BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
TẠ THỊ PHƯỢNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỜI VỤ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG
HOẠT CHẤT PHYLLANTHIN CỦA MỘT SỐ GIỐNG DIỆP HẠ
CHÂU TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP
HÀ NỘI - 2011
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tơi
thực hiện trong vụ xuân năm 2011, duới sự huớng dẫn của TS. Ninh Thị Phíp.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa từng được
sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nuớc.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đuợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã đuợc chỉ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn
Tạ Thị Phượng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp,
nguời đã tận tình huớng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài cũng như trong q trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện đào tạo sau đại học,
Khoa Nông Học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Cây công nghiệp,truờng
đại học Nông Nghiêp Hà Nôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân viên Trạm y tế trường Đại
Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi được bố trí thí nghiệm trong
vườn cây thuốc của trạm. Sự giúp đỡ q báu đó là cơ sở cho việc hồn thành
luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày chân thành cảm ơn và xin được ghi nhận
những sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt
q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Một lần nữa cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thành
viên với sự giúp đỡ này.
Tác giả luận văn
Tạ Thị Phượng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................vii
1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài ..........................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................3
2.1 Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của chi Phyllanthus và hai loài
nghiên cứu ...................................................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố chi Phyllanthus L. ........................................................3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của chi Phyllanthus L. ..............................................3
2.1.3 Đặc điểm thực vật 2 loài nghiên cứu .............................................................5
2.2 Thành phần hóa học ..............................................................................................6
2.2.1 Lồ diệp hạ châu thân xanh ...........................................................................6
2.2.2 Lồi diệp hạ châu thân tím.............................................................................7
2.3 Tác dụng dược lý, sử dụng và hiệu quả kinh tế ....................................................8
2.3.1 Loài diệp hạ châu thân xanh ..........................................................................8
2.3.2 Loài diệp hạ châu thân tím...........................................................................11
2.4 Một số bài thuốc có sử dụng diệp hạ châu ..........................................................12
2.4.1 Loài diệp hạ châu thân xanh ........................................................................12
2.4.2 Lồi diệp hạ châu thân tím...........................................................................13
2.5 Một số nghiên cứu về cây diệp hạ châu ..............................................................13
2.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ .............................................................................15
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
iii
2.7 Một số nghiên cứu xác định mật độ trồng đối với cây dược liệu........................16
2.8 Một số nghiên cứu xác định thời vụ đối với cây dược liệu.................................18
2.9 Một số nghiên cứu xác định ảnh hưởng của thời vụ đến hàm lượng hoạt
chất dược liệu ............................................................................................................18
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................19
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .........................................................19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................19
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................19
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm ....................................................19
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................................21
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng ...............................................................................21
3.4.2 Các chỉ tiêu năng suất ..................................................................................23
3.4.3 Chỉ tiêu chất lượng.......................................................................................23
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................24
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................................25
4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây Diệp hạ châu .......................................................................................................25
4.1.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của cây Diệp hạ châu ............................................................................................25
4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
diệp hạ châu ..........................................................................................................27
4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số lá/thân
chính của cây diệp hạ châu ...................................................................................30
4.1.4 Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của cây diệp hạ châu ..........33
4.1.5 Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khơ của hai loài
diệp hạ châu ..........................................................................................................36
4.1.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển tại thời điểm thu hoạch .................................................................................39
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
iv
4.1.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên cây
diệp hạ châu ..........................................................................................................41
4.1.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dược liệu diệp hạ châu...........43
4.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm
lượng hoạt chất Phyllathin của cây Diệp hạ châu .....................................................46
4.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trưởng của cây diệp hạ
châu .......................................................................................................................46
4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây diệp
hạ châu ..................................................................................................................49
4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng số lá/thân chính của
cây Diệp hạ châu ..........................................................................................51
4.2.4 Ảnh hưởng của thời vụ đến chỉ số diện tích lá của cây diệp hạ châu..........53
4.2.5 Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng tích lũy chất khô của cây Diệp
hạ châu ..................................................................................................................55
4.2.6 Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của diệp hạ
châu tại thời điểm thu hoạch.................................................................................57
4.2.7 Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên cây diệp
hạ châu ..................................................................................................................58
4.2.8 Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất dược liệu hai loài diệp hạ châu .......60
4.2.9 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng hoạt chất phyllanthin
trong dược liệu 2 loài diệp hạ châu.......................................................................63
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................66
5.1. Kết luận ..............................................................................................................66
5.2 Đề nghị ................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC ......................................................................................................................70
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1.
Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của hai loài diệp hạ châu ...... 26
Bảng 4.2
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng hiều cao cây hai loài
diệp hạ châu......................................................................................................... 28
Bảng 4.3.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái hình thành số lá/thân chính hai
lồi diệp hạ châu.................................................................................................. 31
Bảng 4.4.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá hai lồi diệp hạ châu......... 34
Bảng 4.5
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khơ ở thân lá hai
lồi diệp hạ châu.................................................................................................. 37
Bảng 4.6
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của hai loài
diệp hạ châu......................................................................................................... 40
Bảng 4.7
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên hai loài diệp
hạ châu................................................................................................................. 42
Bảng 4.8.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dược liệu hai loài diệp hạ châu...... 44
Bảng 4.9.
Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng của hai loài diệp hạ châu..... 47
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởngchiều cao cây hai loài diệp
hạ châu................................................................................................................. 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái hình thành số lá/thân chính hai lồi
Diệp hạ châu........................................................................................................ 51
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thời vụ đến chỉ số diện tích lá hai loài Diệp hạ châu................ 54
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng tích lũy chất khơ ở thân lá hai loài
Diệp hạ châu........................................................................................................ 56
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của hai loài diệp hạ
châu tại thời điểm thu hoạch ............................................................................... 57
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên hai loài diệp
hạ châu................................................................................................................. 59
Bảng 4.16.
Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất dược liệu hai loài diệp hạ châu.............. 61
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của thời vụ đến hàm lượng hoạt chất Phyllanthin trong dược liệu
hai lồi Diệp hạ châu........................................................................................... 63
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Ảnh hưởng của mật độ tới động thái tăng trưởng chiều cao cây hai loài diệp
hạ châu
29
Hình 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng lên động thái tăng trưởng số lá/thân chính của
2 lồi Diệp hạ châu
32
Hình 4.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của hai lồi diệp hạ châu
Hình 4.4:
35
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khơ hai lồi diệp
hạ châu
38
Hình 4.5: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của hai loài diệp hạ châu
45
Hình 4.6: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây 2 loài
diệp hạ châu
50
Hình 4.7: Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá/thân chính của diệp hạ châu
52
Hình 4.8: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chỉ số diện tích lá của hai lồi diệp hạ
châu qua các thời kỳ
54
Hình 4.9: Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng tích lũy chất khơ hai lồi diệp hạ châu
56
Hình 4.10: Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất hai loài diệp hạ châu
62
Hình 4.11: Sắc ký đồ định tính dược liệu diệp hạ châu đắng và chó đẻ răng cưa
64
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
vii
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây thuốc có một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống con người. Khơng
chỉ được sử dụng trực tiếp mà nó cịn là nguồn nguyên liệu vô vùng quý giá cung
cấp cho sản xuất và bào chế thuốc nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Với lợi thế về vị trí địa lý, đa dạng địa hình đã tạo cho Việt Nam điều kiện
đa dạng về vùng khí hậu và đất đai, do đó chúng ta có nguồn tài nguyên sinh vật rất
phong phú, có nhiều lồi động thực vật được sử dụng để làm thuốc.
Hiện nay đời sống con người được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe
con người cũng ngày càng tăng lên, mặt khác sự xuất hiện và diễn biến phức tạp
của các căn bệnh mới yêu cầu càng ngày càng phải có nhiều loại dược liệu mới,
với số lượng lớn cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc. Vì vậy, những
năm gần đây các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển
cây thuốc vào sản xuất. Trong số đó, một số lồi cây thuốc thuộc chi Phyllanthus
đang rất được quan tâm. Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. Et
Thonn.) với tác dụng ức chế DNA polymerase của virus viêm gan B và virus viêm
gan khác, bảo vệ tế bào gan, gây hạ đường máu, hạ áp ở người [3]. Chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria L.) với tác dụng điều trị nhiều loại tế bào ung thư mà khơng
có tác dụng phụ độc trên các tế bào bình thường, ức chế sự nhiễm virus Herpes
simplex – 2 [12].
Hiện nay đã có nhiều loại thuốc và biệt dược được sản xuất ra từ các loài
trên như Fenlinat, VG – 5, Livlilnic, Diệp hạ châu, trà túi lọc Diệp hạ châu…đặc
biệt chúng có thể được sử dụng làm thuốc mà không cần kết hợp với dược liệu nào
khác. Các sản phẩm đã được cấp phép của Bộ Y tế, được bán rộng rãi trên thị
trường và được người tiêu dùng đón nhận.
Tuy là những lồi cây thuốc rất có giá trị nhưng cho đến nay những nghiên
cứu nhằm xây dựng quy trình trồng trọt chính thức cho các lồi này tại Việt Nam
cịn hạn chế.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
1
Xuất phát từ lý do đó, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và hàm lượng hoạt chất Phyllanthin của một số giống diệp hạ châu trong điều
kiện vụ xuân tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định được mật độ trồng, thời vụ thích hợp cho hai lồi cây diệp hạ châu
sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và chất lượng dược liệu cao trong điều
kiện vụ xuân tại Gia Lâm - Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, mức độ
nhiễm sâu bệnh và năng suất của 2 loài diệp hạ châu
- Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm
sâu bệnh và năng suất của 2 loài diệp hạ châu
- Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ đến hàm lượng hoạt chất Phyllanthin của 2
lồi diệp hạ châu
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của chi Phyllanthus và hai
loài nghiên cứu
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố chi Phyllanthus L.
Chi Phyllanthus L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbicaceae), bộ Thầu dầu
(Euphorbiales),
lớp
Ngọc
lan
(Magnoliopsida),
ngành
Ngọc
lan
(Magnoliophyta). [1], [2].
Họ Thầu dầu, với khoảng 283 chi và 7300 loài, phân bố rộng rãi khắp thế
giới, tập trung o ở Brazil và Ấn Độ, Mã Lai [32], [8]. Ở Việt Nam, họ Thầu dầu
có 79 chi và 459 lồi. Riêng chi Phyllanthus, ở nước ta có tổng số 53 lồi đã biết
đến, trong đó có 47 lồi được dân gian gọi là diệp hạ châu như: diệp hạ châu
Phú Quốc, diệp hạ châu Trừng, diệp hạ châu Ấn...có 7 lồi đã được dân gian sử
dụng làm thuốc từ lâu đời, trong đó có 4 lồi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh
gan và các bệnh có liên quan tới gan là: P. emblica, P. amarus, P. urinaria L.
var . urinaria, P. urinaria var. nudiscapa Ross.& Haic. [15].
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của chi Phyllanthus L.
Chi Phyllanthus là một chi có số lượng loài rất đa dạng, đồng thời đặc
điểm thực vật học trong loài cũng rất đa dạng và phong phú.
Đặc điểm chung của của chi là:
Về dạng thân, lá: thân gỗ, bụi nhỏ, bụi vừa hay thân thảo. Lá mọc cách,
đơn, ngun, có cuống hay khơng có cuống, có lá kèm
Cụm hoa: cụm hoa mọc ở kẽ lá hay nách lá. Hoa nhỏ, khơng cánh. Hoa
đơn tính, cùng gốc, hiếm khi khác gốc.
Hoa đực: đài 4 – 6, kiểu tiền khai hợp. Đĩa mật hình dạng khác nhau,
hiếm khi khơng có. Nhị 2 – 5, chỉ nhị rời hay nhị dính liền, bao phấn hình trứng
hay hình cầu, bao phấn hai ô song song hay tách ra, mở dọc, mở chéo hay mở
ngang. Trên hoa đực đơi khi cịn có vết tích bộ nhụy
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
3
Hoa cái: đài 4 – 6 hay nhiều hơn. Đĩa mật được hình thành rất khác nhau
hiếm khi khơng có. Bộ nhụy: bầu có 3 ơ, hiếm khi 4 – 6 ơ. Vịi nhụy rời hay
liền, ngun hoặc chẻ đơi ở hai đầu, mỏng hay dày và mở rộng ở đỉnh. Mỗi ơ có
hai nỗn xếp chồng hay xếp bên.
Quả: quả là quả nang, khi chín chia 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh 2 van, có hoặc
khơng có vỏ ngồi, hiếm khi có quả nạc hay quả mọng hay quả hạch một ơ.
Hạt: hình 3 cạnh (góc), khơng có mồng, lớp vỏ nang cứng, phôi nhũ nạc,
phôi thẳng hay hơi cong, lá mầm dày.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ thực vật học Nguyễn Nghĩa Thìn [17], chi
Phyllanthus là chi lớn nhất với 700 loài, phân bố khắp nơi đặc biệt là tập trung ở
vùng Đông Nam Á và ở vùng nhiệt đới của Nam Mỹ. Ở Việt Nam có 46 lồi
thuộc 5 phân chi:
- Kiranelia: thân bụi, lá mọc cách, có lá kèm. Cụm hoa dạng bó ở nách lá.
Lá đài có 5 – 6. Đĩa mật tồn tại. Nhị 5 tự do hoặc dính, bao phấn 2 ơ, mở dọc.
Bầu 3 ô, quả nạc. Ở Việt Nam phân chi này chỉ có một lồi.
- Cicca: cây thân gỗ và thân bụi. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm. Hoa thành
bó ở nách lá hoặc ở trên những cành khơng có lá. Lá đài thường 4 ít khi 5 – 6.
Cánh tràng khơng tồn tại. Nhị 4, tự do hặc dính liền. Bầu 3 ô hoặc 5 ô. Quả nang
hoặc quả nạc. Ở Việt Nam phân chi này tồn tại 6 loài.
- Phyllanthodendron: lá đài kéo dài ở đỉnh, gần như có gờ ở mặt lưng,
khơng có đĩa mật thực sự hay nói cách khác chính xác hơn các lưỡi d, hẹp mọc
xen kẽ với các thùy của đài loài như là những tuyến; vịi nhụy thường dày và
khơng chia thành rãnh. Phân chi này ở Việt Nam có 8 lồi
- Phyllanthus: hoa đực có 3 nhị, bao phấn khơng hoặc có trung đới ngắn ở
đỉnh. Lá đài khơng có gờ ở mặt lưng và không kéo dài ở đỉnh. Hoa cái có vịi
nhụy tự do và dính ở các mức độ khác nhau, vòi nhụy phân chia hoặc phân chia
nhưng khơng dày, có khía ở mặt trên. Ở Việt Nam phân chi này có 16 lồi
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
4
- Eriococcus: hoa đực có 4 đài, hai nhị bé và khơng cuống. Hoa cái có 4 –
6 đài. Ở Việt Nam phân chi này có 13 lồi.
2.1.3 Đặc điểm thực vật 2 loài nghiên cứu
2.1.3.1 Loài diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus amarus Schum. & Thonn)
Cây thảo, cao 10 – 40 cm, ít phân cành, màu lục. Lá mọc so le, xếp hai
dãy đều trên cành trông như một lá kép lơng chim, gốc trịn, đầu tù hơi nhọn, hai
mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới mốc. Hoa đơn tính mọc ở kẽ lá,
khơng có cánh hoa, màu lục nhạt, hoa đực có cuống ngắn xếp ở dưới hoa cái,
hoa cái có cuống dài. Quả nang, hình cầu, nhẵn, hơi dẹt, chia thành 3 mảnh vỏ,
mỗi mảnh vỏ có 2 van chứa 2 hạt. Hạt hình tam giác, đường kính 1mm, có cạnh
dọc và vân ngang. Mùa hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9. [9].
Diệp hạ châu đắng có nguồn gốc xa xưa ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và
hiện nay thấy phân bố ở khắp các vùng nhiệt đới cổ. Ở Châu Á, vùng phân bố
của diệp hạ châu đắng gồm các nước Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Indonesia,
Thái lam, Campuchia, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc và cả ở vùng đảo
Salawesi. Ở Việt Nam, diệp hạ châu đắng cũng thấy ở khắp nơi, từ các tỉnh ở
vùng đồng bằng, ven biển, các đảo lớn, đến các tỉnh ở trung du và miền núi có
độ cao dưới 800m, ở các nước Đơng Nam Á, độ cao phân bố này có thể lên đến
1000m
Diệp hạ châu đắng là cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng khi cịn nhỏ
hoặc mọc xen lẫn với các loài cây cỏ khác. Cây thường mọc ở đất ẩm trong
vườn, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi hay trên nương rẫy. Cây con mọc từ
hạt thường xuất hiện vào khoảng cuối xuân, sinh trưởng nhanh trong vòng 2
tháng của mùa hè, sau đó ra hoa quả và tàn lụi. Tồn bộ vịng đời của cây chỉ
kéo dài 3 – 4 tháng, hạt của cây diệp hạ châu tồn tại trên đất 7 – 8 tháng vẫn còn
sức nãy mầm. [3]
Toàn bộ cây (trừ rễ) đều được sử dụng để làm thuốc, có thể dùng tươi
hoặc sấy khơ. [3]Theo Phạm Hoàng Hộ, Phyllanthus amarus Schum.& Thonn là
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
5
cây cỏ nhất niên, cao đến 60cm, thân tròn, láng, nhánh ngắn d 5 – 6cm, mang
lá nhỏ. Lá có phiến tròn dài, to 5-11 x 3-6, tù hai đầu, gân phụ mảnh, có 4 cặp
gân; lá bẹ hẹp, nhọn. Hoa ở nách lá, lá đài 5, tuyến mật nhiều thùy. Quả nang
trịn to 3mm, hạt có sọc dọc ở lưng, n = 13. [15]
Đặc điểm vi phẫu thân của lồi P. amarus so với lồi P. urinaria L. Khơng
khác nhau nhiều, ngoại trừ ở P. urinaria L. có các mấu lồi và vịng gỗ gồm các
mạch gỗ kích thước đều nhau, xếp thành hàng khác nhau [9].
2.1.3.2 Loài diệp hạ châu thân tím (Phyllanthus urinaria L.)
Theo Đỗ Tất Lợi và cộng sự [11], Phyllanthus urinaria L. hay cịn có tên
gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, Lão nha châu, Prak phle (campuchia) được
mô tả là một loại cỏ, mọc hàng năm, cao khoảng 30cm, mọc thẳng đứng, mang
cành, thường có màu đỏ. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trơng lồi như lá kép, phiến lá
thn, dài 5 – 15 mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép lá nguyên nhưng
hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ, khơng có cuống hay có cuống rất
ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu nâu đỏ, đơn tính, hoa đực hoa cái cùng gốc,
hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở gốc cành. Hoa khơng có cuống hoặc có cuống rất
ngắn. Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá do đó có tên
diệp hạ châu, hạt 3 cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.
Về phân bố, chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta cũng
như khắp các nước vùng nhiệt đới.
Người ta dùng toàn cây để làm thuốc. Mùa thu hái quanh năm nhưng tốt
nhất là vào mùa hạ
2.2 Thành phần hóa học
2.2.1 Lồ diệp hạ châu thân xanh
Trong lá Phyllanthus amarus Schum.& Thonn chứa một chất đắng là
Phyllanthin, khơng có quinin hoặc alcaloid khác. Lá khô chứa các chất đắng
hypophyllanthin (0,05%) và phyllanthin (0,35%) gây độc đối với cá và ếch.
Ngồi ra, trong cây có chứa niranthin, nitetralin và phyteralin. [6]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
6
Người ta cịn phát hiện trong cây có các lignan, flavonoid và các alkaloid
kiểu securinin: niuroidin, isobubbialin, epibubbialin, chất amariinic acid, một
loại ellgitannin, cùng với elaeocarpusin, geraniiic acid B và repandusinnic acid
A I-O-galloyl-2,4-dehydrohexahydroxydyphenoyl – glucopyranose. [30], [31],
[34].
Foo-Ly đã tách được, 1,6-digalloylglucopyranosid, amariin geranniin,
corilagin, cũng như rutin, quercetin-3-O-glucopyranosid từ phân đoạn phân cực
của Phyllanthus amarus L. [31]
Mới đây, khi nghiên cứu thành phần khoáng của cây, Vũ Văn Vụ đã xác
định trong cây có mặt Gd, La, Ce có khả năng tạo phức có hoạt tính chống ung
thư. Các kim loại nặng độc đều có hàm lượng rất thấp, chỉ có Cu và Zn là các vi
lượng trội hơn. Hàm lượng K trung bình cao (1,8%), điều này liên quan đến tác
dụng mát gan lợi tiểu của cây thuốc. [23]
2.2.2 Loài diệp hạ châu thân tím
Trong lồi P. urinaria L. có mặt các acid, triterpen, một vài alkaloid và các
dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá người ta đã phân lập được acid ellagic, acid
gallic, một acid phenolic và một flavonoid, chất thứ nhất không tan trong nước,
các chất sau tan trong nước nóng, cịn một chất gọi là coderacin. [6]
Theo Trần Công Khánh, một tác giả người Trung Quốc đã phân lập từ cây
này được một số hợp chất, trong đó có 2 chất được xác định là methylester
dehydrochebulic và carboxylat methyl brevifolin.
Gần đây, trong cơng trình nghiên cứu khoa học về thành phần hóa học của
2 lồi Phyllanthus amarus và Phyllanthus urinaria [13], Thạc sĩ Lê Việt Dũng và
cộng sự đã phân lập được 3 chất mới là: HQ, DUNG 1, DUNG 4. Căn cứ vào
những phổ thu được dự kiến chúng có thể là các polyphenol, trong đó DUNG 4
có thể có cấu trúc flavonon. So sánh thành phần hóa học giữa 2 lồi, tác giả
khẳng định: hai lồi này đều có tannin, flovonoid, đường khử, acid hữu cơ,
carotene, trong đó tannin và flavonoid là thành phần chính, nhưng ở lồi P.
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
7
amarus cịn có alkaloid, sự khác biệt này cũng có thể giúp cho việc phân biệt hai
loài này qua phản ứng định tính [9].
Cả hai lồi này đều có hàm lượng tanin rất cao (P. amarus: 7,78%; P.
urinaria: 9,11%), điều này đã phần nào lý giải tính sát trùng, giải độc và chống
viêm của chúng và có liên quan đến tác dụng chữa viêm gan do tác dụng ức chế
enzyme polymerase DNA nội sinh của virus viêm gan B. [9]
2.3 Tác dụng dược lý, sử dụng và hiệu quả kinh tế
2.3.1 Loài diệp hạ châu thân xanh
2.3.1.1 Tác dụng dược lý
Cây diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát
trùng, tán ứ, thơng huyết, điều kinh, lợi tiểu, thông sữa. [3]
Cao diệp hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ gan trên chuột cống trắng được
gây nhiễm độc gan bằng carbon tetraclorid. Trong mơ hình gây xơ gan thực
nghiệm trên chuột cống trắng, thuốc có tác dụng làm giảm hàm lượng colagen
trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở động vật điều trị so với đối chứng.
Thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống oxy hóa và tỏ ra có mức độ an tồn cao trong
thử nghiệm về độc tính. Các liguan phyllanthin và hypo phyllanthin trong diệp
hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ tế bào gan chuột cống trắng chống lại tác dụng
độc hại tế bào gây bởi carbon tetraclorid và galactosamin.
Diệp hạ châu đắng ức chế DNA polymerase virus viêm gan B và virus
viêm gan khác. Trong thời gian nghiên cứu lâm sàng sơ bộ, những người mang
virus viêm gan B được điều trị với liều hàng ngày 200 mg cao toàn cây Diệp hạ
châu đắng (bỏ rễ) trong 30 ngày. Kết quả, 22/37 (59%) bệnh nhân được điều trị
đã mất kháng nguyên bề mặt của viêm gan B trong khi chỉ 1/23 (4%) bệnh nhân
đối chứng có hiện tượng này. Một số đối tượng được theo dõi 9 tháng khơng có
trường hợp nào kháng ngun bề mặt xuất hiện trở lại. Khơng thấy có hoặc chỉ
có ít tác dụng gây độc.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
8
Tồn cây diệp hạ châu đắng có tác dụng gây hạ đường máu, hạ áp và lợi
tiểu ở người. Cây cũng có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.
Ba hoạt chất từ diệp hạ châu đắng có tác dụng ức chế aldos reductase là
acid elargic, brefolin carboxylat và ethylbrevifolin; acid elargic có tác dụng
mạnh nhất, ức chế mạnh hơn 6 lần so với quereitrin là chất thiên nhiên ức chế
aldos reductase đã biết.
Nghiên cứu mới nhất của Viện Dược liệu về tác dụng dược lý của bột
phyllanthin cho thấy: diệp hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ gan trên mơ hình
gây nhiễm độc bằng CCL4 khi cho thỏ uống cao khô của cây diệp hạ châu đắng
với liều 0,65 g/1kg/ngày kéo dài trong 18 ngày. Nghiên cứu cũng khẳng định
cao khơ của cây Diệp hạ châu đắng có tác dụng chống viêm cấp tốt khi cho
thuốc bằng đường tiêm và đường uống, tuy nhiên đường tiêm có tác dụng mạnh
hơn đường uống. Thuốc có tác dụng chống xơ gan và antioxydant. Khi sử dụng
bột phyllanthin với liều lượng tương ứng 10g dược liệu/kg/ngày uống liên tục 8
tuần có tác dụng bảo vệ gan tốt trên mơ hình gây xơ gan thực nghiệm 12 tuần.
Về tác dụng chống antioxydant, thuốc đã làm giảm peroxy hóa có ý nghĩa < 0,01
và hoạt tính chống oxy hóa của thuốc là 29,76%. Với liều tính theo dược liệu
khơ 20 g/kg chuột cho thấy tác dụng lợi tiểu khá rõ rệt. Đồng thời cũng khẳng
định cao Diệp hạ châu đắng có tính độc rất thấp, có độ an tồn cao trong việc sử
dụng làm thuốc điều trị cho người. [10]
2.3.1.2 Giá trị sử dụng
Diệp hạ châu đắng từ lâu đời đã được sử dụng trong các bài thuốc dân
gian của nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở các nước vùng Đông Nam Á và
miền Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam, diệp hạ châu đắng được biết đến từ lâu với tác dụng trị viêm
gan, vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
9
Diệp hạ châu đắng làm tăng mãnh liệt sự bài tiết nước tiểu cũng như kinh
nguyệt nhưng không gây hại gì. Ở nhiều nước Viễn đơng cũng đã sử dụng tính
chất này của cây. Tác dụng lợi tiểu của cây này là do có tỷ lệ Kali cao [23], [6].
Dân gian thường sử dụng cây này làm thuốc thông tiểu, thông sữa điều kinh và
thông kinh trục ứ.
Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc lợi tiểu [35] trong bệnh phù,
bệnh lậu và những rối loạn của đường niệu sinh dục. Nước sắc các chồi non
dùng để trị lang; rễ tươi làm thuốc trị vàng da; lá dùng làm thuốc trị tiêu hóa,
dịch lá dùng để đắp vết lở loét. Người ta còn dùng lá và rễ phơi khô nghiền
thành bột, trộn với nước vo gạo dùng làm thuốc chữa các vết sưng phù và loét
[6]. Ở Tây Ấn, diệp hạ châu đắng còn được dùng để trị giun cho tre em.
Theo cuốn cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, ở Thái Lan, Diệp
hạ châu được sử dụng làm thuốc trị vàng da. Ở Peru, nhân dân uống nước sắc
phần phía trên mặt đất của cây để làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật và sỏi thận. Ở
một số nước Nam Mỹ, diệp hạ châu đắng được dùng trị sốt rét, sỏi thận, sỏi
bàng quang, các rối loạn về tiết niệu nói chung và cịn có tác dụng gây sẩy thai.
Ở Haiti, nhân dân uống nước sắc diệp hạ châu đắng và tắm với nước ngâm lá để
trị sốt. Từ đảo Hải Nam đến Indonesia, nhân dân dùng nước sắc hoặc nước hãm
diệp hạ châu đắng làm thuốc lợi tiểu trị bệnh thận và gan, bệnh hoa liễu, đau
bụng làm thuốc long đờm cho trẻ em, hạ sốt, điều kinh và trị tiêu chảy. Nước sắc
toàn cây là thuốc bổ dạ dày. Lá giã nát làm thuốc trị dung giật và bệnh ngoài da.
Ở Papua – Niu Ghine, nước hãm toàn cây để trị đau đầu, hoặc trị nhức nửa đầu.
Các thầy thuốc cổ truyền ở Tanzania dùng cao nước thân lá của cây diệp hạ châu
đắng trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Nigieria cao nước cây
khô dược sử dụng để trị tiêu chảy, lá nhai nuốt nước trị ho kéo dài, và sắc uống
làm đỡ đau dạ dày. Nhân dân bờ biển Nga uống nước sắc lá để làm đẻ dễ trong
trường hợp đẻ khó, trị vàng da, nơn, đau bụng, đau gian sườn, đau mình mẩy
kèm theo sốt và phù, đánh trống ngực, bệnh lậu, bệnh về da. [3]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
10
2.3.2 Lồi diệp hạ châu thân tím
2.3.2.1 Tác dụng dược lý
Theo Văn Chi, cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) với vị ngọt,
hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết,
điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng nhận thấy tác
dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong chó đẻ
răng cưa. Coderacin phân lập được từ cây dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ
tra mắt, do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm gây bệnh ở mắt [6]. Năm
1961, phịng Đơng y – Viện vi trùng Việt Nam nghiên cứu tác dụng kháng sinh
của chó đẻ răng cưa thấy kết quả cho kháng sinh đồ như sau: tụ cầu trùng (0,5),
Typhi (0,9), Flexneri (1,1), Sonnei (0), Shiga (1), Subtilis (0,4), Coli (0) cm. Kết
quả này cũng hợp với nghiên cứu mới đây (1995) chứng minh dịch chiết n –
hexan của P. urinaria có tác dụng kháng lại tất cả các loại vi khuẩn thử Proteus
vulgaris, Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Klebsiella preumonie,
những vi khuẩn thường tìm thấy ở đường tiết niệu. Cịn dịch chiết dichlomethal
thì kháng Proteus vulgaris, Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Volorio
paranaemoliticus. Điều này cho thấy P. urinaria cũng rất hiệu quả trong điều trị
nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Theo Huang ST và cs., sự chết tế bào theo chương trình hiện được biết
đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì ổn định nội mô tế bào và chống gây
ung thư. Tác dụng chống gây ung thư của cao chiết nước được chế từ cây chó đẻ
(Phyllanthus urinaria) đã được khảo sát bằng việc phân tích khả năng của nó
gây ra sự chết tế bào theo chương trình ở các tế bào ưng thư người. Các tác giả
đã chứng minh được rằng cao chiết nước của cây chó đẻ có thể gây ra sự chết tế
bào theo chương trình của các tế bào ung thư người có nhiều nguồn gốc khác
nhau được thể hiện qua những thay đổi hình thái học và sự phân đoạn ADN. Tuy
nhiên, cây chó đẻ đã khơng thể hiện tác dụng độc tế bào trên các tế bào người
bình thường gồm có các tế bào nội mơ mạch và tế bào gan dưới cùng điều kiện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
11
Điều này gợi ý rằng cao nước cây chó đẻ có thể có ích trong việc điều trị nhiều
loại tế bào ung thư ở người mà khơng có tác dụng phụ độc trên các tế bào bình
thường. [21]
Các tác giả Yang CM. và cs. cho biết, các cao chiết với aceton, ethanol và
methanol của Chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế sự nhiễm HSV – 2 (virus
Herpes simplex – 2) thông qua việc làm rối loạn giai đoạn đầu của sự nhiễm
virus và thông qua việc làm giảm tính gây nhiễm virus. [12]
2.3.2.2 Giá trị sử dụng
Trong dân gian, chó đẻ răng cưa thường được sử dụng chữa đau yết hầu,
viêm họng, đinh râu, mụn nhọn, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ
em tưa lưỡi, chàm má, rắn cắn.
Dân gian Trung Quốc dùng chó đẻ răng cưa để chữa viêm thận, phù
thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trẻ
em cam tích, suy dinh dưỡng
Người Ấn Độ dùng toàn cây làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh phù thũng, trị
bệnh lậu và những rối loạn đường niệu sinh dục và làm ruốc cá cho trẻ em mất
ngủ. [21]
Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với
những vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét.
Ở Thái Lan, cây được dùng để trị các bệnh về dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng
da, trĩ và lỵ. Cây non dùng làm thuốc chữa ho cho trẻ em.
2.4 Một số bài thuốc có sử dụng diệp hạ châu
2.4.1 Lồi diệp hạ châu thân xanh
Trị vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn: diệp hạ châu đắng 20 – 40g cây tươi,
giã lấy nước hoặc 6 – 8g, sắc uống
Trị mụn nhọn, lở ngứa: cả cây diệp hạ châu giã đắp hoặc lấy nước cốt bôi
Trị viêm gan do virus B: diệp hạ châu đắng 10g, nghệ vàng 5g, sắc nước 3
lần, lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc. Lần thứ hai và ba với 2 bát nước,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
12
mỗi lần lấy nữa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 50g đường, đun sôi cho tan
đường, chia làm 4 lần uống trong ngày – sau 15 ngày dùng thuốc xét nghiệm lại,
khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbgAg (-) thì thơi dùng thuốc.
Trị suy gan (do sốt rét, lỵ amib, ứ mặt nhiễm độc): diệp hạ châu đắng sao
khô (20g), cam thảo đất sao khô (20g). Hai vị bỏ chung sắc nước uống hàng
ngày
Trị xơ gan cổ trướng thể nặng: diệp hạ châu đắng 100g sắc nước 3 lần,
cho thêm 150g đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng, uống một
đợt từ 30 – 40 ngày, nghỉ một tuần, nếu chưa khỏi uống tiếp đợt 2), phải kiên trì
uống mới thấy được tác dụng của thuốc
2.4.2 Lồi diệp hạ châu thân tím
Trị nhọt độc, sưng đau: trộn chó đẻ răng cưa với một ít muối giã nhỏ, chế
nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau
Trị mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột
đi ngoài ra nước: chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 20g, sành dành 12g sắc uống
Trị lở loét thối thịt không liền miệng: dùng lá chó đẻ răng cưa, lá thồm
thồm, liều bằng nhau, đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp
Trị trẻ em tưa lưỡi: giã cây tươi vắt lấy nước cốt bôi
Trị hậu sản ứ huyết: dùng 8 – 16g cây khô sắc uống hằng ngày [6]
2.5 Một số nghiên cứu về cây diệp hạ châu
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc nhân loài và trồng trọt các loài
cây thuốc thuộc chi Phyllanthus. Do đây hầu hết là các loài cây mọc dại và chưa
được chú ý khai thác, việc trồng và khai thác tác dụng của cây diệp hạ châu mới
chỉ dừng ở các mức độ các Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm cây thuốc chứ
chưa được phát triển đại trà.
Theo nghiên cứu của Kỹ sư Trần Danh Việt, hạt cây diệp hạ châu
(Phyllanthus amarus L.) sau khi thu xong gieo ngay (gieo tươi) ở trên nền đất,
nền cát và cả trong đĩa petri đều có tỷ lệ nảy mầm cao hơn hạt thu xong phơi
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
13
khô, bảo quản trong 30 ngày ở tất cả các thời điểm theo dõi, sau 25 ngày, tỷ lệ
nảy mầm cao hơn là 12%.
Nghiên cứu cũng khẳng định axit humic có tác dụng làm tăng tỷ lệ nảy
mầm của hạt. Với 3 nồng độ nghiên cứu là 0,004%; 0,008%; 0,012% thì nồng
độ 0,012% có tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
Ngồi nhân lồi hữu tính, lồi này cũng có khả năng nhân lồi vơ tính
bằng các đoạn hom giữa thân hoặc giữa cành với đoạn cắt từ 5 – 7 cm, trên nền
cát, tưới đủ ẩm cho tỷ lệ cây loài đạt 80%.
Tuy nhiên hình thức nhân lồi hữu tính bằng hạt phơi khô bảo quản ở kho
đặc dụng rồi đưa dùng dần mặc dù tỷ lệ nảy mầm thấp nhưng thường được áp
dụng trong việc sản xuất dược liệu đại trà. [22]
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra quy trình trồng trọt chính
thức cho các lồi này tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở Việt Nam – Viện
Dược liệu, trên cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) có 8 lồi sâu hại của 6 họ
thuộc 5 bộ côn trùng khác nhau. Đó là: Cào cào, Rệp muội, Bọ xít xanh, Sâu
xanh, Sâu đo, Sâu cuốn lá thuộc bộ cánh vảy có mức độ gây hại cao nhất trong
giai đoạn sinh trưởng mạnh của cây (tháng 4, tháng 5).
Có tổng số 3 loại bệnh gây hại: Lở cổ rễ, vàng lá sinh lý, phấn trắng, trong
đó bệnh phấn trắng gây hại ở mức độ phổ biến cao. Bệnh xuất hiện từ tháng 9
đến tháng 12 hàng năm trên diện tích vụ đơng muộn.
Phịng trừ sâu cuốn lá bằng biện pháp thủ cơng cho thấy: Hiệu quả phòng
trừ đạt 81,1% ở 10 ngày sau khi tiến hành bắt sâu 2 lần (thích hợp với diện tích
sản xuất khơng q lớn). Khi sử dụng thuốc hóa học Sherpa 50EC trong phịng
trừ sâu cuốn lá ta thấy thuốc có hiệu lực 76,66%, áp dụng khi diện tích sản xuất
đủ lớn.
Phịng trừ bệnh phấn trắng bằng thuốc Dacolin có hiệu lực 77,66% ngay
sau khi phun 7 ngày, thu hoạch dược liệu sau khi phun 20 ngày.[20]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
14
2.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Hiện nay có nhiều loại thuốc và biệt dược đã được sản xuất mà thành
phần của nó có chứa hoạt chất của các cây thuộc chi Phyllanthus. Có thể kể đến
một số sản phẩm như sau:
Thuốc điều trị viêm gan FENLINAT của Trung tâm dược thuộc tổng công
ty Dược phối hợp với công ty CPDP Hà Tây sản xuất. Được biết FENLINAT là
loại thuốc được chiết xuất với công nghệ kỹ thuật cao từ các loại cây cỏ Việt
Nam, đặc biệt trong đó có thành phần rất quan trọng được chiết xuất từ cây diệp
hạ châu (Phyllanthus urinaria) và Nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) có tác
dụng ức chế nhân đơi ADN của virus viêm gan siêu vi B mạn tính. FENLINAT
được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp số đăng ký lưu hành trên toàn quốc từ
tháng 09/2005 và được bán với giá 1.850VND/viên [26]
Thuốc VG-5, chứa tinh chất Diệp hạ châu, tinh chất nhân trần, cỏ nhọ nồi
và tinh chất râu ngô. Có tác dụng ức chế virus viêm gan B, làm giảm HbsAg,
HbeAg huyết thanh trong viêm gan; bảo vệ và phục hồi chức năng gan, tăng khả
năng giải độc của gan, hạ men gan; chống viêm gan, tăng tiết mật, lợi tiểu.
Thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ em. [27]
Thuốc Diệp hạ châu do Công ty Cổ phần dược phẩm 2/9 sản xuất. Thành
phần gồm 3g Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L.)/viên. Chữa viêm gan, đau
yết hầu, đinh râu, mụn nhọt, thần kinh, viêm da, lở ngứa; sản hậu ứ huyết, đau
bụng, trẻ em cam tích; người lớn viêm thận, phù thũng, viêm nhiễm, sỏi đường
tiết niệu, viêm ruột tiêu chảy. Hộp chai 60 viên, hộp vỉ bấm 10 viên. [28]
Thuốc LIVBILNIC – sản phẩm của công ty Cổ phần TRAPHACO – với
thành phần Diệp hạ châu (Phyllsnthus urinaria L.). Có tác dụng bảo vệ gan,
chống viêm gan, viêm gan siêu vi, viêm gan mãn tính do rượu và hóa chất. Đặc
biệt trong bệnh viêm gan siêu vi B, LIVBILNIC có tác dụng cải thiện các chức
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
15
năng gan, chuyển HbsAg (+) thành HbsAg (-) với tỷ lệ đáng kể. LIVBILNIC
còn tác dụng lên hệ miễn dịch cơ thể bằng cách sản xuất ra kháng thể chống
kháng nguyên HbsAg. Ngoài ra việc sử dụng LIVBILNIC cũng cải thiện đáng
kể các triệu chứng viêm gan siêu vi như đau bụng, mệt mỏi, trướng bụng, chán
ăn, tiêu chảy. Sản phẩm an tồn cao khi sử dụng, hồn tồn khơng gây tác dụng
khơng mong muốn. Lộ trình điều trị kéo dài từ 3 – 6 tháng. [29]
Hiện nay Viện Dược liệu và Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây
thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu đang sản xuất và chế biến loại trà túi lọc mang
nhãn hiệu “Trà Diệp hạ châu”. Sản phẩm được chế biến từ thân, lá của cây Diệp
hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. Et Thonn.) và cam thảo bắc. Thành
phần Diệp hạ châu 8g, cam thảo 2g. Đóng hộp 20 túi, giá bán 20.000VNĐ/hộP.
Tác dụng bảo vệ gan, chống lại virus viêm gan B, trị đầy bụng, khó tiêu do chức
năng gan kém. Hiện nay sản phẩm này đã được bày bán tại các nhà thuốc trên cả
nước và được người tiêu dùng đón nhận.
Tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện
Dược liệu, cây diệp hạ châu (P. amarus) sau khi trồng khoảng 3 tháng có thể thu
hoạch. Cây thường được thu vào buổi sáng, dùng liềm cắt sát gốc. Sau khi thu
toàn bộ cây được chặt thành đoạn dài 5 – 10 cm, đem phơi dưới ánh nắng mặt
trời khoảng 3 – 4 nắng cho khô kiệt. Sản phẩm được đóng bao và bán cho các cơ
sở sản xuất hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Giá bán giao động từ 60.000
– 150.000VNĐ/1kg
2.7 Một số nghiên cứu xác định mật độ trồng đối với cây dược liệu
Theo Hà Thị Thanh Bình và cộng sự (2002), cho rằng mật độ gieo trồng với
mật độ nhất định liên quan tới yếu tố cấu thành năng suất. Ở mật độ thích hợp tạo
điều kiện đồng đều cho các cá thể phát huy hết khả năng sinh trưởng, phát triển
thuận lợi cho năng suất cao. Điều này được quyết định bởi quang hợp của quần thể.
Cường độ quang hợp của quần thể chịu sự chi phối của cường độ ánh sáng. Vì vậy
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
16
việc quyết định mật độ gieo trồng có ý nghĩa trong việc sử dụng ánh sáng. Do đó,
trong q trình trồng trọt con người cần điều khiển hoạt động quang hợp bằng cách
bố trí mật độ cây trồng một cách hợp lý
Viện Dược liệu khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng bạch chỉ tại
Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội đã có nhận xét: Với mật
độ 25 vạn cây/ha là thích hợp nhất, năng suất dược liệu cao nhất đạt 3,16 kg/ơ thí
nghiệm.
Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội thuộc - Viện
Dược liệu tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất
và chất lượng lá thanh cao trong 3 năm từ 1997 đến 1999. Kết quả cho thấy với mật
độ khoảng 16,6 vạn cây/ha không những cho năng suất lá, năng suất Artemisinin
cao nhất mà cả hàm lượng Artemisinin cũng khá nhất.
Khi tiến hành thí nghiệm mật độ trồng tục đoạn tại SaPa (Lào Cai), Nguyễn
Bá Hoạt – Viện Dược liệu cho rằng khối lượng củ tục đoạn trên 1 cây có chiều
hướng tăng dần từ mật độ trồng dày đến mật độ trồng thưa nhưng năng suất thì có
chiều hướng ngược lại. Tuy nhiên, với mật độ 12,5 vạn cây/ha cho năng suất cao
nhất.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà
Nội và Trường ĐHNN Hà Nội cho biết mật độ trồng đối với cây đương quy là 25
vạn cây/ha, cây bạch chỉ 50 vạn cây/ha, cây ngưu tất 400 vạn cây/ha cây cúc hoa
11,1 vạn cây/ha cho năng suất dược liệu đạt cao nhất.
Theo nghiên cứu của Ngô Quốc Luật – Viện Dược liệu cho hay mật độ trồng
đối với dược liệu ích mẫu là 25 vạn cây/ha cho năng suất cao nhất.
Khi tiến hành nghiên cứu về mật độ cây sâm ngọc linh TS. Nguyễn Văn
Thuận – Viện Dược liệu cho hay mật độ trồng tốt nhất cho năng suất cao nhất là
16,6 vạn cây/ha.
Theo nghiên cứu của Nghiêm Tiến Chung – Viện Dược liệu về cây Bạch
truật thì với mật độ 25 vạn cây/ha cho năng suất thực thu cao nhất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
17