Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀM THỊ THIỀU
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH VỤ HÈ THU TRÊN ĐẤT NƢƠNG
RẪY TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 0110
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Luân Thị Đẹp
Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đàm Thị Thiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.
TS. Luân Thị Đẹp - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo
trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thiện bản
luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
Đàm Thị Thiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
MỞ ĐẦU 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.2. Vai trò của cây đậu xanh trong đời sống con người 4
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu xanh 4
1.2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp 6
1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậu xanh 8
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ 8
1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng 8
1.3.3. Yêu cầu về nước 9
1.3.4. Yêu cầu về đất và các chất dinh dưỡng 10
1.4. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam 11
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới 11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam 13
1.5. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam 18
1.5.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới 18
1.5.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam 20
1.5.3. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng 24
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm 31
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 32
2.7. Xây dựng mô hình 36
2.8. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Kết quả nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu
xanh thí nghiệm 37
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc 38
3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến ra hoa 39
3.1.3. Đặc điểm ra hoa của các giống đậu xanh 40
3.1.4. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh 40
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh
thí nghiệm 41
3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các giống đậu xanh thí nghiệm 44
3.3.1. Khả năng chống chịu đối với sâu, bệnh hại chính 45
3.3.2. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh 48
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu xanh 49
3.5. Các chỉ tiêu về chất lượng hạt đậu xanh 52
3.6. Kết quả xây dựng mô hình 54
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
4.1. Kết luận 56
4.2. Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
AVRDC
:
Trung tâm Nghiên cứu Rau màu Châu Á
BNNTNT
:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CCC
:
Chiều cao cây
CCI
:
Cành cấp một
Đ/c
:
Đối chứng
ĐHNN
:
Đại học Nông nghiệp
ĐK
:
Đường kính
IRRI
:
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
KHNN
:
Khoa học Nông nghiệp
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
P
1000 hạt
:
Khối lượng 1000 hạt
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam
STT
:
Số thứ tự
TBKT
:
Tiến bộ kỹ thuật
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
FAO
:
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
WHO
:
Tổ chức Y tế Thế Giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh của thế giới và một
số nước giai đoạn 2006 - 2008 19
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu các loại của Việt Nam
giai đoạn 2007 – 2011 21
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất sản lượng một số loại cây trồng chính tại
tỉnh Cao Bằng năm 2011 25
Bảng 2.1: Nguồn gốc các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 201229
Bảng 3.1: Một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2012 38
Bảng 3.2: Một số đặc điểm sinh trưởng chính của các giống đậu xanh 41
Bảng 3.3: Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu xanh 42
Bảng 3.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm . 43
Bảng 3.5: Tình hình sâu hại của các giống đậu xanh thí nghiệm
vụ Hè Thu năm 2012 45
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm bệnh của các giống đậu xanh thí nghiệm 46
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ và tách quả của các giống đậu xanh
thí nghiệm 48
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
các giống đậu xanh thí nghiệm 50
Bảng 3.9: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng hạt đậu xanh
thí nghiệm 52
Bảng 3.10: Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu xanh ĐX11
và VN99-3 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Đồ thị năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
đậu xanh thí nghiệm 52
Hình 3.2: Đồ thị các chỉ tiêu chất lượng hạt đậu xanh thí nghiệm 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học là Vigna
radiata (L) là cây trồng ngắn ngày, đứng hàng thứ ba sau cây đậu tương và
lạc. Hạt đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, giàu protein,
hydratcarbon, sắt và axit amin không thay thế. Từ lâu đậu xanh đã được coi
là cây thực phẩm, sử dụng rộng rãi và chế biến thành nhiều sản phẩm
phong phú phục vụ cho đời sống con người. Đậu xanh được sử dụng làm
giá đỗ, nhân bánh, nấu cháo, đồ xôi, nấu chè… Trong dân gian đậu xanh
được xem như một loại thuốc nam để giải nhiệt, hạ khí, giải độc tiêu phù
Về canh tác học, cây đậu xanh có nhiều lợi thế so với các cây trồng
khác là do có chu kỳ sinh trưởng ngắn nên đậu xanh có cơ hội tránh né
thiên tai do thời tiết, có thể luân canh, giúp giảm thiểu sự lây lan các loại
dịch hại cây trồng; là cây họ đậu nên có khả năng cải tạo và làm tốt đất,
giảm thiểu việc đầu tư phân đạm vô cơ so với nhiều loại cây trồng khác,
góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Kỹ thuật canh tác đậu xanh đơn
giản, dễ tăng vụ, trồng xen, trồng gối với nhiều loại cây trồng khác, là cây
trồng cạn nên ít yêu cầu nước tưới so với sản xuất lúa nước.
Với những ưu điểm quan trọng trong hệ thống sản xuất cây lương
thực và cây thực phẩm nêu trên, đậu xanh đã trở thành cây đậu đỗ quan
trọng của các nước như Thái Lan, Philippin, Srilanca, Ấn Độ, Bangladesh,
Miến Điện và Indonesia; là cây trồng phụ của các nước Trung Quốc,
Australia, Malayxia, Peru, Đài Loan, Iran, Kenya
Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng từ rất lâu đời và có mặt khắp
nơi trong cả nước. Việc tập trung sản xuất cây lương thực vẫn còn là tập
quán của nhiều vùng, cây đậu xanh vẫn bị xem là cây trồng phụ tận dụng
đất đai, lao động và thường được trồng trên đất xấu, điều kiện canh tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
không đảm bảo, giống đậu xanh được sử dụng chủ yếu là các giống cũ của
địa phương không được chọn lọc nên năng suất vẫn còn thấp. Để chuyển
đổi dần dần cơ cấu cây trồng nông nghiệp ngắn ngày theo hướng có lợi cho
sản xuất, an toàn cho môi trường, việc đưa cây đậu đỗ vào luân canh, xen
canh, tăng vụ là hướng đi đúng đắn. Từ đó nhiều nhà khoa học đã tập trung
nghiên cứu và tạo ra nhiều giống đậu xanh mới có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng để cung cấp cho sản
xuất. Nhưng do chưa được thử nghiệm, tuyển chọn cho từng vùng sinh thái
và các biện pháp kỹ thuật thích hợp kèm theo nên việc phát triển các giống
đậu xanh năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất còn rất chậm. Thêm
vào đó việc đầu tư thâm canh cũng chưa được nghiên cứu kỹ, nhất là công
tác bảo vệ thực vật, thời vụ gieo trồng và đầu tư phân bón; người nông dân
thiếu thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất
nên năng suất đậu xanh ở nước ta hiện nay còn rất thấp.
Trong những năm gần đây sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam đã phát triển
với quy mô khá lớn nhưng sản lượng tăng lên chủ yếu nhờ vào tăng diện
tích gieo trồng còn năng suất hầu như không tăng. Điều đó chứng tỏ sản
xuất đậu xanh đang trong tình trạng quảng canh và như vậy vấn đề thâm
canh tăng năng suất, mở rộng quy mô cả về thời gian và không gian đang
được đặt ra. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng
thời tiết cực đoan như mưa, lũ quét, nắng nóng, hạn hán… xảy ra liên tục
nên diện tích cây đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng đang giảm
dần, nhất là đậu xanh trên đất nương rẫy.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi diện tích canh tác hạn hẹp, hơn mười
năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến toàn tỉnh có hơn
15.000 ha đất nương rẫy bị bỏ trống; diện tích đỗ tương vụ Hè Thu giảm từ
10.000 ha xuống nay chỉ còn khoảng 5.000 ha. Hiện nay trên đất nương rẫy
chỉ có khoảng 1.000 ha người nông dân trồng đậu nho nhe để cải tạo đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Nếu cứ tiếp tục như vậy thì diện tích đất còn lại càng bị bỏ hóa nhiều,
không được phủ xanh và cải tạo đất, từ đó làm ảnh hưởng đến diện tích
canh tác cũng như năng suất của nhiều loại cây trồng khác trên đất nương
rẫy. Chính vì vậy, tỉnh Cao Bằng đã có chương trình nghiên cứu, khảo
nghiệm để tìm ra các giống đậu đỗ nói chung, đậu xanh nói riêng có khả
năng chịu hạn cao và phù hợp phát triển trên đất nương rẫy nhằm chuyển
đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả cao trên đơn vị canh tác đồng thời
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho
người dân vùng cao.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ Hè
Thu trên đất nương rẫy tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
* Mục đích:
Xác định được giống đậu xanh có năng suất, chất lượng cao phù hợp
vụ Hè Thu trên đất nương rẫy.
* Yêu cầu:
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh và
một số chỉ tiêu chất lượng của các giống đậu xanh;
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
đậu xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu để duy trì và phát triển
sản xuất. Giống là một trong những yếu tố hàng đầu, có vai trò hết sức
quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy
nhiên, để chọn được giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng thì
trước khi đưa vào sản xuất trên diện rộng các giống mới cần được khảo
nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, để có thể đánh giá đầy đủ, khách quan
khả năng thích nghi của giống với vùng sinh thái cũng như khả năng sinh
trưởng phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi khác.
Trong quá trình so sánh giống sẽ loại được các giống có những yếu
điểm về các đặc tính nông sinh học như thời gian sinh trưởng quá dài, cây
quá cao, chống đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp… Chọn lựa
theo kiểu hình sẽ loại bỏ được những đặc tính không mong muốn, tuy nhiên
để có kết quả tin cậy cần phải thực hiện thí nghiệm ở nhiều thời vụ.
Các kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái,
khả năng chống chịu, năng suất của các giống đậu xanh làm thí nghiệm
là cơ sở lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
1.2. Vai trò của cây đậu xanh trong đời sống con ngƣời
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu xanh
Theo Khatik K.L., Vaishnava C.S.; Lokesh Gupta (2007) [30], đậu
xanh là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g bột đậu xanh chưa
tách vỏ có 24g protein; 1,3g lipit; 59,7g hydratcarbon; 3,5g khoáng; 123mg
Ca; 326mg P; 7,3g Fe; 94mg Caroten; 0,47mg B1; 0,39mg B2 và 334
kcalo. Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế và tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
đối trùng hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em do tổ chức Nông
- Lương và y tế thế giới đưa ra.
Bảng 1.1: Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO
ĐV: % protein
Axit amin
Bột đậu xanh
Thực phẩm tiêu
chuẩn của
FAO/WHO-2007
Isoleicine
3,5
3,6
Leucine
5,9
7,3
Lycine
6,1
6,4
Methionin + Cystine
2,0
3,5
Phenyalanin + Tyrosine
6,7
7,3
Threonine
2,1
4,2
Trytophan
1,8
1,0
Valin
4,1
5,0
Nguồn: Khatik et al (2007); FAO năm 2007
Hạt đậu xanh được chế biến thành nhiều sản phẩm như: Các loại bột
dinh dưỡng, làm bánh, nấu chè, đồ xôi, làm thực phẩm, đồ uống (Trần
Văn Lài và CTV, 1993) [8]. Sản phẩm được sản xuất ra từ đậu xanh chủ
yếu là bột và protein đậu xanh. Người ta có thể pha trộn bột ngũ cốc với bột
đậu xanh hoặc protein của nó để nâng cao chất lượng của thực phẩm, đảm
bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Có sự pha
trộn này là do sự thiếu hụt nguyên tố S trong đậu xanh được bổ sung bằng
S có trong axit amin ngũ cốc và ngược lại sự thiếu hụt lycine trong ngũ cốc
được bổ sung bằng lycine của đậu xanh. Sự bổ sung cho nhau này đã làm
cho thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được nâng lên và cân đối hơn,
phù hợp với sức khỏe người sử dụng (Đường Hồng Dật, 2006) [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
Hạt đậu xanh còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, chế biến thành bánh kẹo như đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương
với chất lượng thơm ngon. Bên cạnh đó rau mầm làm từ hạt đậu xanh (giá
đậu xanh) có chứa nhiều sinh tố E và các sinh tố khác nên có giá trị cao nên
có thể thay thế một số loại rau tương ứng trong mùa vụ thiếu rau. Lá non
của ngọn cây đậu xanh có thể làm rau, muối dưa; thân lá dùng làm thức ăn
cho chăn nuôi; thân, lá già đem phơi khô, nghiền nhỏ làm bột dự trữ thức
ăn gia súc (Phạm Văn Thiều, 1999), [21].
Đậu xanh không chỉ là thức ăn bổ dưỡng cho con người mà còn được
sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong sách “ Nam dược thần diệu” của danh
y Tuệ Tĩnh và “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân có chỉ rõ: Vỏ hạt
đậu xanh có vị ngọt, tính nhiệt, không độc có tác dụng giải nhiệt, giải bách
độc. Dùng nấu ăn tiêu phù thũng, hạ bề, giải nhiệt độc, giải các chất độc
của thuốc và kim loại. Hạt đậu xanh còn được dùng để chữa bệnh đái tháo
đường, chữa phù thũng, sưng quai hàm, nhức nhối. Bột đậu xanh quấy với
nước uống chữa được cho bệnh nhân trúng phải thuốc có chất độc, ngất đi
nhưng tim còn đập (Đường Hồng Dật, 2006) [6].
1.2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp
Cây đậu xanh không chỉ có giá trị đối với đời sống con người mà còn
có giá trị vô cùng quan trọng trong hệ thống canh tác sinh học, đó là khả
năng cố định ni tơ khí quyển thành đạm cung cấp cho cây nhờ vi khuẩn
Rhirobium vigna cộng sinh ở bộ rễ.
Theo Poehlman (1991) [34], lượng đạm cố định được phụ thuộc vào
môi trường đất, tương đương 30 - 60kg N/ha. Nghiên cứu của Whistler và
Hymowitz (1979) cho kết quả 30 kg N/ha, trong khi Aboola và Fayemi
(1972) [25] thì dựa trên thí nghiệm trong chậu xác định lượng này là 63 kg
N/ha. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng lượng đạm đậu xanh cố định
được dao động từ 58 - 107 kg N/ha/năm (Firth P., Thitipoca H., Suthipradit
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
S., Wetselaar R., and Beech D.F. ,1973) [29]; (Lawn, R.J and C.S. Ahn,
1985) [33]. Do vậy đất sau khi trồng đậu xanh thì thành phần lý, hóa tính
được cải thiện rõ rệt nhờ lượng đạm tăng lên, hệ vi sinh vật hảo khí được
tăng cường rất có lợi cho các cây trồng vụ sau, nhất là đối với các loại cây
trồng có nhu cầu cao về đạm dễ tiêu.
Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 85 ngày),
thích ứng với nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau, đậu xanh có thể
trồng nhiều vụ trong năm (trừ mùa đông lạnh) nên có thể đưa vào nhiều
công thức luân canh cây trồng như trồng thuần, trồng xen, trồng gối, góp
phần nâng cao giá trị sử dụng đất (Đường Hồng Dật, 2006) [6]. Trong hệ
thống gối vụ, đậu xanh được trồng chủ yếu với vai trò cây trồng phụ. Sử
dụng đậu xanh trong hệ thống gối vụ mang lại những lợi ích như sau:
- Diện tích đất được tận dụng triệt để giữa các giai đoạn sinh trưởng
của cây trồng chính (Bohuah A.R., Hazarica B.D. và Paul A.M.,1984) [27];
- Nhu cầu sử dụng lao động được phân bố đều trong năm (Bohuah
A.R., Hazarica B.D. và Paul A.M.,1984) [27];
- Tạo được khối lượng sản phẩm hạt đậu xanh giàu Protein (Rao
N.G.P. và Rana B.S., 1980) [35];
- Lượng đạm trong đất được cải thiện và cây trồng sau cho năng suất
cao hơn (Reddy K.C., Soffer A.R. và Prine G.M., 1986) [36].
Đậu xanh có thể trồng xen với sắn, mía, ngô, lạc, cây ăn quả Trồng
đậu xanh xen sắn cho thu nhập gấp 2,88 lần và lượng đất bị mất đi trong
quá trình canh tác giảm 26,29% so với trồng sắn thuần (Nguyễn Thanh
Phương, Nguyễn Danh, 2010) [16]. Trồng xen canh đậu xanh với mía, đậu
triều, bạc hà, cây ăn quả năng suất đậu xanh có thể đạt 0,7 - 1,0 tấn/ha mà
không làm suy giảm năng suất cây trồng chính (S. Shanmugasundaran, G.
Singh và H.S. Sekhon, 2004) [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Cây đậu xanh trong cơ cấu luân canh, xen canh vừa có tác dụng cải
tạo đất vừa có hiệu quả kinh tế cao nên đã phù hợp với xu hướng sử dụng
đất hiện nay, nhưng giống phải có cỡ hạt lớn, màu xanh bóng mới đáp ứng
được yêu cầu xuất khẩu (Lê Xuân Đính, 1991) [7]. Đối với những vùng đất
có khả năng dư thừa lao động gia đình thì việc áp dụng công thức luân canh
lúa với đậu xanh sẽ cho hiệu quả tốt, tăng thu nhập và giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động (Nguyễn Văn Dân và CTV, 2003) [5].
1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậu xanh
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu
có nhiệt độ cao để mọc mầm, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân
23-25
0
C, lượng mưa từ 1300 - 1500 mm là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng,
phát triển của cây đậu xanh. Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến
cây đậu xanh là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng.
Theo Poehlman (1973) thì nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc được là từ
30 - 40
0
C. Nếu nhiệt độ chỉ 18
0
C thì sẽ mọc chậm, yếu và sau cùng sinh
trưởng kém. Nếu nhiệt độ ở 14
0
C thì cây sẽ không mọc và mọi quá trình
trao đổi chất sẽ không xảy ra (Raison và Chapman, 1978). Nhiệt độ từ 15
0
C
trở lên thì hạt giống mới nẩy mầm được thuận lợi, do đó không nên gieo
đậu xanh khi thời tiết còn lạnh (< 15
0
C).
Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 - 30
0
C, cây đậu xanh sẽ phát triển tốt rễ,
thân, lá và hoa. Cho nên ở phía Bắc vụ đậu xanh hè nhờ có nhiệt độ cao, có
mưa, đủ ẩm, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ra nhiều cành, hoa, quả hơn
trong vụ xuân dẫn đến năng suất cũng cao hơn vụ xuân và vụ thu đông
(Phạm Văn Thiều, 1999) [21].
1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dầy, có màu
xanh đậm, hoa, quả nhiều, ước đạt năng suất cao. Cho nên khi bố trí cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
đậu xanh xen với các cây trồng khác cần bố trí thời gian làm sao cho khi
cây đậu xanh ra hoa, kết quả, thân lá phát triển mạnh thì chưa bị lá của cây
trồng chính che lấp mất ánh sáng.
Độ dài chiếu sáng cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của cây
đậu xanh. Trong một thí nghiệm chiếu sáng nhân tạo từ 12-16 giờ/ngày cho
1273 mẫu giống đậu xanh tại AVRDC đã cho thấy: chỉ có 47% giống là nở
hoa bình thường, 10% nở hoa chậm hơn 10 ngày, 32% nở hoa khi được
chiếu sáng 16 giờ, còn lại 8% không có biểu hiện rõ rệt.
Hiệu suất quang hợp của cây đậu xanh kém hơn một số cây như ngô,
mía… cho nên thiếu ánh sáng là năng suất giảm. Sản phẩm của quang hợp
là kết quả tổng hợp của diện tích lá và lượng bức xạ mặt trời. Cũng vì thế
mà năng suất của đậu xanh vụ hè thường cao hơn vụ xuân và vụ thu đông.
Năng suất cây đậu xanh của các tỉnh phía Nam cao hơn phía Bắc một phần
cũng là do nhiều ánh sáng so với các tỉnh phía Bắc. Các giống có bộ lá màu
xanh đậm, diện tích lá lớn, cuống ngắn, không che lấp nhau, cứng cây,
không bị đổ và các bệnh hại lá… sẽ cho năng suất cao. Theo S.J Sinha
(1977) thì năng suất kỷ lục của đậu xanh là 4 tấn/ha. Từ đó có thể thấy khả
năng tăng năng suất đậu xanh của ta còn lớn, đặc biệt là ở các vùng miền
Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện và
gieo trồng được nhiều vụ (Phạm Văn Thiều, 1999) [21].
1.3.3. Yêu cầu về nước
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây
đậu xanh đều kém hơn đậu tương và lạc. Theo Chuang và Hubell (1978) thì
nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 ml/ngày. Nếu bức xạ lớn thì phải cần
đến 4-5 ml/ngày. Tuy rất cần nước nhưng lại rất sợ úng, nhất là vào các
thời kỳ ra hoa và quả chín.
Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt nhất là từ 70 - 80%,
khi độ ẩm xuống dưới 50% thì năng suất sẽ giảm. Có 2 thời kỳ không thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
thiếu ẩm là khi mọc và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian này độ ẩm của đất
cần phải từ 80 - 90%.
Ở thời kỳ cây con, nếu gặp hạn, cây và cành phát triển kém, lá bé, ít
lá và sau này hoa quả ít. Ngược lại nếu gặp độ ẩm cao quá rễ rất dễ bị thối,
lá vàng và rụng, nếu ngập úng nhiều cây chết hàng loạt, cho nên đậu xanh
rất cần chú ý chống hạn và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao
(Phạm Văn Thiều, 1999) [21].
1.3.4. Yêu cầu về đất và các chất dinh dưỡng
Do đặc điểm khả năng chống hạn và úng của bộ rễ cây đậu xanh nên
khi trồng đậu xanh nên chọn loại đất có thành phần cơ giới tương đối nhẹ,
có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Ở các chân đất thường trồng ngô,
khoai lang có thể trồng được đậu xanh, như đất phù sa ven sông, đất cát
pha, đất thịt nhẹ, đất đồi vùng trung du, đất đỏ bazan, đất nâu xám ở miền
Đông Nam Bộ… Tóm lại, loại đất tương đối xốp nhẹ, giữ được ẩm, đủ dinh
dưỡng, có độ pH từ 5,5 - 7,6 là phù hợp. Tránh trồng vào các loại đất thịt
nặng, thấp, dễ bị úng và lại khó tiêu thoát nước, nhất là vụ hè, còn vụ xuân,
thu đông lưu ý tránh đất nhiều cát, dễ bị hạn.
Yêu cầu các chất dinh dưỡng của cây đậu xanh cũng gần giống như
một số cây họ đậu khác là cần đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, Bo,
Mn. Cu, Zn… Tuy là cây họ đậu nhưng vẫn cần được bón bổ sung một
lượng đạm, nhất là những nơi đất xấu, vì đạm do vi khuẩn nốt sần cung cấp
không đủ cho cây, chú ý nhiều vào giai đoạn đầu khi chưa có nốt sần.
Đạm là yếu tố chính của sự sinh trưởng và cho năng suất. Cây cần
được cung cấp đủ đạm mới sinh trưởng nhanh, ra nhiều thân lá, lá có màu
xanh đậm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, thân cành bé nhỏ, lá bé, ít lá, lá
màu vàng nhạt. Đạm còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn
Rhizobium, sớm tạo thành nốt sần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
Lân cũng cần như đạm, là yếu tố sinh trưởng, yếu tố tạo ra protein,
tổng hợp ATP, mỡ, các enzym và nhiều thành phần khác. Nó tham gia trực
tiếp vào các hoạt động sinh lý của cây. Khi thếu lân thì cây lớn chậm, bộ rễ
phát triển kém, lá có màu xanh tối, các cành lá úa vàng và khô giống như
thiếu đạm,… cây ra hoa kết quả kém và chín muộn.
Kali giúp cho quá trình quang hợp, sự hoạt động của các enzym, làm
tăng hàm lượng tinh bột trong hạt, tăng cellulose, giúp cho cây chống được
bệnh và chống đổ…
Canxi là chìa khóa trong sự tăng trưởng của cây đậu xanh, nó giữ vai
trò quan trọng trong việc tạo ra năng suất, điều chỉnh độ pH và cải tạo đất.
Magiê cũng là một nguyên tố quan trọng để cây tạo diệp lục và có
vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất đậu xanh. Thiếu Mg có thể
làm suy giảm năng suất đậu xanh đến 14% (Bộ Nông nghiệp Thái Lan,
1986).
Lưu huỳnh (S) tham gia vào việc cấu tạo lá và aminoacit chủ yếu
trong hạt, là yếu tố cấu thành quan trọng của phần lớn các protit. Cây họ
đậu có nhu cầu sinh lý đặc biệt quan trọng về lưu huỳnh.
Các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu) tham gia vào thành phần của
diệp lục, Mo giúp cho nốt sần hình thành sớm và thúc đẩy quá trình cố định
đạm. Mn và B giúp cho quá trình ra hoa, tạo quả… (Phạm Văn Thiều,
1999) [21].
1.4. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới
Cây đậu xanh có nguồn gốc phát sinh từ Châu Á và đã được nhiều
Viện, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển.
Trong đó có Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản),
Trung tâm Nghiên cứu Chinat (Thái Lan), Trung tâm Nghiên cứu Rau màu
Châu Á (AVRDC) và Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Ấn Độ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Tại Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) có tập đoàn
giống đậu xanh rất phong phú (có khoảng 5.108 mẫu). Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ đã thu thập và lưu giữ 3.494 mẫu, Trường đại học Dunjab công bố
có khoảng 3.000 mẫu. Phần lớn nguồn gen đậu xanh của AVRDC được thu
thập từ 41 nước trên thế giới và Ấn Độ là nước đóng góp chủ yếu (APO,
1982), [26].
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất
trong thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung
tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu
cây trồng Chinat (Thái Lan), Viện Tài nguyên Cây trồng quốc gia Nhật
Bản và AVRDC. Trong chương trình nghiên cứu này có 497 mẫu đã được
sử dụng cho việc đánh giá kiểu sinh trưởng, 651 mẫu cho việc đánh giá đặc
điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh giá sự đa dạng protein. Hầu hết các
mẫu giống này đều được cung cấp bởi các ngân hàng gen của AVRDC,
Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) và Viện Tài nguyên Cây trồng quốc gia
Nhật Bản.
Ở Philippines, nghiên cứu về cây đậu xanh đã được triển khai từ
những năm 1975. Trong đó, Viện nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI đã nghiên
cứu xây dựng thời vụ gieo trồng cho cây đậu đỗ (đậu xanh, đậu tương, lạc)
cho vùng chuyên canh lúa nhằm phá vỡ thế độc canh của cây này trong
vùng. Các kết quả nghiên cứu của Viện IRRI đã đưa ra một số kết luận sau:
- Cần xây dựng cơ cấu luân canh hợp lý giữa cây lúa với cây đậu đỗ.
- Các cây họ đậu (chủ yếu là cây đậu xanh và đậu tương) có thể trở
thành cây trồng trước hoặc cây trồng sau vụ lúa, do đó cần phải có các bộ
giống thích hợp đối với các mùa vụ này. Từ các định hướng ban đầu như
vậy Viện IRRI đã chọn được một giống đậu xanh năng suất cao thích hợp
với vụ Hè là giống Green Taiwan (K.L.M Kim S.C., 1984) [31].
Nghiên cứu về các đặc điểm nông sinh học của đậu xanh, Lantican
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
R.M nhận xét: “Đối với cây đậu xanh phải quan tâm đến sức sống cây con,
nó tương quan trực tiếp chặt với năng suất, ngoài ra thời kỳ cây con còn có
mối tương quan thuận và chặt với số quả/cây, số hạt/quả, số cành/cây và
trọng lượng hạt”. Tác giả còn cho rằng chỉ số diện tích lá và trọng lượng
chất khô cũng tương quan rất chặt với năng suất đậu xanh trồng vụ sau lúa
(Lantican R.M., 1982) [32].
Đậu xanh là cây đậu đỗ được trồng nhiều vào vụ Hè, vụ Đông ở Ấn
Độ. Các giống được chọn thường có loại hình sinh trưởng trung bình, cây
khoẻ, mập, phát triển nhanh, chống chịu tốt với điều kiện khó khăn và có
tiềm năng năng suất cao, ổn định.
Thái Lan là nước trồng đậu xanh lớn ở vùng Đông Nam Á và là nước
xuất khẩu đậu xanh lớn nhất thế giới. Thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Thái
Lan khác nhau tùy theo vùng sinh thái, vùng Bắc và Đông Bắc trồng 3 – 4
vụ đậu xanh trên năm, chủ yếu gieo trong mùa mưa. Vụ sớm gieo tháng 2
đến tháng 3 (đầu mùa mưa) ngoài ra còn gieo đậu xanh từ tháng 8 đến
tháng 11 (đầu đến giữa mùa khô). Mùa vụ đậu xanh gần như không có giới
hạn ở vùng chủ động tưới tiêu nước (Chiềng Mai, Đông Bắc, Thái Lan)
(Chang Soon Ahn, 1985) [28].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh là cây trồng ngắn ngày thích hợp cho việc luân canh và cải
tạo đất. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay vẫn còn thiếu bộ giống cho năng
suất cao, khả năng thích nghi tốt và ổn định qua các mùa vụ. Do đó việc
đánh giá, khảo sát các tập đoàn để chọn lọc ra các dòng giống tốt là rất cần
thiết.
Trong những năm gần đây sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam đã phát triển
với quy mô khá lớn nhưng sản lượng tăng lên chủ yếu nhờ vào tăng diện
tích gieo trồng còn năng suất hầu như không tăng. Điều đó chứng tỏ sản
xuất đậu xanh đang ở trong tình trạng quảng canh và như vậy vấn đề thâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
canh tăng năng suất mở rộng quy mô của nó cả về thời gian và không gian
đang được đặt ra. Tác giả Nguyễn Tiến Mạnh và CTV (1995) [11] đã
khẳng định: Sản xuất đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng ngày
càng có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và
đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nước ta. So với một số cây trồng khác trong
cùng điều kiện thì cây đậu đỗ đạt hiệu quả cao hơn, dễ tiêu thụ hơn.
Để phục vụ công tác chọn giống đậu xanh cho vụ Xuân ở các tỉnh
phía Bắc, Nguyễn Thị Út và CTV (1986) [23] đã tiến hành khảo sát tập
đoàn gồm 493 mẫu được thu thập trong và ngoài nước với kết quả như sau:
Trong điều kiện vụ Xuân các mẫu giống có thời gian sinh trưởng tương đối
dài với sự dao động từ 87 - 107 ngày, số quả dao động từ 12 - 39 quả/cây,
khối lượng 1000 hạt 23,4 - 50,0 gam.
Tác giả Lê Khả Tường (1990) [22] đã khảo sát và đánh giá được 108
mẫu giống đậu xanh về các đặc điểm hình thái của lá, quả, hạt, khả năng
phân cành, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thời gian sinh trưởng và tiềm
năng năng suất. Trên cơ sở đó đã xác định được những nhóm đậu xanh phù
hợp với vụ Thu Đông. Qua đó tác giả đã lựa chọn được 4 dòng lai có triển
vọng là T135, V123, T17, T18.
Kết quả nghiên cứu và phát triển đậu đỗ giai đoạn 2001 - 2005 của
tác giả Trần Đình Long và CTV (2006) [9] đã tiến hành đánh giá 2024 lượt
mẫu giống trong đó có 150 mẫu giống địa phương. Đề tài đã xác định được
9 mẫu giống đạt năng suất từ 18 - 22 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 70 - 75
ngày là đậu xanh Quảng Bạ, đậu xanh mỡ Hải Dương, VC6193B, Chainat
72, Chainat 36, SEL8, MN19, VC3890. Đặc biệt là các giống Chainat 72,
Chainat 36 có nguồn gốc từ Thái Lan có thể sử dụng trực tiếp để nghiên
cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp và mở rộng sản
xuất.
Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống đậu xanh NTB01 của tác giả Tạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
Minh Sơn và CTV (2006) [18] cho thấy giống đậu xanh NTB01 là giống
nhập nội thuộc dạng đậu mỡ thích nghi với thị hiếu người tiêu dùng trong
cả nước. Giống NTB01 có thời gian sinh trưởng 78 ngày trong vụ Đông
Xuân và 72 ngày trong vụ Hè Thu, thuộc giống ngắn ngày tương đương
thời gian sinh trưởng so với đối chứng. Năng suất cao biến động từ 17,3 -
23,6 tạ/ha tuỳ thời vụ và địa điểm sản xuất.
Nghiên cứu về đậu xanh của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam
từ những năm 1991, Viện đã tiến hành thu thập và khảo sát tập đoàn 88
mẫu giống qua các vụ: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Từ những năm
1992 - 1994 tại Trung tâm Hưng Lộc, Trung tâm Trâu sữa và Đồng cỏ
Sông Bé đã tuyển chọn và giới thiệu những giống triển vọng năng suất cao
và thích ứng với điều kiện vùng Đông Nam Bộ (Lê Xuân Đính, 1991) [7].
Với tầm quan trọng của các cây họ đậu trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta và đáp ứng nhu cầu sản xuất đậu xanh trong nước, từ nhiều năm
nay việc nghiên cứu và đánh giá các mẫu giống nhập nội và thu thập ở
trong nước đã được tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu (Viện, Trường, Trạm,
Trại, ) với số lượng 2596 lượt mẫu giống. Kết quả nghiên cứu đã tuyển
chọn được một số giống có triển vọng đã và đang được áp dụng ngoài sản
xuất và được công nhận giống Quốc gia (Nguyễn Thế Côn, Phạm Văn My,
Nguyễn Hữu Tề, 1994) [4].
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của một số giống đậu
xanh có triển vọng làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh đậu
xanh năng suất cao tại Nghệ An, tác giả Phan Thị Thanh (2004) [20] đã xác
định được: Chỉ số diện tích lá, số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 1.000
hạt là những yếu tố quan trọng quyết định năng suất đậu xanh. Đặc biệt 2
yếu tố: Số quả/cây và khối lượng 1.000 hạt tương quan thuận chặt với năng
suất đậu xanh (hệ số tương quan tương ứng là r = 0,937 và r = 0,569). Hai
giống đậu xanh KP11 và KP1 có triển vọng cho năng suất cao (28,0 - 30,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
tạ/ha) và chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh khá và phù hợp với điều
kiện sinh thái Bắc Trung bộ.
Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ đã chọn lọc từ
tập đoàn nhập nội của Thái Lan được giống đậu xanh ĐX11. Giống đậu
xanh này được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cho sản xuất
thử tháng 6 năm 2008 do Thạc sỹ Nguyễn Văn Thắng chủ nhiệm đề tài.
Cũng theo Nguyễn Ngọc Quất và Nguyễn Thị Chinh (2008) [17] thì cần
nghiên cứu bổ sung thêm về tính thích ứng của các dòng, giống đậu xanh
trên nhiều tiểu vùng sinh thái, làm cơ sở cho việc đề nghị công nhận giống
tiến bộ kỹ thuật ĐX 11 và tăng cường khuyến cáo cho người dân sản xuất
đậu xanh giống ĐX 11 ở Đồng bằng sông Hồng và ứng dụng công thức
phân bón cho 1 ha là: 8 tấn phân chuồng + 400kg vôi bột + 60 kg N + 90
kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O và trồng ở mật độ 15 cây/m
2
.
Khi nghiên cứu về thời vụ và cơ cấu luân canh của đậu xanh trong vụ
Hè, Nguyễn Thế Côn và CTV (1994) [4] đã kết luận rằng: Thời vụ gieo
trồng đậu xanh trong vụ Hè ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ thích hợp là
từ trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 6. Thời vụ tốt nhất là từ 20/5 đến
10/6 và nên áp dụng ở công thức luân canh sau:
- Luân canh 3 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh – Ngô thu đông (trên
đất vàn, đất bãi).
- Luân canh 4 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh – Lúa mùa muộn –
Khoai tây.
Kết quả nghiên cứu chọn tạo ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam của
Lê Khả Tường (2000) [22] cho thấy đậu xanh trồng được 3 vụ/năm (vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Thu đông). Giống đậu xanh KP11 là giống tính thích
ứng rộng trồng được cả 3 vụ trong năm và trồng được ở nhiều vùng sinh
thái, từ Quảng Bình đến các tỉnh phía Bắc. Trong vụ Thu Đông chiều cao
cây lúc ra hoa, số cành/cây lúc thu hoạch, tích luỹ chất khô, số quả/cây, số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
17
hạt/quả và khối lượng 1.000 hạt đều có tương quan thuận chặt với năng
suất kinh tế, vì vậy có thể sử dụng mối tương quan này để định hướng công
tác chọn tạo giống đậu xanh cho vụ Thu Đông trong tương lai.
Theo Phan Thị Thanh (2004) [20] khi nghiên cứu về thời vụ gieo
trồng và thâm canh đậu xanh cho các tỉnh Bắc Trung bộ, để thâm canh cây
đậu xanh đạt năng suất cao > 20tạ/ha cần gieo đậu xanh ở mật độ 20 - 30
cây/m
2
, thời vụ gieo trồng thích hợp trong vụ Hè từ 25/6 - 5/7 và sử dụng
phân bón tổng hợp NPK 800 kg (tỷ lệ 3:9:6) + 8 tấn phân hữu cơ + 400 kg
vôi bột cho diện tích 1ha.
Đào Quang Vinh và CTV (1990) [24] đã nghiên cứu ảnh hưởng của
các thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của 34 dòng, giống đậu
xanh có triển vọng (nhập nội từ AVRDC). Kết quả bước đầu đã cho thấy
trong điều kiện vụ Hè các dòng, giống này có thời gian sinh trưởng ngắn
(70 ngày), vụ Xuân (80 ngày). Đồng thời tác giả cũng xác định được các
dòng, giống đậu xanh này mẫn cảm với nhiệt độ hơn là độ dài ngày.
Một trong những phương pháp để tạo giống đậu xanh phù hợp với
từng thời vụ khác nhau, người ta thường dùng phương pháp gây đột biến
nhân tạo. Những giống cần chọn cho vụ Đông thường dùng tia gama với
liều lượng 30 - 60 Kr, thông thường các đột biến kiểu gen quy định thời
gian sinh trưởng dài hơn, có số quả dài hơn, số hạt lớn hơn đặc biệt chịu
được điều kiện bất thuận như hạn hán, sâu bệnh, (Shaikh, M.A.Q.S.O.
Ahmed and R.N. Oram, 1988) [37].
Nguồn dinh dưỡng N cho đậu xanh sinh trưởng và cho năng suất
gồm 3 nguồn: Lấy từ đất, N cố định bởi vi sinh vật nốt sần, lấy từ phân
bón. Các thí nghiệm về phân đạm bón cho đậu xanh ở nước ta (Trường
ĐHNN Hà Nội) cho thấy: Ở đất phù sa sông Hồng, bón N: 15 - 20 kg/ha
cho hiệu quả tăng sản tốt nhất; đối với đất bạc màu cần bón 30 - 40 kg đạm.
Khuyến cáo chung về phân bón là: N:P:K (20-30):(30-60):(30-40). Sử dụng