Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.91 KB, 111 trang )

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ HƢỜNG





HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG KỊCH
CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN











THÁI NGUYÊN - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––



NGUYỄN THỊ HƢỜNG




HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG KỊCH
CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 02





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT






THÁI NGUYÊN - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣờng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn
trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm
Hùng Việt đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa
19 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã tạo điều kiện
giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thị Hƣờng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Bố cục của luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ 7
1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ 7
1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời 10
1.1.3. Hành động ở lời trực tiếp - gián tiếp 11
1.1.3.1. Hành động ở lời trực tiếp 11
1.1.3.2. Hành động ở lời gián tiếp 13
1.2. Câu hỏi và hành động hỏi 20
1.2.1. Khái niệm câu hỏi 20
1.2.2. Khái niệm hành động hỏi 23
1.2.3. Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành động hỏi 23
1.3. Phép lịch sự và hành động hỏi 25
1.3.1. Lí thuyết của R.Lakoff 25
1.3.2. Lí thuyết của G.N.Leech 26
1.3.3. Lí thuyết của Brow và Levinson 26
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
1.4. Tiểu kết 29

Chƣơng 2: HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG KỊCH CỦA
NGUYỄN HUY TƢỞNG 30
2.1. Hành động hỏi đƣợc sử dụng đúng mục đích hỏi trong kịch của
Nguyễn Huy Tƣởng 32
2.1.1. Hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn 32
2.1.2. Hành động hỏi sử dụng quan hệ lựa chọn “hay” 43
2.1.3. Hành động hỏi sử dụng các phụ từ nghi vấn 47
2.1.4. Hành động hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái 50
2.2. Nhận xét về cách sử dụng hành động hỏi đƣợc dùng đúng mục đích
trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng 54
2.2.1. Về phƣơng tiện thể hiện 54
2.2.2. Về kiểu câu 55
2.2.3. Về cách sử dụng hành động hỏi TT trong kịch của Nguyễn
Huy Tƣởng 55
2.3. Tiểu kết 56
Chƣơng 3: HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG KỊCH CỦA
NGUYỄN HUY TƢỞNG 58
3.1. Các hành động nói gián tiếp đƣợc biểu thị bằng hình thức của hành
động hỏi 59
3.1.1. Hỏi - khẳng định 59
3.1.2. Hỏi - bộc lộ (bày tỏ, giãi bày) 64
3.1.3. Hỏi - kể / tả 72
3.1.4. Hỏi trách 75
3.1.5. Hỏi than 78
3.1.6. Hỏi - khuyên 80
3.1.7. Hỏi - đánh giá, nhận xét (bình luận) 83
3.1.8. Hỏi - nhắc 85

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu



v
3.1.9. Hỏi - từ chối - bác bỏ 87
3.1.10. Hành động hỏi đƣợc sử dụng để biểu thị các hành động nói
gián tiếp khác 89
3.2. Nhận xét về cách sử dụng hành động hỏi đƣợc dùng qua các kiểu
câu không mang mục đích hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ
Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng 90
3.3. Đặc điểm hình thức của hành động hỏi đƣợc sử dụng để biểu thị các
hành động nói gián tiếp 91
3.3.1. Phƣơng tiện thể hiện 92
3.3.2. Kiểu câu 92
3.4. Vai trò của hành động hỏi trong việc biểu thị hành động nói
gián tiếp 92
3.4.1. Hành động hỏi góp phần quan trọng trong việc bộc lộ nội tâm 92
3.4.2. Hành động hỏi phát huy vai trò tích cực trong việc tham gia bình
luận, đánh giá, kể lại sự vật, sự việc một cách khách quan 95
3.5. Tiểu kết 96
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
HĐNN
Hành động ngôn ngữ
HĐNNTT
Hành động ngôn ngữ trực tiếp
HĐNNGT
Hành động ngôn ngữ gián tiếp
HĐƠL
Hành động ở lời
HĐƠLGT
Hành động ở lời gián tiếp
NDMĐ
Nội dung mệnh đề
ChB
Chuẩn bị
TL
Tâm lí
HQƠL
Hiệu quả ở lời
FTA
(Face Threatening Acts) Hành vi đe dọa thể diện
FFA
(Face Flattering Acts) Hành vi tôn vinh thể diện
CN
Chủ ngữ
VN
Vị ngữ
VD

Ví dụ
Sp1
(Speaker 1) Ngƣời thực hiện hành động hỏi
Sp2
(Speaker 2) Ngƣời tiếp nhận hành động hỏi


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào đầu thập niên 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết ngôn từ
(speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xƣớng, ngữ dụng học bắt
đầu bƣớc vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những
địa hạt mới mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã đƣợc mở rộng
phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của
con ngƣời.Từ khoảng những năm 70 của thế kỉ 20 tới nay, ngữ dụng học đƣợc
giới ngôn ngữ học quan tâm nhiều. Geoffrey Leech năm 1983 đã nhận xét rằng
15 năm trƣớc (trƣớc 1983) ngữ dụng học hầu nhƣ không đƣợc các nhà ngôn
ngữ học nhắc đến, mà nếu có nhắc đến thì cũng chỉ với tƣ cách là một thứ “sọt
rác”, một thứ "Waste-paper basket", nhƣ cách nói của nhà toán học và triết học
ngôn ngữ Bar-Hillel. Hiện nay thì ngữ dụng học đã là một phân ngành của
ngôn ngữ học. Trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, hiếm thấy một phân ngành
nào trong một thời gian ngắn lại phát triển nhanh đến thế. ngữ dụng học là một
chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để đạt tới một mục đích nhất
định. Nó quan tâm đến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc

vào các kiến thức ngôn ngữ học nhƣ ngữ pháp, từ vựng của ngƣời nói và
ngƣời nghe mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn, hiểu biết về vị thế
của các nhân vật hữu quan và ý đồ giao tiếp của ngƣời nói Nói cách khác,
ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngữ nghĩa trong bối cảnh giao
tiếp. Ngữ dụng học cũng tham gia vào việc giải quyết những phƣơng thức để
đạt đƣợc mục đích trong giao tiếp.
Hành động hỏi là hành động ngôn ngữ sử dụng câu hỏi để thực hiện các
mục đích giao tiếp khác nhau. Ví dụ nhƣ, ngƣời nói dùng hành động hỏi (tức
phát ngôn hỏi) để hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin mà ngƣời nghe cần biết chƣa
biết; thực hiện hành động hỏi để phê phán, để sai khiến, để khẳng định, để phủ
định, để trách móc, để tỏ ý nghi ngờ, để ra lệnh…(tiêu biểu cho quan niệm này
là Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Nguyễn Đăng Sửu (2003)…
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
Hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ, thuộc về lí thuyết ngôn từ, một thành
tố tham gia thƣờng xuyên vào cấu trúc hội thoại. Nhờ có ngữ cảnh và thông qua
những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng
giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Bên cạnh đó, hỏi còn là hình thức
trao lời để nhận đƣợc thông tin hoặc để nhằm thực hiện các mục đích nói khác
nhau. Ở luận văn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong thể loại
kịch của một tác giả, đó là nhà viết kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng.
Nhà phê bình, nghiên cứu Nguyên An đặt ra câu hỏi: “Nếu không có
Nguyễn Huy Tƣởng thì văn đàn Việt Nam hiện đại sẽ ra sao?”. Và ông đƣa ra
nhận định: “Nếu không có Nguyễn Huy Tƣởng thì văn đàn hiện đại Việt Nam,
nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và
chất bi thƣơng hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài, và sau ông, cũng đã
có các tác giả đáng nể nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng

Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân…”.
Cũng theo Nguyên An, Nguyễn Huy Tƣởng “đã gánh việc mở đầu một cách
đích đáng cho dòng văn chƣơng viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt
Nam trong nền văn chƣơng hiện đại Việt Nam”.
.
Đã có không ít các công trình nghiên cứu khác nhau về các tác phẩm của
Nguyễn Huy Tƣởng, tuy nhiên, bình diện ngôn ngữ chƣa đƣợc chú ý nhiều,
trong đó hành động hỏi trong kịch của ông vẫn là đề tài chƣa từng đƣợc nghiên
cứu. Từ sự khâm phục, trân trọng nhân cách và tài năng của Nguyễn Huy
Tƣởng, và sự yêu thích kịch của ông, nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề
"Hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng" làm đề tài cho luận văn
của mình.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Câu hỏi là một trong những kiểu câu phân chia theo mục đích nói
(gồm câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến).
Đi sâu vào nghiên cứu hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy
Tƣởng, chính là nghiên cứu một lĩnh vực thuộc vấn đề hành vi ngôn ngữ đã thu
hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam từ cuối những
năm 80 trở lại đây. Hỏi trở thành vấn đề ngữ dụng quen thuộc trong các công
trình: Ngữ dụng học của GS.TS. Nguyễn Đức Dân, Đại cƣơng ngônngữ học,
tập 2 của GS.TS. Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của Nguyễn Thiện Giáp
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học chọn hành động hỏi làm đối
tƣợng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nhƣ:
1. Hoàng Trọng phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980.

2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi
vấnkhông dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1994.
3. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc
biểuthị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1996.
4. Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS
khoa học Ngữ văn, Hà Nội,1996.
5. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi
chính danh, Luận án TS Ngữ văn, Hà Nội, 2004.
6. Trịnh Minh Thành, Câu hỏi trong truyện Kiều của Nguyễn Du và việc
sử dụng câu hỏi để biểu thị mục đích nói, luận văn thạc sĩ.
7. Trần Ngọc Diệp, Hành động hỏi trong kịch của Lưu Quang Vũ,Luận
văn Thạc sĩ , Đại học Hải Phòng
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài viết nhƣ:
- Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985
- Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn
nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hòa, Ngôn ngữ số 1, 1993.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
- Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng
của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994.
- Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn
ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, kỉ yếu hội thảo Ngữ văn trẻ, 1998.
- Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết
Mai, những vấn đề ngôn ngữ học, kỉ yếu hội nghị khoa học 2001, Viện ngôn
ngữ học.
2.2. Nguyễn Huy Tƣởng thành danh không chỉ với kịch, đúng nhƣ nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức đã nhận định: “Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn

Huy Tƣởng, những tác phẩm kịch chiếm một vị trí quan trọng”. Cũng theo ông:
“Vào những năm trƣớc và sau Cách mạng, Nguyễn Huy Tƣởng đã có công thúc
đẩy và xây dựng nền kịch nói của nƣớc nhà phát triển trên một chặng đƣờng mới”.
Chặng đƣờng sáng tác kịch của nhà văn, mở đầu từ Vũ Nhƣ Tô (1941)
và đến tập kịch ngắn Anh Sơ đầu quân (1949) thì kết thúc. Nguyễn Huy
Tƣởng không chỉ là một tác giả tiêu biểu của sân khấu kịch nói kháng chiến
chống Pháp, mà còn là một kịch tác gia lớn.Góp phần đáng kể vào sự hình
thành của nền kịch nói Việt Nam hiện đại, đem đến cho nó phẩm chất văn học
và tầm vóc chuyên nghiệp.
Nghiên cứu về kịch của Nguyễn Huy Tƣởng phải kể đến những công
trình sau:
1. Hà Minh Đức, Giới thiệu cho kịch của Nguyễn Huy Tưởng,Nxb Văn
học, HN-1963.
2. Phan Cự Đệ, Kịch Nguyễn Huy Tưởng (đăng trong tạp chí Văn học, số
3-1964).
3. Nguyễn Văn Thành, Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng (đăng trên tạp
chí sân khấu số 1-1984)
4. Tất Thắng, Cuộc tao ngộ giữa kịch và văn (bài trong Hội thảo khoa
học Nguyễn Huy Tưởng, ,một sự nghiệp chưa kết thúc).
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
Nhƣ vậy có thể khẳng định, các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tƣởng
đã đƣợc nghiên cứu ở các góc độ khác nhau.Tuy nhiên hành động hỏi trong
kịch của ông dƣới góc độ ngôn ngữ học thì vẫn chƣa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

Làm rõ hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng, để từ đó
thấy đƣợc tác dụng của loại hành động này trong việc thể hiện nội dung kịch
cũng nhƣ phong cách của tác giả.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Trình bày các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng
- Phân tích để thấy đƣợc cách sử dụng hành động hỏi trong kịch của
Nguyễn Huy Tƣởng.
4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
- Đối tƣợng của đề tài này là: hành động hỏi trong kịch của Nguyễn
Huy Tƣởng.
- Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu: các ngữ liệu khảo sát và trình bày trong luận
văn đƣợc thu thập trong: “Tô Hoài biên soạn, Kịch Bắc Sơn, NXB KHXH, Hà
Nội, 1999.Nguyễn Huy Thắng biên soạn, (2007), Kịch Vũ Như Tô, NXB TN”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp thống kê phân loại: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
thống kê và phân loại các hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng.
- Phƣơng pháp miêu tả: đƣợc sử dụng để phân tích, miêu tả cách sử dụng
các hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng, làm rõ vai trò của các
hành động này trong kịch của tác giả.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
- Phƣơng pháp so sánh: để làm rõ sự giống và khác nhau giữa các kiểu
câu biểu thị trực tiếp hành động hỏi với các kiểu câu gián tiếp biểu thị hành
động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng.

6. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận: làm rõ thêm vai trò của hành động hỏi ở thể loại kịch.
- Về thực tiễn: làm rõ thêm những đóng góp của Nguyễn Huy Tƣởng ở
bình diện ngôn ngữ học thể hiện qua kịch của tác giả.
- Luận văn là tƣ liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, những ngƣời có
nhu cầu tìm hiểu về Nguyễ Huy Tƣởng và ngôn ngữ kịch của ông.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Hành động hỏi trực tiếp trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng
Chƣơng 3: Hành động hỏi gián tiếp trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
Nói là làm (How to do things with words - Quand dire c’est faire) là
nhan đề một cuốn sách nổi tiếng của J. L. Austin, ngƣời khởi xƣớng ra lí thuyết
hành vi ngôn ngữ (actes de langage), một lý thuyết làm xƣơng sống cho ngữ
dụng học. Vì là một dạng hành động - hành động bằng ngôn ngữ - nên nói năng
cũng chịu những quy tắc chung chi phối hành động nói chung của con ngƣời.
Đặc trƣng của các hành động là ở chỗ hành động phải đƣợc thực hiện theo một
ý định nhất định với công cụ nhất định, nhằm một (hoặc một số) đích nhất định,
đích có khi trực tiếp mà cũng có khi gián tiếp, ngầm ẩn.
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn

ngữ mà J. L. Austin xây dựng nên, đã quan niệm về hành động ngôn ngữ (còn
gọi là hành vingôn ngữ) nhƣ sau:
Đỗ Hữu Châu: “Hành động ngôn ngữ được thực hiện khi người nói
(hoặc người viết) SP1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người
đọc) SP2 trong ngữ cảnh C”. [6, tr 88]
Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Khi thực hiện một phát ngôn trong một tình
huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó, người nói
đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận được
điều này. Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngôn ngữ mang tính chất xã hội,
được ước chế bởi xã hội”. [8, tr 220]
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, hành vi ngôn ngữ
đƣợc các nhà nghiên cứu định nghĩa nhƣ sau: “Một đoạn lời nói có tính mục
đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt
bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu
âm - âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như
nhau tronghoàn cảnh giao tiếp nào đó.[40, tr 107]
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
Từ những khái niệm trên, một lần nữa hành động ngôn ngữ đƣợc khẳng
định là gắn liền với hành động nói năng của con ngƣời và nó cũng là một hành
động mang tính chất xã hội.
Trong cuộc sống hằng ngày, con ngƣời không thể thiếu đƣợc những cuộc
giao tiếp, khi con ngƣời giao tiếp thì lần lƣợt những phát ngôn xuất hiện, mỗi
một phát ngôn (diễn ngôn) thƣờng đƣợc tạo ra do ba loại hành động (hành vi).
Theo J. L. Austin đó là: hành động tạo lời, hành động mƣợn lời, hành động ở lời.
- Hành động tạo lời (locutioncary act): Cái mà Austin gọi là hành động
tạo lời chính là việc tạo ra một phát ngôn (tức phát-ngôn-thành-phẩm) với một

dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định. Hành động tạo lời là sản
phẩm của một hành động ngữ âm (phonic act) để tạo ra một phát-ngôn-thành-
phẩm (trong chất liệu âm thanh); và một hành động ngữ vựng (phatic act) để
kiến tạo nên một câu cụ thể trong một ngôn ngữ cụ thể.
- Hành động mƣợn lời (perlocutionary act): là những hành động “mượn
phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu
quả ngôn ngữ nào đó ở người nghe,người nhận hoặc ở chính người nói”. Hành
động mƣợn lời nó có tác động xa hơn đến tâm lí, hành vi, thái độ, tình cảm nảy
sinh do ngƣời ta nói.
Ví dụ (1): Bạn A hỏi xin mẹ một trăm nghìn, mẹ bạn không cho luôn mà
hỏi lại bạn A: “một trămnghìn cơ hả con?”. Phát ngôn của mẹ lập tức sẽ khiến
bạn A có những dự đoán về hành động cho tiền của mẹ mình: có thể mẹ sẽ
không cho cả một trăm nghìn; có thể mẹ không cho tiền; có thể mẹ cho một
trăm nghìn. Từ phát ngôn của mẹ khiến bạn A phải có nhiều suy đoán, đây
chính là hiệu quả mƣợn lời của phát ngôn (1).
Hiệu quả mƣợn lời là những hiệu quả ngoài ngôn ngữ (đúng hơn là ngoài
diễn ngôn) và phân tán, không có tính quy ƣớc và khó tìm ra cơ chế chung.
- Hành động ở lời (inlocutionary act): là những hành vi ngƣời nói đƣợc
thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng tƣơng ứng với chúng ở ngƣời
nhận. Nói cách khác, đây là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo
nên phát ngôn đƣợc nói ra (hay viết ra). Chính cái đích này phân biệt đƣợc các
hành động ở lời với nhau.
Ví dụ (2): SP1: Em đã học bài cũ chƣa?
SP2: Dạ thƣa cô, em học bài cũ rồi ạ.

Hiệu quả của hành động ở lời hỏi trên đƣợc thể hiện ở phát ngôn trả lời
của SP2: “Dạ thƣa cô, em học bài cũ rồi ạ”.
Cũng có những hành động ở lời có hiệu quả là một hành động mƣợn lời
vật lý, chẳng hạn:
SP1 (3): Hút thuốc đi ông.
SP2: OK! (đƣa điếu thuốc vào miệng)
Hiệu quả ở lời của hành động ở lời mời (ví dụ 2) là việc SP2 thực hiện
hành động mƣợn lời vật lý tức SP2 đƣa điếu thuốc vào miệng. Tuy nhiên, ngay
cả những trƣờng hợp mà hiệu quả của hành động ở lời là một hành động mƣợn
lời nhƣ ở ví dụ 2 thì hành động mƣợn lời hiệu quả đó vẫn có hành động ở lời đi
kèm (ok!).
Theo O. Ducrot thì: hành vi ở lời khác hành vi tạo lời và hành vi mƣợn
lời ở chỗ là chúng có thể thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời tham gia hội
thoại. Ngƣời nói và ngƣời nghe buộc đặt vào nghĩa vụ và quyền lợi mới so với
tình trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó.
Trong thực tế, hành vi mƣợn lời và hành vi ở lời đã đem lại cho phát
ngôn những hiệu lực nhất định. Nhƣng ngữ dụng học chỉ quan tâm tới hiệu lực
ở lời của ngôn ngữ mà thôi. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thì các hành vi
tạo lời, hành vi mƣợn lời, hành vi ở lời đều kết hợp đồng thời và thống nhất.
Ở phạm vi đề tài của luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét, tìm hiểu và
nghiên cứu hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng ở góc độ hành
động ở lời.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời
Hành động ở lời không phải sử dụng một cách tùy tiện, phải tuân thủ các
điều kiện nhất định vì đây là một hành động xã hội.

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những
điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với
ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó”. [6, tr 111]
J. L. Austin gọi đó là những điều kiện may mắn, nếu chúng đƣợc đảm
bảo thì hành động mới thành công, đạt hiệu quả.
Searle lại gọi đó là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn.
Theo ông, có bốn loại điều kiện sử dụng hành động ở lời sau:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: là điều kiện liên quan tới cấu trúc, quan hệ
ngữ nghĩa của nội dung mệnh đề. Điều kiện này chỉ ra nội dung của hành động
ở lời.
- Điều kiện chuẩn bị: Là điều kiện liên quan tới những hiểu biết của
ngƣời thực hiện hành động về lợi ích, trách nhiệm, năng lực vật chất, tinh thần,
cũng nhƣ quyền lực của ngƣời nói đối với ngƣời nghe và đối với hành động ở
lời mà mình đƣa ra.
- Điều kiện tâm lý: đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lý của ngƣời
thực hiện hành động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đƣa ra.Điều
kiện tâm lý còn có nghĩa là ngƣời nói thực sự, chân thành mong đợi hiệu quả ở
lời của hành động ở lời mà mình thực hiện.
- Điều kiện căn bản: Theo điều kiện này thì ngƣời thực hiện hành động ở
lời (hoặc ngƣời nghe) bị ràng buộc ngay vào kiểu trách nhiệm mà hành động ở
lời tạo ra khi phát ngôn.
Ví dụ (4): Mày cứ giục, mé càng cuống. Để yên mé đang mở đây mà.Mế
lại chả muốn mở ngaycho mày ư? [19, tr 20: đối thoại bà cụ Phƣơng - Phƣơng].
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: lời đối thoại trên là hành động hỏi của bà
cụ Phƣơng dành cho Thơm.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


11

+ Điều kiện chuẩn bị: bà luống cuống mở cửa cho Thơm nhƣng con gái
vẫn giục bà mở cửa nên bà phải thanh minh dƣới dạng câu hỏi: “lại chả muốn
mở ngay cho mày ƣ?”.
+ Điều kiện tâm lý: bà Phƣơng muốn khẳng định bà rất muốn mở cửa
cho Thơm.
+ Điều kiện căn bản: bà Phƣơng thực hiện hành động hỏi muốn Thơm
biết rằng bà rất muốn mở cửa ngay cho Thơm, và hành động hỏi của bà Phƣơng
đã tác động tới tâm lý của Thơm, khiến Thơm dịu giọng đi: “cửa mở dễ thế mà
mé không mở đƣợc, mọi lần thì sao?”.
Hành động hỏi của bà Phƣơng ở ví dụ (4) là hành động hỏi trực tiếp, vì
nó đƣợc sử dụng đúng với mục đích, đúng với điều kiện chân thành của nó.
Nhƣ vậy, trong luận văn này, dấu hiệu giúp chúng tôi nhận diện và phân
biệt các hành động hỏi trực tiếp - gián tiếp chính là nhờ vào điều kiện sử dụng
các hành động ở lời.
1.1.3. Hành động ở lời trực tiếp - gián tiếp
Căn cứ vào hành động ngôn ngữ, ngƣời ta chia ra hai loại hành động ở
lời: hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp.
1.1.3.1. Hành động ở lời trực tiếp
George Yule quan niệm: “ Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp”. [27, tr 110]
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Hành động ngôn ngữ trực tiếp là hành
động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng”. [16, tr 390]
Theo giáo sƣ Đỗ Hữu Châu: “ Những hành vi ngôn ngữ được sử dụng
đúng với mục đích, đúng với điều kiện chân thành của chúng là những hành vi
ở lời trực tiếp”.[6, tr 145]
Ví dụ (5): Không, không đời nào. Nhưng sao ông lại vào đây? Ông định
bắt Ngọc phải không?[19, tr 76: đối thoại Thơm - Thái]
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu



12
Phát ngôn trên của Thơm là câu hỏi dành cho Thái, câu hỏi có sử dụng
đại từ nghi vấn "sao", "phải không?". Thơm ngạc nhiên khi Thái vào nhà Thơm
và tƣởng rằng Thái vào nhà mình là để bắt Ngọc, nên Thơm đã hỏi Thái:
"nhưng sao ông lại vào đây? Ông định bắt Ngọc phải không?". Đáp lại câu hỏi
của Thơm là câu trả lời rất rõ ràng của Thái: "không".Câu hỏi của Thơm và câu
trả lời của Thái đều có đích ở lời, vậy câu hỏi ở ví dụ (5) là câu hỏi thực hiện
hành vi ở lời trực tiếp.
Ví dụ (6): "Biết bao giờ cho cách mạng thành công? Không biết những
hy sinh của quần chúng, của anh, rồi có kết quả gì không?".[19, tr 92: đối thoại
Cửu - Thái]
Đây là câu hỏi của Cửu dành cho Thái. Câu hỏi có sử dụng đại từ nghi
vấn "bao giờ'' và cặp phụ từ nghi vấn "có không", để hỏi về thời gian và kết
quả. Đích ở lời của hành động này là Cửu muốn biết "bao giờ cho cách mạng
thành công?" và những hy sinh của quần chúng, của Thái có kết quả gì không?
Đáp lại câu hỏi của Cửu là lời giải thích trấn an của Thái: " sao lại không có kết
quả? Nếu không chắc thành công thì tranh đấu làm gì? (…) Phải, nhất định
chúng ta thắng, Cửu ạ." .Phát ngôn này cũng thuộc hành vi ở lời trực tiếp.
Ví dụ (7): " Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao?" [33, tr 29: đối thoại vua
Lê Tƣơng Dực - Vũ Nhƣ Tô].
Đây là câu hỏi của vua Lê Tƣơng Dực với Vũ Nhƣ Tô. Vua Lê Tƣơng
Dực triệu Vũ Nhƣ Tô vào kinh xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Nhƣ Tô không vào
Kinh mà bỏ trốn, sau đó Vũ Nhƣ Tô bị lính bắt áp giải vào kinh. Vua Lê Tƣơng
Dực hỏi Vũ Nhƣ Tô một cách thẳng thắn: " Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao?"
. Hành động hỏi trên có sử dụng đại từ để hỏi "sao". Trƣớc câu hỏi của vua, Vũ
Nhƣ Tô trả lời rất rõ ràng: "Tâu Hoàng thượng, tiện nhân không sợ chết." Câu
hỏi có đích ở lời, vậy hành động hỏi trên cũng thuộc hành vi ở lời trực tiếp.
Qua những ví dụ đã nêu ở trên, có thể khẳng định rằng hành động ở lời

trực tiếp là hành động đƣợc dùng đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử
dụng chúng.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
1.1.3.2. Hành động ở lời gián tiếp
1.1.3.2.1. Khái niệm
Theo Labor và Fansel " Đại bộ phận các phát ngôn được xem như là
thực hiện đồng thời một số hành vi " (dẫn theo Đỗ Hữu Châu). Hiện tƣợng
ngƣời giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành động ở lời này nhƣng lại nhằm hiệu
quả cuả một hành động ở lời khác đƣợc gọi là " hiện tượng sử dụng hành động
ngôn ngữ theo lối gián tiếp".
Theo Searle" một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự
thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp".
Goerge Yule cho rằng: "Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp". [27, tr 110]
Giáo sƣ Nguyễn Thiện Giáp nhận định: " Hành động ngôn từ gián tiếp là
hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp
giữa một chức năng và một cấu trúc".[16, tr 390]
Giáo sƣ Nguyễn Đức Dân quan niệm: "một hành vi tại lời này nhằm đến
một hiệu lực tại lời là một hành vi khác, thì hành vi này được gọi là một hành
vi gián tiếp". [8, tr 53]
Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu nhận định: "Trong thực tế giao tiếp, không hiếm
gặp những trường hợp hành động ở lời được sử dụng không chân thực, có
nghĩa là sử dụng nhằm đạt đích của một hành động ở lời khác. Chúng ta sẽ gọi
hành động được sử dụng không chân thực là hành động trực tiếp và hành động
được thực hiện bằng hành động trực tiếp là hành động gián tiếp".
Nhìn chung, hành vi ngôn ngữ gián tiếp xuất hiện khi ngƣời tham gia

giao tiếp sử dụng hành động ở lời này nhƣng lại nhằm đạt đích của hành động ở
lơi khác.
Ví dụ (8): " Tôi biết: ông ấy giỏi, ông ấy đánh trận giỏi, ông giấu tôi thế
nào được? [19, tr 85: đối thoại Cửu - Thơm]
Phát ngôn trên của Thơm có hình thức là một câu hỏi nhƣng thuộc loại
hành động không chân thực: hỏi nhằm mục đích khẳng định: lâu rồi Thơm
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
chƣa nghe ngóng đƣợc tình hình gì về ông đầu to to, Thơm muốn biết nhƣng
Cửu luôn nghi ngờ lòng trung thành của Thơm với cách mạng (chồng Thơm là
Việt gian), khi Thơm khen ông đầu to to giỏi thì Cửu giấu giếm và nói: "anh ấy
thì giỏi gì?" Thơm biết Cửu không tin mình. Thơm đã khẳng định với cửu rằng:
"Tôi biết: ông ấy giỏi, ông ấy đánh trận giỏi, ông giấu tôi thế nào được?"
Câu hỏi của Thơm còn nhằm mục đích đánh giá, nhận xét về lòng tin của
Cửu dành cho mình, Thơm biết Cửu không tin cô vì chồng cô là kẻ chỉ điểm,
kẻ phản lại Cách mạng.
Câu hỏi của Thơm bộc lộ nỗi buồn man mác mà Thơm không biết nói
với ai, cô bị mất lòng tin ở mọi ngƣời vì chồng cô là Việt gian. Trong lòng
Thơm luôn ẩn chứa những nỗi buồn.
Nhƣ vậy, ở những trƣờng hợp trên, khẳng định, đánh giá, nhận xét, bộc lộ
là những hành động gián tiếp đƣợc thực hiện bằng câu có hình thức của câu hỏi.
Đúng nhƣ các nhà nghiên cứu đã quan niệm: Hành động ở lời gián tiếp là
" hành động được thực hiện thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác."
1.1.3.2.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời gián tiếp
Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra một số điều kiện tổng quát sau:
1.Hành động ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh:
Ví dụ (9): Chết chửa! Ở nhà cả à?Sao khéo bảo nhau thế? Ở nhà được thì

lạ lùng thật! [19, tr 28: đối thoại ông cụ Phƣơng - bà cụ Phƣơng - Thơm - Ngọc]
Phát ngôn trên nảy sinh trong hoàn cảnh: cuộc Cách mạng ở Bắc Sơn đã
nổ ra do giặc Pháp đã tràn về. Ông cụ Phƣơng là một chiến sĩ Cách mạng, ông
hăng hái trong việc giết giặc. Ông đã tham gia vào cuộc biểu tình để chống lại
giặc Pháp. Ông ngạc nhiên và không hài lòng vì khi về tới nhà thì vợ (bà cụ
Phƣơng), vợ chồng Thái - Thơm (con gái và con rể) vẫn đang ở nhà, mà không
tham gia vào cuộc biểu tình. Phát ngôn trên có sử dụng các tiểu từ tình thái "à,
sao" khiến cho nó có hình thức của một câu hỏi. Song đích hƣớng tới của nó
lại không phải là câu hỏi mà nhằm mục đích đánh giá, nhận xét, mỉa maiđối
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


15
với mẹ con bà cụ Phƣơng vì mẹ con bà không đi biểu tình cùng dân làng. Theo
lời nói bóng gió, mỉa mai của ông cụ Phƣơng thì mẹ con bà cụ Phƣơng là
những ngƣời không có tinh thần cách mạng, thờ ơ với cách mạng, không nhiệt
tình với cách mạng để hòa theo dòng ngƣời đi biểu tình.
Nếu không đặt vào ngữ cảnh, chúng ta sẽ không thể hiểu đƣợc nội dung,
mục đích của phát ngôn trên.
2. Nghiên cứu hành vi ở lời gián tiếp phải chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa
giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngũ vi trực tiếp với
ngữ cảnh.
Hành động ngôn ngữ có một hoặc một số biểu thức ngữ vi đặc trƣng cho
nó. Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần (chủ từ - vị từ) tạo nên
nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa với các nhân tố ngữ cảnh, đặc biệt là với
những ngƣời giao tiếp cũng đóng vai trò rất quan trọng cho biểu thức ngữ vi
đó. Mối quan hệ đó càng khăng khít bao nhiêu thì càng có khả năng thực hiện
các hoạt động giao tiếp bấy nhiêu. Giả thiết, cô giáo kiểm tra bài cũ, cô gọi bạn
Xuân Hà lên bảng, bạn Xuân Hà không thuộc bài, cô giáo không hài lòng và

hỏi: "Tại sao em không học bài?" thay vì câu hỏi: "Em lƣời học bài quá Xuân
Hà à?'' Câu hỏi thứ nhất gần với câu hỏi thông thƣờng hơn là câu hỏi thứ hai. Ở
câu hỏi thứ hai, ngƣời bị hỏi "Xuân Hà" là ngữ nghĩa của thành phần mệnh đề
(chủ từ) của câu hỏi nên hiệu lực trách móc gián tiếp của câu hỏi rõ hơn.
3. Muốn nhận biết hành động ở lời gián tiếp, trƣớc hết phải nhận biết
phát ngôn nghe đƣợc, đọc đƣợc qua biểu thức ngữ vi cốt lõi cho nó, do hành
động ở lời trực tiếp nào tạo ra.
Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành động gián tiếp. Nói
nhƣ Nguyễn Thiện Giáp: "cùng một phát ngôn có thể tiềm tàng nhiều hành
động ngoài lời".
Ví dụ (10): Bắt những người ấy thì có tội chứ không phải chơi đâu.
Người ta bỏ cả nhà đi làm cách mạng, có thù hằn gì với ai, chả giúp thì thôi,
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


16
cứ mặc kệ người ta với Tây, việc gì lại đi bắt người ta? [19, tr 74: đối thoại
Ngọc - Thơm].
Căn cứ vào phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời "gì", ta có thể xác định
phát ngôn trên đây của Thơm do hành động ở lời trực tiếp tạo ra.
Hành động ở lời trực tiếp này đƣợc dùng để thực hiện một số hành động
khác nhƣ: khẳng định: Thơm khẳng định với Ngọc, bắt những ngƣời làm cách
mạng nhƣ ông Thái là có tội chứ không phải chơi đâu. Những ngƣời nhƣ ông
Thái là những ngƣời bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng, có thù hằn gì với ai, chả
giúp thì thôi, cứ mặc kệ họ với Tây, việc gì mà phải bắt những ngƣời làm cách
mạng; Bộc lộ thái độ không hài lòng với Ngọc về hành động Ngọc đi bắt những
ngƣời làm cách mạng cho Tây. Bên cạnh đó, còn thể hiện đƣợc tình thƣơng và
sự bênh vực của Thơm dành cho những ngƣời làm cách mạng; Thơm trách
Ngọc về việc Ngọc đi bắt những ngƣời làm cách mạng : "Bắt những người ấy

thì có tội chứ không phải chơi đâu chả giúp thì thôi, cứ mặc kệ người ta với
Tây, việc gì lại đi bắt người ta?" ; khuyên Ngọc: "cứ mặc kệ người ta với Tây".
Nhƣ vậy, phát ngôn ở ví dụ (10) là một phát ngôn tiềm tàng nhiều hành
động ngoài lời.
4. Hoạt động ngôn ngữ gián tiếp không chỉ là một hiện tƣợng riêng rẽ do
hoạt động ngôn ngữ trực tiếp tạo ra. Nó còn bị quy định bởi lý thuyết lập luận,
bởi các phƣơng châm hội thoại, bởi phép lịch sự, bởi các quy tắc liên kết, bởi
các quy tắc hội thoại và cả bởi lôgic nữa.
Hoạt động ngôn ngữ giao tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh, vào mối
quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức
ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh, bị quy định bởi lý thuyết lập luận, bởi các
phƣơng châm hội thoại, bởi phép lịch sự Do vậy, muốn nhận biết các hành
động ở lời gián tiếp, phải dựa vào nhiều yếu tố.
Bàn về cơ sở nhận diện các hoạt động ngôn ngữ gián tiếp, Nguyễn Thị
Lƣơng, trong cuốn " Câu tiếng Việt" chỉ ra rằng các hoạt động ngôn ngữ gián
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


17
tiếp không tƣờng minh ở câu chữ nhƣng ngƣời nghe vẫn có thể nhận diện nó
nhờ vào các nhân tố nhƣ:
+ Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là bối cảnh câu nói đƣợc phát ra. Hoàn cảnh giao
tiếp có thể là:
- Những yếu tố ngoài ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, ngữ điệu
- Ngữ cảnh (văn cảnh): trong văn bản viết, ngữ cảnh thƣờng đƣợc thể
hiện ra ở trƣớc hoặc sau câu đang xét.
Hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố quan trọng giúp ngƣời nghe nhận biết các
hành động ở lời gián tiếp.

+ Dựa vào các thao tác suy ý
Suy ý là hành động của trí não, nhằm vận dụng sự hiểu biết để xem xét,
đánh giá tính đúng sai, hợp lí hay không hợp lí, khách quan - không khách quan
của một vấn đề nào đó.
Để nhận diện loại nghĩa không tƣờng minh, ngƣời ta thƣờng xuyên phải
vận dụng thao tác suy ý để phát hiện ra nghĩa hàm ngôn không đƣợc biểu thị ra
bằng câu chữ.
Ví dụ (11): Nam tới vay tiền Tuấn, vì Nam vay quá nhiều lần và không
trả,nên lần này sự xuất hiện của Nam kèm theo lời vay tiền khiến Tuấn bực tức
không thể chịu đƣợc và phát ngôn: " Thóc đâu mà đãi gà rừng?"
Bằng sự hiểu biết thực tế, và bằng sự suy ý, Nam nghe bạn nói xong thì
sẽ nhận ra rằng: Thóc tức là tiền, gà rừng tức là mình. Từ đó Nam suy ra: hành
động hỏi của Tuấn chỉ là hình thức. Tuấn dùng hình thức của câu hỏi để nhằm
khẳng định rằng: tôi không thừa tiền để cho anh vay.
+ Dựa vào các ƣớc định xã hội (lẽ thƣờng - topos)
Mỗi dân tộc thƣờng có những ƣớc định, những điều đƣợc coi là lẽ
thƣờng, là hiển nhiên, đƣợc cộng đồng chấp nhận, nên không cần bình luận,
bàn cãi đúng sai. Với ngƣời Việt, hình thức chào - hỏi đƣợc coi là một ƣớc

×