Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn các tổ hợp lúa lai hai dòng mới và đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển một số dòng bố mẹ tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


TRẦN THỊ THU NGÂN




NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LÚA LAI HAI DÒNG
MỚI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ DÒNG BỐ MẸ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN QUANG



HÀ NỘI - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hoàn thành luận văn đều đã được tác
giả cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Ngân
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Văn Quang
đã tận tình dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp của mình.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Phòng
Công nghệ lúa lai – Viện nghiên cứu lúa, bộ môn Di truyền – Chọn giống –
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và bạn
bè đã luôn là chỗ dựa vững chắc giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực tập
cũng như trong suốt khóa học.
Hà nội, ngày tháng năm 2012
Học viên


Trần Thị Thu Ngân



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Lịch sử nghiên cứu và phát triển lúa lai. 4
2.2 Cơ chế giao phấn ở lúa. 6
2.3 Ưu thế lai ở lúa 7
2.4 Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và
Việt Nam 9
2.5 Xây dựng quy trình sản xuất hạt lai F1. 16
2.6 Chọn tạo những tổ hợp lai mới. 18
2.7 Phát triển lúa lai thương phẩm 21
2.8 Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 23
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 36

3.2 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Kết quả tuyển chọn các tổ hợp lai 43
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iv

4.2 Kết quả đánh giá các tổ hợp lai được tuyển chọn 45
4.2.1 Sinh trưởng ở thời kỳ mạ của các tổ hợp lai 45
4.2.2 Thời gian qua các gian đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai được chọn 47
4.2.3 Đánh giá động thái sinh trưởng của các tổ hợp lai được tuyển chọn. 49
4.2.5 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai 60
4.2.6 Đánh giá mùi thơm của các tổ hợp lai được tuyển chọn 62
4.2.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các tổ hợp lai 64
4.2.8 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai được chọn 68
4.2.9 Kết quả lựa chọn các tổ hợp lai triển vọng bằng chỉ số chọn lọc 72
4.3 Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển các dòng bố mẹ
tại ruộng sản xuất hạt lai F1 75
4.3.1.Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bố mẹ. 75
4.3.2 Động thái tăng trưởng số lá của các dòng bố mẹ. 76
4.3.3 Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng bố mẹ 77
4.3.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng bố mẹ 79
4.3.5 Đánh giá sức sống vòi nhụy của các dòng bất dục. 80
4.3.6 Đánh giá trùng khớp của các dòng bố mẹ. 81
4.3.7 Ảnh hưởng của liều lượng GA3 đến sinh trưởng phát triển của
các dòng bố mẹ. 84
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Đề nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 107

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ghi chú
ƯTL Ưu thế lai
TGST Thời gian sinh trưởng
TGMS Bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ
PGMS Bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với quang chu kỳ
EGMS Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với môi trường
CMS Bất dục đực di truyền tế bào chất
WA Bất dục đực hoang dại
GA3 Axit gibberrelin
NSTT Năng suất thực thu
NSCT Năng suất cá thể
NSLT Năng suất lý thuyết




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích lúa lai trong 2 năm 2009 và 2010 14
2.2 Tình hình sản xuất hạt lai F1 ở Việt Nam trong những năm gần đây 18
4.1 Kết quả tuyển chọn các tổ hợp lai 43
4.2 Giới thiệu về nguồn gốc các tổ hợp lai được tuyển chọn 44
4.3 Đánh giá màu sắc lá mạ và khả năng chịu rét của các tổ hợp lai 45
4.4 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong
vụ Xuân 2011 48
4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai được tuyển
chọn trong vụ Xuân 2011 51
4.6 Động thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai được tuyển chọn trong vụ
Xuân 2011 55
4.7 Động thái ra lá của các tổ hợp lai được tuyển chọn trong vụ Xuân
2011 58
4.9 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai trong điều kiện vụ
Xuân 2011 61
4.10 Kết quả đánh giá mùi thơm của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2011 63
4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2011 65
4.12 Năng suất của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2011 67
4.13 Một số đặc điểm hạt gạo của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2011 69
4.14 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2011 71
4.15 Kết quả lựa chọn các tổ hợp lai triển vọng bằng chỉ số chọn lọc 72
4.16 Kết quả lựa chọn các tổ hợp lai triển vọng bằng chỉ số chọn lọc 73
4.17 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bố mẹ trong
vụ Mùa 2011 75
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii


4.18 Động thái tăng trưởng số lá của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2011 76
4.19 Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng bố mẹ trong vụ
mùa 2011 78
4.20 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng bố mẹ trong điều kiện vụ
Mùa 2011 79
4.21 Sức sống vòi nhụy của các dòng bất dục trong vụ Mùa 2011 80
4.22 Thời gian từ gieo đến trỗ và đánh giá trùng khớp của các dòng bố mẹ 83
4.23 Ảnh hưởng của liều lượng phun GA3 đến chiều cao cây cuối
cùng của các dòng bố mẹ 85
4.24 Ảnh hưởng của liều lượng phun GA3 đến tỉ lệ thò vòi nhụy của
các dòng mẹ 86
4.25 Ảnh hưởng của liều lượng phun GA3 đến chiều dài cổ bông của
các dòng bố mẹ. 87
4.26 Ảnh hưởng của liều lượng phun GA3 đến chiều dài lóng dưới đốt
cổ bông của các dòng bố mẹ 90
4.27 Ảnh hưởng của liều lượng phun GA3 đến năng suất của các tổ
hợp lai. 91

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của một số tổ hợp lai F1 53
4.2 Động thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai được tuyển chọn 57
4.3 Động thái ra lá của một số tổ hợp lai F1 được tuyển chọn 60
4.4 NSTT của một số tổ hợp lai F1 được tuyển chọn 68

4.5 Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây 75
4.6 Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây 77
4.7 Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây 78



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu (lúa, lúa mỳ, ngô) của
thế giới, nó được trồng trên 100 nước với diện tích khoảng 153,7 triệu ha,
tổng sản lượng xấp xỉ đạt 672 triệu tấn (theo FAO năm 2011). Ở vùng Đông,
Nam, Đông Nam Châu Á, lúa là cây nông nghiệp quan trọng được trồng ở 25
quốc gia với điều kiện kinh tế, khí hậu, địa hình, tính chất đất rất đa dạng.
Việt Nam từ lâu đã được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước, cây
lúa được coi là cây lương thực quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2010 đạt xấp xỉ 7,5 triệu ha chiếm
trên 87% tổng diện tích đất trồng cây lương thực có hạt, với sản lượng là
39,99 triệu tấn được trồng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long (Tổng cục thống kê 2011). Hơn nữa lượng gạo xuất
khẩu năm 2010 đạt 6,88 triệu tấn, kim ngạch 3,23 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,4% về
lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2009.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa ở nước ta ngày càng bị
thu hẹp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới quá trình trên trong đó có quá trình đô
thị hoá và công nghiệp hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng và đặc biệt là sự kém hiệu quả của các giống lúa hiện có trong

sản xuất.
Mặt khác áp lực của quá trình tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu về
xuất khẩu gạo lúa gạo ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng, thì việc
sản xuất lúa gạo cần tập trung vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng các giống lúa là quan trọng nhất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2

Song thực tế khi trình độ sản xuất của người nông dân được nâng lên
thì năng suất lúa thuần gần như đã đạt ngưỡng, việc nghiên cứu khai thác sử
dụng ưu thế lai ở lúa được xem như là giải pháp tốt nhất để thúc đẩy việc
tăng sản lượng lúa những năm sắp tới. Năng suất lúa lai cao hơn 20 – 30% so
với lúa thuần. Chính vì vậy sử dụng ưu thế lai ở lúa là một chiến lược quan
trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Hiện nay, các viện nghiên cứu, các trường đại học đã và đang tập trung
vào việc chọn tạo các giống lúa lai mới cho thời gian sinh trưởng ngắn, năng
suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh để đưa vào sản xuất. Một
số tổ hợp lai được chọn tạo trong nước được đưa vào sản xuất trên diện rộng
như Việt Lai 20, Việt lai 50, TH3-3, HYT100, HYT103, …
Tuy nhiên các tổ hợp lúa lai được gieo cấy rộng rãi trong nước chủ yếu
được nhập nội từ Trung Quốc như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.Ưu 527, Bắc ưu
903, … với giá thành cao, năng suất không ổn định, chỉ phù hợp với điều kiện
vụ xuân, khả năng chống chịu kém đặc biệt với bệnh đạo ôn, bạc lá … và
điều kiện khí hậu bất thuận ở Việt Nam.
Vì vậy để giải quyết những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài. “Nghiên cứu tuyển chọn các tổ hợp lúa lai hai dòng mới và đánh giá
đặc điểm sinh trưởng phát triển một số dòng bố mẹ tại Gia Lâm – Hà Nội”
nhằm chọn tạo một số giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu với điều kiện ngoại cảnh để đưa vào sản xuất.

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai hai dòng có năng suất cao, chất
lượng khá phù hợp với điều kiện thâm canh vùng Gia Lâm.
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển các dòng bố mẹ ở ruộng sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

xuất hạt lai F1 của một số tổ hợp lúa lai hai dòng.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm nông sinh học, đặc điểm
hình thái của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới. Đánh giá được mức độ nhiễm
sâu bệnh, năng suất và chất lượng của các tổ hợp lai.
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh
học, đặc điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất của các dòng bố
mẹ tại ruộng sản xuất hạt lai. Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến năng suất ruộng sản xuất hạt lai F1.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ việc đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học, năng suất, mức độ nhiễm
sâu bệnh sẽ chọn lọc một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới có triển vọng phục vụ
cho việc mở rộng diện tích lúa lai gieo trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm và
các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Sơ bộ thiết lập quy trình sản xuất hạt lai F1 một số tổ hợp lai có triển vọng.




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Lịch sử nghiên cứu và phát triển lúa lai.
2.1.1. Quá trình nghiên cứu, ứng dụng và phát triển lúa lai.
J.W. Jones (1926) (nhà di truyền học người Mỹ) là người đầu tiên báo
cáo về sự xuất hiện ưu thế lai ở lúa. Tiếp sau đó nghiên cứu xác nhận sự xuất
hiện ưu thế lai ở các yếu tố cấu thành năng suất (Anonymous, 1977 [30]; Lin
và Yuan, 1985 [34]) về sự phát triển bộ rễ (Anonymous, 1977 [30]) về cường
độ quang hợp và hô hấp, diện tích lá (Lin và Yuan, 1985 [34])
Đề xuất sản xuất lúa lai thương phẩm là các nhà khoa học Ấn Độ
(Kadam 1937 [32]); Mỹ (Craigmiles 1966, Caranahan và cộng sự 1972 [34]),
Họ đã không thành công vì chưa tìm ra phương pháp sản xuất hạt lai.
Trung Quốc là nước nghiên cứu lúa lai muộn hơn so với các nước
khác. Năm 1964, Yuan L.P. đã phát hiện được cây lúa dại bất dục ở đảo Hải
Nam [49]. Năm 1973 các nhà khoa học tìm ra tìm ra nhiều dòng phục hồi như
IR661, IR24 … và đã có đủ 3 dòng để tạo ra những giống lúa lai đầu tiên là
Nam ưu số 2, Shan ưu số 2, Ủy ưu số 6… Năm 1974 các nhà khoa học Trung
Quốc đã giới thiệu những tổ hợp lai cho ưu thế lai cao. Năm 1975 quy trình
sản xuất hạt lai hệ 3 dòng được hoàn thiện. Năm 1976, Trung Quốc đã sản
xuất được hạt lai F1 để gieo cấy 140.000 ha [24]. Năm 1980 Trung Quốc đã
bắt đầu nghiên cứu lúa lai 2 dòng.
2.1.2. Quá trình nghiên cứu, phát triển lúa lai ba dòng.
Lúa lai “ba dòng” là hệ thống lúa lai sử dụng ba dòng: Dòng CMS (dòng
A), dòng duy trì (dòng B), dòng phục hồi (dòng R) để sản xuất hạt lai F1.
Hiện tượng bất dục đực tế bào chất ở lúa được Sampath S. và Mohathy
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

5


H.K. nghiên cứu vào năm 1954 [40], Sasahara và Katsuo K. (1965) [41]
nhưng mãi đến năm 1973 Trung Quốc mới sản xuất được hạt lai F1 hệ ba
dòng trên cơ sở phát hiện một dòng lúa bất dục đực hoang dại thuộc loài
Oryza futur F. spontanea ký hiệu là WA từ dạng bất dục này người ta đã
chuyển gen vào lúa trồng và tạo ra dòng bất dục đực tế bào chất (CMS). Để
sản xuất được hạt lai F1 cần phải có đủ 3 dòng: dòng CMS (dòng A), dòng
duy trì (dòng B), dòng phục hồi (dòng R).
Dòng CMS sản xuất được phải có tính bất dục đực ổn định di truyền
qua các thế hệ và không bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh, dễ dàng phục
hồi tính hữu dục, có cấu trúc và tập tính phù hợp cho giao phấn chéo [52].
Dòng duy trì là dòng khi lai với dòng CMS duy trì được tính bất dục
đồng thời cũng tự thụ được.
Dòng phục hồi là dòng cho phấn dòng CMS để sản xuất hạt lai F1.
2.1.3. Quá trình nghiên cứu, phát triển lúa lai hai dòng.
Lúa lai “hai dòng” là hệ thống lúa lai sử dụng các dòng bất dục đực di
truyền nhân cảm ứng với điều kiện môi trường EGMS làm dòng mẹ sản xuất
hạt lai.
* Nghiên cứu và phát triển bất dục đực truyền nhân
Năm 1973, khi theo dõi giống Nongken 58, Shi M.S. (Trung Quốc)
phát hiện thấy một số cá thể bất dục khi trỗ bông vào thời kỳ có độ dài ngày >
14 giờ hữu dục khi độ dài ngày < 13 giờ 45 phút, giai đoạn mẫn cảm từ phân
hóa gié đến hình thành tế bào mẹ hạt phấn. Đây là công cụ di truyền đầu tiên
để khai thác tạo giống lúa lai “hai dòng”.
* Bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với ánh sáng (Photoperiod
sensitive Genic Male Sterile – PGMS)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6


Từ Nongken 58S có rất nhiều dòng PGMS và TGMS mới được tạo ra
bằng việc lai giữa Nongken58S với các giống Japonica rồi chọn lọc ở thế hệ
phân ly. Ngoài ra các nhà khoa học Mỹ còn tìm được hai dòng PGMS khác là
dòng M201S và dòng Calrose76S. Theo Yuan L.P. và Xi Q.F. (1995) [52],
các dòng bất dục kiểu PGMS mẫn cảm mạnh với ánh sáng ở giai đoạn từ phân
hóa gié cấp 2 đến hình thành tế bào mẹ hạt phấn. Thời gian chiếu sáng tới hạn
gây hữu dục hạt phấn là ≤ 13 giờ 45 phút, cường độ ánh sáng ≥ 50 lux.
* Bất dục di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ (Theremo sensitive
Genic Male Sterile – TGMS)
Năm 1988,Yuan L.P. đã phát hiện ra dòng bất dục đực di truyền nhân
mẫn cảm với nhiệt độ đầu tiên tên Annong S-1 thu được từ quần thể đột biến
tự nhiên ở thế hệ con cháu của tổ hợp lai Chao 40B/285/6209 – 3 [49]. Năm
1989 Yang và cộng sự dùng phương pháp đột biến giống IR 50 thu được dòng
TGMS 5460S [49]. Năm 1991, Maruyama và các cộng sự bằng phương pháp
đột biến phóng xạ tạo ra dòng bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS) gọi
tên là Norin PL – 12. Năm 1993 Mao C.X. [36] cho thấy: Nếu nhiệt độ trung
bình ngày đêm > 27
0
C trong 4 ngày liên tục ở thời kỳ phân chia giảm nhiễm tế
bào mẹ hạt phấn, thì hạt phấn sẽ bị thoái hóa hoàn toàn. Năm 2000, theo Nguyễn
Thị Trâm [24] dòng TGMS bất dục khi gặp nhiệt độ > 27
0
C vào thời gian từ 8 -
12 ngày trước khi lúa trỗ. Dòng TGMS hữu dục khi nhiệt độ < 24
0
C.
2.2. Cơ chế giao phấn ở lúa.
Theo nghiên cứu thì lúa có khả năng giao phấn tự nhiên rất thấp biến
động từ 0 - 44% ở những cây bất dục [34]. Trong sản xuất hạt giống lai thì
khả năng giao phấn được quyết định bởi đặc điểm nở hoa của dòng bố mẹ và

các yếu tố môi trường.
2.2.1. Đặc điểm của dòng bố mẹ liên quan đến thụ phấn chéo.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

Độ trỗ thoát cổ bông sẽ làm tăng lượng phấn tung ra của dòng bố và
tăng số hoa nhận phấn của dòng mẹ. Các nhà khoa học cho rằng lá đòng dài
và đứng ở dòng mẹ sẽ cản trở việc giao phấn chéo hơn lá đòng nhỏ nằm
ngang. Đảm bảo sự trỗ bông trùng khớp của bố và mẹ là yếu tố quyết định
đến năng suất hạt lai. Chiều cao của dòng bố cao hơn dòng mẹ 20 - 25 cm có
lợi cho việc truyền phấn. Số hoa/bông và bông/m
2
của quần thể mẹ quyết định
đến khả năng nhận phấn.
2.2.2. Cấu trúc và tập tính nở hoa.
Để đảm bảo tỷ lệ thụ phấn cao dòng mẹ phải có những đặc điểm sau.
(Yuan L.P, 2005) [52].
- Vòi nhụy vươn ra ngoài và ở lại bên ngoài sau khi vỏ trấu khép lại.
- Núm nhụy dài, có nhiều lông và có sức sống cao.
- Hoa nở sớm và tập trung.
- Góc mở của hoa rộng (40 -

50
0
) thời gian nở hoa dài (>1 giờ).
Theo Hoàng Tuyết Minh (2002) [16] tỷ lệ kết hạt do thụ phấn của vòi nhụy
vươn ra ngoài chiếm lớn hơn 75% tổng số hạt được thụ phấn.
Đối với dòng bố thì các đặc tính như kích thước bao phấn, số hạt phấn
bao phấn, chiều dài chỉ nhị, thời gian nở hoa cũng ảnh hưởng đến sự giao phấn.

2.3. Ưu thế lai ở lúa
2.3.1. Khái niệm
Ưu thế lai (ƯTL) là một thuật ngữ chỉ hiện tượng con lai F
1
thu được
bằng cách lai giữa bố mẹ khác nhau về mặt di truyền, tỏ ra hơn hẳn bố mẹ về
các tính trạng hình thái, sức sinh trưởng, khả năng chống chịu với điều kiện
bất thường, khả năng thích nghi, năng suất, chất lượng và các đặc tính khác
nữa. Việc sử dụng ƯTL trong sản xuất thương mại bằng cách phát triển và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

trồng các con lai F
1
nhằm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế gọi là khai thác
ƯTL (Trần Duy Quý, 2000)[18].
Ưu thế lai được khai thác thành công ở lúa nhờ sử dụng vật liệu bất dục
đực làm mẹ trong sản xuất hạt lai. Thành tựu của lúa lai được người Trung
Quốc coi là cuộc cách mạng xanh lần thứ hai trong nông nghiệp. Lúa lai đã
làm tăng đáng kể tổng sản lượng lương thực của Trung quốc nói riêng và thế
giới nói chung. Ở Việt Nam những năm gần đây lúa lai phát triển khá mạnh,
năng suất lúa lai tăng từ 20 - 30% so với các giống lúa thuần [52].
2.3.2. Đánh giá ưu thế lai
Ưu thế lai ở cây ngũ cốc thường biểu hiện ở các tính trạng số lượng
như năng suất hạt, khối lượng hạt, chiều cao cây, số hạt trên bông vv Do
vậy, mức độ của ƯTL có thể đánh giá được bằng những thông số nhất định.
Ba công thức sau đây thường được dùng để đánh giá lúa lai:
- Ưu thế lai của trung bình bố mẹ hay ưu thế lai cao hơn giá trị trung
bình của bố mẹ (MP-mid parents):

Hm % =
%100
1
×

MP
MPF

- Ưu thế lai thực: Giá trị tính trạng của con lai F1 so với bố hoặc mẹ tốt
nhất (BP - best parent)
Hb% =
%100
1
×

BP
BPF

- Ưu thế lai chuẩn hay ưu thế lai cao hơn giá trị của giống đối chứng
(S-Standard = Check):
Hs% =
%100
1
×

S
SF

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


9

2.4. Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Nghiên cứu và ứng dụng ƯTL ở cây lúa trên thế giới
Ưu thế lai ở lúa đã được Jones J.W. (nhà di truyền học người Mỹ)
thông báo vào năm 1926 những cây lai F1 có khả năng đẻ nhánh và năng suất
hạt lai cao hơn so với dạng hình cây bố mẹ. Tiếp sau đó, có nhiều công trình
nghiên cứu xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai về năng suất, các yếu tố cấu thành
năng suất (Anonymous, 1977; Li, 1977; Lin và Yuan, 1980); về tích luỹ chất
khô (Rao, 1965; Jenning, 1967; Kim, 1985); về sự phát triển của bộ rễ
(Anonymous, 1974); về cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, diện tích lá
(Lin và Yuan, 1980; Deng, 1980, MC Donal và cộng sự, 1971; Wu và cộng
sự, 1980) (trích theo : Lê Duy Thành, 2001; Nguyễn Thị Trâm, 2002; Nguyễn
Văn Hoan,1999) [23]; [25] ; [10]. Tuy nhiên trong một thời gian dài ưu thế lai
ở lúa vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như ở những cây trồng khác bởi vì lúa
là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt, việc sản xuất hạt lai rất khó thực hiện.
Sau Jone, ưu thế lai ở lúa cũng được các nhà khoa học Ấn Độ,
Malaixia, Pakixtan và Nhật Bản quan tâm nghiên cứu. Khâu đột phá trong
nghiên cứu ưu thế lai ở lúa là tạo ra dòng bất dục đực tế bào chất (CMS) ở
Nhật Bản năm 1958, ở Mỹ năm 1969 và IRRI năm 1972 nhưng việc ứng dụng
ưu thế lai ở lúa vào sản xuất vẫn chưa có kết quả vì sản xuất hạt lai gặp nhiều
khó khăn. Ở lúa, tỷ lệ do giao phấn thường ít hơn 1%, thực tế này đã gây khó
khăn cho việc ứng dụng ưu thế lai ở lúa, đặc biệt là khâu sản xuất hạt lai
(Nguyễn Thị Trâm, 2002) [25]. Các nhà khoa học của nhiều nước như Mỹ, Ấn
Độ, Nhật Bản, đã nghiên cứu để tìm ra phương pháp sản xuất hạt lai từ năm
1935 như: Ramiah, 1935; Idsumi, 1936; Kadam et al,1937; Capinpin and
Singh, 1938; Ramiah and Ramaswamy, 1941; Brown, 1953; Oka, 1957; Sen
and Mitra, 1958; Richharia, 1962; Stansel and Craigmiles, 1966; Shinjyo and
Omura, 1966; Athwal và Virmani, 1972. Song họ vẫn chưa tìm được giải
pháp hợp lý. (Nguyễn Công Tạn, 2002) [21].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

Năm 1964, khi Yuan Long Ping và nhóm nghiên cứu của ông tìm ra
cây lúa dại bất dục đực di truyền tế bào chất ở đảo Hải Nam, Trung Quốc thì
vấn đề khó khăn trong ứng dụng ưu thế lai ở lúa mới dần được giải quyết. Sau
9 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc đã chuyển thành công gen
bất dục đực dạng dại vào lúa trồng. Những dòng bất dục đực đầu tiên gồm có
Erjiu Ai Ya, Erjiu Nam IA, Zhenshean 97A, V20A và V41A; những dòng
phục hồi đầu tiên là IR24, IR6, IR661 và Thai Yin (Trần Văn Đạt, 2005) [4].
Năm 1973, Shi M.S. phát hiện được dòng bất dục mẫn cảm quang chu
kì (PGMS) từ giống Nông keng 58S (Trần Duy Quý, 1994; Yin Hua Qui,
1993; Zhou, 2000) [25], [41], [46]. Sự ra đời của lúa lai hai dòng đã mở ra
một hướng đi trong lai tạo đó là lai xa giữa các loài phụ để tạo ra các giống
siêu lúa lai.
Đến cuối năm 1974, phương pháp sản xuất lúa lai 3 dòng mới được hoàn
tất. Trung Quốc đã giới thiệu những tổ hợp lai cho ưu thế lai cao như Nam Ưu
số 2, San Ưu số 2, Ủy ưu số 6. Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất được hạt lai
để gieo cấy 140.000 ha ( Nguyễn Thị Trâm, 2002; Ngô Thế Dân, 2002) [25];
[21]. Diện tích trồng lúa lai của Trung Quốc ngày càng được mở rộng. Trong
12 năm từ 1976-1987, diện tích lúa lai của Trung Quốc đạt khoảng 66,7 triệu
ha, đóng góp để tăng thêm sản lượng lúa hơn 50 triệu tấn thóc. Năm 1995, diện
tích gieo cấy lúa lai của Trung Quốc đã đạt trên 17 triệu ha và năng suất bình
quân đạt được là 66 tạ/ha (Trích theo Nguyễn Văn Hoan, 1999) [10].
Năm 1976, diện tích lúa lai ba dòng của Trung Quốc đạt 140.000 ha,
đến năm 1994 mở rộng tới 18.000.000 ha, năng suất bình quân là 6,9 tấn/ha,
so với lúa thuần năng suất bình quân chỉ đạt 5,4 tấn/ha, tăng hơn 1,5 tấn/ha
trên toàn bộ diện tích. Diện tích sản xuất hạt lai F1 là 140.000 ha, năng suất
giống lai F1 bình quân đạt 2,5 tấn/ha (Yuan Long Ping 1997) [43]. Những

năm gần đây càng có nhiều dòng bố mẹ được chọn tạo ở nhiều cơ quan
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

nghiên cứu nông nghiệp như: Mian 2A, D702A, D62A, Bức Khôi 838, Thục
khôi 527, Miên khôi 725, …
Theo Ma Q.H. và Yuan L.P, 2003: 50% diện tích trồng lúa lai đã góp
60% sản lượng lúa của Trung Quốc, trong khi 50% diện tích lúa thuần chỉ
đóng góp 40% sản lượng. Trồng lúa lai làm tăng sản lượng của Trung Quốc
mỗi năm là 22,5 triệu tấn, tạo điều kiện để Trung Quốc giảm 6 triệu ha trồng
lúa mỗi năm, hiện nay chỉ còn 27 triệu ha lúa (Virmani, 2003) [44].
Các ngành nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh cạnh tranh về lợi
nhuận với ngành trồng lúa của Trung Quốc, trong nông nghiệp, diện tích lúa
chất lượng cao gia tăng dẫn đến sản lượng lương thực và năng suất lúa bình
quân giảm mạnh từ 1999, do vậy Trung Quốc đã tập trung vào việc tăng sản
lượng, năng suất và chất lượng thông qua phát triển lúa lai năng suất siêu cao
chất lượng tốt.
Năm 1991, các nhà khoa học Nhật Bản (Maryama K. và cộng sự, 1991)
đã áp dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo ra được dòng bất dục
đực mẫn cảm nhiệt độ TGMS.
Chương trình tạo giống “siêu lúa lai” gồm ba giai đoạn, có sự tham gia
của 20 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp từ 1996 - 2000, giai đoạn 1 đã tạo siêu
lúa lai đạt năng suất đạt 10,5 tấn/ha. Giai đoạn hai 2001 - 2005 tạo ra siêu lúa
lai năng suất đạt 12 tấn/ha, ở diện tích thí nghiệm các giống siêu lúa lai đạt tới
19,5 tấn/ha. Định hướng giai đoạn ba 2006 - 2015 đưa năng suất siêu lúa lai lên
13,5 tấn/ha (Yuan L.P., 2008) [54].
Chương trình lai xa giữa các loài phụ Indica/Japonica bắt đầu từ năm
1987 nhờ sự phát hiện và sử dụng gen tương hợp rộng mở ra tiềm năng năng
suất cao cho các giống lúa lai hai dòng, năng suất của các tổ hợp lai xa lên tới

hơn 10 tấn/ha trên diện tích đại trà, cao nhất có thể đạt 14,8-17,1 tấn/ha ở các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

tổ hợp Peiai 64S/E32, Peiai 64S/9311 (Yuan L.P., 2008) [44]. Hầu hết các tổ
hợp lai hai dòng đều có năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với các tổ hợp
lai ba dòng.
Vấn đề này chưa có kết quả ứng dụng cụ thể, tuy nhiên có nhiều đề tài
nghiên cứu quan trọng đang được tiến hành như: gây tạo các dòng bất dục đực
đa phôi với phôi vô phối cao để sản xuất hạt vô phối, xác định các gen kiểm
soát tính trạng vô phối, phương pháp phân lập vô phối,… đây sẽ là chiến lược
phát triển bền vững có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn cao.
Vào năm 2000, "Trung Quốc trồng 240.000 ha siêu lúa lai và năng suất
bình quân là 9,6 tấn/ha (Trần văn Đạt, 2005) [4]. Hiện nay, Trung Quốc đã có
hàng chục giống lúa lai đạt năng suất cao và siêu cao trồng trên diện tích
rộng, năng suất tăng 10% so với giống lúa lai hiện có. Khi đạt được năng suất
12 tấn/ha ở giai đoạn 2, siêu lúa lai sẽ có năng suất trung bình cao hơn năng
suất của lúa thuần là 2,2 tấn/ha. Nếu siêu lúa lai được gieo rồng trên 13 triệu
ha thì sản lượng sẽ tăng thêm 30 triệu tấn/năm so với trồng lúa thuần.
Trung Quốc là nước đã mở đường và đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong quá trình nghiên cứu và phát triển lúa lai. Ngoài Trung Quốc có 17 nước
nghiên cứu và sản xuất lúa lai như: Ấn Độ, Việt Nam, Philippin, Indonesia,
Malaisia, Hàn Quốc, Triều Tiên,…Tuy nhiên, phát triển mạnh nhất vẫn là
Trung Quốc, sau đó đến Việt Nam và Ấn Độ. Tổng diện tích lúa lai toàn thế
giới chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm khoảng 20% tổng
sản lượng lúa toàn thế giới. Lúa lai đã mở ra hướng phát triển mới để nâng
cao năng suất và sản lượng, góp phần giữ vững an ninh lương thực trên phạm
vi toàn thế giới (Virmani S.S.,1995) [48].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

2.4.2. Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam
2.4.2.1. Quá trình phát triển lúa lai ở Việt Nam
Theo Dương Thành Tài, sản xuất lúa lai thương phẩm ở Việt Nam đã
tăng nhanh chóng về diện tích do năng suất lúa lai cao và ổn định hơn lúa
thuần. Năm 1990, Việt Nam đã cấy thử lúa lai ở một số xã vùng biên giới tiếp
giáp Trung Quốc, diện tích này được nhanh chóng mở rộng và đạt 600.000 ha
chỉ trong vòng 15 năm. Với sự quan tâm đầu tư của nhà nước qua các chương
trình khuyến nông đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về sử
dụng và sản xuất hạt lai.
Diện tích lúa lai ngày càng được mở rộng cả trong vụ Xuân và vụ
Mùa. Đến nay lúa lai đã phát triển trên 39 tỉnh thành phố không chỉ ở Đồng
bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc mà còn mở rộng ra các tỉnh
Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Riêng các tỉnh miền Nam lúa lai được
sử dụng ít do tập quán gieo thẳng yêu cầu lượng hạt giống nhiều nên không
phù hợp với điều kiện của người nông dân. Năng suất lúa lai trong những năm
qua tương đối ốn định và đạt 55- 65 tạ/ha, cá biệt có những nơi đạt trên 90
tạ/ha và tăng hơn 1,5 - 2 tấn/ha so với lúa thuần [12].
Sau nhiều năm phát triển, năm 2009 diện tích lúa lai của Việt Nam đã
đạt khoảng trên 700.000 ha (vụ Xuân trên 400.000ha, vụ Mùa trên 300.000 ha)
với năng suất bình quân đạt 6,3 tấn /ha, vượt so với lúa thuần khoảng 1,0 - 1,5
tấn/ha; sản lượng thóc đạt khoảng 4.410.000 tấn thóc, mỗi năm tăng gần 1 triệu
tấn thóc từ lúa lai. Lúa lai góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, đặc biệt đối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Cơ cấu giống lúa lai hiện nay đã thay đổi từ chỗ phổ biến là các giống
năng suất cao, chất lượng gạo trung bình đã chuyển dần sang gieo cấy các
giống năng suất khá cao, chất lượng gạo ngon, ngắn ngày để tăng hiệu quả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


14

kinh tế. Ngoài vụ Đông Xuân được khẳng định là phù hợp nhất với lúa lai,
những năm gần đây diện tích lúa lai trong hè thu, mùa sớm ở các tỉnh phía
Bắc được mở rộng và cho kết quả tốt. Các tổ hợp được sử dụng rộng rãi hiện
nay là ; Nhị ưu 838, Nhị ưu 63 và Bồi tạp Sơn thanh cho vụ Xuân miền Bắc
và vụ Mùa ở Trung du và miền núi ; Bắc ưu 903 và Bắc ưu 253 cho vụ Mùa
vùng đồng bằng miền Bắc. Ngoài ra còn nhiều tổ hợp triển vọng như D.Ưu
527; Nông ưu 28; D.ưu 128; Kim ưu 752; Nhị ưu số 7 và một số tổ hợp được
chọn tạo trong nước: Việt lai 20, Việt lai 24, TH3-3, TH3- 4, HYT100
Tại hội nghị tổng kết 10 năm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai các nhà
khoa học và quản lý đều đánh giá phát triển lúa lai là định hướng đúng không
chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao năng suất và sản lượng lúa
nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần
tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Theo báo cáo kết quả sản xuất lúa lai năm 2010 và kế hoạch sản xuất
năm 2011 của Cục trồng trọt năm 2010, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Diện tích lúa lai trong 2 năm 2009 và 2010
Diện tích lúa năm 2009
(ha)
Diện tích lúa năm 2010
(ha)
Vùng
Tổng DT Lúa lai (%) Tổng DT Lúa lai (%)
ĐB Sông Hồng 1.106,294

230,043

20,8


1.099,869

195,260

17,8

Miền núi phía Bắc

713,088

200,766

28,2

643,263

209,305

32,5

Bắc Trung bộ 694,293

207,220

29,8

657,592

181,992


27,7

Nam Trung bộ và
Tây Nguyên
244,609

17,958

7,3

247,954

19,001

7,7


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15

2.4.2.2.Kết quả chọn thuần và nhân dòng bố mẹ
Vấn đề quan trọng và thiết yếu nhất của công nghệ sản xuất hạt lúa lai
là việc chọn và nhân thuần hạt giống bố mẹ. Công việc này đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho các cơ quan khoa học thực hiện.
Đến nay các cơ quan khoa học Việt Nam đã thu thập và đánh giá được
77 dòng CMS về tính bất dục, đặc điểm nông học và khả năng thích ứng [12].
Đồng thời việc nghiên cứu các dòng CMS, Việt Nam đã thu thập các dòng
TGMS nhập nội và tạo được các dòng TGMS làm cơ sở cho việc phát triển

lúa lai hệ hai dòng. Trong số các dòng chọn tạo trong nước, 20 dòng có thể sử
dụng vào việc tạo ra các tổ hợp lai có triển vọng : T1s-96, T24s T25s,
T26s,T27s, T29s, 103s (Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội), VN01s,
TGMS- VN1, TGMS-VN5, TGMS- VN7 (Viện di truyền nông nghiệp - Viện
khoa học Nông Nghiệp Việt Nam) và các dòng 7s, CN6s (Viện cây lương
thực và cây thực phẩm- Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã được
chọn và nhân thuần với khối lượng lớn để cung cấp cho sản xuất.
Lần đầu tiên Trung Tâm Nghiên cứu phát triển lúa lai đã nhân được 10
tấn giống BoA 87 và 2 tấn Trắc 64 đã được nhân trong nước cung cấp cho tổ
hợp lai Bắc ưu 64 trong năm 1998 - 1999.
Đến nay, những đơn vị như : Trung tâm giống Vụ Bản Nam Định,
Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty vật tư nông nghiệp
Hải Phòng, Công ty giống cây trồng miền Nam, Trung tâm giống cây trồng
Thanh Hóa có đủ năng lực chọn thuần và nhân lượng lớn dòng mẹ BoA phục
vụ cho sản xuất hạt lai các tổ hợp hệ bắc ưu trong nước.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai đã chọn thuần và duy trì
dòng AMS20A (IR58025A) cung cấp hạt mẹ đủ tiêu chuẩn chất lượng cho
sản xuất hạt lai của các tổ hợp HYT57, HYT83, HYT100, HY92. Diện tích
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

16

sản xuất hạt lai hàng năm của các tổ hợp trên đạt khoảng 100 ha/năm.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chọn thuần và nhân dòng siêu
nguyên chủng 103S và T1S-96 của hai tổ hợp lúa lai hai dòng VL20 và TH3-
3 diện tích sản xuất hạt lai đạt 200-300 ha/năm.
Riêng dòng mẹ II-32A không ổn định tính bất dục trong điều kiện của
Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng 20 tấn giống nguyên chủng II-32A được nhân
bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển lúa lai, con lai F1 được sản xuất từ dòng
mẹ trên đạt độ thuần 98-99 %. Những dòng vật liệu II-32A thích hợp hơn với

điều kiện của Việt Nam đang được tiếp tục chọn thuần để đưa vào sản xuất.
Đối với dòng mẹ của lúa lai hệ hai dòng tổ hợp Bồi Tạp Sơn Thanh:
Hiện tại chất lượng thấp phải khử lẫn từ 5-10%.Tuy nhiên các nhà chọn giống
lúa lai Việt Nam đã có nhiều cố gắng xây dựng và thực hiện quy trình sản
xuất hạt siêu nguyên chủng thông qua thanh lọc trong nhà kính có nhiệt độ
nhân tạo trung bình nhỏ hơn 24
0
C để cung cấp dòng mẹ đảm bảo độ thuần để
sản xuất hạt lai F1 trong vụ mùa [5].
Các dòng bố mẹ của một số tổ hợp lúa lai mới được chọn tạo trong
nước: HYT83, HYT57, HYT100 (Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai,
Việt lai 20, TH3-3 (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), có thể giúp cho
các cơ sở sản xuất hạt lai F1 theo yêu cầu phát triển lúa lai hiện nay [16].
2.5. Xây dựng quy trình sản xuất hạt lai F1.
Theo Nguyễn Trí Hoàn (2001) [12], sau nhiều năm nghiên cứu và sản
xuất thử, chúng ta đã hoàn chỉnh quy trình sản xuất hạt lai F1 hai tổ hợp lúa
lai cho vụ Mùa là Bắc ưu 64. Các quy trình sản xuất hạt lai F1 nêu trên đã
được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép áp dụng rộng rãi
trong cả nước. Năng suất hạt lai của các tổ hợp này trên diện tích rộng (trong
điều kiện khí hậu, thời tiết bình thường) có thể đạt 2-3,5 tấn/ha. Một số biện

×