Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 87 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ MAI TRANG



Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƢỞNG CỦA BỘT LÁ SẮN VÀ BỘT CỎ STYLO
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƢƠNG PHƢỢNG

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số : 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển






Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gà ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã có từ lâu
đời, nó chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Vì nó cung cấp
một lượng thịt rất lớn cho nhu cầu con người. Ngoài ra nó còn cung cấp một
khối lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt.
Trên thế giới, bột lá, bột cỏ (gọi chung là bột lá) được coi là thành phần
không thể thiếu trong thức ăn của gia súc gia cầm. Ở nước ta, bột lá còn ít
được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Nhiều nhà khoa học ở trên thế giới và
trong nước, đã nghiên cứu và kết luận rằng vật nuôi được ăn khẩu phần có bột
lá cây thức ăn xanh thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu
phần không có bột lá cây thức ăn xanh. Ngoài ra sản phẩm còn có chất lượng
tốt hơn (thịt, trứng thơm ngon và có màu sắc hấp dẫn hơn…).
Ở một số nước trên thế giới, việc sản xuất bột lá cây thức ăn xanh đã trở
thành một ngành công nghiệp chế biến như Colombia, Thái Lan, Ấn Độ,
Philipin… Các loại thực vật thường được trồng để sản xuất bột lá ở các châu
lục như sau: Ở Châu Á (Philipin, Ấn Độ) là keo giậu và Châu Mỹ (Braxin,
Colombia) là sắn.
Lá sắn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, tỷ lệ protein trung bình
trong lá sắn tươi từ 6,50 - 7,00 % (Manuel Valdivie và cs, 2008) [75]. Ngoài
ra nó còn chứa một lượng đáng kể carotenoid có tác dụng làm tăng độ đậm

màu lòng đỏ trứng gà. Lá sắn dễ làm khô (phơi nắng hoặc sấy), dễ bảo quản.
Tuy nhiên, lá sắn có chứa độc tố HCN.
Cỏ Stylo cũng chứa một hàm lượng protein khá cao, cỏ Stylo (Stylosanthes
guianensis) có tỷ lệ protein từ 16,7 đến 18,1 % VCK (khi trưởng thành). Đối với
chăn nuôi lợn và gia cầm người ta sử dụng cỏ stylo dưới dạng bột cỏ. Hàm lượng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
caroten trong bột cỏ stylo dao động từ 200 – 250 mg/ kg VCK cùng với
xanthophylls, nó có thể là một nguồn sắc tố tốt cho da và lòng đỏ trứng gà.
Đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng bột lá sắn và bột cỏ stylo trong chăn
nuôi gà đẻ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào so sánh ảnh hưởng của 2 loại
bột lá này đến năng suất và chất lượng trứng trên cùng một giống gà đẻ.
Để giải quyết vấn đề nêu trên và nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất,
chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ
Stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ
Lương Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được ảnh hưởng khi bổ sung bột lá sắn và bột cỏ stylo đến khả
năng sản xuất trứng và chất lượng trứng của gà đẻ Lương Phượng.
Biết được loại bột lá nào (BLS hay BC stylo) có ảnh hưởng tốt hơn đến
năng suất và chất lượng trứng, trên cơ sở đó đưa ra khuyến cáo trong sản xuất.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm cho ngành khoa học thức ăn
dinh dưỡng một số thông tin mới về mức độ ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến
khả năng sản xuất và chất lượng trứng gà đẻ bố mẹ Lương Phượng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
.

Các trang trại chăn nuôi gà có cơ sở khoa học để lựa chọn BLS hay BC
stylo phối hợp vào khẩu phần ăn của gà đẻ bố mẹ ở cơ sở của mình.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây sắn và cây cỏ stylo
1.1.1. Giới thiệu về cây sắn
1.1.1.1. Tên khoa học
Cây sắn thuộc giới Plantae, bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae, phân
họ Crtonoideae, tông Manihoteae, chi Manihot, loài M. esculenta. Cây sắn có
tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz, sắn còn có một số tên gọi khác là
cassava, manioc, tapioca, maniva cassava,… ở Việt Nam cây sắn còn được
gọi là cây khoai mì, cây củ mì, sắn tầu…
1.1.1.2. Nguồn gốc phân bố
Cây sắn được bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2)
Mexico, (3) Đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ
biển vùng Sarana thuộc miền Tây Bắc của Nam Mỹ (Jaladudin, 1977) [63].
Ngày nay sắn được trồng hầu hết ở các nước có vĩ độ từ 30
o
N đến 30
o
S và
tập trung chủ yếu ở 106 nước thuộc Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á Thái Bình
Dương (Silvestre và Arraudeau, 1990 [22]; Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [19].
Ở Việt Nam, cây sắn là một cây hoa màu truyền thống và quan trọng của
nhân dân ta, nhất là khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

1.1.1.3. Năng suất chất xanh
Từ lâu, lá sắn đã được coi là một nguồn rau xanh cho người và gia súc.
Việc trồng sắn thu lá cũng có nhiều hứa hẹn, cũng có thể thu được 30 tấn lá
tươi và sản xuất được trên dưới 8 tấn bột lá/ha/năm.
Mật độ hay khoảng cách trồng sắn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
cũng như chất lượng của lá sắn. Điều này đã được rất nhiều tác giả tiến hành
nghiên cứu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
Theo dõi năng suất lá sắn trong hai năm (2009 - 2010) ở những khoảng
cách trồng khác nhau; (1,0 m x 0,4 m), (0,8 m x 0,4 m) và (0,6 m x 0,4 m),
mỗi năm thu hoạch được 3 lứa. Năng suất lá sắn năm 1 cao hơn năm 2 ở tất cả
các lứa (trừ lứa 2 ở mật độ trồng 0,6 m x 0,4 m). Năng suất lá sắn đạt trung
bình cao nhất ở khoảng cách trồng (0,8 m x 0,4 m) là 52,66 tạ/ha/lứa, của
khoảng cách trồng (0,6 m x 0,4 m) đứng hạng thứ hai, đạt 42,74 tạ/ha/lứa,
khoảng cách trồng (1,0 m x 0,4 m) có năng suất thấp hơn cả đạt 41,11
tạ/ha/lứa (Trần Thị Hoan 2012) [12].
Wanapat (1997) [92] cho biết trồng sắn lấy lá với mật độ dày và thu
hoạch lần đầu sau khi trồng 3 tháng còn thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần thì
sản lượng vật chất khô có thể đạt 12,6 tấn/ha/năm.
Wanapat (2002) [93] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật độ
27.778 cây/ha để thu cắt lấy lá đã thu được sản lượng vật chất khô qua 3 lứa
cắt từ 4,043 đến 7,768 tấn/ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật độ
111.111 cây/ha thì cho sản lượng vật chất khô dao động từ 2,651 đến 8,239
tấn/ha/năm.
Atchara limsila và cs (2002) [39] tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ
năm 1977 đến năm 1979 về dòng sắn Rayong1, tác giả cho biết: Trồng sắn
thu lá với nhiều mật độ khác nhau như 62.500; 50.000; 40.000; 31.250;

20.000; 10.000 cây/ha với các mật độ này sản lượng lá tươi đạt từ 6,94 đến
8,85 tấn lá tươi/ha/năm và không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa giữa sản
lượng lá tươi được trồng với mật độ khác nhau.
Theo Cadavid (2002) [46] thì trồng sắn CMC 92 lấy lá tại Colombia mật
độ từ 20.000 đến 62.000 cây/ha thì sản lượng chất khô thu được khoảng trên
dưới 24 tấn/ha/năm. Cũng theo ông đối với giống CM4843 - 1 với mật độ
11.200 cây/ha ở vùng đất xám pha cát có thể thu 24,45 tấn vật chất khô/ha/năm
(91,4 tấn tươi); giống sắn CM2758 với mật độ 11.200 cây/ha trong 2 năm có
thể thu 83,01 tấn chất tươi/ha; giống CM 523 - 7 là 86,81 tấn chất tươi/ha;

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
giống MCol 2737 là 102,9 tấn/ha, trồng dòng HMC 1 với mật độ 31.250 cây/ha
đạt 58,2 tấn chất tươi/ha/11 tháng. Ông cũng kết luận trồng sắn lấy lá có thể
trồng với mật độ từ 31.250 đến 120.000 cây/ha với khoảng cách cắt là 3
tháng/lần, sản lượng lá thu được khoảng trên dưới 80 tấn/ha. Tuy nhiên, ở mật
độ này thu hoạch rất khó khăn và cây thường bị tổn hại trong quá trình thu
hoạch. Nên trồng với mật độ 31.250 cây/ha sẽ thuận lợi hơn.
Cần lưu ý là sản lượng chất tươi nói trên bao gồm cả thân, cành, lá sắn.
Ở các thông báo khác; sản lượng lá sắn thấp hơn nhiều so với thông báo nêu
trên là vì sản lượng này chỉ có riêng lá, không bao gồm thân, cành, ngọn và
cuống lá sắn.
Li Kaimian và cs (2002) [69] khi nghiên cứu các mật độ trồng sắn lấy lá
ở Trung Quốc với các mật độ 27.778; 15.625; 10.000 cây/ha, cho biết sản
lượng vật chất khô đạt cao nhất ở mật độ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha.
Nguyễn Hữu Hỷ (2002) [14] khi nghiên cứu khoảng cách trồng đối với
các giống KM94; KM140 - 2; KM98 - 5 và SM937 - 26 với các mật độ
12.345 cây/ha và ở 24.690 cây/ha và thu lá 3 lần vào các thời điểm 5 tháng, 7
tháng sau trồng và lần cuối vào lúc thu hoạch củ. Kết quả cho thấy giống

KM98 - 5 cho sản lượng vật chất khô của lá cao nhất ở mật độ 24.690 cây/ha,
sau đó đến giống KM 94, nhưng sản lượng củ thì ngược lại. Sản lượng củ và
lá của các khoảng cách khác đều thấp hơn, trừ sắn KM 140 - 2 có sản lượng
củ cao nhất trong các giống sắn.
Theo Wargiono (2002) [94] thì năng suất lá phụ thuộc vào số lần thu
hoạch lá. Theo ông trồng sắn với mật độ 8.000 cây/ha thu hoạch lá hàng tuần
từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 (4 tầng lá/ lần thu) sẽ cho năng suất cao nhất
còn tiếp tục thu từ tháng thứ 7 trở đi sẽ làm giảm năng suất của củ. Trồng sắn
xen với các cây trồng khác với mật độ 5.000 đến 10.000 cây/ha, còn trồng
thuần sắn với mật độ 10.000 đến 12.000 cây/ha.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
1.1.1.4. Thành phần hóa học của lá sắn
Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992) [24], Từ Quang Hiển (1982) [5],
Pham Van Bien và cs (2002) [43] cho biết: Lá sắn có thành phần các chất dinh
dưỡng khá phong phú. Mặc dù hàm lượng tinh bột rất ít (từ 1,8 đến 3,2 %), tỷ lệ
dẫn xuất không chứa nito của lá sắn tươi có từ 3,7 - 6,4 %. Từ lâu lá sắn đã được
coi là một nguồn rau xanh cho người và gia súc. Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết
Ly (2001) [2] thì trong lá sắn tỷ lệ vật chất khô chiếm 25 %, năng lượng trao đổi
là 2549 Kcal/kg vật chất khô.
Theo Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [8] thì protein trong lá
của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06 đến 29,80 % trong
vật chất khô. Lá của các giống sắn trong nước có hàm lượng protein cao là
Xanh Vĩnh Phú, sắn Dù, Chuối trắng, KM 60, Chuối đỏ, 205. Bột lá sắn có
hàm lượng protein là 27,50 %, còn chế biến sắn cả cuống thì hàm lượng
protein giảm xuống còn 20,30 %. Tuy nhiên, giống sắn và thời điểm thu lá
khác nhau thì hàm lượng protein là khác nhau. Tác giả cũng cho biết protein
trong lá sắn cao hơn hẳn các loại cây thức ăn khác (hàm lượng protein trong

vật chất khô của cỏ hòa thảo là 12,60 %; ngô 11,90 %) nhưng thấp hơn so với
đỗ tương (45,70 %).
Thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn so
với củ. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [26] thì hàm lượng khoáng tổng số của lá
các loại sắn Xanh Vĩnh Phú, Xanh Hà Bắc, Chuối vỏ đỏ, Chuối vỏ trắng, KM
60, Sắn dù, 205 thường từ 6,60 đến 7,80 %. Hàm lượng Ca từ 0,77 đến 0,91 %
còn hàm lượng P từ 0,12 đến 0,28 %. Hàm lượng Ca dao động từ 0,74 - 1,13 %;
P từ 0,25 đến 0,38 %; K từ 1,52 đến 1,71 %. Trong lá sắn hàm lượng Fe và Mn
rất cao, tương ứng là 344,0 - 655,2 mg trong 1kg chất khô (Nguyễn Khắc Khôi
(1982) [16], Adewusi và Bradbury (1993) [37].

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
.
Theo công bố của Hoài Vũ (1980) [36] thì về mặt chất lượng, trong
protein của lá sắn có khá nhiều và đầy đủ các axit amin cần thiết. So với các
loại rau tươi khác thì chất lượng protein của lá sắn hơn hẳn. Ví dụ: Hàm
lượng lysin, methionin, triptophan của lá sắn tươi là 0,3; 0,4; 0,11 (g/100g).
Trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; 0,04. Rau ngót là 0,16; 0,13; 0,05. Rau
cải là 0,07; 0,03; 0,02 (g/100g).
Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [26], Chavez và cs (2000) [48] thì hàm
lượng axitamin trong lá cao hơn trong củ sắn và cân đối so với trứng
gà. Tuy nhiên, hàm lượng methionin và histidin trong lá cũng thấp, tương
ứng là 1,99 và 1,14 %. Hàm lượng lysin trong protein của lá sắn tương đối
cao (5,68 %) đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm.
Theo Từ Quang Hiển (1983) [6], trong bột lá sắn khô có chứa tới
66,7mg caroten/100g vật chất khô. Còn theo Hoài Vũ (1980) [36]; Hàm
lượng caroten trong lá sắn nói chung cao hơn so với củ. Dương Thanh
Liêm và cs (1998) [70], cho biết tỷ lệ caroten trong bột lá sắn phụ thuộc

vào quá trình chế biến, sấy ở nhiệt độ 100
o
C

giữ được caroten cao nhất là
351 mg/kg.
Lá sắn dễ phơi khô, bột lá sắn giàu carotenoid, xanthophyll và protein.
Vì vậy, nó không chỉ là nguồn bổ sung sắc chất mà còn là nguồn cung cấp
protenin cho gia súc và gia cầm.
1.1.1.5. Độc tố HCN và phương pháp khử HCN trong sắn
Lá sắn có hàm lượng protein khá cao và giàu vitamin, sắc tố;
protein của lá sắn có khá đầy đủ các axitamin cần thiết và giàu lysin.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
Tuy nhiên, ngoài các chất dinh dưỡng trong sắn còn chứa một lượng độc
tố HCN đáng kể.
Giống sắn khác nhau thì lượng độc tố trong nó không giống nhau. Lượng
HCN ở lá non nhiều hơn lá già; phần củ thì cao nhất ở phần vỏ thịt, sau đó là
2 phần đầu củ và lõi sắn: ở thân thì thân già nhiều hơn thân non. Ở mỗi phần
thân, lá, củ của cây sắn thì hàm lượng HCN có tỷ lệ rất khác nhau nhưng
HCN tập chung chủ yếu ở phần củ, căn cứ vào đây mà phân chia làm 2 loại
sắn: sắn ngọt và sắn đắng. Giống sắn ngọt có từ 30 - 80 ppm HCN trong chất
tươi, giống sắn đắng có từ 80 - 400 ppm HCN trong chất tươi (Trần Ngọc Ngoạn
(2007) [19]. Theo Shinha và Nair (1968) (Trích Silvestre và Arraudeau, 1990
[22]) thì sắn ngọt là những giống sắn có tỷ lệ HCN nhỏ hơn 80 ppm trong chất
tươi, nhóm sắn đắng là những giống sắn có tỷ lệ HCN lớn hơn 80 ppm.
Trong cây sắn lượng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập chung ở bộ
phận dưới mặt đất. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [26] thì sự phân bố HCN trong

các bộ phận của sây sắn được chia ra như sau: Các bộ phận trên mặt đất gồm
thân lá có 29,3 %: trong đó độc tố chủ yếu nắm ở thân là 27,2 % còn lại ở lá
chỉ có 2,1 %. Lượng HCN ở các bộ phận dưới mặt đất 70,7 % tổng lượng độc
tố trong cây. Trong đó gốc già dưới đất có 8,9 % và rễ củ chiếm 61,8 %, tập
chung chủ yếu ở vỏ và hai đầu củ sắn.
Khi gia súc thu nhận hàm lượng HCN quá cao thì sẽ làm cho con vật
bị trúng độc thường thấy ở hai thể cấp tính và mãn tính, ngộ độc cấp tính
làm cho con vật chết rất nhanh và ngộ độc mãn tính thường không có biểu
hiện rõ ràng (Oke, 1969) [79]. Theo Lê Đức Ngoan và cs (2005) [20] gia
súc thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc khi được cho ăn liên tiếp những
lượng nhỏ HCN và thường xuyên, nhưng gan vẫn có khả năng giải độc
HCN nhờ vào lưu huỳnh trong axit amin để tạo ra chất thiociannat ít độc
hơn HCN. Silvestre và Araudeau (1990) [22] cho biết: Lượng độc tố HCN
có thể gây chết động vật khoảng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể. Theo

Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
Humphreys (1988) (dẫn theo Lê Đức Ngoan và cs (2005) [20] thì liều ngộ
độc tối thiểu là 2 - 2,3 mg/khối lượng cơ thể, nhưng theo Du Thanh Hang
và Preston (2005) [61] thì ở mức 6 - 15 mg/kg khối lượng cơ thể vẫn không
thấy ngộ độc. Tuy nhiên theo các tác giả trên thì mức độ gây ngộ độc còn
tùy thuộc vào dạng glucosid có trong thức ăn.
Khi gia súc, gia cầm thu nhận hàm lượng HCN quá cao thì sẽ làm cho
con vật bị trúng độc. Độc tố gây ngộ độc có thể giải thích trên cơ sở của mối
liên hệ giữa axit cyanhydric với các ion kim loại như Cu
+2
và Fe
+2
. Gốc

Cyanua (CN) sẽ liên kết chặt chẽ với hemoglobin của hồng cầu để tạo thành
phức chất Cyanohemoglobin. Chất này không có khả năng vận chuyển oxy
trong máu làm cho cơ thể thiếu oxy dẫn đến con vật ngạt thở, niêm mạc, da
tím bầm và chết nhanh.
Chính vì lượng độc tố trong sắn có ảnh hưởng lớn tới việc làm thức ăn
trong chăn nuôi nên người ta đã phải nghiên cứu để loại bỏ đi hàm lượng độc
tố HCN có trong sắn.
Theo Gomez. G (1983) [55] việc loại bỏ độc tố HCN trong củ và lá sắn
thường áp dụng theo nguyên tắc sau:
Loại bỏ trực tiếp cyanogen glucocid bằng cách hòa tan trong nước. Vì
cyanogen glucocid sản sinh ra HCN, chất này bị loại bỏ thì HCN cũng bị
loại bỏ.
Làm phân giải cyanogen glucocid thành aceton và HCN, sau đó dùng
nhiệt làm bốc hơi HCN hoặc dùng nước làm rửa trôi HCN.
Làm phá hủy hoặc ức chế enzym linamariaza và glucocidaza. Các enzym
này không hoạt động thì cyanogen glucocid không thể phân hủy thành aceton
và HCN.
Dựa trên các nguyên lý trên, trong thực tế người ta đã sử dụng các biện
pháp dưới đây để hạn chế và loại bỏ HCN trong lá sắn:

Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Chế biến bột lá sắn nhờ ánh nắng mặt trời: Lá sắn được thu gom, loại bỏ
hết cuống lá, phơi héo tại ruộng trong một ngày cho giảm bớt nước. Sau đó lá
sắn được tiếp tục phơi nắng trên sân cho khô giòn. Lá sau khi khô giòn được
nghiền thành bột, trải mỏng bột lá cho bay hơi nước và HCN. Cho bột lá sắn
vào bao nhưng để hở miệng túi sau 2 tuần mới đóng gói để trong thời gian
này HCN tiếp tục thoát ra ngoài.
Phơi khô thân, lá sắn non: Thân cây sắn còn non, phơi cả thân, lá sắn (để

nguyên cả cây hoặc băm nhỏ trước khi phơi) khi khô thì đánh đống hoặc
nghiền thành bột để dự trữ.
Sấy khô: Thu gom lá sắn và loại bỏ hết cuống, phơi héo một ngày tại
ruộng cho giảm bớt nước, sau đó đưa vào hệ thống sấy ở nhiệt độ 60 - 100
o
C
cho khô giòn, sau đó nghiền nhỏ thành bột. Đưa vào bảo quản và đóng gói.
1.1.2. Giới thiệu về cỏ Stylo
1.1.2.1. Tên khoa học
Stylosanthes là một chi thực vật

có hoa thuộc họ Fabaceae. Nó thuộc
phân họ Faboideae và được APGII (2003) [38] phân loại như sau:
Giới (regnum): Phantae
Không phân hạng: Angiospermae
Không phân hạng: Eudicots
Không phân hạng: Rosids
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae
Phân họ (subfamilia): Faboideae
Tông (tribus): Aeschynomeneae
Chi (genus): Stylosanthes Sw
1.1.2.2. Nguồn gốc phân bố
Đây là một loại cỏ thuộc bộ đậu, có nguồn gốc từ châu Mỹ La Tinh. Cỏ
được trồng phổ biến ở Tây Ấn Độ, Hawii, và một số nước châu Phi như

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
Kenya, Uganda, Nigieria. Stylosanthes phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ,

từ Brasil nhập vào Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế giới
lần thứ II mới được chú ý đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển
đáng kể ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như: Malaysia,
Công gô, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây cỏ stylo nhập vào lần đầu vào
năm 1967 từ Singapore, Australia.
Các giống stylo đang được trồng phổ biến:
Stylosanthes guianensis (common stylo): cây lâu năm
Stylosanthes hamata (Caribbcan stylo): cây hàng năm
Stylosanthes scabra (Shrubby stylo): cây lâu năm
Stylosanthes humilis (Townsville stylo): cây hàng năm
1.1.2.3. Năng suất chất xanh
Cỏ stylosanthes guianensis trồng ở Brazil đạt năng suất chất xanh từ 15
đến 20 tấn/ha; 35 tấn/ha/năm ở Zaire. Tại Madagascar cỏ stylosanthes trồng
sau 1 năm đạt 43 tấn/ha trên vùng đất cao và 70 tấn/ha vùng đất thấp
(Ecoport, 2001) [53].
Ở Việt Nam, Stylosanthes cũng được nghiên cứu từ những năm trước đây.
Từ các nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào vùng chăn nuôi, vào mức phân bón và
nước tưới, đất đai… khác nhau stylosanthes cho năng suất khác nhau.
Tại Đắc Lắc, năng suất chất xanh của cỏ stylo CIAT 184 đạt 12,34
tấn/ha/lứa và cho 3,08 tấn chất khô/ha/lứa (tương ứng với 21,56 tấn/ha/năm)
cao hơn so với trồng ở các vùng sinh thái khác của Việt Nam (Lê Hòa và Bùi
Quang Tuấn, 2009) [11].
Theo Lê Hà Châu (1999) [1], giống stylo Cook có thể cho năng suất chất
xanh 21 tấn/lứa cắt/ha (4 lứa/năm) hoặc giống S. guianensis FM05 - 2 và stylo
CIAT 184 được trồng ở các vùng khác có khả năng cho năng suất chất khô
(CK) 11,4 – 12,5 tấn/ha/năm (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1996) [4]; (Trương Tấn
Khanh và cs, 1999) [15].

Số hóa bởi trung tâm học liệu


12
Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [25], cho biết Stylosanthes CIAT 184 trồng
tại Nghĩa Đàn đạt sản lượng chất xanh từ 52,5 đến 65,2 tấn/ha ở 2 mức phân
bón hóa học và 3 mức phân hữu cơ khác nhau. Cùng nghiên cứu này trên cỏ
Stylo Plus, Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [25] cho biết sản lượng chất xanh đạt
từ 49,70 đến 62,00 tấn/ha; sản lượng chất khô đạt từ 11,70 đến 14,92 tấn/ha;
sản lượng protein từ 1,99 đến 2,53 tấn/ha/năm ở 2 mức phân bón hóa học và 3
mức phân hữu cơ khác nhau.
Các giống Stylosanthes khác nhau cũng được nghiên cứu ở Thái Lan.
Satjipanon và cs, (1995) [86] cho biết: Stylo CIAT 184 cho sản lượng 12 - 17
tấn CK/ha/năm. Stylo Ubon và stylo CIAT 184 sản xuất 13; 18 và 17 tấn
CK/ha/năm tương ứng với năm thứ nhất, thứ hai và năm thứ ba. Trong khi đó
Stylo Seca có khả năng sản xuất thấp hơn trong 3 loại Stylosanthes lâu năm, nó
đạt 4,7; 10,6 và 6,7 tấn CK/ha/năm, tương ứng cho năm thứ nhất, năm thứ hai,
và năm thứ ba.
Như vậy ở các nước nhiệt đới nhiều loại cây họ đậu phát triển tốt. Năng
suất chất xanh, chất khô, đạt khá cao và không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, đất đai, mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, điều kiện phân bón
và các yếu tố khác.
Năng suất chất xanh của cỏ Stylosanthes còn phụ thuộc rất nhiều vào
thời gian thu cắt.
Theo Từ Quang Hiển và Cs (2002) [10], thời gian thu cắt của Cỏ
Stylosanhtes gracilis HBK sau khi trồng 4 - 5 tháng, cây cao 50 - 60 cm cắt
lứa đầu, lứa đầu không để già. Cắt lần khác sau 60 - 70 ngày (vụ hè thu) và 90
- 100 ngày (vụ đông xuân).
1.1.2.4. Thành phần hóa học của bột cỏ stylo
Đối với cỏ stylosanthes cùng với việc nghiên cứu năng suất các nhà khoa
học cũng tập trung đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nó.
Hàm lượng nitơ của S. guianensis vào khoảng 1,5 đến 3 % tính theo CK
(Mannetje và Jones, 1992) [74].


Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
Trong những năm gần đây, Stylosanthes cũng được trồng phổ biến tại
Thái Lan và Lào. Stylo CIAT 184 trồng tại Thái Lan có chứa protein thô 17,1 %:
xơ trung bình 39,1 % và xơ axit 56,8 % (Kiyothong và cs, 2004a) [65]. Chứa
14 - 18 % protein thô trong chất khô (SatjiPanon và cs, 1995) [86]. Thành
phần hóa học của cỏ Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo chất khô dao động
từ 16,7 - 18,1 % protein thô; 49,1 - 61,5 xơ trung bình tính; 34,1 - 47,3 %, xơ
axit; 6,3 - 8,7 % khoáng (Kiyothong và Wanapat, 2004b) [66]. Một số kết quả
phân tích cho thấy: Cỏ Stylo CIAT 184 tươi 40 - 45 ngày tại Lào chứa 20,2 %
chất khô; tính theo chất khô có 19 % protein thô; 64,2 % xơ trung tính; 5,5 %
khoáng (Phengsanvanh, 2003b) [83]. Theo Chanphone Keoboualapheth và cs,
2003 [50], Stylo CIAT 184 có 22,3 % chất khô; protein thô 19,3 %; xơ thô 30 %;
khoáng 5,1 %, Ca 0,2 %; P 0,4 %. Hàm lượng chất khô đạt từ 20 - 28 %;
protein thô 13,3 %; xơ trung tính 16,9 % tính theo chất khô (Toum
Keopaseuht, 2004) [91].
Omole và cs (2007) [80] cho biết cỏ Stylosanthes guianensis trồng tại
Nigeria có chất khô 19,75 %; protein thô 19,91 %; 13,28 % xơ thô; 1,34 %
lipit thô; 9,38 % khoáng tổng số; dẫn xuất không chứa đạm 56,03 % chất
khô. Stylosanthes scabra trồng tại Rwanda có hàm lượng của protein thô là
21 % (Mupenzi và cs, 2008) [77]. Cỏ Stylosanthes guianensis khô 6 tuần sau
thu hoạch ở Nigeria có 92,1 % chất khô; tính theo chất khô có 10,6 %
protein thô, 32,8 % xơ thô; 7,3 % khoáng (Bamikole và Ezenwa, 1999) [41].
Cỏ Stylosanthes trồng tại Zaire, có thành phần dinh dưỡng biến động từ
15 - 17 % protein thô, 33 - 40 % xơ thô, 0,1 - 0,2 % P, 0,8 - 1 % Ca, 1,2 - 1,8 % K,
0,3 - 0,8 % Mg, 0,02 % Na và 0,1 - 0,8 % Cl tính theo vật chất khô.
(Ecoport, 2001) [53].
Hỗn hợp bột cỏ Stylosanthes bao gồm 45 % S. guianensis, 45 % S. hamata

và 10 % S. scabra có chứa 13 % protein thô, 2,7 % chất béo thô, 32 % chất
xơ thô, 37,4 % dẫn xuất không chứa đạm, tro 4,1 %; 1,13 % Ca và 0,11 % P
trong chất khô (Bai Changjun và cs, 2004) [40].

Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
Ở nước ta, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylosanthes
cũng được các nhà khoa học công bố. Theo Lê Hòa, Bùi Quang Tuấn (2009)
[11], cây đậu Stylo CIAT 184 có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ protein thô đạt
16,86 %. Tỷ lệ sử dụng của cỏ Stylosanthes cũng tương đối cao (87,6 %).
Trên cả ba vùng nghiên cứu (Thái Nguyên, Lâm đồng, Ba vì) hàm lượng
protein của cỏ Stylo Plus đạt bình quân 17 % (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2006)
[18].
Như vậy, cùng một giống Stylosanthes guianensis, nhưng được trồng ở
các nước, các vùng sinh thái khác nhau, thời gian thu mẫu khác nhau sẽ có hàm
lượng các chất dinh dưỡng cũng khác nhau, với sự biến động khá lớn: Protein
dao động từ 13,3 - 19,0 %, xơ thô 13,28 - 40,0 % lipit 1,34 - 2,7 % Chất khô.
1.1.2.5. Phương pháp chế biến bột cỏ stylo
Có nhiều phương pháp chế biến bột cỏ khác nhau, nhưng dù chế biến
bằng phương pháp nào cũng phải làm khô nguyên liệu ban đầu càng nhanh
càng tốt. Để sản xuất được bột cỏ có chất lượng tốt nguyên liệu chế biến phải
có tỷ lệ lá cao, lá nhanh khô và khi khô vẫn giữ được màu xanh, giàu protein,
vitamin, caroten và xanthophyll, ít chất độc đối với những cây chứa chất này.
Ở Trung Quốc và Ấn Độ bột lá Stylosanthes được sản xuất với số
lượng lớn cung cấp cho ngành chăn nuôi gia cầm và bò sữa.
Bột cỏ Stylosanthes được sản xuất nhiều ở đảo Hải Nam và Quảng
Đông - Trung Quốc, đạt 300.000 tấn/năm (Liu Guodao, 2004) [71]. Công
nghệ sản xuất bột cỏ rất đơn giản. Cỏ Stylosanthes sau khi thu hoạch bằng
tay hoặc bằng máy được phơi trên nền xi măng dưới ánh nắng mặt trời hoặc

cỏ được cắt nhỏ đưa vào sấy khô trong một lò quay sau đó đưa vào máy
nghiền thành bột và đóng gói.
Ở khu vực có ánh nắng mặt trời tốt, cỏ được phơi trên bề mặt cứng, sạch
sẽ (tốt nhất là bê tông) trong vòng hai ngày. Nhìn chung, phương pháp này dễ
làm, dễ sử dụng nhưng chỉ phục vụ được ở quy mô nhỏ, địa phương và chất

Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
lượng sản phẩm kém. Bên cạnh đó, có thể dùng tre làm kệ sấy để làm khô
nguyên liệu, tránh hư hỏng và tránh tiếp xúc với bề mặt đất. Điều này có thể
giúp đẩy nhanh quá trình làm khô và cải thiện chất lượng thông qua tăng hàm
lượng protein và β - caroten (Liu Guodao, 2004) [71].
Đối với sản xuất bột cỏ nguyên liệu quy mô công nghiệp thì cỏ
Stylosanthes sau khi được thu hoạch, cắt nhỏ đưa vào lò sấy. Cỏ có thể
được sấy theo hai cách khác nhau. Sấy khô ở nhiệt độ thấp (50 - 60
0
C)
trong vòng 2 - 3 giờ làm mất nước, ít gây thất thoát protein và caroten để
nâng cao chất lượng sản phẩm. Phương pháp sấy khô thứ hai là nguyên liệu
được làm khô nhanh chóng ở lò sấy có nhiệt độ cao hơn 600
0
C trong vòng
10 - 20 giây. Phương pháp này làm hao hụt protein và caroten rất thấp, chất
lượng bột cỏ Stylosanthes cao. Cỏ sau khi sấy khô được đưa vào máy
nghiền thành bột và đóng gói trong túi với một lớp lót không thấm nước
(Liu Guodao, 2004) [71].
1.2. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi
1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố
1.2.1.1. Nguồn gốc của sắc tố

Carotenoid là sắc tố hữu cơ được tìm thấy ở thực vật và các loài vi sinh vật
khác có thể tiến hành tự quang hợp được như tảo, một số loài nấm và vi khuẩn.
Các sắc tố này đóng hai vai trò là (1) hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời
trong quá trình quang hợp, (2) bảo vệ tế bào cây trồng khỏi bị thối rữa.
Hiện nay người ta đã tìm được 750 loại carotenoid. Do sự có mặt hay
không có của phân tử oxy, carotenoid được chia thành 2 nhóm là caroten
(beta caroten, lycopen hay alpha caroten) và xanthophyll (astaxanthin, lutein
và zeaxanthin)
Carotenoid không phải là tên riêng của một chất nào mà là tên của một
nhóm các hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo tương tự nhau và tác dụng
bảo vệ cơ thể động thực vật cũng tương tự nhau. Carotenoid được biết đến

Số hóa bởi trung tâm học liệu

16
sớm nhất và có vai trò lớn trong đời sống là beta - caroten hay còn gọi là tiền
vitamin A. Trong những năm gần đây, người ta mới biết thêm về vai trò của
các carotenoid khác như astaxanthin, lycopen, lutein và zeaxathin, đó là
những sắc tố quan trọng nhất có tác dụng đến sức khỏe con người và động vật.
Chúng có hoạt tính gấp 10 lần so với beta caroten. Nó có tác động tốt đến não và
hệ thần kinh trung ương và có tác động rất tốt trong quá trình miễn dịch của cơ
thể, làm giảm 1000 lần tác động của tia cực tím so với beta caroten.
Carotenoid là sắc tố tự nhiên tạo ra màu vàng, da cam, đỏ của rất nhiều
các loại quả (gấc, chanh, đào, mơ, cam, nho ), rau (cà rốt, cà chua, ), nấm
và hoa. Chúng cũng có mặt trong các sản phẩm động vật như trứng, tôm hùm,
cá Ngày nay, các hợp chất carotenoid rất được quan tâm nghiên cứu.
Carotenoid là chất màu tự nhiên, chúng được tìm thấy trong lục nạp của
thực vật bậc cao, mặc dù trong mô quang hợp những màu sắc này được che
đậy bởi chất diệp lục. Những chất này được tìm thấy trong tảo, vi khuẩn, nấm
và nấm men.

Người ta ước tính rằng thiên nhiên sản xuất hằng năm khoảng 100 triệu
tấn carotenoid.
1.2.1.2. Sắc tố trong thực vật
Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll,
carotenoid (caroten và xanthophyll), flavonoid (chalcon, anthocyanin, flavon,
falavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Người ta đã phát hiện được
khoảng 750 loại caroteninoid, 7000 flavonoid và hơn 500 anthocyanin
(Davies, 2004) [50]. Sắc tố tồn tại ở các bộ phận khác nhau của thực vật,
favonoid và carotenoid tồn tại ở hầu hết các mô thực vật như lá, củ, hoa, quả
và hạt. Anthocyanin, chlorophyll có một vị trí cụ thể ở tế bào hoặc cấp độ
dưới tế bào. Anthocyanin thường được tìm thấy trong tế bào biểu bì của cánh
hoa, trong khi chlorophyll và carotenoid trong thể hạt của các tế bào dưới
biểu bì quang hợp của lá. Anthocyanin, betalain xuất hiện trong không bào

Số hóa bởi trung tâm học liệu

17
(Davies, 2004) [50]. Tất cả các hình thức vẻ đẹp của các thực vật là thông tin
cho động vật, côn trùng, chim và dơi, tìm đến thực vật để kiếm thức ăn.
Một số sắc tố thường gặp trong thực vật được hệ thống hóa như sau:
Sắc tố trong thực vật (4 nhóm chính):
Nhóm 1: Chlorophyll, gồm có:
Chlorophyll a
Chorophyll b
Nhóm 2: Carotenoid, gồm có:
+ Caroten
α, β, z, γ caroten; Lycopen; Phytofluen
+ Xanthophyl
Lutein; Zeaxanthin; Astaxanthin
Canthaxanthin; Citranaxanthin; Capxanthin

α, β cryptoxanthin; Violaxanthin
Nhóm 3: Flavonoid, gồm có:
Auron; Flavon; Flavonol
Anthocyanin; Chancon
Nhóm 4: Betalain, gồm có:
Betaxanthin
Betacyanin
Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyl a màu xanh nhạt và
chlorophyl b màu vàng xanh. Số lượng loại này phụ thuộc vào loài thực vật,
điều kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng magie.
Bình thường chất diệp lục a nhiều hơn 2 - 4 lần so với chất diệp lục b
trong lá bạc hà tươi được chiết suất bằng aceton, chất diệp lục a/b thay đổi từ
3:1 trong melissa, cây tầm ma là 1:1 (Dzugan, 2006) [52]. Cây trồng trong
bóng râm chứa chất diệp lục a ít hơn so với chất diệp lục b. Thay thế Mg bởi

Số hóa bởi trung tâm học liệu

18
ion Fe sẽ tạo ra sản phẩm chất diệp lục màu xám - nâu của chlorophyll và sự
hiện diện của các ion Zn và Cu làm tăng sự ổn định của màu xanh lá cây tự
nhiên (Dzugan, 2006) [52].
Các phân tử chất diệp lục là một dẫn xuất porphyrin chính là một sự sắp
xếp của bốn pyrrol vòng có chứa một ion Mg ở trung tâm. Sự hiện diện Mg ở
trung tâm của một phân tử chất diệp lục đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc hấp thụ năng lượng ánh sáng và vòng pyrrol tạo ra một cấu trúc nối đơn,
tạo điều kiện cho việc hấp thụ photon ánh sáng. Một đuôi phyton bao gồm 20
nguyên tử carbon được gắn liền với phần tetrapyrrol chất diệp lục. Sự khác
biệt trong cấu trúc giữa chlorophyll a và b thứ ba trong vòng pyrrol II.
Chlorophyll a gắn với nhóm NH
3,

trong khi chất diệp lục b liên kết với CHO.
Loại bỏ Mg từ các phân tử chất diệp lục và kết quả trong chuyển đổi của nó là
tạo thành pheophytin có màu xám - nâu. Pheophytin tích lũy ở lá trong quá
trình lão hóa của thực vật hoặc kết quả gây ra do ô nhiễm môi trường, chẳng
hạn như mưa axit (Dzugan, 2006) [52].
Caroten (C
40
H
56
) là một loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong
dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δ, z
caroten. Nếu cắt đôi phân tử β caroten ta có 2 phân tử vitamin A, nên β
caroten được xem là tiền vitamin A (Trịnh Xuân Vũ và cs, 1976) [35]. Trong
đó β caroten chiếm trên 90 % trong tổng số các carotenoid ở thực vật. Các
carotenoid không chỉ cung cấp tiền vitamin A mà còn có tiềm năng chống
oxy hóa, chống ung thư. Hàm lượng β caroten trong cỏ tươi tự nhiên: 150 -
250 mg/kgVCK, cây ngô già: 15 - 60 mg/kg VCK, của cà rốt: 150 - 200
mg/kg VCK, rơm rạ: 4mg/kg VCK (Từ Quang Hiển, 2001) [9]. Tác giả Scott
và cs, (1969) [87] cho biết β caroten trong bột lá keo giậu từ 227 đến 248
mg/kg VCK. Carotnen là một trong những nhóm sắc tố quan trọng nhất trong
tự nhiên. Nó tạo nên màu sắc rực rỡ của màu vàng, đỏ cho nhiều loại trái cây,

Số hóa bởi trung tâm học liệu

19
rau, củ, hoa, và lá mùa thu, tạo ra màu sắc lòng đỏ trứng gà, tảo, nấm men, và
nấm, màu lông và da của nhiều loại chim.
Xanthophyll là nhóm sắc tố vàng sẫm. Công thức hóa học của chúng là
C
40

H
56
O
n
(n từ 1 - 6). Vì số lượng nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 cho nên có
nhiều loại xanthophyll: Kriptoxantin (C
40
H
56
O
1
), lutein (C
40
H
56
O
2
), violacxantin
(C
40
H
56
O
4
), (Trịnh Xuân Vũ và cs, 1976) [35]. Trong đó
violaxanthin và lutein
chủ yếu tạo ra màu sắc vàng của lá cây, cỏ trong mùa
thu (Davies, 2004) [50].
Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcon, auron, flavon và flavonol tồn
tại ở trong không bào. Trong các sắc tố thuộc nhóm flavonoid thì anthocyanin

là phổ biến nhất và tạo ra các màu đỏ tươi, đỏ, xanh và màu tím cho hoa, quả
và thân cây. Màu của anthocyanin bị ảnh hưởng nhiều của các nhân tố. Một
trong các nhân tố đó là số lượng nhóm hydroxyl và methoxyl. Nếu có nhiều
gốc OH thì màu sắc có màu xanh. Nếu xuất hiện nhiều gốc OCH
3
thì màu sắc
chủ yếu là đỏ (Winkel - shirley, 2002 [96]; Grotewold, 2006 [58]). Các loại
sắc tố này có màu đỏ khi ở pH axit và có màu xanh khi ở môi trường kiềm.
Ngoài ra màu sắc còn phụ thuộc vào các nguyên tố khoáng như Al, Fe, Mg ở
một số loài thực vật.
1.2.2. Nguồn cung cấp sắc tố cho thức ăn chăn nuôi
* Giới thiệu về sắc tố trong thức ăn chăn nuôi
Sắc tố trong thực vật bao gồm 4 nhóm (chlorophyll, carotenoid,
flavonoid và betalain). Trong thức ăn chăn nuôi chỉ đề cập đến một trong bốn
nhóm nói trên, đó là carotenoid. Khi nói đến hàm lượng sắc tố trong thức ăn,
có nghĩa là nói đến carotenoid trong tổng số. Nó gồm 2 nhóm đó là
xanthophyll và caroten.
Xanthophyll còn có tên gọi là axy - carotenoid. Nó cũng có 2 nhóm là
carotenoid không màu và có màu. Carotenoid không màu có 2 đại diện chính
là cryptoxanthin và violaxanthin, còn carotenoid có màu thì có 2 nhóm nhỏ,

Số hóa bởi trung tâm học liệu

20
nhóm thứ nhất là xanthophyll với đại diện là lutein và zeaxanthin, còn nhóm
thứ 2 có các đại diện như apoester, canthaxanthin, citranaxanthin, capxanthin
(capsorubin), astaxanthin. Chính vì vậy, khi nói đến hàm lượng xanthophyll
trong thức ăn,có nghĩa là nói đến xanthophyll tổng số, chứ không phải là một
sắc tố cụ thể nào đó trong nhóm này.
Caroten có các đại diện là anpha (α), beta (β), zeta (z), gama (γ) caroten,

lycopen và phytofluen. Vì vậy, khi nói tới hàm lượng caroten trong thức ăn, có
nghĩa là nói đến caroten tổng số trong thức ăn (không phải là một sắc tố cụ
thể trong nhóm này).
Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi được hệ thống hóa bằng sơ đồ dưới đây:
Carotenoid tổng số
Xanthophyll tổng số (hay oxy – carotenoid)
Caroten (α, β, z, γ
caroten,
lycopen,
phytofluen)
Carotenoid
có màu
Carotenoid không màu
Xanthophyll
(Lutein và
zeaxanthin)
Apoester
Canthaxanthin
Citranaxanthin (Capsorubin)
Astaxanthin
Cryptoxanthin
Violaxanthin
Hình 1.2: Sơ đồ carotenoid tổng số
* Sắc tố trong nguyên liệu thức ăn
Để khẩu phần thông thường có chứa một lượng sắc tố đáp ứng yêu cầu
của vật nuôi, người ta phải lựa chọn các nguyên liệu thức ăn giàu sắc tố để
đưa vào khẩu phần hoặc bổ sung sắc tố tổng hợp. Sau đây là một số nguyên
liệu thức ăn giàu sắc tố.
+ Ngô
Thức ăn thường chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần (40 - 60 %) và lại khá

giàu sắc tố là ngô, hàm lượng carotenoid của ngô hạt khoảng 15 - 25mg/kg
VCK, còn gluten trong ngô khoảng 130 - 300mg/kg VCK. Hàm lượng này
đáp ứng khoảng 40 - 60 % sắc tố theo yêu cầu của gia cầm nuôi thịt và đẻ
trứng. Thí nghiệm trên gà đẻ trứng cho thấy, nếu chỉ sử dụng ngô là nguồn

Số hóa bởi trung tâm học liệu

21
cung cấp sắc tố chính trong khẩu phần thì độ đậm màu lòng đỏ đạt 5 - 7 điểm
theo thang điểm màu của Roche.
+ Bột lá thực vật
Một số loại nguyên liệu thức ăn có chứa hàm lượng sắc tố rất cao và dễ
sản xuất đó là bột lá xanh từ các cây họ đậu (keo giậu, alfalfa, stylo ), từ lá
sắn và hoa cúc vạn thọ hàm lượng caroten của các loại bột lá nằm trong
khoảng 200 - 1000 mg VCK. Do mỗi loại bột lá có một điểm hạn chế riêng,
như chứa độc tố (mimosin, HCN ) chất kháng dinh dưỡng, mùi hắc, vị đắng,
tỷ lệ xơ cao nên không thể phối hợp các loại bột lá này vào trong khẩu phần
với tỷ lệ lớn, thường là dưới 10 % đối với gia cầm, 20 % đối với lợn, nhưng
chỉ cần tỷ lệ đó kết hợp với ngô, lúa mỳ đã hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu sắc tố
của vật nuôi.
Hàm lượng sắc tố trong bột lá xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
như loài, giống cây, giai đoạn thu cắt, đặc biệt là phương pháp chế biến. VD:
BLS được chế biến bằng phương pháp băm nhỏ, sấy ở 65
o
C thì trong 1kg VCK
có 510 mg caroten (Trần Thị Hoan 2012) [12]. Cũng tương tự như vậy hàm
lượng caroten trong bột cỏ stylo chế biến bằng phương pháp sấy là 254 mg.
phương pháp phơi nắng trực tiếp là 228mg, phương pháp phơi dưới mái tôn là
259 mg/kg VCK (Hồ Thị Bích Ngọc 2012) [21].
Oxycarotenoid là chất liên kết với chất béo, do đó rất nhạy cảm với quá

trình lưu trữ. Ví dụ cỏ alfalfa: Ngay sau khi sấy khô, hàm lượng xanthophyll
là xấp xỉ 440mg/kg. Sau hai tháng lưu trữ, sắc tố mất đi đến 30 %. Đối với
các nguyên liệu như cám ngô, cỏ alfalfa và cỏ hòa thảo thì có thể mất tới 50
% khi thời hạn lưu trữ đến 12 tháng. Bột lá sắn sau 3 tháng bảo quản hàm
lượng carotenoid chỉ còn 51,7 % so với ban đầu (Trần THị Hoan, 2012) [12].
Những tổn thất này được tính đến khi xây dựng công thức thức ăn chăn nuôi,
đặc biệt là về khi phối hợp thức ăn cho gà thịt và gà sinh sản.
+ Tảo, nấm

Số hóa bởi trung tâm học liệu

22
Tảo và nấm cũng là nguồn thức ăn cung cấp sắc tố cho vật nuôi. Đây là
phương pháp bổ sung sắc tố cho cá có hiệu quả cao và tạo môi trường khép
kín. Người ta còn tách chiết oxycarotenoid từ thực vật, tảo và nấm để bổ sung
cho gia cầm. Tuy nhiên phương pháp này không phải nước nào cũng thực
hiện được và so với bột lá xanh thì nó kém ưu điểm hơn do giá thành cao và
không cung cấp được chất dinh dưỡng khác ngoài sắc tố như bột lá xanh.
+ Sắc tố tổng hợp
Khi không có đủ nguồn cung cấp sắc tố từ bột lá thực vật, tảo, nấm để bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi thì người ta bổ sung sắc tố tổng hợp vào thức ăn.
Các carotenoid tổng hợp thường được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi là beta -
apo - 8 - carotenol (vàng), anthaxanthin (đỏ). So với bổ sung sắc tố từ bột
thực vật, tảo, nấm thì bổ sung sắc tố tổng hợp kém ưu điểm hơn bởi hai lý do
sau: (1) giá thành cao làm tăng giá thành thức ăn và sản phẩm, (2) có thể
không đạt được yêu cầu về màu sắc và chất lượng sản phẩm như mong
muốn, (3) không cung cấp được các chất dinh dưỡng khác cho vật nuôi
(protein, lipit )
Mặc dù sắc tố tổng hợp được chứng minh là không độc hại đối với vật
nuôi và con người nhưng một số nước vẫn không cho phép sử dụng sắc tố

tổng hợp trong chăn nuôi. Các nước này chỉ sử dụng nguyên liệu thức ăn giàu
sắc tố (ngô) và sắc tố từ bột thực vật, tảo và nấm.
1.2.3. Vai trò của sắc tố đối với vật nuôi
Carotenoid có vai trò quan trọng đối với vật nuôi, đặc biệt đối với gia
cầm thì nó có ảnh hưởng rất lớn. Làm cho gia cầm phát triển nhanh hơn, tăng
chất lượng thịt cũng như sản lượng và chất lượng trứng.
* Vai trò của sắc tố đối với gia cầm nuôi lấy trứng

Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt

Số hóa bởi trung tâm học liệu

23
buộc phải được cung cấp từ thức ăn (Marusich, 1981 [76], Liufa và cs, 1997)
[72]. Đối với khẩu phần ăn thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo
màu da và lòng đỏ trứng gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô,
gluten ngô và bột lá thực vật (Latscha, 1990) [67]. Khi cho gia cầm ăn thức ăn
giàu xanthophyll thì có thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất
béo, da, lông của chúng (Goodwin, 1986) [56]. Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở
cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một
phần được chuyển vào lòng đỏ (Gouveia và cs, 1996 [57]; Goodwin, 1986)
[56]. Sau khi thu nhận được sắc tố có từ thức ăn thì gà đẻ có thể huy động từ
20 - 60 % tổng lượng sắc tố thu nhận vào lòng đỏ (Bornstein, 1966) [44]. Do
đó màu sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc của xanthophyll (Sirri và
cs, 2007) [89]. Ngày nay, các oxycarotenoid được phân lập từ thực vật, tảo và
nấm được sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn của gia cầm và được đánh giá là
rất tốt (Gierhart, 2002 [59]; Lorenz, 2002 [73]), còn có các loại sắc tố tổng
hợp thì ít được sử dụng và thậm chí còn bị cấm ở một số nước. Khi sử dụng
ngô đến 50 % khẩu phần thì sắc tố có trong ngô có thể cho màu sắc lông đỏ
đạt từ 5,6 - 7 điểm và tương đương với lòng đỏ ở mức bình thường theo thang

điểm màu của Roche (1988) [84]. Nhưng yêu cầu của các nước châu Mỹ thì
màu sắc lòng đỏ phải đạt thang điểm từ 7 - 10, còn châu Âu và châu Á là 10 - 14
theo thang điểm của Roche. Như vậy, nếu chỉ sử dụng khẩu phần tự nhiên để
cung cấp sắc tố cho lòng đỏ thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu nêu trên,
ngoài ra oxycarotenoid còn dễ bị biến tính do tác động của các nhân tố gây
oxy hóa như ánh sáng, nhiệt độ hay quá trình đề hydrat và điều kiện bảo quản
nên việc thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và trong sản phẩm chăn nuôi là khó
tránh khỏi.
Sắc tố không chỉ phụ thuộc vào tổng số lượng sắc tố mà còn phụ thuộc
vào tỷ lệ các chất carotenoid màu vàng và đỏ được hấp thụ vào trong cơ thể.
Thức ăn có hàm lượng thấp các sắc tố đỏ nếu được thêm vào các sắc tố màu

Số hóa bởi trung tâm học liệu

24
vàng với hàm lượng cao kết quả làm màu sắc lòng đỏ đậm hơn (De Groote,
1970) [51], khi bổ sung vào khẩu phần cơ sở canthaxanthin làm cho lòng đỏ
trứng có màu sắc vàng nhạt thành màu đỏ tươi.
Vì vậy, để đạt được màu sắc mong muốn của lòng đỏ, việc bổ sung của
sắc tố màu vàng và canthaxanthin trong khẩu phần phải dựa vào tính toán tỷ lệ
ban đầu của xanthophyll tự nhiên sẵn có trong thức ăn. Nguyên liệu trong thức
ăn chẳng hạn như ngô và bột cỏ alfalfa có chứa một lượng đáng kể xanthophyll
vàng, ví dụ như lutein và zeaxanthin. Xanthophyll đỏ (Capsanthin, capsorubin)
chỉ được tìm thấy trong ớt (Capsicum annuum, ớt) nhưng hiệu quả của sắc tố
này chỉ bằng một nửa đến 3 phần tư của canthaxanthin.
Theo Sidibe (2001) [88] cho biết, sau khi cho gà đẻ ăn thức ăn có chứa 2 - 6
mg canthaxanthin/kg thức ăn, màu lòng đỏ đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 10 và
hàm lượng canthaxanthin trong lòng đỏ trứng được đo giữa ngày 19 và 25 là
như nhau, điều đó phản ánh mối quan hệ ổn định giữa canthaxanthin trong
thức ăn và lòng đỏ trứng. Để trứng tươi đạt điểm 14 hàm lượng canthaxanthin

cao nhất được tìm thấy trong trứng tương ứng là 0,35mg/quả hay 5,9mg/kg
trứng. Vì vậy cần phải tính toán hàm lượng sắc tố trong thức ăn để đáp ứng
được sự tích tụ sắc tố với hàm lượng nêu trên trong lòng đỏ trứng.
Nói chung, mức bổ xung carotenoid tổng hợp trong thức ăn chăn nuôi có
thể thay đổi từ 0 - 8 mg/kg thức ăn cho cả bột màu vàng và đỏ, tổng cả hai
loại là từ 10 - 15mg/kg khẩu phần.
Astaxanthin tự nhiên cũng được các nhà sản xuất thức ăn cho gà sử dụng
để làm tăng sắc tố lòng đỏ. Ngoài ra nó còn có nhiều lợi ích khác như; giảm tỷ
lệ tử vong của gà, tăng khả năng sinh sản và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Ngoài sản xuất trứng tăng lên thì các bệnh nhiễm trùng do Salmonella lại
giảm đang kể.
* Vai trò của sắc tố với gia cầm nuôi thịt

×