Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN TRỌNG DŨNG




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ
GIỐNG VỪNG TẠI NGHỆ AN




Chuyên ngành. Trồng trọt
Mã số. 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học.
Tiến sỹ: Lê Khả Tường


HÀ NỘI - 2011




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu khoa học do bản thân tôi cùng với
tập thể nhóm nghiên cứu của Bộ môn Nhân giống và Đánh giá nguồn gen – Trung tâm
Tài nguyên Thực vật đã nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Khả
Tường.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Tác giả



Nguyễn Trọng Dũng
















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, trong quá trình học tập và
nghiên cứu, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu tận tình của tập thể cán bộ nhân viên Bộ môn nhân giống và Đánh giá nguồn
gen – Trung tâm Tài nguyên Thực vật. Trạm Khuyên nông khuyên ngư Nghi Lộc, Xã
Diễn Hạnh-Diễn Châu; Phường Quang Phong-Thị Xã Thái Hòa của tỉnh Nghệ An.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới người thầy: TS. Lê
Khả Tường đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn
chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ban Đào tạo sau đại học – Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Tài nguyên Thực vật, các
anh chị em, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sự thành công của luận văn còn có sự đóng góp giảng dạy của các thầy cô giáo,
sự quan tâm và động viên khích lệ của gia đình, bạn bè của tôi.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp

đỡ quý báu này!
Tác giả




Nguyễn Trọng Dũng



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


3

MỤC LỤC

Bìa phụ i
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu và viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các đồ thị x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.
14
2.1. Mục đích 14
2.2.Yêu cầu 14

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
15
3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài. 15
3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 15
4.1. Đối tượng nghiên cứu 15
4.2. Phạm vi nghiên cứu 16
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 18
1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây vừng 18
1.1.1.Nguồn gốc.
18
1.1.2. Phân bố 18
1.1.3. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây vừng.
18
1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vừng.
20
1.2.1. Yêu cầu nhiệt độ 20
1.2.2. Yêu cầu với ánh sáng.
20
1.2.3. Yêu cầu với độ ẩm.
20
1.2.4. Yêu cầu đối với đất và dinh dưỡng.
21
1.3. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới và Việt Nam 21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới……………… …………… 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất vừng ở Việt Nam. 33
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


4


CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Vật liệu nghiên cứu.
42
2.2. Nội dung nghiên cứu
42
2.2.1. So sánh giống vừng triển vọng: 42
2.2.2. Đánh giá tính chịu hạn trong giai đoạn nảy mầm.
43
2.2.3. Đánh giá tính chịu hạn trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. 43
2.2.4. Xây dựng quy trình kỹ thuật cho giống vừng triển vọng.
43
2.3. Phương pháp nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
3.1. Kết quả điều tra và xác định vùng nghiên cứu cây vừng tại Nghệ An
50
3.1.1.Điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội của Nghệ An: 50
3.1.2. Điều tra tình hình sản xuất vừng ở Nghệ an 50
3.1.3.Xác định các huyện đại diện cho vùng nghiên cứu 52
3.1.4. Xác định địa bàn nghiên cứu cho các huyện đại diện 52
3.1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Diễn Châu (vùng biển) 52
3.1.4.2. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Nghi Lộc (vùng đồng): 55
3.1.4.2. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Nghĩa Đàn (vùng trung du miền núi) 56
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học các giống vừng triển vọng
58
3.2.1. Nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái thân, lá và hoa 58
3.2.2. Nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái quả và hạt 59
3.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống 62
3.2.4. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 65
3.3. Nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống 70

3.3.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính 71
3.3.2. Khả năng chống đổ và chống tách quả 72
3.3.3. Khả năng chống chịu hạn 74
3.3.3.1. Khả năng chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm 74
3.3.3.2. Khả năng chịu hạn ở giai đoạn ra hoa 83
3.3.3.2. Khả năng chịu hạn ở giai đoạn quả chắc 87
3.4. Nghiên cứu khả năng ổn định năng suất của một số giống triển vọng
88
3.5. Nghiên cứu tuyển chọn giống vừng triển vọng VĐ11.
91
3.6. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho giống vừng triển vọng VĐ11
93
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


5

3.6.1. Nghiên cứu mật độ gieo trồng thích hợp 96
3.6.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển 86
3.6.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất 87
3.6.2. Nghiên cứu liều lượng phân bón thích hợp 98
3.6.3. Nghiên cứu phương thức gieo trồng thích hợp. 102
3.6.4. Nghiên cứu tổng hợp quy trình kỹ thuật cho giống vừng triển vọng VĐ11 106
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 108
4.1.Kết luận:
108
4.2. Đề nghị.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
TIẾNG VIỆT 110

TIẾNG ANH. 112

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


6


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU


Bảng 1.Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam giai đoạn 2000-2008 33
Bảng 2. Danh sách các giống vừng triển vọng trong bộ giống so sánh

34

Bảng 3. Các công thức thí nghiệm phân bón cho giống vừng VĐ11 35
Bảng 4. Các công thức thí nghiệm mật độ cho giống vừng VĐ11 36
Bảng 5. Các phương thức gieo trồng cho giống vừng VĐ11 36
Bảng 6. Phương pháp đánh giá tính chịu hạn của Burlyn E và ctv 1973 37
Bảng 7. Đánh giá bệnh héo xanh vi khuẩn cây vừng 38
Bảng 8. Đánh giá tính chổng đổ trên cây vừng 39
Bảng 9. Đánh giá khả năng tách quả cây vừng 39
Bảng 10. Hình thái thân, lá, hoa của các giống vừng triển vọng 51
Bảng 11: Đặc điểm hình thái quả và hạt của các giống vừng triển vọng 53
Bảng 12: Đặc điểm sinh trưởng của các giống vừng triển vọng 56
Bảng 13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 60
Bảng 14: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống vừng triển vọng 63
Bảng 15: Khả năng chống đổ và chống tách quả của các giống vừng 65
Bảng 16: Ảnh hưởng của các mức gây hạn đến tỷ lệ mọc mầm của các giống vừng triển

vọng (%) 67
Bảng 17: Ảnh hưởng của các mức gây hạn đến chiều dài rễ, chiều dài mầm của 5 giống
vừng triển vọng (cm) 69
Bảng 18: Ảnh hưởng của các mức gây hạn đến khối lượng cây mầm của các giống
vừng triển vọng (g) 71
Bảng 19: Ảnh hưởng của các mức gây hạn đến khối lượng rễ mầm của các giống vừng
triển vọng (g) 73
Bảng 20. Hình thái của các giống vừng triển vọng trong chậu vại ở giai đoạn ra hoa.76
Bảng 21: Khả năng chịu hạn ở thời kỳ ra hoa 77
Bảng 22: Khả năng chịu hạn ở thời kỳ quả chắc 78
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


7

Bảng 23: Năng suất một số giống vừng vụ Xuân 2010 và vụ Hè 2010

79
Bảng 24. Kết quả phân tích một số thành phần sinh hóa giống vừng VĐ11 (%) 82
Bảng 25. Những đặc tính ưu việt của VĐ11 so với giống đối chứng 83
Bảng 26: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của giống vừng VĐ11 87
Bảng 27: Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 88
Bảng 28: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của giống vừng VĐ11 91
Bảng 29: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống vừng VĐ11 101
Bảng 30: Ảnh hưởng của phương thức gieo đến sinh trưởng của VĐ11 95
Bảng 31: Ảnh hưởng phương thức gieo trồng đến năng suất vừng VĐ11 96

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



8


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


Đồ thị 1: Biểu diễn năng suất các giống vừng triển vọng tại Nghệ An

61
Đồ thị 2: Ảnh hưởng của các thế thẩm thấu đến tỷ lệ mọc mầm của 5 giống
vừng triển vọng (%)


68
Đồ thị 3. Ảnh hưởng của các thế thẩm thấu đến chiều dài rễ, dài mầm của 5
giống vừng triển vọng (cm)


70
Đồ thị 4: Ảnh hưởng của các thế thẩm thấu đến khối lượng cây mầm của 5
giống vừng triển vọng (g)


72
Đồ thị 5: Ảnh hưởng của các thế thẩm thấu đến khối lượng rễ mầm của 5
giống vừng triển vọng (g)


74
Đồ thị 6: Biểu diễn khả năng ổn định năng suất một số giống vừng triển vọng


81
Đồ thị 7: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của giống vừng VĐ11

89
Đồ thị 8: Biểu diễn ảnh hưởng phân bón đến năng suất giống vừng VĐ11

93
Đồ thị 9: Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến năng suất vừng VĐ11


96


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


9



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT


Đ/C: Đối chứng
TT: Thứ tự
BARS: Mức độ gây hạn nhân tạo
PEC: polyethylene glycol
IPBGR: Viện tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế
TGST: Thời gian sinh trưởng

NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
KL: Khối lượng






















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


10


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Một hợp chất hữu cơ đặc biệt có mặt trong cơ thể chúng ta tham gia vào cấu trúc
của tất cả các mô, là thành phần thiết yếu của tế bào, của các màng cơ thể, cần thiết cho
sự chuyển hoá các vitamin nhóm B, cung cấp nguồn năng lượng quan trong cho cơ thể
và có vai trò điều hòa sinh học cao, đó chính là lipid. Sự thiếu hụt hay rối loạn chuyển
hóa lipid sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của nhiều bộ máy trong cơ thể kể
cả hệ thần kinh trung ương. Loài người đã không mệt mỏi để khai thác, tìm kiếm chất
béo từ các nguồn khác nhau trong tự nhiên, trong đó nguồn tài nguyên động, thực vật
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù vây khả năng đáp ứng nhu cầu chất béo
hiện nay của thế giới mới chỉ dừng lại ở con số < 20%, tương ứng với 1,0
kg/người/năm. Nếu bình quân 5,0 kg/người/năm và dân số 7,0 tỷ người thì nhu cầu
hàng năm của toàn thế giới là 35,0 triệu tấn/năm. Điều này đã và đang mở ra nhiều cơ
hội và thách thức mới cho các nhà nghiên cứu, khai thác và phát triển nguồn lipid trên
phạm vi toàn cầu. Trong lịch sử việc khai thác nguồn lipid luôn gắn liền với 2 ngành
sản xuất chính trong nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, sản lượng động, thực vật đã không ngừng tăng
lên qua các năm đồng nghĩa với khả năng đáp ứng lipid ngày càng cao cho nhân loại,
song y học ngày nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra những bằng chứng
xác thực về tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng lipid động vật đối với sức khoẻ con
người. Lipid có nguồn gốc thực vật ngày càng được khẳng định là nguồn thực phẩm an
toàn cho chúng ta và đang dần thay thế cho mỡ động vật. Tập đoàn cây trồng có dầu
được đánh giá là rất đa dạng giữa các vùng, miền và châu lục. Trong đó cọ dầu, dừa,
lạc, đậu tương, hướng dương, vừng và ô lưu được xem là những cây có dầu phổ biến
nhất, đang được quan tâm khai thác phát triển. Dầu vừng được đánh giá là loại cao cấp,
xếp thứ hai sau ô lưu. Thành phần sinh hoá của vừng chủ yếu là lipid với 45-54%,
protein 16-18%, gluxit 18-22%. Thành phần chính của dầu vừng là các Axit béo không
no, dễ hấp thu, không Cholesterol, ngoài ra trong hạt vừng còn có hàm lượng cao các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



11

vitamin và khoáng chất. Dầu vừng ngày càng được khẳng định là có nhiều ưu điểm
vượt trội so với các loại dầu khác. Trước đây dầu vừng ít được phổ biến do sản lương
thấp, giá thành cao, năng suất thấp, nhưng ngày nay nguồn thu nhập được cải thiện,
người có thu nhập cao đang không ngừng tăng lên, vì vậy đáp ứng đủ nhu cầu vừng
trong tương lai là một bước ngoặt lịch sử trong chiến lược phát triển dầu thực vật của
thế giới.
Cây vừng (Sesamum indicum L. syn. S. orientale L.) là cây lấy dầu hàng năm
thuộc họ Pedaliaceae. Giống vừng Sesamum có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loại
được trồng phổ biến là vừng trắng (Sesamum indicum L.) và vừng đen (Sesamum
orientale L.). Vừng là cây lấy dầu hàng năm, thân thảo, cao từ 60 – 120 cm, lá đơn mọc
cách, hoa hình chuông, cuống ngắn, quả nang, hạt xếp thành từng hàng dọc theo múi
quả, có thời gian sinh trưởng 80 -120 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng từ
25-30
0
C, tổng tích ôn 2700
0
C(Tạ Quốc Tuấn, Trận Văn Lợi)[ 18]. Vừng cũng được coi
là cây ngày ngắn khá điến hình với nhu cầu chiếu sáng 200 – 250 h/tháng trong suốt
quá trình sinh trưởng, phát triển. Với lượng mưa 500 – 600 mm/năm cây vừng vẫn sinh
trưởng và phát triển bình thường, tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi có thể tưới 900 –
1000 mm vừng sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất. Để khai thác giá trị dinh dưỡng
của vừng, trong những năm gần đây vừng đã nhanh chóng được thử nghiệm và phát
triển về những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác của các châu lục. Tuy nhiên ở châu
Á vừng được trồng với quy mô lớn nhất với 60% diện tích toàn cầu, tiếp đến là châu
Mỹ và châu Phi. Sản lượng vừng của thế giới trong 10 năm gần đây đạt khoảng 2,5
triệu tấn/năm. Nước đứng đầu về sản lượng vừng là Ấn Độ với 700.000 tấn/năm, tiếp

đến là Trung Quốc với 500.000 tấn/năm, Xuđan với 300.000 tấn/năm và Mexico với
250.000 tấn/năm. Những nước có sản lượng vừng thấp hơn 250.000 tấn/năm tập trung
chủ yếu ở khu vực Tây và Đông Nam Á, châu phi, châu Úc và châu Mỹ. Ai cập là nước
đạt năng suất vừng cao nhất với 11,5 tạ/ha, tiếp đến là Trung Quốc với 7,0 tạ/ha và thấp
nhất là Ấn Độ với 3,5 tạ/ha. Do điều kiện canh tác giản đơn, đầu tư thấp lại tập trung
nhiều ở những vùng khó khăn nên năng suất vừng hầu như đạt tốc độ tăng trưởng rất
thấp. Năng suất bình quân hiện nay của vừng trên thế giới là 3,50 tạ/ha. Chính vì vậy
điều kiện sản xuất và canh tác vừng hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với nhu cầu
về sử dụng vừng ngày càng tăng cao trên toàn thế giới. Hạt vừng được sử dụng rất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


12

nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau như bánh mì, bánh tráng, kẹo, và dầu vừng
dùng trong trộn salad, trong nấu ăn. Trong dầu mè có chứa nhiều chất chống oxy hoá
nên kéo dài thời gian bảo quản. Dầu vừng còn được dùng trong các ngành công nghiệp,
dược phẩm. Khô dầu vừng cũng rất tốt cho trồng trọt và chăn nuôi. Hạt vừng là thành
phần quan trọng trong rất nhiều loại thức ăn. Khoảng 70% sản lượng vừng trên thế giới
chủ yếu được chế biến trong bữa ăn hàng ngày và ép dầu. Trong tổng sản lượng vừng
được tiêu thụ có khoảng 65% dùng ép dầu và 35% dùng trong thực phẩm (Phạm Đức
Toàn, 2006) [15]. Ở Việt Nam hạt vừng được dùng phần lớn trong chế biến thức ăn như
bánh kẹo, bột vừng, và ép lấy dầu. Ở Ai Cập hạt vừng được chế biến làm bánh, kem,
trong khi đó các nước Châu Phi lại dùng hạt vừng như là thành phần chính của các món
canh, gia vị cũng như trong chế biến bánh kẹo và dầu ăn.Hạt vừng không chỉ là nguồn
cung cấp chất béo không bão hòa đơn và đa và các chất chống oxy hóa mà còn là nguồn
cung cấp dồi dào nhiều loại chất khoáng như: Canxi, đồng, mangan, magie, photpho,
sắt, kẽm, vitamin và cả chất xơ có tác dụng phòng và ngăn chặn nhiều bệnh như: Phòng
chống các bệnh về tim mạch và hô hấp, ung thư, các bệnh về xương khớp. Đông y coi
vừng đen là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình, vào các kinh can, thận, phế và tỳ. Có

tác dụng cường thân, nhuận ngũ tạng, đại bổ can thận, chống lão suy, làm đen râu tóc,
sáng mắt Thường dùng chữa các chứng suy nhược như tóc bạc sớm, huyễn vận (hoa
mắt chống mặt do suy nhược), lưng gối đau mỏi, đại tiện táo bón (Huyên Thảo,súc
khỏe và đời sống 2010.)[4]. Trong Công nghiệp kỹ nghệ và tiềm năng cho biodiesel
(dầu sinh học), dầu vừng đã được dùng trong một vài ngành công nghiệp, kỹ nghệ như
chất kháng nấm, kháng khuẩn, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất hoà tan, xà phòng. Ở Châu
Phi người ta đã dùng hoa vừng để sản xuất ra nước hoa, và nước hoa Cologne đã được
sản xuất ra từ chính hoa vừng. Các hoạt chất được trích từ vừng đã được dùng trong các
mục đích khác nhau. Trong đó Myristic axit được dùng trong mỹ phẩm, và ngăn ngừa
ung thư, Sesamin và sesamolin được dùng như là chất hỗ trợ trong thuốc diệt khuẩn,
diệt côn trùng. Năm 2000, Hasan và cộng sự báo cáo chất chlorosesamone sinh ra từ rễ
cây mè có chất kháng nấm và nó đã được dùng như là một chất diệt nấm. Ở Việt Nam
vừng là cây lấy dầu quan trọng, được trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, tuy
nhiên vùng tập trung của nó là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên. Vừng có thể được trồng với 2-3 vụ/năm tuỳ điều kiện canh tác của các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

vùng, miền. Tuy nhiên vừng là cây nhiệt đới do đó vụ Hè và Hè Thu được coi là thời vụ
chính và cho tiềm năng năng suất nhất.Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu
chuyển đổi từ việc sử dụng mỡ động vật sang dầu thực vật đang được quan tâm trong
những năm gần đây. Song sản lương dầu thực vật ở nước ta còn rất thấp, chưa tương
xứng với điều kiện đất đai, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của nhân dân.
Vừng là một cây trồng truyền thống có mặt ở khắp các vùng sinh thái của nước ta. Diện
tích cây vừng ở Việt Nam có khoảng 45.000 ha với sản lượng là 22.000 tấn (FAO,
2007). Điều này đã cho thấy năng suất và sản lượng vừng ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện tự nhiên, khí hậu ở nước ta.
Nghệ An là một trong những tỉnh có quy mô lớn nhất, chiếm 30% diện tích và gần

40% sản lượng cả nước. Tại đây vừng được trồng trên các vùng đất cát pha, đất ven
biển, đất đồi núi với quy mô 15.000 ha, vừng là một trong ba cây trồng quan trọng
trong hệ thống luân canh lạc xuân, vừng hè và rau màu đông, luôn đóng góp 1 phần
đáng kể vào nguồn thu nhập của nông dân trên vùng đất này. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu nói chung, biến đổi khí hậu ở Việt Nam
và Nghệ An nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trong đến hệ thống các cây trồng nói
chung, cây vừng nói riêng. Điều kiện hạn hán kéo dài từ gieo trồng đến hình thành hạt ở
các tháng 6,7,8, mưa nhiều gây ngập úng ở cuối vụ, tập quán gieo vãi không lên luống,
không có quy trình canh tác tiên tiến đã khiến cho cây vừng sinh trưởng kém ở đầu thời
vụ, bệnh héo xanh phát triển mạnh ở giai đoạn cuối vụ là những yếu tố hạn chế căn bản
làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất vừng ở Nghệ An trong
những năm qua, bên cạnh đó các giống vừng trong sản xuất hiện nay đều không có hiệu
quả do thái hóa hoặc không còn phù hợp với điều kiện canh tác. Các kết quả điều tra
gần đây cho thấy hiệu quả kinh tế của sản xuất vừng ở Nghệ An đã giảm đi một cách
đáng kể từ 2002 – 2007 với hàng nghìn ha vừng bị khô hạn, cây sinh trưởng còi cọc,
thấp cây, hoa quả ít, năng suất thấp < 400kg/ha so với những năm trước là 800 – 1000
kg/ha (Trung tâm tài nguyên thực vật, 2009). Điều kiện sản xuất vừng như trên kéo
dài trong những năm qua đã gây ra một tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất vừng ở
Nghệ An, ước tính khoảng 4000 tấn/năm, tương ứng khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm,
kết quả là hàng nghìn hộ nông dân phải bỏ hoang vụ Hè thu hoặc chuyển đổi sang
những cây trồng khác kém hiệu quả như đậu xanh, đậu tương, đậu đen. Chính vì vậy
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


14

giải pháp cho vấn đề ổn định và phát triển nghề trồng vừng đã và đang được xem là
nguyên vọng chính đáng của đông đảo bà con nông dân trồng vừng ở Nghệ An. Trên
cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất của một số giống vừng triển vọng tại Nghệ An” và xem đây là một nhiệm

vụ cấp thiết.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định được giống vừng triển vọng, có khả năng chống chịu, thích ứng và
cho năng suất cao, tăng > 10-15 % so với giống đối chứng tại Nghệ An
- Xây dựng biện pháp kỹ thuật cho giống vừng mới tại Nghệ An
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học trên các giống vừng triển vọng, bao gồm:
+ Đặc điểm hình thái: màu sắc lá, dạng lá, dạng thân, màu sắc thân, màu sắc hoa
, màu sắc vỏ quả khi chín, màu sắc hạt, chiều cao cây
+ Đặc điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống triển
vọng: thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn, chiều cao cây, số đốt/thân chính qua các
thời kỳ, chiều cao chùm quả, số cành cấp 1, số đốt, chiều dài đốt
+ Mức độ nhiễm sâu bệnh hại: Sâu cuốn lá, sâu đục quả, rầy, rệp hại lá và quả,
bệnh phấn trắng, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh héo xanh vi khuẩn
+ Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Gồm khả năng chống
chịu hạn, chống đổ và tách quả
+ Đánh giá năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và khả năng thích ứng của
các giống triển vọng: Số quả trên cây, số hàng hạt trên quả, số hạt trên quả, khối lượng
1000 hạt, năng suất thực thu, năng suất cá thể, năng suất lí thuyết.
- Xây dựng biện pháp kỹ thuật cho giống vừng triển vọng thông qua các thí nghiệm:
+ Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của
giống vừng triển vọng.
+ Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất của giống
vừng triển vọng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


15


+ Ảnh hưởng của các phương thức gieo khác nhau đến sinh trưởng và năng suất
của giống vừng triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là một bộ dữ liệu quan trọng cho kế hoạch nghiên
cứu, phát triển cây vừng cũng như công tác chọn tạo giống vừng tại Nghệ An
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài sản có giá trị trong chiến lược nghiên
cứu, phát triển cây có dầu ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp cho sản xuất một số giống vừng
triển vọng và quy trình kỹ thuật thích hợp, góp phần ổn định, duy trì và phát triển sản
xuất vừng tại Nghệ An.
- Giống vừng mới có năng suất, chất lượng cao và thích ứng rộng với các vùng
trồng vừng ở Nghệ An là điều kiện cơ bản để cải thiện nguồn thu nhập từ sản xuất
vừng, làm tăng tổng thu nhập trong mô hình canh tác: lạc xuân, vừng hè và rau màu thu
đông với hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho bà con nông dân Nghệ An.
- Giống vừng mới có năng suất và hiệu quả cao trong vụ hè thu đã và đang được
bà con nông dân tiếp nhận, mở rộng trong sản xuất, qua đó góp phần phủ xanh đất trống
vụ hè thu, bảo vệ môi trường, xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống nông dân, nông
thôn Nghệ và các vùng phụ cận.
- Giống vừng mới có năng suất và hiệu quả cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản
lượng vừng ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, qua đó sẽ tăng nguồn nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến trong nước cũng như mở ra thị trường xuất khẩu trong
tương lai, trên cơ sở đó sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động đồng thời hạ
giá thành dầu thực vật, đáp ứng được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 15 giống vừng triển vọng được tuyển chọn từ kết quả khảo sát đánh giá tập
đoàn trên 300 mẫu giống trong ngân hàng gen cây trồng quốc gia, giai đoạn 2007-2009.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



16

Danh sách cụ thể các giống triển vọng tham gia nghiên cứu gồm có: VĐ11, V12, V13,
V14, V15, V16, V17, V18, V19, V20, V21, V22, V23, V24 và V6 (Đ/C).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu vật liệu khởi đầu và tuyển chọn bộ giống triển vọng.
+ Gồm 1 thí nghiệm khảo sát và đánh giá tập đoàn 300 mẫu giống: Được thực
hiện trong giai đoạn 2007-2009 tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật (An Khánh, Hoài
Đức, Hà Nội). Những chỉ tiêu khảo sát, đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn của
Viên tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPBGR) và theo FORM quy định của Trung
tâm tài nguyên thực vật.
+ Tuyển chọn bộ giống triển vọng: Trên cơ sở đánh giá tập đoàn, tiến hành sàng
lọc, tuyển chọn 15 giống thông qua các nhóm chỉ tiêu về: hình thái, chống chịu, sinh
trưởng, phát triển, thích ứng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- So sánh bộ giống triển vọng.
+ Thí nghiệm so sánh các giống vừng triển vọng được thực hiện trong vụ Xuân
2010 trên 3 loại đất trồng vừng phổ biến tại Nghệ An là: đất cát pha vùng biển, đất cát
pha vùng đồng bằng và đất vùng đồi núi
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá được thực hiện theo quy định của Trung tâm
tài nguyên thực vật, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu Việt Nam
- Đánh giá khả năng chống chịu và tính thích ứng của các giống vừng triển vọng.
+ Khả năng chịu hạn, chống đổ, chống tách quả
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
+ Khả năng thích ứng của các giống triển vọng
- Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho giống vừng triển vọng.
+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất
vừng: Được thực hiện trong vụ Hè 2010 và vụ Xuân 2011 trên 3 loại đất trồng vừng
phổ biến tại Nghệ An.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng suất vừng:
Được thực hiện trong vụ Hè 2010 và vụ Xuân 2011 trên 3 loại đất trồng vừng phổ biến
tại Nghệ An.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


17

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức gieo trồng đến năng
suất vừng: Được thực hiện trong vụ Hè 2010 và vụ Xuân 2011 trên 3 loại đất trồng
vừng phổ biến tại Nghệ An.



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


18

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây vừng
1.1.1.Nguồn gốc
Nguồn gốc cây vừng có từ đâu, cho tới nay vẫn còn nhiều tranh luận, chưa thống nhất.
Tuy nhiên nhiều tài liệu cho rằng vừng có xuất sứ từ Châu Phi và rằng Êtiopi có thể là nguyên
sản đầu tiên của giống vừng trồng hiện nay. Ngoài ra các tài liệu khác lại cho rằng vùng
Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống vừng trồng.
1.1.2. Phân bố
Vừng là loại cây có dầu truyền thống được trồng lâu đời khoảng 2000 năm trước

công nguyên tại Trung tâm khởi nguyên và các vùng phụ cận của nó. Sau này vừng
được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và di chuyển về phía tây, vào châu Âu, rồi dần dần
được di chuyển đến Ấn Độ, Nam Á và Trung Quốc. Ở Nam Mỹ, vừng được du nhập từ
Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492. Tuy nhiên Ấn
Độ được xem là một trong những Trung tâm phân bố lớn nhất hiện nay của cây vừng
trên thế giới, phạm vi phân bố chủ yếu từ 40
0
N – 35
0
S, dưói độ cao 600m so với mặt
biển[15].
1.1.3. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây vừng
- Phân loại thực vật cây vừng:
Vừng còn gọi là mè có danh pháp khoa học là Sesamum indicum L. là một loại cây
ra hoa thuộc chi Vừng (Sesamum), họ Vừng (Pedaliaceae). Trên thế giới, vừng trồng
thuộc loài Sesamun indicum L. có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 26, ngoài ra còn có S.
Capennsen, S. alanum, S. chenkii, S. Laniniatum có 2n = 6[15].
Chi Sesamum có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loài được trồng phổ biến là mè
trắng (Sesamum indicum L.) và mè đen (Sesamum orientale L.). Để phân loại thực vật
cây vừng một cách chuẩn xác, các nhà thực vật học đã xây dựng một tập hợp với trên
50 chỉ tiêu khác nhau, trong đó các chỉ tiêu dưới đây được xem là đáng chú ý, có giá trị
khoa học và thực tiễn cao nhất trong công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


19

nguồn gen vừng: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành, số đốt, số lá, hình dạng
và màu sắc lá, lông trên lá, lông trên thân, màu sắc hoa, số hoa/cây, số quả/cây, số
múi/quả, số hàng hạt/quả, số hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt, màu hạt, số lớp vỏ hạt,

khả năng chống tách quả, chống chịu sâu bệnh hại, hàm lượng dầu và các giá trị dinh
dưỡng khác.
- Đặc điểm thực vật cây vừng:
Vừng là cây hàng năm có thời gian sinh trưởng từ 75 - 150 ngày tuỳ giống và loài,
nhưng loài được trồng phổ biến ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Đông Nam
Trung Quốc có thời gian sinh trưởng từ 75 - 100 ngày, với chiều cao cây từ 1,0 - 1,5 m,
lá đơn và kép 3 lá phụ, có lông, hoa vàng nhạt, nang có khía, hạt nhỏ. Hạt mè không
những chứa khoảng trên dưới 50% dầu và 25% protein mà còn chứa nhiều khoáng chất.
Trong hạt mè chứa rất nhiều các axit béo, khoảng 39% oleic, 44% linoleic và có cả
vitamin E(Theo Phạm Đức Toàn và cộng sự )[15]thì hàm lượng dầu trung bình trong
hạt mè ở Việt Nam và Campuchia là 51%, có thành phần axit béo trong hạt như sau:
- Palmitic C16:0 about 9.5%
- Palmitoleic C16:1 about 0.2%
- Stearic C18:0 about 5.7%
- Oleic C18:1 about 38.8%
- Linoleic C18:2 about 43.8%
- Linolenic C18:3 about 0.3%
- Eicosanoic C20:0 about 0.6%
- Eicosenoic C20:1 about 1.8%
- Eicosedienoic C20:2 about 0.01%
- Other 0.8%
Hạt vừng được dùng phối hợp với nhiều thực phẩm khác nhau như bánh mì, bánh
tráng, kẹo và dầu mè dùng trong trộn salad, trong nấu ăn. Trong dầu mè có chứa nhiều
chất chống oxy hoá nên kéo dài thời gian bảo quản. Ở xứ lạnh, dầu vừng có ưu điểm
hơn dầu ô liu vì khó bị đông đặc. Dầu mè còn được dùng trong các ngành công nghiệp,
dược phẩm, ngoài ra khô dầu vừng cũng rất tốt cho trồng trọt và chăn nuôi.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


20


1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vừng
1.2.1. Yêu cầu nhiệt độ
Vừng là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới nên tổng tích ôn yêu cầu trung bình
2.700
0
C trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Nhiệt đô thích hợp cho sinh trưởng, phát triển
biến động trong phạm vi 25 - 30
0
C. Trong đó nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của
hạt, sinh trưởng dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng 25 – 27
0
C. Nhiệt độ thích hợp
cho sự nở hoa và sự phát triển quả trong khoảng 28 - 32
0
C. Nếu nhiệt độ dưới 20
0
C kéo
dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới 18
0
C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển, dưới
10
0
C cây ngừng phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên 40
0
C vào thời gian ra hoa sẽ cản
trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa, tăng tỷ lệ hạt
lép và tỷ lệ tách quả trên đồng ruộng.
1.2.2. Yêu cầu với ánh sáng
Vừng là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày

sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng. Vừng sẽ ra hoa sớm hơn 15 - 20 ngày
trong điều kiện tự nhiên (12giờ/ngày). Cường độ ánh sáng, số giờ nắng trong ngày ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất của vừng. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ
hoa, vừng cần khoảng 200 - 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín hoàn toàn. Kết quả
nghiên cứu về cường độ ánh sáng trên cây vừng cho thấy: Cường độ ánh sáng trong
thời gian kết quả đến chín đạt 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu.
Hàm lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux. [2]
1.2.3. Yêu cầu với độ ẩm
Độ ẩm đất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất vừng. Vừng là cây
tương đối chịu hạn nhưng cũng rất nhạy cảm với sự thiếu nước. Khi độ ẩm đất xuống
dưới 70% kéo dài > 20 ngày trong thời kỳ ra hoa và quả phát triển, năng suất hạt sẽ
giảm >25%. Vừng cho năng suất tương đối ổn định ở lượng mưa 500 - 650mm. Trong
điều kiện có tưới tổng lượng nước cần thiết là 900 - 1000mm, vừng sẽ đạt năng suất tối
đa. Tuy nhiên nhu cầu nước khác nhau giữa các giai đoạn sinh trưởng: Thời kỳ sinh
trưởng dinh dưỡng 34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%; và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất
thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của vừng là 70 - 80%. Vừng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


21

cũng được đánh giá là cây chịu hạn khá. Các tài liệu nghiên cứu cũng như trong thực
tiễn sản xuất cho thấy vừng có thể cho năng suất trong điều kiện lượng mưa 200 -
300mm phân bố đều trong cả vụ. Mưa lúc thu hoạch sẽ làm phẩm chất vừng giảm do
nhiễm bệnh. Vừng rất dễ mẫn cảm với nước, nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và
chết. Sau khi gieo hạt nếu mưa nhiều, hạt sẽ bị úng, không nảy mầm và phải gieo lại.
Để nâng cao năng suất và hạn chế những rủi ro do sự bất thường về độ ẩm đất, vùng
trồng vừng phải được quy hoạch trong vùng an toàn về lượng mưa hoặc chủ động tưới
tiêu.
1.2.4. Yêu cầu đối với đất và dinh dưỡng

Vừng phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng có hiệu quả cao nhất
trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phỳ cao, tầng canh tác dày, tưới tiêu chủ
động. Khả năng thoát nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, cây sẽ chết nếu nước ngập
kéo dài quá 24 h, nhất là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Tính thích nghi của vừng trên
nhiều loại đất đã được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu khác nhau. Cách đây nhiều thế
kỷ, người Roma cho rằng: vừng yêu cầu đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên cây
vừng ở nước ta cần chú trọng đầu tư và phát triển tại các tỉnh thuộc Bắc và Nam Trung
Bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Ninh Thuận, Đồng Bằng
Sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven Thành Phố Hồ
Chí Minh. Yêu cầu của đất và dinh dưỡng đất đối với cây vừng nhìn chung biến động
trong một phạm vi khá lớn, song các loại đất cát, thịt nhẹ có pH từ 5,5 – 8,0, độ ẩm đất
70-80%, có hàm lượng mùn từ trung bình trở lên, khả năng giữ nước tốt đều có thể
trồng và phát triển cây vừng. Những loại đất có độ phì tự nhiên thấp, nhưng có lợi thế
về thành phần cơ giới nhẹ, mực nước ngầm nông, nếu chọn được cơ cấu cây trồng thích
hợp, chú ý vấn đề thủy lợi, đầu tư thêm phân hữu cơ và các loại phân bón khác, thì có
thể thu được hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất vừng trên những loại đất này.
1.3. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới
+ Nghiên cứu thu thập, bảo tồn nguồn gen vừng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


22

Việc thu thập bảo tồn và phát triển nguồn gen cây vừng đã được tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới trong đó trước tiên phải kể đến là Ấn Độ. Đây là quốc gia có
nguồn tài nguyên về cây vừng rất phong phú và cũng là quốc gia rất tích cực trong công
tác thu thập bảo tồn và phát triển nguồn gen vừng. Trong thời gian 3 năm từ 1991 đến
1993, Trung tâm quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật Ấn Độ đã thu thập được tổng

số 6.658 mẫu vừng, trong đó có 4.136 dạng bản địa và 2.522 dạng nhập nội. (Mahajan
R.K và cs., 2007) [47]. Ngoài ra, trong chương trình thiết lập các tập đoàn giống vừng
công tác được thực hiện bởi Trung tâm quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật Ấn
Độ, một tập đoàn bao gồm 2.168 mẫu giống vừng đã được thu thập từ Ai Cập, Trung
Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Mexico, Mỹ, Venezuela, Liên Xô, Hy Lạp,
Nhật Bản và Afghanistan. Chúng được phân thành 16 nhóm địa lý, trong đó vùng Đông
Nam Á bao gồm cả Việt Nam có 53 mẫu giống thuộc 5 loài chiếm 2,91% trong tập
đoàn nghiên cứu. Vùng có sự đa dạng nhất là vùng Trung Đông bao gồm: Iran, Iraq,
Isael, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ với 387 mẫu giống thuộc 36 loài chiếm 20,94%
(Mahajan R.K và cs., 2007) [47]. Trung Quốc và Ấn Độ cũng là những quốc gia có
định hướng liên kết thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây vừng từ rất sớm.
Trước hết phải kể đến chương trình quản lý và sử dụng tập đoàn vừng được thực hiện
bởi Viện nghiên cứu cây có dầu thuộc viện hàn lâm khoa học nông nghiệp Trung Quốc
và Trung tâm Quốc gia về tài nguyên thực vật Ấn Độ, đồng thời có sự hợp tác với viện
tài nguyên di truyền thực vật thế giới đã thu thập được 4.000 mẫu giống vừng. Dựa trên
các số liệu thu thập được và các đặc điểm nông sinh học họ đã chia ra các nhóm phục
vụ cho mục tiêu chọn tạo giống vừng như nhóm năng suất cao, nhóm chống chịu sâu
bệnh, nhóm chống hạn (Hodgkin T và cs., 1999)[33].
Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong việc thu
thập nguồn gen vừng. Hiên nay, Hàn Quốc đang lưu giữ khoảng 2.660 mẫu giống địa
phương; tiếp đến là Thái Lan hiện đang lưu giữ 808 mẫu giống (Riaz Ahamad, 1994) [
46] Từ các nguồn gen cây vừng thu thập được, công việc đánh giá đã được thực hiện
trên nhiều tính trạng ở nhiều nước khác nhau. Kết quả cho thấy nguồn gen thu thập có
sự đa dạng di truyền lớn. Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


23

nguồn gen cây vừng, viện nghiên cứu cây ngũ cốc quốc gia Badeggi đã tiến hành thu

thập và đánh giá nguồn gen cây vừng trong thời gian từ năm 1997-2001. Kết quả của
dự án này đã thu thập được 83 mẫu giống vừng. Đánh giá trên đồng ruộng có trên 80%
mẫu giống có khả năng chống đổ, quả có 4 múi và phân bố luân phiên trên cành, mỗi
nách lá mang 1 quả ngoại trừ các giống có nguồn gốc Mexico có nhiều quả trên một
nách lá. Kết quả của dự án này có ý nghĩa rất lớn giúp cho công tác chọn tạo giống
vừng năng suất cao trong tương lai (Akpan-Iwo G và cs., 2006)[24].
Một trong những chương trình bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng thành
công tại Châu Á được thực hiện bởi viện tài nguyên di truyền thực vật Pakistan với sự
hỗ trợ kinh phí của tổ chức JICA Nhật Bản đã thu thập được 1.286 mẫu giống vừng từ
các vùng khác nhau, đây là nguồn gen vô cùng quý giá cung cấp các tính trạng quý cho
các nhà chọn giống. Trong thời gian từ năm 1993 trở lại đây, đã có hàng trăm giống cây
trồng mới được thương mại hóa và đưa vào sản xuất, trong đó có 18 giống cây có dầu
(bao gồm cả giống vừng mới) góp phần tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng
(JICA Pakistan Office, 2008)[35]. Tại châu Phi, trong tập đoàn 7.290 mẫu giống cây có
dầu được bảo quản tại Viện bảo tồn đa dạng sinh học của Ethiopia đã chọn lọc được 5
giống vừng thông qua việc cải tiến về năng suất và tái cung cấp cho người dân trồng
trên diện rộng thông qua các chương trình nghiên cứu quốc gia (ThijsSen, M.H và cs.,
2008)[50]. Sesaco, một công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất vừng ở Mỹ, đã nghiên
cứu trên 12 đặc tính của cây vừng. Hàng năm, những đặc tính mới lạ được phát hiện thêm
và những đặc tính cũ được kiểm tra tính ổn định và mối liên quan giữa các đặc tính đó
với nhau. Cho tới năm 2000, Sesaco đã thu thập được 2.738 giống từ 66 nước (Langham,
D.R., 2001)[37]. Riêng cuộc điều tra thu thập năm 2002 đã thu thập được 869 giống từ
41 nước khác nhau (Morris, JB., 2002) [39]. Sử dụng các nguồn thu thập làm vật liệu
khởi đầu, Sesaco đã tiến hành lai tạo đánh giá và phát triển được 33.545 giống mới
(Langham, D.R., 2001)[37].
+ Nghiên cứu di truyền các tính trạng
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểu gen và kiều hình tới các yếu tố cấu thành
năng suất, Sarwar đã tiến hành nghiên cứu trên 28 kiểu di truyền và đi đến kết luận: số quả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



24

trên cây có tương quan với kiểu gen và kiều hình, trong khi năng suất hạt có tương quan
chặt với kiểu gen của các giống (Sarwar G và cs., 2007) [47]. Cũng nghiên cứu trên 106
kiểu gen được thu thập khắp các vùng trên thế giới được đánh giá trong vụ hè năm 2003
tại Viện Nguyên tử về Nông nghiệp và Sinh học, Faisalabad, Pakistan cho thấy số cành
trên cây, số quả có tương quan chặt với năng suất hạt và nhấn mạnh vai trò của chúng
trong việc sử dụng làm vật liệu tạo giống cải thiện năng suất hạt vừng (Sarwar G và cs.,
2006) [48]. Ngoài ra tác giả Chowdhury S và cs., (2010) cũng cho rằng tổng số quả trên
cây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất vừng khi ông nghiên cứu trên
21 kiểu gen khác nhau. Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc điểm hạt, quả, từ 527 kiểu gen
sưu tầm đã được chia vừng làm 8 kiểu cây. So với vừng không cành, loại vừng cành có
diện tích lá lớn hơn nhưng số lượng hoa và quả trên cây nhỏ. Loai vừng cành 2 quả
múi, 3 quả/chùm có tới 200 hoa và 123 quả/cây, trong khi loại vừng không cành chỉ có
109 hoa và 84 quả/cây. Số múi quả cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ hạt chắc trên cây đạt tới 82
%, loại 4 múi tỷ lệ hạt chắc chỉ đạt 56,5 %. Chính vì vậy mà loại vừng cành 2 múi quả,
3 quả/chùm, 4 hàng hạt được coi là loại hình lý tưởng và đầy hứa hẹn. Qua nghiên cứu
cho thấy số lượng quả và số lượng hạt/quả giảm mạnh từ đốt thứ 10 trọng lượng 1000
hạt cũng giảm từ đốt 15 của cây còn 1,5 g. Những hạt vừng phía trên thường tỷ lệ hạt
lép cao, trọng lượng 1000 hạt giảm, hạt không chiết suất được dầu (Mun Heon Kim,
1986)[40].

+ Nghiên cứu và phát triển giống vừng triển vọng
Trong chương trình khai thác và sử dụng nguồn gen cây vừng nhằm đáp ứng các
mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu
thay đổi. Quy gen quốc gia thuộc trung tâm quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật
Ấn Độ đã tiến hành lai 24 giống phổ biến và cả các dạng hoang dại (Sesamum
mulayanum) với nhau nhằm kết hợp một số tính trạng tốt của các loại hình đó. Quá
trình chọn lọc các thế hệ con lai của 103 tổ hợp được thực hiện ở 4 địa điểm khác nhau.

Kết quả đánh giá con lai ở thế hệ F4 đã cho thấy đã xuất hiện những đặc điểm cây lý
tưởng và năng suất hạt cao, đặc biệt là sự kết hợp tốt giữa các dạng bố mẹ và con lai

×