Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.2 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY
Mã số: DT1206
Chủ nhiệm đề tài: ThS. ĐẶNG NHÂN CÁCH
TP. HCM, 12/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY
Mã số: DT1206
Chủ nhiệm đề tài: ThS. ĐẶNG NHÂN CÁCH
i
TÓM TẮT
Ngày nay, việc áp dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý để
đem lại hiệu quả cao không còn là mới. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,
nhiều trường ở Việt Nam cũng đã áp dụng CNTT vào việc tổ chức và quản lý đào tạo,
đem lại hiệu quả cao. Trong đó, áp dụng CNTT vào tổ chức và theo dõi giảng dạy cũng
được áp dụng ở một số trường. Với trường ĐH GTVT Tp.HCM, cũng đã sử dụng hệ
thống thông tin trong công tác tổ chức và quản lý và theo dõi giảng dạy. Hệ thống này
cơ bản cũng đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Nhưng với quy mô ngày càng phát triển
của trường thì hệ thống hiện tại không thể đáp ứng được.Vì hệ thống hiện tại phải phụ
thuộc rất nhiều vào con người, không có tính liên thông tức thời đến các đối tượng liên
quan. Nếu trong quá trình giảng dạy có sự thay đổi hoặc điều chỉnh như: xin nghỉ dạy;
đăng ký dạy bù; thay đổi phòng học;… thì phải mất một thời gian các đối tượng liên
quan mới cấp nhật được. Đôi khi những việc cần gấp muốn thống kê để đánh giá tình


hình lại chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu. Với ưu thế cơ sở vật chất sẵn có, hệ thống server
mạnh mẽ. Nếu áp dụng CNTT một cách hiệu quả và thông minh vào việc tổ chức quản
lý giảng dạy sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà trường. Qua đó cũng tiết kiệm rất
nhiều thời gian cho mọi người. Với nhu cầu đó, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
này sẽ nghiên cứu và xây dựng một hệ thống quản lý theo dõi đào đào tạo áp dụng cho
trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu này đã xây dựng được một hệ thống với tên gọi là TMS giải
quyết được những điểm yếu của hệ thống hiện tại, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho
tất cả các giảng viên cũng như các khoa và phòng ban liên quan như: xem lịch dạy, hủy
báo giảng và đăng ký dạy bù, theo dõi tình hình giảng dạy …Với hệ thống này, những
việc trước đây phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi mới đến được với các đối tượng
ii
liên quan thì nay được xử lý tức thời. Có thể xử lý công việc mọi lúc mọi nơi chỉ cần
có Internet.
Hệ thống cũng đã được kiểm thử dựa vào bộ dữ liệu thực đang được triển khai
trong học kỳ I và học kỳ II năm học 2012-2013. Kết quả kiểm thử khẳng định tính ổn
định và nhu cầu cấp thiết của hệ thống. Hệ thống được triển khai trên nền Web, viết
bằng ngôn ngữ PHP/MySQL. Hệ thống được xây dựng theo hướng tổng quát với khả
năng tùy biến và mở rộng cao, nên người dùng rất thuận tiện, không phụ thuộc nhiều
vào nhà phát triển hệ thống.
iii
MỤC LỤC
TÓM TẮT i
xi i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU viii
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG viii
Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠYviii

Mã số: DT1206 viii
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đặng Nhân Cách viii
Tel.: 0919101086 E-mail: viii
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa CNTT- Trường ĐH GTVT
Tp.HCM viii
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Không viii
Thời gian thực hiện: 08/2012 – 05/2013 viii
1. Mục tiêu: viii
2. Nội dung chính: viii
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế –
xã hội, v.v…) ix
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU x
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
iv
33 1
1.1 Động cơ thực hiện đề tài 1
1.2 Mục đích và giới hạn của đề tài 2
1.3 Cấu trúc của đề tài 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Cơ sở dữ liệu- MySQL 5
2.2 Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML 6
2.3 Cascading Style Sheet – CSS 7
2.4 Ngôn ngữ lập trình - PHP 8
2.5 Lập trình hướng đối tượng 8
2.6 Tóm tắt 10
Chương 3: CÁC HỆ THỐNG LIÊN QUAN 11
3.1 Giới thiệu 11
3.2 Hệ thống quản lý giảng dạy trường ĐH GTVT Tp. HCM 11
3.3 Hệ thống quản lý giảng dạy trường Công Nghiệp TP.HCM 13
3.4 Hệ thống quản lý giảng dạy trường Cao Đẳng Bách Việt 14

3.5 Tóm tắt 15
Chương 4: HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY 16
4.1 Giới thiệu 16
4.2 Mô hình dữ liệu của hệ thống 17
4.3 Phòng đào tạo 18
4.4 Quản lý khoa 19
4.5 Phòng thanh tra đào tạo 20
4.6 Phòng quản trị thiết bị 21
v
4.7 Giảng viên 22
4.8 Sinh viên 23
4.9 Quản trị hệ thống 24
Chương 5: KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 25
5.1 Xây dựng kịch bản kiểm tra 25
5.2 Dữ liệu kiểm tra 26
5.3 Kết quả kiểm tra 27
Chương 6: KẾT LUẬN 29
6.1 Kết luận 29
6.2 Hướng mở rộng 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 33
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Kiến trúc tổng quan của MySQL 5
Hình 2.2 Cấu trúc cơ bản của trang HTML 6
Hình 2.4 Mô hình hướng đối tượng cơ bản của một trang truy
xuất cơ sở dữ liệu 9
Hình 3.1 Theo dõi báo cáo giảng dạy hàng tuần 12
Hình 4.1 Mô hình tồng quan về hệ thống và các đối tượng có liên
quan 16

Hình 4.2 Chi tiết mô hình dữ liệu của hệ thống TMS 17
Hình 4.3 Các chức năng chính giao tiếp giữa hệ thống TMS và
PĐT 18
Hình 4.4 Các chức năng chính giao tiếp giữa hệ thống TMS và
quản lý khoa 20
Hình 4.5 Các chức năng chính giao tiếp giữa hệ thống TMS và
TTĐT 21
Hình 4.6 Các chức năng chính giao tiếp giữa hệ thống TMS và
PQTTB 22
Hình 5.7 Các chứng năng chính giao tiếp giữa hệ thống TMS và
Giảng viên 23
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH GTVT - Trường Đai Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
PĐT - Phòng Đào Tạo
TTĐT - Phòng Thành Tra Đào Tạo
QTTB - Phòng Quản Trị Thiết Bị
TMS - Hệ thống quản lý giảng dạy
QLK - Quản lý khoa chuyên môn
CSDL - Cơ sở dữ liệu
viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY
Mã số: DT1206
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đặng Nhân Cách
Tel.: 0919101086 E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa CNTT- Trường ĐH GTVT Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Không
Thời gian thực hiện: 08/2012 – 05/2013

1. Mục tiêu:
Xây dựng được hệ thống có tên “Hệ Thống Quản Lý Giảng Dạy” đáp ứng được
yêu cầu cấp thiết của nhà trường và giảng viên. Giải quyết được những vấn đề
như: đăng ký nghỉ dạy; dạy bù, thống kê tình hình giảng dạy.
2. Nội dung chính:
Xây dựng được “Hệ thống quản lý giảng dạy”, đáp ứng được nhiều chức năng
như sau:
- Đăng ký nghỉ dạy và dạy bù.
- Theo dõi lịch học hàng ngày theo cơ sở hoặc theo khoa.
- Theo dõi, thống kê tình hình giảng dạy hàng ngày.
- Phân quyền sử dụng đến các đối tượng liên quan sử dụng hệ thống
- Thống kê thông tin sử dụng phòng học.
- Phân công giảng dạy.
- Thông báo thời khóa biểu chi tiết đến từng giảng viên.
ix
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
Xây dựng được “Hệ thống quản lý giảng dạy” có tên là TMS, được ứng dụng cho
phòng đào tạo, phòng thanh tra, các khoa và tất cả giảng viên.
x
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(Đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm)
Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý giảng dạy
Mã số: DT1206
Chủ nhiệm: Ths. Đặng Nhân Cách
Thời gian thực hiện: 08/2012 – 05/2013
Kinh phí thực hiện: 15 triệu đồng
Cơ quan chủ trì: Khoa CNTT- Trường ĐH GTVT Tp.HCM
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Các sản phẩm của đề tài
Là một hệ thống quản lý giảng dạy chạy trên nền Web với các mô đun sau:
+ Mô đun cho Phòng Đào Tạo
+ Mô đun cho các Khoa chuyên môn
+ Mô đun cho Phòng Thanh Tra Đào Tạo
xi
+ Mô đun cho Phòng Quản Trị Thiết Bị
+ Mô đun cho Giảng viên
2. Về bí quyết công nghệ và công nghệ sản phẩm
Hệ thống được phát triển trên FrameWork riêng của tác giả.
3. Ứng dụng trong sản xuất và hiệu quả kinh tế
Hệ thống có thể áp dụng ngay cho trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. HCM
hoặc tất cả các trường Cao Đẳng hoặc Đại Học khác.
Hệ thống sẽ giúp giảm tải những việc làm bằng tay. Đem lại thông tin nhanh chóng tức
thời.
4. Đào tạo:
Để sử dụng tốt hệ thống, các đối tượng và phòng ban liên quan phải được tập huấn
hướng dẫn sử dụng hệ thống. Các phòng ban và đối tượng khác nhau sẽ tiếp cận sử
dụng hệ thống khác nhau.
5. Tình hình sử dụng kinh phí: đã hoàn tất thủ tục thanh/quyết toán với tổng kinh phí
được hỗ trợ từ nguồn NSNN là 7 triệu đồng năm 2012
Xác nhận của cơ quan chủ trì
(ký, đóng dấu)
Ngày 12 tháng 12 năm 2012
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

1
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Động cơ thực hiện đề tài

Ngày nay, việc áp dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý để
đem lại hiệu quả cao không còn là mới. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,
nhiều trường ở Việt Nam cũng đã áp dụng CNTT vào việc tổ chức và quản lý đào tạo,
đem lại hiệu quả cao. Trong đó, áp dụng CNTT vào tổ chức và theo dõi giảng dạy cũng
được áp dụng ở một số trường. Với trường ĐH GTVT Tp.HCM, cũng đã sử dụng hệ
thống thông tin trong công tác tổ chức và quản lý và theo dõi giảng dạy. Hệ thống này
cơ bản cũng đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Nhưng với quy mô ngày càng phát triển
của Trường thì hệ thống hiện tại không thể đáp ứng được.Vì hệ thống hiện tại phải phụ
thuộc rất nhiều vào con người, không có tính liên thông tức thời đến các đối tượng liên
quan. Nếu trong quá trình giảng dạy có sự thay đổi hoặc điều chỉnh như: xin nghỉ dạy;
đăng ký dạy bù; thay đổi phòng học;… thì phải mất một thời gian các đối tượng liên
quan mới cấp nhật được. Đôi khi những việc cần gấp muốn thống kê để đánh giá tình
hình lại chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu. Với ưu thế cơ sở vật chất sẵn có, hệ thống server
mạnh mẽ. Nếu áp dụng CNTT một cách hiệu quả và thông minh vào việc tổ chức quản
lý giảng dạy sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà trường. Qua đó cũng tiết kiệm rất
nhiều thời gian cho mọi người. Với nhu cầu đó, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
này sẽ nghiên cứu và xây dựng một hệ thống quản lý theo dõi đào đào tạo áp dụng cho
trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh.
Với nhu cầu đó, chúng tôi muốn nghiên cứu và xây dựng một hệ thống nhằm
đáp ứng những nhu cầu đặc thù riêng của trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.
HCM. Nhằm giải quyết được những điểm yếu của hệ thống hiện tại, đáp ứng được nhu
cầu cấp thiết cho tất cả các giảng viên cũng như các khoa và phòng ban liên quan như:
xem lịch dạy, hủy báo giảng và đăng ký dạy bù, theo dõi tình hình giảng dạy …Với hệ
2
thống này, những việc trước đây phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi mới đến được với
các đối tượng liên quan thì nay được xử lý tức thời. Có thể xử lý công việc mọi lúc mọi
nơi chỉ cần có Internet.
1.2 Mục đích và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
Như đã trình bày ở trên, hệ thống quản lý giảng dạy hiện tại không đáp ứng

được tính tức thời, mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ
thống nhằm giải quyết các vấn đề này. Trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu cấp
trường, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng một hệ thống giải quyết trước một số
vấn đề cấp thiết nhất như: đăng ký nghỉ dạy, đăng ký dạy bù, xem thông tin phòng học,
thông tin tình hình giảng dạy… Hệ thống này được đặt tên là TMS (Teaching
Management System). Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý như vậy , đề tài
có những đóng góp như sau :
- Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, phân tích thiết kế hệ thống, xây dựng Hệ thống
quản lý giảng dạy áp dụng tại Trường Đại Học GTVT TPHCM. Xây dựng hệ
thống có tính mở, có khả năng tích hợp với các hệ thống ứng dụng hiện tại và
những hệ thống khác tương lai.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình tối ưu nhất các quá trình từ việc lên kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát.
- Xây dựng được hệ thống có tên “Hệ Thống Quản Lý Giảng Dạy” đáp ứng
được yêu cầu cấp thiết của nhà trường và giảng viên. Giải quyết được những tồn
động đã trình bày ở trên.
3
1.2.2 Giới hạn của đề tài
Với mục tiêu và đóng góp được đề cập như trên, đề tài được giới hạn bởi những
điểm sau:
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là cán bộ, giảng viên và sinh viên trong
trường đại học GTVT Tp.HCM.
- Thời khóa biểu chi tiết được cập đến từng khoa, từng bộ môn và từng
giảng viên nhưng chưa đến trực tiếp từng sinh viên.
- Chỉ tập trung vào công tác tổ thức theo dõi và đánh giá công tác giảng
dạy. Việc xây dựng hệ thống sắp xếp thời khóa biểu tự động sẽ được phát
triển sau.
- Việc giao tiếp với sinh viên để đánh giá chất lượng môn học sẽ phát triển
sau
- Khi có sự thay đổi điều chỉnh về phòng học, nghỉ dạy, lịch dạy bù chỉ

được cập nhật tức thời đến các đối tượng liên quan trừ sinh viên.
1.3 Cấu trúc của đề tài
Phần trên giới thiệu động cơ thực hiện cũng như mục đích và giới hạn của đề tài
nghiên cứu. Những phần còn lại của đề tài được trình bày như sau:
• Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết dùng để thực hiện trong nghiên cứu và phát
triển hệ thống cho đề tài này. Các khái niệm và thư viện của những ngôn ngữ
lập trình và cơ sở dữ liệu được trình bày một cách tổng quan.
• Chương 3 giới thiệu các hệ thống liên quan. Trong đó có ba hệ thống trong
chương này, ưu điểm và khuyết điểm của từng cách tiếp cận sẽ được phân tích
và thảo luận ở đây.
4
• Chương 4 trình bày cách phân tính và phát triển hệ thống TMS. Giới thiệu chi
tiết các chức năng của hệ thống.
• Chương 5 xây dựng mô hình dữ liệu kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của hệ
thống.
• Cuối cùng là Chương 6 tổng kết, đánh giá và vạch ra hướng mở rộng của hệ
thống trong tương lai.
5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở dữ liệu- MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL
là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên
nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh.Với tốc độ và
tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên
internet. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên có thể tải về MySQL từ trang chủ. Nó có
nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều
hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare,
SGI Irix, Solaris, SunOS,
Hình 2.1 Kiến trúc tổng quan của MySQL

6
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan
hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). MySQL được sử dụng cho việc bổ
trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác như hình 2.1, nó làm nơi lưu trữ những thông
tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl, Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi
sử dụng MySQL với ngôn ngữ PHP để xây dựng hệ thống.
2.2 Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML
HTML là dạng viết tắt của Hyper Text Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản) được biết đến là một loại ngôn ngữ dùng để mô tả hiển thị các trang web.
Nhiều người nhầm tưởng HTML là ngôn ngữ lập trình nhưng sự thực không phải như
vậy, nó là một ngôn ngữ đánh dấu. Một ngôn ngữ đánh dấu là một bộ các thẻ đánh dấu.
Cấu trúc c7 bản của ngôn ngữ này được thể hiện ở hình 2.2 phía dưới.
Hình 2.2 Cấu trúc cơ bản của trang HTML
Cấu trúc cơ bản của trang HTML/XHTML có dạng như sau, thường gồm 3 phần:
<!Doctype> :Phần khai báo chuẩn của html hay xhtml.
<head></head> :Phần khai báo ban đầu, khai báo về meta, title, css, javascript…
<body></body> :Phần chứa nội dung của trang web, nơi hiển thị nội dung.
7
2.3 Cascading Style Sheet – CSS
Cascading Style Sheets , hay còn gọi tắt là CSS, là những tập tin hỗ trợ cho trình duyệt
web trong việc hiển thị một trang HTML. Về cơ bản, các trang HTML như bộ xương -
khuôn khổ cơ bản của một trang web, trong khi các file CSS sẽ cụ thể hóa các thành
phần của một trang nên được hiển thị như thế nào. CSS cho phép kiểm soát phông chữ,
màu chữ, kiểu nền của một trang HTML. Cấu trúc cơ bản của CSS được thể hiện
trong hình 2.3 bên dưới.
Hình 2.3 Cấu trúc của một CSS
Cú pháp của CSS được chia làm 3 phần:
+ phần thẻ chọn (selector),
+ phần thuộc tính (property),
+ phần nhãn (value).

CSS đã giúp cho việc thay đổi phong cách của một trang web đơn giản hơn và
đỡ tốn thời gian hơn, có thể thực hiện sự thay đổi trên một mục nào đó và sau đó áp
dụng sự thay đổi này trên toàn bộ trang web thay vì phải thực hiện trên từng mục riêng
lẻ như trước đây. CSS có một số đặc điểm nổi trội như sau:
• Tách riêng phần định dạng ra khỏi nội dung trang web.
• CSS giúp người thiết kế kiểm soát toàn bộ giao diện trang web một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất nên người thiết kế sẽ tiết kiệm được nhiều
công sức.
8
• Do được tách rời khỏi nội dung của trang web, nên các mã HTML sẽ gọn
gàng hơn, giúp người thiết kế thuận tiện hơn trong việc chỉnh sửa giao
diện. Kích thước của file .html cũng được giảm đáng kể. Hơn thế nữa sẽ
được trình duyệt tải một lần và dùng nhiều lần (cache), do đó giúp trang
web được load nhanh hơn.
2.4 Ngôn ngữ lập trình - PHP
PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập trình kịch
bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy
chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể
dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ
nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm
tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một
ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
2.5 Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng (gọi tắt là OOP, từ chữ Anh ngữ object-oriented
programming), hay còn gọi là lập trình định hướng đối tượng, là kĩ thuật lập trình hỗ
trợ công nghệ đối tượng. OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức
tạp khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập
trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng
OOP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp
trước đó.

9
Một cách giản lược, đây là khái niệm và là một nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao
tác viết mã cho người lập trình, cho phép họ tạo ra các ứng dụng mà các yếu tố bên
ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối
tượng vật lý.
Hình 2.4 Mô hình hướng đối tượng cơ bản của một trang truy xuất cơ sở dữ liệu
Những đối tượng trong một ngôn ngữ OOP là các kết hợp giữa mã và dữ liệu mà chúng
được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng biệt và tất
cả các tham chiếu đến đối tượng đó được tiến hành qua tên của nó. Như vậy, mỗi đối
tượng có khả năng nhận vào các thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó), và gửi ra
hay trả lời đến các đối tượng khác hay đến môi trường. Trong lập trình hướng đối
tượng gồm các tính chất cơ bản sau:
 Tính trừu tượng (abstraction)
 Tính đóng gói (encapsulation) và che giấu thông tin (information hiding)
 Tính đa hình (polymorphism)
 Tính kế thừa (inheritance)
10
2.6 Tóm tắt
Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài nghiên cứu. Cơ sở dữu liệu
để lưu trữ là ngôn ngữ MySQL và các ngôn ngữ để thiết kế hệ thống là HTML, CSS,
JavaScript, PHP và hướng đối tượng trong PHP.
11
Chương 3: CÁC HỆ THỐNG LIÊN QUAN
3.1 Giới thiệu
Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày các hệ thống liên quan đến hệ thống mà
chúng tôi đang phát triển. Chúng tôi đã tìm hiểu một số hệ thống có chức năng liên
quan của các đơn vị giáo dục khác để có sự so sánh với hệ thống hiện tại của trường
ĐH GTVT Tp.HCM. Sau đó chọn lọc những cái hay và phù hợp với trường Đại Học
GTVT Tp.HCM. Hiện nay có rất nhiều hệ thống về dạng này đang được áp dụng ở
hầu hết các trường nhưng vì tính bảo mật của hệ thống nên khó có thể tiếp cận được

hết các hệ thống. Với điều kiện nhất định chúng tôi cũng đã tiếp cận được những chức
năng nhất định của ba hệ thống ở ba trường là: Đại Học Công Nghiệp Tp. HCM,
Trường Cao Đẳng Bách Việt và Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. HCM.
3.2 Hệ thống quản lý giảng dạy trường ĐH GTVT Tp. HCM
Với quy trình và tổ chức hiện tại một giời gian đầu cũng đã đáp ứng tốt trong công tác
quản lý. Nhưng với quy mô trường ngày càng phát triển, nhiều cơ sở, nhiều giảng viên.
Việc xử lý công việc thông qua con người ngày càng quá tải. Vì mọi thông tin hiện tại
đang được quản lý ‘offline’ thông qua file hoặc qua ứng dụng chạy trên một máy đơn
độc lập, không có tính liên thông giữa các đối tượng liên quan. Đòi hỏi một hệ thống
giúp ta thực hiện những công việc đó một cách tự động, hiệu quả, tức thời hơn và ở bất
kỳ nơi đâu.
Phòng đào tạo dựa vào nhu cầu mở lớp của các khoa, thông tin giảng viên giảng
dạy, thông tin phòng học để đưa ra thời khóa biểu cho học kỳ và cho sinh viên đăng ký.
Hiện tại gần như phòng đào tạo phải quản lý thông tin giảng viên tất cả các khoa và
kiêm luôn quản lý thông tin các phòng học dẫn đến quá tải công việc và hiệu quả
không cao. Hệ thống TMS sẽ cho phép khoa hoặc bộ môn quản lý giảng viên của mình
12
và phòng quản trị thiết bị sẽ quản lý thông tin phòng học. Phòng đào tạo chỉ nắm thông
tin tổng quan để hổ trợ công việc chính của mình.
Hiện này, sau khi sinh viên đăng ký, phòng đào tạo có thời khóa biểu các môn
học chính thức rồi sẽ sắp xếp phòng học và đưa thời khóa biểu lên mạng (theo file
excel). Các khoa và giảng viên, phòng đào tạo, quản trị thiết bị hoặc những đối tượng
liên quan lên lấy về. Sau đó nếu có những thay đổi phải thông tin đến các bên liên quan
cập nhật lại. Những việc này lại phải mất một khoảng thời gian mới cập nhật kịp. Ví
dụ, nếu có thay đổi phòng học nhưng phòng thanh tra hoặc phòng quản trị thiết bị
không cập nhật kịp thì trở quy trình hiện tại trở nên rắc rối. Hệ thống TMS sẽ khắc
phục những điểm yếu trên dưa trên tính ‘online’ nghĩa là những thông tin dữ liệu có sự
thay đổi sẽ cập nhật tức thời. Tất cả thông tin được lưu trữ trên một hệ thống cơ sở dữ
liệu (MySQL) đã thiết kế chuẩn. Cho phép cập nhật chỉnh sửa một cách nhanh chóng,
tức thời.

Hình 3.1 Theo dõi báo cáo giảng dạy hàng tuần
Hiện tại giảng viên đăng ký hủy báo giảng hoặc đăng ký dạy bù đề thông báo về
phòng đào tạo. Ngoài ra còn thông tin các lớp bỏ giờ, vào trễ về sớm. Phòng đào tạo
phải rất vất vả để thống kê sắp xếp (làm bằng tay), bố trí hủy, bù nên mất rất nhiều thời

×