Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TẠ VĂN LÂM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
PHARSELENZYM ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ
THƢƠNG PHẨM VÀ GÀ THỊT TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ HIỀN LƢƠNG
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, được sự hướng dẫn
của TS. Phạm Thị Hiền Lương.
Các số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được
sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài luận văn này, đã được cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Tạ Văn Lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên cho tôi gửi lời biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo của
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo Khoa
Chăn nuôi - Thú y nói riêng, những người đã cung cấp cho tôi không chỉ
những kiến thức chuyên sâu, mà cả những kiến thức sống thiết thực. Đặc biệt,
tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn vô hạn đến cô giáo TS. Phạm Thị
Hiền Lương người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tâm chỉ bảo, để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm kích đối với các đồng nghiệp, bạn bè, vì những
giúp đỡ trong công việc, trong cuộc sống và những góp ý thiết thực trong
chuyên môn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, vì trong quá trình thực
hiện đề tài tôi luôn nhận được sự ủng hộ, động viên, tin tưởng của cha mẹ và
những người thân thiết trong gia đình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Tạ Văn Lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng và một số yếu tố ảnh hưởng tới sinh
trưởng của gia cầm 3
1.1.2. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng 13
1.1.3. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm 21
1.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng 26
1.1.5. Những hiểu biết về gà thịt Ross 308 và gà đẻ trứng thương phẩm
Isa Brown 28
1.1.6. Những hiểu biết về Chế phẩm sinh học Pharselenzym 30
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. 35
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chế phẩm chứa Selen ở nước ngoài 35
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chế phẩm chứa Selen trong nước. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.2.3. Các thông tin về chế phẩm Pharselenzym 38
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 40
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. 40
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. 40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 40
2.2. Nội dung nghiên cứu. 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 41
2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học
Pharselenzym đến khả năng sản xuất của gà đẻ thương phẩm và thành
phần hóa học của trứng gà 41
2.3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym
đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và thành phần hóa học của
thịt gà 44
2.4. Xử lý số liệu 47
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh
sản của gà thương phẩm 48
3.1.1. Khối lượng gà trước và sau thí nghiệm. 48
3.1.2. Tuổi đẻ đầu, tuổi thành thục. 49
3.1.3. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm 49
3.1.4. Năng suất trứng của gà thí nghiệm 51
3.1.5. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm. 53
3.1.6. Chất lượng trứng của gà thí nghiệm. 54
3.1.7. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng. 55
3.1.8. Thành phần hóa học và hàm lượng selen của trứng gà thí nghiệm.56
3.1.9. Hạch toán chi phí trực tiếp cho sản xuất trứng 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh
trưởng, chuyển hóa thức ăn của gà và thành phần hóa học của thịt gà 58
3.2.1. Tỉ lệ nuôi sống của gà thịt thí nghiệm. 58
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của gà thịt 59
3.2.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt thí nghiệm. 64
3.2.4. Thành phần hóa học và hàm lượng Selen của thịt gà thí nghiệm. .67
3.2.5. Chi phí trực tiếp cho chăn nuôi gà thịt thí nghiệm 68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Tồn tại 71
3. Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ca
: Canxi
CS
: Cộng sự
ĐC
: Đối chứng
ĐVT
: Đơn vị tính
G
: Gam
Hu
: Haugh
Kg
: Kilogam
Khoáng TS
: Khoáng tổng số
KL
: Khối lượng
KPCS
: Khẩu phần cơ sở
ME
: Năng lượng trao đổi
NST
: Năng suất trứng
Nxb
: Nhà xuất bản
P
: Phospho
TB
: Trung bình
TĂ
: Thức ăn
TC
: Tiêu chuẩn
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN
: Thí nghiệm
TTTĂ
: Tiêu tốn thức ăn
VNĐ
: Việt Nam đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 41
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn hỗn hợp (G214S) 42
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 44
Bảng 2.4: Giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn thí nghiệm 45
Bảng 2.5: Lịch sử dụng vaccine cho gà thịt thí nghiệm 45
Bảng 3.1: Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (g). 48
Bảng 3.2: Tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm (%) 50
Bảng 3.3: Năng suất trứng của gà thí nghiệm qua các tuần đẻ. 52
Bảng 3.4: Khối lượng trứng của gà thí nghiệm qua các tuần đẻ (g). 53
Bảng 3.5: Chất lượng trứng của gà thí nghiệm. 54
Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm (g). 55
Bảng 3.7: Thành phần hóa học và hàm lượng Selen của trứng gà thí nghiệm. 57
Bảng 3.8: Chi phí thức ăn cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm. 58
Bảng 3.9: Tỉ lệ nuôi sống của gà thịt thí nghiệm. 59
Bảng 3.10: Khối lượng gà qua các kỳ cân (g/con) 60
Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thịt (g/con/ngày). 62
Bảng 3.12: Sinh trưởng tương đối của gà thịt (%). 63
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn của gà thịt thí nghiệm/ kg tăng khối lượng. 65
Bảng 3.14: Tiêu tốn NLTĐ (ME) và Protein/kg tăng khối lượng gà thịt. 66
Bảng 3.15: Thành phần hóa học và hàm lượng Selen của thịt gà thí nghiệm. 67
Bảng 3.16: Sơ bộ hạch toán chi phí cho chăn nuôi gà thịt thí nghiệm 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ qua các tuần đẻ của gà thí nghiệm. 51
Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thịt thí nghiệm 61
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thịt thí nghiệm 63
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thịt thí nghiệm 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn
của nhân loại. Ngày nay, nông nghiệp có vai trò quan trọng cung ứng lương
thực và thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất.
Vì mục tiêu tăng năng suất trong chăn nuôi, trước đây người ta sử dụng
kháng sinh và hormon như là chất kích thích tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn,
tăng lợi nhuận. Sự tồn dư các chất này trong các thịt, trứng, sữa…đã gây ra
hậu quả rất xấu cho con người, mà ngày nay người ta đã nhận ra được. Do
vậy, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm giá thành sản xuất là xu hướng đi
ưu tiên trong chăn nuôi hiện nay. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về các
ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến năng suất và chất lượng sản phẩm của
vật nuôi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của
chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sản xuất của gà đẻ thương phẩm
và gà thịt tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả
năng sản xuất của gà đẻ thương phẩm.
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả
năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của gà thịt.
- Xác định được hàm lượng Selen trong sản phẩm thịt và trứng của gà
thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thêm những tư liệu khoa học về
vai trò của khoáng vi lượng trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
nghiệp nói riêng. Đặc biệt là vai trò của Selen trong thức ăn đến khả năng sản
xuất và đề kháng của gà công nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu về chế phẩm sinh học Pharselenzym góp phần đẩy
mạnh chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, hạn chế sử dụng
kháng sinh trong chăn nuôi quy mô trang trại cũng như nông hộ, nhằm tạo ra
sản phẩm an toàn, có hiệu quả kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng và một số yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
của gia cầm
1.1.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng của gia cầm
* Khái niệm về sinh trưởng
Theo Chambers (1990) [41]: Sinh trưởng là quá trình sinh lý sinh hoá
phức tạp duy trì từ phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về
tính. Như vậy, ngay từ khi còn là phôi thai, quá trình sinh trưởng đã được
khởi động.
Johanson (1972) [11] đã đưa ra khái niệm: Về mặt sinh học, sinh trưởng
được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng
khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng
khối lượng không phải là sinh trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối
lượng chủ yếu là tăng mỡ và nước chứ không phải sự phát triển của mô cơ),
sự sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, chất lượng và các chiều
của tế bào mô cơ. Ông cho rằng cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và
giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của con vật.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình
phát dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm
về tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình
thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình
phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi
con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở
các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu
là tích luỹ mỡ, còn tích luỹ cơ thể xem như ở trạng thái ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị
hóa cơ thể, là sự tăng về chiều cao, dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận
và toàn bộ cơ thể của con vật. Đồng thời sinh trưởng chính là sự tích lũy dần
các chất dinh dưỡng chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy và sự tổng hợp các
chất dinh dưỡng, cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sinh
trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên và cs, 1992) [24].
Về mặt sinh học: Sinh trưởng là quá trình tổng hợp protein nên thường
lấy tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
Theo Johason (1972) [11] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai
và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật.
Nhìn từ khía cạnh giải phẫu, sinh lý thì sự sinh trưởng của các mô cơ diễn ra
theo sơ đồ sau:
Hệ thống tiêu hóa nội tiết - hệ thống xương - hệ thống cơ bắp - mỡ
Thực tế chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu
của sự sinh trưởng thì thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển
của xương, mô cơ, một phần rất ít lưu giữ cho cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn
cuối của sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi
hệ thống cơ xương, nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng
ngày con vật càng tích lũy dinh dưỡng để cấu tạo mỡ.
Mozan (1927) định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình tăng lên
của các bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da (dẫn theo tài liệu của Chamber
1990) [41]. Tuy nhiên, có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự
tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ tăng thêm khối lượng, số lượng
và các chiều của cơ thể. Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình đó là:
- Phân chia để tăng số lượng tế bào.
- Tăng thể tích các mô.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong quá trình này, thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính của
các bộ phận trong cơ thể hình thành lên quá trình sinh trưởng là sự tiếp tục thừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
hưởng các đặc tính di truyền của đời trước, nhưng hoạt động mạnh hay yếu,
hoàn thiện hay không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác động của môi trường.
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm
nhiều nhất từ: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể của con trống
lớn hơn con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và từng loại gia cầm). Giai
đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530 g, của gà mái
đạt 467 g (Ngô Giản Luyện, 1994 [21]).
* Các giai đoạn sinh trưởng của gà:
Đối với gà, quá trình tích lũy các chất thông qua quá trình trao đổi chất, là
sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào và dịch thể trong mô bào ở giai
đoạn phát triển đầu của phôi trên cơ sở tính di truyền. Sau khi nở thì sinh trưởng
là do sự lớn lên dần của các mô, là sự tăng lên về kích thước của tế bào và được
chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai đoạn trưởng thành.
- Giai đoạn gà con:
Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bào tăng nhanh, chức
năng một số bộ phận của cơ quan nội tạng còn chưa phát triển hoàn chỉnh như
các men tiêu hóa trong hệ tiêu hóa, do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý
đến thức ăn dễ tiêu, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ
sinh trưởng của gà. Quá trình thay lông cũng diễn ra trong cùng một giai đoạn
này, nó làm thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thu, do đó cần
chú ý đến hàm lượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu trong
khẩu phần ăn.
- Giai đoạn trưởng thành:
Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn
thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích
lũy các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơ thể, một
phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
- Khối lượng cơ thể:
Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ
thể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định sự sai khác về tỷ lệ sinh
trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi.
Đơn vị tính bằng g/con hoặc kg/con.
- Sinh trưởng tuyệt đối:
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể
trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 39 - 77, 1997)
[33]. Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
- Sinh trưởng tương đối:
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng (thể
tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời điểm
đầu khảo sát (TCVN 2 - 40 - 77, 1997) [32]. Gà con non có sinh trưởng tương
đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.
Sau giai đoạn sinh trưởng là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng
không tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng
thì đây là do quá trình tích lũy mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào
giống, tuổi và điều kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi
con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm
(Lê Huy Liễu và cs, 2004) [15].
- Đường cong sinh trưởng:
Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng của gia súc gia cầm nói chung.
Theo tài liệu của Chambers (1990) [41], đường cong sinh trưởng của gà
có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị một cách đơn giản nhất về đường
cong sinh trưởng.
Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối
lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng,
giống, giới tính.
Trần Long (1994) [16] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của các
dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát
triển theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự
khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau:
Sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái.
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như: dòng, giống,
tính biệt, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi.
- Ảnh hưởng của dòng, giống:
Theo Chambers (1990) [41] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cơ thể, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh
hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen thì ảnh hưởng theo nhóm tính
trạng và có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ.
Goedfrey và cs (1952) [44] cùng một số tác giả khác cho rằng các tính
trạng số lượng được quy định bởi ít nhất 15 cặp gen.
Theo Jaap và cs (1969) [46]; Champman (1995) [42] đều cho rằng kiểu
di truyền về khối lượng cơ thể, phải do nhiều gen quy định và ít nhất phải do
một gen liên kết với giới tính.
Cook và cs (1956) [39] đã xác định được hệ số di truyền tại 6 tuần
tuổi về khối lượng là 0,5; hệ số di truyền khối lượng cơ thể theo Godam
và Godgy (1956) là 0,43; ở 10 tuần tuổi theo Cook tính được là 0,5 và ở 6
tuần tuổi là 0,4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Phùng Đức Tiến (1996) [31] cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh
trưởng từ 0,4 - 0,5. Các tài liệu của Chambers (1984) [40]; Siegel và cs (1962)
[60] đã tổng kết một cách hoàn chỉnh về hệ số di truyền và tốc độ sinh trưởng.
Kết quả tính toán qua phân tích phương sai của con đực từ 0,4 - 0,6.
Kushner (1969) [14] hệ số di truyền khối lượng cơ thể sống của gà 1
tháng tuổi là 0,32; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là
0,55 và gà trưởng thành là 0,43. Nguyễn Ân và cs (1998) [1] gà 3 tháng tuổi
là 0,26 – 0,5.
Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [10] cho biết sự khác nhau giữa các
giống gia cầm rất lớn, giống kiêm dụng nặng hơn hướng trứng khoảng 500 -
700 g (từ 15 – 30%).
Kết quả nghiên cứu 3 giống AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên
của Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [25] cho thấy khối lượng cơ thể của ba giống
khác nhau ở 49 ngày tuổi lần lượt là : 2501,09 g; 2423,28 g và 2305,14 g.
- Ảnh hưởng của tính biệt:
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng
bởi tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai
khác này được biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không
phải do hormone sinh dục mà do các gen liên kết với giới tính.
Jull (1923) [49] cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà
mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới
tính, những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North và cs
(1990) [54] đã rút ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái là 1%,
tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi
hơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi hơn 23%, 8
tuần tuổi hơn 27%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến
đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn
ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (1993) [19], để phát huy khả năng sinh trưởng
cần cung cấp thức ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng và được cân bằng
protein, các axit amin với năng lượng, ngoài ra, những năm gần đây trong
thức ăn hỗn hợp chúng ta đã bổ sung một số các chế phẩm hóa học không
mang ý nghĩa về dinh dưỡng, nhưng nó có tác dụng kích thích về sinh trưởng
và làm tăng chất lượng thịt.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [23] xác định được nhu cầu dinh dưỡng về
protein nuôi gà broiler cho năng suất cao, thì ngoài năng lượng/protein
(ME/CP) trong khẩu phần thức ăn cũng là vấn đề rất quan trọng cần được
quan tâm.
Dinh dưỡng của gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có
tầm quan trọng và ý nghĩa riêng của nó.
Ở gà broiler, một phần năng lượng để duy trì, một phần để tăng khối
lượng, cá thể có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ cần ít năng lượng để duy trì
hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn. Tăng khối lượng nhanh do cơ thể đồng hóa tốt,
trao đổi chất được tăng cường làm cho việc sử dụng thức ăn có hiệu quả tốt
hơn. Theo Chambers và cs (1984) [40] thì mối tương quan giữa khối lượng
của gà Broiler với lượng thức ăn tiêu tốn từ 0,5 - 0,9. Gà có tốc độ tăng khối
lượng cao thì yêu cầu thức ăn có tỷ lệ protein cao hơn. Theo Praudman và cs,
1970 [56]; Pym và cs, 1978, dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho quá trình sinh
trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng.
- Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc:
Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố môi trường như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ
thông thoáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi:
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) [9] nhiệt độ chuồng nuôi gà sau 28 ngày
thích hợp là 18 - 20
o
C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng
trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của
gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác
nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau.
Wash Burn và cs (1992) [63] cho biết: nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng
chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà
broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Với nhiệt độ môi trường 35
o
C, ẩm
độ tương đối 66% đã làm giảm khả năng tăng khối lượng từ 30 - 35% ở gà
trống và 20 - 30% ở gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp. Thông thường
nhiệt độ cao thì khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm.
Các tác giả North và cs (1990) [54], Nir (1992) [53], Knustt và cs (1996)
[50], Rose (1997) [58], Bùi Đức Lũng (2003) [17] đều kết luận khả năng sinh
trưởng của gà chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
Do đó, trong điều kiện khí hậu nước ta, tùy theo mùa vụ, căn cứ vào
nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù
hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và
chăn nuôi gà thịt nói riêng.
+ Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm.
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc
làm ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là khí NH
3
(do vi khuẩn phân hủy axit uric
trong phân và chất độn chuồng) làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng khả
năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng
sinh trưởng của gà.
Độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
cho gà đủ O
2
thải CO
2
và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ,
điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
Tốc độ gió và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của
gà. Gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gia cầm lớn cần tốc độ lưu
thông không khí cao hơn gà nhỏ.
+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [8], Tuler (1999) [62], Johannes
Petersen (1999) [47], Ross (2002) [59] cho biết với gà broiler giết thịt sớm 38
- 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ,
cường độ chiếu sáng 20 lux/m
2
; ngày thứ tư đến kết thúc thời gian chiếu sáng
còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng 5 lux/m
2
. Nhưng khi nuôi gà thịt dài ngày
có khối lượng cao thì áp dụng chế độ giảm thời gian chiếu sáng ở giai đoạn
giữa. Cụ thể: ngày thứ nhất chiếu sáng 24/24 giờ; ngày thứ hai chiếu sáng
20/24 giờ; ngày thứ 3 - 15: 12/24 giờ; ngày thứ 16 - 18: 14/24 giờ; ngày thứ
19 - 22: 16/24 giờ; ngày thứ 23 - 24: 18/24 giờ và ngày thứ 25 đến kết thúc
chiếu sáng 24/24 giờ.
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều, do đó làm giảm sinh
trưởng tích lũy. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che
ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng,
ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công
suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.
1.1.1.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn
Trong chăn nuôi, ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì
các nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất
dinh dưỡng, phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và mục đích sản
xuất của từng giống, dòng, với từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo được các chỉ
tiêu về kinh tế, vì chi phí cho thức ăn thường chiếm tới 65 - 70% giá thành
sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này với chăn nuôi gia cầm cho thịt người ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng”. Tiêu tốn thức
ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả chuyển hóa thức ăn và hiệu
quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng nó phản ánh khả năng chuyển
hóa thức ăn để sinh trưởng, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Để đạt được một
khối lượng cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài
hơn, năng lượng dành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn
so với cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh. Khi sinh trưởng nhanh thì quá
trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, do đó
tiêu tốn thức ăn giảm.
Bằng thực nghiệm đã chứng minh cùng một loại thức ăn thì tiêu tốn thức
ăn cho tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, tuổi, tính
biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của
đàn gia cầm
Chambers và cs (1984) [40] đã xác định hệ số tương quan di truyền giữa
tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này thường
rất cao (0,5 - 0,9) còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hóa
thức ăn là âm và thấp từ âm (0,2) đến âm (0,8). Willson (1969) [64] xác định
hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển
hóa thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 5. Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan
chặt chẽ đến sinh trưởng.
1.1.1.4. Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi,
nó được thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ.
- Năng suất thịt:
Năng suất thịt biểu hiện bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các bộ phận, thường
được tính là tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Theo Ricard và cs (1967) [57] ta thấy mối tương quan giữa khối lượng
sống và khối lượng thịt xẻ là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống
và khối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2 - 0,5.
Các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau.
Chambers (1990) [41] cho biết giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền
về năng suất thịt xẻ, hay năng suất thịt đùi, thịt ngực … (phần thịt ăn được
không có xương). Ngoài ra năng suất thịt còn phụ thuộc vào tính biệt và chế
độ dinh dưỡng.
- Chất lượng thịt:
Thịt gia cầm có tính ngon miệng và mùi vị hấp dẫn, điều này liên quan
đến đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ mềm,
độ ướt Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ chức liên kết giữa
chúng nhỏ hơn thịt một số loài gia súc khác.
Theo Chambers (1990) [40] thì tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với
tỷ lệ mỡ (-0,32) và khoáng tổng số (-0,14). Chất lượng thịt phụ thuộc vào
thành phần hóa học của thịt và có sự khác nhau giữa các dòng, giống, cùng
một chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, cùng một lứa tuổi và cùng một giống thì
không có sự khác nhau về thành phần hóa học của thịt. Prias (1984) (dẫn theo
Chambers (1990) [41] đã xác định được hệ số di truyền về tỷ lệ thịt xẻ như:
Độ ẩm là 0,38; protein là 0,47; mỡ là 0,48 và khoáng là 0,25.
Ngoài ra việc đánh giá chất lượng thịt còn dựa theo độ béo, tròn của thân
hình, mùi vị, độ ngọt, độ mềm và cứng của thịt … Các khuyết tật như lở loét da,
có chứa u và tổn thương, gãy lườn …, cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
1.1.2. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Khả năng sinh sản của gia cầm.
Trong chăn nuôi gia cầm, để sản xuất giống, khả năng sinh sản của gia
cầm là rất quan trọng; còn trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, để sản xuất được
nhiều thịt, cần tạo ra những dòng gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng
suất và chất lượng thịt cao. Mặt khác cũng cần phải sản xuất ra nhiều gia cầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
giống trong cùng một thời gian. Để có nhiều gia cầm giống, con mái phải cho
nhiều trứng giống, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở phải đạt cao.
Các tính trạng sinh sản của gia cầm cũng phần lớn là các tính trạng số
lượng nên ngoài tác động một phần do di truyền, chúng còn chịu ảnh hưởng
rất lớn của các điều kiện môi trường.
Để đánh giá khả năng sản xuất trứng của gia cầm người ta không thể
không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [5] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng
của 5 yếu tố chính.
1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục.
2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng.
3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp.
4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông.
5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống
gia cầm.
Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà hay của một dòng gà nào đó
thì người ta dựa vào những chỉ tiêu sau:
- Tuổi đẻ đầu
Tuổi đẻ quả trứng đầu là thời điểm đàn gà đã thành thục về tính. Tuổi đẻ
đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản xuất, kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng.
Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Sự thành thục về tính
sớm hay muộn còn liên quan chặt chẽ đến khối lượng cơ thể, cũng như sự
hoàn thiện các cơ quan bộ phận của cơ thể. Những giống gia cầm có tầm vóc
nhỏ thường có tuổi thành thục sớm hơn những giống gia cầm có tầm vóc lớn.
Trong cùng một giống, cơ thể nào được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, điều kiện
thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục
sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời
điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Tuổi đẻ quả trứng đầu rất quan trọng vì nó
có thể quyết định đến sản lượng trứng sau này của đàn gà. Theo Hays (dẫn
theo Brandsch và Bilchel, 1978) [5] thì những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn
hơn 245 ngày cho sản lượng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng
đầu nhỏ hơn 215 ngày là 6,9 quả.
Khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là những nhân tố ảnh
hưởng đến tính thành thục của gà mái. Nhưng thực tế, gà nặng cân lại đẻ ít
trứng. Hocking và cs (dẫn theo Chambers, 1990 [41]) giải thích rằng nguyên
nhân gây nên hiện tượng đẻ trứng ít của gà nặng cân là do tồn tại nhiều bao
noãn, chúng thường xuyên lấn át buồng trứng.
- Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là số lượng trứng của gia cầm mái đẻ ra trong một chu
kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định có thể tính theo tháng hoặc năm. Đối
với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và
khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Theo Brandsch và Bichel (1978) [5], sản
lượng trứng được tính theo năm sinh học 365 ngày, kể từ ngày đẻ quả trứng
đầu tiên. Nhiều hãng gia cầm khác ở Mỹ và Đức thì tính sản lượng trứng
trong vòng 500 ngày đẻ. Hiện nay, các hãng gia cầm lớn trên thế giới chỉ tính
sản lượng trứng gà bố mẹ hướng thịt đến 9 tháng đẻ (270 ngày đẻ) và gà
hướng trứng thương phẩm đến 18 tháng đẻ (540 ngày đẻ). Như vậy, đánh giá
sản lượng trứng theo tỷ lệ phần trăm hoặc số lượng trứng gà đẻ trong một thời
gian nhất định là phương pháp thông dụng.
Sản lượng trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào
điều kiện ngoại cảnh. Theo Fairful và Gowe (1990), sản lượng trứng của gà
là kết quả tác động của rất nhiều gen lên một số lượng lớn các quá trình sinh
hóa học. Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
dưỡng), rất nhiều gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến
sản xuất trứng hoạt động cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di
truyền của chúng.
Sản lượng trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
+ Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao
của tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có tỷ
lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt, nếu chế độ
dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao.
+ Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trong một thời gian nhất định. Cường độ
này được xác định theo khoảng thời gian 30 ngày hoặc 60 ngày hoặc 100
ngày trong giai đoạn đẻ.
Theo Card (1977) [38] cho biết quần thể gà mái cao sản đẻ theo quy luật.
Cường độ đẻ trứng cao nhất vào các tháng thứ 2, thứ 3, sau đó giảm dần cho
đến hết năm đẻ. Theo Mack (1991) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998)
[4]: Đối với gà cao sản đồ thị đẻ trứng tăng nhanh từ khi bắt đầu đẻ đến tuần
24. Đạt 50% và đỉnh cao từ tuần 27 - 28, đến 35 tuần đạt > 90%, sau đó giảm
dần và giữ được 60 - 65% ở tuần thứ 76. Khi cường độ đẻ giảm nhiều, gà
thường hay biểu hiện bản năng đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ
thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp
khác nhau. Điều này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh
sáng, dinh dưỡng Theo Brandsch và Bilchel (1978) [5] thì nhiệt độ cao và
bóng tối kích thích sự ham ấp, đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp
giữa các gen thường và gen liên kết giới tính.
Số lượng trứng có tương quan di truyền âm với khối lượng cơ thể nhưng
khối lượng trứng có tương quan dương với khối lượng cơ thể. Gà mới đẻ lần
đầu thường có khối lượng trứng nhỏ, sau đó tăng dần lên cùng với sự phát
triển của cơ thể gà trong thời gian đẻ.