Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 114 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



LÊ HẢI SƠN


ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI BƢỚM NGÀY
(LEPIDOPTERA: PAPILIONOIDEA)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ ĐÙNG
TỈNH ĐĂK NÔNG.




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC







Thành phố Hồ Chí Minh - 2011




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



LÊ HẢI SƠN


ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI BƢỚM NGÀY
(LEPIDOPTERA: PAPILIONOIDEA)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ ĐÙNG
TỈNH ĐĂK NÔNG.


Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG ĐỨC HUY



Thành phố Hồ Chí Minh - 2011



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn tất đề tài này không thể không nói lời cảm ơn chân thành nhất đến
những tập thể và cá nhân sau vì nếu không có họ thì đề tài này chắc hẳn sẽ không
đƣợc hoàn thành nhƣ ngày hôm nay.
Trƣớc tiên, xin gửi tới TS. Hoàng Đức Huy, Phó Trƣởng Khoa Sinh Trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất. TS.
Hoàng Đức Huy đã luôn động viên, khích lệ và hƣớng dẫn tôi tận tình trong suốt
quá trình thực địa, trình bày luận văn. Thầy Huy cũng luôn cung cấp và cập nhật
cho tôi các kiến thức và tài liệu mới trong lĩnh vực nghiên cứu.
Ngoài ra, cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Khu bảo tồn thiên
nhiên (KBTTN) Tà Đùng – Tỉnh Đăk Nông đặc biệt là anh Lê Quang Dần (Giám
đốc Khu bảo tồn) và anh Nguyễn Xuân Thủy đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kỹ
thuật KBTTN Tà Đùng các anh Ngọc, anh Lƣơng đã cung cấp và hƣớng dẫn sử
dụng và thiết lập bản đồ khu bảo tồn trên Mapinfo.
Trong quá trình thực địa, xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí là cán bộ trạm
kiểm lâm của KBTTN Tà Đùng: anh K’ Chung (cán bộ kiểm lâm trạm II khu vực
ĐakSom, ĐakPlao), anh Trần Quang Vinh (trạm IV – trạm Phi Liêng) và các đồng
chí khác đã hƣớng dẫn trong quá trình thực địa tại Tà Đùng từ tháng VII/2010 đến
tháng VI/2011.
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Mai Phú Quý – Thƣ ký thƣờng trực hội côn
trùng Việt Nam, TS. côn trùng Vũ Văn Liên – Bảo tàng tự nhiên Quốc gia, NCS
Đậu Quang Vinh – ĐH Vinh đã đóng góp ý kiến và cung cấp tài liệu để đề tài thực
hiện đƣợc tốt hơn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ, giảng viên
khoa sinh Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Hoài Bão
đã góp ý cho đề tài, hƣớng dẫn sử dụng phần mềm EstimateS và xử lý số liệu thống
kê sinh học.



MỤC LỤC

DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH LỤC BẢNG BIỂU iii
DANH LỤC HÌNH ẢNH v
TÓM TẮT vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN 3
I- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG KHU VỰC 3
1. Nghiên cứu về đa dạng loài 3
2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái 3
II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 4
1. Nghiên cứu đa dạng bƣớm 4
2. Nghiên cứu về sinh thái bƣớm 5
3. Nghiên cứu bƣớm tại Tây Nguyên 8
4. Nhận xét chung 8
III- ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 9
1. Vị trí địa lý 9
2. Địa hình và thổ nhƣỡng 10
3. Khí hậu 11
4. Thảm thực vật 11
CHƢƠNG II – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
I. THỜI GIAN – VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 13
1. Thời gian nghiên cứu 13
2. Vật liệu nghiên cứu 13
I- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14


1. Phƣơng pháp nghiên cứu chung 14

2. Xử lý số liệu 15
3. Nghiên cứu đa dạng thành phần loài 15
4. Nghiên cứu sinh thái bƣớm 19
5. Xử lý, bảo quản và định loại mẫu 21
CHƢƠNG III –KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
I- MÔ TẢ TUYẾN KHẢO SÁT 22
1. Nam So Ni (S1) 22
2. Trạm I Tà Đùng (S2) 22
3. Đỉnh Xá Xị (S3) 23
4. Suối lớn ĐakPlao (S4) 24
5. Quốc Lộ (QL) 28 cũ (S5) 25
6. Làng Mông (S6) 25
7. Khu du lịch Phƣơng Nam (S7) 26
8. Trạm IV Tà Đùng (S8) 27
9. Suối lớn – Nhánh suối Đăk G’Lây (S9) 27
10. Tuyến Bà Sung (S10) 28
II- ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI 28
1. Thành phần loài và độ thƣờng gặp 28
2. Loài đặc trƣng tại Tà Đùng 32
3. Ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife 38
4. Chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis 41
III- NGHIÊN CỨU SINH THÁI BƢỚM 43
1. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh 43
2. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo độ cao 45


3. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh và độ cao 46
4. Tác động của con ngƣời đến biến động quần thể bƣớm 50
5. Ảnh hƣởng thời gian trong ngày đến tập tính sinh thái bƣớm 53
6. Ảnh hƣởng điều kiện khí hậu đến đa dạng thành phần loài bƣớm 55

CHƢƠNG IV – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 61
I- KẾT LUẬN 61
1. Đa dạng thành phần loài 61
2. Đặc điểm sinh thái 61
II- KIẾN NGHỊ 62
1. Công tác quản lý và bảo tồn 62
2. Các nghiên cứu trong tƣơng lai 62
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
I. TIẾNG VIỆT 64
II. TIẾNG ANH 69
III. WEBSITE 71
PHỤ LỤC i
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH xxviii


i

DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
VQG Vƣờn Quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
IUCN International Union for the Conservation of Nature (Tổ chức
bảo tồn thiên nhiên)
CITES Convention on International Trade in Endangered Species of
wild fauna and flora (Công ƣớc về buôn bán Quốc tế những
loài động thực vật hoang dã nguy cấp)
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
EN (Endanged) Loài đang nguy cấp

T (Threatened) Loài bị đe dọa
VU (Vulnerable) Loài sẽ nguy cấp
S
1,2,3…
Ký hiệu các tuyến thu mẫu KBTTN Tà Đùng
sp. Loài chƣa xác định
spp. Các loài thuộc giống
cs. Cộng sự
TS Tần số bắt gặp
ĐTG Độ thƣờng gặp
TB Trung bình
RTN Rừng tự nhiên
RTĐ Rừng tác động
NN Đất hoạt động nông nghiệp
TC Trảng cỏ
C Độ cao trên 800m
T Độ cao dƣới 800m
Pap, Nym, Pie Họ Papilionidae, Nymphalidae, Pieridae
Dan, Sat, Ama Họ Danaidae, Satyridae, Amathusiidae
ii

Rio, Lib, Lyca Họ Riodinidae, Libytheidae, Lycaenidae
BD-NB Vƣờn Quốc gia Bidoup Núi Bà
CT Vƣờn Quốc gia Cát Tiên
BGM Vƣờn Quốc gia Bù Gia Mập
TK Khu bảo tồn thiên nhiên Tàkóu

iii

DANH LỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Diện tích sử dụng đất KBTTN Tà Đùng 11
Bảng 2.1. Phân bố thời gian thực địa tại Tà Đùng 13
Bảng 2.2. Phân bố các tuyến điều tra tại KBTTN Tà Đùng 15
Bảng 3.1. Số loài và độ thƣờng gặp tại Tà Đùng 29
Bảng 3.2. So sánh danh lục Tà Đùng năm 2010 và 2000 32
Bảng 3.3. Ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife 40
Bảng 3.4. Số loài bƣớm giữa các khu vực 41
Bảng 3.5. Chỉ số Bray – Curtis giữa Tà Đùng và một số khu vực khác 42
Bảng 3.6. Thành phần loài theo sinh cảnh 43
Bảng 3.7. Tần số xuất hiện loài và kết quả thống kê ANOVA 44
Bảng 3.8. Thành phần loài theo độ cao 45
Bảng 3.9. Tần số xuất hiện và ANOVA theo độ cao 45
Bảng 3.10. Đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao 46
Bảng 3.11. Tần số xuất hiện và kết quả thống kê ANOVA 47
Bảng 3.12. Tỷ lệ % các nhóm bƣớm theo sinh cảnh và độ cao 48
Bảng 3.13. Chỉ số Bray-Curtis giữa sinh cảnh và độ cao 49
Bảng 3.14. Đa dạng thành phần loài ghi nhận tháng III và VI/2011 51
Bảng 3.15. Tần số xuất hiện loài thời điểm tháng III và VI/2011 52
Bảng 3.16. Tần số bắt gặp và kết quả F-test 52
Bảng 3.17. Phân bố thành phần loài theo giờ trong ngày 53
Bảng 3.18. Tần số xuất hiện loài theo giờ trong ngày 54
Bảng 3.19. Kết quả ANOVA về tần số xuất hiện theo thời gian 54
Bảng 3.20. Phân bố thành phần loài theo các tháng trong năm 56
Bảng 3.21. Tần số xuất hiện theo mùa và kết quả ANOVA 57
Bảng 3.22. Tƣơng quan tần số xuất hiện và lƣợng mƣa 58
Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra côn trùng i
Phụ lục 2. Thành phần loài và độ thƣờng gặp ii
iv


Phụ lục 3. Tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh và độ cao xi
Phụ lục 4. Tần số xuất hiện trong ngày xii
Phụ lục 5. Tần suất xuất hiện loài theo mùa (số loài/giờ) xiii
Phụ lục 6. Thành phần loài tại các khu vực xiv

v

DANH LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Bản đồ vị trí Tà Đùng tại Đăk Nông 10
Hình 2.1. Bản đồ KBTTN Tà Đùng 17
Hình 3.1. Tuyến Nam So Ni 22
Hình 3.2. Tuyến trạm I Tà Đùng 23
Hình 3.3. Tuyến Xá Xị 24
Hình 3.4. Tuyến suối lớn ĐakPlao 24
Hình 3.5. Tuyến Quốc lộ 28 cũ 25
Hình 3.6. Tuyến Làng Mông 26
Hình 3.7. Tuyến khu du lịch Phƣơng Nam 26
Hình 3.8. Tuyến trạm IV Tà Đùng 27
Hình 3.9. Tuyến suối lớn 27
Hình 3.10. Tuyến Bà Sung 28
Hình 3.11. Loài bƣớm trong danh lục đỏ Việt Nam 33
Hình 3.12. Một số loài đơn độc tại tuyến Nam So Ni 34
Hình 3.13. Loài đơn độc tại trạm I Tà Đùng và đỉnh xá xị 34
Hình 3.14. Loài đơn độc tuyến Suối lớn ĐakPlao 35
Hình 3.15. Một số loài đơn độc tuyến QL 28 cũ 35
Hình 3.16. Loài đơn độc tại Trạm IV Tà Đùng và Suối lớn 36
Hình 3.17. Loài phổ biến tại Tà Đùng 37
Hình 3.18. Loài bắt gặp trên các tuyến khảo sát tại Tà Đùng 38
Hình 3.19. Suối lớn Phi Liêng III/2011 51

Hình 3.20. Suối lớn Phi Liêng VI/2011 51
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ các họ bƣớm tại Tà Đùng 29
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các nhóm phổ biến tại Tà Đùng 30
Biểu đồ 3.3. Đƣờng cong phát hiện loài 39
Biểu đồ 3.4. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo thời gian 54
Biểu đồ 3.5. Tƣơng quan tần số xuất hiện loài với tổng lƣợng mƣa 59
vi

TÓM TẮT

Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng VII/2010 đến VI/2011 ở 04 sinh cảnh
khác nhau từ rừng tự nhiên cho đến đất hoạt động nông nghiệp với 02 độ cao trên
và dƣới 800m tại KBTTN Tà Đùng. Kết quả đã ghi nhận và định danh đƣợc 179
loài trong 09 họ bƣớm (Rhopalocera: Papilionoidea) bao gồm: 25 loài thuộc họ
Papilionidae, 62 loài Nymphalidae, 28 loài Pieridae, 12 loài Danaidae, 20 loài
Satyridae, 01 loài Libytheidae, 05 loài Riodinidae, 04 loài Amathusiidae và 22 loài
Lycaenidae. Kết quả đã ƣớc lƣợng 207 – 223 loài bƣớm có thể xuất hiện tại
KBTTN Tà Đùng. Ngoài ra, đề tài đã bổ sung thêm 141 loài cho khu hệ bƣớm Tà
Đùng và ghi nhận loài Troides helena cerberus trong danh lục SĐVN 2007 (sẽ nguy
cấp VU).
Đánh giá ảnh hƣởng sinh cảnh và độ cao đến biến động quần thể bƣớm cho
thấy tần số xuất hiện loài cao nhất tại rừng tự nhiên và giảm dần cho đến đất hoạt
động nông nghiệp có tần số xuất hiện loài thấp nhất. Qua kết quả thống kê độ cao
không ảnh hƣởng đến tần số xuất hiện loài. Chỉ số tƣơng đồng cho thấy các sinh
cảnh gần nhau có thành phần loài giống nhau hơn và ngƣợc lại. Tần số xuất hiện
loài theo sinh cảnh của 04 họ Papilionidae, Nymphalidae, Pieridae và Danaidae cho
thấy đây là các nhóm phổ biến có thể bắt gặp ở tất cả các sinh cảnh tại khu vực
nghiên cứu. Các loài họ Amathusiidae có thể đƣợc xem là nhóm chỉ thị cho sinh
cảnh rừng tự nhiên hoặc ít bị tác động.
Thời gian hoạt động của bƣớm cao nhất trong ngày từ 10 giờ sáng đến 01 giờ

chiều. Vào các thời điểm này ghi nhận đƣợc tần số bắt gặp loài và số loài xuất hiện
cao hơn so với các thời điểm khác. Khảo sát biến động quần thể theo mùa cho thấy
yếu tố lƣợng mƣa ảnh hƣởng đến tần số xuất hiện của bƣớm, vào các thời điểm giao
mùa trong năm có sự gia tăng tần số xuất hiện loài.
Nhƣ vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố thành phần loài và tần
số xuất hiện không phụ thuộc vào độ cao mà chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi các sinh
cảnh khác nhau. Thời điểm bƣớm xuất hiện cao trong ngày từ 10:00 – 13:00 và tần
vii

số xuất hiện chịu tác động bởi sự thay đổi mùa trong năm. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu biến động theo mùa cần phải có thời gian dài để có các đánh giá chi tiết hơn.

Biodiversity and some ecological characteristics of Butterflies
(Lepidoptera: Papilionoidea) at Ta Dung Natural Reserve – DakNong Province
ABSTRACT

The research took place July 2010 to June 2011 about four different habitats
from natural forest to agricultural land with 02 different altitudes above and below
800m at Ta Dung Nature Reserve. The result identified 179 species of butterflies in
09 families (Rhopalocera: Papilionoidea) including: Papilionidae (25 species),
Nymphalidae (62 species), Pieridae (28 species), Danaidae (12 species), Satyridae
(20 species), Libytheidae (01 species), Riodinidae (05 species), Amathusiidae (04
species) and Lycaenidae (22 species). The results of research estimated that the
butterflies of Ta Dung will have from 207 to 223 species. Beside that the research
also added more 141 species of butterflies for the Ta Dung butterfly fauna and
recorded one species which was Troides helena cerberus in the Red data book of
Vietnam 2007 (Level Vulnerable VU).
To evaluate the effects of habitats and heights to the fluctuations of butterfly
populations shows that the frequency of butterflies has the highest species in natural
forest and declining until the lowest species in agriculturalland. However, in the

result of statistical calculations, the altitude does not affect the frequency of
butterflies. The Bray-Curtis index showed that the same habitats have a closer
species and vice versa. Through the frequency of the habitat, they also found 04
families include Papilionidae, Nymphalidae, Pieridae and Danaidae, are the popular
butterfliesand caught in all habitats in the study area. The butterflies in
Amathusiidae family can be considered as the indicator species for natural forest or
little affected habitat.
viii

The highest activities of butterflies are from 10am to 01pm. At these times,
the research recorded that both of the frequency of discovered species and number
of species appearing are higher than at other times. The survey shows that butterfly
populations fluctuate seasonally, and seasonal factors affect the frequency of the
butterflies and at the time of the change of season, the frequency of species is
increasing.
Thus, the result shows that the distribution of butterfly species composition
and frequency of species appearing are independent of the altitude but are directly
influenced by the different habitats. Butterflies appear highly from 10:00 to 13:00 in
the daytime and frequency of butterflies is influenced by seasonal fluctuations in the
year. However, the study of seasonal fluctuations need longer time to evaluate the
better accuracy and detail.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tà Đùng là dãy núi cao, với đỉnh cao nhất
1.982m, nằm giữa Cao Nguyên Đắk Nông và Cao Nguyên Di Linh, thuộc vùng địa lý sinh
học Nam Trung Bộ (nằm cùng khu vực với các vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin, Bidoup –

Núi Bà), là điểm giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên với khu
vực miền Đông Nam Bộ.
Khu vực Tà Đùng nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế và đảm bảo an
ninh môi trƣờng cho khu vực Nam Tây Nguyên. Kết quả đều tra của viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật ghi nhận (năm 2000) cho thấy Tà Đùng là một khu vực có tính đa dạng
sinh học cao. Ngoài ra, đây còn là rừng đầu nguồn xung yếu của hệ thống sông Đồng
Nai, góp phần vào việc điều tiết nƣớc cho Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Đồng
Nai là những vùng kinh tế lớn tại Miền Nam Việt Nam.
Tà Đùng với tiềm năng về đang dạng sinh học cũng nhƣ là khu vực giao thoa
về địa lý sinh học của khu vực Nam Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay ngoại trừ
kết quả điều tra của Viện sinh thái và Tài Nguyên sinh vật năm 2000 “Kết quả
nghiên cứu đa dạng thành phần loài tại Tà Đùng, thuộc tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng,
Việt Nam (1997 – 2000)”. Trong hơn 10 năm qua với nhiều thay đổi nhƣ việc tách
tỉnh Đăk Nông ra khỏi Đăk Lăk (01/2004) hay những biến động về dân cƣ, kinh tế,
xã hội, hoạt động nông nghiệp… hẳn sẽ có ảnh hƣởng đến đa dạng các nhóm loài
tại Tà Đùng nói chung và côn trùng bƣớm nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay Tà
Đùng vẫn chƣa đƣợc các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học quan tâm một cách
đúng mức.
Hiện nay, Tà Đùng đang triển khai dự án phát triển từ KBTTN thành Vƣờn
quốc gia (VQG) (đã trình lên UBND Tỉnh Đăk Nông). Vì vậy, nhu cầu đánh giá
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học về động, thực vật là điều cần thiết. Nắm đƣợc
nhu cầu đó, đề tài “Đa dạng thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái bướm
ngày (Lepidoptera: Papilionoidea) tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng – Tỉnh Đăk
Nông” đã đƣợc đề xuất với mục đích.
2

 Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho đánh giá tài nguyên đa dạng sinh
học côn trùng tại KBTTN Tà Đùng nói riêng và Nam Tây Nguyên nói chung.
 Đánh giá một cách khái quát về tiềm năng về đa dạng thành phần loài và đặc
điểm sinh thái bƣớm ngày tại KBTTN Tà Đùng phục vụ cho công tác giáo

dục bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.
3

CHƢƠNG I – TỔNG QUAN


I- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG KHU VỰC
1. Nghiên cứu về đa dạng loài
Trong khu vực, bƣớm đƣợc nghiên cứu khá kỹ, nhiều kết quả nghiên cứu về
thành phần loài đƣợc xuất bản nhƣ của Chou (1994) về bƣớm Trung Quốc [23];
Corbet và Pendlebury về Bƣớm Malaysia [49], D’Abrera (1982 – 1986) về bƣớm ở
khu vực Đông Phƣơng – Úc; Osada và cs. về Bƣớm Laos [57] và Bro Amnuay
Pinratana về Bƣớm Thailand [46].
2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái
Có nhiều nghiên cứu về sinh học và sinh thái bƣớm đƣợc công bố trong khu
vực. Trong đó các công trình có giá trị cho khoa học nhƣ việc xác định cây chủ,
vòng đời, tập tính và phân bố của bƣớm. Trong số các loài bƣớm, có nhiều loài quý,
hiếm trong danh lục của CITES và IUCN cũng đƣợc nghiên cứu. Những tài liệu này
giúp ích trong công tác bảo tồn nhân nuôi bƣớm (Igarashi 2001; Igarashi et Fukuda,
1997 – 2000; Koiwaya, 1996) [23].
Trong nhóm bƣớm ngày, họ bƣớm phƣợng (Papilionidae) đƣợc quan tâm
nhiều trong nghiên cứu về sinh học và bảo tồn. Đây là họ có nhiều loài quý, hiếm
đang trong tình trạng đe dọa. Họ Papilionidae đƣợc các tổ chức bảo tồn Quốc tế
quan tâm và trong danh lục của CITES và IUCN có nhiều loài thuộc họ này (Collins
et Morris, 1985; Newet Collins, 1991).
Theo IUCN có gần 14% tổng số loài họ Papilionidae (78 loài) đang bị đe dọa
hoặc quần thể giảm sút mạnh. Ngoài ra, IUCN đã lập danh sách 97 loài cần đƣợc
nghiên cứu để đánh giá tình trạng bảo tồn (New et Collins, 1991) [23]. Việt Nam có
04 loài trong danh lục của CITES là Teinopalpus imperialis, Teinopalpus aureus,
Troides helena và Troides aeacus. 02 loài thuộc giống Teinopalpus có trong danh

lục của IUCN, với Teinopalpus imperialis là loài hiếm và Teinopalpus aureus là
loài thiếu thông tin.
4

Gần đây, việc nghiên cứu định lƣợng bƣớm đã đƣợc sử dụng nhiều. Vì vậy,
các chỉ số sinh học đƣợc đƣa ra để nghiên cứu bƣớm. Các chỉ số sử dụng đơn giản
nhƣ chỉ số đa dạng Shannon Weaver (H’), Simpson, chỉ số tƣơng đồng Sorensen
hay Bray-Curtis…. Các phần mềm đƣợc sử dụng phổ biến để phân tích số liệu nhƣ
Excel, EstimateS, Primer, SPSS, CANOCA…
II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
1. Nghiên cứu đa dạng bướm
Bƣớm Việt Nam đã đƣợc nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Trong đó, công trình nghiên cứu đầu tiên là cuốn “Côn trùng Đông Dương”
(Dobois er Vitalis, 1919) với danh lục 611 loài (trong 7 họ) của nhóm tác giả Vitalis
De Salvaza, đây là danh lục bƣớm đầu tiên của các Quốc gia vùng Đông Dƣơng
(Việt Nam, Lào, Campuchia). Đến năm 1957 Metaye đã xác định danh lục 454 loài
bƣớm ở Việt Nam [23].
Từ những năm 1990 của thế kỷ XX cho đến nay, đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về bƣớm đƣợc tiến hành. Khảo sát về bƣớm đƣợc thực hiện ở các VQG,
KBTTN, rừng đặc dụng….
Các công trình nghiên cứu về bƣớm tiến hành ở các VQG nhƣ: Ba Bể, Bắc
Cạn [9]; Phú Quốc - Kiên Giang [29]; Bạch Mã – Thừa Thiên Huế [33]; Cúc
Phƣơng – Ninh Bình [12][14][18]; Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình [8]; Núi
Chúa – Ninh Thuận [39].
Các công trình nghiên cứu về bƣớm ở các KBTTN nhƣ: Hang Kia - Pà
Cò [9]; Tàkóu – Bình Thuận [11]; Ngọc Linh – Kon Tum [31]; Hòn Bà – Khánh
Hoà [22]; Bình Châu – Phƣớc Bửu [25].
Các ấn phẩm dƣới dạng sách có kèm theo ảnh minh hoạ về bƣớm ở từng
VQG hay toàn bộ Việt Nam với một số công trình nhƣ: Các loài bƣớm phổ biến ở
Việt Nam [1]; Các loài bƣớm họ Satyridae [44]. Danh lục các loài bƣớm Việt

Nam [43] với 994 loài, đây đƣợc xem là danh lục có nhiều loài bƣớm nhất ở Việt
Nam cho đến thời điểm hiện nay; Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bƣớm ở Việt
Nam [27]; Các loài bƣớm ngày Phú Quốc [26].
5

2. Nghiên cứu về sinh thái bướm
Các công trình nghiên cứu bƣớm tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào điều tra
cơ bản với việc xây dựng danh lục thành phần loài. Nghiên cứu về sinh thái bƣớm
còn hạn chế chủ yếu tập trung ở các đề tài thạc sỹ, tiến sỹ sinh học hay của một số
các chuyên gia trong và ngoài nƣớc đến từ Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga và Viện
sinh thái và tài nguyên Sinh vật.
Tạ Huy Thịnh và Hoàng Vũ Trụ [37], đã sử dụng chỉ số tƣơng đồng để so
sánh thành phần loài bƣớm giữa một số VQG và KBTTN của Việt Nam. Các tác giả
đã xác định yếu tố địa lý, khí hậu là yếu tố quyết định và độ cao là yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến sự tƣơng đồng về thành phần loài bƣớm giữa các khu vực.
Tạ Huy Thịnh và cộng sự (cs.) [38] với kết quả điều tra côn trùng (gồm cả
bƣớm) dọc theo các tuyến đƣờng cao tốc dự kiến Hà Nội – Thái Nguyên đã xác
định các chỉ số đa dạng côn trùng thấp và có xu hƣớng tăng theo hƣớng từ Hà Nội
tới Thái Nguyên.
Vũ Văn Liên và Đặng Thị Đáp [18] nghiên cứu bƣớm ở VQG Cúc Phƣơng
xác định rừng nguyên sinh có số loài ít nhất, rừng thứ sinh có số loài nhiều nhất. Vũ
Văn Liên và Vũ Quang Côn [24], Vu Van Lien and Decheng Yuan [53] nghiên cứu
bƣớm ở các loại sinh cảnh khác nhau. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về đa dạng
bƣớm ở các loại sinh cảnh có thảm thực vật khác nhau. Tính đa dạng bƣớm cao nhất
ở các sinh cảnh chuyển tiếp, thấp ở các sinh cảnh rừng.
Vũ Văn Liên [20][21] nghiên cứu ảnh hƣởng của các điều kiện sinh thái đến
02 loài Ragadia crisilda (Satyridae) và Teinopalpus aureus (Papilionidae), đã xác
định các tác động rừng ảnh hƣớng đến sự phong phú của loài bƣớm. Rừng bị tác
động càng mạnh, sự phong phú của loài giảm càng mạnh. Có nghĩa là sự phong phú
của loài có quan hệ nghịch với cƣờng độ tác động đến sinh cảnh.

Việc nghiên cứu biến động bƣớm theo mùa ở Việt Nam cũng đã đƣợc đề cập
đến. Monastyrskii (2002) nghiên cứu biến động về thành phần loài bƣớm một số
VQG ở Việt Nam là Ba Bể, Hoàng Liên và Cát Tiên. Tác giả chỉ ra có hai đỉnh cao
về loài, trong đó đỉnh cao thứ nhất của hai VQG rơi vào tháng IV và tháng V và một
6

VQG khác rơi vào tháng VI; đỉnh thứ hai của hai VQG vào tháng XII và một VQG
khác vào tháng X. Theo quy luật chung mà các nhà côn trùng nhận thấy là ở Miền
Bắc Việt Nam, bƣớm thƣờng phong phú nhất vào tháng V và tháng X. Nhƣ vậy,
nếu ở Ba Bể hay Hoàng Liên có thành phần loài bƣớm cao rơi vào tháng XII là khó
có thể xảy ra. Một nghiên cứu khác về bƣớm ở Mê Linh, Vĩnh Phúc xác định thành
phần loài cao nhất vào tháng V và tháng X [13].
Nhóm tác giả Vũ Văn Liên, Vũ Quang Côn [24] nghiên cứu tại VQG Tam
Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận đặc điểm sinh học (Sâu non, cây chủ, vòng đời)
của 10 loài bƣớm, trong đó có 9 loài lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu đặc điểm sinh
học tại Việt Nam là: T.aeacus, T. helena, G.chironides, C.slateri, P.dialis, P.
polytes (Papilionidae), D.pasithoe (Pieridae), D. chrysippus (Danaidae) và C.biblis
(Nymphalidae). Kết quả cũng đã phát hiện thức ăn của loài bƣớm có trong danh lục
của CITES (T. aeacus và T. helena) là cây chủ Aristolochia balansae
(Aristolochiaceae). Ngoài ra, nhóm còn ghi nhận mới các loài cây chủ của một số
loài bƣớm khác là Fraxinus chinensis, Passiflora jugorum, Litsea cubeba và
Michelia champaca.
Vũ Văn Liên [54] đánh giá sự tƣơng đồng của các quần xã bƣớm ở năm sinh
cảnh khác nhau từ rừng tự nhiên đến đất nông nghiệp tại vùng núi cao VQG Tam
Đảo, Việt Nam từ năm 2002 – 2004. Đối với mỗi môi trƣờng sống đƣợc nghiên cứu
từng loài và số lƣợng cá thể xuất hiện để đánh giá về độ giàu loài, độ tƣơng đồng và
tính toán chỉ số đa dạng của các quần xã bƣớm. Kết quả đã chỉ ra đƣợc độ giàu loài
và phong phú của quần xã bƣớm thấp ở rừng tự nhiên kín và cao hơn ở rừng bị tác
động, cao nhất ở bìa rừng, thấp trong môi trƣờng cây bụi và thấp nhất ở vùng hoạt
động nông nghiệp. Các chỉ số về độ giàu loài, độ tƣơng đồng và đa dạng của các

quần xã bƣớm thấp ở khu vực hoạt động nông nghiệp và rừng tự nhiên kín nhƣng
lại cao ở bìa rừng và sinh cảnh cây bụi. Các họ Satyridae và Amathusiidae có độ
giàu loài và phong phú cao trong sinh cảnh rừng tự nhiên kín và giảm dần theo sinh
cảnh.
7

Vũ Văn Liên và Vũ Quang Côn [56] kết quả nghiên cứu sinh thái bƣớm tại
miền Nam Việt Nam. “Mô hình đa dạng các quần xã bướm (Lepidoptera:
Papilionoidea) ở các sinh cảnh khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới miền Nam Việt
Nam”. Kết quả đã đánh giá sự đa dạng của các quần xã bƣớm trong bốn loại sinh
cảnh khác nhau (rừng tự nhiên, rừng tác động, rừng tre nứa và sinh cảnh ven suối
trong rừng) thuộc VQG Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phƣớc. Nghiên cứu đƣợc tiến
hành từ tháng XII/2008 – IV/2009 trong tất cả các họ bƣớm thuộc tổng họ
Papilionoidea (ngoại trừ họ Lycaenidae). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ các loài
quý hiếm có xu hƣớng giảm từ rừng tự nhiên kín đến sinh cảnh ven suối. Trong khi
đó, tỷ lệ các loài phổ biến lại có xu hƣớng tăng từ rừng tự nhiên kín đến sinh cảnh
ven suối.
Công trình nghiên cứu sinh học, sinh thái bƣớm trong luận án Tiến sỹ sinh
học của Vũ Văn Liên [23], nghiên cứu về đa dạng thành phần, tập tính sinh thái
bƣớm tại VQG Tam Đảo. Tác giả đãsử dụng các chỉ số đa dạng sinh học nhƣ: chỉ số
tƣơng đồng Bray-Curtis, chỉ số đa dạng Shannon-Wiener, chỉ số đồng đều… và các
đặc điểm sinh học bƣớm nhƣ vòng đời của một số loài bƣớm quý, hiếm và các loài
làm chỉ thị.
Công trình thạc sỹ nghiên cứu về sinh học, sinh thái bƣớm nhƣ của Bùi Hữu
Mạnh [25], tác giả đã đƣa ra danh lục thành phần loài bƣớm của họ Nymphalidae tại
KBTTN Bình Châu – Phƣớc Bửu cũng nhƣ một số các nghiên cứu về tập tính sinh
thái bƣớm. Đây có thể đƣợc xem nhƣ là một trong những công trình nghiên cứu về
sinh thái bƣớm đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Năm 2011, tác giả Đặng Việt Đài
[11] về khu hệ bƣớm ngày (Lepidoptera: Papilionoidea) sự thay đổi thành phần loài
theo sinh cảnh và mùa tại KBTTN TàKóu, Bình Thuận. Tác giả đã tiến hành nghiên

cứu sự thay đổi và phân bố của thành phần loài bƣớm theo các mùa trong năm. Kết
quả đã điều tra đƣợc 144 loài bƣớm trong 09 họ. Trong đó ghi nhận loài T. gautama
(Danaidae) trong danh lục sách đỏ IUCN 2010. Kết quả cũng đã ghi nhận đƣợc
phân bố của thành phần loài bƣớm phụ thuộc vào sinh cảnh khác nhau, tuy nhiên độ
cao lại không ảnh hƣởng đến phân bố thành phần loài bƣớm. Về biến động quần thể
8

bƣớm theo mùa kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài bƣớm tăng lên vào giai
đoạn mùa mƣa, giảm vào mùa khô và tại mỗi sinh cảnh số lƣợng loài cũng tăng đột
biến vào thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong luận văn chủ yếu
dựa vào các số liệu so sánh theo từng chuyến khảo sát mà chƣa có những đánh giá
thống kê về các biến động quần thể bƣớm theo sinh cảnh cũng nhƣ theo mùa.
3. Nghiên cứu bướm tại Tây Nguyên
Tây Nguyên với nhiều VQG, KBTTN và rừng đặc dụng nhƣ VQG Bidoup
Núi Bà – Lâm Đồng, Chƣ Yang Sin – Đăk Lăk, Chƣ Mom Ray – Kon Tum, Kon
Ka Kinh – Gia Lai, Yok Đôn – Đăk Lăk; KBTTN Nam Nung, Tà Đùng – Đăk
Nông, Nam Ka – Đăk Lăk…Vì vậy, đây là khu vực có tiềm năng lớn về đa dạng
sinh học. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về động, thực vật vẫn còn khá khiêm
tốn so với tiềm năng sẵn có của mình.
Trong các khu vực đƣợc nghiên cứu nhiều ở Tây Nguyên phải kể đến là
VQG Bidoup – Núi Bà. Tuy nhiên, các công trình đƣợc công bố đặc biệt là nghiên
cứu bƣớm lại không nhiều ngoại trừ kết quả của Bùi Xuân Phƣơng [30]. Khu vực
khác cũng chỉ có kết quả điều tra bƣớm nhƣ tại KBTTN Ngọc Linh – Kon
Tum [31].
KBTTN Tà Đùng từ trƣớc đến nay chỉ có báo cáo: “Kết quả nghiên cứu đa
dạng sinh học tại Tà Đùng, thuộc tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, Việt Nam” [16]. Đây
là kết quả của dự án xây dựng KBTTN Tà Đùng trong giai đoạn 1997 – 2000.Trong
kết quả nghiên cứu phần côn trùng bƣớm đã điều tra đƣợc 70 loài trong đó có: Họ
Papilionidae 10 loài, Nymphalidae 18 loài, Pieridae 9 loài, Satyridae 07 loài,
Lycaenidae 12 loài, Hesperidae 01 loài, Amathusiidae 01 loài, Danaidae 11 loài và

Riodinidae 01 loài. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đƣợc lƣu hành nội bộ tại KBTTN
Tà Đùng mà không đƣợc công bố rộng rãi.
4. Nhận xét chung
Nhìn chung việc nghiên cứu bƣớm trên thế giới đã đƣợc tiến hành trên nhiều
lĩnh vực từ điều tra thành phần loài, tập tính sinh học, đặc điểm sinh thái cho đến
khả năng sử dụng các nhóm bƣớm trong thực tế hay làm các loài chỉ thị sinh học…
9

Tại Việt Nam bƣớm đƣợc nghiên cứu chủ yếu vào việc lập danh sách thành
phần loài tại các VQG hay KBTTN. Các nghiên cứu về sinh thái, sinh học bƣớm
gần đây đƣợc quan tâm hơn tuy nhiên các kết quả này bắt gặp rải rác trong đề tài
luận án tiến sỹ hay luận văn thạc sỹ về sinh thái.
Khu vực Tây Nguyên có một tiềm năng về đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên
cho đến nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và còn ít các công trình nghiên cứu
bƣớm đƣợc công bố. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng thành phần loài và các đặc
điểm sinh thái bƣớm tại khu vực là điều cần thiết.
III- ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trƣớc năm 1995, khu vực Tà Đùng do lâm trƣờng Đăk Plao quản lý. Sau đó,
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đăk Nông đề xuất xây dựng một khu rừng cấm tại
xã Đăk Plao với diện tích 8.521 ha. Đề xuất này đƣợc UBND tỉnh Đăk Lăk ủng hộ.
Tháng X/1997, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành điều tra đa dạng
sinh học trong khu vực [16]. Theo các điều tra sau đó, kế hoạch đầu tƣ đã đƣợc
Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 2002. Kế hoạch đầu tƣ này đề xuất
thành lập KBTTN với diện tích 18.893 ha, với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
9.942 ha. Kế hoạch đầu tƣ và Ban quản lý đã đƣợc UBND tỉnh Đăk Lăk phê duyệt
thành lập tháng VIII/2002.
1. Vị trí địa lý
KBTTN Tà Đùng thuộc địa phận Huyện Đăk G’Long – Tỉnh Đăk Nông và
giáp ranh với huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Tọa độ địa lý:

12
o
47’ đến 12
o
57’ độ vĩ Bắc;
107
o
54’ đến 108
o
50’ độ kinh Đông.
Có ranh giới nhƣ sau:
 Phía Tây Bắc: xã Đak Plao và Quảng Khê, tỉnh Đăk Nông.
 Phía Đông Bắc: xã Phi Liêng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
 Phía Đông Nam: Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
10

 Phía Tây Nam: giáp sông Đồng Nai (xã Lộc Phú và Đinh Trang Thƣợng)
tỉnh Đăk Nông.
2. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình Tà Đùng khá phức tạp, bao gồm các đỉnh núi cao trên 900m đến
1982m (đỉnh Tà Đùng), sƣờn dốc và thung lũng hẹp. Độ cao trung bình từ 600m –
1000m so với mực nƣớc biển.
Điều kiện thổ nhƣỡng có các loại đất chính nguồn gốc từ đá bazan nhƣ: đất
đỏ trên đá mẹ bazan, đất feralit trên đá mẹ granit. Nhìn chung, đất ở Tà Đùng màu
mỡ và rất dễ bị xói mòn.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí Tà Đùng tại Đăk Nông
Nguồn: Phòng kỹ thuật KBTTN Tà Đùng
11


3. Khí hậu
Chƣa có nghiên cứu riêng cho khí hậu của Tà Đùng, nhƣng Đăk Nông đƣợc
xác định là có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm [7] với các đặc điểm sau:
 Tổng tích nhiệt trung bình năm: 8.400
o
C – 8.500
o
C
 Nhiệt độ bình quân năm: 22
o
C – 23,5
o
C
+ Cao trung bình 28
o
C, tuyệt đối 39,4
o
C
+ Thấp trung bình 19,8
o
C, tuyệt đối 7,4
o
C
 Ẩm độ bình quân trong năm: 82,4%
 Ẩm độ trung bình cao: 95,5%
 Ẩm độ trung bình thấp: 78,6%
 Lƣợng mƣa bình quân năm: 1.712mm
Mỗi năm có 2 mùa: Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 95% tổng lƣợng
mƣa cả năm. Mƣa lớn vào tháng 7, 8 và 9. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Thời điểm giao giữa 02 mùa là tháng IV và tháng XI trong năm.

4. Thảm thực vật
Thảm thực vật rừng Tà Đùng đƣợc chia thành các kiểu rừng chính và phụ
dƣới đây [16]:
Bảng 1.1. Diện tích sử dụng đất KBTTN Tà Đùng
TT
Kiểu thảm thực vật
Diện
tích
(ha)
%
1
Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp
7.159,7
37,9
2
Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác
712,0
3,8
3
Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nƣơng rẫy
544,5
2,9
4
Kiểu rừng thƣa cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp
464,2
2,5

×