạm dụng ma túy.

1.3.3. Cuộc cách mạng (1967 - 1970)
Đến năm 1968, không chỉ có thời trang chòu ảnh hưởng của hippie mà còn âm
nhạc, phim ảnh, nghệ thuật, văn học…không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới.
Các Yippies được xem là một nhánh của phong trào Hippies, một đảng chính trò.
Họ sử dụng sân khấu như vũ khí. Họ hát trên đường phố và diễn các vở theo chủ
đề chính trò.





H20. và H22. Những vở kòch chính trò
được các Yippie diễn trên dường phố và
sân khấu.





Vào tháng 8 năm 1969, Woodstock được diễn ra tại Bethel, New York, đó là một
đại nhạc hội rock lớn thu hút hơn 500.000 người. Ba ngày ngập tràn âm nhạc,
bùn lầy, ma túy và nổi loạn tất cả đã góp phần tạo nên một sự kiện âm nhạc
kinh điển.

HUTECH









H23. Poster cuỷa nhaùc hoọi Woodstock











H24. Saõn khaỏu taùi nhaùc hoọi





HUTECH



H25. Toàn cảnh đám đông tại nhạc hội






H26. Nhiều Hippie sống trên xe cho
tiện việc sinh hoạt.




H27. Ba ngày chìm trong bùn lầy.







H28. Thanh niên tại nhạc hội.


×