Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

thiết kế máy rửa nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.46 KB, 83 trang )


LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành PGS-TS Nguyễn Thanh Nam người Thầy đã hướng
dẫn em thực hiện luận văn này. Thầy đã dành cho em sự giúp đỡ nhiệt tình
trong suốt thời gian làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô là Chủ tòch, Phản biện, Ủy
viên, Hội đồng bảo vệ đã bỏ nhiều thời gian q báu để đọc, phân tích, tham
gia Hội đồng chấm luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Cơ Khí – Trường Đại Học
Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bò cho em những kiến thức cơ sở
chuyên ngành để em hoàn thành luận văn này.
Thực hiện luận văn này em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
anh chò cùng Khoa và các bạn cùng lớp.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ và kính chúc quý Thầy
Cô, các anh chò và các bạn được nhiều sức khỏe, thành công trong giảng dạy
và công tác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2007
Sinh viên



Lương Văn Lượng



LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp chế biến là một khâu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nó góp phần điều hòa thực phẩm giữa các vùng, hạn chế sự khan hiếm thực


phẩm khi giáp hạt và thừa ứa khi rộ vụ, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên liệu
thực phẩm, thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp phát triển. Yêu cầu hàng năm của
ngành công nghiệp chế biến về các trang thiết bò cũng đa dạng phong phú.
Để thực hiện các yêu cầu đó. Đứng trước nền công nghiệp chế biến và
ngành chế tạo máy chế biến. Trong những năm gần đây, các trường đại học và
cao đẳng đã đào tạo ra những đội ngũ kỹ sư thiết kế để đáp ứng những đòi hỏi về
nhiều mặt của ngành công nghiệp và chế tạo máy chế biến.
Sau quá trình học tập tại Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh và
trong phạm vi khả năng cho phép. Bản thân em dưới sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Thanh Nam đã nghiên cứu và thực hiện đề tài thiết kế “Máy rửa nông
sản”. Với khuôn khổ một luận án tốt nghiệp em đã thực hiện được một số yêu
cầu sau:
- Tìm hiểu và phân loại một số nông sản nhiệt đới.
- Tìm hiểu các phương pháp rửa sản phẩm nông nghiệp.
- p dụng phương pháp rửa bằng dòng nước chuyển động.
- Thiết kế máy rửa để vận dụng phương pháp trên.
Với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Thanh Nam, các thầy cô khác trong bộ
môn và các bạn cùng Khoa Cơ khí em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên không khỏi mắc phải những sai lầm mặc
dù đã có nhiều cố gắng.
Rất mong được sự hướng dẫn đóng góp ý kiến của các Thầy Cô va øcác bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2007
Sinh viên



Lương Văn Lượng









MỤC LỤC

* Lời nói đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÔNG SẢN, QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
1.1- Tổng quan về nông sản Trang 1
1.2- Giới thiệu các loại nông sản nhiệt đới 2
1.3- Quá trình cơ bản trong sản xuất chế biến 3
1.4- Các phương pháp rửa trong công nghệ chế biến 6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MÁY RỬA NÔNG SẢN
2.1- Mục đích và phạm vi ứng dụng Trang 13
2.2- Các bộ phận máy cần tính toán thiết kế 14
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN MÁY BƠM NƯỚC VÀ MÁY NÉN KHÍ
3.1- Giới thiệu chung về máy bơm Trang 15
3.2- Tính toán công suất máy bơm 18
3.3- Công suất thực tế của máy bơm 22
3.4- Tổn thất đường ống máy bơm 28
3.5- Tính toán công suất máy nén khí 40
3.6- Công suất thực tế của máy nén khí 48
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH MÁY RỬA ĐA NĂNG
4.1- Bể rửa nguyên liệu Trang 52
4.2- Bể chứa nước tái sử dụng 54
4.3- Cụm tang quay 55
4.4- Sườn máy 64

4.5- Động cơ 68
4.6- Hệ thống điện 69
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KHIỂN, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN
5.1- Điều khiển Trang 71
5.2- Sử dụng 71
5.3- Bảo quản 71
* Đánh giá - Kết luận
* Tài liệu tham khảo
* * *



































2.1- Khái niệm chung 04
2.2- Các phương pháp xử lý bụi 04
2.3- Nguyên lý làm việc của hệ thống 07
2.3.1- Chụp hút – Đường ống hút 07
2.3.1- Quạt hút 08
2.3.3- Thiết bò thu gom quán tính 10

CHƯƠNG III : TÍNH TOÁN KHÍ ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG HÚT BỤI
3.1- Tính lưu lượng cần thiết tại mỗi miệng hút 12
3.1.1- Chụp hút máy mài đứng và ngang 12
3.2- Tính toán thiết diện ngang đường ống 13
3.2.1- Tính toán thiết diện ngang đường ống 13
3.2.2- Tính toán và đường kính toàn bộ hệ thống 14
3.2.3- Tính toán cột áp 16

CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA HỆ THỐNG
HÚT BỤI

4.1- Chọn thiết bò 19
4.1.1- Thiết kế quạt 19

CHƯƠNG V : CÁC HỆ THỐNG PHỤ TR VẬN HÀNH
Tính guồng động 21
Thiết kế vỏ 22
Thiết kế trục quạt 24
Thiết kế xyclon 25







2.3- Nguyên lý làm việc của hệ thống 05
2.3.1- Chụp hút – Đường ống hút 05
2.3.2- Quạt hút 06
2.3.3- Thiết bò thu gom quán tính 07




III/- Thiết kế quạt 14
IV/- Tính guồng động 15
V/- Thiết kế võ 16
VI/- Thiết kế xyclon 17

CHƯƠNG C : VẬN HÀNH – BẢO TRÌ – BẢO DƯỢNG


* Tài liệu tham khảo

MỤC LỤC
Trang

* Lời cảm ơnï
* Lời giới thiệu

CHƯƠNG A : TỔNG QUAN
I/-Phân tích đối tượng 03
II/- Các phương án thu hồi bụi 03
1- Lắng bụi theo phương pháp lọc bụi 04
2- Lọc bụi bằng điện 04
3- Lọc bụi qua túi màng vải 04
4- Lọc bụi theo phương pháp ly tâm 05
III/- Chọn nguyên lý thích hợp 06

CHƯƠNG B : THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I/-Nguyên lý làm việc hệ thống 08
1- Chụp hút – Đường ống hút 08
2- Quạt gió 08
II/- Tính toán đường ống dẫn 09
III/- Thiết kế quạt 14
IV/- Tính guồng động 15
V/- Thiết kế võ 16
VI/- Thiết kế xyclon 17

CHƯƠNG C : VẬN HÀNH – BẢO TRÌ – BẢO DƯỢNG

* Tài liệu tham khảo


Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 1



CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NÔNG SẢN, QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

1.1. Tổng quan về nông sản:
Nước ta là nước nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, bốn mùa luôn có sản phẩm thu
hoạch, đòi hỏi phải bảo quản chế biến để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng năng suất có ý nghóa rất to lớn. Nhiệm vụ
của sản xuất không chỉ hoàn thành về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo các chỉ
tiêu về chất lượng. Chất lượng nông sản phẩm tốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng và
giảm bớt sự chi phí sản xuất, hạ thấp mức thiệt hại có thể xảy ra. Việc đảm bảo
những loại nông sản phẩm tốt để sản xuất ra nhiều hàng hóa xuất khẩu tăng thu
nhập quốc dân nâng cao đời sống nhân dân.
Trong quá trình sản xuất, chất lượng nông sản thực phẩm chòu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố môi trường, điều kiện kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái, vận chuyển. Trong
quá trình sơ chế nông sản phẩm lại chòu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường mà
biến đổi chất lượng gây nên những tổn thất ảnh hưởng không ít đến thu nhập kinh
tế quốc dân. Muốn có một sản phẩm tốt để cung cấp cho nền công nghiệp chế biến
thì phải bảo đảm.
1.2. Giới thiệu các loại nông sản nhiệt đới:
1.2.1. Đặc điểm của nông sản:

Nông sản là tất cả các sản phẩm do nền công nghiệp cung cấp, bao gồm: toàn bộ
các loại cây trái, hoa quả, củ, hạt,… là các sản phẩm này được thu hoạch thông qua
các quá trình sản xuất. Từ các loại cây có giá trò kinh tế cao đến cácloại cây rau
quả phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, chúng đều có chung một đặc điểm đó là
những sản phẩm dễ bò phân hủy dưới tác dụng của điều kiện môi trường như: nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm… đối tượng nông sản phẩm mà chúng ta nghiên cứu để bảo
quản và chế biến là rất phức tạp, đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại hình,
đối tượng khác nhau. Nếu ta phân chia các loại nông sản theo đặc điểm hình thái
và thành phần dinh dưỡng thì chúng bao gồm những đối tượng như sau:
Đối tượng hạt: là loại hình chủ yếu của những sản phẩm nông nghiệp và quan trọng
nhất trong đó là những hạt cây lương thực hay còn gọi là nhóm hạt cây lấy hạt như:
lúa, ngô, lúa mì, lúc mạch,… chủ yếu chứa lượng guluxit trong thành phần dinh
dưỡng. Nhóm hạt chứa nhiều prôtin như: đậu tương; nhóm hạt cây có dầu như: lạc,
mè, thầu dầu,…
Đối tượng là quả như: cam, chanh, qt, bưởi,…


Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 2


Đối tượng là thân lá như: chè, thuốc lá,… và một đối tượng rất khó bảo quản là sản
phẩm của ngành trồng rau.
Nếu dựa vào mục đích sử dụng, ta có thể chia chúng thành hai nhóm: nhóm dùng
để làm giống và nhóm dùng làm nguyên liệu. Trong đó:
- Nhóm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ đời sống xã hội vì

tính chất đa dạng, phong phú và phức tạp của các loại nông sản mà đặc điểm của
chúng rất khác nhau, yêu cầu kỹ thuật bảo quản không giống nhau. Mặt khác
những sản phẩm nông nghiệp ở nước ta quanh năm bốn mùa đều có thu hoạch, thời
gian bảo quản khá dài, lúc nào cũng có sản phẩm dự trữ. Vì thế cho nên vấn đề đặt
ra là phải đảm bảo chất lượng của nông sản phẩm mà chúng ta cần bảo quản nhất
là đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho chế biến tiêu dùng, chúng ta phải
hạn chế đến mức thấp nhất sự giảm chất lượng của sản phẩm. Việc nâng cao chất
lượng của nông sản có liên quan đến việc bảo quản chất lượng nông sản hay nói
cách khác việc nâng cao chất lượng và bảo quản chất lượng là hai bộ phận của
công tác bảo quản nông sản.
1.2.2. Phân loại nông sản:
Sau khi thu hoạch sản phẩm cần được vận chuyển, bảo quản, sơ chế hoặc đưa vào
dây chuyền chế biến. Trong các dây chuyền sản xuất, nông sản trước khi đưa vào
chế biến đều phải qua khâu đầu tiên là phải rửa sạch. Sản phẩm nông nghiệp có
nhiều dạng và dạng của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến quá trình làm sạch có thể
xem nông sản như là một đối tượng của quá trình làm sạch do đó chúng được phân
loại làm những dạng như sau:
Dạng hạt: bao gồm các loại như lúa, ngô, các loại đậu, lạc, vừng, hồ tiêu,… các loại
này trong quá trình thu hoạch thường lẫn các tạp chất như: vỏ lá, sạn,…
Dạng củ, rễ, nhánh: gồm các loại như sắn, xu hào, củ sâm, các loại khoai,… do đặc
tính của chúng ta là củ nằm dưới rễ nên sau khi thu hoạch chúng thường lẫn các tạp
chất chủ yếu là đất có khi cả sâu bọ.
Dạng quả: bao gồm các loại cây ăn trái như chuối, qt, táo, mận, dứa hoặc các loại
rau quả su su, cà rốt, dạng này bao gồm các loại trơn nhẵn do đó rất dễ dàng làm
sạch.
Dạng rau lá: gồm các loại như trà lá, bắp cải, hành ngò,… loại này khi chế biến
thường để nguyên dạng do đó quá trình làm sạch cần đảm bảo cho sản phẩm không
bò gẫy, dập nát.
Việc phân loại này có tính chất tương đối để ta có thể dễ dàng chọn thiết bò cũng
như thiết kế các loại máy chế biến các sản phẩm.




Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 3


1.3. Quá trình cơ bản trong sản xuất chế biến:
Công nghiệp chế biến nông sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Nó góp phần điều hòa thực phẩm giữa các vùng, hạn chế sự khan
hiếm thực phẩm khi giáp hạt và thừa ứ khi vụ rộ, góp phần sử dụng tiết kiệm
nguyên liệu. Quá trình cơ bản trong sản xuất đồ hộp được thể hiện theo sơ đồ sau:
(Hình 1.1)
Nguyên liệu

Vận chuyển

Thu nhận

Bảo quản

Chọn lựa – phân loại


Rửa


Chế biến cơ học

Chế biến nhiệt

Vào hộp – đóng gói-
đóng chai

Rót dung dòch

Ghép nắp – bài khí

Thanh trùng

Dán nhãn – đóng
thùng

Bảo quản thành phẩm


Đồ hộp – hàng hóa
Hình 1.1- Quá trình cơ bản trong sản xuất chế biến
1.3.1. Vận chuyển – Thu nhận – Bảo quản:

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 4



- Vận chuyển nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất nguyên liệu, đến
chất lượng và đến giá thành sản phẩm.
Trong toàn bộ khối lượng vận chuyển của nhà máy thì vận chuyển nguyên liệu là
lớn nhất, nhà máy xây dựng gần cơ sở nguyên liệu thì tiết kiệm được nhiều công
vận chuyển và hạ thấp tỷ lệ hư hỏng nguyên liệu.
Trong khi bốc dỡ và vận chuyển nguyên liệu cần đựng trong bao bì để tránh
nguyên liệu bò xây xát và dập nát. Người ta dùng hòm gổ thưa, giỏ sắt, sọt tre để
đựng nông sản và vận chuyển đến nhà máy bằng phương tiện ô tô, xe lửa, tàu thủy
và các phương tiện thô sơ.
Trong phân xưởng chế biến, nguyên liệu được vận chuyển bằng máng chuyền thủy
lực, băng tải, máy bơm,…
- Thu nhận: nguyên liệu khi vào nhà máy phải được cân và kiểm tra phẩm chất.
Khi kiểm tra phẩm chất người ta xác đònh độ tươi, phân đònh phẩm cấp và tình
trạng hư hỏng. Việc kiểm tra này chủ yếu bằng cảm quan. Qua kiểm tra nhà máy
nắm được số lượng và chất lượng nguyên liệu để có kế hoạch bảo quàn và chế
biến thích hợp.
- Bảo quản: để hạn chế đến mức thấp nhất quá trình xảy ra của nguyên liệu là: hô
hấp, bốc hơi và chín; các quá trình này phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng và hàm lượng các loại khí trong không khí.
Nhiệt độ: - Muốn bảo quản nguyên liệu được lâu và tốt, nhiệt độ kho phải thấp đều
trong khoảng từ 0 – 15
o
C. Đối với dứa, chuối, cam… nếu bảo quản nhiệt độ âm thì
sau khi làm tan đá, phẩm chất ban đầu của nó không phục hồi, vì thế chỉ bảo quản
ở nhiệt độ dương thấp.
Độ ẩm: - Độ ẩm của không khí càng cao thì nguyên liệu càng ít bốc hơi do dó
người ta thường khống chế độ ẩm tương đối của không khí trong khoảng từ 80 –
90%.
Ánh sáng: - Ánh sáng có tác dụng kích thích quá trình hô hấp, ánh sáng càng mạnh

thì hô hấp càng mạnh do đó cần bảo quản nguyên liệu chỗ râm và mát ánh sáng
không gay gắt, tốt nhất là giữ ở chỗ tối.
1.3.2. Các quá trình chế biến bằng cơ học:
Các quá trình chế biến nguyên liệu bằng phương pháp cơ học bao gồm chọn lựa
phân loại, rửa, cắt gọt, xây nghiền, chà – ép – lọc, đồng hóa. Trong các quá trình
này nguyên liệu chưa bò biến đổi về thành phần hóa học, mà chỉ thay đổi về tính
chất vật lý.
a. Chọn lựa – Phân loại:
Quá trình chọn lựa – phân loại có thể tiến hành trước khi bảo quản nguyên liệu hay
trong khi chế biến trong phân xưởng sản xuất. Chọn lựa nhằm loại trừ các nguyên
liệu đưa vào chế biến không đủ qui cách như: sâu bệnh, nấm mốc, thối hỏng,…
Phân loại nhằm phân chia nguyên liệu đồng đều về kích thước hình đáng, màu sắc,

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 5


hoặc độ chín, nguyên liệu đồng đều thì thành phẩm mới tốt, các quá trình chế biến
sau mới thuận lợi và dễ cơ khí hóa.
Chọn lựa: - Nhiều nguyên liệu rau quả phải chọn lựa, chủ yếu tiến hành bằng tay
trên băng tải nguyên liệu. Công nhân làm việc hai bên băng tải, loại ra những
nguyên liệu không hợp quy cách. Băng tải có vận tốc từ 0,12 – 0,15m/s, nếu vận
tốc lớn sẽ nhặt sót. Chiều rộng băng tải không quá lớn để công nhân có thể nhặt
nguyên liệu trong giữa băng tải. Nguyên liệu phải được giàn mỏng đều trên băng
tài thì việc chọn lựa mới không bò bỏ sót.
Phân lo: - Nguyên liệu được phân loại bằng máy phân cở kiểu dây cáp, bộ phận

phân loại là: hệ thống dây cáp giữa hai trục quay, chuyển động theo chiều dọc của
dây khe hở giữa hai dây cáp (quả đi giữa hai dây cáp) to dần và quả sẽ rơi dần theo
thứ tự từ nhỏ đến lớn.
b. Rửa:
Rửa có thể tiến hành trước hoặc sau khi phân loại nguyên liệu, nhằm loại trừ các
tạp chất cơ học như: đất cát, bụi làm giảm lượng vi sinh bên ngoài vỏ nguyên liệu.
1.3.3. Quá trình chế biến nhiệt:
Quá trình này gồm: chần hấp – đun nóng, nấu – cô đặc và rán.
Trong quá trình chần, nguyên liệu được nhúng vào nước nóng hay dung dòch muối
ăn, đường a-xít nóng. Khi xử lý bằng hơi gọi là hấp. Mục đích của quá trình chần –
hấp này là:
- Đình chỉ quá trình sinh hóa nguyên liệu, làm màu sắc nguyên liệu không bò xấu
đi.
- Làm thay đổi thể tích khối lượng để các quá trình chế biến tiếp theo được thuận
lợi.
- Loại trừ các mùi vò không thích hợp.
1.3.4. Vào hộp – bài khí – ghép nắp:
a- Vào hộp:
Nguyên liệu sau khi đạt yêu cầu bảo đảm khối lượng tònh, có hình thức trưng bày
đẹp, không lẫn tạp chất sẽ được cho vào hộp.
b- Bài khí:
Sau khi vào hộp sản phẩm được nhanh chóng đưa đến bộ phận bài khí và ghép kín.
Bài khí là đuổi bớt chất khí ở trong đồ hộp trước khi ghép kín, quá trình bài khí có
tác dụng:
- Làm giảm áp suất bên trong khi thanh trùng, đồ hộp không bò biến dạng, bật nắp,
nứt các mối hạn.
- Hạn chế các quá trình oxy hóa làm cho chất dinh dưỡng ít bò tổn thương, hương vò
và màu sắc của đồ hộp ít thay đổi.
Trong công đoạn bài khí người ta dùng phương pháp nhiệt được tiến hành trong
buồng kín có đặt các ống hơi nóng hay hệ thống đốt nóng bằng điện. Hộp ghép nắp


Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 6


sơ bộ được chuyển đi trong buồng khí đó theo một đường đi ngoằn ngoèo với thời
gian khoảng 10 phút thì được đun nóng lên từ 80 – 90
o
C, rồi được chuyển ra ngoài
đem ghép nắp ngay.
c- Ghép kín:
Đây là công đoạn nhằm cách ly hoàn toàn thực phẩm với môi trường không khí và
vi sinh bên ngoài, có tác dụng quan trọng đến thời gian bảo quản chất lượng sản
phẩm.
1.3.5. Thanh trùng đồ hộp:
Đây là công đoạn quan trọng, có tác dụng quyết đònh tới khả năng bảo quản và
chất lượng sản phẩm.
Quá trình thanh trùng bằng nhiệt thường được tiến hành như sau: đặt đồ hộp vào
thiết bò thanh trùng, nâng nhiệt độ của đồ hộp, giỏ đựng đồ hộp và thiết bò thanh
trùng từ nhiệt độ bình thường đến nhiệt độ quy đònh rồi giữ nhiệt độ ấy trong
khoảng thời gian nhất đònh, sau đó hạ nhiệt độ xuống còn từ 40 – 50
o
C và lấy đồ
hộp ra khỏi thiết bò.
1.3.6. Bảo quản – đóng gói:
Bảo quản: Sau khi làm nguội, đồ hộp được rửa sạch bằng nước nóng hay dung dòch

xút loãng, sau đó sấy khô rồi chuyển đến kho thành phẩm.
Dán nhãn, đóng g: - Sau khi bảo quản và kiểm tra chất lượng, đồ hộp được dán
nhãn và đóng vào thùng. Qua giai đoạn này đồ hộp mới được xem là hàng hóa
hoàn chỉnh để đưa ra thò trường tiêu thụ.
Trong quá trình sản xuất, ở các nhà máy lớn tất cả các công đoạn trên phải được cơ
khí hóa từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Mỗi công đoạn đều phải có
máy móc phù hợp nhằm tăng năng suất lao động, hạn chế tối thiểu sức lao động
chân tay.
Do công đoạn nào cũng quan trọng, trong phạm vi bài luận văn sau đây em xin
chọn công đoạn rửa để thiết kế máy nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất.
1.4. Các phương pháp rửa trong công nghệ chế biến:
1.4.1. Giới thiệu chung:
Rửa có thể tiến hành trước hoặc sau khi phân loại nguyên liệu nhằm loại trừ tạp
chất cơ học như: đất, cát, bụi và làm giảm vi sinh ở ngoài vỏ nguyên liệu. Yêu cầu
cơ bản của quá trình rửa là nguyên liệu sau khi rửa phải sạch, không bò dập nát, các
chất dinh dưỡng ít bò tổn thất, thời gian rửa phải ngắn để ít tốn nước.
Nước rửa cũng như là nước dùng trong chế biến phải là nước ăn, do Viện vệ sinh
dòch tễ (Bộ Y tế) quy đònh, nếu dùng nguồn nước thiên nhiên như ao, hồ, sông thì
phải qua hệ thống lọc và sát trùng. Lọc và làm trong nước bằng cách qua nhiều lớp
sỏi, cát, than hoặc đánh phèn.
1.4.2. Quá trình rửa:
Thông thường gồm 2 giai đoạn: ngâm và rửa xối.

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 7



+ Ngâm: là làm cho nước thấm ướt nguyên liệu, quá trình này được tăng cường
bằng tác dụng cơ học (cách khuấy, cọ bàn chải, thổi khí), bằng tác dụng tẩy rửa
của dung dòch kiềm hoặc tăng nhiệt độ của nước. Nhưng nếu áp dụng các phương
pháp tăng nhiệt độ và dùng chất tẩy rửa thì lượng chất dinh dưỡng bò tổn thất nhiều
hơn, nên trong thực tế phương pháp này chỉ dùng với nguyên liệu có vỏ cứng và bề
mặt xù xì. Thời gian ngâm tùy thuộc mức độ bám bẩn của nguyên liệu và tác dụng
của dung dòch rửa, có thể từ vài chục giây đến vài chục phút.
+ Rửa xối: là dùng tác dụng chảy của dòng nước để kéo các chất bẩn còn lại trên
mặt nguyên liệu sau khi ngâm. Người ta thường dùng tia nước phun (áp suất 1,96 –
2,94 . 10
5
N/m
2
tức từ 2 – 3 at) hay hoa sen để xối. Nước rửa lại phải là nước sạch,
lạnh và thời gian rửa càng nhanh càng tốt. Để nước rửa ít bò nhiễm bẩn người ta
dùng nước rửa chảy liên tục trong các bể chứa.
1.4.3. Các phương pháp rửa nông sản:
Để giảm nhẹ lao động, tăng năng suất và hiệu quả rửa. Tùy theo từng loại nguyên
liệu cần rửa người ta dùng các loại máy rửa có cấu tạo khác nhau.
a) Máy rửa bơi chèo: (Hình 1.2)
















- Nguyên lý: dùng áp lực của nước thông qua các cánh khuấy loại bơi chèo quay
liên tục trong bể chứa.
- Cấu tạo: máy này là 1 thùng dựng nước trong đó có gắn máy khuấy loại bơi chèo.
- Hoạt động: Khi máy khuấy quay nguyên liệu di chuyển cùng với nước và được
làm sạch. Sau đó hệ thống hoa sen sẽ trắng sạch đất cát. Máy này có hiệu quả rửa
cao, dùng cho các loại củ cứng như cà rốt, khoai tây.

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 8


b) Máy rửa tang trống: (Hình 1.3)























- Nguyên lý: dùng tác dụng cơ học khi nguyên liệu bò cho lên mặt tang trống thì cọ
xát vào nhau khi đi qua tang trống và được làm sạch lại bằng nước xối liên tục.
- Cấu tạo: bộ phận cọ rửa là tang trống hình trụ hay hình côn đục lỗ. Trong tang
trống có gắn các tấm hay thanh thép.
- Hoạt động: Nguyên liệu đi trong tang trống theo đường xoắn ốc, bò chà lên mặt
tang trống và cọ xét vào nhau, đất cát bò bong ra và cuốn theo nước xối liên tục.
Máy này dùng để rửa rau quả có cấu tạo chắc, vỏ cứng và các loại hạt.


c) Máy rửa thổi khí: (Hình 1.4)




Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam





SVTH: Lương Văn Lượng Trang 9













- Nguyên lý: lợi dụng áp lực của dòng không khí để xáo trộn nguyên liệu trong
nước.
- Cấu tạo: máy gồm 1 băng tải,một phần chìm trong bể rửa. Dưới băng tải là ống
thổi khí.
- Hoạt động: nguyên liệu cần rửa được cho vào băng tải. Tác dụng cọ rửa là không
khí được quạt gió thổi vào làm cho nước và nguyên liệu bò đảo lộn. Bộ phận xối là
hệ thống hoa sen. Máy này được sử dụng rất phổ biến để rửa hầu hết các loại rau
quả nhất là rau quả mềm.
1.4.4. Phân tích chọn phương án:
- Đối với máy rửa bơi chèo thì có cấu tạo đơn giãn hiệu quả rửa khá cao. Tuy nhiên
nhược điểm lớn nhất của máy là chỉ thích hợp rửa nguyên liệu cứng như: cà rốt,
khoai tây,… Còn các nguyên liệu khác như: rau, cải, trái cây thì máy không rửa
được.

- Đối với máy rửa tang trống ưu, nhược điểm giống như máy rửa bơi chèo. Cá hai
máy trên đều tốn thêm nhân công để đổ nguyên liệu vào và lấy nguyên liệu sạch
ra, do đó có năng suất thấp.
-Máy rửa thổi khí tuy rửa được rau quả mềm, nhưng bộ phận băng tải phải chìm
trong nước do đó dễ bò hư.
Điều này đặt cơ sở cho một máy rửa mới có nhiều ưu điểm hơn, đó là máy rửa
nông sản.
Máy rửa nông sản cho năng suất cao, giá thành máy tương đối chấp nhận được,
chất lượng ổn đònh. Do đó em xin chọn máy rửa nông sản để tính toán và thiết kế.

CHƯƠNG 2 :
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MÁY RỬA NÔNG SẢN



Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 10


2.1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG:
2.1.1. Mục đích:
Hầu hết các loại nông sản trước khi đưa vào sản xuất chế biến đều phải qua khâu
sơ chế đầu tiên mà trong đó khâu rửa có một vai trò quyết đònh đến chất lượng
thành phẩm. Ngoài việc sử dụng nguyên liệu tươi tốt, ở độ chín thích hợp và có
kích thước đủ lớn để chế biến, người ta còn đảm bảo nguyên liệu phải được sạch sẽ
trước khi đưa vào chế biến ở các công đoạn tiếp theo.

Mức độ bẩn của các loại nông sản phụ thuộc vào lớp vỏ ngoài của nông sản, điều
kiện sản xuất – thu hoạch – vận chuyển.
Tuy nhiên nông sản nhiệt đới là một mặt hàng đa dạng và phong phú – do đó mức
độ bẩn cũng khác nhau, thành phần cấu tạo cũng khác nhau. Không thể rửa bằng
thủ công hoặc dùng nhiều máy rửa chuyên dùng khác nhau cho từng loại nông sản.
Máy rửa nông sản mặc dù chưa được hoàn thiện lắm nhưng phần nào cũng đáp ứng
được yêu cầu trên.
2.1.2. Nước rửa:
Nói chung phải là nước đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh cho phép. Nước này phải có
độ cứng cao để làm cho nguyên liệu rau quả chắc hơn và ít nở hơn như vải, nhãn,
dưa chuột dòn cứng hơn nhưng một số rau họ đậu (có nhiều tinh bột) lại dễ bò
sượng.
Nói chung độ cứng của nước rửa không quá 20mg э/l, nước để nấu không quá
15 mg э/l. Khi dùng nước có nhiều hợp chất của màu sản phẩm dễ bò sẫm hơn do
phản ứng giữa sắt và tamin.
Người ta sát trùng bằng vôi clorua (3 CaOCl
2
, Ca (OH)
2
, 3H
2
O. Tỷ lệ lý thuyết của
clo trong vôi clorua theo công thức trên là đạt 42% nhưng thực tế chỉ đạt được
không quá 35%. Nồng độ clo có tác dụng sát trùng trong nước là 100mg/l nên nếu
dùng với vôi clorua còn tốt thì phải pha theo nồng độ 0,03%, nếu vôi clorua cũ hơn
thì pha tới 0,05%.
2.1.3. Phạm vi ứng dụng:
Máy rửa đa năng được sử dụng trong ngành sản xuất nông sản thực phẩm chế biến
nói chung, trong các nhà máy chế biến đồ hộp rau quả hoặc sản xuất các loại thực
phẩm chế biến như mứt quả, nước giải khát đóng chai hoặc lon, rau muối chua.


2.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MÁY RỬA NÔNG SẢN:
2.2.1. Công dụng:
Máy rửa nông sản là một loại máy tổng hợp ưu điểm của các phương pháp rửa
khác. Do đó máy này làm sạch được nhiều loại trái cây, rau quả, sản phẩm rậm lá,
các loại củ, nhánh rẽ.

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 11


Máy có một thiết bò kiểm soát, phối hợp giữa áp lực nước và không khí bơm vào
nước. Năng lượng này sẽ truyền toàn bộ hoặc một phần cho sản phẩm. Một phần
nhỏ cho sản phẩm có kích thước cỡ 3mm cũng được cung cấp năng lượng. Máy rửa
đa năng không chuyển động trong nước, trong bể rửa mà phần nước này luôn đảm
bảo chiều cao tối thiểu để sự tiêu thụ nước của máy đạt hiệu quả đồng thời sản
phẩm vẫn được rửa sạch không dính bám các loại sâu bọ. Điều này đã đặt cơ sở
cho việc mở ra một phương pháp rửa mới bằng dòng nước chuyển động.
Máy rửa đa năng choán ít chỗ, nhỏ gọn, máy tự chứa được nước, sản phẩm và
khuấy động sản phẩm bằng khí bơm vào nước. Sau đó bằng áp lực tónh của nước
tác động vào, phần dơ bẩn của sản phẩm sẽ bong tróc và trôi dạt ngoài. Phần còn
lại sẽ lắng xuống đáy bồn thông qua màng lọc là tấm chắn có đục nhiều lỗ đặt ở
đáy của bể rửa.
Tang quay hình tròn dùng để tách sản phẩm ở cuối máy đưa toàn bộ số nước tràn ra
về chứa vào bể chứa để tái sử dụng.
2.2.2. Cấu tạo:

Máy rửa đa năng được cấu tạo bởi các bộ phận chủ yếu như sau:
- Máy bơm nước: Dùng bơm nước từ bể chứa lên và phun thành tia vào bể rửa tạo
dòng nước chuyển động trong bể rửa.
- Máy bơm khí: Bơm từ đáy bể rửa lên bề mặt thoáng tạo sự khuấy động sản phẩm
lúc rửa.
- Tầng quay: Ở cuối bể rửa nhằm tách riêng sản phẩm và nước sau khi rửa.
- Bể rửa: Có dạng khối chữ nhật.
- Bể chứa nước: Dùng để hứng lại nước sau khi rửa và đồng thời bơm lên bể rửa.
- Ngoài ra còn có các hệ thống đường ống bơm nước, hệ thống đường ống bơm khí.
- Một động cơ để quay tang quay.
- Ống xả bể chứa có van mở nhanh.
Nước tiêu thụ đạt khoảng 2 – 4m
3
/tấn sản phẩm tuy nhiên số lượng này vẫn còn
ước lượng và tùy thuộc vào điều kiện vệ sinh của nguyên liệu và việc chọn số
lượng nước thải.

2.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
Lợi dụng áp lực nước của dòng tia chuyển động trong môi trường đồng chất để tác
dụng và lấy đi các phần tử cần loại bỏ của các vật cùng chuyển động trong môi
trường đồng chất.
2.3.1. Sơ đồ nguyên lý: (Hình 2.1)


Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 12


























2.3.2. Hoạt động:
Nguyên liệu (1) được đưa vào bể chứa rửa. Dưới áp lực của dòng phun tia được
cung cấp thông qua một máy bơm. Bơm nước từ bể chứa (8) nguyên liệu sẽ chuyển
động theo chiều dài bể rửa.
Đồng thời với quá trình trên, máy bơm khí (6) sẽ cung cấp liên tục dòng không khí

phun từ đáy bể rửa lên mặt thoáng tạo một khu vực rửa hỗn loạn (khu vực I).
Di chuyển hết khu vực 1, áp lực dòng tia cũng giảm đi đồng thời dòng năng lượng
của không khí cũng không còn nguyên liệu di chuyển chậm dần trong khu vực rửa
bình lắng (khu vực II).
Cuối cùng liệu theo tang quay trên có đục lổ xoay tròn theo tiết diện bề mặt để đưa
nguyên liệu ra ngoài đồng thời tách nước được giữ lại trong bể chứa (4) để tái sử
dụng lại.
Ngoài ra còn có các thiết bò phụ như:

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 13


+ Một máng dẫn (7) đặt cuối tang quay để đưa các côn trùng sâu bọ long tróc ra từ
nguyên liệu hoặc các phần tử nhỏ khác.
+ Một vòi nước (5) dùng để rửa xối nguyên liệu trước khi ra khỏi tang quay.
+ Một van tháo nước (9).
+ Một van xả (8) để xả nước trong bể chứa.
2.4. Các bộ phận máy cần tính toán thiết kế :
2.4.1. Nhiệm vụ luận văn:
Sau khi xem xét dây chuyền sản xuất công nghệ của nhà máy, các phương án rửa
nông sản cũng như hoạt động, nguyên lý của máy rửa nông sản đa năng, em xin
thiết kế một máy rửa đa năng có khả năng rửa được nhiều loại nguyên liệu như:
nông sản, trái cây, rau quả,… có công suất 2 tấn/giờ.
2.4.2. Các bộ phận cần tính toán: (Hình 2.2)


















Theo cấu tạo của máy ta thấy máy gồm hai bộ phận chính là:
- Bộ phận dẫn động: đây là bộ phận cung cấp năng lượng của máy gồm:
+ Máy bơm nước dùng để rửa.
+ Máy bơm khí làm đảo vò trí nguyên liệu.
+ Động cơ làm quay tang quay để đưa nguyên liệu ra ngoài.
Đây là các bộ phận tiêu chuẩn nên chúng ta chỉ phân tích tính toán và chọn lựa các
sản phẩm có sẵn trên thò trường.

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 14



- Bộ phận cố đònh: gồm:
+ Khung máy.
+ Bể rửa.
+ Bể chứa nước.
+ Tang quay.
Đây là các chi tiết phải thiết kế cho phù hợp với hoạt động công suất máy, việc
thiết kế phải bảo đảm các yêu cầu: nguyên liệu dễ tìm, giá cả hợp lý và việc chế
tạo dễ dàng nhanh chóng.


















CHƯƠNG 3:
TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN DẪN ĐỘNG CỦA MÁY RỬA



3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY BƠM:
3.1.1 Công dụng:

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 15


Bơm là loại máy thủy lực biến đổi cơ năng của động cơ thành năng lượng để vận
chuyển chất lỏng hoặc tạo nên áp suất cần thiết trong hệ thống truyền dẫn thủy
lực.
Bơm nói chung hoặc bơm ly tâm nói riêng là loại bơm được sử dụng thông dụng
nhất để vận chuyển nhiều loại chất lỏng. Bơm ly tâm có hiệu suất tương đối cao.
Các bơm ly tâm cở lớn có hiệu suất đạt đến 78 – 92%. Bơm ly tâm có kết cấu đơn
giản chắc chắn và vận hành thuận tiện.
Bơm được sử dụng rộng rãi trong các lónh vực sản xuất:
- Trong nông nghiệp: bơm là loại thiết bò không thể thiếu để thực hiện thủy lợi hóa
và cơ khí hóa trong chăn nuôi,trồng trọt.
- Trong công nghiệp: có thể nói không một nhà máy nào hoặc cơ sở sản xuất nào
mà không sử dụng bơm. Nhiều khi bơm là bộ phận quan trọng của một cơ sở sản
xuất như trong các công trình khai thác mỏ, quặng dầu hay các công trình xây
dựng. Hiện nay trong kỹ thuật vận chuyển, phát triển xu hướng dùng bơm và đường
ống để vận chuyển các sản phẩm của ngành khai thác mỏ (quặng dầu) hóa chất,
nguyên vật liệu xây dựng … Thực tế đã chứng minh đó là phương tiện vận chuyển
rất thuận lợi và kinh tế.

- Trong ngành chế tạo: máy bơm được sử dụng phổ biến. Nó là một trong các bộ
phận chủ yếu của hệ thống điều khiển và truyền động thủy lực trong máy.
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến: bơm thường được sử
dụng trong các dây chuyền sơ chế, rửa sạch các nguyên liệu trước khi đưa vào chế
biến.
- Vai trò của bơm trong hệ thống thiết bò công nghệ vô cùng quan trọng, do vậy để
hệ thống công nghệ hoạt động được tốt; một trong những vấn đề quan trọng là biết
phương pháp tính toán và chọn các thông số của bơm cho phù hợp điều kiện kỹ
thuật, lắp đặt và vận hành bơm đúng yêu cầu kỹ thuật.
3.1.2. Phân loại:
Vì bơm được sử dụng rộng rãi như vậy nên nó có rất nhiều loại, nhiều kiểu khác
nhau.
a) Phân loại theo nguyên lý làm việc: bơm được chia thành hai loại chủ yếu:
- Bơm cánh dẫn: gồm bơm ly tâm, bơm hướng trục.
- Bơm thể tích: gồm bơm pittông, bơm rất, bơm bánh răng.
b) Phân loại theo công dụng: bơm được phân loại thành:
- Bơm cấp nước nồi hơi (trong nhà máy nhiệt điện).
- Bơm dầu (trong các hệ thống truyền động thủy lực).
- Bơm nhiên liệu.
- Bơm cứu hỏa.
- Bơm hóa chất.
c) Phân loại theo phạm vi cột áp hay lưu lượng sử dụng: Người ta chia bơm thành
các loại:

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 16



- Bơm có cột áp cao, trung bình và thấp.
- Bơm có lưu lượng cao, trung bình và thấp.
Ngoài ra còn có những loại bơm đặc biệt không thuộc các loại trên như: bơm nước
ba, bơm phun tỉa.
Trừ những bơm chuyên dùng trong truyền động thủy lực, thông thường trong kỹ
thuật có ba loại bơm được sử dụng rộng rãi là: bơm ly tâm, bơm hướng trục và bơm
pittông.
3.1.3. Bơm ly tâm:
a) Công dụng:
- Bơm ly tâm thuộc loại bơm có cánh dẫn được sử dụng thông dụng nhất trong các
loại bơm vì có nhiều ưu điểm.
- Bơm được nhiều loại chất lỏng như: nước, dầu, nhiên liệu, hóa chất kể cả các hỗn
hợp của chất lỏng và chất rắn.
- Phạm vi sử dụng lớn và năng suất cao.Cột áp từ 10m đến hàng ngàn mét cột
nước.
- Lưu lượng Q từ 2 – 70.000m
3
/h, công suất từ 1 – 6.000Kw, số vòng quay n từ 730
– 6.000 vòng/phút (phần lớn số vòng quay của trục bơm ly tâm tương ứng phù hợp
với số vòng quay của động cơ điện tiêu chuẩn nên không cần phải có các bộ phận
truyền động trung gian).
- Kết cấu nhỏ, gọn, chắc chắn,làm việc tin cậy.
- Hiệu suất η của bơm tương đối cao so với các loại bơm khác (η = 0,65 – 0,9).
b)Phân loại:
- Bơm ly tâm thường được phân loại theo các cách sau đây:
* Phân loại theo cột áp của bơm:
- Bơm cột áp thấp: H<20 cột nước.
- Bơm cột áp trung bình: H = 20 – 60m cột nước.

- Bơm cột áp cao: H>60 cột nước.
* Theo số bánh công tắc lắp trên trục: bơm được phân thành
- Bơm cấp 1: là loại bơm chỉ có 1 bánh công tắc lắp trên trục.
- Bơm nhiều cấp: là loại bơm có nhiều bánh công tắc lắp trên trục và dòng chảy đi
liên tục từ cấp này đến cấp khác. Theo kết cấu của bơm nhiều cấp có thể nói rằng
bơm nhiều cấp là sự mắc nối tiếp nhiều bơm một cấp. Bơm nhiều cấp có cột áp
bằng tổng cột áp của các bánh công tác. Số lượng bánh công tác trong bơm nhiều
cấp tùy thuộc vào cột áp yêu cầu thường có 2 – 8 cấp, có thể tới 12 cấp. Trong thực
tế kết cấu bơm nhiều cấp rất nhỏ gọn và độ làm kín nước rất tốt nên có thể được
lắp đặt chìm hẳn trong nước.
* Theo số dòng chất lỏng đi qua bơm:
- Bơm ly tâm một miệng hút.
- Bơm ly tâm hai miệng hút: bơm hai miệng hút có 2 bánh công tác mắc đấu lưng
nhau và cùng đưa lưu chất ra buồng đẩy. Bơm 2 miệng hút tương đương với việc

Thiết kế máy rửa nông sản CBHD: PGS-TS Nguyễn Thanh Nam




SVTH: Lương Văn Lượng Trang 17


mắc song song 2 bơm. Lưu lượng qua bơm 2 miệng hút bằng tổng lưu lïng 2 bánh
công tác. Cột áp của bơm bằng cột áp của bánh công tác.
* Theo vò trí trục bơm có:
- Bơm trục ngang.
- Bơm trục đứng.
Ngoài ra còn có một số dạng đặc biệt của bơm ly tâm như: bơm giếng, bơm hút
bùn,…

c) Nguyên lý làm việc: (hình 3.1)
Xét sơ đồ kết cấu của 1 bơm ly tâm đơn giản ta thấy bơm ly tâm gồm có các bộ
phận chủ yếu sau: Trước khi bơm làm việc cần phải làm cho thân bơm (trong đó có
bánh công tác) và ống hút được điền đầy chất lỏng gọi là mồi bơm.

















Khi bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng trong bánh công tác
dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bò dồn từ trong ra ngoài chuyển động theo các máng
dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn đó là quá trình đẩy của bơm. Ở lối vào
của bánh công tác tạo nên một vùng có chân không và dưới tác dụng của áp suất
trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của bơm, chất lỏng ở bể hút liên tục bò đẩy
vào bơm theo ống hút đó là quá trình hút của bơm, quá trình hút và đẩy của bơm là
quá trình liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục qua bơm.

×