Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ứng dụng của các hợp chất hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.4 KB, 36 trang )

Khoa công nghệ hóa học
Môn: Hóa hữu cơ

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
GVHD : Phạm Văn Tất
Mã lớp HP: 2104044
SVTT: Hoàng Thị Thu Thảo
MSSV: 12031041
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN…………………………………………………………1
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….2
HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1.Hóa học hữu cơ…………………………………………………………………3
2.Hợp chất hữu cơ……………………………………………………………… 3
3.Phân loại các hợp chất hữu cơ…………………………………………………3
PHẦN 1: HIDROCACBON
1.HIDROCACBON NO…………………………………………………………4
1.1 Ankan………………………………………………………………….4
1.2 Ứng dụng của ankan………………………………………………….4
2.HIDROCACBON KHÔNG NO………………………………………………7
2.1 Anken………………………………………………………………….7
a.khái niệm……………………………………………………… 7
b.Ứng dụng……………………………………………………… 7
2.2 Ankin………………………………………………………………….9
a.khái niệm……………………………………………………….9
b.Ứng dụng………………………………………………………9
3.HIDROCACBON THƠM……………………………………………………11
a.khái niệm………………………………………………………………11
b.Ứng dụng……………………………………………………………….11
PHẦN 2: DẪN XUẤT HIDROCACBON
1.Dẫn xuất halogen……………………………………………………………13


1.1 Khái niệm……………………………………………………………13
1.2 ứng dụng……………………………………………………………13
2. Hợp chất hidroxy……………………………………………………………15
2.1 Ancol…………………………………………………………………15
2.2 Phenol…………………………………………………………………16
3. Hợp chất cacbonyl……………………………………………………………17
3.1 Andehit……………………………………………………………….17
3.2 Xeton………………………………………………………………….17
4.Axitcacbonxylic……………………………………………………………… 18
4.1 khái niệm…………………………………………………………… 18
4.2 Ứng dụng…………………………………………………………… 18
5.Amin……………………………………………………………………………19
5.1 khái niệm…………………………………………………………… 19
5.2 Ứng dụng…………………………………………………………… 19
6.Amino axit…………………………………………………………………… 19
6.1 khái niệm……………………………………………………………19
6.2 Ứng dụng……………………………………………………………19
7.Glucozo……………………………………………………………………….20
7.1 khái niệm……………………………………………………………20
7.2 Ứng dụng…………………………………………………………….20
8.Saccorozo………………………………………………………………………21
8.1 Ứng dụng…………………………………………………………… 21
8.2 Sản xuất .…………………………………………………………… 22
9. Este……………………………………………………………………………22
9.1 khái niệm…………………………………………………………….22
9.2 Ứng dụng……………………………………………………………22
10.Lipit…………………………………………………………………………23
10.1 khái niệm……………………………………………………………23
10.2 Vai trò chất béo…………………………………………………… 24
10.3 Ứng dụng……………………………………………………………24

11.Polime…………………………………………………………………………24
11.1 khái niệm……………………………………………………………24
11.2 Ứng dụng……………………………………………………………25
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… 32
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………….………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….……………………………………
Page 1

Lời mở đầu
Hóa học hữu cơ là một ngành khoa học nghiên cứu về những cấu trúc, tính chất,
thành phần, cách thức phản ứng và cách tổng hợp của những hợp chất hữu cơ và vật liệu
hữu cơ…Cũng như nhiều vật chất khác nhau chứa nguyên tố cacbon.hợp chất hữu cơ là
những vật chất cơ bản hình thành nên mọi sự sống trên trái đất. chúng có có cấu trúc vô
cùng đa dạng và vai trò hết sức to lớn. quá trình nghiên cứu cấu trúc hóa học của một hợp
chất hữu cơ có thể ứng dụng nhiều thành tựu trong lĩnh vực đời sống .làm thành phần,
nguyên liệu,nhiên liệu ,cho các ngành công nghiệp, ví dụ như là thành phần quan trongj
của nhiều sản phẩm thường thấy như nhựa plastic, thuốc, công nghiệp hóa dầu, thực
phẩm, các dang vật liệu nổ và công nghiệp sơn…Vì vậy để để biết được cụ thể hơn vai
trò của tưng hợp chất hữu cơ trong đời sống em xin trình bày ứng dụng của một số hợp
chất hữu cơ.
Page 2
HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU

1.Hóa học hữu cơ:
Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ
2.Hợp chất hữu cơ: là hợp chất của cacbon ((trừ CO,CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua, )
với hidro và nhưng hợp chất khác.
Hình 1
3.Phân loại hợp chất hữu cơ:
Phân loại thành:
+ Hidrocacbon
+ Dẫn xuất hidrocacbo
Page 3
PHẦN 1: HIDROCACBON
Hidrocacbon là hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ gồm cacbon và hidro.
Chúng được chia thành: hydrocacbon no, hydrocacbonkhông no, xycloparafin và
hydrocacbon thơm.
1.HIDROCACBON NO: là các hidrocacbon mà các nguyên tử cacbon

trong phân tử của nó liên kết với nhau bằng liên kết đơn.còn những hóa trị còn lại được
bão hòa bớ các nguyên tử hidro. Công thức chung của hidrocacbon no là C
n
H
2n+2
.
Hidrocacbon no còn được gọi là ankan hoặc prafin.
1.1 ANKAN: là tên gọi theo danh pháp quốc tế của các hợp chất hữu cơ
Prafin là tên gọi xuất phát từ tiếng lating
Các đồng đẵng của metan có công thức tổng quát CH
4
(CH
2
)n. Ví dụ: C
2
H
6
(etan), C
3
H
8

(propan)
1.2Ứng dụng
Làm nhiên liệu, vật liệu ← ANKAN → Làm nguyên liệu.
Hình 2
Page 4
Hình 3
Làm tinh khiết và sử dụng
-Các ankan là nguyên liệu thô quan trọng cho công nghiệp hóa dầu và là nguồn

nhiên liệu quan trọng nhất của kinh tế thế giới.
-Các nguyên liệu ban đầu cho gia công chế biến là khí thiên nhiên và dầu thô. Dầu
thô được tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng cách chưng cất phân đoạn và sau đó được
chế biến thành các sản phẩm khác nhau, ví dụ xăng. Sự "phân đoạn" khác nhau của dầu
thô có các điểm sôi khác nhau và có thể cô lập và tách bóc rất dễ dàng: với các phân đoạn
khác nhau thì các chất có điểm sôi gần nhau sẽ bay hơi cùng với nhau.
-Sử dụng chủ yếu của một ankan nào đó có thể xác định hoàn toàn phù hợp với số
nguyên tử cacbon trong nó, mặc dù sự phân chia ranh giới dưới đây là đã lý tưởng hóa và
chưa thực sự hoàn hảo. Bốn ankan đầu tiên được sử dụng chủ yếu để cung cấp nhiệt cho
các mục đích sưởi ấm và nấu ăn, và trong một số quốc gia còn để chạy máy phát điện.
Metan và etan là các thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên; chúng thông thường được
lưu trữ như là khí nén. Tuy nhiên, rất dễ dàng chuyển chúng sang dạng lỏng: điều này đòi
hỏi đồng thời việc nén và làm lạnh khí.
Page 5
-Propan và butan có thể hóa lỏng ở áp suất tương đối thấp, và chúng được biết
dưới tên gọi khí hóa lỏng (viết tắt trong tiếng anh là LPG). Ví dụ, propan được sử dụng
trong các lò nung khí propan còn butan thì trong các bật lửa sử dụng một lần (ở đây áp
suất chỉ khoảng 2 bazo). Cả hai ankan này được sử dụng làm tác nhân đẩy trong các bình
xịt
-Từ pentan tới octan thì ankan là các chất lỏng dễ bay hơi. Chúng được sử dụng
làm nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, do chúng dễ hóa hơi khi đi vào trong khoang
đốt mà không tạo ra các giọt nhỏ có thể làm hư hại tính đồng nhất của sự cháy. Các
ankan mạch nhánh được ưa chuộng hơn, do chúng có sự bắt cháy muộn hơn so với các
ankan mạch thẳng tương ứng (sự bắt cháy sớm là nguyên nhân sinh ra các tiếng nổ lọc
xọc trong động cơ và dễ làm hư hại động cơ). Xu hướng bắt cháy sớm được đo bằng chỉ
số octan của nhiên liệu, trong đó 2,2,4- trimetylpentan (isooctan) có giá trị quy định ngẫu
hứng là 100 còn heptan có giá trị bằng 0. Bên cạnh việc sử dụng như là nguồn nhiên liệu
thì các ankan này còn là dung môi tốt cho các chất không phân cực.
-Các ankan từ nonan tới ví dụ là hexadecan (ankan với mạch chứa 16 nguyên tử
cacbon) là các chất lỏng có độ nhớt cao, ít phù hợp cho mục đích sử dụng như là xăng.

Ngược lại, chúng tạo ra thành phần chủ yếu của dầu disel (điêzen) và nhiên liệu hàng
không. Các nhiên liệu điêzen được đánh giá theo chỉ số cetan (cetan là tên gọi cũ của
hexađecan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy cao của các ankan này có thể sinh ra các vấn đề
ở nhiệt độ thấp và tại các vùng gần cực Trái Đất, khi đó nhiên liệu trở nên đặc quánh hơn
và sự truyền dẫn của chúng không được đảm bảo chuẩn xác.
-Các ankan từ hexađecan trở lên tạo ra thành phần quan trọng nhất của các loại
chất đốt trong các lò đốt và dầu bôi trơn. Ở chức năng sau thì chúng làm việc như là các
chất chống gỉ do bản chất không ưa nước của chúng làm cho nước không thể tiếp xúc với
bề mặt kim loạii. Nhiều ankan rắn được sử dụng như l sáp paraffin, ví dụ trong các loại
nến. Không nên nhầm lẫn sáp parafin với sáp thực sự (ví dụ sáp ong) chủ yếu là hỗn hợp
của các este
Page 6
-Các ankan với độ dài mạch cacbon khoảng từ 35 trở lên được tìm thấy trong
bitum được sử dụng chủ yếu trong nhựa nhựa đường để rải đường. Tuy nhiên, các ankan
có mạch cacbon lớn có ít giá trị thương mại và thông thường hay được tách ra thành các
ankan mạch ngắn hơn thông qua phương pháp cracking
2.HIDROCACBON KHÔNG NO:
Hidrocacbon không no là các hidrocacbon có liên kết bội ( liên kết đôi hoặc liên kết ba)
giữa các nguyên tử cacbon. Tùy thuộc vào loại liên kết bội mà các hidrocacbon được chia
thành các loại sau:
• Anken
• Ankin
2.1 ANKEN
a. khái niệm:
Là những hidrocacbon mạch hở có chứa liên kết đôi C=C. Công thức chung là C
n
H
2n
( n≥2)
Ví dụ: C

2
H
4
( eten ), C
3
H
6
(propen)…
b.Ứng dụng:
Page 7
Hình 4
Trong các hoá chất hữu cơ do con người sản xuất ra thì etilen đứng hàng đầu về
sản lượng. Sở dĩ như vậy vì etilen cũng như các anken thấp khác là nguyên liệu
quan trọng của công nghiệp tổng hợp polime và
các hoá chất hữu cơ khác.
• Tổng hợp polime
-Trùng hợp etilen, propilen, butilen người ta thu được các polime để chế tạo
màng mỏng, bình chứa, ống dẫn nướcm, dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Chuyển hoá etilen thành các monome khác để tổng hợp ra hàng loạt
polime đáp ứng nhu cầu phong phú của đời sống và kĩ thuật. Thí dụ:
• Tổng hợp các hoá chất khác
Từ etilen tổng hợp ra những hoá chất hữu cơ thiết yếu như etanol, etilen oxit, etylen
glicol, anđehit axetic,
Page 8
•Trong đời sống
-Cà rốt là một pigment anken có nàu vàng cam, rất giàu vitamin (β-caroten). Nó là nguồn
thức ăn giàu vitamin A, rất tốt cho người ăn kiêng. Β-Caroten được chuyển hóa thành
vitamin A dưới tác dngj của enzim, vitamin A được oxi hóa thành aldehy(trans-retinal)
và đồng phân hóa( thay đổi cấu trúc nối đôi (C11-C12) thành 11-cí-retinal. Chất màu này
rất nhạy ánh sáng trên hệ thống trực quan.

-Etilen kích thích sinh trưởng của các tế
bào thực vật do đó có tác dụng làm tăng
trưởng về kích thước cây trồng, kích
thích sự ra hoa ở các loại cây ăn quả.
Một đặc tính quan trọng của khí etilen là
tác dụng kích thích quá trình chín của
các loại quả có hô hấp đột biến
(climacteric) hay còn gọi là các loại quả
có quá trình chín sau thu hoạch, nghĩa là
kể cả khi quả đã được thu hoạch thì quá
trình chín của chúng vẫn được duy trì
như chuối, xoài, đu đủ, hồng, cà chua
2.2ANKIN
a.Khái niệm:
Hidrocacbon có chứa liên kết ba trong phân tử, công thức tổng quát là CnH2n-2
Chất đặc trưnd nhất là axetilen HC ≡ CH
b.Ứng dụng:
AXETILEN
(A. acetylene; cg. etin), HC ≡ CH. Chất đầu dãy đồng đẳng của hiđrocacbon axetilenic;
là một hiđrocacbon có nối ba đơn giản nhất. Khí không màu; khối lượng riêng 1,171
kg/m3; ts = –83,6 oC. Tạo với không khí thành hỗn hợp nổ trong một khoảng rất rộng (từ
2,3% đến 80,7% A theo thể tích). Nhiệt độ cực đại của ngọn lửa oxi - axetilen là
3.150 oC, do đó được dùng để hàn và cắt kim loại. A có tác dụng gây mê. Rất ít tan trong
Page 9
nước; tan trong etanol, clorofom, axeton (lợi dụng tính chất này, người ta hoà tan A trong
axeton và vận chuyển trong bình nén). Điều chế bằng cách cho canxi cacbua tác dụng với
nước bằng phương pháp ướt, khô, hoặc bằng cách nhiệt phân các hiđrocacbon như metan,
etan, propan (khí thiên nhiên). Trong công nghiệp hoá chất, A là nguyên liệu để sản
xuất vinyl clorua, vinyl axetat hoặc các monome khác, rồi từ đó trùng hợp thành các
polime, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, chế tạo muội than.

Axetilen cháy trong oxi tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 30000C nên được dùng trong
đèn xì axetilen - oxi để hàn và cắt kim loại:
2C
2
H
2
+5O
2
−→4CO
2
+2H
2
O; ΔH=−1300kJ
Sử dụng axetilen phải rất cẩn trọng vì khi nồng độ axetilen trong không khí từ 2,5% trở
lên có thể gây cháy nổ.
Axetilen và các ankin khác còn được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các hóa chất cơ
bản khác như vinyl clorua, vinyl axetat, vinylaxetilen, anđehit axetic
3.HIDROCACBON THƠM
Page 10
a.Khái niệm
Hyđrocacbon thơm hay còn gọi là aren bao gồm benzen và đồng đẳng của nó,
hyđrocacbon thơm nhiều nhân, hợp chất thơm không chứa vòng benzen.
b.Ứng dụng
Benzen có vai trò quan trọng trong thực tế là nguyên liệu quan trọng để sản xuất
thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng và vô số các ứng dụng
khác…trong đời song người ta dung benzen để sản xuất nước hoa, phẩm nhuộm, keo
dán…trước dây người ta còn dung trong thức ăn nhưng do tính độc hại nên dã bị ngăn
cấm
Không khi nào mà cuộc song con người lại không có sự xuất hiện của benzene,
những chất như long não, thuốc paracetanol, thuốc trừ sâu 666 (đã bị cấm), lkháng sinh pi

các loại, thuốc trừ cỏ DDT, thuốc cảm acpirin… sử dụnh chế tạo tơ nhân tạo, nilon. Thủy
tinh tổng hợp , đồ chống cháy… có nhiều vai trò trong cuộc sống.

Hình 5:thuốc acpirin
Hình 6: Long não
Page 11
Thuốc trừ sâu
PHẦN 2:
DẪN XUẤT HIDROCACBON
1.DẪN XUẤT HALOGEN
1.1 Khái niệm
Page 12
-Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng một
hay nhiều nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, thường gọi tắt là
dẫn xuất
-Dựa theo cấu tạo của gốc hiđrocacbon, người ta phân thành các loại sau:
+Dẫn xuất halogen no: CH
2
FCl; CH
2
Cl−CH
2
Cl; CH
3
−CHBr−CH
3
; (CH
3)3
C−I
+Dẫn xuất halogen không no: CF

2
=CF
2
; CH
2
=CH−Cl; CH
2
=CHCH
2
−Br
+Dẫn xuất halogen thơm: C
6
H
5
F; C
6
H
5
CH
2
−Cl; p−CH
3
C
6
H
4
Br; C
6
H
5

I
1.2 Ứng dụng
a.Làm dung môi
Metylen clorua, clorofom, cacbon tetraclorua, 1,2- đicloetan là những chất lỏng
hòa tan được nhiều chất hữu cơ đồng thời chúng còn dễ bay hơi, dễ giải phóng khỏi hỗn
hợp, vì thế được dùng làm dung môi để hòa tan hoặc để tinh chế các chất trong phòng thí
nghiệm cũng như trong công nghiệp.
b. Làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ
Hình 7: nhựa pvc
Các dẫn xuất halogen của etilen, của butađien được dùng làm monome để tổng
hợp các polime quan trọng. Thí dụ CH2=CHCl tổng hợp ra PVC dùng chế tạo một số loại
Page 13
ống dẫn, vải giả da, , CF2=CF2 tổng hợp ra teflon, một polime siêu bền dùng làm
những vật liệu chịu kiềm, chịu axit, chịu mài mòn,
Teflon bền với nhiệt tới trên 3000C nên được dùng làm lớp che phủ chống bám dính cho
xoong, chảo, thùng chứa.
Các dẫn xuất halogen của etilen, của butađien được dùng làm monome để tổng hợp các
polime quan trọng. Thí dụ CH2=CHCl tổng hợp ra PVC dùng chế tạo một số loại ống
dẫn, vải giả da, , CF2=CF2 tổng hợp ra teflon, một polime siêu bền dùng làm những vật
liệu chịu kiềm, chịu axit, chịu mài mòn,
Teflon bền với nhiệt tới trên 3000C nên được dùng làm lớp che phủ chống bám dính cho
xoong, chảo, thùng chứa.
c. Các ứng dụng khác
-Dẫn xuất halogen thường là những hợp chất có hoạt tính sinh học rất đa dạng. Thí
-dụ CHCl3,ClBrCH−CF3 được dùng làm chất gây mê trong phẫu thuật.
Nhiều dẫn xuất polihalogen có tác dụng diệt sâu bọ trước đây được dùng
nhiều trong công nghiệp, như C6H6Cl6, nhưng chúng cũng gây tác hại lâu dài đối
với môi trường nên ngày nay đã không được sử dụng nữa.
Rất nhiều chất phòng trừ dịch hại, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng thực vật có chứa
halogen (thường là clo) hiện nay vẫn đang sử dụng và mang những lợi ích trong sản xuất

nông nghiệp.
CFCl
3
và CF
2
Cl
2.
trước đây được dùng phổ biến trong các máy lạnh, hộp xịt ngày nay
đang bị cấm sử dụng, do chúng gây tác hại cho tần ozon.
2.HỢP CHẤT HIDROXY
2.1.ANCOL
Page 14
2.1.1 Khái niệm
-Ancol là những hợp chất có nhóm hidroxy lien kết với nguyên tử cacbon no
-Phân loại ancol:
+Theo cấu trúc
Có các loại ancol mạch thẳng và ancol mạch nhánh, vòng
+Theo liên kết cácbon
•Có các loại ancol no và ancol không no
Ví dụ: CH
3
-CH
2
-OH là ancol no và CH
2
=CH-CH
2
-OH là ancol không no.
Theo chức ancol
•Có ancol đơn chức và ancol đa chức

Ví dụ: CH
3
-CH
2
-OH (êtanol) là ancol một lần ancol còn OH-CH
2
-CH
2
-OH (êtilen
glycol) là ancol hai lần ancol.
2.2.2. Ứng dụng
a) Ứng dụng của etanol
Etanol là ancol được sử dụng nhiều nhất.
* Etanol được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất khác như đietyl ete, axit
axetic, etyl axetat,
* Một phần lớn etanol được dùng làm dung môi đẻ pha chế vecni, dược phẩm, nước
hoa,
* Etanol còn được dùng làm nhiên liệu: dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm, dùng
thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
* Điều chế các loại rượu uống nói riêng hoặc các đồ uống có etanol nói chung, người ta
chỉ dùng sản phẩm của quá trình lên men rượu các sản phẩm nông nghiệp như: gạo, ngô,
sắn, lúa mạch, quả nho, Trong một số trường hợp còn cần phải tinh tế loại bỏ các chất
Page 15
độc hại đối với cơ thể.Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khỏe.
b) Ứng dụng của metanol
* Ứng dụng chính của metanol là để sản xuất anđehit fomic (bằng cách oxi hóa nhẹ) và
axit axetic (bằng phản ứng với CO). Ngoài ra còn được dùng để tổng hợp các hóa chất
khác như metylamin, metyl clorua,
* Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa,
lượng lớn hơn có thể gây tử vong.

2.2.PHENOl
2.2.1 Khái niệm
Phenol là nhưng hợp chất có nhóm hidro xy (-OH) gắn trực tiếp vào vong thơm cacbon.
2.2.2 Ứng dụng
-Phần lớn phenol được dùng để sản xuất poliphenolfomanđehit (dùng làm chất dẻo, chất
kết dính).
-Phenol được dùng để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6 -
trinitrophenol), chất kích thích sinh trưởng thực vật, chất diệt cỏ 2,4−D (axit 2,4-
điclophenoxiaxetic), chất diệt nấm mốc (nitrophenol), chất trừ sâu bọ,
Ứng dụng của một số dẫn xuất chúa clo của phenol: pentaclổphenol,sử dụng rộng rãi như
chất bro quản gỗ, được điều chế từ phản ứng của phenol với lượng dư thừa Cl
2,
hẽaclổphen là tác nhân khử trùng trong bệnh viện được điều chế từ 2,4,5-tri- clorophenol
3.HỢP CHẤT CACBONNYL
3.1 ANDEHIT
Page 16
3.1.1 Khái niệm
Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm CH=O liên kết trực tiếp với
nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
Nhóm −CH=O là nhóm chức của anđehit, nó đựoc gọi là nhóm cacbanđehit.
Thí dụ: HCH=O (fomanđehit), CH
3
CH=O (axetanđehit),…
3.1.2. Ứng dụng
a) Fomanđehit
Fomanđehit được dùng chủ yếu để sản xuất poliphenolfomanđehit (làm chất dẻo) và còn
được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm.
Dung dịch 37−40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng
để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,
b) Axetanđehit

Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.
3.2 XETON
3.2.1 Khái niệm
Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C=O liên kết trực tiếp với hai
nguyên tử cacbon. Thí dụ:
3.2.2. Ứng dụng
Axeton có khả năng hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ và cũng dễ dàng được giải phóng ra
khỏi các dung dịch đó (do nhiệt độ sôi thấp) nên được dùng làm dung môi trong sản xuất
nhiều loại hóa chất, kể cả polime.
Axeton còn dùng làm chất dầu để tổng hợp ra nhiều chất hữu cơ quan trọng khác như
clorofom, iodofom, bisphenol - A,
Page 17
4.AXIT CACBONXYLIC
4.1 Khái niệm
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl
(−COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro).
Nhóm được gọi là nhóm cacboxyl, viết gọn là −COOH.
4.2. Ứng dụng
a) Axit axetic
Axit axetic được dùng để điều chế những chất có ứng dụng quan trọng như: axit cloaxetic
(dùng tổng hợp chất diệt cỏ 2,4−D; 2,4,5−T ), muối axetat của nhôm, crom, sắt (dùng
làm chất cầm màu khi nhuộm vải, sợi), một số este (làm dược liệu, hương liệu, dung
môi, ), xenlulozơ axetat (chế tơ axetat).
b) Các axit khác
Các axit béo như axit panmitic (C15H31COOH), axit stearic (C17H35COOH), được
dùng để chế xà phòng. Axit benzoic được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, nông
dược, Axit salixylic dùng để chế thuốc cảm, thuốc xoa bóp, giảm đau,
Các axit đicacboxylic (như axit ađipic, axit phtalic, ) được dùng trong sản xuất poliamit,
polieste để chế tơ sợi tổng hợp.
5.AMIN

5.1 Khái niệm
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc
hiđrocacbon ta được amin
Thí dụ:
CH
3
−NH
2
; CH
3
−NH−CH
3
; CH
3
−NCH
3
|; CH
2
=CH−CH
2
−CH
2
NH
2
; C
6
H
5
NH
2

Page 18
5.2Ứng dụng
Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng
để tổng hợp polime.
Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm (phẩm azo, đen
anilin, ), polime (nhựa anilin-fomanđehit, ), dược phẩm (streptoxit,
sunfaguaniđin, )
6.AMINOAXIT
6.1 Khái niệm
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm
amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Thí dụ:
6.2 Ứng dụng
Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α -amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein
của cơ thể sống.
- Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit
glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt); axit glutamic là thuốc hỗ
trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
- Axit 6-aminohexanoic và axit 7-aminoheptanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6
và nilon
7.GLUCOZO
Page 19
7.1 khái niệm
Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 1460C (dạng α) và 1500C
(dạng β), dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Glucozơ có
trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, và nhất là trong quả chín. Đặc biệt
glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Trong mật ong có nhiều
glucozơ (khoảng 30%). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu
người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (nồng độ khoảng 0,1%).
-Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
7.2. Ứng dụng

Glucozơ là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già.
Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực, trong công nghiệp, glucozơ được
dùng để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ancol
etylic từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và xenlulozơ.
Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 1850C.
Saccarozơ có trong nhiều loại thực vật và là thành phần chủ yếu của đường mía (từ cây
mía); đường củ cải (từ củ cải đường); đường thốt nốt (từ cụm hoa thốt nốt).
Ở nước ta, đường mía được sản xuất dưới nhiều dạng thương phẩm khác nhau: đường
phèn là đường mía kết tinh ở nhiệt độ thường (khoảng 300C) dưới dạng tinh thể lớn.
Đường cát là đường mía kết ting có lẫn tạp chất màu vàng. Đường phên là đường mía
được ép thành phên, còn chứa nhiều tạp chất, có màu nâu sẫm. Đường kính chính là
saccarozơ ở dạng tinh thể nhỏ.
Page 20
gốc α-glucozơ gốc β-fructozơ
8.SACCAROZO
8.1. Ứng dụng
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất công nghiệp thực
phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế
thuốc.
8.2. Sản xuất đường saccarozơ
Sản xuất đường từ cây mía qua một số công đoạn chính thể hiện ở sơ đồ dưới đây
Page 21

×