Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá, ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của sâu xanh (heliothis assulta guenee) biện pháp phòng trừ vụ xuân 2011 tại lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 89 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM









NGUYỄN VĂN CHÍN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU, BỆNH HẠI THUỐC LÁ,
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN THỜI GIAN PHÁT DỤC
CỦA SÂU XANH (Heliothis assulta Guenee) BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ VỤ XUÂN 2011 TẠI LẠNG SƠN








LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP







HÀ NỘI - 2011






























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM









NGUYỄN VĂN CHÍN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU, BỆNH HẠI THUỐC LÁ,
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN THỜI GIAN PHÁT DỤC
CỦA SÂU XANH (Heliothis assulta Guenee) BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ VỤ XUÂN 2011 TẠI LẠNG SƠN



Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.60.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Hà Quang Hùng



HÀ NỘI - 2011


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn chỉnh
luận văn tốt nghiêp, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu
của Ban đào tạo sau đại học - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam và Ban
lãnh đạo Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá Hà Nội.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn và GS.TS Hà Quang Hùng –
Trường Đại học Nông nghiệp I, người luôn theo dõi và hướng dẫn chu đáo để
tôi hoàn thành bản luận văn này.
Qua đây, tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể cán bộ bộ phòng Sinh học
Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá Hà Nội, những người thân trong gia đình và
bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận
văn tốt nghiệp.

Tác giả luận văn




Nguyễn Văn Chín









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


ii

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Chín
























Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa phụ

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình
i

ii

iii

iv

vii

viii

x

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1. Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của côn trùng 5
1.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống côn trùng 6
1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quy luật phát sinh của côn trùng 7
1.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quy luật phân bố của côn trùng 7
1.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh sản xủa côn trùng 7
1.1.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của côn trùng 7

1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 8
1.2.1. Nghiên cứu trong nước 8
1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài 10
CHƯƠNG 2 - VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 20
2.1. Vật liệu nghiên cứu 20
2.2. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết 20
2.3. Địa điểm nghiên cứu: 20
2.4. Thời gian: 20

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iv

2.5. Phương pháp nghiên cứu 20
2.5.1. Phương pháp điều tra sâu hại thuốc lá 20
2.5.2. Phương pháp tính nhiệt độ phát triển ngày, tổng nhiệt độ phát triển
ngày 23
2.5.3. Thí nghiệm nuôi sâu xanh trong phòng 24
2.5.4. Thí nghiệm ngoài đồng 24
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. THÀNH PHẦN SÂU, BỆNH HẠI THUỐC LÁ TẠI HUYỆN BẮC SƠN
TỈNH LẠNG SƠN VỤ XUÂN 2011 26
3.1.1. Thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá 26
3.1.1.1. Thành phần sâu hại thuốc lá 26
3.1.1.2. Thành phần bệnh hại thuốc lá 29
3.1.2. Thời gian phát sinh của sâu, bệnh hại thuốc lá ở Bắc Sơn - Lạng Sơn 33
3.2. DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ CỦA SÂU XANH (Helicoverpa assulta), TỶ LỆ
BỆNH KHẢM LÁ THUỐC LÁ TẠI HUYỆN BẮC SƠN – LẠNG SƠN VỤ

XUÂN 2011 42
3.2.1. Kết quả điều tra diễn biến mật độ sâu xanh, tỷ lệ bệnh khảm lá thuốc lá
42
3.2.2. So sánh thời gian xuất hiện, tỷ lệ hại của sâu xanh qua các năm 2009 -
2011 tại Bắc Sơn - Lạng Sơn 45
3.2.2.1. Thời gian sâu xanh xuất hiện qua các năm 2009 - 2011 45
3.2.2.2. So sánh tỷ lệ hại của sâu xanh tại Bắc Sơn - Lạng Sơn qua các năm
2009 – 2011 48
3.2.3. Thành phần thiên địch của sâu hại chính trên cây thuốc lá vụ xuân 2011
tại Bắc Sơn – Lạng Sơn 49
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SÂU XANH (Helicoverpa assulta) HẠI THUỐC LÁ 54

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


v

3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ tới sinh trưởng của sâu xanh 54
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của sâu xanh hại thuốc
lá 57
3.3.2.1. Thời gian phát dục của trứng sâu xanh 57
3.3.2.2. Thời gian phát dục của ấu trùng sâu xanh Heliothis assulta Guenee 58
3.3.2.3. Thời gian phát dục của nhộng và trưởng thành của sâu xanh 59
3.3.2.4. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành sâu xanh 61
3.4. NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM PHUN THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ
HỢP LÝ SÂU XANH (Helicoverpa assulta) HẠI CÂY THUỐC LÁ 65
3.4.1. Nghiên cứu nhiệt độ phát triển ngày đến sự phát sinh, gây hại của sâu
xanh hại thuốc lá 65
3.4.2. Xác định thời điểm phun thuốc hợp lý cho sâu xanh 66

CHƯƠNG IV - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
4.1. Kết luận 69
4.2. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73


















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMV Bệnh khảm lá dưa chuột

DD Nhiệt độ ngày
GDD Nhiệt độ phát triển ngày
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
TMV Bệnh khảm lá thuốc lá
TLCV Bệnh xoăn lá thuốc lá
TSWV Bệnh héo đốm cà chua
KTKT Kinh tế Kỹ thuật
TU Ngưỡng sinh học trên
TL Ngưỡng sinh học dưới


















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Thành phần sâu hại thuốc lá vụ xuân 2011 tại Bắc Sơn, Lạng Sơn27

Bảng 3.2. Thành phần bệnh hại thuốc lá vụ xuân 2011 tại Bắc Sơn - Lạng Sơn
30

Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện của một số sâu hại chính trên cây thuốc lá tại
Bắc Sơn - Lạng Sơn vụ xuân 2011 33

Bảng 3.4. Thời gian xuất hiện của một số bệnh hại chính trên cây thuốc lá tại
Bắc Sơn - Lạng Sơn vụ xuân 2011 35

Bảng 3.5. Thời gian sâu, bệnh xuất hiện, gây hại thuốc lá tại Bắc Sơn - Lạng
Sơn, vụ xuân 2011 37

Bảng 3.6. Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh (Helicoverpa assulta) hại
thuốc lá vụ xuân 2011 tại Bắc Sơn – Lạng Sơn 42

Bảng 3.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh khảm lá thuốc lá (Tobacco mosaic virus) hại
thuốc lá vụ xuân 2011 tại Bắc Sơn – Lạng Sơn 44

Bảng 3.8. Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch sâu hại chính trên
thuốc lá tại Bắc Sơn – Lạng Sơn vụ xuân 2011 50


Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến khả năng sống sót của sâu
xanh hại thuốc lá 55

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục của trứng
sâu xanh Heliothis assulta Guenee 57

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục của ấu
trùng sâu xanh Heliothis assulta Guenee 58

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục của nhộng
và trưởng thành của sâu xanh 59

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục của trưởng
thành của sâu xanh
60


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


viii

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục từ trứng -
trưởng thành của sâu xanh 61

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nhiệt độ phát triển ngày đến sự phát sinh, gây hại
của sâu xanh hại thuốc lá tại Bắc Sơn - Lạng Sơn vụ xuân 2011 65

Bảng 3.16. Hiệu quả phòng trừ sâu xanh ở các ngưỡng tỷ lệ hại 67



























Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


ix


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình Trang

Hình 2.1: Sơ đồ điều tra sâu hại ngoài đồng ruộng 21

Hình 3.1: Sâu xanh gây hại thuốc lá 39

Hình 3.2. Bọ xít hại thuốc lá 39

Hình 3.3: Sâu xám gây hại thuốc lá 40

Hình 3.4: Sâu khoang hại thuốc lá Hình 3.5: Rệp đào hại thuốc lá 40

Hình 3.6. Bệnh chết rạp vườn ươm Hình 3.7. Bệnh đốm lá Target spot 40

Hình 3.8. A. Che tủ nilon vườn ươm; B. triệu chứng cây con bị rét hại 41

Hình 3.9. A. Bệnh đen thân B. Bệnh thối hạch Hình 3.10. Bệnh khảm 41

lá dưa chuột 41

Hình 3.11. Bệnh khảm lá thuốc lá Hình 3.12. Bệnh khảm lá thuốc lá .41

Hình 3.13. Diễn biến sâu xanh, bệnh khảm lá thuốc lá vụ xuân 2011 45

Hình 3.14. Diễn biến nhiệt độ vùng Bắc Sơn vụ xuân 2009 – 2010 và 2011.46

Hình 3.15. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu xanh từ năm 2009 - 2011 47


Hình 3.16. Tỷ lệ hại của sâu xanh hại thuốc lá từ năm 2009 - 2011 48

Hình 3.17. Một số hình ảnh của thiên địch của sâu hại thuốc lá 52

Hình 3.18. Một số hình ảnh các giai đoạn phát triển của sâu xanh nuôi trong
phòng 62


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Cây thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Sản
phẩm thu hoạch của cây thuốc lá lá và dùng làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp sản xuất thuốc lá điếu trong nước và để xuất khẩu. Diện tích trồng
thuốc lá hàng năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 6000 – 7000 ha và đã giải
quyết việc làm cho trên 20.000 ngàn hộ nông dân vùng cao là đồng bào dân
tộc. Trong sản xuất nguyên liệu thuốc lá, nông dân được ký kết hợp đồng đầu
tư, thu mua nguyên liệu và biết giá sàn của sản phẩm sau khi làm ra. Hiện
nay, cây thuốc lá là cây trồng đem lại hiệu quả quả kinh tế cao so với các cây
trồng khác, là cây làm giàu của nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cây thuốc lá cũng như nhiều loại cây trồng khác đều bị dịch bệnh tấn
công, gây hại. Sản phẩm của cây thuốc là lá, cho nên sự gây hại của sâu bệnh
ảnh hưởng lớn đến năng suất, cấp loại và chất lượng thuốc lá. Do đó biện
pháp phòng trừ sâu hại luôn được tiến hành thường xuyên từ khi gieo hạt cho
đến kết thúc thu hoạch. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra biến động từ nhẹ cho đến
mất trắng hoàn toàn. Thiệt hại trung bình hàng năm khoảng 18% tổng sản

lượng thuốc lá tuy đã áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật. Theo Pherson
and Jones, Georgia, Mỹ năm 2001, sâu hại xanh là đối tượng gây hại chủ yếu
cho cây thuốc lá, tổng thiệt hại lên tới 1.8 triệu đôla. Bọ trĩ là đối tượng gây
thiệt hại kinh tế thứ 2, gây thiệt hại cho người sản xuất khoảng 1.6 triệu đôla.
Sâu khoang là đối tượng gây hại thứ 3, thiệt hại lên tới 1.4 triệu đôla….Thiệt
hại do sâu hại khác khoảng 216.000 đôla, bao gồm các đối tượng như sâu
xám, rệp, châu chấu, bọ xít, bọ phấn…Tổng thiệt hại do sâu hại gây ra khoảng
6.184.000 đôla, trong đó thiệt hại do sâu là 2.468.000 đôla, chi phí phòng trừ
3.716.000 đôla. Năm 2006, tổng thiệt hại là 2,23 triệu đô (1,3 triệu đô – chi
phí phòng trừ, 921 triệu đô thiệt hại do sâu). Năm 2005 thiệt hại khoảng 2,694

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


2

triệu đô. Bệnh virus héo đốm cà chua gây thiệt hại rất lớn, năm 1997 gây hại
không đáng kể, năm 2001 là 1,74 triệu đôla, 2005: 9,57 triệu đôla, đến năm
2006: 4,95 triệu đôla. Theo nghiên cứu tại bang Virginia, sâu hại thuốc lá là
mối nguy hại nghiêm trọng tới năng suất, chất lượng và giá trị thuốc lá. Ví dụ
nếu không phòng trừ rệp gây hại làm giảm năng suất từ 10 – 25% năng suất
và giá trị sản phẩm. Theo Johnson và Albert, Mỹ, khi ruộng thuốc lá nhiễm
sâu sâu xanh 100% (mỗi cây xuất hiện 1 con sâu) ở tuổi 3 vào giai đoạn 3
tuần sau trồng làm giảm năng suất là 564 kg, khoảng 26% năng suất. Theo
Jones and Pherson năm 1997, tại Georgia thiệt hại do sâu xanh hàng năm là
1,1 triệu đôla [16].
Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê chính xác thiệt hại do sâu,
bệnh gây ra, nhưng nhiều chuyên gia bảo vệ thực vật ước tính hàng năm sâu,
bệnh gây thiệt hại thuốc lá khoảng 20 – 30% năng suất, thiệt hại trên 100 tỷ
đồng [4]. Theo số liệu điều tra hàng năm của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá,

trên cây thuốc lá, thành phần sâu bệnh hại thuốc lá dao động từ 12 – 20 loại
tuỳ thuộc vào diễn biến các năm, trong đó sâu hại chính trên cây thuốc lá bao
gồm: sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ xít và sâu khoang, trong đó sâu xanh là đối
tượng gây hại chủ yếu trên đồng ruộng; bệnh hại bao gồm: bệnh chết rạp,
bệnh đốm mắt cua, bệnh khảm lá thuốc lá, bệnh khảm lá dưa chuột, bệnh
xoăn lá thuốc lá , trong đó bệnh khảm lá thuốc lá gây hại chủ yếu trên đồng
ruộng.
Trong các năm 2009 – 2010, sâu xanh và bệnh khảm lá thuốc lá đang
có chiều hướng phát sinh gây hại mạnh tại vùng trồng thuốc lá Bắc Sơn Lạng
Sơn. Sâu xanh xuất hiện trong năm 2009 với tỷ lệ hại là 7.9%, năm 2010 là
8%. Thời gian sâu xanh xuất hiện và gây hại phổ biến trùng với giai đoạn cây
thuốc lá phát triển mạnh, cho nên thiệt hại về năng suất là rất lớn. Bệnh khảm
lá thuốc lá xuất hiện năm 2009 với tỷ lệ bệnh là 1.18%, năm 2010 là 5.1%.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


3

Thời gian bệnh khảm lá thuốc lá xuất hiện vào giai đoạn cây thuốc lá phát
triển mạnh đã gây thiệt hại về năng, suất chất lượng cho cây thuốc lá.
Để giảm thiểu thiệt hại do sâu, bệnh gây ra, đặc biệt là sâu xanh và
bệnh khảm lá thuốc lá có vai trò quan trọng trong trồng trọt thuốc lá ở Lạng
Sơn cũng như các tỉnh trồng thuốc lá phía Bắc. Do yêu cầu thực tiễn sản xuất
thuốc lá nguyên liệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá, ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian
phát dục của sâu xanh (Heliothis assulta Guenee) và biện pháp phòng trừ
vụ xuân 2011, tại Lạng Sơn”.
- Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
+ Mục tiêu: Trên cơ sở xác định thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá và ảnh

hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục, diễn biến mật độ và sự gây hại của
sâu xanh (Heliothis assulta Guenee), từ đó đề xuất ra biện pháp phòng trừ hợp
lý.
+ Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá ở Bắc Sơn - Lạng
Sơn.
- Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh (Heliothis asulta) ở
Lạng Sơn, vụ xuân 2011.
- Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của sâu xanh.
- Xác định thời gian phòng trừ sâu xanh hại thuốc lá hợp lý.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá tại
Lạng Sơn và xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục
của sâu xanh phục vụ cho công tác dự báo và phòng trừ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


4

+ Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài từ đó giúp
cán bộ kỹ thuật, nông dân có những biện pháp ngăn ngừa, phòng trừ sâu xanh
kịp thời.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Đối tượng
- Cây trồng: Cây thuốc lá.
- Sâu, bệnh hại thuốc lá phát sinh, gây hại thuốc lá tại Bắc Sơn – Lạng
Sơn, trong đó sâu xanh (Heliothis assulta) là đối tượng nghiên cứu chính.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Xác định thành phần sâu, bệnh hại thuốc lá tại Bắc Sơn - Lạng Sơn.

- Xác định mối quan hệ giữa nhiệt độ với thời gian phát dục, diễn biến
mật độ của sâu xanh hại thuốc lá. Bước đầu đề xuất biện pháp ngăn ngừa,
phòng trừ hợp lý.














Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


5

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của côn trùng
Nhiệt độ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển,
phân bố các sinh vật. Khi nhiệt độ tăng hay giảm vượt quá một giới hạn xác
định nào đó thì sinh vật bị chết. Chính vì vậy, khi có sự khác nhau về nhiệt độ
trong không gian và thời gian đã dẫn tới sự phân bố của sinh vật thành những

nhóm rất đặc trưng, thể hiện cho sự thích nghi của chúng với điều kiện cụ thể
của môi trường.
Do côn trùng là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể của chúng phụ
thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ môi trường, tức là nhiệt độ môi trường
quyết định chiều hướng và mức độ hoạt động sống của côn trùng. Tuy nhiên
chúng có khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể trong phạm vi nhất định, thông
qua điều tiết cường độ hô hấp, hoạt động của hệ cơ…Nói chung, tùy theo loài
mà phạm vi nhiệt độ của chúng thường được giới hạn trong phạm vi từ 5 –
45
0
C.
Mỗi loài sinh vật nói chung, côn trùng hại nông nghiệp nói riêng chỉ có
thể bắt đầu phát dục ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định, gọi là ngưỡng khởi
điểm phát dục t
0
và dừng lại ở một giới hạn nhiệt độ cao, gọi là ngưỡng giới
hạn trên T. Khoảng nhiệt độ từ t
0
tới T là khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt
động. Khoảng dưới t
0
gọi

vùng nhiệt độ thấp, vùng trên T là vùng nhiệt độ cao
và ở vùng này côn trùng rơi vào tình trạng đình dục hoặc bị chết.
- Ảnh hưởng khoảng nhiệt độ thấp đến hoạt động côn trùng: Nó làm
cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng bị ngừng trệ, côn trùng rơi
vào ngất lịm. Nếu nhiệt độ tiếp tục hạ thấp nước tự do trong mô cơ thể trùng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



6

đóng băng, làm tổn thương tế bào và gây lên những biến đổi sinh lý hoàn toàn
không hồi phục được, côn trung sẽ bị chết.
- Ảnh hưởng nhiệt độ cao đến hoạt động côn trùng: Khi nhiệt độ vượt
quá ngưỡng trên, thần kinh côn trùng hưng phấn rất mạnh sau đó nhanh chóng
rơi vào trạng thái bị ức chế mãnh liệt, côn trùng ngất lịm, vì hệ thống men bị
rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao côn trùng bị chết.
- Ảnh hưởng của khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt động: Trong khoảng
này, nhiệt độ tăng dần thì mức độ hoạt động của côn trùng tăng dần. Trong
khoảng này thấy ngưỡng sinh sản 0 và điểm cực thuận 0
1
. Chia khoảng hoạt
động thành 3 vùng:
+ Vùng hơi lạnh (t
0
– 0): Côn trùng vẫn sinh trưởng và phát triển nhưng
không sinh sản, thời gian phát dục kéo dài và kích thước cơ thể đạt giá trị lớn
nhất.
+ Vùng cực thuận (0 - 0
1
): Theo chiều tăng của nhiệt độ, tốc độ phát
dục và sinh sản cũng tăng lên và đạt cực đại ở điểm 0
1
, và kích thước côn
trùng đạt giá trị chuẩn.
+ Vùng hơi nóng (0
1

- T): Theo chiều tăng của nhiệt độ, tốc độ phát
dục, sức sinh sản và kích thước côn trùng giảm xuống.
Như vậy mọi hoạt động sống của côn trùng chỉ diễn ra thuận lợi trong
một phạm vi nhiệt độ nhất định, ngoài phạm vi phát triển côn trùng đình dục
hoặc bị chết.
1.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống côn trùng
Qua thực nghiệm, Reaumer (1735) và một số nhà khoa học khẳng định:
Để hoàn thành một giai đoạn phát triển, mỗi loài côn trùng phải cần một nhiệt
lượng nhất định. Tổng lượng nhiệt này là một hằng số nhiệt độ có hiệu quả
cho sự phát dục của mỗi loài côn trùng, được gọi là tổng tích ôn hữu hiệu.
Côn thức: K = n(T – C)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


7

Trong đó:
- K: tổng tích ôn hữu hiệu của 1 vòng đời hoặc 1 pha phát triển của sâu.
- n: Thời gian phát dục của 1 vòng đời hoặc 1 pha phát triển của sâu.
- T: Nhiệt độ trung bình trong thời gian phát dục
- C: Nhiệt độ khởi điểm phát dục.
Nhìn vào côn thức cho thấy khi nhiệt độ tăng thì thời gian phát dục của
côn trùng sẽ rút ngắn lại, tốc độ phát dục của côn trùng càng lớn. Công thức
tốc độ phát dục của côn trùng:



1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quy luật phát sinh của côn trùng
Tình hình phát sinh phát triển của côn trùng dều tuân theo một quy luật

nhất định. Đây là mối quan hệ ràng buộc giữa nhu cầu về nhiệt độ của mỗi
loài côn trùng và sự diễn biến có tính chất quy luật của khí hậu thời tiết hàng
năm của mỗi địa phương.
1.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quy luật phân bố của côn trùng
Mỗi loài côn trùng đều yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định để sinh
sống thuận lợi nhất. Do đó sự phân bố của nó tuân theo một quy luật nhất
định, đó là nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp.
1.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh sản xủa côn trùng
Sự sinh sản và nhịp điệu sinh sản của côn trùng phụ thuộc chặt chẽ vào
nhiệt độ môi trường. Qua các thực nghiệm thấy rằng, các sản phẩm sinh dục
của con dực và cái chỉ đạt số lượng tối đa khi ở nhiệt độ thích hợp nhất.
1.1.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của côn trùng
Hoạt tính của côn trùng quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ môi trường, hoạt
động mạnh nhất trong điều kiện nhiệt độ tối thích. Trong các hành vi như
t
n
– t
0
V=
K


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


8

kiếm ăn, giao phối, tìm nơi sinh sản, di chuyển, tránh kẻ thù, thì hoạt tính
kiếm ăn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ lớn nhất.
Như vậy trong công tác nghiên cứu phòng trừ sâu hại, hiểu biết về mối

quan hệ giữa nhiệt độ và hoạt tính của côn trùng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Nó giúp cho việc phát hiện điều tra sâu hại một cách chính xác, dự báo
mức độ gây hại, lây lan phát triển của sâu một cách đúng đắn (Lê Lương Tề
(2005), Giáo trình bảo vệ thực vật), (Nguyễn Viết Tùng (2006), Giáo trình
Côn trùng học đại cương).
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Nghiên cứu trong nước
- Tình hình sản xuất thuốc lá phía Bắc Việt Nam: Ở phía Bắc Việt
Nam, thuốc lá được trồng ở các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên và Bắc Giang. Diện tích trung bình hàng năm ở các tỉnh trồng thuốc
lá phía Bắc khoảng 6000 - 7000 ha, sản lượng khoảng 10.000 – 12.000 tấn
nguyên liệu thuốc lá vàng sấy, với giá trung bình năm 2011 là 40.000
đồng/1kg giá trị thu được là 4000 – 4800 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần
Ngân Sơn là đơn vị đầu tư nguyên liệu chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang) với diện tích năm 2011 khoảng 5000 ha,
với 15.800 hộ nông dân tham gia trồng. Năm 2010, toàn ngành thuốc lá nộp
ngân sách là 11.180 tỷ đồng, năm 2009 nộp 9.633 tỷ đồng.
- Tình hình sâu, bệnh hại thuốc lá: Vụ xuân năm 2010, vùng trồng
thuốc lá phía Bắc điều tra 19 loại sâu, bệnh. Sâu hại thuốc lá có 5 loại bao
gồm: sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ xít và sâu khoang, trong đó, sâu xanh là đối
tượng gây hại chủ yếu ở các vùng trồng thuốc lá, với mức độ phổ biến từ 6 –
10%, có năm sâu xanh gây hại trên 36%. Bệnh có 14 loại gồm: bệnh chết rạp,
bệnh đốm lá thời tiết, bệnh virus khảm lá thuốc lá…, trong đó bệnh virus
khảm lá thuốc lá gây hại phổ biến tại các tỉnh trồng thuốc lá như Thái

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


9


Nguyên, Hữu Lũng – Lạng Sơn và Bắc Giang với tỷ lệ bệnh dao động từ 11 –
50%. Giống K326 bị bệnh gây hại nặng, nhiều ruộng có tỷ lệ nhiễm bệnh trên
80 - 100% (Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá (2009, 2010), Kết quả điều tra
sâu bệnh hại thuốc lá ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam)
- Sâu xanh gây hại thuốc lá: Sâu xanh hại thuốc lá phân bố khắp các
vùng trồng thuốc lá ở nước ta. Ngoài cây thuốc lá sâu xanh gây hại trên nhiều
loại cây khác như thuốc lào, cà chua, cà các loại, ớt, cải bắp, bông, lạc, bầu
bí…Sâu xanh tuổi 1 gặm ăn thịt lá chừa lại biểu bì tạo thành các lỗ nhỏ hình
tròn hoặc hình quả thận. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá tạo thành lỗ thủng lớn, khi
sâu hại nặng chỉ để chừa lại gân lá, ngoài ra, sâu xanh gây hại hoa và quả
thuốc lá ảnh hưởng đến sản xuất hạt giống thuốc lá.
Ngài có cơ thể dài 15 – 18 mm, sải cánh rộng 27 – 35 mm. Thân màu
nâu vàng, cánh trước có 3 đường vân ngang hình gợn sóng màu nâu tro. Cánh
sau màu trắng vàng, mép ngoài có một đai nâu đen, ngọn mép cánh màu
trắng. Trứng hình bán cầu hơi dẹt, màu trắng, dài 0,48 – 0,5 mm, rộng 0,3 –
0,52 mm. Bề mặt trứng có các vân dọc nổi màu vàng nhạt. Sâu non đẫy sức
dài 31 – 41 mm, đầu màu nâu vàng. Màu sắc thay đổi theo thức ăn, thời tiết:
có loại màu nâu hồng, đỏ nhạt, vàng ngà, xanh nhạt hoặc xanh biếc. Các đốt
bụng có 6 nốt đen trừ đốt cuối bụng, trên mỗi đốt ngực có 12 nốt đen trên đó
có long ngắn. Phần ngực trước có 2 u lông có 2 sợi lông. Nhộng dài khoảng
15 mm, màu nâu vàng. Trên đốt bụng 5, 6, 7 ở giữa đốt có những điểm chấm
lõm màu đen. Phía cuối bụng có 2 gai ngắn màu đen sít vào nhau.
Ngài hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn náu sau mặt lá hay cỏ dại. Ngài
có xu tính mùi chua ngọt. Sâu xanh sau khi vũ hoá trưởng thành 2 – 3 ngày,
ngài có thể giao phối. Thời gian giao phối khoảng 20 – 23 giờ đêm. Ngài đẻ
trứng rộ lúc 23 giờ và cũng có thể kéo dài tới 10 giờ sáng hôm sau. Trứng
thường đẻ trên phần non của cây, thường tập trung nhiều ở lá thứ 8 (tính từ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



10

ngọn trở xuống). Thời kỳ ra hoa, nụ, tạo quả thì trứng đẻ tập trung trên hoa,
nụ và quả. Sức sinh sản của ngài cái biến động tuỳ thuộc vào điều kiện đồng
ruộng. Ruộng thuốc lá trồng dày, bón nhiều phân, cây xanh tốt thì ngài cái đẻ
nhiều. Một ngài có thể đẻ 1000 quả trứng. Sâu non vừa nở gặm ăn vỏ trứng
sau đó phân tán đi gây hại. Sâu tuổi nhỏ có tập quán dong tơ buông mình phát
tán nhờ gió. Sâu gây hại trên cây thuốc lá cả ngày và đêm.
Sâu xanh sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ trung bình 22 –
24
0
C, độ ẩm 80 – 90%. Ở nhiệt độ 19,3
0
C, độ ẩm 85%, trứng phát dục 3 – 5
ngày, ở 27,6
0
C và độ ẩm 76,9 % thời gian phát dục là 3 – 4,5 ngày. Vòng đời
của sâu ở 15,2
0
C, ẩm độ 77% là 37 – 58 ngày; 19,9
0
C và ẩm độ 90% là 35 –
50 ngày; 21,2
0
C ẩm độ 88% là 33 – 47 ngày; 29,5
0
C và ẩm độ 78,7% là 30 –
38 ngày (Bộ môn Côn Trùng – Trường ĐHNN (2004), Giáo trình Côn trùng
chuyên khoa).

1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ thuốc lá trên thế giới: Hiện nay các nước
như Trung Quốc, Mỹ, Brazin, Zambawe, Ấn Độ là những nước trồng thuốc lá
lớn nhất thế gới. Sản lượng thuốc lá lá toàn thế giới năm 2009 là 6,137 triệu
tấn, năm 2010 dự kiến 7,160 triệu tấn, trong đó Trung Quốc sản xuất năm
2009: 2,298 triệu tấn, dự kiến 2010: 2,972 triệu tấn và đứng thứ nhất trên thế
giới về sản xuất thuốc lá. Ấn độ 2009: 595,5 ngàn tấn, dự kiến 2010: 685.4
ngàn tấn…Các nước tiêu thụ thuốc lá lớn trên thế giới: Trung Quốc chiếm
38% sản lượng thuốc lá thế giới, các nước Châu âu: 10,2%, Ấn Độ 7,4%, Nga
6,4%, Mỹ 6,2%, Brazin 3,3%, Nhật 2,6%, Indonesia 2,4% [8], [17], [18].
Theo nghiên cứu của Carlos, Blanco, Antonio, Terán-Vargas…về kết
quả của cây ký chủ đối sự phát triển của sâu xanh thấy rằng: Sâu xanh
Heliothis virescens F là một loại côn trùng ăn tạp quan trọng và ăn trên 100
loài cây trồng, bao gồm 20 loại cây trồng có giá trị kinh tế cao [5].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


11

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sâu hại: Theo nghiên của
Snyder, Biometeorologist, Regents of the University of California, 1/12/2001.
Sự phát triển của nhiều loại sinh vật phụ thuộc vào nhiệt độ. Tất cả nông dân
đều biết rằng, cây trồng và dịch hại phát triển nhanh trong những năm ấm hơn
những năm lạnh. Sinh vật sinh trưởng phát triển nhanh hơn khi nhiệt độ
không khí ấm áp. Khi nhiệt độ tăng thì sinh vật sinh trưởng, phát triển tăng.
Sinh vật tích lũy lượng nhiệt thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển, và trong
điều kiện ấm thì số ngày hoàn thành một giai đoạn phát triển ngắn hơn khi ở
nhiệt độ thấp hơn. Việc tích lũy lượng nhiệt được gọi nhiệt độ hữu hiệu phát
triển ngày/ tích ôn hữu hiệu ngày, và

0
D là đơn vị đo nhiệt độ phát triển ngày.
1
0
D được định nghĩa như 1 độ trên ngưỡng nhiệt độ sinh học thấp (TL –
Temperature low) trong 24 giờ. Nhiệt độ phát triển ngày của mỗi loài sinh vật
đều không đổi khi nhiệt độ ngày có biến đổi, nhưng trái lại số ngày để phát
triển của chúng khác nhau. Nói rõ hơn,
0
D cung cấp công cụ dự báo tốt hơn
cho sự phát triển. Thậm trí khi nhiệt độ thay đổi thất thường, tổng tích ôn
cùng với khoảng thích hợp để xác định thời gian để hoàn thành một giai đoạn
nhất định [9], [12], [14].
Nếu nhiệt độ thấp nhất ngày > TL , GDD = (Tmax + Tmin)/2 – TL.
Nếu TL> Tmax, GDD = 0.
- Theo Chương trình quản lý IPM, trường đại học California, năm
2003, nghiên cứu về nhiệt độ ngày: Nhiệt độ điều khiển tỷ lệ phát triển của
nhiều sinh vật. Cây trồng, động vật, bao gồm côn trùng và tuyến trùng cần
một lượng nhiệt để hoàn thành một giai đoạn/vòng đời, được gọi tích ôn hữu
hiệu. Tích ôn hữu hiệu hoàn thành một giai đoạn nào đó không thay đổi.
Ngưỡng phát triển
Ngưỡng phát triển sinh học trên (TU – Upper threshold) và dưới (TL –
Lower threshold) được xác định cho một số sinh vật thông qua nghiên cứu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


12

trong phòng và thí nghiệm ngoài đồng. Ví dụ: TU, TL của loài

Quadraspidiotus perniciosus là 32
0
C, 10,6
0
C. Ngưỡng phát triển thay dổi
khác nhau tùy theo sinh vật.
TL cho một sinh vật là nhiệt độ thấp mà tại đó sinh vật ngừng phát
triển, TU là ngưỡng nhiệt độ cao mà tại đó sinh vật ngừng sinh trưởng.







(Nguồn từ trang gian truy cấp năm 2010)
Ghi chú: Temperature: nhiệt độ; Upper threshold: Ngưỡng phát dục trên;
Lower threshold: Ngưỡng phát dục dưới; max: Nhiệt độ ngày cao nhất; min:
nhiệt độ ngày thấp nhất;
0
D: số độ nhiệt độ ngày tích lũy được trong 24 giờ;
hours: giờ
Nhiệt độ ngày (Degree-days): Là tổng lượng nhiệt hữu hiệu, giữa TU
và TL cho một loại sinh vật phát triển từ một giai đoạn này tới một giai đoạn
khác trong vòng đời của chúng được cộng lại, được gọi là nhiệt độ ngày (°D).
Nhiệt độ ngày là lượng nhiệt tích lũy theo thời gian và nhiệt độ giữa ngưỡng
nhiệt độ phát triển cho 1 ngày.
Tổng tích lũy nhiệt độ ngày: Mỗi một giai đoạn phát triển của một sinh
vật cần một tổng lượng nhiệt nhất định. Sự phát triển được đánh giá bởi tổng
lượng nhiệt ngày giữa ngưỡng nhiệt độ trong vụ. Mỗi loài cần một tổng lượng

nhiệt nhất định để hoàn thành một giai đoạn phát triển nào đó. Lượng nhiệt
tích lũy các ngày từ một điểm bắt đầu có thể giúp dự báo dịch hại khi giai

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

đoạn phát triển xuất hiện. Ngày bắt đầu tích lũy nhiệt độ ngày, gọi là ngày
biofix, thay đổi tùy loài, các ngày biofix thường dựa vào sự khác biệt sinh học
như ngày trồng, ngày đầu tiên bẫy được trưởng thành hoặc ngày đầu tiên sâu
xuất hiện. Tích lũy nhiệt độ ngày nên tiến hành chính xác, đặc biệt các quyết
định phòng trừ trong những ngày tới. Dựa vào mối quan hệ chặt giữa thời tiết
và qua trình phát dục của côn trùng, đưa ra phương pháp tính nhiệt độ ngày
theo [9], [13], [14].
Mối quan hệ giữa nhiệt độ ngày và ngưỡng nhiệt độ TL,TU:
(Nguồn từ trang gian truy cập năm 2010)
Ghi chú: 1:nhiệt độ ngày cao hơn ngưỡng phát triển TL, TU; 2. nhiệt độ ngày
thấp hơn TL và TU; 3. nhiệt độ ngày giữa 2 ngưỡng TL và TU, 4. chặn bởi
ngưỡng dưới, 5. chặn bởi ngưỡng trên,6. chặn bởi cả hại ngưỡng; Max: nhiệt
độ cao nhất trong ngày; minn: nhiệt độ thấp nhấ trong ngày.
- Nghiên cứu về sâu xanh: Nghiên cứu về sâu xanh hại thuốc lá
Helicoverpa assulta (Heliothis virescens) về ảnh hưởng của nhiệt độ đến phát
dục, xuất hiện nhằm dự báo khả năng xuất hiện gây hại ngoài đồng ruộng. Mô
hình sinh khí hậu dự báo thời gian dịch hại phát triển. Đối nhiều loài sinh vật,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


14


loài mà không thể tự điều chỉnh được nhiệt độ của chúng, sự phát triển của
chúng phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ môi trường. Để ứng dụng được mô
hình này cần thí nghiệm một hoặc nhiều lần trong điều kiện đồng ruộng cụ
thể. Ý nghĩa kiểm tra là tăng phần chính xác cho một khu vực và cũng như
trong khi điều tra và quyết định phòng trừ. Ví dụ việc so sánh dự báo thời
gian vòng đời đối một loại côn trùng (nhiệt độ ngày) sử dụng mô hình sinh
khí hậu và nhiệt độ ngày cho bẩy pheromone. Hoặc chúng ta có thể quan sát
sự xuất hiện của các lứa sử dụng mẫu bẫy pheromone sau đó so sánh dự báo
số lứa theo nhiệt độ ngày cho sinh vật. Từ việc làm thí nghiệm này cho phép
ta dự báo cho khu vực được chính xác hơn. Các bước tiến hành: 1) Quan sát
số liệu thời tiết từ các trang web hoặc một vài trang web…); 2) lấy mẫu ở một
vài giai đoạn phát triển của dịch hại; 3) Kết hợp dữ liệu thời tiết và dữ liệu
quan sát ngoài ruộng ít nhất 3 năm và kết hợp tính nhiệt độ ngày và ngày bắt
đầu trồng hoặc ngày bắt đầu dịch hại xuất hiện. Sau khi thí nghiệm sẽ có mô
hình dự báo có độ chính xác cao.
Theo Potter, 1981, lượng nhiệt yêu cầu cho sâu xanh xuất ở vùng
Arizona.
Ngưỡng phát triển:
Ngưỡng nhiệt độ phát triển dưới – TL 55.0°F (12.8°C)
Ngưỡng nhiệt độ phát triển trên - TU 86.0°F (30.0°C)
Nhiệt độ tích luỹ ngày (tích ôn) yêu cầu cho mỗi giai đoạn phát triển
Ngày bắt đầu: 1/1 – mùa xuân
Nhiệt độ không khí: DD (°F) DD (°C)
Bắt đầu xuất hiện: 271.8 151.0
10% xuất hiện: 328.2 182.3
25% xuất hiện: 384.5 213.6

×