Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ CÔNG KHANH
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG CANXI
TRONG HUYẾT THANH PHỤC VỤ CHẨN ĐOÁN
BỆNH CÒI XƢƠNG Ở TRẺ EM
Chuyên ngành: Ha phân tch
Mã số: 60.44.01.18
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Đức Lợi
Thái Nguyên – Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi tới TS. Vũ Đức Lợi lời biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất. Thầy là người đã trực tiếp giao đề tài và tận tình hướng dẫn trong
suốt quá trình thực hiện đề tài giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn trong Phòng
phân tích Viện Hóa Học –Viện KHCN Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn
BS,TS Nguyễn Gia Bình, Bệnh viện Quân đội 108, BS Phạm Anh Hoa, Bệnh
viện Nhi Trung ương, đã giúp đỡ nhiệt tình trong khâu lấy mẫu và bảo quản
mẫu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đơn vị cơ quan nơi tôi công tác đã tạo
điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn những người thân yêu nhất của tôi, đã luôn
động viên, cổ vũ để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Học viên
Hà Công Khanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết của nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Hà Công Khanh
XÁC NHẬN XÁC NHẬN
CỦA KHOA HÓA HỌC CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN
TS. Nguyễn Thị Hiền Lan PGS TS. Lê Hữu Thiềng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh các mục bảng ii
Danh mục các hình iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1.Khái niệm về còi xương[9] 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Triệu chứng của bệnh còi xương 3
1.1.3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương[9] 5
1.1.3.1. Thiếu ánh sáng mặt trời 5
1.1.3.2. Chế độ ăn uống của trẻ 7
1.1.3.3. Sữa mẹ 10
1.1.3.4. Tình trạng Vitamin D của người mẹ 11
1.1.3.5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12
1.1.3.6. Nhiễm sắc tố da 13
1.1.3.7. Bệnh nhiễm khuẩn 13
1.1.3.8. Yếu tố chủng tộc 14
1.1.3.9. Một số yếu tố khác 14
1.1.4. Tổng hợp kết qủa của thế giới nghiên cứu về bệnh còi xương[9] 16
1.2. Nguyên tố Canxi 19
1.2.1. Khái niệm hoá học 19
1.2.2. Nguồn lương thực và nhu cầu 20
1.2.3. Hàm lượng canxi trong cơ thể 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
1.2.4. Chu trình của Canxi 21
1.2.5. Vai trò của Canxi 22
1.2.6. Ảnh hưởng do thừa và thiếu Canxi 22
1.3. Các phương pháp phân tích Canxi 23
1.3.1. Phương pháp xác định Ca
2+
tự do 23
1.3.1.1. Phương pháp vi điện cực chọn lọc ion Ca
2+
23
1.3.1.2. Phương pháp phát quang sinh học 24
1.3.1.3. Phương pháp tác nhân tạo phức với quá trình hấp thụ hoặc
huỳnh quang phụ thuộc vào Ca
2+
24
1.3.2. Phương pháp xác định tổng Canxi 25
1.3.2.1. Phương pháp phổ electron và phổ mất năng lượng electron 25
1.3.2.2. Phương pháp phát xạ tia X bởi proton(PIXE) 26
1.3.2.3. Phương pháp dùng hiển vi điện tử ion 26
1.3.1.4.Phương pháp sắc kí lỏng 27
1.3.2.5. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử 27
1.4. Các phương pháp xử lý mẫu huyết thanh 28
1.4.1. Kỹ thuật vô cơ hoá khô 29
1.4.2. Kỹ thuật vô cơ hoá ướt ở áp suất khí quyển 30
1.4.3. Vô cơ hoá mẫu trong lò vi sóng áp suất cao 30
1.4.4. Kỹ thuật pha loãng và thay đổi thành phần nền 31
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu 35
2.3. Trang thiết bị và hoá chất 35
2.3.1. Trang thiết bị 35
2.3.2. Hoá chất và dụng cụ 35
2.3.2.1. Hóa chất 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
2.3.2.2. Dụng cụ 36
2.4. Phương pháp xử lý số liệu[10] 36
2.5. Phương pháp phổ hấp thụ AAS[5] 38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 43
3.1. Xây dựng quy trình phân tích Canxi 43
3.1.1. Khảo sát các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của Canxi 43
3.1.1.1. Lựa chọn kỹ thuật nguyên tử hóa 43
3.1.1.2. Khảo sát chọn bước sóng hấp thụ 43
3.1.1.3. Khảo sát khe đo 44
3.1.1.4. Khảo sát cường độ dòng đèn catot rỗng 45
3.1.2.Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến phép đo Canxi 47
3.1.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Natri 47
3.1.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Kali 48
3.1.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Magiê 49
3.1.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của photpho 51
3.1.2.5. Nghiên cứu loại trừ ảnh hưởng của photpho 52
3.1.3. Xây dựng đường chuẩn xác định Canxi trong huyết thanh 53
3.1.4. Đánh giá phương pháp phân tích 55
3.1.4.1. Giới hạn phát hiện của phương pháp 55
3.1.4.2. Độ chính xác của phương pháp 56
3.1.4.3. Độ lặp lại của phương pháp 56
3.3. Kết quả nghiên cứu 57
3.3.1. Kết quả nghiên cứu trên mẫu đối chứng 57
3.3.2. Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân còi xương 59
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
DANH CÁC MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự thay đổi theo mùa và địa dư của nồng độ 25-OH-D trong huyết
thanh.( ng/ml) 6
Bảng 1.2: Nhu cầu Canxi cho cơ thể. 20
Bảng 2.1: Bảng quy hoạch thực nghiệm phân tích phương sai một yếu tố. 37
Bảng 2.2: Phân tích phương sai một yếu tố. 37
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát bước sóng đặc trưng của Canxi. 44
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát khe đo đặc trưng đo Canxi. 45
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát cường độ dòng đèn catot rỗng của Canxi. 46
Bảng 3.4: Các thông số tối ưu đo phổ của Canxi. 47
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Na đến độ hấp thụ của Canxi. 47
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của K đến độ hấp thụ của Canxi. 49
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Mg đến độ hấp thụ của Canxi. 50
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của photpho đến độ hấp thụ của Canxi. 51
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của LaCl
3
đến độ hấp thụ của Canxi. 52
Bảng 3.10: Kết quả đo Canxi để dựng đường chuẩn của Canxi. 54
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu chuẩn Canxi nồng độ 0,25 mg/l trong
nền LaCl
3
0,1%. 55
Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu chuẩn Canxi. 56
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phép đo Canxi. 57
Bảng 3.14: Kết qủa phân tích hàm lượng Canxi trong huyết thanh nhóm
đối chứng. 58
Bảng 3.15: Kết qủa phân tích hàm lượng Canxi trong huyết thanh nhóm
bệnh còi xương. 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sinh bệnh học của còi xương và nhuyễn xương do thiếu Canxi. 9
Hình 1.2: Hậu quả của thiếu Vitamin D ở người mẹ, theo Elidrissy. 12
Hình 1.3: Bệnh sinh của bệnh còi xương dinh dưỡng ở trẻ. 15
Hình 2.1: Đường chuẩn phổ hấp thụ AAS 40
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo nguyên tắc máy đo phổ hấp thụ nguyên tử. 42
Hình 3.1 : Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của Natri đến độ hấp thụ của Canxi. 48
Hình 3.2 : Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của K đến độ hấp thụ của Canxi. 49
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của Mg đến độ hấp thụ của Canxi. 50
Hình 3.4: Đồ thị ảnh hưởng của LaCl
3
đến phép đo Canxi. 53
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của Canxi. 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. 25 - 0H -D
3
: 25-hydroxyvitamin D
3
.
2. 1,25 - (0H)
2
D
3
:1,25-dihydroxyl vitamin D
3
.
3. AAS : Atomic Absorption Spectrometry.
4. ICP-MS : Inductively Coupled Plasma – Mass Spectrometry.
5. F-AAS : Atomic Absorption Spectrometry.
6. HCL : Hollow Cathode Lamp.
7. EDL : Electrodeless Discharge Lamp.
8. EPMA : Electron probe micro-analyzer.
9. EDTA : Ethylendiamin teraaxetic Acid.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Bệnh còi xương ở trẻ em có liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa
Canxi…Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 - 36 tháng tuổi, vì đây là thời
kỳ mà hệ thống xương đang phát triển mạnh. Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do
thiếu Vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng Canxi ở ruột và thiếu
Canxi trong máu. Do hiện tượng thiếu Canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự
điều chỉnh bằng cách huy động Canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương
thiếu Canxi gây nên còi xương, loãng xương.
Mắc bệnh còi xương trẻ sẽ chậm lớn, chậm biết đi, chậm mọc răng,
đầu xương bẹp, xương ngực nhô ra, trẻ quấy khóc, thóp lâu kín, rụng tóc sau
gáy, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi ở vùng đầu khi ngủ kể cả mùa đông.
Nếu nặng thì xương chậu biến dạng, hẹp lại, chân vòng kiềng hoặc hình chữ
X. Trẻ em quá bụ bẫm cũng có thể còi xương vì nhu cầu Canxi cao hơn trẻ
bình thường.
Nguyên nhân bệnh còi xương chủ yếu do thiếu Vitamin D và chế độ ăn
thiếu Canxi. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu Canxi. Canxi là thành phần cấu
tạo xương. Khi thiếu Canxi xương sẽ xốp, mô liên kết biến đổi, quá trình này
xảy ra ở trẻ em gây nên tình trạng còi xương.
Trên thế giới tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh còi xương vẫn rất cao đặc biệt là ở
các nước nghèo và kém phát triển.
Ở Việt Nam, tỷ lệ này cũng còn khá cao đặc biệt trẻ em ở các tỉnh miền
núi, hải đảo, các vùng khó khăn Một nghiên cứu gần đây được tiến hành trên
1263 trẻ em từ 1 – 36 tháng tuổi ở 9 xã thuộc 6 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm
Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu, với các dân
tộc đặc thù cho khu vực này là Sán Dìu, Mông, Tày, Thái, Giấy, Mường, Kinh,
nhằm xác định tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu điều
tra ngang, chọn ngẫu nhiên. Kết quả: Tỷ lệ còi xương ở trẻ em 1- 36 tháng tuổi ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
vùng miền núi phía Bắc là 14,4%, cao nhất ở trẻ 7-18 tháng tuổi và giảm dần
theo tuổi lớn lên của trẻ. Tỷ lệ còi xương ở dân tộc Mông (18,3%) và Tày
(17,6%) cao hơn một cách có ý nghĩa so với dân tộc Kinh (11,2%). Tỷ lệ còi
xương ở trẻ suy dinh dưỡng (20,6%) cao hơn đáng kể so với trẻ không suy dinh
dưỡng (9,4%). Do đó phát hiện sớm và phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em là
một vấn đề cần được cả xã hội quan tâm.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn “ Nghiên cứu xác
định hàm lượng Canxi trong huyết thanh phục vụ chẩn đoán bệnh còi xương ở
trẻ em ” góp phần điều trị và bổ sung dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.
Nội dung nghiên cứu chính của luận văn gồm những phần sau:
- Nghiên cứu các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của Canxi.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của
Canxi.
- Nghiên cứu và lựa chọn phương pháp xử lý mẫu thích hợp để định lượng
Canxi trong huyết thanh.
- Xây dựng quy trình phân tích chính xác hàm lượng Canxi trong huyết
thanh bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử.
- Đánh giá phương pháp.
- Phân tích, đánh giá hàm lượng Canxi trong huyết thanh của nhóm đối
chứng và trẻ mắc bệnh còi xương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1.Khái niệm về còi xƣơng
1.1.1. Khái niệm[9]
Còi xương là một bệnh thường gặp ở trẻ em và đã được biết đến từ lâụ
không những trong y giới mà cả trong quảng đại nhân dân. Bệnh còi xương do
thiếu vitamin D làm cho chuyển hóa Canxi, Photpho bị rối loạn gây nên những
tổn thương xương. Trước đây ta cho rằng bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D.
Những năm 1960 ở Trung Quốc dấy lên phong trào bổ sung Vitamin D nhằm
phòng chống chứng bệnh còi xương, nhưng hơn 30 năm đã trôi qua, bệnh còi
xương ở Trung Quốc không giảm được là bao mà hiện tượng ngộ độc Vitamin D
xảy ra khá nhiều, những năm gần đây ta mới biết do chưa hiểu đúng về căn bệnh
còi xương. Thực ra, bệnh còi xương không những do thiếu Vitamin D mà quan
trọng hơn cả là do thiếu Canxi. Phòng chống bệnh còi xương là phải bổ sung đủ
lượng canxi cho nhu cầu của cơ thể. Hiện nay giáo trình của khoa nhi đã đổi tên
gọi “ chứng bệnh thiếu Vitamin D” thành “ Chứng bệnh suy dinh dưỡng ”, đồng
thời nhấn mạnh: Phòng chống bệnh còi xương là phải bắt đầu từ nhận thức tầm
quan trọng của bổ sung Canxi.
Chúng ta cần phân biệt: Bệnh còi xương và bệnh còi cọc.
Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp
hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.
Bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về
Canxi, Photpho cao hơn trẻ bình thường.
1.1.2. Triệu chứng của bệnh còi xƣơng[9]
Những biểu hiện thường thấy của bệnh còi xương:
Trẻ em đầu bị dị dạng, hói vùng chẩm, chậm mọc răng, chậm biết đi, nhô
xương ức, lõm xương sườn, chân vòng kiềng, chân chữ bát. Trẻ em khóc đêm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
bị giật mình, hay cáu gắt, bứt rứt không yên, đổ mồ hôi, nhất là lúc bú hay khóc,
càng khóc thì càng đổ nhiều mồ hôi, thực ra đó là biểu hiện điển hình của chứng
còi xương, trẻ còi xương thần kinh không ổn định. Đó là do trẻ thiếu canxi, dẫn
đến thần kinh trung ương hưng phấn quá mà có những biểu hiện bất ổn. Trẻ em
tuổi mẫu giáo, học sinh cấp I, thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu,
thường chóng mặt, đổ mồ hôi, có những trẻ em ngủ không yên giấc, đó chính là
biểu hiện bệnh còi xương ở thiếu niên nhi đồng, vì sau một thời gian bị thiếu
canxi thì chân tay các cháu mỏi, cơ tim co bóp kém cũng dẫn đến mệt mỏi,
chóng mặt, cơ trơn của hệ tiêu hoá co bóp yếu nên trẻ chán ăn, những trẻ này
thường có hình dạng đầu to, bụng to, có những trẻ xuất hiện hiện tượng nhức
mỏi đầu gối, khi đi bộ thì đau tăng lên, có những trẻ khi đi nhanh hoặc chạy thì
bị ngã. Tất cả những biểu hiện trên đều là đặc trưng của bệnh còi xương ở tuổi
thiếu niên nhi đồng.
Trẻ em ở tuổi 9-16 vẫn có nguy cơ bị bệnh còi xương. Biểu hiện của bệnh
còi xương ở lứa tuổi này là hình thể không có hình nét đặc trưng của tuổi thanh
thiếu niên, người bệnh luôn uể oải, lười biếng, nhiều mồ hôi, bứt rứt, hay cáu,
ngủ không yên giấc…
Do trẻ thiếu nhiều Canxi, suốt ngày ở trường học thời gian hoạt động
ngoài trời quá ít, thiếu ánh nắng, bữa ăn sáng, bữa ăn trưa thiếu chu đáo, do đó
cơ thể thiếu Canxi trầm trọng. Chúng ta cần chú ý bổ sung Canxi cho trẻ. Nhu
cầu phát triển cơ thể của tuổi thiếu niên nhi đồng lúc cao điểm cần 1000 mg-
1200 mg Canxi mỗi ngày mà lượng Canxi hấp thụ qua thức ăn hàng ngày chỉ đạt
400 mg/ngày (mức cao nhất), nếu không kịp thời bổ sung Canxi cho con em
chúng ta thì chắc chắn bộ xương kém rắn chắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
1.1.3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh còi xƣơng
1.1.3.1. Thiếu ánh sáng mặt trời
- Yếu tố địa dư:
Yếu tố địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh còi xương. Bệnh
thường xảy ra và có tỷ lệ mắc cao vào những tháng mùa đông . Zhou[38] cho
thấy, ờ miền Bắc Trung Quốc, tỷ lệ còi xương cao hơn và bệnh cấp tính hơn vào
những tháng mùa đông, nhưng thấp hơn ở các tháng mùa hè. Còn ở miền Nam
Trung Quốc, nơi mà thời tiết ít ảnh hưởng đến hoạt động ngoài trời thì tỉ lệ mắc
bệnh theo mùa khác nhau không rõ ràng. Nghiên cứu của Ghai[23] ở Ấn Độ
cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh còi xương dinh dưỡng trong những cộng đồng khác
nhau phụ thuộc vào tình trạng địa lý. Ánh sáng mặt trời không những thiếu mà
chất lượng của nó cũng thay đổi do góc chiếu của các tia mặt trời đến bề mặt trái
đất ở những vĩ độ khác nhau.
Web đã chứng minh là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở Boston (42 vĩ độ
Bắc) trong suốt thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 và Edmonton, Canada (52 vĩ
độ Bắc) từ tháng 10 đến tháng 3 thì không có hiệu quả chút nào trong việc tổng
hợp vitamin D ở da bởi vì không có bức xạ cực tím với dải sóng từ 295 đến 310
nm trong khoảng thời gian này. Người ta cũng nhận thấy trẻ em sống trong vùng
vĩ độ Bắc dễ bị còi xương vào mùa đông khi so sánh với mùa xuân, mùa hạ và
mùa thu. Sự thay đổi nồng độ 25 - OH-D trong huyết thanh theo mùa và địa dư
đã được chứng minh bởi một số tác giả trên thế giới ( Bảng 1.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Bảng 1.1: Sự thay đổi theo mùa và địa dư của nồng độ 25-OH-D
trong huyết thanh.( ng/ml)
Nƣớc
Mùa đông
Mùa hè
Không định rõ
Achentina: Người lớn
Buenos Aires
18,7 ±1,7
23,5 ±1,9
Trẻ em Buenos Aires
21,1 ±2,03
-
Tucu man
19,6 ±1,21
-
Ushuaia
9,3 ±0,64
-
Nhật Bản: Người lớn
13,6 ±0,8
15,8 ±1.4
Nam Phi: Trẻ em
14,6 ±2,3
36,2 ±3,0
Mỹ: Người lớn
25,2 ±3,1
37,0 ±2,9
Pháp: Trẻ em da trắng
15,5 ±2.9
Trẻ em da đen
7,4 ±1.3
Ấn Độ: Trẻ em
-
-
34,1 ±3,4
- Phong tục tập quán, tôn giáo.
Tỷ lệ còi xương ở các nước ôn đới còn cao do thiếu ánh sáng mặt trời đã
được nhiều tác giả ghi nhận. Nhưng ngay cả các nước có khí hậu nhiệt đới, giàu
ánh nắng mặt trời tỷ lệ còi xương cũng rất cao. Người ta cho rằng mặc dù được
thiên nhiên ưu đãi như vậy nhưng do sự thiếu hiểu biết kết hợp với điều kiện
sống thấp kém và phong tục tập quán lạc hậu đã làm hạn chế sử dụng ánh sáng
mặt trời để phòng và điều trị còi xương. Ở Ấn Độ, người Hindu và người theo
đạo Hồi dùng mạng che cho trẻ nhũ nhi, trẻ em gái và phụ nữ đã góp phần làm
tăng tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn Tương
tự, Elzouki cho rằng tỷ lệ còi xương ở trẻ em Libi cao là do bà mẹ đã dùng mạng
che kín đầu, mặt và toàn thân đứa trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
trời. Trang phục của người phụ nữ và phong tục che kín đứa trẻ cho đến khi trẻ
được 4 tháng tuổi ở vùng Riyadh (Arâp Seut) cũng như phong tục kiêng cữ sau
đẻ đều làm hạn chế tiếp xúc của da với ánh và tạo điều kiện cho bệnh còi xương
phát triển. Theo Rykin tới 72,2 % trẻ dưới 1 tuổi bị còi xương là do thiếu tiếp
xúc với ánh sáng mặt trời.
- Môi trường sống:
Nhà ở chật chội, không có sân chơi, thiếu ánh sáng mặt trời là yếu tố trong
bệnh sinh của còi xương ở Koet cùng những căn hộ tập thể hoặc nhà đất truyền
thống, tình trạng đô thị hóa, đó là các bà mẹ và đứa trẻ luôn ở trong nhà không
có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là những yếu tố gây bệnh còi
xương ở Arập seut.
Còi xương xẩy ra chủ yếu ở những nơi mà điều kiện kinh tế xã hội thấp kém,
tình trạng đông đúc, chật chội trong các khu nhà ổ chuột ở thành phố cũng đã
được Bhattacharyya[17], Ekanem và Lawson[26] ghi nhận. Trái lại, ở Trung
Quốc, tỷ lệ còi xương ở nông thôn cao hơn so với ở thành thị, mặc dù ở thành
thị nhà cao tầng và ô nhiễm không khí nhiều hơn đã được Zhou[38] giải thích là
do người dân thành thị được học hành nhiều hơn, nên biết cách sử dụng ánh
sáng mặt trời tốt hơn và họ cũng có điều kiện hơn trong việc sử dụng các chế
phẩm giầu vitamin D. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không
khí do bụi và khói ở các thành phố lớn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh còi xương cũng
được nêu ra ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông và Mỹ.
1.1.3.2. Chế độ ăn uống của trẻ
Chế độ ăn uống gây nên còi xương là chế độ ăn thiếu Vitamin D, ít Canxi
và tỷ lệ canxi/phospho thấp, nhiều phytat, oxalat và chất xơ hoặc không bổ
xung vitamin D vào chế độ ăn cho trẻ đặc biệt là khi trẻ còn bú. Oginni cho
rằng, còi xương ở Nigeria phần lớn là do thiếu canxi và Vitamin D. Tương tự,
Okonofua nghiên cứu 11 trẻ em Nigeria bị còi xương thấy rằng lượng canxi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
cung cấp cho trẻ đều thấp hơn so với nhu cầu bình thường và chỉ cần điều trị
bằng Canxigluconate thì còi xương cũng hồi phục cả về lâm sàng, sinh hoá và
x.quang. Tác giả cho rằng, còi xương ở trẻ em Nigeria không phải do thiếu
Vitamin D mà là thiếu canxi. Markestad và Kooh[25] khi nghiên cứu nồng độ
chất chuyển hoá của Vitamin D trong huyết thanh ở bệnh nhân còi xương có cân
nặng lúc đẻ thấp đều cho rằng thiếu hụt muối khoáng canxi và phospho là
nguyên nhân gây nên còi xương ở những trẻ này. Davidovits cũng thông báo
một trẻ 4 tuổi bị còi xương do chế độ ăn thiếu canxi trong một thời gian dài vì
dị ứng với sữa bò và các chế phẩm sữa khác. Rudolf cho rằng thực phẩm mà
chứa nhiều Vitamin D thì cũng chứa nhiều canxi vì thế còi xương có thể còn do
các yếu tố khác chứ không chỉ đơn thuẩn là thiếu Vitamin D. Tsai và Aiken[12]
nhận xét, còi xương ở trẻ đẻ non chủ yếu là do thiếu canxi và phospho. Chính vì
vậy mà các tác giả cho rằng, nồng độ canxi và phospho huyết thanh là những chỉ
số dự đoán còi xương và việc bổ xung canxi và phospho cho những trẻ này là rất
cần thiết để phòng còi xương. Còi xương do thiếu canxi cũng được Kooh[25],
Cooke[21], Lawson[26], Chan[20] đề cập đến. Trong khi đó, Mc Intosh lại thất
bại trong việc bổ xung muối khoáng canxi và phosphat để làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh còi xương ở trẻ đẻ non. Pettior thì cho rằng thiếu canxi không những làm
nặng thêm bệnh xương chuyển hoá của trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp, mà còn là
nguyên nhân gây còi xương ở trẻ nhũ nhi. mặc dù cung cấp đủ Vitamin D. Tác
giả đã gây được còi xương thực nghiệm trên khỉ đầu chó bằng chế độ ăn thiếu
Canxi và nêu ra giả thuyết về sinh bệnh học của còi xương do thiếu Canxi như
sau (Hình 1.1):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Canxi trong chế độ ăn thấp
Hấp thu Canxi giảm không đáp ứng đủ nhu cầu
Giảm Canxi ion
Tăng bài tiết PTH
Giảm bài tiết Tăng hủy và thay
Canxi niệu đổi xương
Tăng bài tiết PO
4
niệu Tăng Photphat
kiềm
Giảm PO
4
máu
Tăng 1,25 (OH)
2
D
Loãng xương
Thiếu hụt khoáng hóa
Còi xương và nhuyễn xương
Hình 1.1: Sinh bệnh học của còi xương và nhuyễn xương do thiếu Canxi [9]
Gần đây, Quments và cộng sự nghiên cứu trên động vật cho thấy cung cấp
canxi thiếu làm tăng tốc độ tiêu thụ vitamin D cho nên nếu cung cấp Vitamin D
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
không thoả đáng thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu Vitamin D. Tỷ lệ còi xương cao
trong số trẻ em châu Á nhập cư ở Anh đã được một số tác giả cho là do tập quán
ăn uống. Đó là chế độ ăn chủ yếu là bột mì, ngũ cốc, nhiều axit phytic và chất
xơ, như vậy sẽ ảnh hưởng tới hấp thu Canxi
Còi xương ở những trẻ ăn chay cũng được nói đến trong nghiên cứu của
Dwyer, Hellebostad, Lentze, và Ward. Các tác giả đều cho là do chế độ ăn chay
thiếu Vitamin D, thiếu canxi, tỷ lệ canxi/phospho thấp và nhiều phytat, oxalat
cũng như chất xơ.
1.1.3.3. Sữa mẹ
Tuy lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp nhưng chủ yếu ở dạng tan trong
nước. Sữa mẹ có đủ lượng canxi và phospho cho khoáng hoá và phát triển
xương cho nên những trẻ được bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị còi xương, Nguyễn
Văn Sơn, Đào Ngọc Diễn, Lê Nam Trà[8] cho thấy, thiếu và mất sữa mẹ là một
trong các yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương dinh dưỡng ở trẻ dưới 3 tuổi. Tình
trạng cai sữa sớm và không bổ sung Vitamin D là nguyên nhân còi xương dinh
dưỡng của trẻ em châu Á định cư ở Anh cũng được Ward nhận xét . Tại Ấn Độ,
tỷ lệ còi xương rất cao ở những trẻ được bú sữa mẹ, do nồng dộ Vitamin D trong
sữa của các bà mẹ rất thấp. Lapatsanis nhận thấy, tỷ lệ còi xương ở trẻ bú mẹ ít
hơn hẳn so với trẻ bú chai mà không được bổ xung thêm Vitamin D. Tuy nhiên,
nếu trẻ chỉ dựa vào nguồn Vitamin D duy nhất từ sữa mẹ thì chưa đủ để phòng
chống còi xương bởi lẽ lượng Vitamin D trong sữa mẹ rất ít (30 - 60 đơn vị/lít).
Markestad nhận thấy mặc dù được bổ sung 600 - 1000 đơn vị Vitamin D một
ngày và lượng 25-OH-D trong huyết thanh người mẹ bình thường nhưng những
trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn bị mất Vitamin D dự trữ rất nhanh chóng vào mùa đông
ở Na uy. Như vậy tác dụng chống còi xương của sữa mẹ chỉ có tính chất tương
đối. Cho nên mặc dù trẻ được bú sữa mẹ nhưng nếu không tiếp xúc đủ với ánh
sáng mặt trời hoặc không được bổ sung thêm Vitamin D thì vẫn có thể bị còi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
xương. Lubani, Gessner, Ghai[23] cũng nhận thấy còi xương vẫn xẩy ra ở trẻ bú
mẹ do cả mẹ và con không được bổ sung thêm Vitamin D.
1.1.3.4. Tình trạng Vitamin D của ngƣời mẹ
Nhiều tài liệu cho rằng nguyên nhân còi xương dinh dưỡng ở trẻ em là do
tình trạng thiếu Vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai, 25- OH-D là
dạng chủ yếu của Vitamin D trong máu qua được rau thai và nồng độ 25-OH-D
trong máu dây rốn bẳng khoảng 75-80% nồng độ trong máụ người mẹ. Nồng độ
25-OH-D trong máu dây rốn có mối tương quan tuyến tính với nồng độ 25-OH-
D trong máu người mẹ. Belton nghiên cứu ở Anh và Ghai nghiên cứu ở Ấn Độ
cũng đều cho rằng, thiếu Vitamin D ở người mẹ là nguyên nhân còi xương ở trẻ
em. Tác giả cho rằng, thiếu Vitamin D ở người mẹ trong thời kỳ mang thai dẫn
đến dự trữ Vitamin D của trẻ kém. Sau đẻ, trẻ không có khả năng duy trì nồng
độ Canxi máu bình thường và hậu quả là giảm Canxi máu ở trẻ sơ sinh, hoặc
biểu hiện muộn hơn tuỳ thuộc vào nồng độ Vitamin D trong sữa mẹ và sự tiếp
xúc với ánh sáng mặt trời.
Fraser cho rằng tình trạng vitamin D của những trẻ bú mẹ được xác định
bởi tình trạng Vitamin D của bà mẹ trong thời gian mang thai chứ không phải
thời gian cho bú. Delvin bổ sung mỗi ngày 1000 đơn vị vitamin D
3
cho các bà
mẹ có thai trong 3 tháng cuối đã làm cân bằng canxi nội môi của trẻ sơ sinh và
làm tăng nồng độ 25-OH-D trong máu người mẹ.
Garabedian thấy rằng một trong các yếu tố làm tăng tỷ lệ còi xương ở
Pháp và Algerri là tình trạng Vitamin D của người mẹ thấp. Theo nghiên cứu
của Zhou[38], tỷ lệ còi xương bẩm sinh ở Trung Quốc từ 5-30% mà nguyên
nhân chủ yếu là do thiếu Vitamin D ở người mẹ.
Tương tự Ahmed cho rằng thiếu Vitamin D ở người mẹ là nguyên nhân
chủ yếu của còi xương ở trẻ em Nauy. Elidrissy[22] đưa ra sơ đồ giải thích hậu
quả của thiếu Vitamin D ở người mẹ như sau.( hình 1.2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Thiếu Vitamin D ở người mẹ
Trẻ sinh ra có dự trữ Vitamin D kém
- Sữa mẹ nghèo Vitamin D Mẹ ít tiếp xúc với ánh sáng
trong thời gian cho con bú
- Không tiếp xúc với ánh
sáng mặt trời
Còi xương sinh hóa Còi xương lâm sàng
- 6 tháng đầu - 6 – 15 tháng
- Co giật hạ Canxi máu - Biến đổi xương
- Biến đổi xương tối thiểu
Còi xương rõ
Cong chân
Hình 1.2: Hậu quả của thiếu Vitamin D ở người mẹ, theo Elidrissy[9]
1.1.3.5. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ
Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ và còi xương cũng được các
tác giả trong và ngoài nước nhận xét. Tuy nhiên, các tác giả còn chưa thống nhất
với nhau về mối liên hệ này. Waterlow cho rằng, còi xương chỉ xẩy ra ở cơ thể
đang phát triển. Phải thừa nhận rằng, sự phát triển của xương sụn là rất cần thiết
cho sự phát triển các triệu chứng còi xương ở đầu xương nhưng liệu ở trẻ suy
dinh dưỡng có ngừng phát triển hoàn toàn hay không đó mới là điểm then chốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
của vấn đề. Walter và Bhattacharyya[17] cho rằng sự phát triển vẫn xẩy ra ở trẻ
suy dinh dưỡng thậm chí ở cả trẻ suy dinh dưỡng nặng.
Lawson[26] nghiên cứu bệnh nguyên của còi xương ở trẻ em Ai Cập thấy rằng,
tất cả trẻ còi xương đều có kèm theo suy dinh dưỡng biểu hiện bằng cân nặng
theo tuổi và chiểu cao theo tuổi giảm. Còi xương ở trẻ suy dinh dưỡng cũng rất
phổ biến ở Ấn Độ, Ethiopia, Nam Phi, Liby và Aicập. Akanem nhận thấy, một
trong các lý do làm cho tỷ lệ còi xương ở Calabar, Nigeria thấp là tình trạng
dinh dưỡng của trẻ dược cải thiện bởi các thực phẩm sẵn có của địa phương.
Ở Việt Nam, Lê Nam Trà, Đào Ngọc Diễn, Lê Thị Hải và cộng sự đã nêu
mối liên quan giữa còi xương và suy dinh dưỡng. Nguyễn Văn Sơn, Đào Ngọc
Diễn, Lê Nam Trà[8] nhận xét suy dinh dưỡng là một trong các yếu tố nguy cơ
của còi xương.
1.1.3.6. Nhiễm sắc tố da
Nhiễm sắc tố da là sự thích nghi của con người để phòng chống bỏng
nắng mặt trời ở vùng nhiệt đới. Khả năng tổng hợp vitamin D của da giảm ở
những trẻ nhiễm sắc tố da đã được Clemens nghiên cứu. Beadle cho thấy, khả
năng tổng hợp vitamin D ở da của trẻ da đen chỉ bằng 40% ở trẻ da trắng.
Specker nhận thấy nồng độ vitamin D
3
, vitamin D
2
, và 25-0H- D
3
trong sữa các
bà mẹ da đen thấp hơn ở các bà mẹ da trắng. Oliveri cũng có nhận xét, tỷ lệ mắc
bệnh còi xương dinh dưỡng khác nhau ở các địa dư là do màu sắc da, vị trí địa
lý, tình trạng kinh tế và các biện pháp phòng bệnh khác nhau. Còi xương phổ
biến ở trẻ da đen cũng được Bhimma[18], và Chan[23] nhận xét.
1.1.3.7. Bệnh nhiễm khuẩn
Còi xương và nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hoá
thường đi đôi với nhau. Mariam cho thấy trong số 20 bệnh nhân còi xương nặng
đều có biểu hiện viêm phổi nặng và đây là lý do làm tăng tỷ lệ tử vong của trẻ.
Nghiên cứu bệnh nguyên còi xương ở trẻ em Ai cập, Lawson[26] thấy 100% trẻ
còi xương có kèm theo tiêu chảy hoặc nhiễm trùng hô hấp. Lubani, Muhe, và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Zhou[38] cũng có nhận xét tương tự và cho rằng muốn giảm tỷ lệ mắc bệnh
nhiễm khuẩn hô hấp thì phải phòng và chống bệnh còi xương. Nguyễn Văn Sơn,
Đào Ngọc Diễn, Lê Nam Trà[8] cũng nhận thấy, viêm phổi và còi xương có mối
liên quan rất chặt chẽ và viêm phổi thường là lý do để trẻ đến viện chứ không
phải là còi xương.
1.1.3.8. Yếu tố chủng tộc
Yếu tố chủng tộc cũng được để cập tới trong bệnh sinh của bệnh còi
xương dinh dưỡng. Bhattacharrya[17] cho rằng, nếu tỷ lệ còi xương cao ở người
theo đạo Hồi và người Hindu không phải do yếu tố môi trường và phong tục
sống thì chỉ có thể giải thích được là do nhạy cảm về gen đối với bệnh này.
ElKholy nhấn mạnh đến yếu tố gen trong còi xương dinh dưỡng vì thế trẻ trai
mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ còi xương cao ở trẻ có nhóm máu A và tỷ lệ
men phosphatase kiềm thường tăng cao ở trẻ trai. Doxiadis cũng có nhận xét
tương tự. Tuy nhiên, Rashid khi nghiên cứu tình trạng Vitamin D của người
châu Á định cư ở Pakistan và Specker khi nghiên cứu ảnh hưởng của chủng tộc
và chế độ ăn đến nồng độ Vitamin D và 25-OH-D trong sữa người thì cho rằng,
yếu tố môi trường và chế độ ăn ảnh hưởng đến tình trạng Vitamin D chứ không
phải yếu tố gen. Eugster nghiên cứu còi xương ở Minnesota cũng cho nhận xét
còi xương thiếu Vitamin D là do không bổ sung Vitamin D chứ không phải do
chủng tộc.
1.1.3.9. Một số yếu tố khác
Tình trạng kém hấp thu do bệnh tiêu chẩy, nhiễm ký sinh trùng đường ruột,
thiếu axit mật cũng đóng góp vào yếu tố bệnh nguyên của còi xương. Fonseca
còn nêu lên vấn đề thiếu Vitamin D sau phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị. Tác
giả cho rằng tình trạng thiếu Vitamin D ở đây là do giảm cung cấp Vitamin D
bởi chế độ ăn và tình trạng kém hấp thu Vitamin D do thay đổi chức năng của
tụy ngoại tiết và mật sau cắt dây thần kinh phế vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Như vậy, bệnh sinh của còi xương dinh dưỡng khá phức tạp và có sự phối
hợp của nhiều yếu tố. Có thể tóm tắt bệnh sinh của còi xương dinh dưỡng bằng
sơ đồ sau. (hình 1.3)
Chế độ ăn
Chế độ ăn Chế độ ăn nhiều xơ, Kém hấp thu
thiếu Vitamin D thiếu Canxi phytate, oxalate (tiêu chảy, giun…)
Kém hấp thu vitamin D
và Canxi
Thiếu Vitamin D
Chế độ ăn thiếu
protein, vitamin A,
năng lượng
Lắng đọng Canxi ở xương kém
Mất canxi ở xương
Hình 1.3: Bệnh sinh của bệnh còi xương dinh dưỡng ở trẻ[9]
Kém hấp thu Canxi ở ruột
- Không sử dụng
ánh sáng mặt trời
- Phong tục, trang
phục.
- Nhà ở thiếu ánh
sáng mặt trời
- Thiếu vitamin D
ở người mẹ
- Da màu
- Yếu tố gen.
Còi xương với hình ảnh X quang đặc thù.
Phosphatase kiềm có thể không tăng.
Đáp ứng với Vitamin D thay đổi.
Cần bổ sung Canxi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.1.4. Tổng hợp kết qủa của thế giới nghiên cứu về bệnh còi xƣơng
500 năm trước công nguyên, một nhà sử học Hy Lạp là Herodotus là người
đầu tiên mô tả những thay đổi chất lượng của xương khi nghiên cứu xương sọ
của người Iran và người Ai cập ở chiến trường và nhận thấy xương sọ người Ai
Cập cứng trong khi đó xương sọ người Iran thì mềm. Khoảng 100 năm sau công
nguyên Somus đã có những mô tả đầu tiên về còi xương và cho đây là bệnh của
người sống ở thành phố. Gaudius Galnus (130-210 sau công nguyên) đã mô tả
những biến dạng về xương đặc biệt là xương lồng ngực và xương chi ở những
đứa trẻ bụ bẫm.
Năm 1630, nhà giải phẫu và chỉnh hình người Anh Glisson. (1597 - 1677) đã
xuất bản một cuốn sách nhan đề "De Rachitide Sive Morbo Puerili" mô tả về
lâm sàng và giải phẫu bệnh còi xương, được xem là công trình kinh điển về bệnh
này và lẩn đầu tiên đưa ra thuật ngữ "Rachitis" mà ngày nay gọi là bệnh còi
xương. Vào giữa thế kỷ XVII, Daniel Whisller đã mô tả các triệu chứng lâm
sàng của bệnh còi xương. Năm 1822, khi quan sát thấy tỷ lệ mắc bệnh còi xương
của những đứa trẻ sống ở vùng thành thị cao hơn so với ở vùng nông thôn.
Sniadecki cho rằng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là yếu tố quan trọng để phòng
bệnh còi xương. Vào cuối thế kỷ XIX. còi xương rất phổ biến ở các thành phố
công nghiệp ở châu Âu.
Đầu năm 1884, Kassowitz đã lưu ý tới yếu tố mùa của bệnh. Tác giả nhận
thấy về mùa đông và xuân thì tỷ lệ bệnh còi xương tăng lên trong khi đó bệnh
lại giảm về mùa hè - thu. Năm 1885, Pommer xác lập bệnh học của còi xương
qua những nghiên cứu về mô học. Năm 1890. Palam đã khám phá ra còi xương
là kết quả của thiếu ánh sáng mặt trời và tỷ lệ mắc bệnh ở các vùng khác nhau là
do lượng ánh sáng mặt trời ở những vĩ độ khác nhau. Tác giả còn cho rằng, yếu
tố quan trọng trong ánh sáng mặt trời là hoạt động hoá học của những tia mặt