Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá hiện trạng và định hướng hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 89 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







DƢƠNG NHƢ LONG





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC KHU VỰC
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG












Thái Nguyên, Năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ về ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU VỰC TRUNG
TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN là công trình nghiên cứu trên cơ sở điều tra,
khảo sát thực tiễn của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Lan.
Các số liệu tính toán trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố
dƣới bất cứ hình thức nào.






















ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






DƢƠNG NHƢ LONG






ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG

HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC KHU VỰC
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN









Thái Nguyên, Năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc báo cáo này, tôi xin chân thành cám ơn Trƣờng Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội đƣợc học tập và
nghiên cứu tại Trƣờng.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Môi
trƣờng, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức, hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt,với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn đến PGS.TS. Đỗ Thị Lan - giáo viên hƣớng dẫn khoa học, ngƣời đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo và cán bộ của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hỗ trợ thu thập các tài liệu phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân và
bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.

Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tác giả



Dƣơng Nhƣ Long








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
KÝ HIỆU VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 2
4.1. Ý NGHĨA TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2
4.2. Ý NGHĨA TRONG THỰC TIỄN 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1. Cơ sở lí luận 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3
1.1.3. Cơ sở pháp lý 4
1.1.4. Tổng quan về môi hình SWMM 4
1.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC ĐÔ THỊ 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về hệ thống thoát nƣớc đô thị trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hệ thống thoát nƣớc đô thị tại Việt Nam 8
CHƢƠNG 2 22
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 22
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 22


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 22
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn 23
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 23
2.4.4. Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh 23
2.4.5. Phƣơng pháp mô hình toán 23
CHƢƠNG 3 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 26
3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [15] 29
3.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU
VỰC TRUNG TÂM 31
3.2.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 31
3.2.2. Hiện trạng cung cấp nƣớc ở thành phố Thái Nguyên 33
3.2.3. Hiện trạng hệ thống thoát nƣớc chung khu vực nghiên cứu 34
3.2.4. Hiện trạng ngập úng tại khu vực nghiên cứu 38
3.2.5. Hiện trạng xả nƣớc thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ 40
3.3. NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 44
3.3.1. Quy hoạch thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 44
3.3.2. Sự phát triển của thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 47
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM VÀ THOÁT

NƢỚC ĐÔ THỊ CHO KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
3.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu gom và thoát nƣớc đô thị tại khu
vực nghiên cứu 50
3.4.2. Mục tiêu đạt khi đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và thoát nƣớc
khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên 51
3.4.3. Đề xuất phƣơng án thu gom và thoát nƣớc cho khu vực nghiên cứu 51
3.4.4. Thiết kế mạng lƣới thu gom và thoát nƣớc khu vực trung tâm thành phố Thái
Nguyên theo phƣơng án lựa chọn 53
3.4.5. Mô phỏng các quá trình thủy lực trên mạng thoát nƣớc khu vực trung tâm
thành phố Thái Nguyên 60
CHƢƠNG 4 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. KẾT LUẬN 74
2. KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 78
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mực nƣớc sông Cầu (m) ứng với tần suất lũ [14] 28
Bảng 3.2. Tài liệu quan sát mƣa lũ của trạm khí tƣợng thủy văn Thái Nguyên 28
Bảng 3.3. Thống kê dân số trong khu vực nghiên cứu đến năm 2012 31
Bảng 3.4. Hiện trạng các tuyến đƣờng (năm 2012) [13] 32
Bảng 3.5. Tình hình mƣơng cống thoát nƣớc trên địa bàn 35
Bảng 3.6. Nhận thức của ngƣời dân về nơi tiếp nhận nƣớc thải của 38
Bảng 3.7. Ý kiến của ngƣời dân về việc ngập úng trên địa bàn 39
Bảng 3.8. Việc xử lý nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn 41
Bảng 3.9. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt (trên các tuyến suối đổ ra sông Cầu)
khu vực nghiên cứu, năm 2013 43
Bảng 3.10. Quy hoạch các khu dân cƣ phƣờng Đồng Quang 45
Bảng 3.11. Quy hoạch khu dân cƣ hồ điều hòa Xƣơng Rồng 45
Bảng 3.12. Quy hoạch khu dân cƣ số 2 phƣờng Hoàng Văn Thụ 46
Bảng 3.13. Quy hoạch khu dân cƣ số 4 phƣờng Túc Duyên 46
Bảng 3.14. Quy hoạch khu dân cƣ số 7 phƣờng Túc Duyên 46
Bảng 3.15. Quy hoạch khu dân cƣ số 2 phƣờng Quang Trung 47
Bảng 3.16. Tính toán số lƣợng dân trong khu vực nghiên cứu 48
Bảng 3.17. Dân số khu vực nghiên cứu theo quy hoạch phát triển 48
Bảng 3.18. Ý kiến của ngƣời dân về việc cải tạo hệ thống thoát nƣớc 50
Bảng 3.19. Phân chia số lƣợng tiểu lƣu vực 60

Bảng 3.20. Bảng kết quả tính toán đối với hồ điều hòa 69
Bảng 3.21. Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thoát nƣớc đề xuất 73







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các khối xử lý chính của mô hình SWMM 5
Bản [9] 7
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc chung 10
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc riêng 12
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc nửa riêng 13
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải đô thị 18
Hình 2.1. Sơ đồ mô phỏng mạng lƣới thoát nƣớc trong SWMM 24
Hình 2.2. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ tổng thể thành phố Thái
Nguyên 25
Hình 3.1. Sơ đồ thu gom nƣớc trƣớc nhà - Kiểu K1 55
Hình 3.2. Sơ đồ thu gom nƣớc sau nhà - Kiểu K2 55
Hình 3.3. Sơ đồ thu nƣớc thải sau nhà có bơm – Kiểu K3 56
Hình 3.4. Sơ đồ thu nƣớc thải với ga tách - Kiểu K4 56
Hình 3.5. Sơ đồ mô phỏng mạng thoát nƣớc khu vực nghiên cứu 61
Hình 3.6. Giao diện nhập dữ liệu cho tiểu lƣu vực 61
Hình 3.7. Giao diện khai báo thông số mƣa 62
Hình 3.8. Chuỗi thời gian mƣa 63

Hình 3.9. Đƣờng đặc tính của trận mƣa 63
Hình 3.10. Sơ đồ chôn cống 64
Hình 3.11. Giao diện nhập dữ liệu cho nút 64
Hình 3.12. Giao diện nhập dữ liệu cho cống 65
Hình 3.13. Giao diện khai báo hồ điều hòa 65
Hình 3.14. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nƣớc tại
thời điểm đầu trận mƣa 67
Hình 3.15. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nƣớc tại
thời điểm kết thúc trận mƣa 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
Hình 3.16. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nƣớc tại
thời điểm đầu trận mƣa(Sau khi thay đổi giá trị đƣờng kính của mƣơng thoát nƣớc)
68
Hình 3.17. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nƣớc tại
thời điểm trận mƣa kết thúc (Sau khi thay đổi giá trị đƣờng kính của mƣơng thoát
nƣớc) 68
Hình 3.18. Khai báo mức nƣớc dâng trên sông Cầu và đƣờng cong đại diện 70
Hình 3.19. Mực nƣớc thải trong cống khi có nƣớc dâng 70
Hình 3.20. Giao diện nhập thông số cửa van 71
Hình 3.21. Giao diện khai báo đối tƣợng bơm 72
Hình 3.22. Diễn biến của dòng chảy trong cống khi có bơm 72




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt
Tên kí hiệu
1
BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh học
2
COD (Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học
3
DO (Dissolve oxygen)
Oxy hòa tan
4

EPA (The US Environment Protection
Agency)
Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hoa
Kỳ
5
MPN (Most Probable Number)
Số vi khuẩn có thể lớn nhất
6
TSS (Total Suspended Solid)
Tổng chất rắn lơ lửng
7
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
8
TCXD
Tiêu chuẩn xây dựng
9
TP
Thành phố
10
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
11
SWMM (Storm Water Management Model)
Mô hình quản lý nƣớc mƣa
12
XLNT
Xử lý nƣớc thải




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nƣớc trong thời kì hội nhập quốc tế
đã thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta phát triển, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện.
Song song với quá trình phát triển kinh tế là vấn đề môi trƣờng. Vấn đề bảo vệ môi
trƣờng không phải nhiệm vụ của riêng ai mà của toàn xã hội. Nhận thức đƣợc vấn
đề của thời đại, nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng nhằm
đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trƣờng hay nói cách khác là chúng ta
đang hƣớng tới sự phát triển bên vững.
Đối với tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng,
cùng với chất thải rắn, nƣớc thải và việc tiêu thoát nƣớc đô thị tại khu vực trung tâm
thành phố là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu hiện nay. Thực tế
cho thấy, hiện nay hệ thống thoát nƣớc của hầu hết các khu vực thành phố Thái
Nguyên đã xuống cấp, không còn khả năng đáp ứng đƣợc với nhu cầu tiêu thoát
nƣớc cho thành phố (đặc biệt là vào mùa mƣa lũ), quan trọng hơn là hàng ngày vẫn
có hàng nghìn mét khối nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân sau khi xử lý sơ bộ qua
các bể tự hoại đổ trực tiếp ra sông Cầu, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất nƣớc
nƣớc sông. Đây cũng chính là một trong thách thức đặt ra cần giải quyết trong đó có
lĩnh vực môi trƣờng, khi thành phố Thái Nguyên đã là đô thị loại I vào năm 2010.
Hiện nay, chỉ cần sau một trận mƣa lớn, nhiều tuyến đƣờng chính của Thành phố sẽ
bị ngập úng, gây ách tắc giao thông. Điều đáng nói là tình trạng này lại xảy ra ở một
số trục đƣờng chính: đƣờng Quang Trung, Lƣơng Ngọc Quyến, Bắc Kạn, Hoàng
Văn Thụ và ngay tại Đảo tròn trung tâm Thành phố. Nhận thức đƣợc vấn đề cấp
thiết này, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng và định hướng hệ thống thoát
nước khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên” nhằm đánh giá hiện trạng hệ

thống thoát nƣớc thải thành phố, đề xuất giải pháp quản lý, định hƣớng hệ thống thoát
nƣớc trên địa bàn trung tâm thành phố Thái Nguyên nhằm giảm thiểu tình trạng ngập
úng trên địa bàn trung tâm thành phố Thái Nguyên hƣớng tới sự phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Dựa trên nghiên cứu thực trạng hệ thống thoát nƣớc khu vực trung tâm thành
phố thái nguyên để đề xuất các giải pháp, định hƣớng quy hoạch hệ thống thoát
nƣớc để giảm thiểu tình trạng ngập úng trên địa bàn khu vực trung tâm thành phố
Thái Nguyên.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Sơ lƣợc đƣợc điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng của hệ thống thoát nƣớc của khu vực trung tâm TP.
Thái Nguyên.
- Định hƣớng quy hoạch hệ thống thoát nƣớc khu vực trung tâm thành phố
Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tình trạng ngập úng tại một số phƣờng
trung tâm TP. Thái Nguyên có tính khả thi.
4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
4.1. Ý NGHĨA TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Đề tài giúp rèn luyện đức tính tìm tòi nghiên cứu, áp dụng kiến thức đã học
vào thực tế, nâng cao kiến thức, kỹ năng, có thêm kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Đề tài là một dạng tài liệu có thể sử dụng để tham khảo trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
4.2. Ý NGHĨA TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá đƣợc hiện trạng của hệ thống thoát
nƣớc trên địa bàn các phƣờng trung tâm TP. Thái Nguyên. Từ đó, đề ra các giải

pháp, định hƣớng quy hoạch hệ thống thoát nƣớc khu vực trung tâm thành phố Thái
Nguyên, nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng tại khu vực trung tâm thành phố Thái
Nguyên phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lí luận
Nƣớc dùng trong sinh hoạt của dân cƣ ngày một tăng do gia tăng dân số và sự
phát triển của các đô thị. Nơi nào dân cƣ càng tập trung đông đúc thì lƣợng nƣớc
thải sinh hoạt nhiều hơn và mức độ ô nhiễm của nƣớc thải sinh hoạt cũng cao hơn
những nơi tập trung ít dân cƣ. Với sự phát triển của quá trình đô thị hóa ở Việt
Nam, số lƣợng các đô thị ngày càng tăng nhanh kéo theo đó là một lƣợng lớn dân cƣ đô
thị. Chính vì vậy, lƣợng nƣớc thải đô thị đƣợc thải ra môi trƣờng ngày càng gia tăng.
Các hệ thống thoát nƣớc là rất cần thiết để hạn chế, giảm thiểu các tác động
xấu tới môi trƣờng, giảm tình trạng ngập úng cục bộ, đặc biệt là trong các đô thị lớn
và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, mỗi địa phƣơng đều có đặc thù khác nhau về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nên hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hệ
thống thoát nƣớc là khác nhau. Việc đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nƣớc sẽ là
cơ sở để đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, giảm thiểu tình trạng
ngập úng cục bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phƣơng.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Quá trình đô thị hoá làm cho lƣu lƣợng nƣớc thải và nƣớc mƣa tăng nhanh
trong những năm gần đây, các hệ thống thoát nƣớc đô thị đƣợc cải tạo và xây dựng
mới không đáp ứng kịp, nên tình trạng ứ đọng và ngập úng nƣớc mƣa, ô nhiễm
nguồn nƣớc mặt ngày càng trầm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Hiện nay do hậu quả của biến đổi khí hậu, dẫn đến các tình trạng thời tiết bất

thƣờng xảy ra ngày càng khó lƣờng hơn, những cơn mƣa lớn bất thƣờng và kéo dài
dẫn đến tình trạng ngập úng tại các đô thị ngày càng nghiêm trọng. Hệ thống thoát
nƣớc của các đô thị do đầu tƣ xây dựng không đồng bộ và đã xuống cấp, không đủ
khả năng tiêu thoát nƣớc sau các trận mƣa lớn đã gây ra tình trạng ngập úng tại các
khu vực trũng của các đô thị, làm tê liệt mọi hoạt động của con ngƣời trong nhiều
giờ sau khi mƣa. Do đó, việc đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nƣớc đô thị để đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
xuất đƣợc các giải pháp tốt giảm thiểu tình trạng ngập úng tại các khu vực hay xảy
ra ngập úng là rất thiết thực.
1.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nƣớc 17/2012/QH13;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về Thoát nƣớc
đô thị và khu công nghiệp;
- Thông tƣ số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/009 của Bộ Xây dựng Quy định chi
tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 8/5/2007 của
Chính phủ về thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp
- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt định hƣớng phát triển thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Tiêu chuẩn TCXD 51-1984 Thoát nƣớc, Mạng lƣới bên ngoài và công trình;
TCVN 4116 - 1985 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép; TCVN 4118 - 1985 Hệ
thống kênh tƣới; TCVN 4253 - 1986 Nền các công trình thủy công; TCVN 5060 -
1990 Công trình thủy lợi;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 439/BXD - CSXD; Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam 682/BXD - CSXD; QCVN 07:2010/BXD;
- Tiêu chuẩn, Quy chẩn QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT,

QCVN 14: 2008/BTNMT; QCVN 09:2008/BTNMT; QCVN 08 :2008/BTNMT,
QCVN 40:2011/BTNMT;
1.1.4. Tổng quan về môi hình SWMM
Mô hình SWMM (Storm Water Management Model) đƣợc xây dựng ở hai
trƣờng đại học San Phansico và Florida (Mỹ) do cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ
(EPA) xây dựng từ năm 1971-1999 để mô phỏng chất và lƣợng nƣớc của lƣu vực
thoát nƣớc đô thị và tính toán quá trình chảy tràn từ mỗi lƣu vực bộ phận đến cửa
nhận nƣớc của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Mô hình quản lý nƣớc mƣa SWMM là một mô hình toán học toàn diện, dùng
để mô phỏng khối lƣợng và tính chất dòng chảy đô thị do mƣa và hệ thống cống
thoát nƣớc thải chung. Mọi vấn đề về thuỷ văn đô thị và chu kỳ chất lƣợng đều
đƣợc mô phỏng, bao gồm dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, vận chuyển qua mạng
lƣới hệ thống tiêu thoát nƣớc, hồ chứa và khu xử lý.
Mô hình SWMM mô phỏng các dạng mƣa thực tế trên cơ sở lƣợng mƣa (biểu
đồ quá trình mƣa hàng năm) và các số liệu khí tƣợng đầu vào khác cùng với hệ
thống mô tả (lƣu vực, vận chuyển, hồ chứa/xử lý) để dự đoán các trị số chất lƣợng
và khối lƣợng dòng chảy.















Hình 1.1. Các khối xử lý chính của mô hình SWMM
Các khối xử lý chính của mô hình SWMM bao gồm:
- Khối “dòng chảy” (Runoff block) tính toán dòng chảy mặt và ngầm dựa trên
biểu đồ quá trình mƣa (và/hoặc tuyết tan) hàng năm, điều kiện ban đầu về sử dụng
đất và địa hình.

Nhận nƣớc
(Khối Receiving)

Truyền tải chảy mặt
(Khối Transport)

Trữ / Xử lý
(Khối
Storage/Treatment)

Trữ / Xử lý
(Khối Storage/Treatment)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
- Khối “truyền tải” (Transport block) tính toán truyền tải vật chất trong hệ
thống nƣớc thải.

- Khối “chảy trong hệ thống” (Extran block) diễn toán thủy lực dòng chảy
phức tạp trong cống, kênh…
- Khối “Trữ/xử lý“ (Strorage/Treatment block) biểu thị các công trình tích
nƣớc nhƣ ao, hồ điều hòa…và các công trình xử lý nƣớc thải, đồng thời mô tả ảnh
hƣởng của các thiết bị điều khiển dựa trên lƣu lƣợng và chất lƣợng- các ƣớc toán
chi phí cơ bản cũng đƣợc thực hiện.
- Khối “nhận nƣớc” (Receiving block): Môi trƣờng tiếp nhận.
1.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC ĐÔ THỊ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới
Vấn đề chất thải sinh hoạt đƣợc mọi ngƣời quan tâm từ khá sớm. Thời trung
cổ, đô thị ngập chìm trong rác thải. Tại những thành phố đƣợc tổ chức tốt, chính
quyền thành lập đơn vị chuyên trách làm vệ sinh công cộng. Trƣờng hợp Florenxia
(Italia) đầu thế kỉ XIV là thí dụ điển hình - thành phố có hai đội chuyên trách - một
chuyên quyết dọn đƣờng phố và một chuyên thau vét hệ thống cống thoát nƣớc [4],
từ giữa thế kỉ XIX bộ phận giàu có của xã hội Anh ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ
sinh trong cuộc sống thƣờng nhật, kiểu bệ xí dội nƣớc đầu tiên ra đời năm 1596 và trở
thành đồ vật tự hào dân tộc của ngƣời Anh trong thế kỉ này.
Về sự phát triển của hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải [17], thông thƣờng
thoát nƣớc và hệ thống xử lý nƣớc thải phát triển qua nhiều thế kỷ để ứng phó với
những vấn đề về sự thay đổi. Ban đầu các kênh mở (hệ thống thoát nƣớc) đã đƣợc
sử dụng để vận chuyển dòng chảy do mƣa đi càng nhanh càng tốt từ các trung tâm
dân cƣ của thành phố và ngăn chặn lũ lụt tại địa phƣơng. Khi hệ thống ống nƣớc
trong nhà đã trở thành phổ biến, hệ thống thoát nƣớc đƣợc sử dụng để thoát nƣớc
thải khá tốt. Tuy nhiên, qua thời gian, các kênh mở trở nên ô nhiễm và là nguyên
nhân gây những vấn đề khó chịu về mùi. Điều này dẫn đến việc sử dụng các cống
đóng (kết hợp các hệ thống thoát nƣớc) xả vào sông suối, nguồn nƣớc gần nhất. Với
sự đô thị hóa ngày càng tăng và mối liên quan trực tiếp của nó tới việc gia tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
lƣợng chất thải con ngƣời thải ra môi trƣờng, nguồn nƣớc và sông suối các địa
phƣơng trở nên ô nhiễm nặng nề. Do sự quan tâm về chất lƣợng nƣớc và y tế công
cộng, ban đầu thành phố xây dựng cống chặn để vận chuyển nƣớc thải xuôi dòng
theo hƣớng dốc ra xa khu vực phát triển. Khi các con sông chính lần lƣợt bị ô nhiễm,
xử lý nƣớc thải bắt đầu đƣợc thực hiện với nƣớc thải của các trang trại. Sự thêm vào giai
đoạn xử lý này đã mở ra hƣớng giải quyết cần thiết cho việc làm giảm sự gia tăng ô
nhiễm để phục hồi “năng lƣợng sinh thái” của các con sông.
ghiệp phát triển h
c thải, và các kênh thoát nƣớc, tuy còn thô sơ do điều kiện khoa học công nghệ
phát triển bền vững của Nhật Bản.

Hình 1.2
Nhật Bản [9]
đô thị B
Hộ gia đình, công sở,
nhà máy …
Nƣớc mƣa, nƣớc tƣới
cây…
Xả ra nguồn nƣớc công
cộng theo tiêu chuẩn vệ
sinh
Mạng lƣới đƣờng
cống chung thoát
nƣớc thải
Hồ chứa, bể
chứa ngầm,
trạm bơm…
Trạm xử lý nƣớc thải và
xử lý bùn thải.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
trên 60%, tại những t , Osaka, Yokohama,
99% [9].
Công trình thoát nƣớc tại Nhật Bản đƣợc xây dựng từ rất lâu đời. Đầu tiên phải kể
đến hệ thống mƣơng thoát nƣớc tại TP Osaka có tên Sewari - Gesui đƣợc xây dựng
từ năm 1583, đƣờng cống ngầm có tên Kanda tại TP Tokyo đƣợc xây dựng từ năm
1884 vẫn còn đƣợc sử dụng đến ngày nay…là một trong những đƣờng cống thu
gom thoát nƣớc lâu đời nhất tại đất nƣớc này.
Có thế nói vấn đề thoát nƣớc đô thị đƣợc quan tâm đầu tƣ, thiết kế xây dựng
từ rất sớm tại các nƣớc trên thế giới. Nói chung việc thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải
cũng trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau.
Giai đoạn đầu thì tỷ lệ thu gom, thoát nƣớc và xử lý là khá thấp chủ yếu lợi dụng
các điều kiện tự nhiên mà chƣa có những biện pháp hoặc công nghệ xử lý tối ƣu nhất.
Giai đoạn hai tỷ lệ thu gom và xử lý là tƣơng đối cao, lúc này ngƣời ta đã thiết
kế, xây dựng các hệ thống tiêu thoát nƣớc và sử dụng đến hóa chất cho việc xử lý
nƣớc thải sinh hoạt, và cũng đã có rất nhiều công nghệ mới đƣợc đƣa vào áp dụng
cho quá trình xử lý và đạt hiệu quả tốt.
Hiện nay ở các nƣớc phát triển có rất nhiều công nghệ mới đƣợc áp dụng cho
việc xử lý theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng nghĩa là sử dụng các biện pháp làm
sạch nƣớc thải sinh hoạt bằng các vi sinh vật, thực vật trong tự nhiên mà ít sử dụng
hóa chất hơn. Những công nghệ mới này đƣợc áp dụng chủ yếu ở các nƣớc phát
triển nhƣ Anh, Đức, Nhật Bản… và đang đƣợc chuyển giao, ứng dụng cho các nƣớc
kém phát triển hơn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hệ thống thoát nước đô thị tại Việt Nam
1.2.2.1. Khái niệm về hệ thống thoát nước và một số thuật ngữ liên quan
Theo Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về Thoát
nƣớc đô thị và khu công nghiệp [11], một số khái niệm đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

+ Hệ thống thoát nước: bao gồm mạng lƣới cống, kênh mƣơng thu gom và
chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nƣớc mƣa, nƣớc
thải và xử lý nƣớc thải.
Hệ thống thoát nƣớc đƣợc chia làm các loại sau đây:
- Hệ thống thoát nƣớc chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nƣớc thải,
nƣớc mƣa đƣợc thu gom trong cùng một hệ thống.
- Hệ thống thoát nƣớc riêng là hệ thống thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải riêng.
- Hệ thống thoát nƣớc nửa riêng là hệ thống thoát nƣớc chung có tuyến cống
bao để tách nƣớc thải đƣa về nhà máy xử lý.
+ Hệ thống thoát nước mưa: bao gồm mạng lƣới cống, kênh mƣơng thu gom
và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả ) và phụ trợ
khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nƣớc mƣa.
+ Hệ thống thoát nước thải: bao gồm mạng lƣới cống, kênh mƣơng thu gom
và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa
xả ) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nƣớc thải.
+ Cống bao: là tuyến cống chính có các giếng tách nƣớc thải để thu gom toàn
bộ nƣớc thải khi không có mƣa và một phần nƣớc thải đã đƣợc hoà trộn khi có mƣa
trong hệ thống thoát nƣớc chung từ các lƣu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm
bơm hoặc nhà máy xử lý nƣớc thải.
+ Hệ thống hồ điều hoà: bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận
nƣớc, điều hòa khả năng tiêu thoát nƣớc cho hệ thống thoát nƣớc.
+ Điểm đấu nối: là các điểm xả nƣớc của các hộ thoát vào hệ thống thoát nƣớc
+ Điểm xả: là nơi xả nƣớc ra môi trƣờng của hệ thống thoát nƣớc hoặc các hộ
thoát nƣớc đơn lẻ.
+ Lưu vực thoát nước: là một khu vực nhất định mà nƣớc mƣa hoặc nƣớc thải

đƣợc thu gom, vận chuyển đƣa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận.
+ Nguồn tiếp nhận: là một bộ phận của môi trƣờng bao gồm: các nguồn nƣớc
chảy thƣờng xuyên hoặc định kỳ nhƣ ao, hồ, sông, suối, kênh mƣơng
Theo QCVN 07:2010/BXD [1], hệ thống thoát nƣớc đô thị phải đảm bảo các
chức năng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
- Thu gom nƣớc mƣa trên toàn diện tích đô thị.
- Thu gom nƣớc thải từ nơi phát sinh.
- Dẫn, vận chuyển nƣớc thải đến các công trình xử lý, khử trùng.
- Xử lý nƣớc thải đạt quy chuẩn môi trƣờng trƣớc khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Xử lý, tái sử dụng cặn, các chất chứa trong nƣớc thải và cặn.
- Đảm bảo thoát nƣớc một cách nhanh chóng tất cả các loại nƣớc thải, nƣớc
mƣa khỏi phạm vi đô thị, khu dân cƣ để tránh ngập úng.
1.2.2.2. Tổng quan về hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nƣớc là tổ hợp các công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật
đƣợc tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nƣớc thải ra khỏi khu vực.
Phân loại hệ thống thoát nƣớc thải: tùy thuộc vào phƣơng thức thu gom, vận
chuyển, mục đích và yêu cầu cần xử lý mà phân chia thành:
* Hệ thống thoát nước chung

Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc chung
1. Mạng lƣới đƣờng phố
6. Mƣơng rãnh thu nƣớc mƣa
2. Giếng thu nƣớc mƣa
7. Mạng lƣới thoát nƣớc xí nghiệp
3. Cống góp chính
8. Trạm xử lý nƣớc thải

4. Giếng tách nƣớc mƣa
9. Cống xả
5. Cống xả nƣớc mƣa



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Hệ thống thoát nƣớc chung là hệ thống, trong đó mọi loại nƣớc thải (nƣớc
mƣa, nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất) đƣợc dẫn - vận chuyển trong cùng
một mạng lƣới cống tới trạm xử lý nƣớc thải hoặc vào nguồn tiếp nhận. Nhiều
trƣờng hợp ngƣời ta xây dựng những giếng tràn tách nƣớc mƣa tại những điểm cuối
của đoạn cống góp nhánh và đầu các cống góp chính để xả phần lớn lƣợng nƣớc
mƣa của các trận mƣa lớn đổ ra nguồn nƣớc gần đó để giảm bớt kích thƣớc cống,
giảm lƣu lƣợng nƣớc mƣa tới trạm bơm, lên công trình xử lý và thu hồi toàn bộ
nƣớc thải khi trời không mƣa và cả nƣớc mƣa đầu trận để xử lý [14].
+ Ưu điểm của hệ thống:
- Tốt nhất về mặt vệ sinh vì toàn bộ nƣớc thải đều đƣợc xử lý (nếu không tách
nƣớc mƣa);
- Kinh tế đối với các khu nhà cao tầng vì tổng chiều dài của mạng tiểu khu và
mạng đƣờng phố giảm (30 - 40%) so với hệ thống thoát nƣớc riêng hoàn toàn. Chi
phí quản lý mạng giảm từ 15 đến 20%.
+ Nhược điểm của hệ thống:
Đối với các khu nhà thấp tầng thì:
- Chế độ thủy lực trong ống dẫn và các công trình không điều hòa, nhất là
trong điều kiện mƣa lớn nhƣ ở nƣớc ta (Khi lƣu lƣợng nhỏ bùn cát có thể lắng đọng,
còn khi mƣa lớn có thể gây ngập úng cục bộ). Quản lý vận hành rất phức tạp.
- Vốn đầu tƣ ban đầu cao do không có sự ƣu tiên đối với từng loại nƣớc thải.
+ Điều kiện áp dụng:

- Giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nƣớc riêng;
- Những đô thị hoặc khu đô thị nhà cao tầng, trong nhà có bể tự hoại;
- Nguồn tiếp nhận lớn, cho phép xả nƣớc thải với mức độ xử lý thấp;
- Địa hình thuận lợi cho thoát nƣớc, hạn chế đƣợc số lƣợng thiết bị và cột
nƣớc bơm (hạn chế vốn đầu tƣ ban đầu);
- Cƣờng độ mƣa khu vực nhỏ.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
* Hệ thống thoát nước riêng

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc riêng
1. Mạng thoát nƣớc sinh hoạt
2. Mạng thoát nƣớc mƣa
3. Đƣờng ống có áp
4. Cống xả nƣớc thải đã xử lý
5. Cống xả nƣớc mƣa và nƣớc
thải đã xử lý quy ƣớc sạch

Hệ thống thoát nƣớc riêng là hệ thống có hai hay nhiều mạng lƣới: một mạng
lƣới dùng để thoát nƣớc thải bẩn (nhƣ nƣớc thải sinh hoạt), trƣớc khi xả ra nguồn
tiếp nhận bắt buộc phải xử lý; một mạng lƣới khác dùng để vận chuyển nƣớc thải
quy ƣớc là sạch (nhƣ nƣớc mƣa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Tùy vào mức
độ ô nhiễm, nƣớc thải sản xuất có thể đƣợc vận chuyển chung với nƣớc thải sinh
hoạt (nếu độ nhiễm bẩn cao) hoặc chung với nƣớc mƣa (nếu độ nhiễm bẩn thấp).
Nƣớc thải sản xuất có chứa các chất bẩn tƣơng tự nhƣ nƣớc thải sinh hoạt thì đƣợc
dẫn chung với nƣớc thải sinh hoạt trong cùng một mạng lƣới. Nếu nƣớc thải sản

xuất có chứa các chất khác với nƣớc thải sinh hoạt và không thể xử lý chung hoặc
có chứa các chất độc (kiềm, axit, ) thì nhất thiết phải vận chuyển trong một mạng
lƣới riêng biệt [14].
+ Ưu điểm:
- Chỉ phải làm sạch nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất nên khối lƣợng các
công trình đầu tƣ nhỏ, giá thành xử lý thấp;
- Giảm đƣợc vốn đầu tƣ xây dựng;
- Chế độ thủy lực của hệ thống ổn định, thuận lợi trong công tác vận hành.
+ Nhược điểm:
- Tổng chiều dài hệ thống đƣờng ống lớn (tăng 30 - 40% so với hệ thống thoát
nƣớc thải chung);
- Tồn tại song song nhiều hệ thống công trình, mạng trong đô thị;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
- Điều kiện vệ sinh kém hơn vì chất bẩn trong nƣớc mƣa không đƣợc xử lý mà
thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng (nhất là khi nguồn nƣớc ít, khả năng pha loãng kém).
+ Điều kiện ứng dụng:
- Đô thị lớn, tiện nghi;
- Địa hình không thuận lợi, xây dựng nhiều trạm bơm, cột nƣớc bơm lớn;
- Cƣờng độ mƣa lớn;
- Nƣớc thải đòi hỏi phải xử lý sinh hóa;
- Hệ thống thoát nƣớc riêng hoàn toàn không phù hợp với những vùng ngoại ô,
hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nƣớc của đô thị.
* Hệ thống thoát nước nửa riêng

Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc nửa riêng
Hệ thống thoát nƣớc nửa riêng là hệ thống trong đó ở những điểm giao nhau
giữa hai mạng lƣới độc lập ngƣời ta xây dựng giếng tràn (hố ga tách) tách nƣớc

mƣa. Tại những giếng này, khi lƣu lƣợng nƣớc mƣa ít (giai đoạn đầu của trận mƣa)
chất lƣợng nƣớc mƣa bẩn, nƣớc mƣa sẽ chảy vào mạng lƣới thoát nƣớc sinh hoạt,
theo cống góp chung đến dẫn đến trạm xử lý; khi lƣu lƣợng nƣớc mƣa lớn (các trận
mƣa kéo dài, ví dụ, sau 20 phút đầu của trận mƣa lớn), chất lƣợng nƣớc tƣơng đối
sạch, nƣớc mƣa sẽ tràn qua giếng tách theo cống xả ra nguồn tiếp nhận [18].



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
+ Ưu điểm:
- Về vệ sinh thì tốt hơn hệ thống thoát nƣớc riêng vì trong thời gian mƣa (ban
đầu), các chất bẩn không theo nƣớc mƣa xả trực tiếp vào nguồn;
- Phối hợp đƣợc ƣu điểm của cả hai loại hệ thống trên.
+ Nhược điểm:
- Vốn đầu tƣ ban đầu khá cao vì phải xây dựng đồng thời hai hệ thống;
- Những chỗ giao nhau của hai mạng phải xây giếng (hố ga tách) nƣớc mƣa,
thƣờng không đạt hiệu quả mong muốn về vệ sinh.
+ Điều kiện ứng dụng:
- Ứng dụng tốt tại các đô thị có dân số >50.000 ngƣời;
+ Yêu cầu mức độ xử lý cao khi:
- Nguồn tiếp nhận trong đô thị nhỏ, không có dòng chảy;
- Những nơi có nguồn nƣớc sử dụng mục đích tắm, thể thao;
- Nguồn tiếp nhận yêu cầu chất lƣợng nƣớc thải tốt khi xả vào.
1.2.2.3. Các vấn đề cơ bản trong lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị
Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn loại sơ đồ hệ thống thoát nƣớc
phù hợp trên cơ sở so sánh các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - môi trƣờng.
Không đƣợc xả nƣớc thải vào kênh hở, nếu trong kênh v<0,05m/s và
Q<1m

3
/s. Không đƣợc xả nƣớc thải vào bãi tắm, hồ nuôi cá, nếu không đƣợc sự
đồng ý của đơn vị chủ quản.
Thoát nƣớc thải cho các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thƣờng
theo nguyên tắc riêng hoàn toàn.
Trong các đô thị lớn (dân số > 50.000 ngƣời) với mức độ tiện nghi khác nhau
có thể áp dụng hệ thống thoát nƣớc nửa riêng (trên thế giới có khoảng 33% áp dụng
hệ thống thoát nƣớc loại này) [7].
Quy hoạch thoát nƣớc phải tính đến điều kiện của địa phƣơng, khả năng phát
triển kinh tế, xây dựng công trình mới phải kết hợp hiệu quả của công trình sẵn có.
Khi quy hoạch hệ thống thoát nƣớc cần tính đến:
- Lƣu lƣợng và nồng độ các loại nƣớc thải ở các giai đoạn khác nhau;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
- Khả năng giảm lƣu lƣợng và nồng độ chất ô nhiễm của nƣớc thải công
nghiệp bằng việc áp dụng công nghệ hợp lý với hệ thống thoát nƣớc tuần hoàn hay
nối tiếp trong các khu công nghiệp;
- Cần xem xét lợi ích xử lý chung nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải sản xuất
công nghiệp;
- Khái quát về chất lƣợng nƣớc thải tại điểm sử dụng và tại các điểm xả vào
nguồn tiếp nhận.
1.2.2.4. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam
Hiện nay hệ thống thoát nƣớc của các đô thị Việt Nam chủ yếu vẫn là hệ thống
cống chung giữa nƣớc mƣa và nƣớc thải. Hầu hết nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử
lý hoặc đƣợc xử lý một phần qua các bể tự hoại.
Do đặc điểm hình thành và phát triển hệ thống thoát nƣớc đô thị Việt Nam là
trong điều kiện tài chính hạn chế do đó mạng lƣới thoát nƣớc vừa thiếu vừa chắp vá,
mạng lƣới cống chung chƣa đem lại hiệu quả trong việc thoát nƣớc thải.

Cống thoát nƣớc thƣờng có độ dốc nhỏ, chất lƣợng thấp, nƣớc ngầm thấm vào
cống nhiều, về mùa khô nƣớc chảy chậm gây hiện tƣợng lắng đọng cặn trong cống.
Hệ thống cống thoát nƣớc không kín ảnh hƣởng tới các yêu cầu về cảnh quan
môi trƣờng. [7].
1.2.2.5. Định hướng hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam
Theo tài liệu [2] việc lựa chọn hệ thống thoát nƣớc phải đảm bảo các mục tiêu
nhƣ: giá thành thấp, tôn trọng các điều kiện vệ sinh môi trƣờng
Các căn cứ chính để lựa chọn là:
- Các điều kiện kỹ thuật, điều kiện cụ thể của từng đô thị (địa hình, khí tƣợng,
thuỷ văn, mạng lƣới thoát nƣớc hiện có, mật độ dân cƣ )
- Những điều kiện kinh tế: chi phí đầu tƣ, chi phí bảo trì, khai thác, vận hành
thiết bị
- Quy hoạch phát triển đô thị
Ngoài ra còn có các căn cứ khác nhƣ:

×