BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN TIẾN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ÐẶC ÐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MẬT ÐỘ TRỒNG ÐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CÂY NGẢI CỨU TRỒNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP
HÀ NỘI – 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hoàn thành luận văn đều đã được tác
giả cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Cường
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp, người đã
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Cây công nghiệp –
cây thuốc, phòng thực hành thí nghiệm Bộ môn Thực vật khoa Nông học,
Viện đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân
viên Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược
liệu đã tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc và nghiên cứu.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình trong thời
gian thực hiện luận văn là nguồn động viên tinh thần rất lớn giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Cường
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc và phân loại 4
2.2 Đặc điểm thực vật học 9
2.3 Đặc điểm sinh trưởng trong năm của cây 11
2.4 Thành phần hóa học 14
2.5 Tác dụng của ngải cứu 15
2.6 Yêu cầu sinh thái cây ngải cứu 19
2.7 Những kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu, khoảng cách và mật
độ trồng một số loài cây dược liệu 20
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.4 Kỹ thuật trồng 26
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 27
3.6 Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu 30
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
iv
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống ngải cứu 31
4.1.1 Đặc điểm thực vật học của các mẫu giống ngải cứu 31
4.1.2 Mùi, vị các mẫu giống ngải cứu 40
4.1.3 Khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống ngải cứu 41
4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng
suất cây ngải cứu 51
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây qua các lứa cắt
của mẫu giống ngải cứu G7 52
4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của
mẫu giống ngải cứu G7 53
4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính thân qua các lứa cắt
của mẫu giống ngải cứu G7 55
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số mầm tái sinh qua các lứa cắt
của mẫu giống ngải cứu G7 56
4.2.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá qua các lứa
cắt của mẫu giống ngải cứu G7 58
4.2.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô và tỷ
lệ thân/lá của mẫu giống ngải cứu G7 59
4.2.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất toàn cây của mẫu
giống ngải cứu G7 62
4.2.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu giống
ngải cứu G7 66
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 74
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Công thức
ĐC : Đối chứng
BVTV : Bảo vệ thực vật
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TB : Trung bình
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Đặc điểm hình thái thân cây của các mẫu giống ngải cứu 32
4.2 Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống ngải cứu 34
4.3 Thời gian ra hoa, hình thành hạt của các mẫu giống ngải cứu 35
4.4 Đặc điểm hoa của các mẫu giống ngải cứu 36
4.5 Kích thước hạt của các mẫu giống ngải cứu 38
4.6 Đặc điểm hạt của các mẫu giống ngải cứu 39
4.7 Mùi, vị của các mẫu giống ngải cứu 40
4.8 Đặc điểm sinh trưởng phát triển thân và cành các mẫu giống ngải cứu 41
4.9 Số lá trên cây và diện tích lá của các mẫu giống ngải cứu 43
4.10 Góc độ phân cành và kích thước lá của các mẫu giống ngải cứu 44
4.11 Mức độ sâu bệnh gây hại trên các mẫu giống ngải cứu 47
4.12 Năng suất toàn cây của các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm 48
4.13 Phân nhóm các mẫu giống ngải cứu thí nghiệm 50
4.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây qua các lứa cắt
của mẫu giống ngải cứu G7 52
4.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây qua các lứa cắt của
mẫu giống ngải cứu G7 54
4.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính thân qua các lứa cắt
của mẫu giống ngải cứu G7 55
4.17 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tái sinh mầm qua các
lứa cắt của mẫu giống ngải cứu G7 57
4.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) qua
các lứa cắt của mẫu giống ngải cứu G7 59
4.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của
mẫu giống ngải cứu G7
60
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
vii
4.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tươi/khô của mẫu giống
ngải cứu G7 61
4.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ thân/lá của mẫu giống ngải
cứu G7 62
4.22 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cá thể của mẫu giống
ngải cứu G7 63
4.23 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết của mẫu
giống ngải cứu G7 63
4.24 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất thực thu/lứa và năng
suất cả vụ của mẫu giống ngải cứu G7 64
4.25 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của mẫu giống
ngải cứu G7 66
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Cấu tạo bông hoa ngải cứu 10
2.2 Hạt ngải cứu 12
4.1 Hoa của các mẫu giống ngải cứu 37
4.2 Góc độ phân cành của các mẫu giống ngải cứu 45
4.3 Chiều dài cuống lá của các mẫu giống ngải cứu 46
4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tươi cả vụ của mẫu
giống ngải cứu G7 65
4.5 Khu ngải cứu thí nghiệm 67
4.6 Thu hoạch ngải cứu 68
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, nhu cầu sử dụng thuốc của con người có nguồn gốc từ thảo
dược ngày càng nhiều. Ở nước ta trong vài thập kỷ qua công tác nghiên cứu
và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc rất được nhà nước quan tâm chỉ đạo,
các viện nghiên cứu, các công ty, các xí nghiệp… sản xuất thuốc từ dược liệu
ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng.
Một trong những giá trị nổi bật của cây dược liệu là tạo môi trường
sinh thái bền vững và đa dạng sinh học, giúp cân bằng môi trường sống, chữa
bệnh hiệu quả và lâu dài.
Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) còn gọi là ngải diệp. Theo Đông y lá
ngải có vị đắng, cay, tính hơi ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận và chứa khoảng
0,20% - 0,34% tinh dầu. Có tác dụng điều hòa khí huyết, trục hàn thấp, điều
kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, đau đầu, động thai không yên, thổ
huyết, chảy máu cam… hoặc dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong
phương pháp châm cứu. Một công dụng mới của ngải cứu đó là dưỡng da, trị
mụn. Từ một vị thuốc, ngải cứu cũng được sử dụng như một loại rau ăn hàng
ngày và chế biến thành các món ăn như: canh ngải cứu nấu thịt nạc; trứng gà
tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu; gà tần ngải cứu
giúp bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai; cháo ngải cứu chữa động
thai hoặc giảm đau thấp khớp; lẩu gà ngải cứu…
Do những tác dụng dược lý, giá trị sử dụng quan trọng của cây ngải cứu
nên từ xưa tới nay con người đã biết dùng nó vào những mục đích khác nhau.
Tuy vậy con người chỉ quen thu hái ngải cứu mọc sẵn ngoài tự nhiên, ít khi
quan tâm đến việc phát triển nó trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại
giá trị kinh tế. Để nâng cao giá trị chữa bệnh và phát triển hơn nữa loài cây
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
2
này, công tác nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp là hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh
trưởng phát triển, năng suất cây ngải cứu trồng tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Qua đánh giá đặc điểm nông sinh học và nghiên cứu mật độ trồng một
số giống ngải cứu là cơ sở trong việc chọn tạo giống ngải cứu phù hợp, đồng
thời xác định được mật độ thích hợp, góp phần xây dựng quy trình trồng ngải
cứu năng suất cao tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống ngải cứu thu thập.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng
suất của mẫu giống ngải cứu thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế cây ngải cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học nghiên cứu phân loại
và tuyển chọn các giống ngải cứu. Góp phần xây dựng được quy trình sản
xuất giống ngải cứu có năng suất cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau ăn và chữa
bệnh của người dân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tài liệu cho công tác
nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ
thuật nông nghiệp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
3
1.3.2. Thực tiễn
- Về kinh tế: hiện nay, nhu cầu tiêu dùng ngải cứu tươi và các thực
phẩm chức năng từ ngải cứu ngày càng nhiều, quỹ đất trồng và nguồn lao
động nông nghiệp rất lớn là cơ hội để người dân sản xuất ngải cứu theo hướng
sản xuất hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Về xã hội: từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tiếp tục tiến hành chọn tạo
ra giống ngải cứu phù hợp với mục đích sử dụng, kết hợp với việc thực hiện
tốt các biện pháp kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất và chất lượng ngải cứu, đáp
ứng nhu cầu làm thuốc cho xã hội mà thực tiễn đang đặt ra.
- Về môi trường: đề tài góp phần bảo tồn đa dạng sinh học các loài thực
vật, giữ gìn và phát triển nguồn gen cây ngải cứu trong điều kiện biến đổi khí
hậu xảy ra.
Như vậy đề tài góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà
thực tiễn đang đặt ra.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1. Nguồn gốc
Ngải cứu mọc tự nhiên ở nhiều vùng ôn đới ấm Châu Âu hoặc Châu Á.
Có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc loài A.vulgaris. Nhiều ý kiến cho
rằng loài A.vulgaris có nguồn gốc ở Châu Âu. (Fogg, 1975) cho rằng
A.vulgaris có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên nhiều phép phân loại cho rằng
A. vulgaris có nguồn gốc ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ. [10]
Cây ngải cứu được trồng và mọc hoang dại rất nhiều ở vùng nhiệt đới
Nam Á, Đông Nam Á, tại các nước Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh,
Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… Ở Việt Nam, cây ngải cứu được
người dân biết đến trồng và sử dụng từ lâu đời nay. Cây phân bố khắp cả
nước, đặc biệt thấy mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai
(SaPa, Mường Khương, Than Uyên); Yên Bái (Mù Cang Chải); Cao Bằng
(Trùng Khánh, Bảo Lạc); Lạng Sơn (Vùng Mẫu Sơn); Lai Châu (Phong Thổ,
Sìn Hồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa); Hòa Bình (Mai Châu); Sơn La… [21]
2.1.2. Phân loại
Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) thuộc: Họ Cúc (Asteracae), Bộ Cúc
(Asterale), Chi Artermisia, Loài A.vulgaris [2]
Atermisia là một loài có số lượng lớn nhất trong họ Ateraceae. Có
khoảng trên 800 giống phổ biến trên toàn Thế Giới. Nhiều giống Atermisia
mọc ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. [9]
Chi Artermisia L. có khoảng 300 loài phân bố ở ôn đới Bắc Mỹ, Tây
Nam Mỹ, Nam Phi, Châu Á. Nước ta có khoảng 15 loài. [2]
(1) Artermisia absinthium L. (Ngải đắng, Ngải áp xanh)
Cây thảo cao tới 0,4 – 1 m, sống dai, màu trắng, phân cành nhiều, rất
thơm. Lá dạng trứng, các lá phía dưới hai hay ba lần lông chim, có cuống và có
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
5
lông mềm, màu lục ở trên, màu phớt trắng ở dưới.
Hoa màu vàng xếp thành đầu nhỏ hình cầu, các hoa đầu lại xếp thành
chùm bên trải ra, tạo thành dạng chùy có lá, đế hoa có lông, lá bắc của bao hoa
màu lục và dạng vảy nhiều hoặc ít, tất cả hoa đều hình ống. Ra hoa tháng 1 – 7.
Quả bế rất nhỏ, nhẵn, không có mào lông.
Lá và ngọn cây mang hoa được dùng làm thuốc chữa đầy hơi và đau dạ
dày, đau gan, huyết áp cao, ho, sốt, sốt rét; thường dùng làm thuốc trị giun
sán. Dùng dưới dạng thuốc hãm, cồn chiết, rượu thuốc, còn dùng triết làm
nước uống, làm thơm rượu vang và các thức uống khác. Không dùng cho phụ
nữ có thai.
Ở Tuynidi, người ta còn dùng quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút,
hoặc sắc làm thuốc trị sốt và trị cúm.
(2) Artermisia annua L. (Ngải hoa vàng, Hoàng hoa hao, Thanh hao hoa vàng)
Cây thảo hàng năm, thơm, cao đến 1m. Thân có rãnh, gần như không có
lông. Lá có phiến xoan, 2 – 3 lần kép thành đoạn hẹp nhọn, không lông. Chùy
cao ở ngọn mang chùm dài, hẹp, hoa đầu cao, lá bắc ngoài hẹp có lông xanh; lá
bắc giữa và lá bắc trong xoan rộng. Hoa toàn hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong
lưỡng tính. Ra hoa tháng 6 – 11. Quả bế nhẵn, không có mào lông.
(3) Artermisia apiacea Hance ex Wall (Thanh hao, Hương hao, Thanh cao ngò)
Cây thảo mọc hàng năm; thân không lông, cao 0,5 – 1,5 m, phân nhiều
cành nhánh. Lá mọc so le, có phiến bầu dục, dài 7 – 9 cm, hai đến ba lần kép,
thành đoạn hẹp nhọn không lông. Cụm hoa ở ngọn và nách lá, nhánh dài 5 – 7 cm,
hoa đầu cao 3 – 6 mm, hoa nhiều, sít nhau, toàn hình ống. Ra hoa tháng 2 – 6.
(4) Artermisia capillaris Thumb (Nhân trần Trung Quốc, Nhân trần hao, Ngải
lá kim, Thanh hao chỉ )
Cây thảo cao 0,5 – 1,5 m, nhánh không lông. Lá ở thân xẻ 1 lần, dài 10
– 25 cm, đoạn hẹp nhọn, không lông. Lá ở nhánh nhỏ hơn, phần cuối lá chỉ
còn là một đoạn hẹp. Chùm hoa ngắn ở nách lá hay ở ngọn nhánh; hoa đầu
cao 1,5 – 2 mm; lá bắc không lông, nâu ở gân giữa, hoa hoàn toàn hình ống,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
6
cao bằng bao hoa, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính. Ra hoa tháng 9 – 10.
Quả bế nhẵn.
(5) Artermisia dracunculus L. (Ngải thơm, Thanh hao lá hẹp, Thanh cao rồng)
Cây thảo sống nhiều năm, cao 90 cm; thân mọc thẳng đứng, mảnh,
phân nhánh. Lá không cuống, nhẵn, nguyên hay hơi có răng, hình ngọn giáo
dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 4 mm. Cụm hoa đầu ở nách lá; cuống dài đến 1,5 cm;
mảnh; bao chung cao 2 mm; lá bắc dày; hoa hình ống màu lục hay trắng, có
lông. Quả bế nhẵn, dài 0,6 mm.
(6) Artermisia dulbia Wall (Ngải đen, Thanh hao bắc bộ)
Cây thảo sống nhiều năm, cao cỡ 1m; thân đứng hình trụ, có lông mịn. Lá
có phiến xoan tam giác, dài 5 – 10 cm, rộng 9 cm; các lá chét thon, xẻ thành
đoạn nhọn, có lông mịn, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới nâu. Cụm hoa chùy; nhánh
hoa cao 5 – 7 cm, có lông mịn; hoa đầu màu vàng nhạt, cao 3 – 4 mm; lá bắc có
lưng đậm đen. Ra hoa tháng 12. Quả bế hình trụ hơi dẹt, không có mào lông.
(7) Artermisia japonica Thunb (Ngải nhật, Ngải cứu rừng, Mẫu hao)
Cây thơm, mọc nhiều năm, đứng cao 50 – 150 cm. Lá không cuống, phiến
thon ngược, nhỏ, dài 2 – 4 cm, từ từ hẹp lên ngọn và nhánh, không lông.
Chùy hoa mang chùm dài, hẹp, nhánh mang nhiều hoa đầu gắn một
bên, hoa đầu có cuống, cao 2 mm; lá bắc có mép trong, mặt trên lá có màu lục
nhạt, không lông; mặt dưới ít lông thô và lông không bao giờ màu trắng mà
xanh nhạt; tất cả đều là hoa hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính. Ra
hoa tháng 9 – 12. Quả bế không có mào lông, cao 0,5 mm.
Trong nhân dân, mẫu hao được dùng làm thuốc thay ngải cứu, chữa đau
đầu, đau bụng, làm thuốc cầm máu trong các trường hợp chảy máu nhẹ, chữa
rối loạn kinh nguyệt và thuốc chống nôn, kiện vị, bài hơi. Dùng ngoài, cây
tươi giã nát với muối, hơ nóng, đắp chữa vết thương bầm tím, sưng phù, bong
gân. Trước đây, Quốc doanh dược phẩm Lạng sơn vẫn thu mua ngải cứu rừng
để sản xuất thuốc điều kinh dùng trong nội tỉnh và xuất cho các tỉnh khác.
Nhưng ngải cứu rừng không được dùng làm mồi cứu, vì lá ngải không
có lông nhung.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
7
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị cảm sốt, đau đầu (cảm mạo do
nắng, sốt không ra mồ hôi), sưng amygdal, lở miệng, sốt rét, lao phổi kèm
theo sốt, huyết áp cao, trẻ em cảm tích. Liều dung: 10 – 15 g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài, giã cây tươi làm thuốc đắp trị vết thương chảy máu, viêm
mủ da, eczema, mụn nhọt, rắn độc cắn.
Cũng dùng chữa đau răng, chảy máu cam, đái ra máu, bỏng nước sôi,
đau nhức do phong thấp.
(8) Artermisia lactiflora Wall (Ngải chân vịt, Ngải trắng, Tan qui, Tăng ki,
Áp cước ngải, Bạch hoa bao, Quảng Đông lưu ký nô, Rau bốn mùa)
Cây thảo thơm, sống lâu năm, cao 0,8 – 1,5 m. Thân thẳng, có rãnh
dọc, màu tím tía, phân cành nhiều, có lông thưa.
Lá mọc so le, dài 7 – 18 cm, có phiến một lần kép gồm 3 – 5 lá chét xoan,
to đến 5 x 3,5 cm; xẻ 3 – 5 thùy, mỗi thùy lại chia nhiều thùy nhỏ, nông, mép khía
răng không đều, đầu nhọn, mặt dưới có lông nhỏ ở gân, lá gần ngọn đôi khi không
xẻ; lúc khô đen, không lông; gân bên 2 – 3 đôi, mép có răng to, thưa.
Nhánh không dài, mang các hoa đầu nhóm thành chùy, không phân
nhánh, tổng bao lá bắc hình trứng, không cuống, lá bắc màu trắng hoặc vàng
nhạt, cao 4 – 6 mm. Hoa hoàn toàn hình ống, hoa cái ở vòng ngoài, hoa lưỡng
tính ở phía trong. Ra hoa kết quả vào mùa hè thu. Quả bế, hình cầu, không có
mào lông.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu
viêm, tiêu sưng. Thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm
gan mãn tính, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, bạch đới, khó tiêu, đầy
bụng, thoái vị. Liều dùng: 10 – 20 g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ
có thai.
Hoặc dùng ngoài, giã cây tươi đắp ngoài hoặc nghiền thành bột băng bó
vết thương.
(9) Artermisia maritina L. (Ngải giun, Ngải biển, Thanh hao biển)
Cỏ thơm, cao 30 – 80 cm; lá hoa đầy lông nhung trắng. Lá có phiến
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
8
tròn dài, 2 lần xẻ thành đoạn hẹp đều, cuống dài. Hoa đầu cao 4 mm; lá bắc
nhiều hàng, tròn dài, có mép mỏng; toàn hoa hình ống, hoa ngoài cái, hoa
trong lưỡng tính. Ra hoa tháng 7 – 9. Quả bế nhỏ, không có mào lông.
(10) Artermisia scoparia Waldst (Ngải lông lợn, Ngải cứu chổi, Bắc nhân trần)
Cây thảo một năm hay hai năm. Thân đứng cao 70 – 90 cm, đường kính
cỡ 4 mm, nhánh không lông. Lá xẻ thành đoạn hẹp dài đến 3 cm; rộng 0,3 –
0,5 mm; không lông. Hoa đầu cao 2 mm, lá bắc không lông, mép trong. Hoa
hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính. Quả bế nâu hình bầu dục dài
0,5 – 0,7 mm; không lông.
(11) Artermisia vulgaris L. (Ngải cứu, Thuốc cứu, Ngải diệp).
Ngải cứu là cây thân thảo sống dai, thân có các rãnh dọc, cao khoảng
0,5 – 1,5 m, có mùi thơm đặc biệt hơi hắc, mọc đứng. Thân cành mọc sum
xuê và phủ lông tơ trắng. Lá hình bầu dục, đỉnh nhọn, mọc so le, cỡ 2,5 – 10,5
x 1,5 – 9 cm, tùy từng giống mà phiến lá xẻ thành nhiều kiểu từ xẻ lông chim
đến xẻ thùy theo đường gân, viền răng cưa thưa, không đều. Mặt trên lá đậm
hơn, phủ lớp lông tơ thưa, mặt dưới trắng xanh, phủ đầy lông nhung màu
trắng dày, cuống ngắn, một phần thùy lá men theo như có cánh.
Cụm hoa đầu, hợp thành dạng chùy ở ngọn thân hay nách lá, tạo ra
những nhánh bông dài 2 – 10 cm. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùy như
bông, mọc ở nách lá. Hoa đầu rộng 3 – 4 mm, không cuống, gồm 2 loại hoa,
hoa lưỡng tính hình ống và hoa cái hình sợi. Tổng bao hình chuông hoặc trụ
gồm 3 hàng lá bắc, dài 3,5 – 4,5 mm; lá bắc hình bầu dục thuôn, đỉnh nhọn,
mặt lưng và viền phủ lông tơ dày mịn. Trong cụm hoa có số lượng hoa ở viền
gần bằng hoa ở giữa, từ 5 – 20 hoa. Tràng của hoa ở viền dạng ống, dài 1 mm,
mặt ngoài có tuyến, màu xanh sáng. Mang hoa cái và hoa lưỡng tính trên cùng
1 cụm hoặc ở những cụm khác nhau thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa
không có mào lông.
Quả bế, thuôn nhỏ, đỉnh không có mào lông. Cây mọc hoang hoặc được
trồng ở những nơi ẩm mát để làm thuốc, rau ăn. Ra hoa vào mùa Hè –Thu. [2]
Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
9
thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do
hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết máu cam.
Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu được dùng làm thuốc giúp sự tiêu
hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
2.2. Đặc điểm thực vật học
Mẫu giống Ngải cứu ở bắc Mỹ là một loài cây có thân ngầm sống và phát
triển mạnh quanh năm. Thân ngầm có đường kính từ một vài mm đến hơn 1cm.
Thân ngầm phân nhánh tại các đốt thân trong đất khi đạt chiều dài 7 – 18 cm.
Thân cây thẳng, có các cạnh nhỏ hơn 1mm. Thân đơn hay phân nhánh,
gốc thân có màu từ xanh đến nâu tối, đường kính thân từ 0,25 – 1,5 cm. Phần
thân phía trên có màu phớt tím và có lông, 1/3 thân phía trên ngọn phân nhánh
nhiều với các cụm hoa dày, hình chóp.
Hoa thuộc loại hoa đầu, đường kính từ 2,5 – 3 mm. Hoa có thể có
cuống hay không cuống, dạng chuỗi hoặc dạng chùm. Thông thường một hoa
đầu có từ 15 – 30 hoa đơn. Toàn bộ phần đế hoa có mùi thơm mạnh, màu
xanh vàng. Hoa nở trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 9.
Hạt màu nâu, dạng ôvan dài, kích thước 1 – 2 mm, có một vài lông ở đỉnh.
Lá mầm nhỏ, có hình trứng, không có cuống lá.
Lá trưởng thành có màu xanh đậm, dài 1 – 10 cm, rộng 3 – 7,5 cm. Mặt
trên lá có ít lông, mặt dưới lá có phủ lớp lông màu trắng bạc, những sợi lông
có kích thước 1mm. [10]
Các loài A.vulgaris được tìm thấy có đặc điểm hình thái thay đổi nhiều.
Một số quần thể A.vulgaris ở phía đông Mỹ, đó là những cây cao khoảng 2 m
và không phân cành. Trong khi đó một số quần thể khác cây lại phân nhánh
nhiều (Barney).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
10
Hình 2.1. Cấu tạo bông hoa ngải cứu
1. Bông hoa; 2. Lá; 3. Cụm hoa đầu; 4. Cụm hoa đầu cắt dọc; 5. Hoa cái;
6. Hoa lưỡng tính; 7. Hoa lưỡng tính cắt ngang; 8. Bao phấn; 9. Hạt phấn;
10. Hạt ngải cứu.
Nguồn:
Sự thay đổi về đặc điểm hình thái còn thể hiện ở hệ thống thân ngầm
dưới đất. Một số quần thể có thân ngầm với đường kính 0,5 – 1 cm, phân
nhánh ít. Trong khi đó những quần thể khác lại có thân ngầm với đường kính
nhỏ hơn 0,5 cm và thân ngầm phân nhánh nhiều.
Thông thường, mức bội thể của loài A.vulgaris ở Canada và Mỹ là 2n =
16 (Radford, 1968; Gleason và Cronquist, 1991). Kiểu gen của loài A.vulgaris
ở Châu Âu là n = 8 và 2n = 16. Trong khi đó loài A.vulgaris tìm thấy ở vùng
núi cao Hymalaya, nơi quanh năm tuyết bao phủ có mức bội thể là 2n = 18
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
11
(Koul, 1964). Tại một số vùng cao hơn, Koul đã tìm thấy những mẫu tam bội
(2n = 36) và lục bội (2n = 54). Những mẫu tìm thấy ở một số vùng khác có
mức bội thể là: 2n = 16, 18, 24, 36, 54… (Oliva và Valles, 1997). [10]
A.vulgaris có sự thay đổi nhiều về đặc điểm sinh lý học và đặc điểm
hình thái học giữa các vùng sinh thái khác nhau ở phía bắc Mỹ (Holm, 1997).
Hwang, 1985 cho rằng một số loài A.vulgaris ở vùng núi cao Tây Mỹ gồm:
California, Montana, Colorado.
Sự thay đổi về đặc điểm hình thái học của loài Avulgaris còn thấy ở
vùng núi Hymalaya, đây là loài tam bội, dạng thân bụi nhỏ, được dùng làm
thảo dược, thể lục bội là loài dạng thân bụi lớn ( Koul, 1964).
Có những tài liệu nói về sự khác biệt về hình dạng trong loài ở vùng
núi phía Bắc Hymalaya (có độ cao 3700 m), một phần của Siberia và Liên Xô
cũ (Holm, 1997). Sự thay đổi nhiều về đặc điểm hình thái của loài cần có sự
so sánh. Những nghiên cứu ở Bắc Mỹ đã đưa ra được các chỉ tiêu để so sánh:
1. Đặc điểm phân cành, nhánh.
2. Mức độ phân cành.
3. Đặc điểm hình thái của lá.
4. Đường kính thân ngầm. ( Barney, 2002).
Mặc dù đặc điểm hình thái học của loài A.vulgaris là khá lớn, nhưng
chúng vẫn được mô tả là các cây bụi nhỏ. [10]
2.3. Đặc điểm sinh trưởng trong năm của cây
A.vulgaris sinh trưởng mạnh trong khoảng thời gian từ mùa Xuân đến
mùa Hè. Vào cuối Hè, đầu Thu cây bắt đầu ra hoa và hình thành hạt và phát
tán hạt. Mùa Đông, phần thân trên mặt đất thường lụi đi, trong khi đó phần
thân ngầm trong đất vẫn tồn tại. Đến đầu vụ Xuân năm sau, các thân ngầm
trong đất sẽ mọc chồi lên khỏi mặt đất và hình thành nên cây con mới. Đồng
thời hạt cũng bắt đầu nảy mầm. [3]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
12
* Đặc điểm sinh trưởng của thân ngầm
Rogerson và Bigham (1964) đã mô tả sự sinh trưởng của A.vulgaris
trong suốt một vụ và cho biết rằng khi cây được 4 tuần thì bắt đầu hình thành
thân ngầm và trung bình mỗi cây sẽ hình thành được khoảng 12 thân ngầm.
Các thân ngầm sẽ bắt đầu phân nhánh khi được 9 tuần. Sau 24 tuần sinh
trưởng, sinh khối của thân lá và thân ngầm có thể đạt 3.535 – 5.275 kg/ha.
Đặc biệt tổng chiều dài thân ngầm có thể đạt 114 km. [10]
* Sự sinh sản của cây
Đặc điểm ra hoa: ở Tây Mỹ, A.vulgaris hình thành hoa, trong một cụm
hoa đầu thì các hoa đơn chiếm 52% và đế hoa chiếm 48%. Mỗi hoa đều có thể
hình thành hạt. Granock và Jones (1986) cho biết khoảng 25% hoa là hoa
lưỡng tính, còn lại là hoa đực và hoa cái. Tác giả cũng cho biết rằng
A.vulgaris là cây có hoa lưỡng tính thụ phấn nhờ gió. Tuy nhiên cũng có một
số loại ong và ruồi tham gia thụ phấn cho hoa. [10]
Sự hình thành và phát tán hạt: trong môi trường ổn định và thuận lợi,
A.vulgaris sẽ hình thành nhiều hạt.
Hạt có kích thước rất nhỏ
(<1mm) do đó phát tán khá
rộng nhờ gió (Granock và
Jones, 1986). Barney cho biết
hạt của hai loài A.vulgaris ở
Bắc Mỹ và Châu Âu có khối
lượng 0,12 – 0,14 mg. Theo
Holm (1997), khối lượng 1000
hạt khoảng 100 mg.
Hình 2.2. Hạt ngải cứu
Chưa có tài liệu nào nói về sự hình thành và phát tán của hạt. Tuy nhiên
có ý kiến cho rằng mỗi cây A.vulgaris có thể hình thành khoảng 200.000 hạt,
tùy thuộc vào môi trường. Một số cây ở Châu Âu được tìm thấy với khoảng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
13
1000 hạt mỗi nhánh, tương đương với 450.000 hạt mỗi cây. Ngược lại, một số
loài không hình thành hạt.
Ở Nam Mỹ, hạt A.vulgaris phát tán nhờ gió, dòng nước. Các đoạn thân
ngầm lẫn trong đất và phát tán nhờ các hoạt động canh tác của con người.
A.vulgaris vừa sinh sản bằng hạt, vừa sinh sản bằng hệ thân ngầm trong
đất. Guncan (1982) cho rằng 75% cây con mọc ra từ thân ngầm.
Rogeson (1964) cho biết một đoạn thân ngầm 10 cm có thể tăng đến 25
cm sau 4 tháng. Đặc biệt điều kiện nhiệt độ khoảng 16ºC (trong mùa đông),
đoạn thân ngầm vẫn có thể tăng kích thước từ 5 – 10 cm.
Henderson và Weller dự đoán rằng trong 1 năm đoạn thân ngầm dài 15
cm sẽ tăng được khối lượng khô từ 29 – 1490 g (gấp 50 lần khối lượng ban
đầu). [10]
* Khả năng sống và nảy mầm của hạt
Khả năng sống và nảy mầm của hạt phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi
trường. Henderson và Weller (1985) cho rằng khả năng sống và nảy mầm của
hạt là 25%, trong khi đó một số nghiên cứu khác lại cho biết khả năng sống và
nảy mầm của hạt trong khoảng 0 – 95%.
Crescini và Sperafico (1953) cho biết việc phơi hạt dưới nắng nhẹ có
tác dụng kích thích hạt nảy mầm, tuy nhiên hạt nảy mầm trong điều kiện ánh
sáng yếu, và có thể nảy mầm trong tối. Hai tác giả cũng cho rằng những hạt
tươi khi được cung cấp nhiệt độ khoảng 1ºC trong 10 – 40 ngày thì tỉ lệ nảy
mầm cao nhất.
Lauer (1953) đưa ra nhiệt độ tối thấp và tối thích cho sự nảy mầm của
hạt lần lượt là 7ºC và 25ºC. Henderson và Weller (1985) cho rằng nhiệt độ
thấp có tác dụng kích thích hạt nảy mầm. [10]
* Khả năng lưu trữ hạt giống
Hạt A.vulgaris có thể lưu trữ trong đất đến 200 năm mà vẫn không mất
khả năng nảy mầm ( Odum, 1965). [10]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
14
2.4. Thành phần hóa học
Trong cây ngải cứu chứa tinh dầu với hàm lượng 0,20 – 0,34%. Thành
phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen và sesquiterpen. Gồm 1,8
cineol, camphor, terpinem 4.ol, β.pinen, (-) borneol, myrcen và vulgrin (là
những thành phần ít thay đổi) tập trung nhiều ở lá và chồi. [21]
Người ta dùng ngọn, cành mang hoa và lá để làm thuốc. Có thể dùng
tươi hay phơi khô tán bột, hãm hoặc sắc uống. [2]
Ngoài các thành phần chủ yếu ở trên, trong cây ngải cứu còn có các
hợp chất α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl
alcol, adenin, cholin. [6]
Thành phần chính trong tinh dầu A.vulgaris được chiết xuất ở Châu Á
giàu monoterpene (Misra và Singh, 1986). Ngược lại, thành phần chính trong
tinh dầu A.vulgaris lại giàu Carriophyllene oxide, sequiterpenoid (Pinno,
1999). [10]
Trong ngải cứu Việt Nam, có những chất màu indigo – base, gần 50
hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá, chủ yếu là β caryophylen 24%
và β cubedene 12 % (PROSEA – 1999).
Macro J, Alberto, Samz, Zuan F đã tìm thấy trong phần trên mặt đất
của ngải cứu các chất eudesman. Woerner, Martin, Schreier Peter đã phân tích
trong nghiên cứu bằng sắc ký khối phổ và xác định được chất vulgarol.
Những năm gần đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu các glycoprotein
allergen trong ngải cứu. Valenta, Audolf. Du. Chena, Michael phát hiện được
chất profilin.
Một số chất allergen quan trọng có trong ngải cứu có trọng lượng phân
tử 12.000 – 100.000. Các allergen Ag7, Art V
I
, Art V
II
cũng đã được phân lập
và xác định cấu trúc phân tử.
Banthorpe. Derek; Brown Geoffrey phát hiện hai dẫn chất coumarin và
scopoletin và iso fraxidin cùng với stigmasterol và sitosterol trong một số loài
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
15
ngải cứu nuôi cấy mô.
Subinidze. V. V , Bochzidze. L. D đã phân tích phần trên mặt đất của
ngải cứu thấy có 13 axit amin tự do và 21 axit amin liên kết (Ðỗ Huy Bích và
cộng sự, 2004).
2.5. Tác dụng của ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay, dùng để điều hòa khí huyết, trừ
hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, thường dùng để chữa các bệnh
ở phụ nữ, bệnh thổ huyết, chảy máu cam, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần
kinh, thấp khớp, ghẻ lở…
Lượng dùng thường là 6 –12 g dưới dạng thuốc sắc hay dạng cao. Ngải
nhung dùng làm mồi châm cứu.
1. Sử dụng trong trị liệu
* Làm điếu ngải
Lá ngải khô vò nát, loại bỏ cành cuống, phần còn lại gọi là ngải nhung.
Đem ngải nhung cuốn thành điếu như điếu thuốc lá. Điếu ngải được đốt mang
tính ấm nóng cao (thuần dương) nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt
đạo sẽ làm khí huyết lưu thông, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi,
làm tan máu tụ.
Cách sử dụng:
- Để điếu ngải hơ trên huyệt đến khi người bệnh thấy ấm nóng (cứu ấm), để
trị một số bệnh suy, đau yếu.
- Đưa điếu ngải gần sát da, khi bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa ra (cứu mổ
cò), để chữa bệnh mới phát.
- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì dịch chuyển ra xa theo vòng
tròn từ hẹp đến rộng cho đến khi nóng nhiều ở vùng định cứu.
* Làm thuốc an thai
Người mang thai nếu có hiện tượng đau bụng, dùng khoảng 16 g ngải
cứu, 16 g lá tía tô sắc cùng 600 ml nước đến khi còn 100 ml nước thuốc thì
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
16
chia ra làm 3 phần uống trong ngày.
* Người làm việc kiệt sức, bà mẹ cho con bú
Lấy 5 cành ngải cứu tươi hoặc khô rửa sạch, băm nhỏ, pha với 1 cốc
nước sôi uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.
* Trị mụn trứng cá
Lá ngải cứu tươi giã nát,đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
* Trị mẩn ngứa ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ nhỏ
Xay lá ngải cứu, lấy nước cốt rồi pha với nước tắm. [3]
* Bảo vệ gan
Những nghiên cứu về A.vulgaris đã chỉ rõ, chúng có tác dụng bảo vệ
gan, chữa một số bệnh. Trong những bài thuốc của các nước phương Đông,
Avulgaris được dùng như một tác nhân giảm đau, và được sử dụng trong cách
chữa bệnh bằng thuật châm cứu. [9]
* Tạo hương vị cho bia
Trong lịch sử, loài A.vulgaris được dùng để làm thuốc, tạo hương vị
cho bia trước khi tìm thấy cây hoa bia (Philip và Foy, 1990). Lá của loài
A.vulgaris có tinh dầu thơm, được thu hoạch vào cuối Xuân và đầu Hè. Tinh
dầu chiết xuất từ lá được dùng để chữa một số bệnh cho phụ nữ. Người dân
Trung Quốc gọi loại tinh dầu này là “Ai Hao”, chúng dùng để chữa một số
bệnh như: thiếu máu, tiêu chảy. [9]
2. Các món ăn, bài thuốc.
* Trị đau đầu: dùng món ngải cứu trứng gà (giúp máu lưu thông lên não).
Trứng gà 2 quả, ngải cứu tươi một nắm, dầu ăn, gia vị đủ. Ngải cứu rửa
sạch, thái nhỏ, đánh đều cùng với trứng gà, nêm gia vị vừa đủ. Có thể rán
hoặc hấp, ăn nóng.
* Món ăn cho phụ nữ sau sinh: dùng món gà tần ngải cứu, món ăn này có
công dụng bồi bổ sức khỏe.
Gà ri hoặc gà đen 1 con, ngải cứu, táo đỏ, ý dĩ, hạt sen, tam thất, gia vị.