Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng tại tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NHÂM XUÂN TÙNG


NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI
MỚI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH GIA LAI






LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT

Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN LIẾT



HÀ NỘI – 2012


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn


Nhâm Xuân Tùng









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………





ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Văn Liết và TS.
Trần Văn Quang trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn di truyền giống đã
tận tình giảng dạy và quan tâm giúp đỡ, trong suốt thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm giống cây trồng tỉnh Gia
Lai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đã tận tình giúp đỡ thực hiện đề
tài.
Luận văn này được hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng
nghiệp, bạn bè, cùng với sự động viên khuyến khích của người thân trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………





iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài. 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa 4
2.1.1 Nguồn gốc cây lúa 4
2.1.2 Phân loại lúa trồng 5
2.2 Nghiên cứu về đặc điểm nông, sinh học cây lúa 6
2.2.1 Thời gian sinh trưởng 6
2.2.2 Chiều cao cây 7
2.2.3 Bộ lá lúa và khả năng quang hợp 8
2.2.4 Thân lúa và khả năng đẻ nhánh 9
2.2.5 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa 10
2.3 Nghiên cứu về chất lượng gạo và các yếu tố ảnh hưởng 12
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xay xát 13
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thương trường (thương mại) 14
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nấu nướng và ăn uống 15
2.4 Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam 20
2.4.1 Những thành tựu về nghiên cứu. 20


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




iv

2.4.2 Tình hình sản xuất hạt lai F1 và lúa lai thương phẩm 23
2.5 Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai 24
2.5.1 Thuyết tính siêu trội 25
2.5.2 Thuyết tính trội 25
2.5.3 Thuyết cân bằng di truyền 25
2.6 Sự biểu hiện ưu thế lai ở lúa 26
2.6.1 Ưu thế lai ở hệ rễ 26
2.6.2 Ưu thế lai về khả năng đẻ nhánh 27
2.6.3 Ưu thế lai về chiều cao cây 27
2.6.4 Ưu thế lai về một số đặc tính sinh lý 27
2.6.5 Ưu thế lai về khả năng chống chịu 27
2.6.6 Ưu thế lai về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 28
2.7 Một số kết quả nghiên cứu và khai thác ưu thế lai ở lúa 29
2.7.1 Một số kết quả nghiên cứu về hệ thống lúa lai ba dòng 29
2.7.2 Hệ thống lúa lai hai dòng 31
2.7.3 Khai thác ưu thế lai giữa các loài phụ 37
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Vật liệu nghiên cứu 40
3.2 Nội dung nghiên cứu 41
3.3 Phương pháp nghiên cứu 41
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
3.3.2 Bố trí thí nghiệm : 41
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 42

3.4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng 42
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 43
3.4.3 Một số đặc điểm nông học 44
3.4.4 Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại tự nhiên 44

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




v

3.4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 44
3.4.6 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo 45
3.5 Xử lý số liệu 45
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lúa lai nghiên cứu 46
4.1.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống nghiên cứu 46
4.1.2 Số lá trên thân chính của các tổ hợp lai nghiên cứu 48
4.1.2 Số lá trên thân chính của các tổ hợp lai nghiên cứu 49
4.1.3 Động thái tăng trưởng số nhánh của các tổ hợp lai nghiên cứu 51
4.1.4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai nghiên cứu 53
4.1.5 Kết quả đánh giá một số đặc điểm nông sinh học khác của các tổ
hợp lai 55
4.2 Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai 57
4.3 Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
các tổ hợp lai 60
4.4 Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai 65
4.5 Tương tác kiểu gen với môi trường và độ ổn định về năng suất
của các tổ hợp lai tại Gia Lai 69

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
5.1 Kết luận 72
5.2 Đề nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 87


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMS Cytoplasmic Male Sterility - Bất dục đực tế bào chất
cs Cộng sự
Đ/c Đối chứng
ĐĐ Huyện Đắk Đoa
EI Environmental index -Chỉ số môi trường
EGMS Environmental-sensitive Genic Male Sterility - Bất dục đực chức
năng di truyền nhân mẫn cảm với môi trường
FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông lương Thế giới
IRRI International Rice Research Institute - Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
PGMS Photoperiod- sensitive Genic Male Sterility - Bất dục chức năng di
truyền nhân mẫn cảm với quang chu kỳ
PTNT Phát triển nông thôn
PT
TB

Huyện Phú Thiện
Trung bình
TGMS Thermo-sensitive Genic Male Sterility - Bất dục đực chức năng di
truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ
TGST Thời gian sinh trưởng





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Danh sách các tổ hợp lúa lai dòng trong thí nghiệm 40
4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai 47
4.2 Động thái ra lá trên thân chính của các tổ hợp lai tại Phú Thiện
(PT) và Đăk Đoa (ĐĐ) trong vụ Đông Xuân 2011 49
4.3 Động thái ra lá trên thân chính của các tổ hợp lai tại Phú Thiện
(PT) và Đăk Đoa (ĐĐ) trong vụ Hè Thu 2011 50
4.4 Động thái tăng trưởng số nhánh của các tổ hợp lai tại Phú
Thiện(PT) và Đăk Đoa (ĐĐ) trong vụ Đông Xuân 2011 51
4.5 Động thái tăng trưởng số nhánh của các tổ hợp lai tại Phú

Thiện(PT) và Đăk Đoa (ĐĐ) trong vụ Hè Thu 2011 52
4.6 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tại Phú
Thiện (PT) và Đăk Đoa (ĐĐ) trong vụ Đông Xuân 2011 53
4.7 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tại Phú
Thiện (PT) và Đăk Đoa (ĐĐ) trong vụ Hè Thu 2011 54
4.8 Một số đặc điểm nông sinh học khác của các tổ hợp lúa lai tại
Gia Lai trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2011 56
4.9 Mức độ sâu hại của các tổ hợp lúa lai tại Gia Lai trong vụ Đông
Xuân và Hè Thu năm 2011 57
4.10 Mức độ nhiễm bệnh của các tổ hợp lúa lai tại Gia Lai trong vụ
Đông Xuân và Hè Thu năm 2011 58
4.11 Một số yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lúa lai tại Gia
Lai trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2011 62
4.12 Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
lúa lai tại Gia Lai trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2011 63

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




viii

4.13 Đánh giá chất lượng thương trường và chất lượng xay xát hạt
của các tổ hợp lúa lai 66
4.14 Một số chỉ tiêu hoá sinh về gạo của các tổ hợp lai tại Gia Lai
trong vụ Đông Xuân 2011 67
4.15 Đánh giá độ ổn định năng suất của các giống qua các điểm và các
thời vụ nghiên cứu tại Gia Lai 71



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Lúa gạo là một trong năm cây ngũ cốc quan trọng đối với đời sống con
người. Nó là cây lương thực chủ yếu của hơn nửa dân số thế giới, đặc biệt với
người dân các nước châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh… Lúa gạo đã trở
thành cây trồng chủ lực góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều
quốc gia trên thế giới.
Ngày nay, khi dân số ngày một tăng, diện tích đất nông nghiệp nói
chung và diện tích trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp. Chính vì thế
việc nghiên cứu để có thể cho ra các giống mới cho năng suất và chất lượng
cao là một mục tiêu cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều con đường chọn tạo
giống lúa khác nhau để đạt được mục tiêu này. Song việc nghiên cứu và sử
dụng ưu thế lai ở lúa tỏ ra là phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao năng
suất, chất lượng lúa hơn nữa trong thời gian tới.
Năm 2001, tại Trung Quốc, lúa lai (lúa ưu thế lai) đã được trồng với
diện tích trên 15 triệu ha (chiếm 50% diện tích lúa của nước này). Hiện nay
lúa lai đã được phát triển rộng khắp trên thế giới (trên 20 quốc gia), đặc biệt ở
Việt Nam, Ấn Độ, Philippin, Banglades, Indonexia, Mianma và Mỹ.
Việt Nam là nước nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước lâu đời
và đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất lúa gạo. Việt Nam có điều kiện
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuận lợi cho cây lúa phát triển. Cùng với

đó, sự cố gắng vượt bậc của người dân, các nhà khoa học kết hợp với những
tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công tác chọn giống đã đưa Việt Nam từ một
nước thiếu gạo triền miên (những năm 50 của thế kỷ trước) trở thành một
nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.
Để đảm bảo được an ninh lương thực và giữ được mức xuất khẩu gạo

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




2

cao như hiện nay thì việc đưa lúa lai vào sản xuất là một giải pháp cần thiết.
Lúa lai thực sự đã góp phần vào an ninh lương thực quốc gia, tăng lợi nhuận
cho người lao động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giành đất đai
cho các hoạt động sản xuất có lợi ích cao hơn .
Theo kết quả điều tra của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng
Trung ương, vụ mùa 2003 và vụ xuân 2004, diện tích trồng lúa lai cả nước đạt
trên 620 ngàn ha chiếm 9,04% diện tích lúa cả nước. Tuy nhiên chủ yếu là các
giống lúa lai ba dòng nhập nội từ Trung Quốc còn nhiều nhược điểm như dễ
nhiễm sâu bệnh, chất lượng gạo chưa cao giá thành đắt đỏ, và việc cung ứng
giống không chủ động…Việc ứng dụng giống lúa lai hai dòng trong nước còn
chiếm diện tích còn rất nhỏ, năng suất chưa hẳn đã vượt trội so với các giống
lúa thuần đang phổ biến.
Muốn mở rộng diện tích lúa lai thì cần phải lựa chọn được những tổ
hợp lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí
hậu, đất đai và trình độ thâm canh của người dân địa phương.
Xuất phát từ mục đích đó chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng tại tỉnh

Gia Lai.’’
1.2. Mục đích của đề tài.
Tuyển chọn một số tổ hợp lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có
khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại tại tỉnh Gia Lai
nhằm làm phong phú bộ giống lúa, đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực của
tỉnh Gia Lai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nông sinh
học, đặc điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất vầ chất lượng
của các tổ hợp lúa lai mới.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




3

- Chọn được từ 1 đến 2 tổ hợp lúa lai mới phù hợp với điều kiện sinh
thái, đất đai của tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giống có triển vọng đã được tuyển chọn đưa vào cơ cấu
bộ giống khảo nghiệm sản xuất của tỉnh Gia Lai.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa có lịch sử trồng trọt từ rất lâu đời nhưng việc tìm hiểu nguồn gốc
xuất xứ cây lúa lại là vấn đề phức tạp, đã có nhiều nhiều công trình nghiên cứu với
những ý kiến khác nhau. Dựa trên các tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ,
Việt Nam cây lúa đã có mặt từ 3.000 - 4.000 năm trước Công nguyên. Ở Trung
Quốc, vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa khoảng 5.000 năm, ở hạ lưu sông
Dương Tử khoảng 4.000 năm trước đây [63]. Ở Việt Nam, cây lúa được xem là cây
trồng bản địa, không phải là loại cây từ nơi khác đưa vào, nước ta nằm trong cái nôi lớn
sinh ra nghề trồng lúa của loài người, nhiều tác giả khi nghiên cứu về nguồn gốc cây
lúa đã xác định đó là vùng bán đảo Đông Dương, Miến Điện và Thái Lan [13].
Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại, việc xác định tổ tiên trực tiếp
của lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả
như Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami (1958) cho rằng Oryza
sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm Rufipogon. Tác giả Chaherjee (1951) lại cho
rằng Oryza sativa tiến hoá từ lúa dại hàng năm (O.nivara); Sano và cs (1958), Oka
(1998), Morishima và cs (1992) cho rằng kiểu trung gian giữa O.rufipogon và
O.nivara giống với lúa trồng hiện nay hơn cả [66].
Các nghiên cứu của Ting (1933), Sampath và Rao (1951) về xuất xứ của lúa
trồng Châu Á cho rằng O.sativa có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Theo
Chang (1976) thì O.Sativa xuất hiện đầu tiên tại Hymalaya, Miến Điện, Lào, Việt
Nam và Trung Quốc [22]. Từ các trung tâm này lúa Indica phát tán đến lưu vực
sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến
thành chủng Japonica, Sinica. Lúa Javanica được hình thành ở Indonesia và là sản
phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica [22]. Ở Việt Nam, kết quả về khảo sát nguồn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………





5

gen cây lúa cho thấy có 5 loại lúa dại mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ,
đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là các loài O.granulata, O.nivara,
O.ridleyi, O.officinalis và O.rufipogon [22].
Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ Hoà thảo (Gramineae), chi Oryza,
trong chi Oryza có nhiều loài, sống một năm hay nhiều năm, trong đó chỉ có 2 loài
trồng trọt là Oryza sativa phổ biến ở Châu Á, chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa,
có nhiều giống có đặc tính tốt cho năng suất cao và Oryza glaberrima, hạt nhỏ,
năng suất thấp, chỉ trồng một diện tích nhỏ ở Châu Phi.
2.1.2 Phân loại lúa trồng
Lúa trồng Oryza sativa L thuộc họ Hoà thảo (Gramine), tộc Oryzae, có bộ
nhiễm sắc thể 2n=24 [22].
Theo quan điểm sinh thái học, Morinaga (1954) chia lúa trồng Châu Á thành
5 kiểu sinh thái có tên là Aus, Boro, Bulu, Aman và Tjereh.
Gutchin (1938) chia lúa trồng thành 3 loài phụ (kiểu sinh thái địa lý) là
Indica, Japonica và Brevis, trong đó Brevis có hạt ngắn, Indica có hạt thon dài, còn
Japonica có hạt to, dầy và rộng. Kato và cs (1928) thì lại chia lúa trồng thành 2 loài
phụ là Indica và Japonica, các nhà khoa học thuộc IRRI đã thống nhất chia lúa
trồng Châu Á thành 3 loài phụ là Indica, Japonica và Javanica [22].
Theo Đinh Dĩnh (1958) chia lúa trồng thành hai nhóm: Lúa tiên và lúa cánh.
Lúa tiên có nguồn gốc ở Ấn Độ , Nam Trung Quốc và Đông Nam Châu Á, còn lúa
cánh có nguồn gốc ở Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, có dạng hạt bầu, thích
hợp vùng ôn đới và cận nhiệt đới [63].
Trên quan điểm canh tác học, chia lúa trồng O.sativa thành 4 loại hình thích
ứng với điều kiện canh tác khác nhau gồm: lúa cạn (Upland rice), lúa có tưới

(irrigated or flooded rice), lúa nước sâu (rainfed lowland rice) và lúa nước nổi (deep
water or flooting rice)
Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại lúa trồng khác như phân theo mùa vụ,
theo thời gian sinh trưởng vv.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




6

2.2. Nghiên cứu về đặc điểm nông, sinh học cây lúa
Cây lúa có kiểu hình khoẻ đẹp là cơ sở cho năng suất cao và là mục tiêu
của các nhà chọn giống nhằm tạo ra được các giống có kiểu cây lý tưởng.
Năm 1980, các nhà chọn giống lúa Nhật Bản đã đề xuất kiểu hình cho giống
lúa siêu cao sản với năng suất vượt lên 25% sau 15 năm cải tiến giống.
Donald (1986) là người khởi xướng đầu tiên về kiểu cây lý tưởng, Huang cho
rằng sinh trưởng nhanh mạnh, đẻ nhiều cho ưu thế lai vượt trội về năng suất,
Zhou cho rằng kiểu cây lý tưởng phải có bông to. Yuan Long Ping (1997) đặc
biệt nhấn mạnh đến việc tạo ra kiểu hình đạt đến sự hài hoà giữa nguồn và
“sức chứa”, ông tạo ra tổ hợp lai Peiai64S/E32 với kiểu cây lý tưởng, năng
suất đạt 13,9 tấn/ha [6].
2.2.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ khi hạt thóc nảy mầm cho đến
khi chín, thay đổi từ 90 - 180 ngày tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
Nắm được quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa là cơ sở chủ yếu
để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng khác
nhau [6].
Theo IRRI, trong vòng đời cây lúa trải qua 3 thời kỳ sinh trưởng chính đó là:

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ hình thành
hạt và chín. Ba thời kỳ sinh trưởng của cây lúa trải qua 10 giai đoạn phát triển tính
từ 0-9 gồm: Trương hạt, nảy mầm, đẻ nhánh, phát triển lóng thân, phân hoá hoa, trỗ
bông, nở hoa-thụ phấn thụ tinh, hạt chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.
Lai các dòng bố mẹ có thời gian sinh trưởng khác nhau (trừ các giống
chín muộn cảm quang) sẽ chọn được tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn đến
trung bình [24].
Đa số con lai F1 có thời gian sinh trưởng khá dài và thường dài hơn bố
mẹ sinh trưởng dài nhất (Deng, 1980; Lin và Yuan Long Ping, 1980). Xu và

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




7

Wang (1980) nhận xét rằng thời gian sinh trưởng của con lai phụ thuộc vào
thời gian sinh trưởng của dòng phục hồi (dòng R) [28].
Lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống lúa thường vì hầu
hết các dòng mẹ đang sử dụng hiện nay có thời gian sinh trưởng cực ngắn đến
ngắn khi lai dòng R sinh trưởng trung bình, con lai có thời gian sinh trưởng
trung gian giữa bố và mẹ. Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động trong
phạm vi rộng, là tính trạng số lượng do nhiều gen cùng kiểm soát. Khi lai hai
giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau, con lai F1 của đa số tổ hợp lai
biểu hiện hiệu ứng cộng tính. Quần thể F2 phân ly tăng tiến âm hoặc dương,
chín sớm hơn bố mẹ ngắn nhất hoặc muộn hơn bố mẹ dài nhất [6][21].
2.2.2. Chiều cao cây
Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu hình thái có liên quan đến nhiều chỉ
tiêu khác, đặc biệt là tính chống đổ, cây lúa có thân ngắn và cứng có khả năng

kháng đổ tốt hơn [91].
Theo các nhà nghiên cứu của IRRI (1996) [40] chiều cao cây được
đánh giá theo thang điểm như sau:
- Điểm 1: bán lùn (vùng trũng < 110 cm; vùng cao < 90 cm)
- Điểm 5: trung bình (vùng trũng 110-130 cm; vùng cao 90-125 cm)
- Điểm 9: cao (vùng trũng > 110 cm; vùng cao > 125 cm)
(Theo Guliere P. (1975) xác định có 4 gen kiểm tra chiều cao cây. Khi
nghiên cứu các dạng lùn tự nhiên và đột biến ông nhận thấy có trường hợp
tính lùn được kiểm tra bởi 1 cặp gen, có trường hợp bởi 2 cặp gen và đa số
trùng hợp do 8 cặp gen kiểm tra là d1, d2, d3, d4, d5, d6, d7 và d8 [21].
Gen lùn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra kiểu cây lý
tưởng, ở lúa có 2 kiểu gen lùn chính trong tự nhiên, ngoài ra còn có một số
kiểu gen lùn do đột biến tự nhiên hay nhân tạo. Các cặp gen lặn sẽ làm cho
các lóng bị rút ngắn nhưng không rút ngắn chiều dài bông. Gen lùn có hệ số

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




8

di truyền cao nhưng không liên kết với gen làm nhỏ hạt vì vậy được sử dụng
khá rộng rãi trong các chương trình cải tiến vật liệu bố mẹ lúa lai [6].
Chiều cao của lúa lai cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm của bố mẹ,
tùy từng trường hợp, chiều cao của F1 có lúc biểu hiện ưu thế lai dương
(Pillai, 1961; Singh, 1978), có lúc nằm trung gian giữa bố và mẹ có lúc lại
xuất hiện ưu thế lai âm [28].
Cải thiện dạng hình thấp cây nhằm tạo điều kiện cho chúng tiêu thụ 1kg
dinh dưỡng khá trong đất để đạt năng suất cao (Corkoa và Hanson, 1980).

Cây cao từ 90 - 100cm được coi là lý tưởng về năng suất (Akita, 1989). Theo
Jenning, 1979 cây có chiều cao thích hợp từ 80 - 100cm và có thể đến 120cm.
Nếu thân không cứng khoẻ, thân không dày, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng
cũng sẽ dẫn tới đổ ngã, tán che khuất lẫn nhau làm gia tăng một số bệnh dẫn
tới năng suất giảm [17].
2.2.3. Bộ lá lúa và khả năng quang hợp
Lá là một đặc trưng hình thái giúp phân biệt các giống lúa khác nhau và
là cơ quan quang hợp chính. Vì vậy, màu sắc, kích thước, độ dày lá, góc lá có
ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế.
Theo Yosida (1981) [77], một lá lúa hoàn chỉnh bao gồm: bẹ lá, bản lá,
tai lá và thìa lá. Các giống lúa chín sớm và chín trung bình có từ 10-18 lá trên
thân chính, các giống mẫn cảm với chu kỳ quang có số lá ổn định trong hầu
hết các điều kiện. Thời gian sống của từng lá cũng rất khác nhau, các lá phía
trên có thời gian sống lâu hơn các lá phía dưới. Như vậy, lá đòng có thời gian
sống lâu nhất.
Các lá phát triển liên tục từ dưới lên trên, mỗi lá cách nhau một bước,
cụ thể: Lá thứ 5 ở thời kỳ xuất hiện, thì lá thứ 6 ở thời kỳ hình thành bẹ lá, lá
thứ 7 ở thời kỳ hình thành phiến lá và lá thứ 8 ở thời kỳ phân hoá mầm[16].
Nghiên cứu về sự liên quan của bộ lá với năng suất lúa, Đào Thế Tuấn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




9

(1970) cho rằng một giống lúa có năng suất cao phải có đủ hai điều kiện: Diện
tích lá lớn trước khi trỗ để tạo nên một sức chứa lớn và hiệu suất quang hợp sau
trỗ cao có thể tạo ra được bông lúa to, tức nguồn chất dinh dưỡng lớn [74].

Tổng số lá trên cây có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích
của quần thể. Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn ngày thường có khoản 12 – 15
lá, có thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, trong đó có nhiều giống cực
ngắn khoảng 12 – 13 lá, nhóm trung bình có 16 – 18 lá, có thời gian sinh
trưởng 140 - 160 ngày và nhóm dài ngày có khoảng 20 - 21 lá và thời gian
sinh trưởng là 170 - 200 ngày [15][22].
Yuan Long Ping (1997) và các nhà chọn giống lúa Trung Quốc cho
rằng lá đòng dài, rộng vừa phải, bản lá lòng mo, dày, đứng và xanh đậm là lý
tưởng [6].
Kết quả nghiên cứu của Jenning (1981) cho rằng lá đòng dài và di
truyền độc lập không liên quan với gen lặn điều khiển độ dài thân, đặc điểm
này rất quan trọng bởi vì có thể chuyển gen lùn sang những giống có tính
trạng mong muốn mà vẫn giữ được tính lùn [6].
Lá đứng được kiểm tra bởi 1 gen lặn có hệ số di truyền cao, cặp gen
này có tác dụng đa hiệu vừa gây nên thân ngắn, vừa làm cho bộ lá đứng
thẳng, cứng và ngắn, độ dài lá có quan hệ đa hiệu với gen xác định chiều cao
cây, nhưng còn bị chi phối của điều kiện môi trường, độ dày lá có quan hệ
chặt với tiềm năng năng suất lúa [21].
2.2.4. Thân lúa và khả năng đẻ nhánh
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng, số lóng trên thân phụ thuộc vào
giống. Các giống có thời gian sinh trưởng trung ngày thường có 6-7 lóng, các
giống ngắn ngày có khoảng 4-5 lóng. Sự phát triển của các lóng đốt quyết
định đến chiều cao cây và liên quan tới khả năng chống đổ. Hiện nay, các
giống lúa mới thấp cây đang dần thay thế các giống lúa cao cây vì có khả
năng chống đổ tốt hơn khi đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao [26].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………





10

Theo kết quả nghiên cứu cho rằng đối với lúa thì số nhánh đẻ của một
cá thể có di truyền số lượng với hệ số di truyền thấp đến trung bình. Nếu một
trong hai bố mẹ có khả năng đẻ nhánh khoẻ thì con lai đẻ khoẻ và ở các thế hệ
phân ly sẽ xuất hiện những cá thể đẻ khoẻ với tần số cao [6].
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt đến quá
trình hình thành số bông và năng suất sau này. Trong điều kiện cấy 1 - 2 dảnh
và cấy thưa cây lúa có thể đẻ được 20 - 30 nhánh. Theo Bùi Huy Đáp, cấy
một dảnh ngạnh trê và cấy thưa trong vụ mùa, giống lúa Tám có thể đẻ được
232 nhánh trong đó có 101 nhánh thành bông [15].
Nghiên cứu các tổ hợp lai cho nhận xét rằng kiểu đẻ nhánh chụm và
đứng thẳng là do gen lặn quy định còn kiểu đẻ nhánh xoè là trội [21]. Con lai
F1 đẻ nhánh sớm, sức đẻ nhánh mạnh. Thí nghiệm cấy một dảnh của Trường
Đại học Nông nghiệp Hồ Nam cho nhận xét: 23 ngày sau cấy giống lúa lai
Nam Ưu đẻ được 15,75 dảnh còn giống Quảng Xuân - giống lúa thường tốt
nhất trong vùng chỉ đẻ được 10,12 dảnh (Chang và cộng sự 1971, 1973) [28].
Theo đề xuất của Yuan Long Ping, cây lúa vừa phải đẻ nhánh trung
bình, khi chín đầu bông uốn cong cách mặt ruộng 60cm, lá đòng luôn che
khuất bông [6].
2.2.5. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa
Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: số bông/đơn vị diện tích, số
hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt.
Trong các yếu tố trên thì số bông/đơn vị diện tích có tính quyết định và
hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mật độ cấy, khả năng đẻ
nhánh, khả năng chịu đạm. Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khoẻ,
chịu đạm có thể cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích [62]. Số bông
có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và khối lượng hạt đóng
góp 26% [16].


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




11

Trên ruộng lúa cấy, số bông/m
2
phụ thuộc nhiều vào năng lực đẻ
nhánh, chỉ tiêu này xác định chủ yếu vào khoảng 10 ngày sau khi đẻ nhánh tối
đa. Ở ruộng lúa gieo thẳng số bông/m
2
phụ thuộc nhiều vào lượng hạt gieo và
tỷ lệ mọc mầm [77]. Các kết quả nghiên cứu ở nước ta cho thấy số bông có
quan hệ nghịch với số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt, còn số hạt/bông lại có
quan hệ thuận với khối lượng hạt [74].
Số hạt/bông được xác định trong thời gian sinh trưởng sinh thực. Số
hạt/bông bằng hiệu số của số hoa phân hóa trừ đi số hoa bị thoái hoá. Yếu tố
này phụ thuộc nhiều vào đặc tính giống và điều kiện ngoại cảnh [77].
Tỷ lệ hạt chắc tăng hay giảm tỷ lệ hạt lép sẽ làm trọng lượng bông tăng
nên năng suất sẽ tăng. Tỷ lệ hạt lép trên bông có thể thay đổi trên phạm vi khá
rộng: Ít là 2-5%, thông thường là 5-10%, cũng có khi 20-30% hoặc thậm chí
còn cao hơn. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ bông.
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định trực tiếp bởi 3 thời kỳ là giảm nhiễm,
trổ và chín sữa. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp, tỷ lệ lép cao là do
trong các thời kỳ trên nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp hoặc cao quá làm cho
hạt phấn mất sức nảy mầm, hoặc trước đó vòi nhụy phát triển không hoàn
toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại. Vì vậy, để có tỷ lệ hạt chắc cao phải bố trí

thời vụ gieo cấy sao cho khi lúa làm đòng, trỗ bông và chín gặp được điều
kịên thời tiết thuận lợi [63].
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa, so với các
yếu tố trên thì khối lượng 1000 hạt ít biến động hơn, phụ thuộc chủ yếu vào
giống, do kích thước hạt, kích thước của vỏ trấu khống chế rất nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, kích thước vỏ trấu có lệ thuộc vào sự biến đổi chút ít bởi bức xạ
mặt trời trong 2 tuần trước khi nở hoa [77]. Chọn giống có năng suất cá thể
cao thường có khả năng cho năng suất cao trong sản xuất [16]. Ngoài ra, khi
nghiên cứu độ thoát cổ bông, một số nhà khoa học nhận thấy: Những giống có

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




12

bông trỗ thoát hoàn toàn thường có tỷ lệ hạt chắc cao [20].
Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất thực chất là mối quan
hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai mặt, khi số bông tăng lên
trong một phạm vi nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối
cùng tăng, đó là mối quan hệ thống nhất. Nhưng khi số bông tăng quá cao sẽ
làm cho khối lượng bông giảm nhiều, năng suất sẽ giảm, đó là quan hệ mâu
thuẫn. Những biến động này phản ánh quy luật khách quan của sinh vật, hay
nói cách khác, đó là hiện tượng tự điều tiết quần thể của ruộng lúa. Tuy nhiên
trong sản xuất không thể xem nhẹ tác động của con người, tức là tác động các
biện pháp kỹ thuật theo hướng có lợi nhất để đạt năng suất cao[16].
2.3. Nghiên cứu về chất lượng gạo và các yếu tố ảnh hưởng
Chất lượng gạo được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, bao
gồm: hình dạng hạt, kích thước hạt, độ đồng đều của hạt, màu sắc vỏ hạt, tỷ lệ

gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, chất lượng thử nếm và
đặc điểm trong quá trình chế biến…Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào 4 yếu tố:
bản chất giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác và các vấn đề sau thu
hoạch.
Theo Juliano (1985) [94] có thể tổng hợp để đánh giá chất lượng gạo
theo các nhóm chỉ tiêu sau:
* Chất lượng xay xát: Được đánh giá thông qua tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ
lệ gạo nguyên, tỷ lệ tấm…
* Chất lượng thương trường (thương mại): Đây là tiêu chuẩn dùng để mua
bán, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu chất lượng thương trường
căn cứ vào hình dạng hạt, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, độ trong, độ bóng, độ
bạc bụng, màu sắc hạt…Hiện nay trên thị trường thế giới và trong nước rất ưa
chuộng dạng hạt gạo thon dài và tỷ lệ trắng trong cao.
* Chất lượng nấu nướng: Căn cứ chủ yếu vào hàm lượng amyloza, nhiệt độ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




13

hoá hồ, độ bền gel, độ nở cơm, sức hút nước và hương thơm…
* Chất lượng dinh dưỡng: Có các chỉ tiêu chính là hàm lượng protein, hàm
lượng lysine…
Các tính trạng chất lượng trên của mỗi giống khi thể hiện đều chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xay xát
Theo Bhattacharya (1980) [83] kích thước và hình dạng hạt có ảnh
hưởng đến chất lượng gạo xay xát. Với những giống có tỷ lệ dài (D)/ rộng (R)

thấp thì tỷ lệ gạo nguyên cao, còn những giống có tỷ lệ D/R cao thì tỷ lệ gạo
nguyên thấp (Malik, 1989) [104].
Theo Crauford (1962) [86] hạt phơi dưới nắng có tỷ lệ gạo nguyên là
50%, trong khi phơi trong bóng râm tỷ lệ gạo nguyên đạt 70%. Những hạt đã
khô, nếu hút ẩm nhanh cũng có thể tạo ra những vết rạn dọc trong hạt và gây
ra những mảnh vỡ nhỏ khi xay xát (Bhattacharya, 1980) [83].
Lê Doãn Diên (1990) [9] cho rằng điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ,
độ ẩm khi chín, điều kiện bảo quản, phơi sấy khi thu hoạch cũng làm tỷ lệ gạo
nguyên thay đổi ít nhiều tuỳ theo bản chất giống. Hạt càng mảnh, dài, độ bạc
bụng càng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp.
Kết quả nghiên cứu của Viện công nghệ sau thu hoạch (1998) [76] cho
biết các giống lúa ở đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ vỏ trấu cao hơn các giống
ở đồng bằng sông Cửu Long.
Do đặc tính nở hoa trên một bông lúa và giữa các bông trong một khóm
là khác nhau, dẫn đến hạt chín không đồng đều (Ramaiah, 1953; Vergra,
1980) [109], [113]. Như vậy, thời gian thu hoạch thường phải ước đoán để thu
vào giai đoạn đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Nếu thu hoạch sớm dẫn
đến hao hụt về năng suất và tỷ lệ gạo gãy cao vì lúa chưa chín. Nếu thu muộn,
do có nhiều hạt quá chín sẽ rụng và nứt vỡ (Srinivas, 1985) [111]. Do vậy,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




14

việc chọn giống để hoa trong một bông và các bông trong một khóm nở tập
trung sẽ làm tăng năng suất và làm giảm sự mất mát trong quá trình thu hoạch
và xay xát.

Theo Karim và cộng sự (1993) [95], tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên giảm
dần theo sự tăng áp suất xay xát. Còn Ban T (1971) [81] lại thấy liên quan
giữa mức độ rạn nứt của hạt và làm khô trong quá trình sấy.
Theo Hou (1988) [90] cho rằng: “bón đạm với liều lượng cao sẽ làm
cây lốp đổ, sẽ làm cho tỷ lệ gạo nguyên bị giảm sút”.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thương trường (thương mại)
Chất lượng thương trường có ý nghĩa to lớn trong mua, bán trao đổi và
định giá gạo, bao gồm các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ hạt nguyên (Whale kernel): hạt còn nguyên vẹn, hình dạng tự
nhiên theo khối lượng gạo xát (Uỷ ban khoa học Nhà nước, 1992) [75].
- Tỷ lệ bạc bụng đánh giá độ trắng trong của hạt gạo. Vết bạc bụng
thường xuất hiện ở trên lưng, bụng hoặc ở trung tâm hạt gạo và các vết gãy
của hạt gạo cũng xuất phát từ những điểm bạc bụng này. Chính vì vậy mà tỷ
lệ bạc bụng có tỷ lệ nghịch với tỷ lệ gạo nguyên (Lê Doãn Diên, 1997) [10].
Tính trạng bạc bụng do đặc tính di truyền quyết định, nhưng mức độ di
truyền ổn định qua các thế hệ có chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnh
nhưng không lớn lắm. Có một số giống không bạc bụng trong mọi điều kiện
như IR22, trong khi đó có một số giống khác lại bạc bụng trong mọi điều kiện
như IR8, còn một số biểu hiện trung gian (P.R Jenning WR, 1979) [108].
Tỷ lệ bạc bụng, tỷ lệ gạo nguyên và hàm lượng amylose là các tính trạng
chất lượng, kém ổn định trong các điều kiện sản xuất khác nhau (Bùi Chí
Bửu, 1996) [2].
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất và chất lượng gạo không
chỉ do yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (khí

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………





15

hậu, đất đai), kỹ thuật canh tác (phân bón, nước tưới, thu hoạch) và công nghệ
sau thu hoạch (Tanaka, 1967) [112]. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cũng
có thể làm tăng tỷ lệ bạc bụng (Bangweak, 1994) [82].
Kích thước hạt là tính trạng rất đặc trưng của giống, tuỳ giống khác
nhau mà hạt gạo có hình dáng thon dài, dài, bầu hay tròn. Khi nghiên cứu về
hình dạng và kích thước hạt gạo các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước hạt
gạo là tính trạng số lượng được kiểm soát bởi đa gen. Đối với lúa lai kích
thước hạt có sự phân ly vượt trội đặc biệt là chiều dài hạt gạo (Zhao and
Yang, 1993) [126].
Hình dạng hạt gạo là đặc tính giống tương đối ổn định, ít bị thay đổi do
điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu sau khi nở hoa, nhiệt độ hạ thấp có thể
làm giảm chiều dài hạt nhưng không nhiều. Nếu những cá thể có hình dạng
hạt đẹp ở F2 thì ít biến đổi ở F3 và các thế hệ sau. Vì vậy, trong các quần thể
từ sau F3 hay các dòng thuần không có hy vọng chọn được dạng hạt đẹp hơn
F2 hoặc nguyên bản (Nguyễn Thị Trâm, 1998) [66].
Theo Lê Doãn Diên (1997) [10] lúa đặc sản và lúa cổ truyền ở Việt
Nam có kích thước và hình dạng nhỏ hơn so với các giống lúa cải tiến. Các
giống lúa đặc sản miền Bắc thường có hạt nhỏ hơn và hương thơm hơn so với
các giống lúa đặc sản Miền Nam.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nấu nướng và ăn uống
Sản phẩm chính của gạo là cơm. Chất lượng cơm được đánh giá qua
các chỉ tiêu: độ mềm, độ dẻo, độ chín, độ bóng, độ rời, mức độ khô khi để
nguội, mùi thơm, vị đậm Chất lượng cơm phản ánh thị hiếu tiêu dùng ở các
vùng khu vực (Viện Công nghệ sau thu hoạch, 1998) [76].
Theo Sanjiva Rao, 1952 [116] tinh bột chiếm tỷ lệ trên 80% khối lượng
hạt gạo, được hình thành do hai loại phân tử amylose (mạch thẳng) và
amylopectin (mạch nhánh). Tỷ lệ của 2 loại phân tử tinh bột này ảnh hưởng


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………




16

đến tính nấu nướng và ăn uống của gạo xát.
Viện Công nghệ sau thu hoạch (1998) [76] cho rằng: hàm lượng
amylose tỷ lệ thuận với độ nở, độ khô, độ rời của hạt và tỷ lệ nghịch với độ
dính, độ bóng, độ dẻo của cơm.
Về mặt di truyền hàm lượng amylose chưa có ý kiến thống nhất. Theo
Kumar và Khush (1986) [100] cho rằng: hàm lượng amylose do một cặp gen
điều khiển và hàm lượng amylose cao là trội hoàn toàn so với hàm lượng
amylose trung bình và thấp.
Theo Chang và Somrith, 1979 [84] do tính chất 3n của nội nhũ hạt gạo,
nên hàm lượng protein đều chịu ảnh hưởng từ cây mẹ rất rõ. Tuy nhiên, sự
thay đổi của điều kiện môi trường có ảnh hưởng tới sự biến động của hàm
lượng amylose. Nhiệt độ cao trong giai đoạn lúa chín làm giảm hàm lượng
amylose. Một giống có thể thay đổi hàm lượng amylose đến 6% ở các vụ
trồng khác nhau (P.R Jenning WR, 1979) [108].
Vũ Văn Liết và cộng sự (1995) [45] cho thấy hàm lượng amylose có
tương quan chặt chẽ với đặc điểm nông học của giống như chiều cao cây,
chiều dài bông, khối lượng 1000 hạt. Hàm lượng amylose thấp có tỷ lệ gạo
gãy tăng, độ nở thấp, độ dính và độ dẻo cao. Những giống có tỷ lệ D/R cao thì
hàm lượng amylose trên 20% và gạo gãy cao.
Ngoài ra hàm lượng amylose còn là chỉ tiêu để xác định các chỉ tiêu
khác như: độ bền gel, nhiệt độ hoá hồ, độ nở, điểm phá kiềm, sức hút nước và
sự đánh giá cảm quan.
Theo Jenning (1979) [108] những giống có hàm lượng amylose cao

(>25%) thì độ bền gel thường là cứng, còn những loại có hàm lượng amylose
thấp (<25%) thì có độ bền gel mềm.
Mức độ xay xát là tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới độ bền gel bởi vì
hàm lượng lipit có nhiều nhất ở lớp vỏ ngoài của gạo[82].

×