Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

ứng dụng tiện ích sms vào hệ thống thông tin đào tạo tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH SMS VÀO HỆ
THỐNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
Sinh viên thực hiện : Vũ Đình Phú
Lớp CNPM – K51
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Đức Vượng
HÀ NỘI 5-2011
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Vũ Đình Phú
Điện thoại liên lạc: 0913435888 Email:
Lớp: CNPM-K51 Hệ đào tạo: Chính qui
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại:
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày / /2011 đến / /2011
2. Mục đích nội dung của ĐATN
Mục đích của đồ án là tìm hiểu, xây dựng hệ thống thông tin đào tạo tín chỉ, có tích hợp
thêm tiện ích SMS. Nội dung chính:
• Xây dựng trang web hệ thống thông tin đào tạo tín chỉ, phục vụ công tác đào tạo và
học tập của sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội.
• Tích hợp dịch vụ nhắn tin SMS vào hệ thống thông tin để phục vụ cho việc tra cứu,
đăng kí học tập của sinh viên.
• Xây dựng một ứng dụng trên điện thoại hệ điều hành Android, là chương trình nhắn
tin tra cứu, đăng kí để người dùng thuận tiện hơn trong việc nhắn tin đến hệ thống.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
Công việc 1:


• Tìm hiểu đề tài
• Tìm hiểu về quy chế đào tạo tín chỉ đại học Bách Khoa.
Công việc 2:
• Tìm hiểu ASP.NET, lập trình Android.
• Tìm hiểu hệ thống GSM, các dịch vụ SMS.
• Tìm hiểu thư viện GSMComm để phục vụ cho lập trình SMS.
Công việc 3:
• Hoàn thiện phân tích thiết kế hệ thống.
• Xây dựng các chức năng nghiệp vụ trong trang web của “hệ thống thông tin”.
• Xây dựng module để tích hợp dịch vụ SMS trong “hệ thống thông tin”
Công việc 4:
• Xây dựng ứng dụng nhắn tin trên điện thoại di động hổ trợ Android.
• Hoàn thiện các chức năng nghiệp vụ trong trang web “hệ thống thông tin”.
• Hoàn thiện module tích hợp SMS
Công việc 5:
• Kiểm thử hệ thống bao gồm các chức năng, hiệu năng.
Công việc 6:
• Báo cáo tổng hợp.
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 2
Tôi Vũ Đình Phú cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn của Th.S Vũ Đức Vượng.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả ĐATN
Vũ Đình Phú
5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:
Hà Nội, ngày tháng năm

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Vũ Đức Vượng
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 3
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã hỗ trợ tạo nhiều điều kiện thuân lợi cho em trong quá trình học tập
cũng như quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin ghi nhận lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Vũ Đức Vượng, người đã tận
tình hướng dẫn, định hướng đề tài và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
cùng với những lời động viên khuyến khích của Thầy trong những lúc em gặp khó
khăn bế tắc về việc làm đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Phần
Mềm đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cám ơn đến bạn bè đã hỏi thăm động viên khuyến khích và giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn đến các bạn trong lớp Công Nghệ
Phần Mềm, đã tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, cùng giúp đở nhau để tiến bộ.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, anh chị em đã luôn bên cạnh giúp đở, khuyến
khích con cho đến bây giờ.
Mặc dù em đã cố gắng hết mình để hoàn thành tốt đề tài của mình nhưng dù sao
những điều sai sót trong đề tài là không thể tránh khỏi, kính mong các Thầy Cô
thông cảm và tận tình chỉ bảo cho em, mong nhận được trao đổi, đóng góp từ các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 4
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nội dung chính của đồ án là việc phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin nhằm
phục vụ cho công tác đào tạo tín chỉ của trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau đó xây
dựng một website phục vụ cho công tác đào tạo tín chỉ, và tích hợp thêm tiện ích SMS để
sinh viên có thể dễ dàng tra cứu điểm thi, đăng kí học tín chỉ. Ngoài ra với mong muốn tìm
hiểu về hệ điều hành Android, trong đồ án em có xây dựng thêm một chương trình nhỏ

nhằm giúp cho việc nhắn tin tra cứu trên điện thoại di động dễ dàng hơn, để người dùng
không cần biết nhiều đến cú pháp của “hệ thống thông tin” hổ trợ cho SMS mà vẩn có thể
tương tác được với hệ thống.
Trong nội dung báo cáo đồ án, đã chỉ ra những công việc cần làm, khái quát lý
thuyết về các công cụ sử dụng, xây dựng các chức năng cho hệ thống, triển khai cài đặt và
kiểm thử hệ thống đã xây dựng, đánh giá kết quả đã làm, nêu ra các hạn chế, cũng như đề
xuất hướng phát triển cho hệ thống.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 5
DANH MỤC HÌNH VẼ
Figure 1: Mô hình 3 lớp 16
Figure 2: Mô hình hệ thống thông tin di động GSM 19
Figure 3: Mô hình ứng dụng thư viện GSMComm 25
Figure 4: Quá trình biên dịch CLR trong .Net Framework 27
Figure 5: Các thành phần chính của hệ điều hành Android 29
Figure 6: Mô hình hệ thống triển khai 32
Figure 7: Các đối tượng tham gia hệ thống 32
Figure 8: Các chức năng chính của hệ thống 33
Figure 9: Các chức năng chính của đối tượng sinh viên 35
Figure 10: Các chức năng chính của cán bộ phòng đào tạo 37
Figure 11: Các chức năng chính của quản lý server SMS 39
Figure 12: Các quan hệ trong các bảng chính 40
Figure 13: Diagram sơ đồ thực thể liên kết 41
Figure 14: Lưu đồ đăng kí lớp học 51
Figure 15: Lưu đồ nhận và gửi tin nhắn trên server 52
Figure 16: Kiểm tra việc trả về tin nhắn xem điểm định kì 53
Figure 17: Kiểm tra để tự động trả điểm thi 53
Figure 18: Cấu trúc chung hệ thống 54
Figure 19: Trang chủ hệ thống 62
Figure 20: Trang chính khi sinh viên đăng nhập 63
Figure 21: Trang chính khi sinh viên xử lý đăng kí lớp học 63

Figure 22: Trang chính khi người quản lý đào tạo thêm lớp học 64
Figure 23: Trang chính khi người quản lý server khởi động cấu hình server 64
Figure 24: Theo dỏi nội dung trên server 65
Figure 25: Theo dỏi nội dung sms gửi trên điện thoại di động 66
Figure 26: Chương trình trên điện thoại 68
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 6
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Table 1: Các kí hiệu viết tắt hệ thống GSM 20
Table 2: Chức năng xem thông báo 35
Table 3: Chức năng xem điểm thi 36
Table 4: Chức năng đăng kí lớp học 36
Table 5: Quản lý thông tin cá nhân 36
Table 6: Tiện ích SMS 37
Table 7: Quản lý thông tin cá nhân của cán bộ phòng đào tạo 37
Table 8: Quản lý các thành viên 38
Table 9: Thêm thông báo 38
Table 10: Xem và sửa điểm thi cho sinh viên 38
Table 11: Thêm lớp học 39
Table 12: Quản lý và vận hành server SMS 40
Table 13: Bảng sinh viên 42
Table 14: Bảng lớp học 43
Table 15: Bảng khoa 43
Table 16: Bảng học phần 44
Table 17: Bảng học kì 44
Table 18: Bảng giờ học 44
Table 19: Bảng giáo viên 45
Table 20: Bảng điểm thi 45
Table 21: Bảng đăng kí học phần 46
Table 22: Bảng đăng kí lớp học 47

Table 23: Bảng thời gian đăng kí 47
Table 24: Bảng tin tức 48
Table 25: Bảng cấu hình COM 48
Table 26: Bảng SMSreceived 49
Table 27: Bảng SMSout 49
Table 28: Bảng SMSchecktraloidinhky 50
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 8
Table 29: Tudongtradiemthi 51
Table 30: Yêu cầu giao diện 57
Table 31: Yêu cầu chức năng 59
Table 32: Mô tả tình huống test trên điện thoại 60
Table 33: Kiểm thử tính đầy đủ của hệ thống 60
Table 34: Quản trị cơ sở dữ liệu 61
Table 35: Hiệu năng của hệ thống 61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SMS Short Message Service
GSM Global System for Mobile Communications
PDU Protocol Data Unit
CLR
Common Language Runtime
ASP
Active Server Page
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 9
MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2
LỜI CẢM ƠN 4
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5
DANH MỤC HÌNH VẼ 6
7
DANH MỤC CÁC BẢNG

8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
MỤC LỤC 10
MỞ ĐẦU 12
1. Mở đầu 12
2. Nhiệm vụ trong đề tài 13
3. Bố cục của đồ án tốt nghiệp 13
I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP 14
1. Mô tả bài toán 14
2. Các chức năng chính hệ thống cần có 14
2.1. Sử dụng giao diện web để thực hiện các chức năng 14
2.2. Khi người dùng sử dụng điện thoại di động 15
3. Các định hướng giải quyết vấn đề đặt ra 15
3.1. Về việc giải quyết vấn đề nhận và gửi tin nhắn thông qua server SMS 15
3.2. Việc xây dựng website 16
3.3. Mô hình thiết kế hệ thống cần trong suốt với người dùng 16
3.4. Hệ thống cần thỏa mản những tính năng cơ bản của hệ thống đào tạo tín
chỉ 18
4. Cơ sở lý thuyết 18
4.1. Lý thuyết tổng quan về mạng di động GSM và công nghệ SMS 18
4.2. Thư viện GSMComm 24
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 10
4.3. Ngôn ngữ lập trình ASP.NET 26
4.4. Ứng dụng trên di động với Android 28
II. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 31
1. Phân tích và thiết kế hệ thống 31
1.1. Khảo sát và phân tích hệ thống đào tạo tín chỉ của đại học Bách Khoa 31
1.2. Các đối tượng sử dụng hệ thống 32
1.3. Biểu đồ usecase 33
1.4. Miêu tả các chức năng chính của hệ thống 34

1.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu 40
1.6. Thiết kế các lưu đồ thuật giải của hệ thống 51
2. Cài đặt 54
2.1. Cấu trúc chung cài đặt hệ thống 54
2.2. Cài đặt hệ thống 55
3. Triển khai và thử nghiệm 56
3.1. Môi trường cài đặt 56
3.2. Kiểm thử hệ thống 57
3.3 Các kết quả đạt được 61
3.4. Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống 68
III. KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
[4] Ranjan.D, How To Send and Receive SMS using GSM Modem,
last visited May 2011 72
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 11
MỞ ĐẦU
1. Mở đầu
Điện thoại di động hiện nay trở nên rất phổ biến và thông dụng trên toàn thế
giới, con người đang đi vào một kỉ nguyên mới: công nghệ thông tin và truyền
thông trên di động. Đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của thiết bị di động về
phần cứng để tích hợp các chức năng ngày càng đa dạng như một chiếc máy vi tính
thu nhỏ, là có rất nhiều ứng dụng, tiện ích về phần mềm được khai thác trên đó.
SMS ( viết tắt của từ Short Message Service ) là một công nghệ cho phép gửi và
nhận tin nhắn giữa điện thoại di động. SMS đầu tiên xuất hiện tại châu Âu vào năm
1992 và là một thành phần cơ bản trong hệ thống chuẩn GSM ( Global System for
Mobile Communications ). Với đặc tính SMS nhắn tin văn bản hỗ trợ ngôn ngữ
quốc tế. Nó hoạt động tốt với tất cả các ngôn ngữ hỗ trợ Unicode, kể cả tiếng Ả
Rập, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc… Ngoài văn bản, tin nhắn SMS cũng có
thể mang dữ liệu nhị phân. Có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh, logo, hình nền, hình
động, thẻ kinh doanh (ví dụ như vCards) và WAP cấu hình cho một điện thoại di

động bằng tin nhắn SMS. Với lợi thế rất lớn là SMS được tích hợp 100% trên các
thiết bị di động của mạng GSM nên rất dễ dàng để cho các nhà lập trình khai thác
các ứng dụng trên di động thông qua SMS.
Với mong muốn tìm hiểu SMS và phát triển ứng dụng vào hệ thống thông tin
sinh viên đào tạo tín chỉ, ngoài ra với mục đích tìm hiểu thêm về lập trình trên hệ
điều hành Android, một trong những hệ điều hành phát triển nhanh nhất hiện nay
dành cho thiết bị di động, em đã chọn đề tài: “Ứng dụng tiện ích SMS vào hệ
thống thông tin đào tạo tín chỉ”. Mục đích của hệ thống nhằm phát triển, tích hợp
thêm module SMS trong hệ thống thông tin tín chỉ để hổ trợ tốt hơn trong công tác
quản lý đào tạo tín chỉ, giúp sinh viên tương tác với hệ thống đào tạo tín chỉ đơn
giản, thuận tiện, nhanh chóng, và phát triển một ứng dụng nhỏ trên điện thoại hổ
trợ Android để giúp cho nhắn tin đến hệ thống của người dùng điện thoại. Phạm vi
của đồ án là hướng đến sinh viên học tín chỉ của đại học Bách Khoa Hà Nội, trọng
tâm phát triển là dịch vụ SMS nhằm phục vụ cho việc tra cứu điểm thi, đăng kí lớp
học tín chỉ (vấn đề này sinh viên rất khó khăn khi đến kì đăng kí, vì khi đăng kí qua
mạng với một số lương lớn sinh viên, rất dể xảy ra nghẽn mạng, hoặc sinh viên phải
chờ đợi rất lâu mới đăng kí được ), ngoài ra còn mở rộng thêm cho phụ huynh để có
thể theo dỏi được tình hình học tập của con em mình thông qua tin nhắn SMS, gửi
các thông báo đến sinh viên, thông qua SMS sinh viên có thể tiếp cận với hệ thống
thông tin đào tạo tín chỉ một cách đơn giản và thuận tiện hơn.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 12
2. Nhiệm vụ trong đề tài
Trọng tâm của đề tài là xây dựng ứng dụng, các tiện ích trên điện thoại với SMS
là môi trường giao tiếp với hệ thống thông tin. Bởi vì không thể tiếp cận với hệ
thống quản lý đào tạo đại học của nhà trường, nên em đã tự xây dựng cho mình một
hệ thống giả, thông qua việc phân tích những yêu cầu và các ràng buộc trong việc
học tín chỉ, sau đó tích hợp tiện các tiện ích SMS vào. Để giải quyết được những
vấn đề này, những việc chính em cần làm những việc sau:
• Tìm hiểu công nghệ SMS, mô hình SMS trong hệ thống chuẩn GSM.
• Tìm hiểu các ứng dụng tiện ích được khai thác của công nghệ SMS.

• Tìm hiểu công nghệ ASP.Net để xây dựng giao diện website, và thư viện
GSM Communication Library (GSMComm) để hổ trợ kết nối thiết bị
Modem GSM qua cổng COM của máy tính.
• Tìm hiểu hệ điều hành Android, kĩ thuật lập trình ứng dụng trên hệ điều hành
Android.
• Xây dựng hệ thống thông tin sinh viên đào tạo tín chỉ áp dụng cho trường đại
học Bách Khoa dùng công nghệ ASP.Net xây dựng giao diện web giúp cho
việc quản lý thông tin sinh viên, quản lý tiện ích SMS trên hệ thống.
• Tích hợp công nghệ SMS trong hệ thống thông tin nhằm giúp sinh viên tra
cứu thông tin về điểm thi, đăng kí học tập tín chỉ.
• Xây dựng một ứng dụng trên hệ điều hành Android, giúp cho việc nhắn tin
đến tổng đài của hệ thống dễ dàng hơn.
3. Bố cục của đồ án tốt nghiệp
Bố cục đồ án được chia làm 4 phần chính, phần mở đầu nhằm giới thiệu khái
quát về lý do vì sao chọn đề tài, nêu ra những nội dung cơ bản trong đề tài, tổng
quan bố cục của đề tài. Phần 1 là đặt vấn đề và định hướng giải pháp, nhằm nêu ra
các vấn đề cần giải quyết trong đồ án, từ đó đưa ra định hướng, những công cụ,
công nghệ cần học để phục vụ cho việc làm đồ án. Phần 2 là các kết quả đạt được
trong đồ án, bao gồm chi tiết về việc phân tích, cài đặt, kiểm thử, đánh giá ưu nhược
điểm của hệ thống đã xây dựng. Phần cuối là kết luận, khái quát lại công việc đã
làm được trong đồ án, trình bày những hạn chế, và phương hướng giải quyết trong
tương lai.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 13
I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP
1. Mô tả bài toán
Bài toán đặt ra là: Xây dựng một hệ thống trên nền web ASP.net nhằm phục
vụ mục đích sinh viên hệ đào tạo tín chỉ của trường Bách Khoa Hà Nội có thể truy
nhập vào website để xem thông tin về đào tạo, các tiện ích như đăng kí học tập, xem
điểm thi, xem thông tin về cách sử dụng điện thoại để nhắn tin SMS. Sau đó sinh
viên có thể dùng điện thoại di động để tương tác với hệ thống thông qua SMS nhằm

mục đích xem điểm thi, đăng kí học tập, xem các thông báo… thông qua SMS.
Người quản trị web có thể quản lý toàn bộ nội dung website của mình: như việc
kiểm soát thông tin trên website, quản lý quyền truy nhập, cấu hình, vận hành, theo
dỏi hệ thống SMS đã được tích hợp vào website.
2. Các chức năng chính hệ thống cần có
2.1. Sử dụng giao diện web để thực hiện các chức năng
Khi người dùng vào giao diện website, họ có thể thực hiện các chức năng:
A. Với người dùng thông thường
• Xem các tin tức thông báo trên website.
• Xem điểm thi theo lớp học.
• Đăng nhập vào hệ thống.
• Xem, thay đổi thông tin bản thân, xem điểm thi, và đăng kí học tín
chỉ.
B. Với người quản trị website
• Quản lý nội dung toàn website, như đưa ra các thông báo, quản lý
điểm thi, quản lý lớp học.
• Quản lý quyền truy nhập, phân quyền truy nhập cho các thành viên.
• Quản lý server SMS được tích hợp trong hệ thống như: khởi động và
tắt server, theo dỏi tình trạng tin nhắn SMS đến và đi, đưa ra các
thông tin thông báo qua tin nhắn SMS.
C. Với server SMS
Hên thống được tích hợp server SMS, nó hoạt động dựa trên nền web để:
• Thực hiện tự động nhận và gửi tin nhắn tới điện thoại, thông qua việc
phân tích các cú pháp mà người dùng điện thoại di động gửi đến.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 14
2.2. Khi người dùng sử dụng điện thoại di động
Với người dùng sử dụng điện thoại di động, họ có thể: Nhắn tin theo các cú pháp
được hổ trợ của hệ thống, để:
• Xem các cú pháp tin nhắn mà hệ thống đang hổ trợ.
• Xem các lớp học mình có thể đăng kí được trong học kì.

• Đăng kí lớp học.
• Hủy đăng kí lớp học.
• Xem điểm thi theo mã lớp học, nếu chưa có điểm thi thì hệ thống sẻ tự động
lưu lại để ngay khi có điểm thi hệ thống sẻ gửi cho người dùng.
• Xem điểm thi của toàn học kì.
• Đăng kí xem điểm thi tự động của toàn kì.
• Hủy đăng kí xem điểm thi tự động.
Ngoài ra người dùng điện thoại di động củng có thể nhận được các tin nhắn thông
báo từ người quản trị hệ thống qua server SMS.
Việc nhắn tin từ điện thoại có thể thực hiện bằng 2 cách:
• Dùng chương trình soạn tin nhắn bình thường, lúc đó người dùng phải lấy
các cú pháp mà hệ thống đã định dạng sẳn để gửi tin.
• Dùng chương trình gửi tin nhắn mà người dùng có thể doawnload từ website
của hệ thống: đây là chương trình chạy trên điện thoại hổ trợ hệ điều hành
Android, đã được lập trình ra để có thể thực hiện các thao tác nhắn tin, mà
không cần phải ghi nhớ các cú pháp, chỉ cần là, làm theo các hướng dẫn của
chương trình.
3. Các định hướng giải quyết vấn đề đặt ra
3.1. Về việc giải quyết vấn đề nhận và gửi tin nhắn thông qua server SMS
Phạm vi của đồ án là tự xây dựng một server SMS thông qua việc kết nối
thiết bị các thiết bị GSM modem (những thiết bị có khả năng hổ trợ nhận và chuyển
thông tin từ các mạng di động và nó, ví dụ: Điện thoại, USB 3G,…) vào cổng COM
của máy tính, xem máy tính như là một server của tổng đài tin nhắn. Việc thứ hai là
sau khi lựa chọn thiết bị, cần có bộ thư viện giúp cho việc máy tính và thiết bị có
khả năng kết nối được với nhau, lấy được thông tin các tin nhắn mà thiết bị GSM
modem kết nối với máy tính, xử lý và trả về thông tin qua thiết bị GSM modem.
Từ việc định hướng như vậy, bản thân em đã lựa chọn thiết bị USB3G –
Huawei E156G để làm modem kết nối với máy tính, còn thư việc giúp cho việc lập
trình đọc và chuyển tin nhắn qua modem là GSM Communication Library
(GSMComm), đây là bộ thư viện miển phí, người dùng có thể dùng nó để phát triển

các ứng dụng cho riêng mình.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 15
3.2. Việc xây dựng website
Ngôn ngữ được lựa chọn để xây dựng trang web là ASP.net bởi vì ASP.net
hổ trợ rất nhiều tool control (công cụ điều khiển) trong việc phát triển web, cho nên
việc phát triển web sẻ nhanh hơn. Thứ hai là thư việc GSMComm chỉ hổ trợ lập
trình phát triển bằng các công cụ của Microsoft.
Xây dựng website nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo tín chỉ, đối
tượng là các sinh viên và cán bộ phòng đào tạo, do đó phải bám sát mô hình đào tạo
tín chỉ tại trường đại học Bách Khoa, để từ đó có thể nắm rỏ mô hình đào tạo tín
chỉ, các quy tắc, ràng buộc trong đào tạo tín chỉ…
3.3. Mô hình thiết kế hệ thống cần trong suốt với người dùng
Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng
như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, thường hay nhóm các thành phần có cùng
chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không
bị chồng chéo và ảnh hưởng tới các công việc khác. Do đó xuất hiện thuật ngữ kiến
trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô
hình 3 lớp là phổ biến nhất. 3 lớp này là Presentation, Business Logic, và Data
Access
Figure 1: Mô hình 3 lớp
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 16
Presentation Layer
Nhiệm vụ chính của tầng này là dịch các công việc và kết quả sao cho người
dùng có thể hiểu đc. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung
cấp.
Trong lớp này có 2 thành phần chính :
– UI Components: là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị
thông tin cho người dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có
thể là các TextBox, các Button, DataGrid…
– UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui

trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý
các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các
bước trong một Wizard…
Business Logic Layer
Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do
lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này
cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực
hiện công việc của mình (ví dụ như sử dụng dịch vụ của các cổng thanh tóan trực
tuyến như VeriSign, Paypal…).
Trong lớp này có các thành phần chính :
• Service Interface là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp
Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông
qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này
được hiện thực như thế nào.
• Business Entities :là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà
hệ thống xử lý. Các business entities này cũng được dùng để trao đổi
thông tin giữa lớp Presentation và lớp Data Access.
• Business Components: là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ
mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc
logic(constraints), các qui tắc nghiệp vụ(business rules), sử dụng các dịch
vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng.
Data Access Layer
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 17
Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu
của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ
liệu như SQL Server, Oracle,… để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong lớp này có các thành phần chính :
• Data Access Logic components (DALC): là thành phần chính chịu trách
nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu – Data
Sources như RDMBS, XML, File systems…. Trong .NET Các DALC

này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để
giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping
Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành
dữ liệu lưu trữ trong CSDL. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thư viện O/R
Mapping này trong một bài viết khác.
• Service Agents: là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ
bên ngòai một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại.
3.4. Hệ thống cần thỏa mản những tính năng cơ bản của hệ thống đào tạo
tín chỉ
Là một hệ thống thông tin, phục vụ cho công tác đào tạo tín chỉ, do đó việc
thiết kế cần thỏa mản: Hệ thống phục vụ được các chức năng đã nêu ở mục II.2 và
ngoài ra còn phải thảo mản các ràng buộc các quy định về đào tạo tín chỉ như: Việc
đăng kí lớp học phải có số lượng học phần nhất định, nằm trong thời gian nhất định,
hay là các học phần bắt buộc phải học trước….
4. Cơ sở lý thuyết
4.1. Lý thuyết tổng quan về mạng di động GSM và công nghệ SMS
4.1.1. Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM
a. Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile
Communications, viết tắt GSM) là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di
động. Dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 5 tỷ người trên 212 quốc gia và vùng
lãnh thổ. (theo wikipedia)
GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới.
Khả năng phủ sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên
thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên
thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất
lượng cuộc gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ thế hệ thứ hai (second
generation, 2G). GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3rd
Generation Partnership Project (3GPP).
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 18
Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng

cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều
hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép
nhà điều hành mạng có thể kết hợp chuyển vùng với nhau do vậy mà người sử dụng
có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới.
b. Mô hình hệ thống thông tin di động GSM
Figure 2: Mô hình hệ thống thông tin di động GSM
Các ký hiệu:
Kí hiệu Định nghĩa Kí hiệu Định nghĩa
OSS Phân hệ khai thác và hỗ trợ BTS Trạm vô tuyến gốc
AUC Trung tâm nhận thực MS Trạm di động
HLR Bộ ghi định vị thường trú ISDN Mạng số liên kết đa dịch vụ
MSC Tổng đài di động PSTN
(Public
Switched
Mạng chuyển mạch điện
thoại công cộng
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 19
Telephone
Network)
BSS Phân hệ trạm gốc PSPDN Mạng chuyển mạch gói
công cộng
BSC Bộ điều khiển trạm gốc CSPDN
(Circuit
Switched
Public
Data
Network)
Mạng số liệu chuyển mạch
kênh công cộng
OMC Trung tâm khai thác và bảo

dưỡng
PLMN Mạng di động mặt đất công
cộng.
SS Phân hệ chuyển mạch EIR Thanh ghi nhận dạng thiết bị
VLR Bộ ghi định vị tạm trú
Table 1: Các kí hiệu viết tắt hệ thống GSM
c. Quá trình gửi và nhận tin nhắn trong mạng GSM
Gửi tin nhắn
1. Thiết bị di động kết nối vào mạng. Nếu kết nối đang có sẵn, quá trình này
được bỏ qua.
2. Sau khi hoàn tất thành công quá trình xác thực, nội dung thông điệp sẽ
được chuyển đến Trung Tâm Dịch Vụ Tin Nhắn (SMS-C – Short Message
Service Center).
Nhận tin nhắn:
1. Người dùng gửi tin nhắn đến SMS-C.
2. SMS-C gửi tin nhắn đến SMS-GMSC.
3. SMS-GMSC truy vấn HLR về thông tin định tuyến.
4. HLR đáp ứng truy vấn.
5. SMS-GMSC chuyển thông điệp lại cho MSC/VLR chỉ định.
6. Tiến hành nhắn tin tìm kiếm và kết nối thiết bị vào mạng.
7. Nếu xác thực thành công, MSC/VLR sẽ phát tin nhắn đến thiết bị.
8. Nếu truyền nhận tin nhắn thành công, MSC/VLR sẽ gửi báo cáo về SMS-
C; ngược lại MSC/VLR sẽ thông báo cho HLR và gửi báo cáo lỗi về SMS
4.1.2. Tổng quan về công nghệ SMS
SMS là sự viết tắt của cụm từ Short Message Service tạm dịch là dịch vụ tin
nhắn ngắn. Là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng text ngắn
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 20
(không quá 160 ký tự trên một tin nhắn). Giao thức này có trên hầu hết các điện
thoại di động.
SMS là công nghệ mà nó cho phép gửi và nhận những thông điệp giữa

những chiếc điện thoại di động. SMS lần đầu tiên xuất hiện năm 1992, nó được sử
dụng trên hệ thống mạng GSM đây là chuẩn duy nhất vào thời điểm khởi đầu. Sau
đó nó được sử dụng cho các công nghệ mạng không dây khác như CDMA và
TDMA. Đúng như ý nghĩa cái tên của nó "dịch vụ tin nhắn ngắn" dữ liệu mà nó có
thể mang trong mỗi tin nhắn SMS vô cùng giới hạn. Một tin nhắn SMS chỉ có thể
bao gồm nhiều nhất là 140 byte (tương đương với 1120 bit) dữ liệu vì vậy một tin
nhắn chỉ có thể bao gồm các dạng sau:
• 160 ký tự nếu 7 bít ký tự mã hóa được dùng. 7 bít ký tự mã thích hợp
cho việc mã hóa các ký tự Latin như bảng chữ cái alphabe của tiếng
Anh.
• 70 ký tự nếu như 16 bit ký tự Unicode UCS2 mã hóa được dùng. Lúc
này các ký tự trong tin nhắn văn bản SMS là những ký tự không thuộc
hệ ký tự Latin như ký tự chữ Trung Quốc, phải sử dụng 16 bít ký tự
để mã hóa.
Ngoài định dạng văn bản, hệ thống tin nhắn SMS còn có thể mang được cả
dữ liệu nhị phân. Nó có thế gửi nhạc chuông, hình ảnh, logo mạng, hình nền, ảnh
động, business cards (ví dụ như VCards). Một lợi điểm chính của SMS là được hổ
trợ 100% đối với các điện thoại di động GSM. Không giống như SMS, các công
nghệ di động khác như WAP và Java thì không hỗ trợ hỗ trợ trên nhiều dòng điện
thoại đời cũ.
Một đặc tính nổi bật của SMS đó chính là sự báo nhận. Tức là nếu một máy
di động gửi tin và có yêu cầu báo cáo tình trạng sau khi gửi tin nhắn. Trung tâm lưu
trữ SMS sau khi gửi SMS đến máy đích và khi máy đích nhận được trung tâm sẽ
phản hồi cho máy di động gửi tin một bản tin nhỏ gọi là bản tin xác nhận. Việc này
giúp cho người gửi có thể biết được là bản tin SMS của mình đã được nhận hay
chưa.
Ưu điểm và khuyết điểm
a. Ưu điểm:
• SMS có thể gửi và đọc bất cứ lúc nào
• SMS có thể gửi khi máy nhận tắt: Không giống như một cuộc gọi ta có

thể gửi một tin nhắn SMS đến người bạn của mình cho dù khi người bạn
đó không bật máy hoặc đang ở một nơi nào đó không có tín hiệu. Hệ
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 21
thống SMS của mạng di động sẽ lưu tin nhắn SMS đó lại và sẽ gửi đi sau
đó khi máy của người bạn đó có tín hiệu trở lại.
• SMS ít làm mất tập trung khi đang làm việc
• SMS được hỗ trợ 100% đối với thiết bị di động GSM: Tin nhắn SMS là
một công nghệ rất mạnh. Tất các thiết bị di động GSM đều hổ trợ chúng
b. Khuyết điểm:
Một điểm yếu của công nghệ SMS là một tin nhắn SMS chỉ có thể mang
theo một khối lượng dữ liệu rất hạn chế. Để khắc phục vấn đề trên một cách giải
quyết được đưa ra là nối các SMS lại với nhau (và nó được hiểu là một SMS
dài).Một tin nhắn văn bản được nối lại có thể chứa hơn 160 ký tự Tiếng Anh.
Công việc nối các SMS lại theo cách sau: Bên phía điện thoại gửi tin nhắn sẽ
chia một tin nhắn dài vào trong những phần nhỏ hơn và gửi từng phần của chúng đi
như một tin nhắn SMS riêng biệt. Khi các tin nhắn SMS này đến được đích bên phía
điện thoại nhận sẽ kết hợp chúng lại thành một tin nhắn dài.
Công việc chia tin nhắn dài thành các tin nhắn nhỏ sẽ được tính như sau:
160 ký tự đầu tiên sẽ chiếm 1 tin nhắn riêng, tin nhắn thứ 2 chỉ có 145 ký tự, tin
nhắn thứ 3 có 152 ký tự và những phần tin về sau sẽ là 152 ký tự mỗi tin.
4.1.3. Ứng dụng của SMS trong các dịch vụ
Người ta có thể sử dụng thiết bị có chức năng GSM Modem để phát triển các ứng
dụng SMS như:
Gửi, nhận thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.
• Nhắn tin tra cứu thông tin.
• Hoạt động sản xuất (tự động hóa sản xuất).
• Nhắn tin email: Gửi email đến di động, và ngược lại (gửi tin từ di động vào
địa chỉ email)
• Báo có email: Gửi tin nhắn SMS đến di động của bạn thông báo có 1 email.
• Gởi tin SMS cho các hoạt động dịch vụ khách hàng:

• Tin nhắn SMS 2 chiều cho việc giám sát từ xa, như thang máy, tòa nhà, bảo
mật.
• Tin nhắn SMS cho các ứng dụng thương mại điện tử, quy trình công việc.
• Nhắn tin rộng rãi cho khách hàng cho các chương trình marketing.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 22
• Truy cập thông tin qua di động: kiểm tra giá, tồn kho, kiểm tra doanh số,
kiểm tra điểm thi, điểm học
4.1.4. Tổng quan về tập lệnh AT
AT Command là tập lệnh dùng để điều khiển một modem mà hổ trợ tập lệnh
này. AT là viết tắt của Attention, mổi dòng lệnh đều bắt đầu với “AT” hoặc “at”.
Rất nhiều trong số các lệnh được sử dụng đối với modem có dây, như: ATD (quay
số), ATA (trả lời), ATH (bỏ máy) … cũng được hỗ trợ bởi GSM/GPRS modem và
điện thoại di động. Bên cạnh tập các lệnh AT thông thường, Các Modem
GSM/GPRS và điện thoại di động hỗ trợ một tập lệnh AT riêng để hổ trợ cho mạng
GSM, như: AT + CMGS (Gửi tin nhắn SMS), AT + CMSS (Gửi tin nhắn SMS từ
bộ nhớ), AT + CMGL (Danh sách các tin nhắn SMS) và AT + CMGR (Đọc tin
nhắn SMS).
Lưu ý rằng bắt đầu từ "AT" là tiền tố đó thông báo cho modem về khởi đầu
của một dòng lệnh. Nó không phải là một phần của tên lệnh AT. Ví dụ, D là tên
thực tế lệnh AT trong ATD và + CMGS là tên thực tế lệnh AT trong AT + CMGS.
Tuy nhiên, một số sách và các trang web sử dụng chúng thay thế cho nhau như tên
gọi của một lệnh AT.
Đây là một số chức năng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các lệnh AT với
một GPRS/GSM modem hoặc điện thoại di động:
• Nhận thông tin cơ bản về điện thoại di động hoặc / GPRS modem GSM. Ví
dụ, tên của nhà sản xuất (AT + CGMI), mô hình số (AT + CGMM), số IMEI
(International Mobile Equipment Identity) (AT + CGSN) và phiên bản phần
mềm (AT + CGMR).
• Nhận thông tin cơ bản về thuê bao. Ví dụ, MSISDN (AT + CNUM) và số
IMSI (International Mobile Subscriber Identity) (AT + CIMI).

• Nhận được tình trạng hiện tại của điện thoại di động hoặc / GPRS modem
GSM. Ví dụ, hoạt động tình trạng điện thoại di động (AT + CPAS), mạng di
động đăng ký hộ (AT + CREG), cường độ tín hiệu radio (AT + CSQ), mức
độ sạc pin và pin sạc tình trạng (AT + CBC).
• Thiết lập kết nối dữ liệu hoặc bằng giọng nói kết nối với một modem từ xa
(ATD, ATA, vv).
• Gửi và nhận fax (ATD, ATA, AT + F *).
• Gửi (AT + CMGS, AT + CMSS), đọc (AT + CMGR, AT + CMGL), viết
(AT + CMGW) hoặc xóa (AT + CMGD) và có được tin nhắn SMS thông
báo vừa được nhận được tin nhắn SMS (AT + CNMI) .
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 23
• Đọc (AT + CPBR), viết (AT + CPBW) hoặc tìm kiếm (AT + CPBF) mục
danh bạ.
• Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến an ninh, chẳng hạn như mở hoặc đóng
khóa cơ sở (AT + CLCK), kiểm tra xem một cơ sở đã bị khoá (AT + CLCK)
và thay đổi mật khẩu (AT + CPWD).(Cơ sở khóa ví dụ: SIM khóa [một mật
khẩu phải được giao cho các thẻ SIM mỗi khi điện thoại di động được bật]
và-SIM khóa PH [một thẻ SIM nhất định là liên kết với các điện thoại di
động. Để sử dụng thẻ SIM khác với điện thoại di động, mật khẩu phải được
nhập.])
• Kiểm soát trình bày của các mã kết quả / thông báo lỗi của lệnh AT. Ví dụ,
bạn có thể kiểm soát cho dù để cho phép một số thông báo lỗi (AT + CMEE)
và cho dù các thông báo lỗi sẽ được hiển thị ở định dạng số hay định dạng
verbose (AT + CMEE = 1 hoặc AT + CMEE = 2).
• Nhận hoặc thay đổi cấu hình của điện thoại di động hoặc / GPRS modem
GSM. Ví dụ, thay đổi mạng GSM (AT + cảnh sát), loại hình dịch vụ không
ghi tên (AT + CBST), liên kết các thông số giao thức radio (AT + CRLP),
địa chỉ trung tâm SMS (AT + CSCA) và lưu trữ tin nhắn SMS (AT +
CPM) .
• Lưu và khôi phục lại các cấu hình của điện thoại di động hoặc / GPRS

modem GSM. Ví dụ, tiết kiệm (AT + CSAS) và khôi phục lại (AT + CRES)
thiết lập liên quan đến tin nhắn SMS như địa chỉ trung tâm tin nhắn SMS.
Lưu ý rằng các nhà sản xuất điện thoại di động thường không thực hiện tất cả
các lệnh AT, các thông số lệnh và giá trị tham số trong điện thoại di động của họ.
Ngoài ra, GSM / GPRS modem được thiết kế cho các ứng dụng không dây có hỗ trợ
tốt hơn của lệnh AT hơn so với điện thoại di động thông thường.
Việc nhắc đến tổng quan về AT commands ở trên nhằm mục đích chỉ rỏ
chúng ta có thể sử gửi tin nhắn từ một thiết bị GSM modem kết nối với máy tính
thông qua cổng COM và chương trình Hyperterminal mà Windown hổ trợ. Ngoài
ra có bộ thư viện GSMComm giới thiệu ở phần sau đây củng sử dụng trên nền tảng
tập lệnh AT, sử dụng cho các modem mà hổ trợ tập lệnh AT nhằm giúp chúng ta
phát triển ứng dụng dễ dàng hơn thông qua ngôn ngữ C#.
4.2. Thư viện GSMComm
GSMComm là một thư viện nguồn mở viết hổ trợ cho C#, mục đích là giúp
cho việc lập trình kết nối các thiết bị SMS modem như điện thoại di động, USB3G
qua cổng COM của máy tính, để từ đó người phát triển hệ thống có thể dùng thư
viện để phát triển ứng dụng SMS.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 24
Figure 3: Mô hình ứng dụng thư viện GSMComm
Các đặc tính chính của thư viện GSMComm là:
• Giúp cho việc quản lý tin nhắn SMS: như đọc, xóa, gửi tin, lưu trử tin, và
xem tình trạng bộ nhớ, xem và cài đặt SMSC (SMS-center).
• Quản lý thiết bị kết nối vào: Thông tin cơ bản, thiết lập cấu hình mặc định,
xem mã PIN.
• Kiểm tra xem tình trạng modem có kết nối hay không với máy tính.
• Hổ trợ nhiều dạng SMS: như là tin nhắn nhấp nháy (flash message) hoặc là
tin nhắn văn bản thông thường (7bit) hoặc là tin nhắn Unicode (16bit), tin
nhắn hình dạng bibmap, logo, thiết lập tin nhắn lớn hơn 160 kí tự để gửi
cùng một lúc.
• Xem trạng thái các mạng có thể kết nối được.

Các thành phần cơ bản của GSMComm:
• PDU Converter (in PDUConverter.dll)
• GSM Communication (in GSMCommunication.dll)
• GSMCommShared (in GSMCommShared.dll)
• GSMCommServer (in GSMCommServer.dll)
Sau đây xin giới thiệu 2 thành phần chính mà được sử dụng trong đồ án:
a. PDU Converter
Chịu trách nhiệm cho việc tạo ra tin nhắn và giải mã tin nhắn. Các lớp cơ bản
bao gồm: SmsSubmitPdu, SmsDeliverPdu, SmsStatusReportPdu đại diện cho phần
đa các kiểu tin nhắn thông dụng hiện nay. SmsSubmitPdu cho việc gửi tin nhắn ra,
SmsDeliverPdu cho việc xử lý nhận tin nhắn về và SmsStatusReportPdu cho việc
xem tình trạng tin nhắn như thế nào. Đặc biệt việc tạo lớp
GsmComm.PduConverter.SmartMessaging nhằm giúp cho chúng ta dể dàng thiết
Sinh viên thực hiện: Vũ Đình Phú – 20062391 Khóa K51 Lớp CNPM Page 25

×