Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử (lycium chinensis mill) tại sa pa - lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 100 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––




LÊ VĂN GIỎI





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG KỸ
THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRỌT CÂY
KHỞI TỬ (LYCIUM CHINENSIS MILL)
TẠI SA PA - LÀO CAI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Thái Nguyên, năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––



LÊ VĂN GIỎI




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG KỸ
THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRỌT CÂY
KHỞI TỬ (LYCIUM CHINENSIS MILL)
TẠI SA PA - LÀO CAI


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60.62.01.10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Thái Nguyên, năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một công trình
nghiên cứu một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này
đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2013
Tác giả luận văn


Lê Văn Giỏi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trong quá
trình học tập, nghiên cứu, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các tập thể, cá nhân và gia đình.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo PGS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể các cán bộ khoa
Nông học – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo
tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ khoa Tài
nguyên, Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa - Viện Dược liệu đã giúp

đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và thực
hiện đề tài.
Sự thành công của luận văn còn có sự đóng góp giảng dạy của các
thầy, cô giáo, sự quan tâm động viên của gia đình và bạn bè tôi.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả
những sự giúp đỡ và khích lệ quý báu đó.

Tác giả


Lê Văn Giỏi






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu 2
2.2 Yêu cầu nghiên cứu 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Những nghiên cứu về cây Khởi tử trên thế giới 3

1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Phân loại 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật học 4
1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 4
1.1.5. Bộ phận sử dụng làm thuốc và thành phần hoá học 5
1.1.6. Tác dụng dược lý, công dụng và một số đơn thuốc có chứa Khởi tử. 6
1.1.7 Nghiên cứu về nhân giống và trồng trọt. 9
2.1. Những nghiên cứu về cây Khởi tử ở trong nước 9
2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài. 9
2.1.2 Nghiên cứu về nhân giống và trồng trọt. 10
2.1.3. Nghiên cứu về hóa học và dược lý 11
2.2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của nhân giống cây trồng 11
2.2.1. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính 11
2.2.2 Cơ sở thực tiễn 14
2.3 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng 15
2.4 Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa – Lào Cai 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 21
2.2 Nội dung nghiên cứu: 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu: 21
2.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong
nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom. 21
2.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh
trưởng, phát triển của cây Khởi tử. 23
2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh
trưởng, phát triển của cây Khởi tử. 24
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi: 25

2.4.1. Một số chỉ tiêu theo dõi đối với các thí nghiệm về nhân giống 25
Tiêu chuẩn cây xuất vườn: 26
2.4.2 Một số chỉ tiêu theo dõi đối với các thí nghiệm trồng trọt 26
2.5 Phương pháp phân tích số liệu: 26
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng
phương pháp giâm hom. 27
3.1.1. Ảnh hưởng của chất KTST trong nhân giống khởi tử bằng phương pháp
giâm hom ở vụ Hè. 28
3.1.1.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nảy mầm của
hom giâm 28
3.1.1.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chât lượng và tỷ lệ hom
đạt tiêu chuẩn đem trồng ở vụ Hè 30
3.1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng
phương pháp giâm hom ở vụ Đông Xuân 34
3.1.2.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nảy mầm của
hom giâm trong vụ Đông – Xuân. 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.1.2.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chất lượng và tỷ lệ hom
đạt tiêu chuẩn đem trồng 36
3.2 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây Khởi
tử. 39
3.2.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều dài mầm cây Khởi tử 40
3.2.2 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số mầm cây khởi tử 41
3.2.3 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất thu hoạch mầm cây khởi
tử 42
3.3 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ khi trồng đối với sinh trưởng, phát triển
của cây Khởi tử 43

3.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến chiều dài mầm khởi tử 43
3.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số mầm/khóm của cây Khởi tử 45
3.3.3 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến năng suất thu hoạch mầm cây
Khởi tử 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
1.Kết luận 49
2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa 18
Bảng 1.2 Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa 19
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nảy mầm
của hom giâm vụ Hè 28
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chất KTST đến chất lượng và tỷ lệ hom đạt tiêu
chuẩn đem trồng 30
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của chất ĐH sinh trưởng đến khả năng nảy mầm của
hom giâm trong vụ Đông – Xuân. 34
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chất KTST đến chất lượng và tỷ lệ hom đạt tiêu
chuẩn đem trồng 36
Bảng 3.5 Tác động của khoảng cách đến chiều dài mầm Khởi tử 40
Bảng 3.6 Tác động của khoảng cách trồng đến số mầm cây khởi tử 41
Bảng 3.7 Tác động của khoảng cách trồng đến năng suất mầm cây Khởi tử
42
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến chiều dài mầm Khởi tử 44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số mầm/khóm 45
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến năng suất thu hoạch

mầm cây Khởi tử 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Diễn biến tỷ lệ nảy mầm của hom giâm trong vụ Hè 29
Hình 3.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến hom đạt tiêu
chuẩn đem trồng trong vụ Hè. 33
Hình 3.3 Diễn biến tỷ lệ nảy mầm trong vụ Đông – Xuân 35
Hình 3.4 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến chất lượng hom
đem trồng vụ Đông- Xuân 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây thuốc có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của xã hội loài người. Đây là nguồn thuốc đầu tiên mà con người
sử dụng trong việc phòng, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
Khởi tử (Lycium chinensis Mill) là loại cây trồng đặc hữu của vùng
núi cao Sa Pa - Lào Cai. Cây thích ứng với đất pha cát, thoát nước, không
bị úng ngập, có tầng canh tác sâu. Khởi tử chịu bóng lúc còn nhỏ, từ năm
thứ 3 trở đi, cây cần được chiếu sáng đầy đủ.
Đây là cây trồng lâu năm có thể sử dụng với nhiều mục đích và trồng
trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể trồng làm dược liệu, làm rau, làm bờ
rào, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu cơ bản cho loại cây trồng này. Hiện nay
đã có một số hộ gia đình trồng Khởi tử theo hướng sản xuất rau bán ra thị
trường. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì rau Khởi tử (chủ
yếu là nấu canh) ăn rất bổ và mát. Đặc biệt là phụ nữ mới sinh ăn canh rau

khởi tử cho nhiều sữa. Du khách đến Sa pa đều muốn được thưởng thức
món canh rau khởi tử tại các nhà hàng, khách sạn, thậm chí còn mang về
xuôi để làm quà. Khởi tử là cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển
nhanh (khoảng 30-40 ngày cho một lứa thu hoạch rau). Sau khi trồng từ 4-5
năm trở đi có thể thu hoạch rễ làm dược liệu được gọi là Địa cốt bì, có tác
dụng bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo, trừ phong, bổ ích gân cốt…
Do vậy là loại cây trồng vừa dùng làm rau vừa dùng làm dược liệu. Khởi tử
được trồng ở Sa Pa rất ít khi có quả và số lượng quả không nhiều cho nên
không có xu hướng trồng để thu hạt làm dược liệu (kỷ tử).
Khởi tử là cây trồng đặc hữu của Sa Pa có giá trị sử dụng cao nhưng
chưa được nhiều người biết đến, chưa được nghiên cứu cơ bản trong trồng
trọt. Người dân địa phương muốn trồng và phát triển loại cây trồng này theo
hướng sản xuất hàng hóa nhưng chưa có quy trình trồng trọt để áp dụng, mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
chỉ làm theo kinh nghiệm. Các địa phương khác như Bắc Hà, Si Ma Cai
muốn trồng cây Khởi tử theo hướng sản xuất rau cung cấp cho một số cửa
hàng, siêu thị ở Hà Nội nhưng lại thiếu giống, thiếu kỹ thuật trồng trọt.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt
cây Khởi tử (Lycium chinensis Mill) tại Sa Pa - Lào Cai”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục tiêu
Phát triển cây Khởi tử quả đỏ (Lycium chinensis Mill) trở thành sản
phẩm hàng hóa, góp phần bảo tồn, phát triển và nâng cao đời sống cho
người dân ở Sa Pa – Lào Cai.
2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân
giống Khởi tử vụ Hè

- Xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân
giống Khởi tử vụ Đông - Xuân.
- Xác định được mật độ, khoảng cách trồng phù hợp cây Khởi tử tại
Sa Pa.
- Nghiên cứu liều lượng phân bón hợp lý trồng cây Khởi tử tại Sa Pa.









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Những nghiên cứu về cây Khởi tử trên thế giới
1.1.1. Nguồn gốc
Chi Lycium L. trên thế giới có khoảng hơn 100 loài, phân bố rải rác
khắp vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi và châu Á [4].
Khu vực Đông Á thường được trồng ở miền nam Trung Quốc, Hàn Quốc,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Riêng ở Trung Quốc có 7 loài [6]. Các loài này chủ yếu được trồng để
lấy quả làm thuốc. Trong cuốn Quần xã thực vật Trung Hoa [7] đã mô tả
chi tiết 7 loài thuộc chi này, đáng chú ý nhất là tên gọi Khởi tử. Bởi vì cùng
có tên gọi là Khởi tử có 2 loài:
+ Khởi tử quả đỏ (Lycium chinensis Mill.), có nguồn gốc từ vùng tây
Á. Mọc hoang và được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,

Malaysia, Indonesia…[4]
+ Khởi tử quả tím đen (Lycium ruthenium Murray), cũng có nguồn gốc Tây
Á hoặc Nam Á. Cây được trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số nơi khác. [4]
1.1.2. Phân loại
Cây khởi tử có tên khoa học là: Lycium chinense Mill, thuộc họ Cà
(Solanaceae). Cây khởi tử còn có tên khác là: Củ khởi, Câu kỷ tử, Rau
khởi, Khủ khởi, Phại khau khỉ (Tày).
Tên nước ngoài: Chinese box – thorn, Chinese desert thorn, Chinese
wolfberry, Chinese matrimony vine (tiếng Anh) và Lyciet (tiếng Pháp).
Có hai loài Khởi tử đáng chú ý là:
Khởi tử quả đỏ (Lycium chinense Mill.), có nguồn gốc từ vùng Tây Ắ.
Mọc hoang và trồng nhiều ở vùng Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,
Malaysia, Indonesia….
Khởi tử quả tím đen (L. ruthenicum Murray) cũng có nguồn gốc ở vùng
tây Á hoặc Nam Á. Cây được trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số nơi khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Ở Việt Nam. hiện nay có cả hai loài, nhưng không rõ được nhập trồng
từ bao giờ. Cây trồng ở Đà Lạt, Lâm Đồng, Hà Nội và một số nơi khác chủ
yếu là lấy lá và ngọn non để ăn. Từ năm 1996, Trạm Nghiên Cứu Dược
liệu Thanh Hóa đã nghiên cứu trồng loài L. Chinese Mill. thành công và
hàng năm có thu hoạch được quả.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Thân: Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, phân cành nhiều, cao 0,5
– 1m. Cành cứng đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá.
Lá: Lá nguyên mọc so le hoặc tập tụ 4 – 5 cái, hình mũi mác, hẹp dần
ở gốc, đầu tù hoặc nhọn,mép uốn lượn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm
bóng, mặt dưới nhạt , cuống lá ngắn.
Hoa: Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2 – 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc

tím đỏ; đài nhẵn hình chuông, có 3 – 5 thùy; tràng hình phễu, 5 cánh có
lông ở mép, nhị 5 dính ở đỉnh của ống tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài
bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.
Quả: Quả mọng, hình trứng thuôn, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ;
hạt nhiều, hình thận dẹt.
Hạt: Hạt nhiều hình thân dẹp, ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.
1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhìn chung cả hai loài khởi tử quả đỏ (Lycium chinense Mill.) và khởi
tử quả tím đen (L. ruthenicum Murray) đều là cây ưa sáng và ưa ẩm. Cây
sinh trưởng tốt trong vụ Xuân - Hè, có hoa quả vào cuối mùa Hè và đầu
mùa Thu. Về mùa Đông có hiện tượng rụng lá. Đối với loài Khởi tử quả
đỏ, muốn có hoa quả không được thu hoạch ngọn và lá làm rau. Khởi tử có
khả năng tái sinh cây chồi mạnh sau khi chặt, từng đoạn thân, cành đem vùi
xuống đất cũng có khả năng tái sinh.
Yêu cầu đất đai: Khởi tử có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng
được ở cả miền núi, trung du và đồng bằng. Cây thích ứng với đất pha cát,
thoát nước không bị úng ngập, có tầng canh tác sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Yêu cầu về ánh sáng: Là cây sống nhiều năm, khởi tử chịu bóng lúc
còn nhỏ, từ năm thứ 3 trở đi, cây cần được chiếu sáng đầy đủ.
Yêu cầu nhiệt độ: Cây Khởi tử có khả năng thích ứng rộng, có thể
sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 35
0
C nhiệt độ tối ưu là 20
0
-
27
0

C. Với cây Khởi tử lấy rau thì yêu cầu nhiệt độ thấp, cây phát triển rất
tốt trong mùa Đông và mùa Xuân tại Sa Pa. Đối với Khởi tử lấy dược liệu
là quả, cần đòi hỏi có biên độ nhiệt độ ngày đêm cao và đất đai phù hợp,
cây Khởi tử lấy dược liệu cho thu hoạch quả tốt nhất tại các vùng Tân
Cương và Tứ Xuyên của Trung Quốc.
1.1.5. Bộ phận sử dụng làm thuốc và thành phần hoá học
Quả chín phơi khô cửa cây khởi tử (câu kỷ tử). Quả được thu hái khi
quả chuyển sang màu đỏ da cam.
Sau khi phơi âm can để vỏ quả se lại thì đem phơi nắng cho đến khi vỏ
quả khô lại và cứng, còn thì ruột vẫn xốp.
Vỏ rễ phơi hay sấy khô (địa cốt bì)
Thành phần hóa học
Quả khởi tử chứa tinh dầu, trong đó 36 thành phần trung tính đã được
nhận dạng bằng các sắc khí liên hợp với phổ khối. Hai sesquiterpen được
nhận dạng là dehydro - - cypenron và solavetivon. Methyl linoleat chiếm
tỉ lệ cao (18%) trong phân đoạn trung tính. Các ester của các axid béo C
14
,
C
16
,C
18
cũng có với tỉ lệ cao. Ngoài ra, quả còn có betain, zeaxanthin,
physalien.
Hạt chứa nhiều sterol: 4,4 – dimethylsterol, cycloartanol, cycloartenol,
24 – methylen, cycloartanol (các chất này chiếm tỉ lệ cao) một số dẫn chất
của lanosterol (các chất này chiếm tỷ lệ thấp). Trong số các sterol này có
gramisterol (44%), citrostadienol (18%), lophenol (9%), cycloeucalenol
(8%), nor - cycloartenol (6%), obtusifoliol (6%).
Hai chất còn được chiết tách từ quả và nhận dạng là - sitosterol và

acid melissic.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
Vỏ cây cũng chứa - sitosterol và acid melissic. Ngoài ra, còn có acid
linoleic, 5 - stigmastan – 3,6 – dion, sugiol.
Vỏ rễ chứa một alcaloic gọi là kukoamin và một dipeptid gọi là
lyciumamid (N – benzoyl – L – phenylalanyl – L – phenylalaninol acetat).
Lá chứa betain các lycinumwithanolid A và B, tinh dầu trong đó có
hydroxydehydro - - ionol.
Khởi tử còn được ghi là có scopoletin, acid vanilic, betain,
nicotinamin.
Quả khởi tử hiện đang bán trên thị trường phần lớn được nhập khẩu từ
Trung Quốc, lấy từ loài Lycium barbarum L, một loài được dùng rất phổ
biến trong y học cổ truyền của Trung Quốc. Trong 100 quả chứa 3,1g
protein, 1,9g lipid, 9,1g cacbohydrat, 1,6g chất xơ, 22,5mg Ca, 56mg P,
1,3mg Fe, 19,6mg carotene….
Theo A.Y.leung và cs, 1996, quả chứa 8 -10 % acid amin trong đó
chừng một nửa ở dạng tự do: acid aspartic 1,2%, prolin 0,65%, acid
glutamic 0,63%, alanin 0,37%, serin 0,14% và 9 acid anin khác.
1.1.6. Tác dụng dược lý, công dụng và một số đơn thuốc có chứa Khởi tử.
Tác dụng dược lý: các nghiên cứu trên động vật cho thấy:
Khởi tử có tác dụng tăng cường miễn dịch: Nước sắc khởi tử 50% với
liều 2,5g/kg/ngày, dùng với đường uống trong 3 ngày liên tục, làm tăng khả
năng thực bào của đại thực bào trong khoang bụng chuột nhắt, đồng thời
làm tăng cường hoạt động của men lysozym trong huyết thanh và làm tăng
hiệu quả kháng thể kháng hồng cầu cừu của huyết thanh và tăng số lượng tế
bào có kháng thể hình thành trong tổ chức lách.
Quan sát trên lâm sàng của những người già mà chức năng miễn dịch
giảm, dùng dạng chiết từ cây khởi tử hoặc ăn quả cây khởi tử tươi thì hệ

thống miễn dịch đã bị giảm của họ đã được điều chỉnh, tỉ lệ chuyển hóa của
nguyên bạch cầu, globulin miễn dịch trong huyết thanh như IgG, IgA và
Igm đều tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
Hạ cholesterol huyết, đường huyết, bảo vệ gan. Dạng chiết nước từ
khởi tử dùng cho chuột cống trắng và thỏ có tác dụng làm giảm cholesterol
và có tác dụng bảo vệ gan. Nuôi chuột dài ngày (75 ngày) bằng thức ăn có
trộn dạng chiết từ khởi tử (0,5% và 1%) hoặc betain (0,1%), có tác dụng
bảo vệ gan chống lại những tổn thương do tetraclorua cacbon gây nên.
Dạng chiết từ quả L. barbarum dùng cho chuột cống trắng có tác dụng hạ
đường huyết rõ rệt, kéo dài và đồng thời khả năng dung nạp đường tăng cao.
Trên lâm sàng, những người già trên 60 tuổi uống dạng chiết khởi tử
100mg liên tục trong 4 tuần lễ thì cholesterol huyết, - lipoprotein và
triglycerid đều giảm.
Tác dụng làm chậm sự suy lão: dạng chiết nước từ khởi tử cho vào
thức ăn cho ruồi giấm (2%) làm cho sức ăn của ruồi giấm tăng lên 47% và
ức chế sự tích lũy fuscin của ruồi.
Người già mỗi ngày dùng 5g quả khởi tử trong 10 ngày liên tiếp thì
hoạt độ của men superoxid dismutase tăng 48%, hemoglobin tăng 12% và
lipid peroxyd giảm 65%.
Tác dụng đối với hệ thống máu: Nước sắc khởi tử (10%) dùng cho
chuột nhắt trắng với liều 0,5ml/ chuột liên tục trong 10 ngày làm tăng
lượng bạch cầu. Dạng đông khô khởi tử có tác dụng làm ngăn ngừa hiện
tượng giảm bạch cầu do cyclophosphamid gây nên trong điều trị ung thư
thực nghiệm trên chuột cống trắng. Người bình thường hoặc bệnh nhân ung
thư ăn quả khô khởi tử 5g/ ngày liên tục trong 10 ngày thì lượng bạch cầu
tăng lên rõ rệt.
Các tác dụng khác: Betain làm tăng trọng lượng gà nuôi thịt so với lô

dối chứng,và làm tăng lượng trứng đẻ ở gà mẹ. Dịch chiết cây khởi tử tác
dụng trực tiếp lên tuyến yên của chuột cống trắng kích thich rụng trứng.
Đặc tính cây khởi tử có tính độc, nhưng rất thấp.
Tác dụng hạ sốt: Dạng chiết nước, chiết cồn từ địa cốt bì trên thỏ gây
sốt thực nghiệm có tác dụng hạ sốt rõ rệt, còn dạng chiết bằng ether không
có tác dụng hạ sốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Tác dụng hạ đường huyết: Trên thỏ, nước sắc địa cốt bì bằng đường
uống với liều 8g/kg có tác dụng hạ đường huyết, tác dụng xuất hiện tối đa
sau khi dùng từ 4 – 5 giờ, trung bình hạ 14 %.
Tác dụng hạ cholesterol trong máu: Trên thỏ, cao lỏng địa cốt bì bằng
đường uống làm giảm cholesterol trong máu một cách rõ rệt, còn đối với
triglycerid thì ảnh hưởng không lớn lắm. Chất betain có tác dụng bảo vệ
gan và giúp gan chống nhiễm mỡ.
Tác dụng hạ huyết áp : trên chó, mèo, thỏ gây mê và trên chuột cống
trắng không gây mê, nước sắc và cao lỏng địa cốt bì có tác dụng hạ huyết
áp. Tác dụng hạ huyết áp ở mức trung bình, thời gian hạ áp ngắn.
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc địa cốt bì có tác dụng ức chế rõ rệt các
khuẩn gây bệnh đường ruột như Bacilustphi, B.paratiphi, Shigella shigae,
Sh.Flexneri. Ngoài ra nước địa cốt bì còn có tác dụng ức chế virus cúm.
Độc tính: nước sắc địa cốt bì trên chuột nhắt trắng dùng qua đường dạ
dày với liều 252,6g/kg súc vật vẫn không chết
Công dụng:
Khởi tử có vị ngọt, tính bình, vào gan và thận có tác dụng dưỡng can,
minh mục bổ thận, ích tinh nhuận phế.
Địa cốt bì có vị ngọt tính hàn, vào các kinh phế, can, thận, có tác
dụng lương huyết thanh phế, giáng hỏa.
Cây khởi tử được coi là vị thuốc bổ toàn thân, dùng cho cơ thể suy

nhược, can thận âm quy, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối
mỏi đau, hoa mắt thị lực giảm, di tinh đái đường.
Liều dùng: 6 – 12g, sắc nước uống chế thành cao, ngâm ruợi hoặc các
dạng hòa tán.
Địa cốt bì dùng trong những trường hợp hư lao triền nhiệt, ra mồ hôi
trộm, ho hen, nôm ra máu, chảy máu mũi, đái ra máu, đái đường, cao huyết
áp mụn nhọt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Liều dùng: 9 – 15 g, sắc nước uống hoặc dùng hòa tán.
Nhận xét chung: Sử dụng cây khởi tử làm thuốc có rất nhiều công
dụng như: Tăng cường miễm dịch, tác dụng hạ sốt, tác dụng hạ đường
huyết, hạ cholesterol trong máu và hạ huyết áp….Ngoài công dụng làm
thuốc cây khởi tử còn là một loại rau ăn rất tốt và rất đắt tiền đối với con
người. Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng cây khởi tử làm thuốc,
làm rau ăn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên những nghiên cứu về cây khởi tử
vẫn chưa được quan tâm. Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhân
giống cây khởi tử để tìm ra một quy trình nhân giống nhanh nhất, tốt nhất
để đáp ứng nhu cầu, phục vụ sản suất cho người dân.
1.1.7 Nghiên cứu về nhân giống và trồng trọt.
Các tài liệu nghiên cứu ở ngoài nước cho thấy khởi tử có kỹ thuật
trồng đơn giản, chủ yếu sử dụng hạt gieo thẳng trên các luống đã làm đất
sẵn. Các tài liệu này cũng đề cập rằng quả chín sau khi thu hoạch đem ủ
cho chín nhừ từ 2-3 ngày, sau đó đãi bỏ lớp vỏ thịt bên ngoài rồi đem gieo
lên luống. Sau 2 năm trồng, khởi tử bắt đầu cho thu hoạch quả và quả có
thể thu hoạch nhiều lần trong một năm (thu hoạch rải rác trong năm).
Một số nông dân ở Trung Quốc cũng sử dụng phương pháp giâm
hom để trồng trên các điện tích nhỏ trong phạm vi hộ gia đình.
2.1. Những nghiên cứu về cây Khởi tử ở trong nƣớc

2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài.
Việt Nam chi Lycium L. có 3 loài [1], trong đó có 2 loài không rõ
nguồn gốc, có thể được nhập trồng vào Việt Nam từ rất nhiều năm trước.
Tuy nhiên khác với Khởi tử trồng ở các nước trong khu vực, Khởi tử được
trồng ở Đà Lạt, Hà Nội, Sa Pa chủ yếu để làm rau ăn, không phải cho mục
đích lấy quả. Duy nhất có tỉnh Thanh Hóa có trồng Khởi tử để lấy quả. Từ
năm 1996 Trạm Dược liệu Thanh Hóa đã nghiên cứu trồng loài Lycium
chinensis Mill. thành công và hàng năm đều thu hoạch được nhiều quả. [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Tuy nhiên sau một vài năm cũng không thấy trồng nữa và hiện tại không còn
nơi nào trên địa bàn tỉnh trồng cũng như là lưu giữ giống Khởi tử nói trên.
Có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam cho do cây được nhập trồng từ
rất lâu nên có thể được coi như là một loài bản địa.
Khởi tử có dạng sống là cây bụi hoặc bụi trườn, cây sinh trưởng phát
triển từ mùa Xuân đến cuối Thu, tái sinh chồi mạnh. Đây là loài đa tác
dụng: quả, vỏ rễ dùng để làm thuốc; lá và ngọn non dùng làm rau ăn.
Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành (hom). Tuy nhiên,
để trồng làm rau ăn người dân thường sử dụng biện pháp nhân giống bằng
hom bởi kỹ thuật nhân giống đơn giản và sớm cho thu hoạch.
Trên thực tế hiện nay ở một số địa phương như đã đề cập ở trên
trồng cả 2 loài:
Khởi tử quả đỏ (Lycium chinensis Mill.) và Khởi tử quả tím đen
(Lycium ruthenium Murray). Cả 2 loài này đều là cây ưa ẩm và sáng. Cây
sinh trưởng tốt vào vụ Xuân - Hè, có hoa quả nhiều vào cuối mùa Hè đến
đầu mùa Thu. Về mùa Đông có hiện tượng rụng lá. Khởi tử quả đỏ muốn
thu quả không được thu ngọn và lá làm rau ăn. Cây có khả năng tái sinh
mạnh sau khi chặt. [4]
2.1.2 Nghiên cứu về nhân giống và trồng trọt.

Khởi tử là loài có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở cả miền
núi, trung du và đồng bằng. Cây thích hợp ở đất pha cát, thoát nước không
bị úng ngập, có tầng canh tác sâu. Cây hơi chịu bóng lúc nhỏ, năm thứ 2 trở
đi thì cây cần được chiếu sáng đầy đủ. [4]
Tuy nhiên, các tài liệu chính thức về nghiên cứu nhân giống loài này
ở Việt Nam gần như không có. Đặc biệt là vấn đề nhân giống loài này từ
hạt và từ thân cành.
Một số địa phương, người dân địa phương có sử dụng kinh nghiệm
trồng bằng cành, chủ yếu làm hàng rào (ở Sa Pa, Lào Cai) và tận thu làm
rau ăn. Năm 2010 dự án “Rau bản địa” một trong những dự án hợp tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Úc đã giới thiệu rau khởi tử là một
trong những loại rau bản địa có giá trị dinh dưỡng cao. Dự án đã phần nào
xây dựng định hướng cho việc trồng khởi tử làm rau ăn từ phương pháp
giâm cành. Song những vấn đề như tiêu chuẩn hom giống, thời vụ gieo
giống… vẫn chưa thấy đề cập và chưa có tài liệu báo cáo chính thức nào.
2.1.3. Nghiên cứu về hóa học và dược lý
Bộ phận dùng chủ yếu là quả (kỷ tử), vỏ rễ (địa cốt bì). Một số tài liệu
nhắc đến tác dụng, cũng như bài thuốc có chứa Khởi tử như: Cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi; Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi.Theo
thống kê mới nhất thi khởi tử có tên trong 7 bài thuốc thông dụng [4]
Quả Khởi tử chứa tinh dầu, trong đó 36 thành phần trung tính đã được
xác định bằng sắc ký khí liên hợp với phổ khối. Chứa nhiều sterol khác
nhau. [4]
Vỏ thân cũng có beta sitosterol và acid melissic…. Vỏ rễ chứa
alcaloit gọi là kukoamun và một dipeptid [4]
Trong Khởi tử (kỷ tử) có 0,09% chất betain C
5

H
11
0
2
N. Trong 100g
quả có 3,96mg caroten; 150g canxi; 6,7mg P; 3,4 mg Sắt; 3mg VitaminC;
1,7mg axit nicotinic; 0,23 mg amon sunfat.[3]
Trong cuốn sách cây thuốc và động vật làm thuốc của Viện Dược liệu
có đề cập đến cách trồng cây Khởi tử nhưng thật sự chưa rõ ràng và đầy đủ.
2.2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của nhân giống cây trồng
2.2.1. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính
Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính mà trong đó
người ta tách các cơ quan dinh dưỡng như cành, thân, thân ngầm, thân rễ
và tác động các biện pháp kỹ thuật để tạo ra rễ bất định để có cây con có
khả năng sống độc lập với cây mẹ, sinh trưởng, phát triển tốt mà vẫn giữ
được những đặc tính ban đầu của giống điều này đặc biệt quan trọng đối
với cây thuốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Phương pháp này dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của
thực vật và đặc tính độc lập từ một bộ phận dinh dưỡng ngay cả một tế bào
nhỏ bé cũng có thể tái sinh, phân chia tạo cơ thể hoàn chỉnh dó chính là
nhờ tính toàn năng của tế bào. Như vậy, phương pháp giâm cành là phương
pháp nhân giống thực vật bằng cơ quan dinh dưỡng.
Khi đặt cơ quan dinh dưỡng trong điều kiện thích hợp ( giá thể, độ ẩm,
ánh sáng, dinh dưỡng….) thì chúng ta sẽ phân chia tế bào khôi phục những
bộ phận còn thiếu trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Khả năng này phụ
thuộc vào tính toàn năng và sự phản phân hóa.
Haberland lần đầu tiên quan niệm rằng mỗi tế bào bất kỳ của một cơ

thể sinh vật đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn
chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã
được phân hóa đều chứa toàn bộ lượng thông tin di truyền (AND) cần thiết
của cả cơ thể thực vật đó đều có khả năng phát triển hoàn chỉnh tạo thành
một cá thể gọi là tính toàn năng của tế bào thực vật.
Theo tác giả V.sil, Hondebrond thì tính toàn năng của mọi tế bào cho
biết mọi tế bào sống đều chứa đầy đủ thông tin di truyền để tái sinh các bộ
phận chức năng của cây. Còn theo E.Libbert khẳng định tính phản phân
hóa là khả năng trở lại trạng thái Meristem và phát triển thành những điểm
sinh trưởng của các tế bào đã trưởng thành (sự phản phân hóa). Theo
Libbere thì cơ chế hình thành và phát triển của rễ bất định phải trải qua ba
giai đoạn:
Khi có tác động cắt cành thì auxin sẽ được hình thành một cách nhanh
chóng tại đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non, sau đó qua quá trình hình
thành mạch libe thì auxin được vận chuyển tới vết cắt của cành giâm để
kích thích tạo thành rễ bất định. Người ta chia việc hình thành rễ bất định ra
làm ba giai đoạn:
Giai đoạn phản phân hóa của tế bào tượng tầng trở lại, chức năng phân
chia mô phân sinh tạo khối tế bào bất định (callus). Lượng auxin lớn để
phản phân hóa tế bào ( 10
-6
– 10
-5
g/cm
3
).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Giai đoạn tái phân hóa: Các tế bào bất định tái phân hóa hình thành rễ

mần bất định cần lượng auxin thấp hơn 910
-7
g/ cm
3
.
Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ bất định. Lượng
auxin cần thấp ( 10
-10
– 10
-12
g/cm
3
) hoặc không cần.
Thường sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh để kích thích
sự tạo rễ bất định nhanh và hiệu quả trong kích thích giâm cành: IBA,
αNAA, 2,4D.
Theo Oparin miêu tả như sau: Ngay sau khi cắt cành giâm không cho
nhựa luyện vận chuyển từ trên xuống dưới, các sản phẩm của quá trình
quang hợp trong đó có auxin được tích tụ trong các tế bào màng mỏng làm
kích thích hoạt động của tượng tầng mô sẹo (callus) gặp điều kiện thuận lợi
sẽ hình thành rễ bất định.
Theo quan điểm của di truyền học về sự phát triển của cá thể thì quá
trình tạo mới trong quá trình phát triển cá thể được thực hiện bằng con
đường thi hành các chương trình di truyền được mã hóa trong cấu trúc phân
tử ADN và sự điều chỉnh thực hiện đó trong suất quá trình sống của cá thể
thông qua việc điều chỉnh sinh tổng hợp Protein Enzim và Protein cấu trúc.
Người ta khẳng định rằng trong các tế bào phân hóa khác nhau của một cây
chứa lượng ADN giống nhau. Lượng ADN đó chứa một lượng thông tin
đầy đủ mà các tế bào này trong các điều kiện nhất định có thể thực hiện
được và có thể trở thành một cơ thể hoàn chỉnh.

Như vậy sự hình thành rễ của cành giâm diễn ra rất phức tạp. Khi cắt
cành giâm, các tế bào sống ở mặt cắt bị tổn thương, các tế bào chất của
mạch gỗ được mở ra bên ngoài tức là quá trình làm lành vết thương và quá
trình tái sinh diễn ra.
Đầu tiên, khi cắt các tế bào bị thương bên ngoài sẽ bị chết hình thành
một lớp tế bào chết bao bọc vết thương lại bởi một loại chất bảo vệ Suberin
và đóng keo xylem lại bởi chất keo Gum. Lớp này bảo vệ mặt cắt và chống
mất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
Tiếp theo, vài ngày sau các tế bào sống bên trong lớp bảo vệ bắt đầu
phân chia hình thành lớp tế bào nhu mô.
Cuối cùng là một số tế bào vùng lân cận của tượng tầng bó mạch và
mạch dẫn bắt đầu hình thành đỉnh sinh trưởng và rễ bất định mới.
Nói tóm lại, sự hình thành rễ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố
nội sinh. Bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại
cảnh vì rễ bất định chỉ hình thành trong điều kiện thích hợp về giá thể,
nhiệt độ, ánh sáng …
2.2.2 Cơ sở thực tiễn
Nhân giống vô tính bao gồm nhân giống vô tính truyền thống (giâm
cành, chiết, ghép …) và nhân giống vô tính in vitro.
Nhân giống vô tính tạo ra cây con đồng nhất về mặt di truyền do duy
trì được các tính trạng của cây mẹ (Petrop, 1984) [3]. Đây là phương pháp
nhân giống vô cùng quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây dược
liệu nói riêng (ví dụ các loài Dioscorea ) trồng bằng củ bao giờ cũng cho
hàm lượng Diogenis ổn định hơn trồng bằng hạt (Bamm, Randhava,
1975)[1] Gupta & CS, 1979 ) [4] để duy trì hàm lượng Diogenis cao của
các dòng đã được chọn lọc người ta quy định chỉ dùng phương pháp nhân
giống vô tính (Asolka, Chadha, 1979)[4].

Sự phân ly về hình thái cũng như thành phần hóa học khi nhân giống
bằng hạt thường dẫn đến sự thoái hóa giống đã được nhiều tác giả đề cập đến
trong nghiên cứu nhiều cây khác nhau như: Thanh cao hoa vàng, long não.
Như vậy, giá trị lớn nhất của phương pháp nhân giống vô tính là duy
trì được những tính trạng quý hiếm qua các thế hệ, vì vậy tạo ra khả năng
sản xuất nguyên liệu có tính chất ổn định cho công nghiệp.
Nhân giống vô tính còn có tác dụng rút ngắn thời gian từ khi trồng đến
khi thu hoạch, tạo điều kiện tăng vụ, tăng sản phẩm và dẫn đến tăng hiệu
quả kinh tế. để tạo được năng suất như nhau, các loài Dioscorea nếu trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
bằng hạt sẽ phải kéo dài thời gian sinh trưởng ít nhất 6 tháng so với trồng
bằng củ (Phạm Văn Hiên và ctv 1988) [3]. Đối với Mía dò, Sarin, (1977)
đã kết luận trồng bằng hạt không kinh tế. Nhiều cây thuốc khác nếu nhân
giống bằng hạt cũng phải kéo dài thời gian sinh trưởng từ một đến nhiều
năm so với nhân giống vô tính. Pauuzner vaf cs (1974) nhận thấy cam thảo
nhân giống bằng rễ chịu đựng rất tốt khi nồng độ muối lên tới 2 – 2,5 %,
trong khi cây nhân giống bằng hạt sẽ bị chết hàng loạt khi nồng độ muối
vượt quá 1,5%.
Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp vô tính truyền thống cũng
có những nhược điểm nhất định, đặc biệt là sự lây nhiễm các bệnh qua
nguyên liệu giống thường phổ biến và phức tạp. Sự lây nhiễm và tích tụ
nguồn bệnh như ký sinh trùng, virus, nấm… là giảm năng suất và chất
lượng cây trồng. thiệt hại do gây ra có thể thấy rõ ở khoai tây (Vũ Triệu
Mân và cs, 1986).
Hệ số nhân giống của phương pháp nhân giống vô tính thông thường
cũng rất thấp, ví dụ như: Bạc hà arvensis là 6 – 7 (Viện Dược liệu, 1976).
Thêm vào đó nguyên liệu củ giống là mô tươi, có khối lượng lớn, việc vận
chuyển và bảo quản gặp nhiều khó khăn. việc sử dụng chính các bộ phận

làm thuốc để làm nguyên liệu giống gây nhiều lãng phí, tốn kém.
Trong các phương pháp nhân giống vô tính thì nhân giống bằng giâm
cành thường được áp dụng đối với các loài cây có khả năng hình thành mô
sẹo và mầm rễ ở hom giâm, đây là phương pháp tạo ra cây con từ một đoạn
thân, rễ sau khi tách khỏi cây mẹ.
Phương pháp này thường có hệ số nhân giống cao hơn so với phương
pháp chiết nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện nội tại và ngoại cảnh
thích hợp cho quá trình ra rễ và tái tạo mầm.
2.3 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trƣởng
Chất điều hòa sinh trưởng (chất kích ra rễ) nhằm giúp cành chiết, hom
giâm ra rễ nhanh hơn. Có thể sử dụng các hóa chất như NAA (Napthalene
Acetic Acid), IBA (Indole Butyric Acid) để kích thích. Nồng độ các chất áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
dụng thường thay đổi tùy từng loại cây và phương pháp xử lý, thông thường
từ 500-1000ppm. Các phương pháp xử lý chủ yếu bao gồm:
- Nhúng nhanh: Nhúng phần đáy cành giâm trong dung dịch chất
kích thích ra rễ khoảng 5 giây (thí dụ NAA, nồng độ 1000ppm). Phương
pháp này nhanh, đơn giản, số lượng dung dịch hấp thu trên mỗi đơn vị bề
mặt của cành giâm thì ổn định và ít lệ thuộc điều kiện bên ngoài hơn hai
phương pháp dưới đây. Dung dịch có thể sử dụng nhiều lần nhưng cần
tránh bốc hơi. Phương pháp này thường được áp dụng nhiều.
- Ngâm: Dung dịch xử lý được pha loãng hơn, nồng độ thay đổi từ
20-200ppm. Đáy cành giâm được ngâm trong dung dịch 24 giờ, đặt nơi mát
sau đó đưa ngay vào môi trường giâm. Số lượng dung dịch nhận được bởi
mỗi cành giâm tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loại cây xử lý (nhũng
cành giâm gỗ mềm còn mang lá có khả năng hấp thu dung dịch nhiều hơn).
Dung dịch hấp thu qua quá trình thoát hơi nước ở lá trong điều kiện ấm,
khô hơn là điều kiện lạnh ẩm. Việc giữ cành giâm trong điều kiện không

khí ẩm lúc nhúng tuy chậm nhưng cho kết quả chắc chắn hơn. Nói chung,
nồng độ dung dịch áp dụng thay đổi theo loài, thời gian lấy cành trong năm
và loại hóa chất sử dụng.
- Lăn bột: Đáy cành giâm được sử lý với hóa chất kích thích trộn với
1 chất mang (bột trơ thật mịn), nồng độ dung dịch áp dụng thay đổi khoảng
200 – 1000ppm cho cành gỗ mềm, đối với cành giâm gỗ cứng thì tăng nồng
độ lên gấp 5 lần. Cành giâm sau khi cắt được sử lý ngay để giữ đáy cành
còn tươi, rễ hấp thu chất sử lý, khoảng 2,5cm chiều dài đáy cành được làm
ẩm với nước và lăn trên bột có chứa chất sử lý, phần bột dư trên đáy cành
được rũ bỏ hết để tránh ảnh hưởng độc, sau đó giâm ngay trong môi trường
giâm. Kết quả của phương pháp này thường không ổn định vì có sự thay
đổi lượng bột bám vào cành.
Khi giâm cành cần lưu ý kỹ điều kiện môi trường, cung cấp ánh sáng
vừa đủ, đủ ẩm, lá giữ không héo cho đến khi rễ phát triển, thoát nước tốt
cho vườn giâm, nhặt bỏ lá rụng, cành chết và phòng trị sâu bệnh kịp thời.

×