Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Cơ chế huy động nguồn lực quản lý tài chính ngân sách trong xây dựng giao thông nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 48 trang )

1
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
Chương trình khóa học: Cơ chế huy động nguồn lực & quản lý tài chính ngân
sách trong chương trình xây dựng GTNT
I. Mục tiêu của khóa học:
1. Cung cấp kiến thức cơ bản về huy động nguồn lực ( NSNN, các tổ chức kinh tế ,
tín dụng , người dân…) Cơ chế huy động đối với mỗi loại nguồnvốn
2. Trang bị, cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính,
kế toán cho những đối tượng là cán bộ Ban Quản lý dự án của các xã nhằm nâng
cao năng lực quản lý kinh tế tài chính .
3. Sau khi hoàn thành khóa học học viên có khả năng : Áp dụng các chuẩn mực kế
toán vào hạch toán kế toán đối với Ban Quản lý dự án , thực hiện quá trình thanh
toán theo dự án GTNT.
II. Đối tượng bồi dưỡng
Các cán bộ xã
Các đối tượng khác có nhu cầu
III. Nội dung khóa học
Khóa học Cơ chế huy động nguồn lực & quản lý tài chính ngân sách trong
chương trình xây dựng GTBT gồm 5 nội dung chính có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau
TT Nội dung Số tiết
1 Huy động các nguồn lực cho xây dựng GTNT , cơ chế huy
động đối với mỗi loại nguồn( TT03- BKHĐT ngày 07/8/2013:
QĐ 498 TTg của thủ Tướng Chính phủ ngày 21/3/2013
2
2 Tổng quan về quản lý tài chính dự án 3
3 Lập kế hoạch tài chính dự án 3
4 Hệ thống kế toán dự án 5
5 Quyết toán và kiểm toán dự án 3
Cộng 16
IV. Phương pháp , thời gian học tập


1. Khoá học theo hình thức tập trung ngắn hạn vào các ngày trong tuần hoặc ngày
thứ bẩy và chủ nhật với các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, thảo
luận nhóm/ thực hành …, học viên lên lớp nghe giảng, nghiên cứu tài liệu tham
khảo, thảo luận, sinh hoạt khoá học.
2. Thời gian của khoá học : 2 ngày
1. Huy động các nguồn lực cho xây dựng GTNT , cơ chế huy động đối với
mỗi loại nguồn ( TT03- BKHĐT ngày 07/8/2013; QĐ 498TTg của Thủ
Tướng Chính phủ ngày 21/3/2013) .
1.1 Huy động các nguồn vốn thực hiện trong xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ
nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
2
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn . Vì vậy
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất
sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn
khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt
mới, tiềm năng để phát triển. Về đầu tư phát triển phải xác định đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông
thôn mới, hiện đại hóa nông thôn. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn cần được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm :
* Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn ngân sách xã chi cho các dự án đầu tư
- Vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cấp trên cho các dự án đầu tư thuộc
thẩm quyền phê duyệt quyết định dự án đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã;
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho
từng dự án đầu tư cụ thể, được Hội đồng nhân dân xã thông qua và được đưa vào
nguồn thu của ngân sách xã để quản lý.
Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá

nhân trong nước và ngoài nước để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý.
Việc quản lý nguồn vốn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, nguồn
vốn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án
đầu tư do xã quản lý được thực hiện như sau:
+Trường hợp đóng góp bằng tiền: Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thu và nộp
vào tài khoản của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà nước.
+ Trường hợp đóng góp bằng hiện vật:
- Đối với khoản đóng góp bằng vật tư, công lao động tự nguyện của nhân
dân trong xã: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động do người dân đã đóng góp,
Uỷ ban nhân dân xã xác định giá trị thành tiền theo giá cả vật tư, giá ngày công lao
động tại địa phương để ghi thu nguồn vốn đầu tư và ghi chi cho dự án đầu tư;
- Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật của tổ chức, cá nhân ngoài nước để
đầu tư cho xã, Uỷ ban nhân dân xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hiện vật
thành tiền để giao cho Chủ đầu tư quản lý; đồng thời ghi thu dự án đầu tư và ghi chi
cho dự án đầu tư. Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp xã quyết định thành lập; thành viên gồm đại diện Chính quyền, Đoàn thể trong
đơn vị cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
* Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có): Để đầu tư các dự án, chương trình theo
Nghị quyết của Quốc hội;
* Nguồn vốn tín dụng, bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và
vốn tín dụng thương mại;
* Vốn đầu tư của doanh nghiệp;
* Các nguồn vốn hợp pháp khác.
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
3
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
1.2. Cơ chế huy động đối với mỗi loại nguồn(TT03-BKHĐT ngày 07/8/2013 ; QĐ
498 TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 21/3/2013 )
* Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các
chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm: Các chương trình

mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên
địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo và vốn ngân sách
hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM - bao gồm cả trái phiếu Chính phủ
(nếu có);
* Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai
Chương trình. Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá
quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn
xã (sau khi trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội
dung xây dựng NTM, nhưng không vượt quá tổng mức vốn đầu tư theo đề án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu
hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ
sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;
* Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng
dự án cụ thể, do Hội đồng Nhân dân xã thông qua;
* Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước cho các dự án đầu tư;
* Các nguồn vốn tín dụng:
- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành
phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông
thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và
theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm
2008 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có).
- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông
thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của ngân hàng
Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
* Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1.3. Lập kế hoạch, thông báo kế hoạch , điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng

năm
* Lập kế hoạch vốn đầu tư:
- Việc lập kế hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã được thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý
ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
4
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
bản hướng dẫn hàng năm của Bộ Tài chính. Cụ thể: căn cứ vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của xã, Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư, cùng với thời gian lập
dự toán ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã. Căn cứ vào nguồn thu của ngân sách
xã, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp và xem xét trình Hội đồng nhân dân xã thông qua
kế hoạch vốn đầu tư của xã (theo mẫu số 01/BC-KHĐT). Kế hoạch vốn đầu tư phải
đảm bảo các nội dung sau:
+ Tổng số vốn đầu tư trong năm, chia theo từng dự án đầu tư và từng nguồn
vốn (nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã; nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ; nguồn
vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã; nguồn vốn đóng góp của các tổ
chức, cá nhân khác).
+ Các kiến nghị (nếu có).
- Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được Hội đồng nhân dân xã thông qua,
được gửi đến phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là phòng Tài chính - Kế hoạch huyện). Phòng Tài chính -
Kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và đầu tư (theo mẫu số 02/BC-KHĐT).
*. Thông báo kế hoạch vốn đầu tư:
Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được Hội đồng nhân dân xã thông qua;
trên cơ sở nguồn thu của ngân sách xã; nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp
trên; nguồn vốn huy động đóng góp và khối lượng thực hiện của các dự án đầu tư,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời
gửi Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn

cho dự án đầu tư.
* Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm:
- Định kỳ, Uỷ ban nhân dân xã rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của
các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch theo thẩm quyền, chuyển vốn từ
các dự án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện vượt
tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch
trong năm. Việc điều chỉnh kế hoạch phải đảm bảo cho kế hoạch của dự án đầu tư
sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán cho dự
án đầu tư đó.
- Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31 tháng
12 năm kế hoạch.
2. Tổng quan về công tác quản lý tài chính dự án GTNT
2.1 Quản lý tài chính kế toán trong dự án
Tổ chức và hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính dự án là hoạt động quan trọng
trước và trong khi tiến hành triển khai dự án.
Quản lý tài chính dự án là quá trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch tài
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
5
CHUYấN 02: QUN Lí TI CHNH NGN SCH TRONG CHNG TRèNH XD GTNT
chớnh, k toỏn, kim soỏt, kim toỏn, chi tiờu v mua sm ca d ỏn nhm qun lý
cỏc ngun lc ca d ỏn mt cỏch cú hiu qu nht. Qua ú bo m thc hin cỏc
mc tiờu ca d ỏn.
Qun lý ti chớnh d ỏn l nhõn t quan trng i vi s thnh bi ca d
ỏn. Cỏc thụng tin ti chớnh phự hp v kp thi v hot ng ca d ỏn l c s cho
cỏc quyt nh ỳng n, gúp phn m bo tin thc hin d ỏn, m bo vn
d ỏn y , gim thiu cỏc yu t cn tr s vn hnh ca d ỏn.
H thng qun lý ti chớnh d ỏn c t chc tt s gúp phn to s yờn
tõm, tin tng cn thit cho cỏc bờn liờn quan nh nh ti tr, c qun ch qun,
ngõn hng cỏc nh ti tr v Chớnh ph cú th tin tng l vn của d ỏn
c s dng ỳng mc ớch ó nh; Cung cp thụng tin ti chớnh phc v cho

cụng tỏc qun lý v kim soỏt tin gii ngõn ca d ỏn; phũng trỏnh, gim thiu
nhng hnh vi lm trỏi, nhng sai sút trong quỏ trỡnh thc hin d ỏn, c vụ tỡnh
ln hu ý. Nh h thng kim soỏt cú th kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kịp thời
các hoạt ng trong vic thc thi d ỏn.
2.2 Yờu cu i vi h thng qun lý ti chớnh d ỏn
Qun lý ti chớnh d ỏn cú th c hiu theo nhng ngha khỏc nhau v
c ỏp dng ph thuc vo ngi ra quyt nh chớnh, bao gm cỏc c quan
nh: C qun Ch qun, ch d ỏn v Nh ti tr.
Thụng thng trong khi chun b d ỏn thỡ các bờn u đã thống nht v
cỏc mc tiờu chung m d ỏn cn t c, nhng khụng phi lỳc no cng hon
ton thng nht v cỏch thc qun lý v ỏnh giỏ hiu qu d ỏn. Mi bờn u cú
nhng yờu cu riờng v qun lý v ỏnh giỏ d ỏn, thm chớ mi nh ti tr li cú
yờu cu qun lý ngun ti chớnh m h cung cp. Do vy, vic qun lý ti chớnh
d ỏn cn phi s kt hp hi hũa yờu cu ca c hai phớa, tip nhn d ỏn (y
ban nhõn dõn xó) cng nh nh ti tr. Trỏch nhim ca Ban QLDA v c qun
ch qun l phi xỏc nh mt c ch ti chớnh phự hp vi d ỏn.Cỏc quy nh
ca cp cú thm quyn v cụng tỏc qun lý ti chớnh, k toỏn cho d ỏn. Vic tuõn
th cỏc quy nh ca Nh nc v qun lý ti chớnh, k toỏn i vi cỏc d ỏn cú
tớnh phỏp lnh.
2.3 Cỏc ni dung chớnh ca cụng tỏc qun lý ti chớnh d ỏn
Hot ng qun lý ti chớnh bao gm cỏc ni dung ch yu sau:
- Lp k hoch ti chớnh v d toỏn d ỏn;
- H thng k toỏn d ỏn;
- Bỏo cỏo ti chớnh d ỏn;
- Quyt toỏn d ỏn.
Cỏc ni dung ny an xen nhau h tr v b sung ln nhau. Hiu qu ca
cụng tỏc qun lý ti chớnh d ỏn l hiu qu tng hp ca ton b bn ni dung
trờn.
BIấN SON:C NHN KINH T. TRN TH HềA
6

CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
2.4 Xây dựng quy định, quy trình chuẩn cho các hoạt động
quản lý tài chính
kế toán của dự án
Hệ thống các văn bản chính sách về quy định, quy trình chuẩn đối với hoạt
động quản lý tài chính và kiểm soát nội bộ của dự án có vai trò thiết yếu sau đây:
- Đảm bảo mọi hoạt động của dự án được thiết kế theo mục tiêu đã định.
- Hướng dẫn cho cán bộ dự án trong hoạt động quản lý tài chính, kế toán và
hành chính;
- Tạo ra cơ sở cho công tác theo dõi, giám sát.
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý dự án trong xây dựng hệ thống các quy
định, quy trình chuẩn cho hoạt động quản lý tài chính, kế toán cho một dự án cụ
thể như sau:
- Cần phải nắm vững các yêu cầu của nhà tài trợ, và các quy định quản lý tài
chính hiện hành của Nhà Nước. Thông thường các điều khoản quan trọng về cơ
chế quản lý dự án và cơ chế tài chính dự án đã được xác định cụ thể trong văn bản
ký kết giữa Ủy ban nhân dân xã với nhà tài trợ. Các nhà tài trợ thường có hướng
dẫn rất chi tiết về các quy định và quy trình cho hoạt động quản lý tài chính dự án
mà họ tài trợ vốn. Những hệ thống văn bản đó thường bao quát chung và đôi khi
rất nặng nề, vấn đề ở đây là cán bộ quản lý dự án phải lựa chọn những vấn đề trực
tiếp liên quan tới dự án mà mình thực hiện để áp dụng một cách phù hợp nhất; Phải
xây dựng được các quy trình hoàn chỉnh và chi tiết cho từng phần hành công việc
của hoạt động quản lý tài chính dự án. Ví dụ: quy trình về lập kế hoạch tài chính,
quy định về hoạt động mua sắm, đấu thầu, quy định về chi tiêu và giải ngân của dự
án, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế v.v.
Một hệ thống văn bản chính sách về quy định, quy trình chuẩn cho các hoạt
động quản lý tài chính kế toán dự án tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Quy trình phải bao quát hết mọi lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động
quản lý tài chính của dự án .
- Phải có tiêu thức đánh giá về hiệu quả. Các quy định, quy trình không

chỉ đơn thuần là hướng dẫn cán bộ phải làm cái gì, làm như thế nào mà
còn phải đưa ra các tiêu thức để đánh giá hiệu quả công việc của người
làm;
- Phải được phổ biến rộng rãi, có khả năng truy cập dễ dàng đối với cả cán
bộ dự án lẫn các cơ quan liên quan;
- Phải thường xuyên được cập nhật các văn bản quy định, hướng dẫn cho
hoạt động quản lý tài chính dự án mới nhất của Chính phủ và Nhà tài
trợ. Các quy định cần có tính ổn định tương đối mới để đảm bảo
hoạt động dự án không bị rối.
Tùy thuộc tính chất, đặc biệt là quy mô, phạm vi của dự án và yêu cầu quản
lý, các dự án có thể xây dựng những quy định, quy trình chuẩn cho hoạt động
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
7
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
quản lý tài chính khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều cần có những quy
định củ thể cho hoạt động quản lý tài chính như sau:
- Quy định về thẩm quyền đối với các quyết định quản lý tài chính của dự
án;
- Quy trình lập kế hoạch tài chính định kỳ;
- Quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản;
- Quy trình giải ngân, thanh toán;
- Quy định và hướng dẫn về lập báo cáo tài chính dự án.
2.5 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án là quá trình hình thành nên một cơ
cấu để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của quản lý tài chính dự án. Trong quá
trình tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án, quản lý dự án và các cơ quan liên
quan phải giải quyết những nội dung cơ bản sau:
Lựa chọn mô hình tổ chức quản lý tài chính, kế toán phù hợp với dự án
qua thực hiện các dự án tại nông thôn, tới nay có thể tổng kết các mô hình
quản lý tài chính dự án điển hình như sau: Mô hình quản lý tập trung, không phân

cấp;
Dựa trên mô hình quản lý tài chính dự án điển hình được lựa chọn, quản lý
dự án sẽ có những điều chỉnh chi tiết nhất định sao cho phù hợp với đặc thù
riêng của dự án mình quản lý. Bố trí nhân sự và phân công công việc cho cán bộ
3. Lập kế hoạch tài chính dự án
3.1 Khái niệm cơ bản về lập kế hoạch tài chính trong thực hiện
dự án
Kế hoạch tài chính là một bộ phận trong kế hoạch tổng thể, nó thể hiện các
mục tiêu và cách thức thực hiện các mục tiêu trên giác độ các chỉ tiêu tài chính.
Hiệu quả của các hoạt động được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau
nhưng phổ biến nhất vẫn là dựa trên thước đo của tài chính là thước đo giá trị.
Do vậy mọi kế hoạch suy cho cùng cũng phải được quy về các điều kiện tài chính
cho phép phân bổ ngân sách để thực hiện. Một trong những nhiệm vụ chính của
các dự án là hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra đúng thời hạn và trong phạm
vi chi phí dự tính, vì vậy kế hoạch tài chính trở thành công cụ cần thiết để đạt được
các mục tiêu của dự án. Nó giúp cho quản lý dự án xây dựng các mục tiêu hiện
thực cho từng kỳ (năm, quý, tháng), đảm bảo hoạt động quản lý của dự án có định
hướng thích hợp.
Lập kế hoạch tài chính thực sự cần thiết trong hoạt động triển khai thực hiện
các dự án vì:
- Lập kế hoạch tài chính cho dự án không phải đơn thuần là hoạt động dự
báo cho hoạt động sắp tới mà thực chất là công tác chuẩn bị để hoàn thành các
mục tiêu mà dự án đề ra.
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
8
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
- Kế hoạch tài chính dự án đóng vai trò là phương tiện thông tin giữa các bộ
phận quản lý khác nhau trong dự án và giữa dự án với các tổ chức khác như nhà tài
trợ, đơn vị thụ hưởng dự án v.v Chính sự hiểu biết rõ ràng về nguồn lực thực
hiện dự án của các bên liên quan sẽ tạo điều kiện cho dự án được thực hiện

thành công.
- Lập kế hoạch tài chính còn là cơ sở cho công tác theo dõi và đánh giá dự
án. Kế hoạch tài chính cung cấp thông tin về các hoạt động của dự được kết hợp
với các chi phí ước tính trong thực hiện các hoạt động đó, việc lập kế hoạch tài
chính hàng kỳ là hoạt động bắt buộc, cần thiết và phải đảm bảo tuân thủ các quy
định hiện hành của Luật pháp.
- Lập kế hoạch tài chính dự án là cơ sở quan trọng để xây dựng yêu cầu về
vốn cho dự án . Kế hoạch tài chính dự án là căn cứ để Bộ chủ quản/UBND tỉnh bố
trí ngân sách cho dự án hoạt động trong năm tài chính.
Hai vấn đề lớn cần được thể hiện trong kế hoạch tài chính khi thực hiện các
dự án có sử dụng vốn là: Vốn sử dụng cho các hạng mục của dự án trong kỳ là
bao nhiêu; Kinh phí lấy từ nguồn vốn nào.
3.2 Quy trình lập kế hoạch tài chính dự án
Mô hình chung trong lập kế hoạch tài chính dự án là dựa vào luồng công việc
thực hiện dự án như sau:
Bước 1 – Thiết lập các đầu ra
Trong quá trình thực hiện dự án, các mục tiêu tổng quát đã được phê duyệt,
các hoạt động của các cấu phần dự án cùng tổng chi phí đã được ước tính. Do đó
các đầu ra của kế hoạch tài chính hàng kỳ khi triển khai dự án thực chất là cung
cấp cho các mục tiêu chính của dự án cùng với chi tiết hóa các khoản mục chi phí,
gắn với từng giai đoạn nhất định (năm, quý, tháng).
Bước đầu tiên trong xây dựng kế hoạch tài chính cho từng kỳ là phải thiết lập
được hệ thống các đầu ra trong kỳ, đảm bảo các yêu cầu sau: Cụ thể cho từng cấu
phần của dự án và hài hòa với mục tiêu chung của tổng thể dự án. Các hoạt động
phải phù hợp với các quy định của dự án . Đảm bảo tính khả thi trong các họat
động thực hiện nhằm đạt các đầu ra .Cần phải có thước đo định lượng cho tất cả
các đầu vào cần cho tiến hành từng hoạt động.Hệ thống đầu ra hay các mốc thực
hiện dự án hàng kỳ thường được sử dụng như là cơ sở phân công trách nhiệm của
từng bộ phận quản lý dự án, do vậy: Đầu ra nếu xây dựng quá cao thì khi thực hiện
kém khả thi; Ngược lại nếu đầu ra thấp thì dễ thực hiện nhưng sẽ gây chậm trễ tới

tiến độ và hiệu quả chung của toàn dự án; Nếu đầu ra không rõ ràng, cụ thể sẽ gây
khó khăn cho hoạt động theo dõi thực hiện của quản lý dự án. Để đảm bảo các
yêu cầu trên thì vai trò điều phối của đội ngũ quản lý dự án rất quan trọng, nó
đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung của dự án có tính khả thi cao và không bị
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
9
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
chồng chéo.
Bước 2 – Xác định các hoạt động
Khi lập kế hoạch tài chính cho kỳ cụ thể thì các hoạt động dự kiến cần phải gắn
với các đầu ra và các mốc thực hiện đặt ra trong kỳ đó cho từng cấu phần. Vì
vậy bước tiếp theo trong quy trình lập kế hoạch tài chính dự án hàng kỳ là việc xác
định các hoạt động trong kỳ.Trong bước này, quản lý dự án cần giải đáp các câu hỏi
sau: Thông qua các hoạt động nào, các đầu ra của dự án sẽ đạt được? Các hoạt động
đó cần các đầu vào nào? Thước đo định lượng của các đầu vào đó là gì?.
Bước 3 - Dự toán chi phí cho các hoạt động
Dự toán chi phí là phần quan trọng trong kế hoạch dự án. Vì thông thường
các dự án có tổng chi phí cố định khi đã được phê duyệt, khả năng tăng lên hoàn
toàn không dễ dàng. Dự toán chi phí còn là cơ sở cho hoạt động điều chỉnh ngân
sách dự án. Nếu chi phí ước tính cho thấy khả năng phát sinh sẽ lớn hơn kinh phí
dự án đã được phê duyệt thì quản lý dự án và chủ đầu tư sẽ phải xem xét khả năng
điều chỉnh hoạt động của dự án, hoặc là điều chỉnh các mục tiêu phù hợp với ngân
sách có sẵn hoặc tăng kinh phí theo mức tăng chi phí. Do tầm quan quan trọng như
vậy việc ước tính chi phí trong lập kế hoạch tài chính hàng kỳ cần phải được thực
hiện một cách khoa học, chính xác, theo đúng cam kết và chế độ chính sách quy
định.
Trình tự trong ước tính chi phí cho các hoạt động tiến hành như sau: Xác
định các loại chi phí gắn liền với các phần việc trong các hoạt động và đầu vào
cho từng hoạt động đã được xác định ở các bước trên. Mỗi hoạt động bao gồm
nhiều phần việc khác nhau và đòi hỏi nhiều loại chi phí về hàng hóa, dịch vụ và

xây lắp khác nhau. Để lập được dự toán chi phí thì phải xác định được các khoản
mục chi phí gắn liền với từng hoạt động dự án. Việc sử dụng phân loại chi phí sẽ
giúp việc mua sắm sau này về hàng hóa, dịch vụ và xây lắp được chính xác và kế
hoạch tài chính mới có tính hữu dụng. Các nhóm chi phí phải đảm bảo:
o Đồng nhất về bản chất;
o Gắn với phân loại hoạt động chi tiết;
o Đồng thời phải tổng hợp được theo các hoạt động chính phù hợp với yêu
cầu của báo cáo “Kế hoạch vốn năm”
Ước tính chi phí đơn vị cho từng đầu vào của chi phí. Xác định tổng chi phí
cho từng hoạt động nhờ liên kết chi phí đơn vị với các đầu vào đã được định lượng
và phân nhóm. Tổng hợp dự toán chi phí thực hiện cho từng hoạt động thuộc mỗi
cấu phần dự án và cho toàn dự án.
Một vấn đề mà cán bộ quản lý dự án thường không tính hết trong lập kế
hoạch tài chính dự án là việc ước tính chi phí về thuế. Quy định về thuế ở các dự
án khác nhau , có thể khác nhau nên Ban QLDA cần phải chủ động tính tới yếu
tố thuế tránh việc dự toán chi phí không sát với thực tế và đảm bảo đủ vốn để chi
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
10
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
trả cả chi phí thuế.
Một trong những sản phẩm cuối cùng của kế hoạch tài chính dự án hàng
năm mà các Ban QLDA phải thực hiện và nộp cho cơ quản chủ quản cấp trên
hoặchoặc cơ quan cho vay lại theo quy định hiện hành là báo cáo “Kế hoạch vốn”
Tuy nhiên để tổng hợp được thông tin như trên, quản lý dự án phải thực
hiện đầy đủ các bước trong quy trình lập kế hoạch tài chính dự án như kể trên, từ
thiết lập mục tiêu/các đầu ra, xác định hoạt động, các mốc thời gian và ước tính chi
phí cho những đầu vào mua sắm hàng hóa, xây lắp và tư vấn thực hiện trong kỳ.
Số lượng các hoạt động và các loại chi phí cần phải dự tính phụ thuộc vào tính
chất và quy mô của dự án.
Bước 4: Dự toán lưu chuyển tiền

Dự toán lưu chuyển tiền là bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch tài
chính. Dự toán về lưu chuyển tiền cung cấp thông tin về nhu cầu và khả năng
cung ứng tiền phục vụ việc chi trả cho các hoạt động của dự án trong kỳ. Dựa vào
dự toán lưu chuyển tiền, quản lý dự án có thể:
- Đảm bảo hoạt động của dự án không bị ảnh hưởng do thiếu cân đối về tiền
và đảm bảo các đầu ra của dự án được thực hiện đúng hạn và trong khả năng
ngân quỹ được duyệt;
- Dự tính trước được nhu cầu về tiền để có kế hoạch giải ngân phù hợp, phối
hợp giữa giải ngân và chi tiêu, thanh toán nợ…
Không có một quy định chung về mẫu dự toán lưu chuyển tiền cho các dự án,
tuy nhiên, các dự toán lưu chuyển tiền đều phải đảm bảo bao gồm 2 phần chính: Kế
hoạch chi tiền và Kế hoạch giải ngân.
Kế hoạch chi tiền
Sau khi đã có dự toán chi tiết về các hoạt động và các loại chi phí phát
sinh dự tính, Ban quản lý dự án dự tính thời điểm chi trả cho các loại chi phí để
xác định khối lượng tiền cần chi trong những khoảng thời gian nhất định (theo
năm, quý, tháng );
Lưu ý: Hoạt động thanh toán với người cung cấp cần được dự tính nhằm đảm bảo
thời hạn và hiệu quả của đồng tiền.
Kế hoạch giải ngân (rút vốn)
Kế hoạch giải ngân nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ tiền chi trả cho các hoạt
động của dự án. Kế hoạch giải ngân dựa vào nhu cầu chi trả về thời điểm cũng như
khối lượng mà kế hoạch chi tiền trong dự toán lưu chuyển tiền đã dự tính; Kế
hoạch giải ngân phù hợp nhằm đảm bảo khả năng chi trả của dự án, nhưng đồng
thời cũng đảm bảo hiệu quả sử dụng của đồng tiền, để đảm bảo không thừa quá
nhiều tiền tại một thời điểm; Kế hoạch giải ngân phải được tổng hợp theo nguồn
vốn dự án, phù hợp với yêu cầu về báo cáo “kế hoạch vốn năm”
3. 3. Cơ sở cho hoạt động lập kế hoạch tài chính dự án
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
11

CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
Phần trên đã mô tả một quy trình cơ bản trong hoạt động lập kế hoạch tài
chính hàng kỳ cho các dự án . Hoạt động lập kế hoạch tài chính cho các dự án có
những đặc điểm khác biệt so với lập kế hoạch tài chính thông thường. Có hai yếu
tố cơ bản tác động tới quá trình lập kế hoạch tài chính hàng kỳ của dự án, đó là:
- Dự toán của dự án đã được phê duyệt và mục tiêu của dự án.
- Đáp ứng yêu cầu về tiến độ thêi gian và kinh phí.
Khi lập kế hoạch tài chính hàng kỳ, quản lý dự án phải sử dụng các yếu tố
đó để lập kế hoạch để đảm bảo tính khả thi.
3.3.1 Dự toán đã được phê duyệt
Dự toán của dự án đã được duyệt thường được sử dụng là căn cứ cho việc chi
tiêu cho các hoạt động khi triển khai dự án. Việc xây dựng kế hoạch tài chính dự
án phần nào bị giới hạn bởi các định mức đã ước tính đó mà chúng có thể đã
không phản ánh được giá cả thị trường. Cán bộ dự án cần đàm phán với nhà cung
cấp hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để tối ưu hóa đầu ra có thể cung cấp trong khuôn
khổ ngân sách đã được duyệt với chất lượng bền lâu.
Dự toán của dự án được duyệt bao giờ cũng bao gồm cả cơ cấu về nguồn
vốn cho các hạng mục chủ yếu của dự án: Vốn, vốn đối ứng, vốn cho vay lại
.v.v. Do vậy, kế hoạch tài chính hàng kỳ của dự án không chỉ bị giới hạn bởi số
lượng mà còn chịu các ràng buộc về cơ cấu nguồn vốn trong dự toán của dự án.
Dự toán của dự án đã được duyệt càng chi tiết bao nhiêu thì khi triển khai,
công tác lập kế hoạch tài chính càng dễ dàng bấy nhiêu. Tuy nhiên việc thực hiện
sẽ có tính bó buộc và nếu có những thay đổi trong giả định ban đầu thì sẽ khó khăn
hơn cho cán bộ dự án trong quá trình đảm bảo các mục tiêu dự án đề ra.
3.3.2 Các đầu ra và mục tiêu của dự án
Mỗi dự án đều đặt ra những đầu ra và mục tiêu nhất định cần đạt được,
mục tiêu chung của toàn dự án và đầu ra và các mục tiêu của các cấu phần dự
án thường chung nhất, mang nặng tính định tính, chẳng hạn, “nâng cao năng
lực ”; “tăng cường, hỗ trợ ”. Trong quá trình triển khai dự án, các đầu ra và mục
tiêu của dự án sẽ được lượng hóa chi tiết hơn bằng các thước đo về khối lượng của

các hoạt động (hạng mục), chẳng hạn: đào tạo được lượt cán bộ quản lý, tổ chức
được khóa TOT, xây dựng km đường liên tỉnh v.v…
Một trong những yếu tố đảm bảo cho kế hoạch tài chính hàng năm của dự án
có tính khả thi cao là việc ước tính chính xác chi phí cho các hoạt động dự
kiến.Ước tính chi phí chính xác còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi,
kế toán của dự án. Đồng thời nó còn là căn cứ để đảm bảo dự án có được kế hoạch
giải ngân phù hợp, đúng tiến độ.
3.4 Vai trò của các bộ phận khác nhau trong quy trình lập KHTC dự án
Lập kế hoạch tài chính là quá trình liên quan đến mọi hoạt động của dự
án, do đó nó không chỉ là trách nhiệm của riêng người lãnh đạo dự án hay bộ
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
12
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
phận kế toán, tài chính mà nó đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của các bộ phận
có liên quan trong và ngoài dự án.
3.4.1 Cán bộ dự án
Cán bộ lãnh đạo dự án có trách nhiệm trong việc xác lập các đầu ra và mốc
thời gian trong kỳ của dự án, xác định các hoạt động cần phải thực hiện để hoàn
thành các mục tiêu đó. Các đầu ra và mốc thời gian cần rõ ràng và định lượng để
các bộ phận chức năng có thể dựa vào đó mà dự tính ngân sách cho tổng hoạt
động cụ thể.
Cán bộ tài chính kế toán có trách nhiệm trong cung cấp số liệu tổng hợp và
đưa ra các khuyến cáo, tham vấn về chi phí đơn vị, cách thức tính toán các chỉ tiêu
tài chính, biến động tỷ giá, quy định về mua sắm, chi tiêu, chi phí chuẩn của dự án
v.v… Cán bộ thực hiện dự án phụ trách các bộ phận chức năng có trách nhiệm ước
tính chính xác khối lượng các hoạt động cần thực hiện và hỗ trợ nhóm tài chính –
kế tóan để nhận dạng các chi phí đơn vị đầu vào và số lượng cần cho từng họat
động. Cán bộ mua sắm, đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết về ước
tính chi phí đơn vị, dự báo biến động về chi phí cho hoạt động cung cấp hàng hóa,
dịch vụ.

3.4.2 Nhà cung cấp
Thông tin từ nhà cung cấp rất hữu ích trong việc ước tính chi phí, giải ngân,
thanh toán. Đặc biệt là các yều cầu của người cung cấp về hạn thời hạn thanh toán
cần thiết, chi phí đơn vị ước tính…Do đó việc tham vấn thông tin từ nhà cung cấp
trong quá trình lập kế hoạch tài chính hàng kỳ của dự án cũng là một việc làm cần
thiết.
Tuy nhiên sự tham gia của nhà cung cấp trong quá trình lập kế hoạch tài
chính dự án cần được thực hiện một cách minh bạch để đảm bảo thị trường được
họat động hiệu quả và thông tin không bị lợi dụng trong quá trình chuẩn bị và tiến
hành mua sắm.
3 . 4 . 3 Đối tượng thụ hưởng dự án
Trong nhiều dự án, đối tượng thụ hưởng dự án là đối tượng được chi nhiều
nhất do đó cũng có vai trò cũng quan trọng đối với hoạt động lập kế hoạch tài
chính trong kỳ của dự án. Chẳng hạn những yếu tố như nhu cầu và khả năng tiếp
nhận trong kỳ của đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt những trường hợp đối tượng thụ
hưởng trực tiếp chi theo hình thức chi trước, hoàn trả sau.
Trong một số trường hợp đặc biệt, dự án còn có thể yêu cầu đối tượng thụ
hưởng phải đóng góp, chẳng hạn, sức lao động, vật liệu tại chỗ v.v… Phần đóng
góp này theo quy định được coi là chi phí đối ứng và cần được đưa vào trong kế
hoạch tài chính dự án.
4. Hệ thống Kế toán dự án
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
13
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
4.1. Tổ chức hệ thống kế toán trong dự án
Hệ thống kế toán có chức năng ghi chép, xử lý và tổ chức thông tin tài chính
nhằm hỗ trợ lãnh đạo và quản lý dự án ra quyết định quản lý. Hệ thống kế toán
của dự án cần phải được tổ chức để cung cấp thông tin tài chính thỏa mãn nhu
cầu của các tổ chức liên quan như: Cơ quan chủ quản, nhà tài trợ, ngân hàng,
v.v. đồng thời vẫn phải tuân thủ các quy định về luật pháp của cả nước nhận viện

trợ lẫn quốc gia tài trợ cho dự án.
Đối với Ban quản lý dự án, kế toán dự án phải góp phần hỗ trợ Ban quản lý
dự án trong hoạt động theo dõi, quản lý việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn dự
án đúng mục đích, có hiệu quả .
* Chức năng của kế toán dự án
- Kế toán nguồn vốn đầu tư:
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động vốn đầu tư theo từng nguồn hình
thành, bao gồm: Nguồn vốn NSNN cấp, nguồn vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư,
nguồn vốn vay, nguồn vốn được tài trợ, viện trợ và các khoản hỗ trợ về đầu tư.
- Kế toán sử dụng vốn đầu tư:
+ Phản ánh chi phí thực hiện đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án,
công trình, hạng mục công trình.
+ Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại tài sản của đơn vị
chủ đầu tư, như:
+ Tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước;
+ Số lượng, giá trị vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ;
+ Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định
hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, công tác mua sắm, xây dựng
và sữa chữa tài sản cố định của Ban quản lý dự án;
+ Phản ánh các khoản nợ phải trả và thanh toán nợ phải trả cho người bán,
người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu;
+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ
phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị chủ đầu tư;
+ Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại tài sản khác thuộc
quyền kiểm soát và quản lý của đơn vị chủ đầu tư.
+ Phản ánh các khoản nợ phải trả phát sinh trong hoạt động của đơn vị chủ
đầu tư, như: các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả nhân viên Ban
quản lý dự án, các khoản nộp Ngân sách (nếu có) và việc thanh toán các khoản
phải trả, phải nộp khác.
+ Kế toán các khoản thu nhập khác, chi phí khác (theo quy định của chính

sách tài chính) của Ban quản lý dự án.
Chức năng của kế toán dự án không chỉ đơn thuần là hoạt động ghi chép sổ
sách. Với vai trò là một bộ phận quản lý của dự án, kế toán dự án phải đảm đương
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
14
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
những chức năng cơ bản sau: Thu thập, ghi chép và phản ánh đầy đủ, chính xác và
kịp thời tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn dự án; Phối hợp với bộ phận kế
hoạch, kỹ thuật và các bộ phận khác của dự án, kế toán dự án tham gia vào hoạt động
lập kế hoạch tài chính hàng kỳ, giám sát và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; Đồng
thời, kế toán dự án còn trực tiếp làm công việc lập báo cáo tài chính hàng kỳ, thực
hiện quyết toán vốn dự án
4.2. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán dự án
Tổ chức bộ máy kế toán của các dự án thường dựa trên hình thức tổ chức
và quy mô của dự án. Ban quản lý dự án sẽ tổ chức hệ thống kế toán phù hợp.
Hệ thống kế toán tập trung
- Phòng kế toán tổ chức trong cơ cấu của BQLDA theo dõi tất cả các dự
án thuộc quản lý của BQLDA
- Có phụ trách kế toán (kế toán trưởng)
Hệ thống kế toán phân cấp
- Hệ thống kế toán được phân cấp theo cấp độ quản lý
- Bộ phận kế toán được tổ chức song hành cùng với BQLDA ở các cấp
khác nhau. Mỗi BQLDA ở các cấp có một bộ phận kế toán riêng
4.3. Nguyên tắc áp dụng trong kế toán dự án
 Cơ sở hạch toán Kế toán dự án có thể dựa trên một trong hai cơ sở kế toán
là: Kế toán trên cơ sở thưc thu thực chi hoặc kế toán trên cơ sở dồn tích
* Kế toán trên cơ sở thực thu, thực chi
Kế toán trên cơ sở thực thu, thực chi ghi chép các hoạt động dựa trên cơ sở
thu, chi tiền. Đây là phương pháp kế toán đơn giản nhất.Đối với quản lý hoạt động
dự án mà chỉ đơn thuần là thực hiện mục tiêu thanh toán, giải ngân thì hệ thống kế

toán trên cơ sở thực thu, thực chi là phù hợp vì nó cung cấp thông tin trực tiếp về
hoạt động thu, chi bằng tiền;
Trong hệ thống kế toán dự án có phân cấp, kế toán trên cơ sở thực thu, thực
chi có thể áp dụng với hệ thống kế toán ở mức thấp trong phân cấp quản lý, nơi
mà kế toán chỉ đơn thuần thực hiện hoạt động nhận tiền dự án từ cấp trên và chi
trả cho các đối tượng được hưởng.
* Kế toán trên cơ sở dồn tích
Kế toán trên cơ sở dồn tích ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cam
kết phát sinh, không phụ thuộc vào việc thu, chi tiền gắn liền với nghiệp vụ đó. Hệ
thống kế toán dồn tích cung cấp một bức tranh tổng quát hơn về tình hình tài
chính của dự án, phản ánh đầy đủ mọi mối quan hệ kinh tế phát sinh như nghĩa
vụ phải trả của dự án, khoản nợ phải thu, hay các tài sản khác ngoài tiền của dự án
như tài sản cố định, tồn kho…;
Hệ thống kế toán trên cơ sở dồn tích được áp dụng phổ biến trong các dự án
do tính chất của các dự án đa dạng và trình độ kế toán của cán bộ kế toán ở
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
15
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
Ban quản lý dự án
4 . 3 . 1 Các nguyên tắc kế toán phải tuân thủ
Một số các nguyên tắc kế toán chung mà các dự án cần phải tuân thủ khi
phản ánh, ghi chép các hoạt động của dự án như sau: Nguyên tắc giá gốc; Nguyên
tắc nhất quán; nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc công khai; Nguyên tắc thận
trọng.
Các nguyên tắc kế toán trên là các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
trên thế giới và được sử dụng trong hoạt động kế toán của dự án.
4.3.2 Chế độ kế toán áp dụng đối với các dự án
Các dự án khác nhau có thể áp dụng các chế độ kế toán khác nhau. Các nhân
tố chính tác động tới quyết định lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với hoạt động
quản lý dự án bao gồm: Tính chất của dự án, nguồn vốn dự án, quy mô, hình thức

tổ chức và phân cấp dự án.
Các chế độ kế toán áp dụng phổ biến trong các dự án được tóm tắt tại biểu
sau đây.

Hình thức Chế độ kế toán áp dụng
Dự án đầu tư XDCB có BQLDA Chế độ kế toán chủ đầu tư
Dự án đầu tư HCSN có BQLDA Chế độ kế toán HCSN
Dự án tài trợ cho đơn vị HCSN
không có ban quản lý dự án riêng
Chế độ kế toán HCSN
Tài trợ cấp phường, xã không
có BQLDA riêng
Chế độ kế toán Ngân sách và tài
chính xã
4.4. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán trong quản lý dự án

Danh mục chứng từ kế toán áp dụng cho chủ đầu tư
STT Tên chứng từ Số hiệu
1 2 3
I Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01 - LĐTL
2 Bảng thanh toán tiền lương 02 - LĐTL
3 Phiếu xác nhận công việc hoàn thành 03 - LĐTL
4 Giấy đi đường 04 - LĐTL
5 Lệnh điều xe 05 - LĐTL
6 Phiếu báo làm thêm giờ 06 - LĐTL
7 Hợp đồng giao khoán 07 - LĐTL
8 Biên bản điều tra tai nạn lao động 08 - LĐTL
II Vật tư
9 Phiếu nhập kho 01 - VT

10 Phiếu xuất kho 02 - VT
11 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, thiết bị 03 - VT
12 Phiếu báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ 04 - VT
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
16
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
STT Tên chứng từ Số hiệu
13 Biên bản kiểm kê vật tư, thiết bị, sản phẩm 05 - VT
14 Phiếu kê mua hàng 06 - VT
III Tiền tệ
15 Phiếu thu 01-TT
16 Phiếu chi 02-TT
17 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
18 Giấy thanh toán tạm ứng 04-TT
19 Bảng kiểm kê quỹ 05a-TT
20 Bảng kiểm kê quỹ 05b-TT
IV Tài sản cố định
21 Biên bản giao nhận TSCĐ 01 - TSCĐ
22 Biên bản thanh lý TSCĐ 02 - TSCĐ
23 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 03 - TSCĐ
24 Biên bản kiểm kê TSCĐ 04 - TSCĐ
V Chứng từ kế toán ban hành ở các văn bản
pháp quy khác
25 Hoá đơn (GTGT) 01/GTKT-3LL
26 Hoá đơn (GTGT) 01/GTKT-2LN
27 Hoá đơn bán hàng 02/GTTT-3LL
28 Hoá đơn bán hàng 02/GTTT-2LN
29 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH C03-BH
30 Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH
ngắn hạn

C04-BH
31 Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt C5-01/KB
32 Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển
tiền thư - điện, cấp séc bảo chi
C5-02/KB
33 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư C5-03/KB
34 Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn
thành
B01/KB
35 Bảng kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành B02/KB
36 Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư B03/KB
37 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư B04/KB
38 Giấy đề nghị tạm ứng vốn C10-Q
39 Khế ước vay vốn C11-Q
40 Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành C20-Q
41 Thông báo hạn mức vốn đầu tư XDCB
42 Thông báo thu hồi hạn mức vốn đầu tư XDCB
43 Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn
thành
44 Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn
hoàn thành
45 Bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện
46 Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
17
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
STT Tên chứng từ Số hiệu
thành



Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư (Theo QĐ
214/2000/QĐ-BTC ngày28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Số hiệu
Tài khoản
Tên tài khoản Ghi chú
Cấp 1 Cấp 2
1 2 3 4
Loại 1 - Tài sản lưu động
111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
112 Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
113 Tiền đang chuyển
1131 Tiền Việt Nam
1132 Ngoại tệ
131 Phải thu của khách hàng
133
Thuế GTGT được khấu trừ Chi tiết theo yêu cầu
quản lý
136 Phải thu nội bộ
1361 Phải thu nội bộ về vốn đầu tư
1368 Phải thu nội bộ khác
138 Phải thu khác
Chi tiết theo yêu cầu
quản lý
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1388 Phải thu khác
141 Tạm ứng

151 Hàng mua đang đi trên đường
152 Nguyên liệu, vật liệu
1521 Vật liệu trong kho
1522 Vật liệu giao cho bên nhận thầu
1523 Thiết bị trong kho
1524 Thiết bị đưa đi lắp
1525 Thiết bị tạm sử dụng
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
18
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
Số hiệu
Tài khoản
Tên tài khoản Ghi chú
Cấp 1 Cấp 2
1 2 3 4
1526 Vật liệu, thiết bị đưa gia công
1528 Vật liệu khác
153 Công cụ, dụng cụ
154 Chi phí sản xuất thử dở dang
áp dụng cho dự án
có chạy thử có tải,
có sản xuất thử
155 Thành phẩm
áp dụng cho dự án
có chạy thử có tải,
có sản xuất thử
Loại 2 - Tài sản cố định
211 Tài sản cố định hữu hình
213 Tài sản cố định vô hình
214 Hao mòn tài sản cố định

2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình
2143 Hao mòn tài sản cố định vô hình
241 Chi phí đầu tư xây dựng
2411 Chi phí đầu tư xây dựng dở dang
2412
Dự án, công trình, hạng mục công trình
hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt
quyết toán
Loại 3 - Nợ phải trả
311 Vay ngắn hạn
331 Phải trả cho người bán
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế GTGTphải nộp
33311 - Thuế GTGT đầu ra
33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333 Thuế nhập khẩu
3338 Các loại thuế khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
334 Phải trả công nhân viên
336 Phải trả nội bộ
338 Phải trả, phải nộp khác
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
19
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
Số hiệu
Tài khoản
Tên tài khoản Ghi chú
Cấp 1 Cấp 2
1 2 3 4

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3384 Bảo hiểm y tế
3388 Phải trả, phải nộp khác
341 Vay dài hạn
Chi tiết theo yêu cầu
quản lý
Loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu
412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
413 Chênh lệch tỷ giá
421 Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
441 Nguồn vốn đầu tư
4411 Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
4412 Nguồn vốn chủ sở hữu
4418 Nguồn vốn khác
466
Nguồn vốn đã hình thành tài sản cố
định
Loại 5 - Doanh thu
511 Doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử
Dự án có chạy thử
có tải, có SX xuất
thử
Loại 6 - Chi phí
642 Chi phí Ban quản lý dự án
Loại 7 - thu nhập hoạt động khác
721 Thu nhập hoạt động khác
Chi tiết theo yêu cầu
quản lý

Loại 8 - Chi phí hoạt động khác
821 Chi phí hoạt động khác Chi tiết theo yêu cầu
Loại 0 - Tài khoản ngoài bảng
001 Tài sản thuê ngoài
002 Tài sản nhận giữ hộ
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
20
CHUYấN 02: QUN Lí TI CHNH NGN SCH TRONG CHNG TRèNH XD GTNT
S hiu
Ti khon
Tờn ti khon Ghi chỳ
Cp 1 Cp 2
1 2 3 4
007 Ngoi t cỏc loi
008 Hn mc vn u t
4.4.2 Hỡnh thc s k toỏn s dng cho d ỏn
K toỏn d ỏn cú th s dng mt trong cỏc hỡnh thc s k toỏn sau :
Hỡnh thc s k toỏn Nht ký - s cỏi.
Hỡnh thc s k toỏn Chng t ghi s;
Hỡnh thc s k toỏn Nht ký chung.
Hệ thống biểu mẫu sổ kế toán và quy định về phơng pháp ghi chép sổ kế toán
Danh mục sổ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu t
STT Tờn s Mu s
Dựng cho cỏc
ti khon
Hỡnh thc s k toỏn
Chng t Nht ký
s cỏi ghi s chung
1 2 3 4 5 6 7
1. Nht ký - S cỏi S01-CT Tt c cỏc ti

khon
X
2. Chng t ghi s S02-CT x
3. S ng ký chng t
ghi s
S03-CT x
4. S Cỏi (hỡnh thc
chng t ghi s)
S04-CT Tt c cỏc ti
khon
x
5. S Nht ký chung S05-CT Tt c cỏc ti
khon
x
6. S cỏi (hỡnh thc
Nht ký chung)
S06-CT Tt c cỏc ti
khon
x
7. S qu tin mt S07-CT Dựng cho th
qu
X x x
8. S chi tit tin mt S08-CT TK111 X x x
9. S Tin gi Ngõn
hng, Kho bc
S09-CT TK112 X x x
10. S kho (hoc th kho) S10-CT Dựng cho th
qu
X x x
11. S chi tit vt liu,

cụng c, dng c,
thnh phm
S11-CT TK152,153,
155
X x x
12. S Ti sn c nh S12-CT TK 211,213 X x x
13. S Ti sn theo n
v s dng
S13-CT X x x
14. S chi phớ sn xut
th
S14-CT TK154 X x x
BIấN SON:C NHN KINH T. TRN TH HềA
21
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
15. Sổ chi phí đầu tư xây
dựng.
S15-CĐT TK241 X x x
16. Sổ chi phí ban quản
lý dự án
S16-CĐT TK642 X x x
17. Sổ chi khí khác S17-CĐT X x x
18. Sổ chi tiết thanh toán
với người mua, người
bán.
S18-CĐT TK131,331 X x x
19. Sổ chi tiết thanh toán
bằng ngoại tệ
S19-CĐT TK131,136,33
1,336,341


X x x
20. Sổ chi tiết tiền vay S20-CĐT TK311,341 X x x
21. Sổ chi tiết nguồn vốn
đầu.
S21-CĐT TK133,136
138,141,33333
4,336,338
353,466
X x x
22. Sổ chi tiết nguồn vốn
đầu tư.
S22-CĐT TK441 X x x
23. Sổ doanh thu bán sản
phẩm sản xuất thử.
S23-CĐT TK511 X x x
Lựa chọn hình thức kế toán nào cho phù hợp thì cán bộ quản lý dự án phải
căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của
cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán.
Đối với hoạt động kế toán ở các cấp độ phân cấp thấp như phường, xã, nếu
khả năng kế toán hạn chế thì có thể sử dụng hình thức kế toán ghi sổ đơn. Chế độ
kế toán đơn vị chủ đầu tư áp dụng cho các đơn vị chủ đầu tư có thành lập Ban quản
lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng. Các đơn vị chủ đầu tư không thành lập
Ban quản lý dự án thì kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế
toán của doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng phải tuân thủ những
quy định của chế độ Kế toán đơn vị chủ đầu tư về nội dung, phương pháp ghi chép
và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập
các báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Số liệu ghi trên sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống; Không được bỏ
cách dòng; Không được ghi xen kẽ, chồng đè; Khi hết trang phải cộng số liệu mỗi

trang, đồng thời phải chuyển số tổng cộng sang đầu trang kế tiếp.
4.5. Nội dung kế toán các giao dịch chủ yếu dự án
Nội dung của công tác kế toán dự án tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu,
phản ánh đặc thù trong hoạt động của dự án, đó là: Tiếp nhận các nguồn vốn dự án,
và giải ngân vốn dự án đã được phê duyệt
4.5.1. Kế toán nguồn vốn dự án
Kế toán nguồn vốn dự án sẽ được theo dõi và ghi chép quá trình tiếp nhận
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
22
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
và tình hình biến động của các nguồn vốn sử dụng cho dự án. Các yêu cầu cụ thể
cho hoạt động kế toán nguồn vốn dự án có thể khác nhau, tùy theo từng dự án
(tính chất dự án, yêu cầu của nhà tài trợ v.v.). Tuy nhiên hoạt động kế toán nguồn
vốn nhận được cho dự án cần phải đảm bảo phản ánh sát thực tình hình tiếp nhận
và biến động của nguồn vốn chi tiết theo những tiêu thức sau: Nhà tài trợ; hình
thức vốn ( vốn vay, viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng… );Mục đích sự dụng
của nguồn vốn (phân theo tính chất sử dụng và theo các hạng mục, hoạt động chủ
yếu của dự án);Thời gian phát sinh.
Tổ chức kế toán việc tiếp nhận nguồn vốn dự án một cách hợp lý, rõ ràng sẽ
cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý dự án ở các khía cạnh sau: Hỗ trợ công tác
lập kế hoạch tài chính dự án hàng kỳ; Giúp cho cơ quan quản lý đảm bảo tiến độ
thực hiện dự án thông qua việc so sánh, cân đối giữa khối lượng công việc đã thực
hiện và khối lượng công việc phải thực hiện với nguồn vốn đã sử dụng và khả
năng về nguồn vốn còn lại của dự án; Là cơ sở để quản lý dự án lập và thực hiện kế
hoạch giải ngân phù hợp.
4.5.2 Kế toán sử dụng vốn dự án (kế toán chi tiêu)
Do đặc thù của các dự án là hoạt động chi tiêu chiếm tỷ trọng gần như
tuyệt đối trong hoạt động của các hệ thống kế toán dự án. Chính vì vậy, đây là hoạt
động phức tạp nhất của hoạt động kế toán dự án, thể hiện ở những điểm sau:
- Các khoản mục chi tiêu nhiều, đa dạng;

- Phải đảm bảo đúng mục đích của nguồn vốn dự án đề ra thông qua kết
nối các họat động cụ thể với các đầu ra liên quan;
- Yêu cầu đối với hoạt động ghi chép, theo dõi, tuân thủ các quy định của
các bên tham gia thường rất khác nhau.
Vì vậy các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của dự án đòi hỏi phải có phân loại
chi tiết theo yêu cầu kế toán chi tiết.
4.5.3 Kế toán mua sắm tài sản của dự án
Trong hoạt động chi tiêu dự án thì mua sắm tài sản là hoạt động thường
xuyên đối với dự án. Nghiệp vụ kế toán đối với hoạt động mua sắm tài sản của
dự án có thể được ghi nhận khác nhau tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của
mua sắm. Do vậy cùng một loại chi tiêu, mua sắm nhưng cách thức hạch toán khác
nhau vào thời điểm khác nhau tùy theo:
- Tính chất của mua sắm;
- Tài sản dùng cho hoạt động quản lý dự án (của Ban QLDA). Nếu tài sản
để phục vụ cho hoạt động quản lý của dự án thì khoản chi sẽ được ghi nhận là tài
sản và quản lý dự án phải theo dõi tài sản đó trên sổ sách kế toán của dự án theo
đúng các quy định kế toán, tài chính về quản lý tài sản. Việc ghi nhận tài sản sẽ
đồng thời với việc ghi nhận Chi phí quản lý dự án và Nguồn kinh phí hình thành
của tài sản (nếu là tài sản cố định sử dụng lâu dài). Tài sản mua sắm để thực hiện
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
23
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
dự án (giao cho các đối tượng thụ hưởng dự án; giao cho nhà thầu sử dụng…).
Trường hợp này khoản chi sẽ được hạch toán trực tiếp vào Chi phí thực hiện dự
án, kế toán dự án không phải ghi nhận và theo dõi tài sản loại này.
Đặc điểm của tài sản
Tài sản sử dụng lâu dài. Những tài sản mua sắm với mục đích sử dụng
lâu dài và có đầy đủ đặc điểm của tài sản cố định theo quy định thì phải được ghi
nhận và theo dõi trên sổ kế toán và phải được quản lý theo các quy định hiện hành
về quản lý tài sản cố định (khấu hao, thanh lý, nhượng bán…). Những tài sản sử

dụng lâu dài nhưng không đủ điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố định hoặc
những tài sản được mua về sử dụng dần thì cũng phải được theo dõi trên sổ kế toán
và quản lý theo các quy định về Nguyên liệu, vật liệu (tồn kho) hoặc Công cụ,
dụng cụ.
Tài sản tiêu dùng ngay. Những tài sản mua về để tiêu dùng ngay sẽ được ghi
nhận trực tiếp vào chi phí trong kỳ kế toán. Nếu không dùng hết ngay trong kỳ thì
sẽ được phản ánh trong sổ kế toán dưới dạng tài sản Nguyên liệu, vật liệu (tồn
kho). Khi xuất dùng ở kỳ nào thì sẽ ghi vào chi phí của kỳ đó.
4.6. Báo cáo tài chính dự án
Báo cáo tài chính dự án là sản phẩm của hệ thống kế toán dự án. Trong
quá trình thực hiện dự án , quản lý dự án phải có trách nhiệm lập và nộp báo cáo
tài chính phản ánh tình hình thực hiện dự án cho các bên có liên quan ( Cơ quan
chủ quản, Nhà tài trợ…).
4.6.1 Các nguyên tắc chung trong lập báo cáo tài chính dự án
Khi lập báo cáo tài chính dự án, quản lý và kế toán dự án cần phải nắm
vững một số nguyên tắc chung trong lập và trình bày báo cáo như sau:
- Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở các nguyên tắc quy định và
tuân theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành;
- Số liệu tổng hợp cho các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo phải đảm
bảo được lấy từ một nguồn thống nhất, tin cậy;
- Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp phải có thuyết minh rõ ràng, đầy đủ,
trong trường hợp cần thiết phải có số liệu chi tiết bổ sung;
- Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng quy trình đã quy định và phải
có xác nhận đầy đủ (chữ ký) của những người có thẩm quyền trong Ban QLDA và
chủ dự án;
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng thời hạn, đầy đủ về chủng loại, số
lượng, và gửi đến đúng nơi nhận theo các quy định của dự án.
4.6.2. Báo cáo tài chính cơ bản của dự án
Yêu cầu đối với báo cáo tài chính cho những lĩnh vực sau của dự án:
Báo cáo tình hình về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn dự án; Báo cáo sử dụng

nguồn vốn dự án theo các hạng mục (hoạt động) chính; Báo cáo tình hình quyết
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
24
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
toán vốn dự án; Báo cáo tiến độ giải ngân dự án; Bảng cân đối kế toán dự án; Báo
cáo thu, chi tiền mặt; Dự toán tiền;
- Nội dung hệ thống báo cáo tài chính:
+ Báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư theo TT số 75 /
2008/BTC ngày 28/8/2008 quy định
04 biểu mẫu báo cáo
1 Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - CĐT
2 Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành
Mẫu số 01 /QTDA
3 Bảng đối chiếu số liệu sử dụng nguồn
vốn đầu tư
Mẫu số 02/ QTDA
4 Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu
tư dự án hoàn thành
Mẫu số 03/ THQT
4 Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04 - CĐT
Thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính quy định như sau:
* Thời hạn các báo cáo tài chính của đơn vị chủ đầu tư được lập và gửi
cuối mỗi quý, cuối năm tài chính. Các đơn vị chủ đầu tư có thể lập báo cáo tài
chính hàng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động dự án đầu
tư.
- Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết
thúc quý;
- Báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết
thúc năm tài chính.

* Nơi nhận báo cáo tài chính đơn vị chủ đầu tư được quy định như sau:
Nơi nhận
báo
cáo
Đơn vị
BQL
dự
án
cấp
trên
Ch

đầu

Cấp
trên của
chủ đầu

Cơ quan
thanh
toán, cho
vay, tài
trợ vốn

quan
Thống
kê (*)
A 1 2 3 4 5
- Chủ đầu tư có thành lập
Ban

quản lý dự án
x X x x x



  
 !"#$#!$%&'$#$()*+,
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA
25
CHUYÊN ĐỀ 02: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XD GTNT
Cơ quan cấp trên:
Đơn vị chủ đầu tư:
Ban quản lý dự án:
Mẫu số b01-CĐT
(Ban hành theo QĐ số 214/
2000/QĐ-BTC
ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày tháng năm
Đơn vị tính: . .
Tài sản Mã Số đầu
năm
Số cuối
kỳ
A 1 2 3
A- Tài sản lưu động 100
I - Tiền 110
1.Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111
2.Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc 112
3. Tiền đang chuyển 113

II- Các khoản phải thu 120
1. Phải thu của khách hàng 121
2. Trả trước cho người bán 122
3. Thuế GTGT được khấu trừ 123
4. Phải thu nội bộ 124
Trong đó: Vốn đầu tư ở đơn vị cấp dưới 125
5. Phải thu khác 126
III- Hàng tồn kho 130
1. Hàng mua đang đi trên đường 131
2. Nguyên liệu, vật liệu 132
3. Công cụ, dụng cụ 133
4. Chi phí sản xuất thử dở dang 134
5. Thành phẩm 135
IV- Tài sản lưu động khác 140
1. Tạm ứng 141
B- Tài sản cố định và đầu tư xây dựng 200
I- Tài sản cố định 210
1. Tài sản cố định hữu hình 211
- Nguyên giá 212
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 ( ) ( )
2. Tài sản cố định vô hình 214
- Nguyên giá 215
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 ( ) ( )
II- Chi phí đầu tư xây dựng 220
1. Chi phí đầu tư xây dựng dở dang 221
BIÊN SOẠN:CỬ NHÂN KINH TẾ. TRẦN THỊ HÒA

×